Bản Báo Cáo Đề Tài Nhóm 6 (WORD)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 66

Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN ĐIỆN
***

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI – EE4271
(Mã lớp: 129118)

Đề tài:
XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ
TRONG KHU DÂN CƯ/ KHU CÔNG NGHIỆP

Giảng viên dạng dạy:


ThS. Đinh Thị Lan Anh
Nhóm sinh viên thực hiên: (Nhóm 6)
1. Bùi Hoàng Tuấn (NT) - 20174341
2. Nguyễn Quang Quỳnh Dương - 20173792
3. Trịnh Văn Hùng - 20173932
4. Vũ Xuân Trường - 20174309
5. Nguyễn Trường Giang - 20173808
6. Lê Anh Tuấn - 20174329

Hà Nội, 11/2021

1
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................2
CHƯƠNG I: XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
BIA........................................................................................................................5
I.1.TỔNG QUAN HỆ THỐNG SẢN XUẤT BIA VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI........................................................................................................5
I.1.1. Tổng quan về bia....................................................................................5
I.1.2. Công nghệ sản xuất bia.........................................................................5
I.1.3. Các nguồn phát sinh nước thải sản xuất bia.......................................7
I.1.4. Đặc tính dòng nước thải........................................................................8
I.2. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CÔNG NGHỆ SẢN
XUẤT BIA..........................................................................................................10
I.2.1. Phương pháp bùn hoạt tính................................................................10
I.2.1.1. Thành phần bên trong bùn hoạt tính...............................................11
I.2.1.2 Các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh
vật trong bùn hoạt tính................................................................................15
I.2.1.3 Phân loại bùn hoạt tính....................................................................15
I.1.2.4 Trình tự xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính....................................16
I.1.2.5 Xử lý bùn cặn...................................................................................17
I.1.2.6. Ưu nhược điểm của phương pháp...................................................17
I.2.2. Phương pháp hồ sinh học hiếu khí.....................................................18
I.2.2.1. Tổng quan.......................................................................................18
I.2.2.2. Phân loại.........................................................................................19
I.2.2.3. Các giai đoạn xử lý.........................................................................21
I.2.2.4. Thiết kế............................................................................................22
I.2.2.5. Đánh giá..........................................................................................23
I.2.3. Phương pháp yếm khí..........................................................................24
I.2.3.1. Quá trình trao đổi chất:..................................................................24
I.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình phân hủy...............24
I.2.3.3. Một số loại bể xử lí sinh học bằng phương pháp kị khí..................25
I.2.3.4. Đánh giá ưu, nhược điểm................................................................26

2
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

I.2.3.5. Một số nhà máy bia.........................................................................26


I.2.4. Phương pháp màng sinh học hiếu khí................................................27
I.2.4.1. Tổng quan.......................................................................................27
I.2.4.2. Các quá trình..................................................................................27
I.2.4.3. Ưu nhược điểm của phương pháp...................................................29
I.2.4.4. Một số nhà máy sử dụng phương pháp MBR..................................30
I.2.4.5. Một số lưu đồ P&ID điển hình cho phương pháp MBR.................30
I.2.4.6: Kết quả so sánh với phương pháp bùn hoạt tính truyền thống.......32
I.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG..................................................................................33
I.3.1. Tổng quan về hai phương pháp xử lí nước thải hiếu khí và kị khí. 33
I.3.2. Quy trình xử lí nước thải nhà máy bia..............................................34
I.3.3 Hệ thống Scasa nhà máy bia Haniken................................................35
I.3.4. Chi phí xây dựng và vận hành nhà máy bia......................................36
CHƯƠNG II: XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG KHU DÂN CƯ VÀ KHU
CÔNG NGHIỆP................................................................................................37
II.1. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ..............................37
II.1.1. Nguồn gốc của nước thải khu dân cư...............................................37
II.1.2. Đặc tính nước thải đầu vào................................................................37
II.1.3. Xử lý nước thải khu dân cư...............................................................38
II.1.3.1. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải.................................38
II.1.3.2. Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn...................................38
II.1.3.3. Đánh giá phương pháp xử lý nước thải.........................................42
II.2. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP.................43
II.2.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước thải công nghiệp.........................43
II.2.2 Đặc tính nước thải công nghiệp.........................................................43
II.2.3 Xử lí nước thải công nghiệp...............................................................45
II.2.4. Minh họa: Xử lý nước thải cho ngành công nghiệp gỗ...................49
II.2.4.1. Đặc tính nước thải.........................................................................49
II.2.4.2. Phương pháp xử lý.........................................................................50
II.2.4.3. Kết quả đạt được............................................................................52

3
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

II.2.4.4: Sơ đồ P&ID và SCADA.................................................................53


II.3. HỆ THỐNG XỬ LÝ CHUNG NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ VÀ KHU
CÔNG NGHIỆP................................................................................................54
II.3.1. Đặc tính nước thải của khu công nghiệp và khu dân cư................54
II.3.2. Xử lý nước thải chung, quy trình xử lý nước thải...........................57
II.3.3.Hệ thống scada nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp và sinh
hoạt.................................................................................................................58
CHƯƠNG III: HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI - XỬ LÝ HỖN HỢP
NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP BẰNG
KHUẨN LAM....................................................................................................60
III.1. TỔNG QUAN...........................................................................................60
III.1.1. Tình hình thực tế..............................................................................60
III.1.2. Vi khuẩn lam.....................................................................................60
III.2. XỬ LÝ ĐƯỢC THỰC HIỆN..................................................................60
III.3. KẾT LUẬN...............................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................64

4
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

CHƯƠNG I: XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA

I.1.TỔNG QUAN HỆ THỐNG SẢN XUẤT BIA VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ


NƯỚC THẢI
I.1.1. Tổng quan về bia
Bia được sản xuất lâu đời trên thế giới, là sản phẩm lên men có tác dụng giải
khát, tạo sự thoải mái và tăng cường sức lực cho cơ thể. Các nước có sản lượng sản
xuất bia cao là Mỹ, CHLB Đức với sản lượng trên 10 tỷ lít/năm, và còn rất nhiều nước
với sản lượng trên 1 tỷ lít/năm.
Thành phần chính của bia bao gồm : 80 - 90 % nước; 3 - 6 % cồn; 0,3 - 0,4
H2CO3 và 5 - 10 % là các chất tan, trong các chất tan thì 80% là gluxit, 8 đến 10 % là
các chứa nitơ, ngoài ra còn chứa các axit hữu cơ, chất khoáng, một số vitamin.
Nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm: malt đại mạch; nguyên liệu thay
thế như gạo, lúa mì, ngô, ... ; hoa Houblon; men và nước. Trong đó nước chiếm thành
phần chủ yếu, nước dùng để sản xuất bia phải là nước mềm, hàm lượng sắt, mangan
càng thấp càng tốt, nước phải được khử trùng trước khi đưa vào nấu, đường hóa.
I.1.2. Công nghệ sản xuất bia
Các công đoạn chính của Công nghệ sản xuất bia được miêu tả bao gồm:

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất bia

5
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình 1.2: Công nghệ sản xuất bia và các dòng thải của nó
- Chuẩn bị nguyên liệu: Malt đại mạch và nguyên liệu thay thế (gạo, lúa mì,
ngô) được làm sạch rồi đưa vào xay, nghiền ướt để tăng bề mặt hoạt động của enzym
và giảm thời gian nấu .
- Lọc dịch đường để thu nước nha và loại bỏ bã malt. Quá trình gồm hai bước:
Bước 1: Lọc hỗn hợp dịch đường thu nước nha đầu;
Bước 2 : Dùng nước nóng rửa bã thu nước nha cuối và tách bã malt .
- Nấu với hoa houblon để tạo ra hương vị cho bia, sau đó nước nha được qua
thiết bị tách bã hoa.
- Làm lạnh: Nước nha từ nồi nấu có nhiệt độ xấp xỉ 100°C được làm lạnh tới
nhiệt độ thích hợp của quá trình lên men, ở nhiệt độ vào khoảng 10 đến 16°C và qua

6
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

hai giai đoạn. Giai đoạn 1 dùng nước lạnh hạ nhiệt độ xuống chừng 30°C và giai đoạn
2 dùng tác nhân lạnh glycol để hạ nhiệt độ xuống còn chừng 14°C.
- Lên men chính và lên men phụ: Đây là các quá trình quan trọng trong sản xuất
bia. Quá trình lên men nhờ tác dụng của men giống để chuyển hóa đường thành alcol
etylic và khí cacbonic:
Lên men
C6 H12O6  2C2 H 5OH  2CO2   (QR )
Nhiệt độ duy trì trong giai đoạn lên men chính (6 đến 10 ngày) từ 8 đến 10°C .
Sau đó tiếp tục thực hiện giai đoạn lên men phụ bằng cách hạ nhiệt độ của bia non
xuống 1 đến 3°C và áp suất 0,5 đến 1 at trong thời gian 14 ngày cho bia hơi và 21
ngày cho bia đóng chai lon
Quá trình lên men phụ diễn ra chậm và thời gian dài giúp cho các cặn lắng, làm
và bão hòa CO2 , làm tăng chất lượng và độ bền của bia. Nấm men tách ra, một phần
được phục hồi làm men giống, một phần thải có thể làm thức ăn gia súc. Hạ nhiệt độ
của bia non để thực hiện giai đoạn lên men phụ có thể dùng tác nhân làm lạnh glycol .
- Lọc bia nhằm loại bỏ tạp chất không tan như nấm men, protein, houblon làm
cho bia trong hơn trên máy lọc khung bản với chất trợ lọc là diatomit .
- Bão hòa CO2 và chiết chai. Trước khi chiết chai, bia được bão hòa CO2 bằng
khí thu được từ quá trình lên men chứa trong bình áp suất. Các dụng cụ chứa bia
(chai , lon, két) phải được rửa, thanh trùng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, sau đó thực
hiện quá trình chiết chai ở điều kiện chân không để hạn chế sự tiếp xúc của bia với
không khí. Tiếp theo là đóng nắp và thanh trùng ở các chế độ nhiệt khác nhau để đảm
bảo chất lượng trong thời gian bảo hành.
Trong công nghệ sản xuất bia, nước được dùng vào các mục đích:
- Làm nguyên liệu pha trộn theo tỷ lệ nhất định để nghiền ướt malt và gạo (hay
lúa mì ) và bổ sung tiếp trong quá trình nấu - đường hóa .
- Sản xuất hơi nước dùng cho quá trình nấu - đường hóa, nấu hoa, thanh trùng.
- Một lượng nước lớn dùng cho quá trình rửa chai, lon, thiết bị máy móc và sàn
thao tác.
I.1.3. Các nguồn phát sinh nước thải sản xuất bia
Nước thải của Công nghệ sản xuất bia bao gồm :
- Nước làm lạnh, nước ngưng, đây là nguồn nước thải ít hoặc gần như không bị
ô nhiễm, có khả năng tuần hoàn sử dụng lại.
- Nước thải từ bộ phận nấu - đường hóa, chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu, bể
chứa, sàn nhà, nên chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, các chất hữu cơ
- Nước thải từ hầm lên men là nước vệ sinh các thiết bị lên men, thùng chứa,
đường ống, sàn nhà, xưởng, có chứa bã men và chất hữu cơ.
- Nước thải rửa chai, đây cũng là một trong những dòng thải có ô nhiễm lớn
trong Công nghệ sản xuất bia.

7
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Về nguyên lý chai để đóng bia được rửa qua các bước: rửa với nước nóng, rửa
bằng dung dịch kiêm loãng nóng (1 - 3 % NaOH), tiếp đó là rửa sạch bẩn và nhân bên
ngoài chai và cuối cùng là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau đó rửa
sạch bằng nước nóng và nước lạnh. Do đó dòng thải của quá trình rửa chai có độ pH
cao và làm cho dòng thải chung có giá trị pH kiềm tính.

Hình 1.3. Sơ đồ nước sử dụng sản xuất bia và các dòng thải của nó
Kiểm tra nước thải từ các máy rửa chai đối với loại chai 0,5 lít cho thấy mức độ
ô nhiễm trong bảng:

Hình 1.4. Ô nhiễm nước thải từ máy rửa chai bia (đối với loại chai 0,5l)
I.1.4. Đặc tính dòng nước thải
Trong sản xuất bia, công nghệ ít thay đổi từ nhà máy này sang nhà máy khác,
sự khác nhau có thể chỉ là sử dụng phương pháp lên men nổi hay chìm. Nhưng sự khác
nhau cơ bản là vấn đề sử dụng nước cho quá trình rửa chai, lon, máy móc thiết bị, sàn
nhà, ... Điều đó dẫn đến tải lượng nước thải và hàm lượng các chất ô nhiễm của các

8
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

nhà máy bia rất khác nhau. Ở các nhà máy bia có biện pháp tuần hoàn nước và công
nghệ rửa tiết kiệm nước thì lượng nước thấp, như ở CHLB Đức, nước sử dụng và nước
thải trong các nhà máy bia như sau :
- Định mức nước cấp : 4 - 8 m3/1000 lít bia; tải lượng nước thải : 2,5 - 6
m3/1000 lít bia;
- Tải trọng BOD5 : 3 + 6 kg / 1000 lít bia; tỷ lệ BOD5 : COD = 0,55 - 0,7
- Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải như sau: BOD5 = 1100 đến 1500
mg/l; COD = 1800 đến 3000mg/l ;
- Tổng nitơ : 30 đến 100 mg/l; tổng photpho: 10 đến 30 mg/l .
Với các biện pháp sử dụng nước hiệu quả nhất thì định mức nước thải của nhà
máy bia không thể thấp hơn 2 đến 3 mà cho 1000 lít bia sản phẩm. Trung bình lượng
nước thải ở nhiều nhà máy bia lớn gấp 10 đến 20 lần lượng bia sản phẩm.

