Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Chương 11.

Hiện tượng cảm ứng điện từ

CHƢƠNG 11
HIỆN TƢỢNG CẢM Ƣ́NG ĐIỆN TƢ̀

Trong chương trước ta đã biế t rằ ng dòng điê ̣n ta ̣o ra xung quanh nó mô ̣t
từ trường. Vâ ̣y ngươ ̣c la ̣i, từ trường có ta ̣o ra dòng điê ̣n không?
Năm 1831, nhà vật lý học Faraday đã chứng tỏ , bản thân từ trường không ta ̣o ra dòng
điê ̣n nhưng sự biế n đổ i của từ trường (tổ ng quát hơn là biế n đổ i của từ thông ) thì có thể tạo ra
mô ̣t dòng điê ̣n . Dòng điện đó được gọi là dòng điện cảm ứng và hiện tượng đó được gọi là
hiê ̣n tượng cảm ứng điê ̣n từ.
Chương này sẽ xét chi tiế t hiê ̣n tươ ̣ng cảm ứng điê ̣n từ và các trường hơ ̣p riêng của
hiê ̣n tươ ̣ng này.

11.1. CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ HIỆN TƢỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
11.1.1. Hiêṇ tƣơ ̣ng cảm ƣ́ng điêṇ tƣ̀
a. Các thí nghiệm
Thí nghiệm gồm một ống dây nối tiếp với một điện kế thành một mạch kín (Hình 11-
1). Phía trên ống dây ta đặt một thanh nam châm NS. Thí nghiệm chứng tỏ:
 Khi đưa cực N (cực bắ c ) của thanh nam châm lại g ần ống dây thì
kim điê ̣n kế bi ̣lê ̣ch , chứng tỏ trong ma ̣ch dã xuấ t hiê ̣n mô ̣t dòng điê ̣n (hình
11-1a). Dòng điện này được gọi là dòng điện cảm ứng Ic.
S S

 Sau đó ta đưa thanh nam châm ra xa


  ống dây , dòng điện cảm ứng có chiều
N v N v ngươ ̣c la ̣i (hình 11-1b).
 Di chuyể n thanh nam châm càng
nhanh, cường đô ̣ I c của dòng điện cảm
ứng càng lớn.
 Cho thanh nam châm dừng la ̣i : Dòng
điê ̣n cảm ứng biế n mấ t.
 Nế u thay nam châm bằ ng mô ̣t ố ng dây
điê ̣n, hoă ̣c giữ thanh nam châm đứng

B' yên, cho ố ng dây dich ̣ chuyể n so với
 thanh nam châm , ta cũng thu đươ ̣c
B'
Ic Ic những kế t quả tương tự
   như trên.
B B' B
a) b)
Hình 11-1
Thí nghiệm Faraday về cảm ứng điện từ
b. Kế t luận
Qua những thí nghiê ̣m đó, Faraday rút ra kế t luâ ̣n tổ ng quát sau đây:

237
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

a. Sự biế n đổ i của từ thông qua mạch kín là nguyên nhân sinh ra dòng điê ̣n
cảm ứng trong mạch đó.
b. Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong thời gian từ thông gửi qua mạch
thay đổ i.
c. Cường độ dòng điê ̣n cảm ứng tỉ lê ̣ thuận với tố c độ biế n đổ i của từ thông.
d. Chiề u của dòng điê ̣n cảm ứng phụ thuộc vào từ thông gửi qua mạch tăng
hay giảm.
11.1.2. Đinh
̣ luâ ̣t Lentz
Lenx (Lentz) đã tim ̀ ra đinh ̣ luâ ̣t tổ ng quát về chiề u của dòng điê ̣n cảm ứng ,
gọi là định luật Lenx, phát biểu như sau:
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trườ ng do nó gây ra có tác dụng chố ng lại
nguyên nhân đã gây ra nó.
Vâ ̣n du ̣ng đinh
̣ luâ ̣t này , và qui tắc vặn nút chai, ta có thể tim̀ chiề u của dòng điê ̣n cảm
ứng trong các trường hợp hình 11-1a, và 11-1b.
Trong hiǹ h (11-1a), do từ thông qua vòng dây tăng , dòng cảm ứng I c gây ra từ
 
trường B ' ngươ ̣c chiề u với B để chống lại sự tăng từ thông qua vòng dây.
 
Trong hiǹ h (11-1b), dòng cảm ứng I c gây ra B ' cùng chiều với B để chống lại sự
giảm của từ thông qua vòng dây.
11.1.3. Đinh
̣ luâ ̣t cơ bản của hiện tƣợng cảm ứng điện từ
a. Suấ t điê ̣n động cảm ứng
Sự xuấ t hiê ̣n của dòng điê ̣n cảm ứng chứng tỏ trong ma ̣ch tồ n ta ̣i mô ̣t suất điê ̣n đô ̣ng.
Suấ t điê ̣n động gây ra dòng điê ̣n cảm ứng được gọi là suất điện động cảm ứng.
b. Đinh
̣ luật cơ bản của hiê ̣n tượng cảm ứng điê ̣n từ
Ta giả sử dich
̣ chuyể n mô ̣t vòng dây dẫn kiń (C)
trong từ trường . Khi đó từ thông qua vòng dây thay đổ i .
Giả sử trong thời gian dt từ thông qua vòng dây thay đổ i
mô ̣t lươ ̣ng d m và trong vòng dây xuất hiện dò ng điê ̣n
cảm ứng cường độ Ic. Công của từ lực tác du ̣ng lên dòng
điê ̣n cảm ứng trong quá trình đó là:
dA = Ic. d m
Ở đây sự dịch chuyển của vòng dây là nguyên
nhân gây ra dòng cảm ứng , do đó công của từ lực tác
dụng lên dòng cảm ứng là công cản . Vì vậy , để dịch Hình 11-2
12-2
chuyể n vòng dây , cầ n phải có ngoa ̣i lực thực hiê ̣n mô ̣t Vòng dây dẫn
công dA’ có trị số bằ ng nhưng ngươ ̣c dấ u với công cản dịch chuyển trong từ trường
đó:
dA’ = - dA = - Ic. d m

