Giới thiệu Bibica

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Tóm tắt

Công ty Cổ Phần Bibica tiền thân là nhà máy Bánh Kẹo Đường Biên Hòa được thành lập từ năm
1990. Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành "Công Ty CP Bibica" kể từ
ngày 17/1/2007. Đến năm 2001, Công ty với mã cổ phiếu BBC được niêm yết trên sàn chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh. Công ty Cổ Phần Bibica là một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh
vực bánh kẹo. Hiện nay công ty có 3 nhà máy tại Biên Hòa, Bình Dương, Hưng Yên với công
suất thiết kế mỗi năm khoảng 19.000 tấn sản phẩm và được sản xuất theo quy trình tổ chức
Make-to-Stock (MTS). Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và sản phầm đạt tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm, quy mô và hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục được mở rộng, củng cố vị
thế trên thị trường. Ngoài ra, trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng Bibica còn áp dụng các
chiến lược cạnh tranh về giá cả, chất lượng, … và cách quản lý nguồn cung hiệu quả cũng như
hoạt động tồn kho hợp lý để tối thiểu hóa rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, Bibica cũng áp
dụng các chính sách đổi trả các sản phẩm bị lỗi hay quá hạn để đảm bảo khách hàng được hỗ trợ
tốt nhất. Hiện nay, Covid-19 đang ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động và kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp. Trong đó, Bibica cũng bị ảnh hưởng không nhỏ trong hoạt động
vận hành và chuỗi cung ứng như khó khăn trong việc tìm nguồn cung, vận hành và kênh phân
phối bị đứt gãy. Tuy nhiên, Bibica cũng đã thích nghi phần nào trong đại dịch bằng việc phát
triển hệ thống bán hàng online và…………….

Qua đó, công ty nhiều năm được người tiêu dùng tin cậy và đánh giá là một trong những công ty
bánh kẹo hàng đầu Việt Nam
1. Giới thiệu về công ty cổ phần Bibica
Công ty cổ phần Bibica là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo hàng đầu
tại Việt Nam và có thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng. Hiện nay, công ty đang có
trụ sở chính tại 443 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Với tầm nhìn và
sứ mệnh” Khách hàng là trung tâm” Bibica luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm có
giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời không ngừng cải tiến công tác
quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá thành nhằm mang lại cho khách hàng
những trải nghiệm tốt nhất. Bên cạnh đó, với tầm nhìn thương hiệu “Bibica sẽ trở thành công ty
bánh kẹo hàng đầu Việt Nam” công ty luôn tuân thủ các quy định của nhà nước, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất và có trách nhiệm đối với xã hội, đóng góp tích
cực trong công cuộc bảo vệ môi trường vì chất lượng cuộc sống của cộng đồng (Bibica, 2021)

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Cùng điểm lại quá trình hình thành và phát triển của
Công ty Cổ Phần Bibica. Vào năm 1999, Công ty Cổ
phần với thương hiệu Bibica (hình 1.1) được thành lập
tiền thân là Công ty Bánh Kẹo Biên Hòa từ việc cổ phần
hóa ba phân xưởng sau đây: Phân xưởng bánh, kẹo và
đường mạch nha với trụ sở chính đặt tại khu công nghiệp
Hình 1.1 Thương hiệu Bibica
Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai có vốn điều lệ ban đầu là 25
tỷ đồng và được mở rộng nhằm nâng cao sản xuất bánh kẹo khoảng 11 tấn/ngày.