Hình 1.5. Đặc tính nước thải nước thải từ nhà máy bia ở Việt Nam

Hình 1.6. Đặc tính dòng thải nhà máy bia Haniken

9
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

I.2. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
BIA
Để giảm lượng nước thải và các chất gây ô nhiễm nước thải trong công nghệ
sản xuất bia , cần nghiên cứu thăm dò các khả năng sau:
- Phân luồng các dòng thải để có thể tuần hoàn sử dụng các dòng ít chất ô
nhiễm như nước làm lạnh , nước ngưng cho quá trình rửa thiết bị, sàn, chai .
- Sử dụng các thiết bị rửa cao áp như súng phun tia hoặc rửa khô để giảm lượng
nước rửa.
- Hạn chế rơi vãi nguyên liệu, men, hoa houblon và thu gom kịp thời bã men, bã
malt, bã hoa và bã lọc để hạn chế ô nhiễm trong dòng nước rửa sàn.
Do đặc tính nước thải của Công nghệ sản xuất bia có chứa hàm lượng các chất
hữu cơ cao ở trạng thái hòa tan và trạng thái lơ lửng, trong đó chủ yếu là hydratcacbon,
protein và các axit hữu cơ, là các chất có khả năng phân hủy sinh học. Tỷ lệ giữa
BOD5 và COD nằm trong khoảng từ 0,50 đến 0,7, thích hợp với phương pháp xử lý
sinh học. Tuy nhiên , trong những trường hợp thiếu các chất dinh dưỡng như nitơ và
photpho cho quá trình phát triển của vi sinh vật , cần phải có bổ sung kịp thời.
Nước thải trước khi đưa vào xử lý sinh học cần qua sàng, lọc, để tách các tạp
chất thô như giấy nhãn, nút bấc và các loại hạt rắn khác. Đối với dòng thải rửa chai có
giá trị pH cao cần được trung hòa bằng khí CO2 của quá trình lên men hay bằng khí
thải nồi hơi.
I.2.1. Phương pháp bùn hoạt tính
Bùn hoạt tính hay còn có tên gọi khác là bùn vi sinh hoạt tính, là loại bùn thải
được sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Bên trong bùn
hoạt tính là tập hợp của nhiều chủng loại vi sinh vật có lợi cho các công trình xử lý
nước thải như: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh,… Các vi sinh vật trong
nước thải bám vào các chất lơ lửng trong đó để cư trú, sinh sản và phát triển, và các vi
sinh vật này sẽ sử dụng nguồn chất hữu cơ trong nước làm thức ăn, đồng thời phân hủy
các chất hữu cơ làm tăng sinh khối và dần dần tạo thành các hạt bông bùn được gọi là
bùn hoạt tính.

Hình 1.7. Bùn hoạt tính

10
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

I.2.1.1. Thành phần bên trong bùn hoạt tính


Bùn hoạt tính là một quần thể vi sinh vật. Quần thể này gồm có: các loại vi
khuẩn, nấm, Protozoa, tích trùng và các loại động vật không xương sống, động vật bậc
cao khác (giun, dòi, bọ, nhặng). Tác nhân sinh học trong quá trình xử lí nước thải bằng
phương pháp bùn hoạt tính là vi sinh vật có mặt trong bùn hoạt tính.
Có 5 nhóm vi sinh vật trong bùn hoạt tính, được tìm thấy như sau:
 Vi khuẩn
Vai trò chủ yếu là loại bỏ chất dinh dưỡng hữu cơ khỏi nước thải. Bao gồm: vi
khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn tùy nghi.
 Vi khuẩn hiếu khí
Chủ yếu được sử dụng trong các nhà máy xử lý mới, trong môi trường hiếu khi.
Vi khuẩn này sử dụng oxy tự do trong nước để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước
thải .Và sau đó chuyển đổi thành năng lượng mà nó có thể sử dụng để phát triển và
sinh sản.

Hình 1.8. Vi khuẩn hiếu khí


Để vi khuẩn hiếu khí sinh trưởng tốt, hệ thống phải bổ sung oxy một cách cơ
học. Điều này sẽ đảm bảo vi khuẩn có thể thực hiện công việc của chúng 1 cách chính
xác. Và tiếp tục phát triển và sinh sản trên nguồn thức ăn của nó.
Các chủng vi khuẩn :Bacilus, mycobacterium tuberculosis, nocardia,
lactobacillus, pseudomonas Aeruginosa.
 Vi khuẩn kỵ khí
Được sử dụng trong xử lý nước thải trong môi trường không có oxy. Vai trò
chính của các vi khuẩn này là làm giảm khối lượng bùn và tạo ra khí metan từ nó. Khí
metan nếu được làm sạch và xử lý đúng cách có thể là 1 nguồn năng lượng thay thế.
Đây là 2 lợi ích rất lớn để giảm tiêu thụ điện năng, vốn rất cao khi xử lý nước thải.

11
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Vi khuẩn này có thể lấy oxy từ nguồn thức ăn của nó và sẽ không cần thêm oxy
để giúp thực hiện công việc của mình. Loại bỏ photpho từ nước thải là 1 lợi thế khác
của vi khuẩn kỵ khí được sử dụng trong xử lý nước thải.

Hình 1.9.Vi khuẩn kỵ khí


 Vi khuẩn tùy nghi
Là loại vi khuẩn linh hoạt và dễ sống nhất. Vì chúng có khả năng chuyển đổi
thành vi khuẩn kỵ khí hay hiếu khí tùy thuộc vào môi trường.
 Động vật nguyên sinh
Động vật nguyên sinh sống trong các hệ thống xử lý nước thải có khả năng di
chuyển trong ít nhất 1 giai đoạn phát triển của chúng. Chúng lớn gấp 10 lần vi khuẩn.
Chúng là những sinh vật đơn bào có màng tế bào. Động vật nguyên sinh là vi sinh vật
đơn bào được tìm thấy trong các hệ thống xử lý nước thải. Chúng thực hiện nhiều chức
năng có lợi trong quá trình xử lý.
Vai trò:
 Làm trong nước thải thứ cấp
Động vật nguyên sinh làm trong nước thải thứ cấp thông qua việc loại bỏ vi
khuẩn và keo tụ của vật lơ lửng.
 Phản ánh sức khỏe của bùn hoạt tính
Chúng cũng là chỉ số sinh học phản ánh sức khỏe của bùn. Trong các hệ thống
xử lý nước thải, động vật nguyên sinh có thể tồn tại đến 12h khi không có oxy. Nhưng
chúng thường được gọi là vi sinh vật hiếu khí, do đó là các chỉ số tuyệt vời của môi
trường hiếu khí.
Ngoài ra, chúng cũng chỉ ra một môi trường độc hại và có độ nhạy với độc tính
cao hơn so với vi khuẩn. Một dấu hiệu của độc tính trong hệ thống xử lý nước thải là
động vật nguyên sinh không di chuyển hoặc vắng mặt. Một số lượng lớn các động vật
nguyên sinh có mặt trong sinh khối của hệ thống xử lý nước là dấu hiệu của 1 hệ thống
hoạt động tốt và ổn định.

12
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

 Tiêu hóa vi khuẩn gây bệnh


Trong bể sục khí của quá trình sinh học, một mạng lưới dinh dưỡng thực sự
được thiết lập. Hệ thống sinh học của các nhà máy này bao gồm các quần thể cạnh
tranh thức ăn với nhau. Sự phát triển của chất phân hủy, vi khuẩn dị dưỡng phụ thuộc
vào chất lượng và số lượng chất hữu cơ hòa tan trong nước thải.
Chúng ta có thể biết được hiệu quả của hệ thống xử lý dựa trên sự hiện diện của
các động vật nguyên sinh được phân loại như sau :
 Trùng amip
Ít ảnh hưởng đến việc xử lý, chết khi lượng thức ăn giảm.
Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hai loại amip là chủ yếu là amip
trần như Actinophyrs., mayorella sp. và Thecamoeba sp. Động vật nguyên sinh đơn
bào có hình dạng hình bầu dục và có 1 hoặc nhiều roi. Các động vật nguyên sinh có roi
di chuyển trong hệ thống bằng các roi trong môi trường di chuyển xoắn ốc.
 Trùng roi
Chủ yếu ăn các chất dinh dưỡng hữu cơ hòa tan.
 Trùng lông
Có tác dụng làm trong nước do loại bỏ các vi khuẩn lơ lửng. Trùng lông là
trùng bơ tự do, lông mao đồng loạt di chuyển để dòng nước di chuyển và bắt vi khuẩn.
Dòng nước sẽ cuốn vi khuẩn lơ lửng vào miệng trùng.
Trùng lông là động vât nguyên sinh có số lượng lớn nhất trong bùn hoạt tính,
nhưng trùng roi và trùng amip cũng có thể có mắt. Trùng lông thường thấy nhất trong
quá trình xử lý nước thải bao gồm : Aspidiscacostata, Carchesiumpolypinum.
Chilodonellauncinata. Opercularcoarcta, Operculariamicrodiscum,
Trachelophylumpusillum. Vortcella convallariaand Vorticella mircostoma.
 Trùng lông bò
Tác dụng là xử lý tốt, thống trị bùn hoạt tính. Trùng lông bò thường được tìm
thấy trên các hạt bùn trong khi trùng lông cuống như Carchesium sp. và Vortcella sp.
Chỉ có lông mao quanh miệng và được gắn vào các hạt bùn. Phần thân trước của
chúng được mở rộng và 1 phần sau hẹp lại. Khi lông mao đập. Và cuống di chuyển sẽ
tạo ra một xoáy nước cuốn cho vi khuẩn phân tán vào miệng chúng.
 Động vật đa bào
Động vật đa bào là một dạng vi sinh xử lý nước thải có chức năng ăn vi khuẩn,
ăn tảo và động vật đơn bào. Sự kiểm soát của động vật đa bào thường gặp trong hệ
thống cũ, ao hồ, đầm phá.
Mặc dù loài động vật này ít đóng góp cho hệ thống xử lý bùn hoạt tính. Nhưng
sự hiện diện của chúng cho thấy được tình trạng của hệ thống xử lý nước thải.
Ba động vật đa bào phổ biến nhất được tìm thấy trong hệ thống xử lý bùn hoạt
tính là :
 Trùng bánh xe

13
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Làm trong nước thải và là loài đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chất độc hại.
 Tuyến trùng
Nuốt vi khuẩn, nấm, động vật đơn bào nhỏ và các tuyến trùng tuyến khác.
Đặc điểm
Tuyến trùng là động vật thủy sinh có trong nước ngọt, nước lợ, nước mặn và đất
ẩm ướt trên toàn thế giới.
Tuyến trùng là một phần của hệ sinh thái, là thức ăn cho động vật không xương
sống nhỏ. Chúng bò vào các hạt bùn và di chuyển giống như trùng roi khi ở sống tự
do. Chúng tiết ra 1 chất dính để co thể neo vào chất nền ( giá thể ) để chúng có thể ăn
mà bị dòng nước cản trở. Nếu thiếu đi các hoạt động của tuyến trùng, các chất độc có
thể đang tăng dần trong quá trình xử lý.
Các loại tuyến trùng
Chúng có thể chia thành 3 nhóm : sán dây ( có cơ thể phân đoạn) và sán ( có cơ
thể đơn, phẳng và không phân đoạn). Một đặc điểm chung của hầu hết các tuyến trùng
là chúng đẻ trứng.
Để trứng có thể lây nhiễm, chúng cần phải phát triển thành ấu trùng. Sự phát
triển của ấu trùng xảy ra ở mức nhiệt độ và độ ẩm cần thiết.
Trứng giun sán có thể tồn tại trong 1 -2 tháng trong cây trồng. Phải mât nhiều
tháng trong đất, nước ngọt và nước thải và có thể mất nhiều năm trong phân và bùn.
Trứng tuyến trùng được bị vô hiệu hóa ở nhiệt độ cao trên 40 độ C và giảm độ ẩm
( dưới 5%). Trong xử lý nước điển hình, trứng giun được loại bỏ bằng phương tiện vật
lý như lắng đọng, lọc hoặc keo tụ.
 Gấu nước
Sống sót được trong môi trường cực đoan và độ nhạy độc
 Vi khuẩn dạng sợi (Filamentous)
Đặc điểm
Trong các nhà máy xử lý nước thải đó là nếu không có các vi sinh dạng sợi làm
cầu nối. Và có thể thấy chúng ở giữa cấu trúc của bông bùn thì họ cho rằng không có
vi sinh dạng sợi. Vi sinh dạng sợi ở bên trong bông bùn có thể là nguyên nhân gây ra
nhiều sự cố hơn là ở dưới dạng một cầu nối mảnh mai.
Sự thống trị của vi khuẩn dạng sợi trong hệ thống xử lý bùn có thể gây ra vấn
đề trong việc lắng bùn. Đôi khi quá nhiều vi sinh vật sợi sẽ can thiệp vòa việc lắng
đọng mỡ và bùn đóng thành cục. Khối bùn lắng rất kém nên dòng nước thải sau khi xử
lý vẫn còn đục. Một số vi sinh vật sợi có thể gây ra bọt trong bể xử lý nước thải.
 Tảo và nấm
Là những sinh vật quang hợp và thường không gây ra vấn đề trong hệ thống xử
lý bùn hoạt tính. Tuy nhiên sự có mặt của chúng thường chỉ ra những vấn đề liên quan
đến sự thay đổi PH và bùn già.