Theo đinh ̣ luâ ̣t bảo toàn năng lươ ̣ng , công dA’ đươ ̣c chuyể n thành năng lươ ̣ng của
dòng điện cảm ứng  c .Ic.dt, trong đó  c là suất điện động cảm ứng, nên ta có:
 c .Ic.dt = - Ic. d m

238
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Từ đó ta suy ra biể u thức của suấ t điê ̣n đô ̣ng cảm ứng:
d
c = - m (11-1)
dt
Đó là đinḥ luâ ̣t cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ, phát biểu như sau:
Suấ t điê ̣n động cảm ứng luôn luôn bằ ng về tri ̣ số nhưng ngược dấ u với tố c độ biế n
thiên của từ thông gửi qua diê ̣n tích của mạch điê ̣n.
Dấ u trừ trong công thức (11-1) thể hiê ̣n đinh ̣ luâ ̣t Lentz.
c. Đinh
̣ nghiã đơn vi ̣ từ thông Vê-be (Weber)
Trong hê ̣ đơn vi ̣SI đơn vi ̣của  c cũng là vôn (V). Còn đơn vị củ a từ thông là vêbe
(Wb). Giả sử trong thời gian t, từ thông gửi qua diê ̣n tić h của ma ̣ch đ iê ̣n giảm đề u từ tri ̣số
 m về 0, theo (11-1) ta có
d m 0 
c = - =- = m
dt t t
Khi đó, ta suy ra:
 m =  c .t
Nế u t = 1giây,  c = 1vôn, thì  m = 1vôn. 1giây =1vêbe (Wb).
Từ đó ta có đinh
̣ nghiã vêbe như sau:
Vêbe là từ thông gây ra trên 1 vòng dây dẫn ba o quanh nó một suất điê ̣n động cảm
ứng 1 vôn khi từ thông đó giảm đề u xuố ng không trong thời gian 1 giây.
Trong thực tế , hiê ̣n tươ ̣ng cảm ứng điê ̣n từ đươ ̣c ứng du ̣ng để ta ̣o ra dòng điê ̣n xoay
chiều, có ảnh hưởng rất quan trọng trong đời sống và khoa học kỹ thuật.
d. Dòng điện Fu-cô (Foucault)
Khi ta đă ̣t mô ̣t vâ ̣t dẫn có kích thước lớn vào trong mô ̣t từ trường biế n đổ i theo thời
gian, trong thể tích của vâ ̣t dẫn đó cũng xuấ t hiê ̣n dòng điện cảm ứng khép kín , gọi là dòng
điê ̣n xoáy hay dòng điê ̣n Foucault . Vì vật dẫn có kích thước lớn nên điện trở của nó nhỏ , do
đó cường đô ̣ của các dòng điê ̣n Foucault thường khá lớn . Từ trường biế n đổ i càng nhanh ,
dòng điện này càng lớn. Vì vậy, dòng điện Foucault có vai trò quan trọng trong kỹ thuật .
Trong các máy biế n thế và đô ̣ng cơ điê ̣n ..., lõi sắt của chúng thường chịu tác dụng của
từ trường biế n đổ i , làm xuất hiện trong ch úng các dòng điện Foucault .
Các dòng điện này làm cho máy mau bị nóng lên , mô ̣t phầ n năng lươ ̣ng bi ̣hao phí vô ích ,
hiê ̣u suấ t của máy bi ̣giảm , tuổi thọ của máy giảm nhanh.
Để giảm tác ha ̣i này , người ta không dùng cả khố i sắ t lớn mà dùng nhiề u lá sắ t mỏng
sơn cách điê ̣n ghép la ̣i với nhau sao cho các lá sắt cắ t song song với các đường sức từ , tức là
vuông góc với các dòng điê ̣n xoáy . Nhờ vâ ̣y, dòng điện xoáy chỉ chạy được trong từng lá sắt
mỏng, cường đô ̣ dòng điê ̣n xoáy giảm nhiề u so với dòng điê ̣n xoáy trong khố i sắ t lớn . Nhờ đó
giảm đáng kể năng lượng hao phí vô ích, tăng hiê ̣u suấ t và tuổ i tho ̣ của máy .
Dòng điện xoáy cũng có những ứng dụng có ích như d ùng trong lò điện cảm ứng để
nấ u chảy kim loa ̣i , dùng để rút ngắn thời gian dao động của kim trong các
máy đo v.v...