Trong giai đoạn 2000 – 2005. Công ty tiếp tục phát triển mô hình mới trong hệ thống phân phối
khi lần lượt mở các chi nhánh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng trong nước. Bên cạnh đó, công ty cũng đầu
tư nhập khẩu trang thiết bị từ Indonesia sử dụng dây chuyền sản xuất bánh Snack với công suất 2
tấn/ngày. Vào tháng 02/2000, Công ty vinh dự là đơn vị đầu tiên được cấp giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn ISO 9001 của tổ chức BVQI Anh Quốc trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo tại Việt
Nam. Trong năm 2001, Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 25
tỷ đồng lên 35 tỷ đồng từ nguồn vốn tích lũy sau hai năm hoạt động với tư cách pháp nhân là
Công ty Cổ Phần và tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 56 tỷ đồng vào tháng 7/2001. Đồng thời, Công
ty tiếp tục đầu tư 5 tỷ đồng vào dây chuyền sản xuất bánh cookies (bánh quy) và bánh trung thu
với công suất hoạt động 2 tấn/ngày. Đến tháng 11/200, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước cấp
phép cho công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán với mã BBC và chính thức giao dịch tại
trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12/2001. Cuối năm 2001,
Công ty đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan kem Hura cao cấp mang nguồn gốc
từ Châu Âu với tổng mức đầu tư lên đến 19.7 tỷ đồng, công suất hoạt động ước tính khoảng
1,500 tấn/năm. Tháng 4/2002, nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II được thành lập tại khu công
nghiệp Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội và vào tháng 10 cùng năm công ty đã triển khai áp dụng
công nghệ hiện đại của Anh Quốc vào dây chuyền sản xuất Chocolate, sản phẩm Chocobella của
Bibica nhanh chóng được người tiêu dùng trong nước đón nhận và được xuất khẩu đến các nước
như Singapore, Nhật Bản, ... Vào đầu năm 2005, cùng với sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt
Nam, Công ty đã ra mắt các dòng sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em (bột dinh dưỡng dạng
bánh Growsure), phụ nữ có thai và cho con bú (bánh dinh dưỡng Munsure) và các dòng sản
phẩm “Light” sử dụng nguyên vật liệu cao cấp dành người ăn kiêng, người bị tiểu đường. Bên
cạnh đó, Công ty cũng đầu tư vào cổ phiếu của Công ty Gilimex, hợp tác sản xuất với công ty cổ
phần công nghiệp thực phẩm Huế với 27% vốn cổ phần và phối hợp sản xuất các dòng sản phẩm
Custard cake mang thương hiệu Paloma.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, Công ty tiếp tục mở rộng và đầu tư thành lập thêm nhà máy sản
xuất. Cụ thể, vào năm 2006 Công ty cho xây dựng nhà máy thứ ba tại khu công nghiệp Mỹ
Phước, Bình Dương nhằm mục đích sản xuất thêm các sản phẩm chủ lực để kịp đáp ứng nhu cầu
thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời hướng đến xây dựng hệ thống phân xưởng sản xuất
kẹo chất lượng đạt tiêu chuẩn HACCP. Với mong muốn trở nên thân thiện và gần gũi trong mắt
khách hàng, ngày 17/01/2007 Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa đã chính thức đổi tên thành
"Công Ty Cổ Phần Bibica". Ngày 4/10/2007, Bibica và Lotte đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến
lược, theo kế hoạch hợp tác, Bibica đã chuyển nhượng 30% cổ phần (tương đương 4,6 triệu cổ
phần) cho Lotte. Lotte là một trong những tập đoàn bánh kẹo lớn nhất Châu Á, sau khi trở thành
đối tác chiến lược, Bibica đã được Lotte hỗ trợ trong các lĩnh vực công nghệ, marketing, R&D.
Đồng thời phối hợp với Bibica thực hiện dự án Công ty Bibica miền Đông giai đoạn 2 (Bình
Dương) tạo điều kiện giúp Bibica mở rộng và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo và
trở thành một trong những công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Đầu năm
2010, Bibica chính thức đưa dây chuyền Chocopie vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn 2011 đến ngày nay, Bibica luôn hướng đến xây dựng và nâng cao hiệu quả năng
lực quản trị của công ty. Với tầm nhìn trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam,
trong năm 2011 Công ty đã hiện đại hóa
toàn diện hệ thống bán hàng, mở rộng
hệ thống phân phối, gia tăng số lượng
nhân viên bán hàng và đầu tư thêm
phần mềm quản lý hệ thống bán hàng.
Qua đó kết quả kinh doanh năm 2011
của Bibica đạt doanh thu gần 1.000 tỷ
đồng và tăng dần trong những năm tiếp Hình 1.2 Biểu đồ doanh thu các năm
theo (hình 1.2).

Công ty luôn nỗ lực trong việc xây dựng một sơ đồ tổ chức giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Trong năm 2012, Bibica tiếp tục đầu tư hệ thống quản lý bán hàng DMS (quản lý
online) và hoàn thiện hệ thống đánh giá cho khách hàng đánh giá thái độ nhân viên cũng như
chất lượng phân phối sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty chi ra gần 4 tỷ đồng nâng cấp hệ thống
quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP lên phiên bản ERP R12 và chính thức đi vào hoạt động vào
cuối năm 2012. Trong năm 2014, với mục tiêu tăng độ phủ và doanh số, công ty đầu tư công cụ
hỗ trợ bán hàng bằng thiết bị PDA để kiểm soát, thúc đẩy nhân viên tương tác trên cửa hàng trên
tuyến và nhanh chóng chuyển đơn hàng đến hệ thống phân phối. Trong năm 2014, Công ty tiếp
tục đầu tư hệ thống an toàn công nghệ thông tin và đưa vào sử dụng từ tháng 9/2014 nhằm đảm
bảo an toàn hoạt động hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin khi sự cố mất điện, cháy nổ xảy ra.