14
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

I.2.1.2 Các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật trong bùn
hoạt tính
- Nguồn thức ăn: vi sinh vật trong bùn hoạt tính là những kẻ háu ăn, chúng cần
một môi trường dồi dào chất hữu cơ để hấp thụ sinh trưởng và phát triển như môi
trường nước thải y tế, nước thải nhà máy,… Hoặc bổ sung thêm chất hữu cơ, COD và
BOD để duy trì hoạt động của vi sinh vật. Trên thực tế vi sinh vật không ưa nước thải
quá sạch cho lắm.
- Dòng chảy: việc kiểm soát và điều tiết dòng chảy rất quan trọng, nếu dòng
chảy quá nhanh bùn hoạt tính sẽ bị cuốn trôi khỏi bể và không thể tạo điều kiện lắng
cặn xuống đáy bể. Dòng chảy quá chậm sẽ làm sẽ không đủ nguồn lực để thúc đẩy quá
trình sinh trưởng và phát triển.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ cần phải phù hợp với ngưỡng sinh trưởng và phát triển vi
sinh vật. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển và
quá trình xử lý nước.
- Độ pH: Nồng độ acid thấp hoặc môi trường kiềm không phải là điều kiện lý
tưởng để sinh trưởng, cần đo độ pH của nước thường xuyên để đảm bảo đạt ngưỡng
6.0 – 9.0.
- Các chất dinh dưỡng và chất độc tố: Các chất dinh dưỡng đặc biệt là Ni tơ và
Phốt pho có vai trò quan trong sự phát triển vi sinh vật. Do đó cần phải tính toán kỹ,
ngoài ra cần xác định các chất độc có trong nước thải, các chất độc sẽ gây sốc hệ vi
sinh và ảnh hưởng đến quá trình xử lý
I.2.1.3 Phân loại bùn hoạt tính
 Bùn vi sinh hiếu khí
Bùn vi sinh hiếu khí được áp dụng cho xử lý nước theo công nghệ sinh học hiếu
khí, áp dụng cho các bể như: Aerotank, MBBR…

Hình 1.10. Bùn vi sinh hiếu khí

15
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Đặc điểm:
Có màu nâu, bùn có dạng lơ lửng, dạng hỗn hợp dung dịch bằng đầu lắng thì có
hiện tượng tạo bông. Nếu tắt máy sục khí hoặc khuấy trộn thì trong hỗn hợp hình
thành bông bùn, các bông bùn nầy kết hợp với nhau tạo thành 1 thể có khổi lượng
riêng nặng, sau thời gian sẽ lắng xuống nước, và nước trong sẽ thoát ra sau quá trình
xử lý.
 Bùn vi sinh thiếu khí (hiếm khí)
Bùn vi sinh thiếu khí được áp dụng dùng cho bể anoxic.
Đặc điểm:
+ Có màu nâu, sẫm hơn khi đem so sánh cùng loại bùn hiếu khí
+ Bông bùn hiếm khí thường sẽ lớn hơn bùn hiếu khí đồng thời tốc độ lắng
cũng sẽ nhanh hơn nhiều
+ Nếu quan sát kỹ, bông bùn vi sinh hiếm khí trong bể sẽ có các bọt khí nằm
trong đó.
Khi dùng đũa thủy tinh để khuấy nhẹ hay thổi bông bùn, chúng lập tức sẽ vỡ ra,
trở thành những bọt khí (gồm các khí ni tơ có tính không mùi, màu, vị).
 Bùn vi sinh kỵ khí
Bùn vi sinh kỵ khí thường xuất hiện trong các bể kỵ khí nhằm xử lý chất thải
trong bể này và bể yếm khí trong dây chuyền xử lý AAO.
Đặc điểm:
+ Bùn vi sinh kỵ khí có màu đen.
+ Có đặc điểm sở hữu bông bùn to, tốc độ lắng nhanh.
+ Khi bùn hạt càng lớn thì vi sinh vật lại phát triển tương đối tốt.
I.1.2.4 Trình tự xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính.
 Quá trình hình thành bùn hoạt tính
- Khi nước thải đi vài bể thổi khí, các bông bùn hoạt tính được hình thành mà
hạt nhân của nó là các phân tử cặn lơ lửng.
- Các loại vi khuẩn hiếu khí đến cư trú, phát triển dần, cùng với các động vật
nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn.
- Tạo nên các bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan,
keo và không hòa tan phân tán nhỏ.
- Vi khuẩn và vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P).
Làm thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành tế bào
mới.
- Trong bể thổi khí (Aerotank) lượng bùn hoạt tính tăng dẫn. Sau đó được tách
ra tại bể lắng đợt 2. Một phần bùn được quay lại về đầu bể Aerotank để tham gia xử lý
nước thải theo chu trình mới.
 Chuyển hóa chất bẩn của vi sinh

16
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

- Quá trình chuyển hóa chất bẩn trong bể xử lý nước thải được thực hiện từng
bước xen kẽ và nối tiếp.
- Sinh khối bùn thay đổi. Một vài loại vi khuẩn có khả năng phân hủy các hợp
chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp chuyển về đơn giản. Là nguồn chất nền cho vi khuẩn
tiếp theo.
- Quá trình này tiếp diễn cho đến khí chất thải cuối cùng không thể là thức ăn
của vi sinh vật nữa.
 Tái sinh bùn hoạt tính
Nếu trong nước thải có nhiều chất hữu cơ hoặc có nhiều chất hữu cơ khó phân
hủy. Cần có thời gian để chuyển hóa thì bùn hoạt tình tuần hoàn. Phải tách riêng và
sục oxy cho chúng tiêu hóa thức ăn đã hấp thụ. Quá trình này gọi là quá trình tái sinh
bùn hoạt tính.
Như vậy quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tình bao gồm các giai đoạn
sau:
+ Khuấy trộn tạo điều kiện tiếp xúc nước thải và bùn hoạt tính
+ Cung cấp oxy để vi khuẩn và vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ
+ Tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải
+ Tái sinh bùn hoạt tình tuần hoàn và đưa chúng về bể Aerotank.
I.1.2.5 Xử lý bùn cặn

Hình 1.11. Sơ đồ xử lý bùn cặn


I.1.2.6. Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm:
 Bùn hoạt tính thu được có thể tái sử dụng để làm phân bón.
 Chi phí đầu tư thấp
 Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp giải pháp

17
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

 Quá trình phân hủy nhanh không gây mùi hôi cho chất lượng nước
(BOD) đầu ra ổn định
 Nước sau xử lý có thể đạt chuẩn A hoặc B, phụ thuộc vào kích thước bể
xử lý
Nhược điểm:
 Để có chất lượng xử lý tốt yêu cầu diện tích xử lý lớn
 Nồng độ bùn hoạt tính thường duy trì ở mức 3-5g/l đảm bảo vi sinh vật
phát triển bình thường
 Tạo ra lượng bùn dư lớn dẫn đến phát sinh chi phí xử lý
 Tiêu thụ năng lượng lớn để cung cấp oxy duy trì vi sinh vật
 Chất lượng nước đầu ra có thể biến động vì độ lắng của bùn phụ thuộc
nhiệt độ, nồng độ MLSS, độ tải chất hữu cơ…
I.2.2. Phương pháp hồ sinh học hiếu khí
I.2.2.1. Tổng quan
Phương pháp hồ sinh học hiếu khí là phương pháp lợi dụng quá trình tự
làm sạch của nguồn tiếp nhận nước thải. Lượng ô xy cho quá trình sinh hóa chủ
yếu là do không khí xâm nhập qua mặt thoáng của hồ và do quá trình quang hợp
của thực vật nước.
Nhu cầu oxi cho quá trình oxi hóa được đáp ứng nhờ khuếch tán bề mặt hoặc
làm thoáng nhân tạo. Ở hồ làm thoáng tự nhiên, oxi không khí dễ dàng khuếch tán vào
lớp nước phía trên và ánh sáng mặt trời chiếu rọi, làm cho tảo phát triển tiến hành thải
ra oxi. Để đảm bảo ánh sáng qua nước, chiều sâu của lớp nước phải nhỏ, thường là 30
– 40cm, do chiều sâu nhỏ nên thường thì diện tích lớn.Thời gian lưu nước từ 3 – 12
ngày. Ở hồ làm thoáng nhân tạo nguồn cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí là các
thiết bị khuấy trộn cơ học hoặc nén khí. Nhờ vậy, mức độ hiếu khí trong hồ thường
mạnh hơn, đều hơn và độ sâu của hồ cũng lớn hơn (2 – 4,5m). Thời gian lưu nước
trong hồ khoảngr 1- 3 ngày. Quá trình xử lý hiếu khí cơ bản liên quan đến việc cung
cấp một môi trường
giàu oxy thích hợp cho sinh vật có thể làm giảm phần hữu cơ của chất thải vào
khí carbon dioxide và nước trong sự hiện diện của oxy.

18
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình 1.12. Hồ sinh học hiếu khí


Ngoài nhiệm vụ xử lý nước thải, hồ sinh học còn có thể đem lại những lợi ích
sau:
 Nuôi trồng thủy sản.
 Là nơi tích trữ nguồn nước để tưới cho cây trồng.
 Điều hòa dòng chảy nước mưa trong hệ thống thoát nước đô thị hoặc các
khu công nghiệp, khu dân cư.
Ở nước ta hiện này hồ sinh học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các biện
pháp xử lý nước thải vì có nhiều thuận lợi.
I.2.2.2. Phân loại
Hiện nay người ta phân hồ sinh học hiếu khí thành hai loại:
- Hồ làm thoáng tự nhiên: Ôxy cung cấp cho quá trình ô xy hóa chủ yếu do sự
khuyếch tán không khí qua mặt nước và quá trình quang hợp của thực vật nước (rong,
tảo,…). Để đảm bảo cho ánh sáng có thể xuyên qua, thì chiều sâu của hồ phải nhỏ, tốt
nhất là từ 0,3 - 0,5 m. Sức chứa tiêu chuẩn lấy theo chỉ tiêu BOD vào khoảng 250 -
300 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước trong hồ khoảng 3 - 12 ngày.
Tuy nhiên do độ sâu cần nhỏ, thời gian lưu nước lâu nên diện tích của hồ đòi
hỏi phải đủ lớn. Vì thế nó chỉ hợp lý về kinh tế khi kết hợp với việc nuôi trồng thủy
sản với chăn nuôi và hồ chứa nước cho công nghiệp.
Do ao nông, diện tích lớn đảm bảo điều kiện hiếu khí cho toàn bộ nước trong ao
(từ mặt thoáng đến đáy). Mặc dù hiệu quả của việc loại bỏ nhu cầu oxy sinh hóa hòa
tan có thể cao tới 95%, nhưng nước thải hồ sẽ chứa một lượng lớn các loại tảo chúng
sẽ đóng góp vào việc đo tổng nhu cầu oxy sinh hóa của nước thải. Để đạt được loại bỏ
cả hai nhu cầu oxy sinh hóa hòa tan và không hòa tan, các tảo lơ lửng và vi sinh vật
phải được tách ra từ nước thải hồ

19
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình 1.13. Hồ tự nhiên


- Hồ hiếu khí làm thoáng nhân tạo: Loại này nguồn ô xy cung cấp cho quá trình
sinh hóa là bằng các thiết vị như bơm khí nén hay máy khuấy cơ học. Do được tiếp khí
nhân tạo nên chiều sâu của hồ có thể từ 2 - 4,5 m, sức chứa tiêu chuẩn theo chỉ tiêu
BOD khoảng 400 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước trong hồ chỉ cần từ 1 - 3 ngày.
Hồ làm thoáng nhân tạo có thể được phân nhiều loại như hoặc là hệ thống trộn
hoàn toàn trộn hoặc hệ thống trộn một phần. Một hồ khuấy trộn hoàn toàn có đủ năng
lượng trộn (mã lực) đầu vào để giữ cho tất cả khối vi khuẩn trong hồ ở trạng thái lơ
lửng. Mặt khác, hồ khuấy trộn một phần có chứa một số lượng nhỏ hơn của mã lực mà
chỉ là đủ để cung cấp oxy cần thiết để oxy hóa nhu cầu oxy sinh hóa đi vào hồ.
Quá trình xử lý nước thải trong hồ hiếu khí nhân tạo về cơ bản giống quá trình
trong aeroten chỉ khác ở 2 điểm:
+ Không dung bùn hoạt tính hồi lưu từ lắng 2. Vì vậy nồng độ bùn trong hồ rất
nhỏ. Có thể coi phản ứng xảy ra là phản ứng bậc 1 trong điều kiện khuấy trộn hoàn
chỉnh.
+ Tuổi của bùn được tính bằng thời gian lưu nước trong hồ t = V/Q. Thời gian
lưu gần đúng dựa trên áp dụng môđen của Monod cho hồ khuấy trộn hoàn toàn
Trong một hoặc 2 thập kỷ qua , hồ đã trở nên rất phổ biến với rất nhiều nhiều
người, và với điều đó, vì có nhu cầu mới, kỹ thuật thân thiện với môi trường để duy trì
và trẻ hóa các hồ. Xem xét các chi phí xây dựng một hồ, nó có ý nghĩa kinh tế tốt để
kéo dài tuổi thọ của hồ. Một trong những cách đơn giản nhất và kinh tế nhất để làm
điều này là sử dụng khí.
Sục khí là quá trình thêm oxy cho nước. Duy trì mức độ lành mạnh của oxy hòa
tan (DO), một trong những phần lớn, nếu không phải là thông số chất lượng nước quan
trọng nhất, trong ao trợ của bạn trong sự phân hủy của thực vật mục nát và các nguồn

20
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

khác của chất dinh dưỡng thâm nhập vào hồ của bạn. Phân tích này được thực hiện bởi
các vi sinh vật tại nước/tiếp xúc với đất và tiếp tục tiến hành một vài cm sâu trong đất.
Phân hủy này có thể được thực hiện theo hai cách, hiếu khí và / hoặc kỵ khí. Phân hủy
hiếu khí đòi hỏi phải có một nguồn cung cấp liên tục của oxy và thu nhanh hơn là nồng
độ oxy hòa tan gần mức bão hòa. Tỷ lệ suy giảm chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí
không phải là nhanh chóng như trong điều kiện hiếu khí và các sản phẩm cuối cùng là
các hợp chất hữu cơ, chẳng hạn như rượu và axit hữu cơ có mùi hôi (mùi bùn). Nói
cách khác, sự phân hủy chậm hơn và ít hơn trong môi trường yếm khí hoàn chỉnh hơn
trong môi trường sống hiếu khí mà sản phẩm cuối cùng chính là phân hủy carbon
dioxide. Vì vậy, những gì chúng ta có thể học hỏi là, sự phân hủy nhiều hơn chúng ta
có thể tạo điều kiện, thông qua việc bổ sung oxy có sục khí, các chất dinh dưỡng ít hơn
sẽ có sẵn cho tảo nở hoa và phát triển nhà máy thủy sản quá mức.
Nguồn cung cấp thiên nhiên, vào những thời điểm, đủ lượng thông khí và oxy
hòa tan thông qua gió, mưa, bắn tung tóe nước từ một dòng suối đến hoặc thác nước,
và quang hợp thực hiện bởi thảm thực vật thủy sinh trong hồ. Tuy nhiên, như các chất
dinh dưỡng được bổ sung vào hồ hoặc cơ thể của nước từ các nguồn như dòng chảy,
bụi từ các địa điểm xây dựng, cỏ xén, và lá cây gần đó, nhu cầu oxy tăng lên. Khi
chúng ta tin rằng thực tế là nước mùa hè ấm áp nắm giữ ít oxy hòa tan, và nhu cầu
vềoxy tăng trong thời gian này, sẽ làm cho chết cá, tảo nở hoa, mùi hôi, và xây dựng
của các thảm thực vật trì trệ.
Sục khí có thể giúp thiên nhiên theo kịp với nhu cầu oxy hòa tan và kéo dài
tuổi thọ của hồ. Sục khí làm tăng mức độ oxy hòa tan nên quá trình sinh học bình
thường trong một hệ thống ao có thể trở nên cân bằng. Nó cũng giúp để di chuyển
nước trong khu vực lưu hành thấp (mà nếu không có thể xây dựng mức độ không
mong muốn của các loại tảo), và tạo điều kiện trộn khắp ao nếu xử lý hóa học là cần
thiết. Trong ngắn hạn, thông khí cung cấp một cách để giúp làm sạch ao tù đọng và cải
thiện chất lượng nước cho mục đích tưới tiêu.