239
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

11.2. HIỆN TƢỢNG TƢ̣ CẢM


11.2.1. Hiêṇ tƣơ ̣ng tƣ ̣ cảm

Xét một mạch điện như hình vẽ (H.11-3), gồ m mô ̣t


ống dây có lõi sắt và một điện kế mắc song song với nó ,
cả hai lại mắc nối tiếp với một nguồn điện mô ̣t chiề u và
mô ̣t ngắ t điê ̣n K .
Giả sử ban đầu mạch điện đã đóng kín , kim của
điê ̣n kế nằ m ở mô ̣t vi ̣trí "a" nào đó. Nế u ngắ t ma ̣ch điê ̣n ,
ta thấ y kim điê ̣n kế lê ̣ch về quá số không rồ i mới quay trở
lại số không đó (h.11-3b). Nế u đóng ma ̣ch điê ̣n , ta thấ y
kim điê ̣n kế vươ ̣t lên quá vi ̣trí a lúc nãy, rồ i mới quay trở Hình 11-3
lại vị trí a đó (Hình 11-3c). Thí nghiệm về
hiê ̣n tươ ̣ng tự cảm
Hiê ̣n tượng đó được giải thích như sau:
Khi ngắ t ma ̣ch , nguồ n điê ̣n ngừng cung cấ p năng lươ ̣ng cho ma ̣ch . Vì vậy ,
dòng điện do nguồn cung cấp giảm ngay về không . Nhưng sự giảm này la ̣i gây ra sự giảm từ
thông qua cuô ̣n dây . Kế t quả là trong cuô ̣n dây xuấ t hiê ̣n mô ̣t dòng điê ̣n cảm ứng cùng chiề u
với dòng điê ̣n ban đầ u để chố ng la ̣i sự giảm của dòng điê ̣n này . Vì khoá K ngắ t, dòng điện
cảm ứng không thể đi qua K, nó chạy qua điện kế theo chiều từ B sang A (ngươ ̣c chiề u với
dòng điê ̣n lúc đầ u ). Do đó kim điê ̣n kế quay ngươ ̣c phía lúc đầ u , sau đó khi dòng cảm ứng tắ t ,
kim điê ̣n kế mới về số không.
Còn khi K đóng ma ̣ch , dòng điện qua điện kế và cuộn dây đều tăng lên từ giá trị
không, làm cho từ thông qua ống dây tăng và do đó làm gây ra trong ống dây một dòng điện
cảm ứng ngược chiều với nó. Mô ̣t phầ n của dòng điê ̣n cảm ứng này rẽ qua điê ̣n kế theo chiề u
từ A sang B , để cộng thêm với dòng điện do nguồn gây ra , do đó làm ch o kim điê ̣n kế vươ ̣t
quá vị trí a. Sau đó, khi dòng cảm ứng tắ t , dòng qua điện kế bằng dòng do nguồn cấp, nên kim
điê ̣n kế trở về vi ̣trí a.
Thí nghiệm này chứng tỏ : Nế u cường đô ̣ dòng điê ̣n trong ma ̣ch thay đổ i , thì trong
mạch cũng xuấ t hiê ̣n mô ̣t dòng điê ̣n cảm ứng . Vì dòng điện này do sự cảm ứng của chính
dòng điện trong mạch gây ra nên nó được gọi là dòng điện tự cảm , còn
hiê ̣n tươ ̣ng đó đươ ̣c go ̣i là hiê ̣n tượng tự cảm.
Nói chung, khi dòng điê ̣n trong ma ̣ch thay đổ i thì trong ma ̣ch xuấ t hiê ̣n dòng điện tự
cảm (tức là hiện tượng tự cảm).
Hiê ̣n tượng tự cảm là một trường hợp riêng của hiê ̣n tượng cảm ứng điê ̣n từ.
11.2.2. Suất điện động tự cảm. Hê ̣ số tƣ̣ cảm
a. Đinḥ nghiã
Suấ t điê ̣n động gây ra dòng điê ̣n tự cảm được gọi là suấ t điê ̣n độngtự cảm.
Vì hiện tượng tự cảm là trường hơ ̣p riêng của hiê ̣n tươ ̣ng cảm ứng điê ̣n từ , nên nó
d
cũng có biểu thức dạng (11-1):  c = - m
dt
b. Biểu thức suấ t điê ̣n động tự cảm

240
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Vì cảm ứng từ B gây ra bởi dòng điện chạy trong mạch điện tỉ lệ với cường độ của
dòng điện, còn từ thông gửi qua mạch điện kín thì tỉ lệ với cảm ứng từ, do đó từ thông  m qua
mạch kín tỉ lệ thuâ ̣n với cường đô ̣ dòng điê ̣n I đó và có thể viế t:
 m = L.I (11-2)
trong đó L là một hệ số tỉ lệ phụ thuộc hìn h da ̣ng, kích thước của mạch điện và vào
tính chấ t của môi trường bao quanh ma ̣ch điê ̣n. L đươ ̣c go ̣i là hê ̣ số tự cảm của mạch điện.
Thay  m ở (11-2) vào biểu thức của suất điện động cảm ứng nói chung ta đượ c biể u
thức của suấ t điê ̣n đô ̣ng tự cảm :
d ( L. I )
 tc = - (11-3)
dt
Bình thường, mạch điên đứng yên , không thay đổ i da ̣ng và đô ̣ từ thẩ m của môi trường
không phu ̣ thuô ̣c vào dòng điện, nên L= const, và do đó:
dI
 tc = - L (11-4)
dt
Cũng như suất điện động cảm ứng nói chung, dấ u trừ ở suấ t điê ̣n đô ̣ng tự cả m thể hiê ̣n
đinh
̣ luâ ̣t Lentz.
c. Hê ̣ số tự cảm
Từ công thức (11-2) ta suy công thức đinh
̣ nghiã của hê ̣ số tự cảm :
m
L = (11-5)
I
Nế u cho I = 1A, thì L =  m . Từ đó ta có đinh ̣ nghiã :
Hê ̣ số tự của một mạch điê ̣n là đại lượng vật lý về tri ̣ số bằ ng từ thông do chính dòng
điê ̣n ở trong mạch gửi qua diê ̣n tích của mạch khi dòng điê ̣n trong mạch có cường đ ộ bằng
một đơn vi ̣.
Từ (11-4), nế u L càng lớn,  tc sẽ càng mạnh, mạch điện có tác dụng chống lại sự biến
đổ i của dòng điê ̣n trong ma ̣ch càng nhiề u , nói cách khác , "quán tính" của mạch điện càng
lớn. Vâ ̣y, hê ̣ số tự cả m của một mạch điê ̣n là số đo mức quán tính của mạch đố i với sự biế n
đổ i của dòng điê ̣n chạy trong mạch đó.
Trong hê ̣ đơn vi ̣ SI, đơn vi ̣của hê ̣ số tự cảm là Henry, ký hiệu là H. Theo
m
(11-2), ta có: L = ,
I
1.Wb Wb
do đó ta có 1 H = =1 .
1A A
Từ đó ta có đinḥ nghiã : Henry là hê ̣ số tự cảm của một mạch kín khi dòng điê ̣n 1 ampe
chạy qua thì sinh ra trong chân không từ thông 1Wb qua mạch đó .
Trong kỹ thuâ ̣t , người ta còn dùng các đơn vi ̣nhỏ hơn Henry là mili Henry (mH) và
micrô Henry (  H):
1mH = 10-3 H, và 1H = 10-6H
d. Hê ̣ số tự cảm của ố ng dây điê ̣n thẳ ng dài vô ha ̣n
Khi có dòng điê ̣n cường đô ̣ I chạy trong các vòng dây dẫn , mọi điểm bên trong ống
dây có véc tơ cả m ứng từ bằ ng nhau và bằ ng:

241
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

n
B =  0  n0 I =  0  I,
l
trong đó no = n/l là số vòng dây chứa trên một đơn vị dài của ống dây . Gọi S là diện
tích của một vòng dây. Từ thông gửi qua ố ng dây là :
n2S
 m = nBS =  0  I
l
Vâ ̣y hê ̣ số tự cảm của ố ng dây là :
m n2S
L= = 0  (11-6)
I l
Hiê ̣n tươ ̣ng tự cảm thường xuấ t hiê ̣n khi ngắ t các công tắ c điê ̣n , đă ̣c biê ̣t là khi ngắ t
các cầu dao điện . Khi đó ta thấ y có tia lửa điê ̣n xuấ t hiê ̣n ở các cầ u dao điê ̣n . Đó là do khi
ngắ t ma ̣ch điê ̣n, dòng điện giảm đột ngột về giá trị không , do đó trong các cuô ̣n dây của máy
điê ̣n xuấ t hiê ̣n dòng điê ̣n tự cảm khá lớn. Dòng điện này phóng qua lớp không khí giữa hai
cực của cầ u dao điê ̣n gây nên tia lửa điê ̣n . Hiê ̣n tươ ̣ng này làm hỏng cầ u dao và có thể gây
nguy hiể m cho hê ̣ thố ng điê ̣n , do đó người ta đă ̣t cầ u dao trong dầ u hoă ̣c dùng khí phụt
mạnh... để dâ ̣p tắt các tia này.
11.2.3. Hiêụ ƣ́ng bề mặt (skin-effect)
Hiê ̣n tươ ̣ng tự cảm cũng xảy ra ngay trong lòng mô ̣t dây dẫn có dòng điê ̣n biế n đổ i
theo thời gian. Sau đây ta xét hiê ̣n tươ ̣ng này .
Giả sử dòng điện đi từ dưới lên và đang tăng (hình 11-4), nó gây ra trong lòng dây dẫn
mô ̣t từ trường có đường cảm ứng từ như hiǹ h vẽ 11-4a (đường có phần
đứt nét).
Từ trường này gửi qua các tiế t diê ̣n chứa tru ̣c đố i xứng của dây (hình chữ nhâ ̣t gạch
chéo) mô ̣t từ thông đang tăng . Vì vậy trong các tiết diện đó xuất hiện dòng điện tự cảm khép
kín có chiều tuân theo định luật Lentz (đường liền nét có mũi tên ). Ta nhâ ̣n thấ y , ở gần trục
dây dẫn , dòng điện tự cảm ngươ ̣c chiề u với dòng điê ̣n biế n thiên ; còn ở gần bề mặt dây dẫn ,
dòng tự cảm cùng chiều với dòng điện biến thiên trong dây dẫn .
Như vâ ̣y, khi dòng điê ̣n trong dây dẫn tăng, dòng tự cảm góp phần làm cho dòng điện
ở gần trục dây dẫn tăng châ ̣m la ̣i nhưng làm cho dòng điê ̣n ở gầ n bề mă ̣t dây dẫn tăng nhanh
hơn.
Nói cách khác , khi đó dòng tự cảm chố ng la ̣i
sự tăng của dòng điê ̣n ở gầ n tru ̣c dây dẫn và tăng
cường sự tăng của dòng điê ̣n ở bề mă ̣t dây dẫn.
Khi dòng điê ̣n trong dây dẫn giảm , dòng tự
cảm có chiều ngược lại (hình 11-4b). Nó ngược với
chiề u dòng điê ̣n biế n thiên ở gầ n bề mă ̣t dây dẫn , do
đó làm cho phầ n dòng điê ̣n này giảm nhanh hơn ; trái
lại, nó cùng chiề u với phầ n dòng điê ̣n biế n thiên ở
Hình 11-4: Hiệu ứng bề mặt
gầ n tru ̣c của dây dẫn , do đó làm cho phầ n dòng điê ̣n
a) Khi dòng điện I tăng
này giảm ít hơn.
b) Khi dòng điện I giảm
Tóm lại, khi tăng cũng n hư khi giảm , dòng điê ̣n
biế n thiên trong dây dẫn gây ra dòng tự cảm có tác

242
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

dụng chống lại sự biến thiên của phần dòng điện ở gần trục của dây dẫn , nhưng tăng cường
phầ n dòng điê ̣n ở gầ n bề mă ̣t của dây dẫn . Tầ n số dòng điê ̣ n càng cao (dòng điện biến đổi
càng nhanh), tác dụng của dòng tự cảm trong dây càng mạnh , phầ n dòng điê ̣n cha ̣y trong ruô ̣t
của dây dẫn càng giảm.
Khi tầ n số của dòng điê ̣n khá cao , phầ n dòng điê ̣n cha ̣y trong ruô ̣t của dây dẫ n hầ u
như bi ̣triê ̣t tiêu , dòng điện cao tần chỉ chạy ở bề mặt rất mỏng của dây dẫn . Hiê ̣n tươ ̣ng này
đươ ̣c go ̣i là hiê ̣u ứng bề mặt (skin-effect).
Lý thuyết và thực nghiệm chứng tỏ: với dòng điê ̣n có tầ n số f = 1000Hz, dòng điện chỉ
chạy ở lớp bề mặt dày 2mm, còn khi f = 100.000Hz, dòng điện chỉ chạy ở lớp bề mặt 0,2mm.
Vì lý do đó, khi dùng dòng điê ̣n cao tầ n , người ta làm các dây dẫn rỗn g để tiế t kiê ̣m kim loa ̣i .
Để tăng đô ̣ dẫn điê ̣n của bề mă ̣t , người ta ma ̣ mô ̣t lớp kim loa ̣i dẫn điê ̣n tố t như ba ̣c , vàng tuỳ
theo mu ̣c đích sử du ̣ng . Trong cơ khí , người ta ứng du ̣ng hiê ̣u ứng bề mă ̣t để tôi cứng bề mă ̣t
kim loại các chi tiết máy (như tru ̣c bánh xe , bánh răng khía v.v..) nhưng vẫn giữ đô ̣ dẻo cầ n
thiế t ở bên trong.