Trong năm Hình 1.3 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của Bibica giai đoạn 2015-2020
2015, Bibica áp dụng thành công phương pháp hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA)
trong sản xuất, phương pháp này giúp công ty kiểm soát tình trạng lãng phí trong sản xuất và cho
kết quả kinh doanh tốt hơn (Nguyễn Tấn Tâm, 2010) . Qua đó, Bibica trong giai đoạn 2015-2020
luôn đạt được kết quả kinh doanh tốt. Cụ thể tăng trưởng trong doanh thu và lợi nhuận đều tăng
mỗi năm, đỉnh điểm là vào năm 2019 khi doanh thu Bibica đạt được là 1.504 tỷ đồng với lợi
nhuận sau thuế là 95 tỷ đồng, ít hơn năm 2018 15 tỷ đồng (hình 1.3). Cơ cấu tài sản và nguồn
vốn của Bibica vẫn tăng trưởng tốt qua các năm. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự bùng phát dịch
Covid-19 đã làm cơ cấu tài sản và nguồn vốn này giảm đi đáng kể trong năm 2019 (hình 1.4),
các chỉ số tài chính như ROA, ROE của công ty cũng diễn biến tương tự (hình 1.5). Cho tới nay,
Công ty Cổ Phần Bibica đã được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao
trong suốt 20 năm qua (Kênh thông tin kinh tế tài chính Việt Nam, 2020)

Hình 1.4 Biểu đồ cơ cấu tài sản và nguồn vốn Hình 1.5 Biểu đồ chỉ số ROA và ROE

1.2 Mô hình quản lý và tổ chức kinh doanh


Hình 1.6 Mô hình quản lý và tổ chức kinh doanh của Bibica

1.3 Các dòng sản phẩm và hệ thống phân phối

Công ty Cổ Phần Bibica có 9 dòng sản phẩm chính (hình 1.7) và khoảng 454 sản phẩm các loại.
Các dòng sản phẩm chính bao gồm: Sản phẩm tết, Bánh bông lan kem , Bánh Biscuits &
Cookies, Kẹo các loại, Chocolate Bột ngũ cốc dinh dưỡng, Sữa bột dinh dưỡng, Sản phẩm dinh
dưỡng, Sản phẩm dành cho người ăn kiêng.

Hình 1.7 Các dòng sản phẩm chính của Bibica

Sản phẩm của Bibica được


phân phối rộng rãi trên thị
trường trong nước và quốc
tế nhờ mạng lưới phân phối

Hình 1.8 Biểu đồ mạng lưới phân phối của Bibica


rộng lớn (hình 1.8) với hơn 160 nhà phân phối tới 145,000 điểm bán lẻ trên 63 tỉnh thành trong
cả nước. Sản phẩm Bibica được xuất khẩu tới nhiều thị trường quốc tế quan trọng (hơn 15 quốc
gia) bao gồm Thái Lan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ... Ước tính
mỗi năm có hơn 20.000 tấn bánh kẹo các loại được công ty phân phối ra thị trường như bao gồm:
bánh bông lan kem, bánh quy, socola, bánh trung thu, các loại kẹo mềm, kẹo dẻo, …trong đó
Hura, Goody, Orienko, Migita, Tứ Quý, Bốn mùa, …là những nhãn hàng rất phổ biến trên thị
trường.

1.4 Bối cảnh thị trường Bánh kẹo Việt Nam


Những năm qua, ngành bánh kẹo
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao
và ổn định, với sản lượng hàng năm
trên 150.000 tấn, doanh thu năm
2014 đạt 27.000 tỷ đồng (hình 1.9).
Mức tăng trưởng bình quân trong
doanh thu hàng năm của toàn ngành
giai đoạn 2010 – 2014 đạt 10%,
trong khi con số này trong giai đoạn
2006 – 2010 là 35%, dự báo mức
tăng trưởng đạt khoảng 8- 9% giai
đoạn 2015- 2019 (Tập đoàn Trí Việt, Hình 1.9 Biểu đồ tăng trưởng ngành Bánh kẹo tại Việt Nam

2010)

Khoảng 70% sản lượng bánh kẹo trong nước được sử dụng tại thị trường nội địa. Trong những
năm qua, theo tổ chức SIDA tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực ngành bánh kẹo ước tính đạt 8.3-
8.5%/năm. Tiềm năng của thị trường kẹo Việt Nam còn rất lớn do mức tiêu thụ kẹo bình quân
đầu người hiện nay chỉ khoảng 2 kg, thấp hơn mức trung bình của thế giới (2,8 kg / người /
năm), dân số đông và tương đối trẻ. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm
từ ngũ cốc của Việt Nam đạt 453,6 triệu đô la Mỹ, do các công ty tiếp tục nâng cao chất lượng và
mở rộng thị trường nên số lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm (Trung tâm thông tin và Thống
kê KH&CN, 2016). Hiện nay, thị trường xuất khẩu chính của bánh kẹo Việt Nam là Campuchia
và Trung Quốc. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã liên tục cải tiến và
nâng cao đáng kể công nghệ, thiết bị sản xuất bánh kẹo, đầu tư vào hệ thống phân phối nhằm
giúp sản phẩm trong nước chiếm vị thế chủ đạo.