Hình 1.14. Hồ nhân tạo


Các loại hồ sinh học hiếu khí có thể làm một hoặc nhiều bậc, chiều sâu của các
bậc sau sâu hơn các bậc phía trước. Thiết bị đưa nước vào hồ phải có cấu tạo thích hợp

21
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

để phân phối, điều hòa nước trên toàn bộ diện tích hồ. Thông thường, hồ một bậc
thường được thiết kế với diện tích 0,5 - 0,7 ha; hồ nhiều bậc thì mỗi bậc 2,25 ha; tùy
theo công suất mà có thể xây dựng làm nhiều hồ.
I.2.2.3. Các giai đoạn xử lý

Hình 1.15. Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật hiếu khí
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí gồm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Oxi hóa toàn bộ chất hữu cơ có trong nước thải để đáp ứng
nhu cầu năng lượng của tế bào.
 Giai đoạn 2 (quá trình đồng hóa): Tổng hợp để xây dựng tế bào
 Giai đoạn 3 ( quá trình dị hóa): Hô hấp nội bào
Nguồn nước thải chảy vào với dung tích nhỏ nên chất cặn lắng xuống đáy sẽ
được xử lý bằng những vi sinh vật yếm khí còn các chất hữu cơ lơ lửng sẽ được vi sinh
vật hấp thụ và phân huy nhờ quá trình oxy hóa.
Vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong nước tiếp nhận oxy và sản sinh mạnh mẽ, nhờ
vậy mà phân hủy các chất hữu cơ thành các sản phẩm như muối nitrat, nitrit,..
Quá trình quang hợp của tảo sử dụng CO 2, ion NH4+ , photphat nên O2 được
giải phóng, chúng được sử dụng ngược lại cho quá trình oxy hóa chất hữu cơ, tạo
thành 1 vòng chuyển hóa vật chất tự nhiên
Ở tầng mặt nước thải, oxy sẽ khuyếch tán từ quá trình quang hợp và không khí
nhờ thế quá trình oxy hóa chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ. Còn càng sâu xuống đáy của
hồ, thì lượng oxy sẽ giảm dần, do vậy mức độ và tốc quá trình phân hủy chất hữu
cũng sẽ giảm dần.
Cơ sở của phương pháp xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên là dựa vào hoạt
động sống của hệ vi sinh vật có trong đất, nước mặt để chuyển hóa các hợp chất ô
nhiễm. Dựa vào khả năng tự làm sạch của nước, chủ yếu là các VSV và các thủy sinh
khác. Các chất bẩn được phân hủy thành các khí và nước. Theo độ sâu của ao hồ thì

22
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

lượng oxi đi vào trong nước giảm và DO sấp xỉ 0 ở vùng đáy. Do đó trong ao hồ gồm
cả 3 quá trình là hiếu khí, tùy tiện và yếm khí.
Xử lý nước thải trong hồ sinh học thực chất là quá trình xử lý này xử dụng khu
hệ vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, nguyên sinh vật ) tự nhiên có trong nước mặt để làm sạch
nước. Hồ sinh học là dạng xử lý trong điều kiện tự nhiên được áp dụng rộng rãi hơn cả
vì có những ưu điểm như: tạo dòng nước tưới tiêu và điều hòa dòng thải, điều hòa vi
khí hậu trong khu vực, không yêu cầu vốn đầu tư, bảo trì, vận hành và quản lý đơn
giản, hiệu quả xử lý cao. Tuy nhiên, nhược điểm của hồ sinh học là yêu cầu diện tích
lớn và khó điều khiển được quá trình xử lý, nước hồ thường có mùi khó chịu đối với
khu vực xung quanh.
I.2.2.4. Thiết kế
Hồ ổn định chất thải hiếu khí tốc độ cao vẫn còn đang trong giai đoạn thử
nghiệm của sự phát triển. Mục đích của các hồ này là để chuyển đổi càng nhiều carbon
dioxide vào vật liệu tế bào tảo càng tốt. Theo cách này sự sản xuất protein và oxy tối
đa có thể được duy trì. Thiết kế hồ như vậy là dựa trên tỷ số của diện tích và thể tích,
và dưới những điều kiện thuận lợi một số lượng lớn tảo có thể được phát triển. Tải
trọng hữu cơ trong hồ liên tục hỗn hợp có thể được vượt quá 56g BOD 5/m2 mỗi ngày.
Tuy nhiên, một phạm vi có thể có của giá trị là 10 - 35g BOD 5/m2 mỗi ngày, với hiệu
quả loại bỏ khoảng 70%. Nếu hồ hiếu khí được thiết kế để tạo ra oxy với số lượng
vượt quá chất chảy BOD, hàm lượng phải được trộn trong khoảng 3 giờ mỗi ngày để
giữ bùn không thay đổi trong điều kiện hiếu khí. Trộn với vận tốc khoảng 50 cm mỗi
giây mang lại một nguồn cung cấp bổ sung chất dinh dưỡng cho bề mặt, nơi chúng có
thể được sử dụng hiệu quả nhất với ánh sáng có sẵn. Nó là điều cần thiết với những hồ
hớt và tách tảo từ nước thải, mặt khác tải trọng hữu cơ được cung cấp đến dòng chảy
của các tế bào tảo có thể là vấn đề hiện tại.
Người ta chỉ xử lý các hồ này nước đã được lắng để tránh sự lắng cặn. Độ sâu
của các hồ này không quá 60cm để ánh sáng có thể uyên qua đến đáy bể.
Ở chương này ta chỉ giới thiệu về phương pháp nên ta tập chung vào yếu tố
chính là lượng oxy cung cấp cho hồ từ đó tính diện tích mặt hồ
Oxi  C. f .S
Trong đó: Oxi: Là lượng oxy cung cấp cho hồ (kg/m3 ngày);
C: Hệ số bằng 2,8.105;
f: Hiệu quả chuyến đổi ánh sáng (%);
S: Cường độ chiếu sáng (calo/cm3 ngày).
Diện tích mặt hồ được tính theo công thức:
Q. Q  Sv  2
F    1  m 
H H .k1  S r 

23
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Trong đó:
Q: lưu lượng nước thải m3/ngày
t: thời gian lưu thủy học, ngày
H: chiều sâu của hồ
Sv: BOD dòng ra, mg/l
St: BOD dòng vào,
k1: hằng số tốc độ phản ứng, phụ thuộc vào nhiệt độ
k1  f t oC   0,3.(1,05)t  20
I.2.2.5. Đánh giá
Ưu điểm:
 Cách xử lý đơn giản, dễ thực hiện
 Hiệu quả, hiệu suất khử fecal coliform cao
 Cần nguồn vốn ít, chi phí rẻ
 Không yêu cầu kĩ thuật cao và xử lý hiệu quả
Nhược điểm:
 Do đây quà quá trình tự làm sạch của hồ nhờ các vi sinh vật, do vậy cần
thời gian để quá trình đồng hóa và dị hóa thực hiện, tốn thời gian
 Cần có diện tích để xây dựng hồ, hoặc cần xây dựng trạm xử lý nước gần
hồ tự nhiên
 Phù hợp ở các khu công nghiệp, nhà máy, hoặc khu dân cu nhỏ.
I.2.3. Phương pháp yếm khí
I.2.3.1. Quá trình trao đổi chất:

Hình 1.16. Quá trình phân hủy kị khí

24
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Quá trình phân hủy kỵ khí chất bẩn là quá trình diễn ra hàng loạt các phản ứng
sinh hóa phức tạp và có thể chia thành 4 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong quá trình
phân hủy các chất thải hữu cơ như sau:
- Thủy phân: Các phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein,
lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường, các amino
acid, acid béo).
- Axit hóa: Vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản
như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh
khối mới.
- Axetic hóa: Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn acid hóa
thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
- Methanol hóa: Acetic, H2, CO2, acid fomic và methanol chuyển hóa thành
methane, CO2 và sinh khối mới.
I.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình phân hủy
- Nhiệt độ: là yếu tố điều tiết cường độ của quá trình. Nhiệt độ tối ưu cho quá
trình này là 35oC. Như vậy quá trình này có thể thực hiện ở điều kiện ấm ( 30-35oC)
hoặc nóng (50-55oC). Khi nhiệt độ dưới 10o C vi khuẩn tạo metan hầu như không hoạt
động.
- Liệu lượng nạp nguyên liệu (bùn) và mức độ khuấy trộn: Nguyên liệu nạp cho
quá trình cần có hàm lượng chất rắn bằng 7÷9%. Tác dụng của khuấy trộn là phân bố
đều dinh dưỡng và tạo điều kiện tiếp xúc tốt với các vi sinh vật và giải phóng khi sản
phẩm ra khỏi hỗn hợp lỏng-rắn.
- Tỉ số C/N: Tỉ số C/N tối ưu cho quá trình là 25÷30/l
- pH: pH tối ưu cho quá trình dao động trong phạm vi rất hẹp, từ 6,5 đến 7,5.
Do lượng vi khuẩn tạo ra bao giờ cũng bị giảm trước khi quan sát thấy pH thay đổi,
nên nếu pH giảm thì cần ngừng nạp nguyên liệu, vì nếu tiếp tục nạp nguyên liệu thì
hàm lượng axit tăng lên dẫn đến kết quả là làm chết các vi khuẩn tạo CH4.
Ngoài ra phải kể đến ảnh hưởng của dòng vi khuẩn, thời gian lưu cần đủ để
đảm bảo hiệu suất khử các chất ô nhiễm và điều kiện không chứa các hóa chất độc, đặc
biệt là kim loại nặng (Cu,Ni,Zn,...), hàm lượng NH3 và sunfua quá dư cùng một số
hợp chất hữu cơ khác như bảng dưới:

I.2.3.3. Một số loại bể xử lí sinh học bằng phương pháp kị khí


 Công trình tự nhiên
- Trong tự nhiên quá trình xử lý sinh học kị khí chỉ tồn tại ở dạng ao, hồ kị khí,
thường phải sâu hơn 2m

25
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

- Nước thải nhờ bơm chìm nước thải dẫn vào hồ, cửa xả nước ra theo kiểu thu
nước bề mặt và có tấm ngăn bùn
 Sử dụng bể lọc kị khí
- Bể lọc kị khí là cột chứa vật liệu rắn trơ là giá thể cố định cho VSV kị khí
sống bám trên bề mặt
- Dòng nước thải đi từ dưới lên (phân bố đều), tiếp xúc với màng vi sinh bám
dính trên bề mặt giá thể.
- Chất rắn không bám dính có thể lấy ra khỏi bể bằng xả đáy và rửa ngược.
 Sử dụng công trình kị khí tiếp xúc
- Công trình này bao gồm một bể phản ứng và một bể lắng riêng biệt với một
thiết bị điều chỉnh bùn tuần hoàn.
- Nước thải chưa xử lý được khuấy trộn với vòng tuần hoàn và sau đó được
phân hủy trong bể phản ứng kín không cho không khí vào.
 Sử dụng bể bùn kị khí dòng chảy ngược – UASB
- UASB có các đặc điểm:
 Bao gồm cả 3 quá trình: Phân hủy – Lắng bùn – Tách khí.
 Tạo thành các loại hạt bùn kỵ khí có mật độ VSV cao và tốc độ lắng vượt xa
do có lớp bùn hiếu khí lơ lửng
- Bể UASB được chia làm 2 vùng, là vùng lắng và vùng chứa bùn phân hủy kỵ
khí (không chiếm quá 60% thể tích bể)
- Nguyên lí hoạt động của bể UASB
 Nước thải sẽ được điều chỉnh pH đảm bảo duy trì ở 6,6 – 7,6 đảm bảo tốt
duy trì cho quá trình phát triển của VSV kị khí
 Hỗn hợp bùn và nước thải sẽ được tiếp xúc nhau và phát triển sinh khối
bằng cách vi sinh vật sử dụng các chất ô nhiễm và tạo thành 70% đến 80%
CH4
 Nhằm tách lượng khí ra khỏi nước sau xử lý người ta đặt các tấm vách
nghiêng, tại đây sẽ xảy ra hiện tượng tách pha khí – lỏng – rắn.
 Nhằm hấp thụ triệt để lượng khí trên thì hỗn hợp khí sẽ được dẫn qua bình
dung dịch NaOH từ 5 đến 10%.
 Bùn sau đó sẽ được lắng xuống do tách hoàn toàn khí còn nước thải theo
màng tràn răng cưa dẫn đến bể xử lý tiếp theo.
I.2.3.4. Đánh giá ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
 Không cần xử dụng oxy, giảm chi phí điện năng cho quá trình cấp khí.
 Quá trình kỵ khí tạo ra ít bùn hơn so với quá trình xử lý sinh học hiếu
khí.
 Quá trình xử lý kỵ khí tạo ra lượng khí Metan lớn, có thể được dùng để
cấp khí cho lò hơi.