11.3. HIỆN TƢỢNG HỖ CẢM


11.3.1. Hiêṇ tƣợng
Giả sử có hai mạch điện kín (C1 ) và (C2 ) đă ̣t ca ̣nh nhau, trong đó có các dòng điê ̣n I1,
I2 hình ( 11-5).
Nế u dòng điê ̣n I1 chạy trong mạch C 1 thay đổ i thì từ thông do dòng điê ̣n này gửi qua
mạch C 2 sẽ biến đổi, gây ra trong C2 đó mô ̣t suất điện động cảm ứng. Dòng cảm ứng này làm
cho dòng điê ̣n trong C 2 biến đổi, và từ thông do nó gửi qua C 1 sẽ biến đổi, làm xuất hiện suất
điện động cảm ứng trong C 1.

Kế t quả là , trong cả hai ma ̣ch sẽ xuấ t hiê ̣n
dòng điện cảm ứng . Người ta go ̣i hiê ̣n tươ ̣ng này là
hiê ̣n tượng hỗ cảm , và các dòng điện cảm ứng đ ó
được gọi là dòng điện hỗ cảm.
11.3.2. Suấ t điêṇ đô ̣ng hỗ cảm, hê ̣ số hỗ cảm
a. Đinḥ nghiã
Suấ t điê ̣n động gây ra dòng điê ̣n hỗ cảm
được gọi là suấ t điê ̣n động hỗ cảm.
Gọi  m12 là từ thông do dòng điện I 1 gây ra
Hình 11-5
và gửi qua diện tích của mạch (C2),  m21 là từ thông
Hiê ̣n tươ ̣ng hỗ cảm giữa hai ma ̣ch điê ̣n
do dòng điê ̣n I 2 sinh ra và gửi qua diê ̣n tích của
mạch (C1).

Dễ dàng nhâ ̣n thấ y rằ ng từ thông qua ma ̣ch (C1) tỉ lệ với I 2 và từ thông qua mạch (C2)
tỉ lệ với mạch dòng I1:
 m12 = M12.I1 (11-7)
 m21 = M21.I2 (11-8)
với M 12 và M21 là các hệ số tỉ lệ . M12 gọi là hệ số hỗ cảm của hai mạch (C1) và
(C2), còn M21 là hệ số hỗ cảm của (C2) và (C1 ).

243
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Hai hê ̣ số hỗ cảm M 12 và M21 đều phụ thuộc hình dạng , kích thước, vị trí tương đối
của hai mạch, và phụ thuộc vào tính chất của môi trường chứa hai mạch.
Người ta đã chứng minh đươ ̣c rằ ng:
M12 = M21 = M (11-9)
Do đó, suấ t điê ̣n đô ̣ng xuấ t hiê ̣n trong ma ̣ch (C2) là:
d m12 dI
 hc2 = - =-M 1 (11-10)
dt dt
và trong (C1 ) là:
d m21 dI
 hc1 = - =-M 2 (11-11)
dt dt
So sánh (11-10) và (11-11) với (1-4) ta thấ y hê ̣ số hỗ cảm cũng có cùng đơn vi ̣với hê ̣
số tự cảm L và do đó cũng được tính bằng đơn vị Henry (H).
Hiê ̣n tươ ̣ng hỗ cảm là trường hơ ̣p riêng của hiê ̣n tươ ̣ng cảm ứng điê ̣n từ , nó được ứng
dụng để chế tạo máy biến thế , mô ̣t du ̣ng cu ̣ rấ t quan tro ̣ng kỹ thuâ ̣t và
đời số ng.

11.4. NĂNG LƢỢNG TƢ̀ TRƢỜNG


11.4.1. Năng lƣơ ̣ng tƣ̀ trƣờng của ố ng dây điêṇ
Cho mô ̣t ma ̣ch điê ̣n như ở hình 11-6, gồ m đèn Đ , ống dây có hệ số tự cảm L và biến
trở R mắ c vào nguồ n điê ̣n E . Giả sử lúc đầ u ma ̣ch đươ ̣c đóng kín , điề u chỉnh R để đè n sáng
bình thường. Cuô ̣n dây có điê ̣n trở nhỏ nên IL>Iđ. Thí nghiệm cho thấy nếu ta ngắt k , đèn Đ
không tắ t ngay mà bừng sáng lên rồ i từ từ tắ t .
Hiê ̣n tươ ̣ng này được giải thích như sau : Khi còn đóng k , đèn Đ sáng nhờ năng lươ ̣ng
của nguồn cung cung cấp . Khi ngắ t khoá k, đèn Đ còn sáng thêm mô ̣t lúc nhờ dòng tự cảm từ
cuô ̣n dây phóng xuố ng . Lúc này suất điện động tự cảm cung cấp năng lượng cho đèn . Đồng
thời lúc đó từ trường trong cuô ̣n dây L giảm. Vâ ̣y có thể nói năng lươ ̣ng lưu giữ trong từ
trường của cuô ̣n dây trước khi ngắ t k đã biế n thành điê ̣n năng qua đèn sau khi ngắ t k . Nói
cách khác, từ trường trong cuô ̣n dây có mô ̣t năng lươ ̣ng. Ta go ̣i là năng lượng của từ trường.
L Sau đây ta tính năng lượng đó:
Giả sử trước khi đóng khoá k , dòng qua cuộn
R Đ Iđ dây L là I, khi ngắ t k, dòng qua L giảm. Tại thời
dI
điể m t suất điện động tự cảm là Etc=-L .
k dt
+ - Năng lươ ̣ng do suất điện động tự cảm cung cấ p
E cho đèn trong thời gian dt là:
dW= EtcI.dt=-L.I.dI
Hình 11-6
Năng lươ ̣ng do suất điện động tự cảm cung cấ p
Sự xuấ t hiê ̣n năng lươ ̣ng từ trường
cho đèn từ lúc ngắ t k (có trị số là I) đến lúc I=0
trong cuô ̣n dây
là:
0
1
Wm = -  LIdI  LI 2 (11-12)
I
2