Bên cạnh đó, ngành bánh kẹo nước ngoài liên tục thâm nhập thị trường Việt Nam một cách
nhanh chóng, đặc biệt là từ các nước ASEAN. Giá trị nhập khẩu bánh kẹo năm 2014 là 228 triệu
đô la Mỹ, cao hơn năm 2013 (202 triệu đô la Mỹ), nhưng thấp hơn nhiều so với năm 2012 (hình
1.10). Tham gia vào thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay có khoảng 30 công ty sản xuất quy
mô công nghiệp, khoảng 1.000 cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và một số công ty nhập khẩu kẹo từ
nước ngoài. Thống lĩnh thị trường là Công ty Kinh Đô Group với thị phần 19%, theo sau đó là
Công ty Cổ Phần Bibica chiếm 4% thị phần (hình 1.11). Có thể nói ngành bánh kẹo trong nước
gần như không còn một tên tuổi lớn nào của người Việt. Cùng với đó, các gương mặt bánh kẹo
nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều ở các thành

Hình 1.10 Biểu đồ xuất nhập khẩu ngành Bánh kẹo Hình 1.11 Biểu đồ thị phần các doanh nghiệp khác

phố lớn như: Tous Le Jour, Orion, Paris


Bagguette (Hàn Quốc); Mondelez, Mars, Kraf Food (Mỹ); Bread Talk (Singapore), Euro Cake
(Thái Lan). Nhìn chung, thị trường bánh kẹo tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các doanh
nghiệp nước ngoài, bánh kẹo không phải là một sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, nhưng các
doanh nghiệp nội địa đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nước
ngoài. Tiềm năng phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam rất lớn bất chấp thị trường vẫn còn nhiều
biến động.

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghệ thực


phẩm Việt Nam vào năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030, tại Quyết định số 202/QĐ-BCT của
Bộ Công Thương, cơ cấu các nhóm sản phẩm kỹ nghệ thực phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các
nhóm sản phẩm bánh kẹo (hình 1.12). Cụ thể, đến năm 2020 ngành sản xuất bánh kẹo phấn đấu
đạt sản lượng khoảng 2.200 ngàn tấn và xem xét thực hiện dự án đầu tư mới vào các nhà máy sản
xuất bánh, kẹo cao cấp tại khu vực phía Bắc, Trung, Nam.

Hình 1.12 Biểu đồ cơ cấu các nhóm sản phẩm

2. Chuỗi cung ứng Công ty Cổ Phần Bibica

Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng nội địa của Bibica

Đầu tiên, nhà cung cấp nguyên vật liệu sẽ đi thu mua nguyên liệu từ các công ty cung cấp
nguyên liệu khác như đường, bột, …hay thậm chí là nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài về.
Sau đó, Công ty Bibica sẽ ký kết hợp tác với các nhà cung cấp nguyên vật liệu để cung cấp
nguyên liệu đạt chất lượng cho các nhà máy của họ. Nguyên vật liệu sau khi cung cấp sẽ được
vận chuyển đến các nhà máy tại các khu công nghiệp chế biến để tiến hành tạo ra sản phẩm. Từ
đó, những sản phẩm hoàn thiện đạt tiêu chuẩn sẽ được tiến hành phân phối đến các nhà phân
phối (khoảng 160 nhà phân phối) trên khắp 63 tỉnh thành trong nước. Các nhà phân phối này sẽ
phân phối sản phẩm đến các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi (Vinmart, Circle K, …), nhà bán lẻ
(khoảng 145.000 điểm bản lẻ) và các đại lý khác mặc dù các đại lý cũng có thể cung cấp sản
phẩm cho các nhà bán lẻ. Cuối cùng, sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh
phân phối này (hình 2.1).

Tài liệu tham khảo

Bibica (2021), Tầm nhìn sứ mệnh và Giá trị cốt lõi, http://www.bibica.com.vn/
Kênh thông tin kinh tế tài chính Việt Nam (2020), Báo cáo thường niên 2020 Công ty Cổ Phần
Bibica
Nguyễn Tấn Tâm (2010), Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bibica đến năm
2015
Tập đoàn Trí Việt (2010), Báo cáo ngành bánh kẹo
Trung tâm thông tin và Thống kê KH&CN (2016), Hấp dẫn thị trường bánh kẹo Việt Nam

You might also like