26
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

 Nhu cầu năng lượng cho quá trình được giảm nhiều.
 Thích hợp cho loại nước thải ô nhiễm nặng (với tỷ lệ BOD/COD > 0.5)
 Có thể được thiết kế để hoạt động dưới tỉ trọng cao.
Nhược điểm:
 Tốc độ phản ứng diễn ra chậm.
 Quá trình phân hủy cần nhiều thời gian hơn.
 Quá trình khởi động cần lượng bùn lớn hơn.
I.2.3.5. Một số nhà máy bia

Hình 1.17. Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Nhà máy bia Carlsberg Brewery – Cyprus
Nội
I.2.4. Phương pháp màng sinh học hiếu khí
I.2.4.1. Tổng quan
Phương pháp màng sinh học hiếu khí là phương pháp kết hợp sử dụng màng lọc
sinh học để lọc các chất hữu cơ, bùn vi sinh, cặn lơ lửng, vi khuẩn,… đồng thời kết
hợp với sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất có trong nước thải dưới
điều kiện được cung cấp oxy liên tục ở nồng độ phù hợp. Hình dưới đây cho ta thấy
cái nhìn tương quan giữa 2 hệ thống xử lý nươc thải thông thường và hệ thống sử dụng
phương pháp màng sinh học hiếu khí (MBR).

27
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình 1.18. Công nghệ xử lý thường và công nghệ MBR


Ta có thể thấy, phương pháp sử dụng màng MBR giúp ta tiết kiệm được diện
tích và chi phí xây dựng cơ sở vật chất cho nhà máy xử lý nước thải. Đồng thời việc
quy trình xử lý đơn giản, ít công đoạn nhưng mang lại hiệu quả vượt trội đã khiến
công nghệ MBR trở nên ưu việt hơn so với các công nghệ khác.
I.2.4.2. Các quá trình
Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ từ nhà máy được đưa qua bể điều hoà để
điều tiết lưu lượng, giảm nhiệt độ, nồng độ cũng như điều chỉnh một số thành phần
cho phù hợp với điều kiện sinh sống và phát triển của vi khuẩn. Nước thải sau điều
chỉnh được dẫn qua bể hiếu khí tích hợp màng lọc MBR. Khí oxi được cung cấp đầy
đủ qua thiết bị sục khí, tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển.
Tại đây, quá trình phân giải hiếu khí của các chất có trong nước thải được diễn ra. Vi
khuẩn phân giải các chất hữu cơ, kim loại, hoá chất,… có trong nước thải tạo thành
bùn hoạt tính lơ lửng trong pha lỏng. Sau đó, nước thải chứa bùn hoạt tính, vi khuẩn,
các chất rắn lơ lửng,… được máy bơm thổi qua màng lọc. Do màng lọc có kích thước
nhỏ chỉ từ 0,01 – 0,2 µm nên hầu hết các chất thải và vi khuẩn được giữ lại bên ngoài,
chỉ có nước đạt tiêu chuẩn sau lọc được dẫn qua các ống dẫn rồi xả ra bể chứa nước
sạch. Trong quá trình lọc sẽ có bùn lắng lại sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể để tiết
kiêmh chi phí, tối ưu hiệu quả của quá trình phân giải hiếu khí. Lượng bùn dư sẽ được
bơm ra ngoài để xử lý riêng.

Hình 1.19. Quy trình xử lý phương pháp MBR

28
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình 1.20. Quy trình cụ thể của phương pháp MBR


Hình dưới đây cho ta cái nhìn tổng quan về cấu tạo của màng lọc cũng như cách
mà màng hoạt động để lọc nước.

Hình 1.21. Hoạt động của màng lọc

Hình 1.22. Cấu tạo của 1 loại màng lọc

29
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình trên cho ta thấy cấu tạo của màng lọc gồm một bó các sợi lọc có kích
thước rất nhỏ với độ dày mao dẫn từ 40 – 50 µm. Trên các mao dẫn chứa các lỗ mao
với kích thước đường kích lỗ mao chỉ từ 0.01 – 0.2 µm làm cho hiệu quả lọc vượt trội
hơn so với các phương pháp khác. Dưới đây là hình ảnh màng sinh học được áp dụng
trong thực tế.
Hệ thống máy bơm hút sẽ được kích hoạt với chế độ hoạt động khoảng 10 phút,
ngừng hoạt động 1-2 phút để hút nước sạch từ trong các sợi lọc ra truyền dẫn vào bể
chứa nước sạch. Hệ thống bơm hút hoạt động phụ thuộc vào áp suất trong màng, khi
áp suất chân không trong bể vượt quá thông số tính toán bể MBR, tức là lớn hơn 50
kpa so với mức trung bình (10 – 30 kpa) thì 2 ống bơm hút sẽ ngắt tự động. Đồng thời,
ống bơm thứ 3 hoạt động rửa ngược trở lại để rửa màng lọc nhằm đảm bảo màng lọc
không bị tắc nghẽn. Lúc này màng MBR sẽ bị rung chuyển và khiến cho các chất cặn
tại đây rơi xuống.
I.2.4.3. Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm
• Thời gian lưu nước ngắn 2,5 – 5 giờ (Với bể sinh học hiếu khí thông thường
thời gian lưu nước từ 6 – 14 giờ)
• Thời gian lưu bùn dài
• Không cần công đoạn lắng thứ cấp
• Quy trình điều khiển, vận hành lắp đặt tự động
• Chất lượng nước đầu ra đảm bảo: BOD < 5mg/l, COD < 10 mg/l, TSS < 1
mg/l, hiệu suất lọc Nitơ và Ammonia lên đến 90 – 95% và đặc biệt hiệu suất loại bỏ vi
khuẩn và virus rất cao
• Hiệu quả lọc tăng từ 10%-30% so với công nghệ bùn hoạt tính truyền thống
do công nghệ bùn hoạt tính truyền thống (CAS) chỉ vận hành ở nồng độ bùn hoạt tính
từ 3,000 – 5,000 mg/l trong khi công nghệ MBR, MLSS có thể đạt trong khoảng 3,000
– 15,000 mg/l,. Hệ thống thường được thiết kế ở 8,000 – 10,000 mg/l
Nhược điểm
• Do lỗ màng có kích thước nhỏ nên dễ bị nghẽn màng ảnh hưởng đến quá trình
xử lý nên tốn kém thời gian và công sức khi quản lý và xử lý.
• Chi phí đầu tư mua màng cao, không áp dụng cho các loại nước thải có độ
màu cao và nhiều hóa chất, dễ bị tắc màng nếu không vệ sinh định kỳ và đúng cách.
• Việc làm sạch màng phải sử dụng hóa chất để làm sạch màng gây tốn kém
thêm chi phí.
• Thời gian để làm sạch màng lọc khoảng từ 6 đến 12 tháng tùy thuộc vào loại
nước thải xử lý gây nên sự trì hoãn chậm trễ.
• Do hạn chế về chi phí đầu tư nên công nghệ thường áp dụng cho các công suất
nhỏ hơn 50m3/ngày đêm.

30
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

I.2.4.4. Một số nhà máy sử dụng phương pháp MBR


+) Tuas Water Reclamation Plant – Singapore
+) Henriksdal Wastewater Treatment Plant – Stockholm, Sweden
+) Huaifang Water Recycling Project - Beijing, China
+) Seine Aval Plant- Acheres, France
+) Big Creek Water Reclamation Facility - Fulton County, GA, USA
+) Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội
+) Dự án Hồ Tràm – Vũng Tàu
I.2.4.5. Một số lưu đồ P&ID điển hình cho phương pháp MBR

Giải thích sơ đồ:


+ Ban đầu, nước thải được đưa qua lọc sơ bộ rồi xả vào bể chứa PUMPING
STATION. Tại đây, nước thải được bơm qua một lưới lọc vào bể đầu vào. Lưu lượng
kế FI đo vận tốc dòng chảy của nước thải bơm vào Inlet tank, kết hợp với cảm biến
điều khiển mức nước LIC để điều chỉnh máy bơm P01 sao cho phù hợp. Nếu LIC vượt
quá mà bơm P01 chưa kịp điều chỉnh thì có thể xả đáy qua kênh Drain.
+ Khi nước thải từ Inlet Tank đến một mức nào đó sẽ chảy sang vể Anoxic. Tại
đây, máy khuấy hoạt động để trộn nước thải, tránh hiện tượng lắng bùn. Cảm biến đo
thế oxi hoá khử gửi tín hiệu để điều khiển máy khuấy, tăng tốc độ phản ứng.
+) Nước thải tiếp tục được chảy sang bể hiếu khí kết hợp màng lọc. Tại đây
máy xục khí B01 hoạt động, cấp khí oxi cho quá trình hiếu khí. Lưu lượng kế FI đo và
điều chỉnh tốc độ máy xục sao cho phù hợp. Trong bể MBR được trang bị các thiết lập
giám sát liên tục đối với oxy hòa tan (DO), mức nước, áp suất, nhiệt độ để có phương
án điều khiển thích hợp, tạo điều kiện cho vi khuẩn thực hiện phân giải các chất thải.
+ Nước sau khi lọc từ màng MBR được bơm ra ngoài bể chứa PERMEATE
TANK. Nước sau lọc được kiểm soát về áp suất thuỷ tĩnh, lưu lượng chảy nhờ cảm

31
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

biến PI và FI. Bùn tái sinh sẽ được bơm tuần hoàn vào bể ANOXIC, còn bùn dư được
thải ra ngoài.
Dưới đây là 1 số mô hình sử dụng phương pháp MBR:

32
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình 1.23. Sơ đồ P&ID


Trong đó:
+) 1, 2, 3, 4, 5: bể chứa đầu vào, bể anaerobic, bể anoxic, bể aerobic MBR, bể
khử trùng
+) 6, 11, 13, 16: bơm hút, bơm ly tâm, bơm khí, bơm nước sau xử lý
+) 7, 12, 14, 15: liquid flow meter, gas flow meter, liquid flow meter, vacuum
pressure gauge
+) 8, 9, 10: máy khuấy, thiết bị sục khí, module tấm màng MBR
I.2.4.6: Kết quả so sánh với phương pháp bùn hoạt tính truyền thống

Qua bảng trên, ta có thể thấy phương pháp MBR mang lại kết quả vượt trội so
với phương pháp sử dụng bùn hoạt tính truyền thống. Hiệu quả xử lý COD, TSS hay
các hợp chất của nito N-NH4 đạt được gần như tuyệt đối 99%, 99,9% và 99,2%. Bên
cạnh đó hiệu quả xử lý các hợp chất của photpho cũng đạt được hiệu quả cao hơn hẳn
88,5% cho CAS và 96,6% cho MBR, cao hơn 8,1% Lượng bùn do phương pháp MBR
sinh ra nhiều hơn không đáng kể, cao hơn phương pháp CAS 0,05 kg VSS/COD.ngày.

33
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

I.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG


I.3.1. Tổng quan về hai phương pháp xử lí nước thải hiếu khí và kị khí
Hiện nay trong công nghệ xử lí nước thải nhà máy bia thương được xử dụng hai
phương pháp hiếu khí và kị khí. Dưới đây là bảng tổng quát chung phân biệt và mức
độ hiệu quả của hai phương pháp:
Nội dung Phương pháp hiếu khí Phương pháp kị khí
Vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng
và pháp triển nhờ cung cấp lượng Vi sinh vật kỵ khí tồn tại trong
oxy liên tục và thường xuyên. điều kiện không có không khí, đặc
Khái niệm Nếu không được cung cấp đủ biệt nếu có sự xuất hiện của oxy
lượng oxy thì VSV sẽ chết hoặc thì nguồn VSV không thể đem lại
hoạt động yếu dần. hiểu quả xử lý cao.

Đều sử dụng VSV để phân hủy chất hữu cơ và kim loại nặng trong
Giống nhau
nguồn nước
Khác nhau:
Không được cung cấp oxy liên tục
Nguồn oxy được cung cấp liên vì thế mà quá trình này diễn ra
Lên men tục và không thể thiếu trong suốt đơn giản và ít phực tạp hơn so với
quá trình xử lý của VSV phương pháp hiếu khí.