244
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Như vâ ̣y khi đóng ma ̣ch , dòng điện trong cuộn dây tăng , đồ ng thời từ trường trong nó
cũng tăng , cho đế n khi cường đô ̣ d òng điện bằng I thì từ trường trong cuộn dây có năng
1
lươ ̣ng bằ ng Wm= LI2. Khi ngắ t k, năng lươ ̣ng này biế n thành điê ̣n năng của dòng tự cảm đi
2
qua đèn. Người ta chứng minh rằ ng, biể u thức (11-12) đúng cho cuô ̣n dây bấ t kỳ .
11.4.2. Mâ ̣t đô ̣ năng lƣơ ̣ng tƣ̀ trƣờng
Lý thuyết và thực nghiệm chứng tỏ rằng : năng lượng từ trường được phân bố trong
khoảng không gian của từ trường .
Như ta đã nói ở trên , từ trường trong ố ng dây thẳ ng và dài là từ trường đều và có thể
coi là chỉ tồ n ta ̣i bên trong thể tích của ố ng dây . Như vâ ̣y, nế u ố ng dây dài l, tiế t diê ̣n S , có
thể tích V = l.S, thì năng lượng từ trường trong một đơn vi ̣ thể tích , tức là mật độ năn g lượng
từ trường bên trong ố ng dây là :
1 2 1 n2 S 2
LI (  0 . )I
Wm 2 2 l 1 n2 2
m = = = = . 0 . 2 I
V V lS 2 l
n
Ta đã biế t cảm ứng từ B trong ố ng dây là : B =  0 . I . Như vâ ̣y, mâ ̣t đô ̣ năng lươ ̣ng
l
từ trường bằ ng:
1 B2
m = . (11-13)
2  0
Người ta chứng minh đươ ̣c rằ ng công thức (11-13) đúng đố i với từ trường bấ t kỳ . Vì
vâ ̣y, để tính năng lượng của một từ trường bất kỳ , ta chia không gian của từ trườ ng đó thành

những phầ n thể tić h vô cùng nhỏ dV, sao cho trong thể tić h ấ y ta có thể coi cảm ứng từ B
không đổ i. Như vâ ̣y, năng lươ ̣ng từ trường trong thể tić h dV là:
1 B2
dWm =  m dV = . dV.
2  0
Do đó nănglươ ̣ng của mô ̣t từ trường bấ t kỳ chiế m thể tić h V, bằ ng:

1 B2 1  1 
Wm =  dWm =  dV =  BHdV =  o H 2 dV (11-14)
V
2 V o 2 V 2 V
trong đó tić h phân đươ ̣c thực hi ̣ ên cho toàn bô ̣ không gian trong thể tić h V của từ

 B    
trường, H = , BB = B 2 = B2, HH = H 2 =H2.
μ0 μ

245
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

HƢỚNG DẪN HỌC CHƢƠNG 11

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


Nghiên cứu xong chương này, yêu cầu sinh viên:
1. Hiể u và giải thích đươ ̣c các thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Thiế t lâ ̣p đươ ̣c biể u thức đinh
̣ luâ ̣t cơ bản về hiện tượng cảm ứng điện từ. Nắ m và vâ ̣n
dụng được định luật Lentz để xác định chiều của dòng điện cảm ứng.
3. Vâ ̣n du ̣ng đươ ̣c các đinh ̣ luâ ̣t trên để giải thić h các hiê ̣n tươ ̣ng cảm ứng điê ̣n từ , hiê ̣n
tươ ̣ng tự cảm, hỗ cảm trong thực tế và giải các bài tâ ̣p.
4. Nắ m đươ ̣c khái niê ̣m và thiế t lâ ̣p công thức tiń h năng lươ ̣ng của từ trường.
II. TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Khi từ thông gửi qua mô ̣t ma ̣ch điê ̣n kín biế n đổ i thì trong ma ̣ch sẽ xuấ t hiê ̣n mô ̣t
dòng điện cảm ứng. Chiề u của dòng điê ̣n này đươ ̣c xác đinh ̣ theo đinh ̣ luâ ̣t Lentz : “Dòng cảm
ứng luôn có chiều sao cho từ trường của nó lu ôn chố ng la ̣i những nguyên nhân đã sinh ra nó” .
Suấ t điê ̣n động cảm ứng xuấ t hiê ̣n trong ma ̣ch đươ ̣c xác đinh ̣ bởi biể u thức (11-1):
d
 c = - m . Dấ u trừ “-“ thể hiê ̣n đinh ̣ luâ ̣t Lentz.
dt
Mô ̣t khố i vâ ̣t dẫn đă ̣t trong từ trường biế n thiên, trong vâ ̣t dẫn đó sẽ xuấ t hiê ̣n dòng điê ̣n
cảm ứng. Dòng điện này được gọi là dòng Foucault , hay dòng điê ̣n xoáy . Dòng điện xoáy có
vai trò quan trọng trong kỹ thuâ ̣t.
2. Nế u nguyên nhân của sự biế n thiên từ thông trong ma ̣ ch la ̣i do sự biế n thiên dòng
điê ̣n trong bản thân ma ̣ch gây ra thì dòng điê ̣n cảm ứng lúc đó đươ ̣c go ̣i là dòng tự cảm.
Suấ t điê ̣n đô ̣ng gây ra dòng tự cảm đươ ̣c go ̣i là suấ t điê ̣n động tự cảm , nó được xác
đi ̣nh bởi biể u thức (11-1):
d
c = - m
dt
trong đó từ thông  m đươ ̣c xác đinh ̣ bởi (11-2)  m = L.I, L đươ ̣c go ̣i là hê ̣ số tự cảm
của mạch điện, nó phụ thuộc vào hình dạng, kích thước của mạch điện, vào tính chất của môi
trường bao quanh mạch. Do đó:
d ( L. I )
 tc = -
dt
Trong trường hợp L= const, ta có:
dI
 tc = - L
dt
Hiê ̣n tươ ̣ng tự cảm có nhiề u ứng du ̣ng trong kỹ thuâ ̣t , dùng để tôi bề mặt kim loại ; Khi
có dòng điện cao tần chạy trong một dây dẫn , dòng điện gần như chỉ tập trung ở bề mặt dây
dẫn, do đó để tiế t kiê ̣m, người ta dùng dây dẫn rỗng.
3. Với hai vòng dây dẫn dă ̣t gầ n nhau, nế u dòng điê ̣n trong chúng biế n thiên theo thời
gian thì giữa chúng có sự cảm ứng lẫn nhau, đó là hiê ̣n tươ ̣ng hỗ cảm . Suấ t điê ̣n đô ̣ng hỗ cảm
xuấ t hiê ̣n trong các mạch đó được xác định theo (11-10) và (11-11):
trong ma ̣ch (C2) là:

246
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

d m12 dI
 hc2 = - =-M 1
dt dt
và trong (C1 ) là:
d m21 dI
 hc1 = - =-M 2
dt dt
trong đó, M đươ ̣c go ̣i là hê ̣ số hỗ cảm giữa hai ma ̣ch, có cùng đơn vị với hệ số tự cảm L
và do đó cũng được tính bằng đơn vị Henry (H).
1
4. Cuô ̣n dây điê ̣n thẳ ng dài c ó dòng điện I có năng lượng (11-12): Wm= LI2. Năng
2
lươ ̣ng này tić h trữ bên trong từ trường của cuô ̣n dây . Đó cũng chiń h là năng lươ ̣ng của từ
trương bên trong ố ng dây. Nế u liên hê ̣ với các đa ̣i lươ ̣ng đă ̣c tr ưng cho từ trường, ta đươ ̣c mâ ̣t
đô ̣ năng lươ ̣ng từ trương bên trong ố ng dây thẳ ng dài :
1 2 1 n2 S 2
LI (  0 . )I
Wm 2 2 l 1 n2
m = = = = . 0 . 2 I 2
V V lS 2 l
n
Cảm ứng từ B trong ố ng dây là : B =  0 . I , ta suy ra biể u thức mâ ̣t đô ̣ năng lươ ̣ng từ
l
trường
1 B2
m = . (11-13)
2  0
Biể u thức (12-13) đúng đố i với từ trường bấ t kỳ , từ đó ta suy ra năng lươ ̣ng của từ
trường bấ t kỳ có thể tích V:

1 B2 1  1 2
Wm =  dWm =
2 V o 2 V 2 V
dV = BHdV =  o H dV (11-14)
V

III. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Mô tả thí nghiê ̣m về hiê ̣n tươ ̣ng cảm ứng điê ̣n từ .
2. Phát biểu định luật Lentz, nêu mô ̣t ví du ̣ minh hoa ̣ đinh
̣ luâ ̣t này.
d m
3. Thiế t lâ ̣p biể u thức cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ. ξ c = -
dt
4. Trình bày nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều . Thiế t lâ ̣p biể u thức dòng điê ̣n xoay
chiề u
i=Iosin (t+)
5. Nêu hiê ̣n tươ ̣ng tự cảm. Nêu mô ̣t sơ đồ ma ̣ch điê ̣n để minh hoa ̣ cho hiê ̣n tươ ̣ng này.
6. Thành lập biểu thức suất điện động tự cảm. Viế t biể u thức hê ̣ số tự cảm của cuô ̣n dây.
Có thể thay đổi hệ số tự cảm bằng cách nào?
7. Trình bày hiện tượng hỗ cảm giữa hai mạch điện . Viế t công thức suấ t điê ̣n đô ̣ng hỗ
cảm giữa hai mạch điện.
8. Thiế t lâ ̣p biể u thức năng lươ ̣ng từ trường trong ố ng dây, từ đó thiế t lâ ̣p biể u thức năng
lươ ̣ng của từ trường bấ t kỳ .

247
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

IV. BÀI TẬP


1. Một cuộn dây gồm 100 vòng dây kim loại quay đều trong một từ trường đều, vectơ

cảm ứng từ B có giá trị bằng 0,1T. Cuộn dây quay với vận tốc 5 vòng/s. Tiết diện ngang của
cuộn dây là 100 cm2. Trục quay vuông góc với trục của cuộn dây và với phương của từ
trường. Tìm giá trị cực đại của suất điện động cảm ứng  c xuất hiện trong cuộn dây khi nó
quay trong từ trường.
Đáp số:  max  NBS .2 .n  3,14V
2. Trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,4T, người ta đặt một ống dây gồm N =
300 vòng. Điện trở của ống dây R = 40  , diện tích tiết diện ngang của vòng dây S = 16 cm2.
Ống dây được đặt sao cho trục của nó lập một góc   60 o so với phương của từ trường. Tìm
điện tích q chạy qua ống dây khi từ trường giảm về không.
Đáp số: q = NBScos  /R = 2,4.10-3C
3. Trong một từ trường đều có cảm ứng từ B, có một thanh kim loại có độ dài l quay với

tần số n quanh một trục thẳng đứng, trục quay song song với từ trường B . Một đầu đi qua
trục. Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện tại đầu thanh.
B. .l 2 n.dt
Đáp số:   = -B.  .l 2 .n
dt
4. Một máy bay bay theo phương nằm ngang với vận tốc 900 km/h. Tìm suất điện động
cảm ứng xuất hiện trên hai đầu cánh máy bay, nếu thành phần thẳng đứng của vectơ cảm ứng

từ B Trái Đất bằng 0,5.10-4 T. Cho biết khoảng cách giữa hai đầu cánh l = 12,5m.
d
Đáp số:    l.v.B  0,156 V
dt
5. Cũng bài toán trên, nhưng xét khi máy bay bay với vận tốc 950 km/s, khoảng cách
giữa hai đầu cánh bằng 12,5m. Người ta đo được suất điện động cảm ứng xuất hiện ở hai đầu
cánh   165mV . Tìm thành phần thẳng đứng của cảm ứng từ trái đất.
Đáp số: B = 10-5 T.
6. Một vòng dây dẫn có diện tích S = 102 cm2 được cắt tại một
điểm nào đó và tại điểm cắt người ta mắc vào một tụ điện có điện B
dung C = 10 F . Vòng dây được đặt trong một từ trường đều có các C
đường sức vuông góc với mặt phẳng của vòng dây. Cảm ứng từ B
biến thiên đều theo thời gian với tốc độ 5.10-3 T/s. Xác định điện tích
của tụ điện.
S .dB
Đáp số: q  C.  C.  10.10 6.10 2.5.10 3  5.10 10 C
dt
7. Một khung dây dẫn hình chữ nhật có cạnh ngắn là L được đặt trong một từ trường
đều có cường độ từ trường H. Từ trường H vuông góc với mặt khung
và hướng ra ngoài hình vẽ. Một thanh kim loại ab trượt trên khung,
luôn luôn song song với cạnh L, với vận tốc v. Điện trở của thanh là L
R. Bỏ qua điện trở của khung. Xác định cường độ dòng điện xuất
hiện trên ab. + - -  +
1 2
b