 Thủy phân
 Oxy hóa chất hữu cơ
 Acid hóa
Giai đoạn xử lý  Tổng hợp tế bào mới
 Acetic hóa
 Phân hủy nội bào
 Methane hóa
VSV kỵ khí dùng để khử lượng
VSV hiếu khí dùng để xử lý nước
chất độc trong ngành công nghiệp,
Quá trình sinh hóa thải chứ nhiều chất hữu cơ và tồn
đặc biệt ngành chế biến thực
tại dưới dạng hữu cơ hòa tan.
phẩm, sản xuất bia.
Công nghệ xử lý hiếu khí gồm:
Công nghệ xử lý kỵ khí gồm:
 Sinh trưởng lơ lửng
Phân loại  Sinh trưởng dính bám
 Hồ sinh học hiếu khí
 Sinh trưởng lơ lửng
 Sinh trưởng dính bám
VSV xử lý hiếu khí gồm:
VSV xử lý kỵ khí gồm:
 Penicillium
 Methannosacrina
 Bacillus
Vi sinh vật  Methannococus
 Cytophaga
 Methanobrevibacter
 Cellulomonas
 Methanothrix
 Aspergillus
Ưu điểm  Ít gây ra mùi hôi, tạo ra  Giảm hao phí điện năng sử

34
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

nguồn nước đảm bảo đạt


tiêu chuẩn dụng, ít tạo ra bùn
 Khả năng vận hành đơn  Tạo ra khí metan lớn có
giản thể dùng để cấp lò hơi
 Bùn sau xử lý có thể tái sử  Có thể xử lý nguồn nước
dụng làm phân bón với tải trọng cao
 Chi phí đầu tư thấp
 Chi phí vận hành cao
 Tốc độ phân hủy lâu
 Tạo ra lượng bùn thải lớn
 Nồng độ bùn cao
Nhược điểm  Chỉ áp dụng để xử lý
 Tốc độ phản úng diễn ra
nguồn thải có nồng độ ô
chậm hơn
nhiễm thấp
Hình 1.24.Bảng tổng quan đánh giá
Tùy thuộc vào vào điều kiện, tính chất, quy mô, điều kiện địa lý, … mà sử dụng
công nghệ xử lý phù hợp. Với những ưu thế và đặc trưng như trên, mỗi một phương
pháp sẽ được xử lý phù hợp với từng đối tượng nguồn nước khác nhau. Hoặc để tạo
hiệu quả cao có thể kết hợp cả 2 phương pháp trên nhằm loại bỏ hoàn toàn chất ô
nhiễm nguồn nước.
I.3.2. Quy trình xử lí nước thải nhà máy bia
Muốn nước thải đưa ra nguồn tiếp nhận đạt giới hạn cho phép(QCVN
40:2011/BTNMT) thì phải xử lý nước thải. Dưỡi đây là quỳ trình xử lí nước thải

Hình 1.25.Công nghệ xử lí nước thải nhà máy bia


Khi lựa chọn các công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia cần quan tâm tới
những tiêu chí sau:

35
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

 Lưu lượng nước thải phát sinh, thành phần và tính chất của nước thải cần
xử lý.
 Diện tích mặt bằng để xây dựng hệ thống, kinh phí dự toán ban đầu.
 Vật liệu sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải
 Thiết bị sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải
 Giới hạn tiếp nhận của nước thải sau xử lý
 Chi phí vận hành của hệ thống sau khi hoàn thành
 Khả năng xử lý của hệ thống khi nhà máy mở rộng sản xuất, lưu lượng
phát sinh nước thải nhiều
Từ những yêu cầu công nghệ trên kết hợp với đặc tính nước thải của các nhà
máy bia tương đối gần nhau do công nghệ ít thay đổi từ nhà máy này sang nhà máy
khác. Nhưng sự khác nhu cơ bản ở quá trình rửa chai, lon, máy móc, thiết bị.
Đối với các nhà máy xử lý nước thải sau khi xử lí thô để loại bỏ rác cặn thì chia
thành hai giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí sử dụng bể UASB, vì
tải lượng COD và BOD của nước thải nhà máy bia là khá cao (> 2000 mg/l) và tỉ lệ
COD:BOD > 0.5. Ở giai đoạn 1 chi phí xử lý nước thấp, xử lý được khối lượng nước
thải cao và giảm đi lượng bùn thải ra ở giai đoạn tiếp theo. Nước thải sau khi xử lý ở
giai đoạn 1 sẽ loại bỏ được từ 65% - 85% COD<BOD, các chỉ số SS loại bỏ được
60%- 80%, photpho 8%-12%, nito 15%-50%.
+ Giai đoạn 2: Xử lý bằng phương pháp hiếu khí để loại bỏ các chất hữu cơ
còn lai, do phương pháp này có hiệu suất cao từ 80%-95%, nước thải sau gia đoạn 2 sẽ
đạt chất lượng nước đầu ra về chí số COD,BOD, SS.
I.3.3 Hệ thống Scasa nhà máy bia Haniken
Nhà máy bia Haniken với lượng nước thải báo cáo 5150m^3/ ngày. Hệ thống
Scada tiên tiến với các công nghệ giúp kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào, đầu ra
và trong toàn quá trình:

Hình 1.26. SCADA nhà máy bia Heniken

36
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Quy trình xử lí của hệ thống nhà máy bia Haniken. Nước thải của nhà máy
được thu gom dẫn vào hầm bơm. Thiết bị lượm rác thô tự động giúp loại bỏ giác và
cặn có kích thước lớn. Tại hầm bơm thì sẽ có máy lấy mẫu thu thập mỗi giờ. Từ hầm
bơm nước thải được đưa qua thiết bị lọc rác tinh để loại bỏ các cặn có kích thước nhỏ
hơn. Sau đó nước được dẫn vào bể điều hòa để ổn định nồng độ PH và nồng độ các
chất ô nhiễm axit hóa nước thải, tạo điều kiện cho quá trình meta hóa trong bể UASB.
Nước thải trước khi vào bể điều hòa được kiểm soát PH, COD và TSS tự động, trong
trường hợp một trong các thông số trên của nước thải vượt giá trị cài đặt nước thải qua
công đoạn lượm rác tinh sẽ được dẫn về bể xử lí sự cố thay vì đi vào bể điều hòa, quá
trình đc kiểm soát bởi các sen sơ PH, COD, TSS và các van điện . Từ bể sự cố nước
thải sẽ được bơm vào bể điều hòa với lưu lượng được kiểm soát tùy vào giá trị PH
COD TSS trong bể, đảm bảo hệ thông luôn luôn ổn định.
Từ bể điều hòa nước được đưa tới bể sử lí sinh học kị khí UASB. Các vi sinh
vật trong bùn hoạt tính kỹ khí trong bể UASB chuyển hóa các chất hữu cơ COD BOD
thành nước phí biogas , metan và CO2 , van xả khí an toàn được lắp đặt để kiểm soát
khí biogas. Khí biogas được thu gom xử lí cô đặc để vận hành nồi hơi, lượng khí
biogas dư sẽ được đốt bằng đầu đốt chuyên dụng. Khí biogas được làm lạnh để loại bỏ
hơi được sau đó được dẫn về để tái sử dụng.
Sau bể UASB nước thải được xử lí tại bể bùn hoạt tính hiếu khí để loại bỏ toàn
bộ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. oxi được cung cấp liên tục bằng các máy
thổi khí. Bùn hoạt tính được dẫn vào bể lắng sinh học để tách bùn nước thải. Sau cùng
nước thải được khử trùng tại bể khử trùng để loại bỏ coliform, ecoli và các vi khuẩn có
hại khác.
I.3.4. Chi phí xây dựng và vận hành nhà máy bia
Chi phí đầu tư theo khảo sát cho ngành đồ uống với đặc điểm xử lí bằng
phương pháp sinh học: dao động từ 8.000.000 – 12.000.000 /m^3.
Chi phí xử lí nước thải (vận hành) phụ thuộc vào hàm lượng COD, hàm lượng
BOD vvv… nước thải nhà máy Haniken có hàm lượng COD từ 1000 mg/lít trở lên có
giá 18000 VND/ m3.

37
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

CHƯƠNG II: XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG KHU DÂN CƯ VÀ KHU


CÔNG NGHIỆP

II.1. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ


II.1.1. Nguồn gốc của nước thải khu dân cư
 Nguồn đầu vào
+ Nước thải sinh hoạt được tạo ra từ quá trình sống của con người như nấu
nướng, tắm giặt, tưới tiêu. Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, khu dân cư,
trường học, chợ, bệnh viện và công trình công cộng khác.
+ Lượng nước thải sinh hoạt sẽ phụ thuộc vào mật độ dân số, đặc điểm kinh
doanh, sản xuất ở khu vực đó. Hiện nay, các dòng nước thải đều được xả ra hệ thống
cống thoát nước chung rồi chảy thẳng ra sông, hồ, kênh, rạch mà không qua xử lý.
Lượng nước thải tích tụ ngày càng nhiều, gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sức khỏe của con người, sinh vật.
 Tác hại của nước thải sinh hoạt
+ Bốc mùi hôi thối, gây cảm giác khó chịu, ngột ngạt cho người dân xung
quanh. Mùi hôi thối mang theo nhiều mầm bệnh, vi khuẩn lơ lửng trong không khí, trở
thành nguy cơ lớn gây ra các bệnh về da, đường hô hấp.
+ Biểu hiện đầu tiên của một dòng nước bị ô nhiễm đó chính là màu đen sánh
đặc, rác nổi lềnh bềnh, gây mất mỹ quan khu vực.
+ Các vùng nước bẩn tích tụ lâu ngày sẽ là môi trường lý tưởng cho ruồi,
nhặng, côn trùng sinh sôi và phát triển, gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Đồng thời,
chúng cũng là vật trung gian mang đến các loại bệnh truyền nhiễm.
+ Chất lượng đời sống của người dân bị giảm sút, cơ sở hạ tầng, kinh tế đều bị
tụt hậu dần, do không ai muốn đầu tư vào một vị trí mà xung quanh bị ô nhiễm.
+ Đối với khu vực nông thôn, nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến
mùa màng, chất lượng nông sản, lưu lượng kim loại nặng nhiều trong nước cũng ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe nếu con người dùng cho việc tưới tiêu, vệ sinh chuồng trại,…
II.1.2. Đặc tính nước thải đầu vào
Đặc trưng nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau.
Trong đó:
 52% là các chất hữu cơ
 48% là các chất vô cơ
 Một số lớn vi sinh vật gồm:
 Virut và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn,…
 Các vi khuẩn không có hại có tác dụng phân hủy các chất thải

38
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình 2.1. Bảng một số chỉ tiêu


II.1.3. Xử lý nước thải khu dân cư
II.1.3.1. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
Việc xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ xử lý nước thải là rất quan trọng.
Vì vậy, trước khi tiến hành lựa chọn và lắp đặt, cần kiểm tra một số tiêu chí:
 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt là gì?
 Hiệu suất xử lý có tốt không?
 Chi phí đầu tư có tương xứng với kết quả nhận được hay không?
 Thời gian hoàn thiện thiết kế và lắp đặt.
 Cách vận hành hệ thống ra sao?
 Tuổi thọ của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt có đáp ứng nhu cầu hay
không?
 Công nghệ xử lý có đáp ứng đúng QCVN 14:2008/BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hay không?
II.1.3.2. Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn
Bể tiếp nhận tập trung nước thải từ các nơi trong tòa nhà chảy về trạm xử lý.
Nước được lưu với thời gian ngắn (khoảng 30-60 phút) nhằm tránh hiện tượng kị khí
sinh mùi hôi. Nước thải từ bể tiếp nhận được bơm lên bể tách dầu bằng bơm nhúng
chìm.
Bể tách dầu có nhiệm vụ loại bỏ lượng dầu mỡ từ khu vực nhà ăn, canteen
trước khi chảy vào bể điều hòa. Dầu mỡ nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến
đường ống, nghẹt bơm và giảm hiệu quả xử lý của các công trình sinh học phía sau.
Trước khi vào bể tách dầu thì nước thải được loại bỏ các tạp chất, rác có kích thước
nhỏ khoảng 2mm bằng thiết bị tách rác tinh. Các loại rác nhỏ này sẽ ảnh hưởng đến

39
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

bơm, đến màng lọc MBR cũng như hệ vi sinh phía sau nếu không được loại bỏ ra khỏi
nước thải. Nước thải sau tách dầu tiếp tục tự chảy sang bể điều hoà.

Hình 2.2. Sơ đồ xử lý tiêu chuẩn


Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa về lưu lượng và nồng độ hữu cơ trong nước
thải tại các thời điểm khác nhau trong ngày nhằm tránh gây quá tải cho vi sinh vật
trong các bể phía sau. Bể điều hòa làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định
cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng quá tải. Trong bể điều hòa có bố trí hệ
thống phân phối khí thô dưới đáy bể nhằm giúp cho nước thải được xáo trộn đều tại
mọi thời điểm và tránh sự lắng cặn trong bể, tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí tạo mùi
hôi. Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm đến công trình xử lý tiếp theo là bể sinh
học hiếu khí tiếp xúc để khử các hợp chất hữu cơ COD, BOD5.
Bể sinh học tiếp xúc thiếu khí kết hợp với hiếu khí (AO-MBBR-ASBR) là nơi
diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ và quá trình Nitrat hoá trong điều kiện cấp
khí nhân tạo bằng máy thổi khí. Quá trình Nitrate hóa là quá trình oxy hóa các hợp

40
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

chất chứa Nitơ, đầu tiên là Ammonia thành Nitrite sau đó oxy hóa Nitrite thành
Nitrate.
 Công nghệ AO:
Phương pháp sử dụng vi sinh vật thiếu khí và hiếu khí để phân giải các hợp chất
hữu cơ có trong nước thải.
Công nghệ này đem lại giải pháp xử lý phù hợp cho nguồn nước thải sinh hoạt
chứa nhiều chất ô nhiễm hữu cơ

Hình 2.3.Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ao


Từ bể điều hòa, nước được bơm qua bể Anoxic (bể thiếu khí)
Tại bể Anoxic
Xảy ra quá tình phân hủy chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo khác có
trong nước thải. Sự tham gia của hệ vi sinh vật thiếu khí. Trong quá tình sinh trưởng
phát triển, vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter sẽ oxi hóa hàm lượng amonia thành

41
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

nitrate. Quá trình khử Nitrate này diễn ra trong môi trường thiếu oxi. Mức oxy hòa tan
này < 1mg/l.
Quá trình khử nito liên quan đến quá trình oxy hóa sinh học. Nhiều cơ chất hữu
cơ trong nước thải sử dụng nitrate hoặc nitrite. Ví dụ như chất điện tử thay vì dùng
oxy. Trong điều kiện không có DO hoặc DO dưới mức giới hạn (nhỏ hơn 2 mgO2/l).
Bể Aerotank (hiếu khí)
Nước từ công trình thiếu khí qua công trình hiếu khí.
Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ: BOD, COD một cách triệt để
nhất. Oxy được cung cấp liên tục và phân tác cho vi sinh hiếu khí hoạt động. Trong
điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trang thái lơ lửng.
Chúng phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành những hợp chất vô cơ đơn
giản.
 Công nghệ MBBR:
Sử dụng các giá thể cho vi sinh bám dính trên đó để sinh trưởng và phát triển.
Công nghệ là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.
Công nghệ này có ưu điểm đó là diện tích xây dựng và thời gian lưu nước ít
hơn. Tuy nhiên, ngân sách xây dựng lại khá cao, đồng thời phát sinh nhiều chi phí cho
giá thể và bảo trì.

Hình 2.4.Công nghệ MBBR


 Công nghệ ASBR:
Là công nghệ xử lý nước thải dạng mẻ tuần hoàn liên tục. Phương pháp này
không cần thiết bị khuấy trộn, bể lắng II.
Hệ thống công nghệ xử lý nước thải này hoàn toàn tự động, giúp giảm thiểu
khối lượng công việc cho kỹ sư và việc theo dõi, xử lý số liệu cũng dễ dàng hơn
Sau khi từ điều hoà, nước thải được bơm vào các bể ASBR thông qua đường
ống dẫn nước & phân phối. Việc điền nước vào các bể ASBR này hoàn toàn tự động
thông qua các van điều khiển và chương trình điều khiển trung tâm. Các bể này là

42
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

công đoạn chính trong quá trình xử lý chính để làm sạch các chất ô nhiễm có trong
nước thải.
Công nghệ ASBR là công nghệ xử lý nước thải dạng mẻ tuần hoàn liên tục,
theo đó các quá trình như oxy hóa cacbon, quá trình nitrat hóa, khử nitơ và khử
Photpho bằng phương pháp sinh học được diễn ra đồng thời. Phương pháp này không
cần thiết bị khuấy trộn, bể lắng thứ cấp. Quá trình xử lý sẽ diễn ra liên tục khi hệ thống
được lắp đặt ít nhất là 2 bể hoạt động song song trở lên.

Hình 2.5. Công nghệ ASBR


Trong suốt quá trình xử lý, bùn hoạt tính sẽ liên tục được sinh ra. Loại bùn này
không có mùi và không gây nguy hại tới sức khoẻ cho người vận hành và môi trường
xung quanh khi được xử lý theo quy trình: Bùn được bơm về bể chứa & lưu bùn sau
đó được bơm lên máy ép bùn để làm khô bùn trước khi đưa đi xử lý hợp vệ sinh.
Bể khử trùng: Nước sau lắng được dẫn qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi
khuẩn gây bệnh còn lại trong nước thải.

43
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Bồn lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn màu và mùi, đảm bảo độ trong cần
thiết trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
II.1.3.3. Đánh giá phương pháp xử lý nước thải
Ưu điểm:
 Tiết kiệm năng lượng
 Chi phí vận hành thấp, dễ vận hành, dễ dàng nâng cấp
 Hiệu quả xử lý BOD,COD,N,P cao
 Nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
Nhược điểm:
 Không thể xử lý trực tiếp tại khu dân cư.
 Chiếm nhiều diện tích xây dựng

II.2. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP


II.2.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước thải công nghiệp
- Hiện nay tình trạng ô nhiễm do nước thải công nghiệp ở nước ta đang ở mức
báo động, Theo nguồn tin của Bộ Tài Nguyên Môi Trường (BTNMT) tổng lượng nước
thải xả ra từ các khu công nghiệp trên toàn quốc dạt khoảng 3000000 m3/ 1 ngày đêm,
trong đó có tới 70% nước xả thải trực tiếp ra kênh rạch, ao hồ mà chưa trải qua quá
trình xử lý của một hệ thống xử lý nước thải nào.
- Ô nhiễm do nước thải công nghiệp ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội, điển
hình như:
• Ảnh hưởng đến môi trường: nước thải làm ô nhiểm các nguồn nước, làm biến
đỗi tính chất của nguồn nước, làm các sinh vật sống trong nước do quá trình hấp thụ
các hóa chất độc hại trong nước thải sẽ gây ra hậu quả như chết hàng loạt, đột biến
gen, …
• Ảnh hưởng đến kinh tế: Thu nhập của người dân từ sản xuất nông nghiệp như
trồng trọt, nuôi thủy hải sản, … cũng bị giảm sút ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập,
gây thiệt hại to lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến công việc làm, gây hậu qủa nghiêm
trọng đến đời sống xã hội cũng như đời sống kinh tế.
• Ảnh hưởng đến sức khỏe: Người dân sống gần ở những khu vực bị ô nhiễm
môi trường dể dàng bị các loại bệnh như ung thu, đột biến, bị các bệnh liên quan đến
truyền nhiễm, hô hấp, phổi, …
II.2.2 Đặc tính nước thải công nghiệp
- Do nước được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong quá trình sản xuất
như làm nguội sản phẩm, làm mát máy, vận chuyển nguyên liệu, làm dung môi, các
quá trình giặt, làm sạch khí, v.v ... nên nước thải công nghiệp bị ô nhiễm bởi nguyên
liệu rơi vãi , các hóa chất tham gia sản xuất. Nước thải công nghiệp có thể chứa chất
tan, các chất không tan, các chất vô cơ, các chất hữu cơ. Nước thải công nghiệp có thể

44
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

mang tính kiềm hoặc axit, không màu hoặc có màu và có thể chứa dầu mỡ cũng như
các chất độc.
- Các thông số đặc trưng cho nước thải công nghiệp bao gồm nhiệt độ, mùi vị,
màu sắc, độ đục; các chất ô nhiễm không tan như các chất có khả năng lắng được, chất
rắn lơ lửng và các chất nổi như dầu, mỡ; các chất tan như các muối vô cơ, các hợp chất
hữu cơ tan trong nước, axit, kiềm. Có những loại muối tan như muối sunfat, muối
clorua không có khả năng phân hủy sinh học.
• Các chất hữu cơ: đặc trưng bởi các thông số BOD và COD
• Tổng cacbon hữu cơ TOC: tổng hợp các chất hữu cơ có chứa cacbon
• Cacbon hữu cơ hòa tan DOC
• Các độc tố: nước thải chứa các kim loại nặng như thủy ngân, đồng, cadmi.
- Đặc tính nước thải được xác định qua đo đạc, lấy mẫu phân tích. Đặc tính
nước thải cho phép đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và là những thông số cần
thiết để lựa chọn phương pháp xử lí và thiết kế tính toán các thiết bị xử lí.

45
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình 2.6.Lượng và đặc tính thải của một số ngành sản xuất

46
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình 2.7.Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp

II.2.3 Xử lí nước thải công nghiệp


- Đề xuất phương án xử lí với từng thành phần nước thải

Hình 2.8.Các phương án xử lí nước thải

47
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Hình 2.9.Tiêu chuẩn về quy chuẩn quốc gia của nước thải công nghiệp
- Các phương pháp xử lí nước thải công nghiệp
 Phương pháp xử lí cơ học
• Dùng để loại bỏ những chất có kích thước và tỉ trọng lớn.
• Có thể xử lí nước thải mạ crom, nước thải xi mạ kẽm, nước thải lò hơi, xử lí
nước thải công nghiệp sản xuất giấy,... và tất cả các nguồn phát sinh nước thải chứa
kim loại nặng khác
 Phương pháp xử lí hóa lí
• Bản chất chính là áp dùng các quá trình hóa học và vật lí nhằm loại bỏ bớt các
thành phần chất ô nhiễm mà không sử dụng được bằng bể lắng
• Công nghệ nổi trội nhất của phương pháp này là:
 Công nghệ keo tụ tạo bông: Thích hợp xử lí nước thải mực in, xử lí nước
thải sơn, dệt nhuộm. Nước thải nhiễm dầu cũng có thể áp dụng.

48
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

 Công nghệ trích ly pha lỏng: Áp dụng cho các loại nước thải công
nghiệp thường chứa các loại ion kim loại, phenol, axit hữu cơ, dầu. Vì chi phí tốn kém
nên khi chất bẩn chạm mốc 3-4g/l mới dùng.
 Phương pháp xử lí hóa học
• Dùng để xử lí nước thải ngành xi mạ kẽm, mạ crom, đồng ...., xử lí nước thải
dệt nhuộm, xà phòng, xử lí nước thải mực in, xử lí nước thải trạm trộn bê tông và xử lí
amoni trong nước thải công nghiệp các ngành sản xuất khác.
• Có thể xử lí các loại nước thải nhiễm, chứa nhiều tạp chất, chất bẩn, có nồng
độ axit cao.
• Thường được triển khai theo hai phương án là Oxy hóa khử và Trung hòa
 Phương pháp xử lí sinh học
• Phù hợp khi xử lí amoni trong nước thải công nghiệp, xử lí nước thải công
nghiệp chế biến café, nước thải mì ăn liền, nước thải nhà máy sữa, xử lí nước thải nhà
máy bia Heineken, Tiger,... Tựu chung lại, các loại nước thải từ ngành sản xuất công
nghiệp chứa thành phần chất hữu cơ đều có thể dùng phương pháp này.
• Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất khi áp dụng với các chất hữu
cơ ở dạng dung dịch, keo và huyền phù vì đây đều là nguồn thức ăn của vi sinh vật
- Công nghệ xử lí nước thải điển hình trong công nghiệp

Hình 2.10.Sơ đồ hệ thống xử lí nước thải điển hình trong công nghiệp
- Thuyết minh công nghệ:
• Bể thu gom, tách mỡ: nước thải công nghiệp từ các nguồn phát sinh được dẫn
về cụm bể thu gom. Bể này có chức năng tiếp nhận trung chuyển nước thải, tách dầu
mỡ ra khỏi dòng nước thải. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc và tuổi thọ của
các thiết bị trong hệ thống xử lý. Rác, dầu mỡ sẽ được người vận hành thu gom định

49
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

kì. Nước thải trong bể thu gom sẽ tiếp tục được đưa sang bể phản ứng hóa lý (keo tụ -
tạo bông).
• Bể keo tụ, tạo bông: tại bể keo tụ, tạo bông: nhờ tác dụng của hóa chất trợ
lắng và keo tụ, các chất ô nhiễm như các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các cặn bẩn,
hay ion kim loại... chúng sẽ kết dính với nhau tạo thành các bông bùn. Bông bùn được
hình thành sẽ lớn dần lên và lắng xuống đáy, phần nước trong hơn sẽ được tự chảy qua
máng thu răng cưa đưa về bể điều hòa.
• Bể điều hòa: bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước
thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng
hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy
thổi khí và hệ thống phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí cũng như lắng cặn
dưới đáy bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể thiếu khí.
• Bể thiếu khí: bằng việc sử dụng các chủng vi sinh vật bám dính dạng thiếu khí
trên giá thể lọc sinh học. Bể thiếu khí có chức năng xử lý nitrat (trong nước thải dòng
vào và dòng tuần hoàn lại từ bể hồi lưu), thủy phân các hợp chất hữu cơ phức tạp
thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, xử lý một phần các hợp chất hữu cơ thành CO2,
H2O, CH4, H2S, sinh khối mới ... Hàm lượng BOD giảm đáng kể sau khi qua bể này.
Nước sau khi qua Bể xử lý thiếu khí được đưa sang Bể hiếu khí để thực hiện quá trình
xử lý hiếu khí.
• Bể hiếu khí : tại Bể hiếu khí, Oxy được cung cấp vào bể thông qua bộ khuếch
tán khí, hệ vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng oxy để phân hủy phần lớn các hợp chất hữu
cơ có trong nước thải. Hệ vi sinh vật hiếu khí dính bám trên hạt mang (giá thể), tạo
thành lớp đệm vi sinh chuyển động xáo trộn trong nước thải làm tăng khả năng tiếp
xúc giữa vi sinh vật với chất hữu cơ, do đó hiệu quả xử lý của quá trình này cao gấp
nhiều lần so với phương án sử dụng bùn hoạt tính truyền thống.
• Kết quả của sự phân hủy các chất hữu cơ bởi hệ vi sinh vật hiếu khí là tạo ra
các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O, NO3- …, và sinh khối mới.Nước sau khi qua
Bể hiếu khí tiếp tục được luân chuyển sang Bể hồi lưu.
• Bể hồi lưu: nước thải sau khi qua bể hiếu khí vẫn còn có thành phần nitrat cao
(do quá trình oxy hoá amoni tạo thành), cần được xử lý nhờ hệ vi sinh vật thiếu khí.
Nước thải từ bể hiếu khí chảy sang bể hồi lưu. Tại đây đặt bơm hồi lưu nước thải đưa
một phần nước thải về bể thiếu khí, giúp xử lý hiệu quả nitrat.
• Nước từ bể hồi lưu tự chảy sang bể lắng cơ học.
• Bể lắng cơ học: bể lắng cơ học có chức năng tạo thời gian lưu cần thiết để
dưới tác dụng của trọng lực bùn cặn còn sót lại trong nước thải sẽ lắng xuống đáy bể,
nước sau lắng được đưa sang bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật trong nước thải.
• Bùn cặn thu được tại đáy bể lắng định kỳ được bơm về bể chứa bùn nhờ bơm
bùn đặt chìm.