248
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

1 2 1 dx 1
Đáp số: i   o .H .L.  o .H .L.v ( A )
R R R dt R
8. Một thanh dây dẫn dài l = 10cm chuyển động với vận tốc v = 15 m/s trong một từ
trường đều có cảm ứng từ B = 0,1T. Tìm suất điện động xuất hiện trong thanh dẫn, biết rằng
thanh luôn luôn vuông góc với đường sức từ trường và phương dịch chuyển.
d dx
Đáp số:    B.l.  B.v.l  0,1.15.0,10  0,15(V )
dt dt
9. Một đĩa bằng đồng bán kính r = 5cm được đặt vuông góc với đường sức của từ
trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T. Đĩa quay với vận tốc góc   3 rad/s. Các điểm a, b là
những điểm tiếp xúc trượt để dòng điện có thể đi qua đĩa theo bán kính ab.
a. Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch.
b. Tìm chiều của dòng điện cảm ứng nếu cảm ứng từ B vuông góc từ phía trước ra phía
sau hình vẽ và đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ.
a
Đáp số:
d B.r 2 . 0,2.25.10 4.2 .3
a)     
dt 2 2 ω
= 4,7mV b
b) Dòng điện chạy từ a đến b.
10. Một mạch điện tròn bán kính r được đặt
trong một từ trường đều có cảm ứng từ B. Mặt phẳng
của mạch điện vuông góc với từ trường. Điện trở mạch điện là R.
Tìm điện lượng chạy trong mạch khi quay mạch một góc   60 o .
B .r 2
Đáp số: q=
2R
11. Trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,05T, người ta cho quay một thanh dẫn có
độ dài l = 1m với vận tốc góc không đổi bằng 20 rad/s. Trục quay đi qua một đầu thanh và
song song với đường sức từ trường. Tìm suất điện động xuất hiện tại các đầu thanh.
 Bl 2
Đáp số:   B. l 2   0,5 (V)
2 2
12. Tìm hệ số tự cảm L của một cuộn dây gồm 400 vòng trên độ dài 20 cm. Tiết diện
ngang của ống bằng 9 cm2. Tìm hệ số tự cảm L của cuộn dây này, nếu ta đưa một lõi sắt có
  400 vào trong ống.
Đáp số: L = 360 mH = 0,36 H.
13. Một ống dây điện gồm N vòng dây đồng, tiết diện mỗi sợi dây bằng S 1, điện trở suất
 . Ống dây có độ dài bằng l và điện trở bằng R. Tìm hệ số tự cảm của ống dây.

N2 N2 2  .r 2 .S12 R 2 S12
Đáp số: L  o  S  o   r  o  .    .
l.4 2  2 4 .l. 2
o
l l

249
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

14. Tìm hệ số tự cảm của một cuộn dây có quấn 800 vòng dây. Độ dài của cuộn dây
bằng 0,25m, đường kính vòng dây bằng 4cm. Cho một dòng điện bằng 1A chạy qua cuộn dây.
Tìm từ thông  gửi qua mỗi tiết diện của cuộn dây. Tìm năng lượng từ trường trong ống dây.

N 2S 800 2  .0,04 2
Đáp số: L = 0  4 .10 7. .  4mH
l 0,25 4

L.i 4.103.1
   5.106 Wb
N 800
Li 2 4.10 3.12
W   2.10 3 J
2 2
15. Một khung dây điện phẳng kín hình vuông tạo bởi dây đồng có điện trở suất bằng
1,72.10 8  m, tiết diện 1mm2, đặt trong một từ trường biến thiên có cảm ứng từ B =
Bo.sinωt, trong đó Bo= 0,01T. Chu kỳ biến thiên của cảm ứng từ là T = 0,02s. Diện tích của
khung bằng S= 25 cm2. Mặt phẳng của khung vuông góc với đường sức từ trường. Tìm giá trị
cực đại và sự phụ thuộc vào thời gian của:
a. Từ thông  gửi qua khung.
b. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung.
c. Cường độ dòng điện chạy trong khung.
Đáp số:
2
a. Từ thông  = BS = B 0 S.sin . t = B 0 S.sin t = B 0 S.sin100  t (Wb)
T
trong đó: max  Bo .S  0,01.25.10 4  2,5.10 5 Wb
b. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung:
d
   B 0 S.100  cos(100  t) (V)
dt
trong đó:  max  Bo .S.100  2,5.10 5.314  7,85.10 3 V

c. Dòng điện i xuất hiện trong khung:


  max . cos(100 .t )
i= 
R R
 max
trong đó: I max  , R là điện trở của khung: R  l / S0 với l = 4.5.10 2 cm là chu vi
R
khung và S 0 là tiết diện dây đồng.

Thay điện trở suất của đồng bằng 1,72.10 8  m và S 0 = 10 6 m 2 , ta tìm được điện trở
 max
khung dây R =34,4.10 4  => I max   2,3 A
R
16. Một ống dây dẫn thẳng gồm N = 500 vòng đặt trong một từ trường sao cho trục ống
dây song song với đường sức từ trường. Tìm suất điện động trung bình xuất hiện trong ống
dây, cho biết cảm ứng từ B thay đổi từ 0 đến 2T trong thời gian t = 0,1s và đường kính ống
dây d = 10 cm.

250
Chương 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ

 S B  d 2 B
Đáp số: N N N  78, 5(V )
t t 4 t

17. Trong một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,021 H có một dòng điện biến thiên
i  io sin t , trong đó io = 5A, tần số của dòng điện là f = 50 Hz. Tìm suất điện động tự cảm
xuất hiện trong cuộn dây.
Đáp số:
L.di
 tc  -  - Li0.cos .t  - 0, 021.5.2 .50 cos .t  -33cos100 t
dt
trong đó:  tc max  33V .

251

You might also like