50
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

• Bể chứa bùn: bể chứa bùn có nhiệm vụ lắng và chứa cặn (hay còn gọi là sinh
khối) hình thành từ quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước thải từ bể
xử lý sinh học. Thời gian chứa bùn của bể được thiết kế trong khoảng thời gian từ
khoảng 2-3 năm. Ngoài ra, môi trường trong Bể chứa bùn được duy trì trong điều kiện
thiếu khí. Điều này giúp loại bỏ Nitrat trong nước tuần hoàn bơm từ bể lắng cơ học về.
Nước từ bể chứa bùn được đưa về bể điều hoà, để tiếp tục được xử lý.
• Bể khử trùng: bể này có chức năng loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh ra
khỏi nước thải bằng hóa chất khử trùng trước khi xả thải.
II.2.4. Minh họa: Xử lý nước thải cho ngành công nghiệp gỗ
II.2.4.1. Đặc tính nước thải
Nguyên liệu để sản xuất ván gỗ, giấy chủ yếu là bột gỗ. Để thu được bột gỗ, cần
trải qua rất nhiều công đoạn như nghiền, xay, tẩy trắng, sơn, mạ, chống mốc,… Tất cả
cá quy trình đều cần một lượng lớn nước cũng như hoá chất để chế biến. Do đó ngành
công nghiệp chế biến gỗ, giấy thải ra môi trường một lượng lớn nước thải chứa các
thành phần độc hại như:
+) Lignin
+) Hợp chất thơm
+) Axit nhựa, axit béo
+) Tannin và các dẫn xuất của chúng
+) Lưu huỳnh
+) Chất rắn lơ lửng
+) Halogenua hữu cơ có thể hấp phụ (AOX)
+) BOD5, COD
+) Độ pH cao

Hình 2.11. Nhà máy sản xuất gỗ ép, giấy

51
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Qua quá trình tìm hiểu, chúng em có thu thập được thông tin về đặc tính nước
thải đầu vào của nhà máy sản xuất gỗ ván của công ty Arian Wood Factory ở Iran.
Thông tin được cho như ở bảng dưới:
STT Chất gây ô Số liệu Tiêu chuẩn của Iran QCVN 40:2011
nhiễm (Raw Wood (Cho nước bề mặt) BTNMT (Cột B)
Wastewater)

1 COD (mg/L) 1050 100 150


2 BOD5 (mg/L) 517 50 50
3 Colour (Pt-Co) 91 75 150
4 TDS (mg/L) 522 -- --
5 TSS (mg/L) 115 60 100
6 pH 6.8 6.5 – 8.5 5.5 - 9
7 Độ đục 84 50 --
(Turbidity)
8 P-PO4 (mg/L) 2.65 6 6
9 N-NO3 (mg/L) 2.7 50 40
10 Độ dẫn điện 1059 -- --
(EC) (µs)
11 Độ mặn (mg/l) 679 -- --
12 Độ cứng tổng 194 -- --
(CaCO3 mg/l)
Hình 2.12. Bảng đặc tính nước thải thô của nhà máy sản xuất gỗ Arian Wood Factory
Mẫu nước thải trên của ngành công nghiệp gỗ được lấy từ Nhà máy Gỗ Arian,
cách Rasht 15 km, hoạt động từ năm 2015, với sản lượng nước thải khoảng 700
m3/ngày. Các mẫu được đặt thủ công trong các hộp nhựa (20 L), được bảo quản trong
phòng thí nghiệm ở 4°C cho đến khi phân tích.
II.2.4.2. Phương pháp xử lý
Ở đây, nhà máy Arian đã sử dụng phương pháp hoá lý để xử lý nước thải. Cụ
thể quá trình xử lý được chia ra thành các giai đoạn sau.
Giai đoạn 1: Đông tụ - keo tụ: Sử dụng các hợp chất có tính dễ phân giải ion
trong nước, tạo ra các chất keo, dính với mục đích bám, dính lấy các thành phần chất
thải lơ lửng tạo thành các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn và bùn để dễ dàng lọc và
loại bỏ. Đồng thời các chất đông tụ, keo tụ còn phản ứng để làm giảm một số thành
phần chất hoá học có trong nước thải. Các chất thường được sử dụng đó là: Canxi
hidroxit (Ca(OH)2), các muối phèn của nhôm như Nhôm sunphat (Al2(SO4)3), Nhôm

52
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

clorid (AlCl3), phèn sắt như Sắt (III) clorid (FeCl3), hay polyme như Polyaluminum
Clorid (PAC), Polyacrylamid (PAM),….
Trong một bài nghiên cứu có so sánh hiệu quả loại bỏ các thành phần COD,
chất rắn lơ lửng của các chất đông tụ như PAC, FeCl3, Al2(SO4)3. Kết quả cho thấy
PAC có hiệu quả cao nhất trong quá trình đông tụ, keo tụ loại bỏ chất thải. PAC làm
giảm 84,1% COD và loại bỏ độ đục lên đến 82,0%.

Hình 2.13. Hiệu quả loại bỏ COD và độ đục của PAC, FeCl3, Al2(SO4)3
Trong đó:
+) a, b: Ảnh hưởng của nồng độ chất đông tụ đối với việc giảm COD, độ đục.
điều kiện thí nghiệm: liều lượng chất đông tụ (200–800mg/L), khuấy
120rpm/5phút, thời gian lắng (30 phút).
+) c, d: Ảnh hưởng của pH đến việc giảm COD, độ đục.
điều kiện thí nghiệm: liều lượng chất đông tụ (400mg/L), khuấy 120rpm/5phút,
thời gian lắng (30 phút), pH (2–10)
Giai đoạn 2: Gạn lọc: Sau khi các chất đông tụ, keo tụ phản ứng sẽ tạo ra một
lượng lớn chất rắn lơ lửng và bùn. Trong giai đoạn này, bùn được lắng, gạn lọc qua
các bể lắng, lọc và đưa ra ngoài để xử lý riêng.
Giai đoạn 3: Oxi hoá: Xử dụng các chất oxi hoá mạnh như Clo (Cl2), Ozon
(O3), Hidro Peoxide (H2O2),.. để loại bỏ các chất thải trong nước như phenol, các hợp
chất lưu huỳnh, chất nhuộm, xyanua, andehit,… Ở trong bài nghiên cứu sử dụng quá
trình Fenton: là hỗn hợp của Hidro Peoxide (H2O2) kết hợp với sắt đen (thường là sắt

53
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

(II) sunfat, FeSO4) để oxy hóa các chất gây ô nhiễm hoặc nước thải. Fenton được sử
dụng để xử lý nước thải đen và phân hủy lignin. Tỷ lệ loại bỏ lignin, các hợp chất
thơm, và COD lên đến hơn 90%. Bằng cách sử phương pháp phản ứng bề mặt kết hợp
thiết kế tổ hợp trung tâm RSM-CCD để dụng tối ưu hoá quá trình Fenton, thu được kết
quả:
Độ đục và COD được loại bỏ tối đa lần lượt là 94,1% và 72,5% trong điều kiện
tối ưu ([Fe2+] = 250 mg/L, [H2O2] = 500 mg/L, pH = 3,5, thời gian 60 phút).

Hình 2.14. Các trường hợp thí nghiệm theo phương pháp RMS-CCD
Ngoài 3 giai đoạn trên ta có thể thêm giai đoạn xử lý sinh học, sử dụng các quá
trình hiếu khí, kị khí để loại bỏ các thành phần hữu cơ cũng như chất thải còn lại, tối
ưu kết quả xử lý nước thải cho nhà máy.
II.2.4.3. Kết quả đạt được

Hình 2.15.Bảng kết quả xử lý nước thải bằng phương pháp đông tụ, keo tụ của
nhà máy sản xuất gỗ Arian Wood Factory (Iran)

54
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Sử dụng phương pháp Fenton kết hợp với đông tụ, keo tụ đã làm giảm các
thành phần trong nước thải 1 cách đáng kể. Kết quả thu được đều nằm trong giá trị cho
phép. Chỉ số COD giảm 95,6%, BOD5 giảm 96,1%, độ màu và độ đục giảm gần như
100%, các hợp chất của Nito và photpho, các gốc nitrat, phtophat được loại bỏ, còn lại
không đáng kể.
II.2.4.4: Sơ đồ P&ID và SCADA
Dưới đây là sơ đồ P&ID và SCADA của một nhà máy sản xuất gỗ khác
cũng sử dụng phương pháp đông tụ, keo tụ kết hợp với phương pháp sinh học.

Hình 2.16. Sơ đồ P&ID


Giải thích lưu đồ:
+) Ban đầu, nước thải sẽ được đưa vào bể chứa. Các cảm biến mức S400, S401,
S402 đo mức nước thải trong bể. nếu mức nước thấp ở mức cho phép, cảm biến S400
bật, máy bơm P109 bơm nước thải qua bể lọc tĩnh vào bề điều hoà. Khi mước nước
thải ở bể chứa lên cao, cảm biến S401 bật cảnh báo, khi mức vượt quá S401, cảm biến
S402 bật bơm P100 xả bớt nước thải ra bể chứa khác. Nước thải từ bể điều hoà sẽ
được bơm vào bình trộn giai đoạn 1.
+) Trong qua trình trộn của giai đoạn 1 và 2, nhiều loại chế phẩm đã được
chuẩn bị khi khởi động hệ thống sẽ được thêm vào như: sắt clorua, polyelectrolyte và
nhôm clorua, để gạn các chất ô nhiễm trong nước bằng quá trình đông tụ và keo tụ. Để
quá trình này diễn ra trong điều kiện pH tối ưu, canxi hydroxit sẽ được thêm vào ở giai

55
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

đoạn đầu tiên. Động cơ trộn sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình trộn các chế
phẩm hóa chất khác nhau để quá trình đông tụ, keo tụ diễn ra hiệu quả.
+) Sau khi các phản ứng diễn ra tại bể trộn, nước thải sẽ được chuyển sang bể
lắng giai đoạn 1 và bể lắng giai đoạn 2. Tại đây máy khuấy trộn được bật, các chất rắn
lơ lửng và bùn sẽ lắng xuống đáy bể và được đưa xuống bể chứa bùn hoá chất. Trong
bể chứa bùn này có một thiết bị khuấy P107 để tránh cho bùn bị đóng cứng lại.
+) Giai đoạn 3: Nước thải sau xử lý lắng giai đoạn 2 sẽ được đưa xuống bể hiếu
khí để thực hiện quá trình hiếu khí sinh học. Tại đây, máy sục khí C100 và các máy
trộn M109, M110 hoạt động tăng hiệu quả quá trình hiếu khí. Nước thải sau quá trình
hiếu khí sẽ được dẫn ra bể lắng cuối cùng. Tại đây bùn lắng sinh học sẽ được bơm vào
bể chứa bùn sinh học, một phần được tái sử dụng, phần bùn dư được thải ra ngoài.
+) Giai đoạn 4: Nước sau quá trình xử lý hoàn tất được đưa vào bể chứa.
Dưới đây là giao diện SCADA của lưu đồ P&ID trên.

Hình 2.17. SCADA

II.3. HỆ THỐNG XỬ LÝ CHUNG NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ VÀ KHU


CÔNG NGHIỆP
II.3.1. Đặc tính nước thải của khu công nghiệp và khu dân cư
a. Đặc tính nước thải khu công nghiệp
Do nước thải được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong quá trình sản
xuất như làm nguộn sản phẩm, làm mát máy, vận chuyển nguyên vạt liệu, làm dung

56
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

môi, các quá trình giặt rửa, làm sạch. Nước thải công nghiệp có thể có chứa chất tan,
các chất vô cơ, các chất hữu cơ, có thể mang tính kiềm hoặc axit, không màu hoặc có
màu và có thể chứa dầu mỡ cũng như các chất độc hại.
Nước thải khu công nghiệp thì phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất, mô hình
sản xuất và quy mô sản xuất. Các thông số đặc chưng cho nước thải bảo gồm nhiệt độ,
mùi vị, màu sắc, độ đục, các chất ô nhiễm không tan như các chất có thể lắng được,
chất rắn lơ lửng và các chất nổi như dầu mỡ, các chất tan như muối vô cơ, các hợp chất
hữu cơ tan trong nước, axit, kiềm. Có những loại muối tan như muối sunfat, muối
clorua không có khả năng phân hủy sinh học.
• Các chất hữu cơ: đặc trung bởi các thông số BOD và COD
• Tổng cacbon hữu cơ TOC: tổng các hợp chất hữu cơ có chứa cacbon
• Cacbon hữu cơ hòa tan DOC
• Các độc tố: nước thải chứa các kim loại năng như thủy ngân, đồng, chì, kẽm,
cadimi, …
Đặc tính nước thải được xác định qua đo đạc, lấy mẫu phân tích. Đặc tính nước
thả cho phép đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải là những thông số cần thiết để
lựa chọn phương pháp xử lý và tính toán các thiết bị xử lý.
Ví dụ:
• Công nghệ thực phẩm: BOD, chất rắn lơ lửng, các loại thuốc trừ sâu độc hại…
• Nhà máy điện: các chất rắn lơ lửng, thủy ngân, chì, crom, lưu huỳnh dạng
khí,..
• Sắt và công nghiệp thép: các sản phẩm khí hóa, dầu mỡ động vật, các hạt rắn,
axit sunfuric
• Công nghiệp giấy và bột giấy: TSS, BOD, chloroform, furan, dioxin, phenol,
COD và các chất rắn lơ lửng
• Công nghiệp dệt may: BOD, SS, dầu mỡ, sunfua, phenol và crom
b. Đặc tính nước thải sinh hoạt khu dân cư
Nước thải sinh hoạt là là nước được thải ra từ quá trình sinh hoạt của người dân,
bao gồm: tắm giặt, vệ sinh, tẩy rửa, nấu ăn…Chúng được thải ra từ các hộ dân nằm
trong khu dân cư đó. Khối lượng nước thải phụ thuộc vào các yếu tố.
• Quy mô dân số
• Tiêu chuẩn cấp nước
• Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước
• Loại hình sinh hoạt
• Lưu lượng nước thải
• Tải trọng tính theo đầu người
Đặc trưng nước thải khu dân cư có hàm lượng chất hữu cơ lớn, chứa nhiều
visinh vật. Nước thải sinh hoạt của dân cư ô nhiễm chủ yếu bới các thông số 𝐵𝑂𝐷5,

57
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

COD, SS, tổng N, tổng P, dầu mỡ - chất béo. Đặc tính nước thải khu dân cư thường ổn
định hơn so với nước thải khu công nghiệp.
c. Nước thải của khu công nghiệp và khu dân cư
Khi thực hiện xử lý sinh hóa nước thải công nghiệp chung với nước thải sinh
hoạt, quá trình làm sạch ổn định và có hiệu suất cao hơn khi xử lý riêng nước thải công
nghiệp. Do nước thải sinh hoạt chứa các nguyên tố dinh dưỡng sẽ làm loãng nước thải
sản xuất. Mức độ pha loãng cần thiết có thể xác định theo công thức:

Trong đó:
m: tỷ lệ giữa lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất
Lsx: BOD toàn phần của nước thải sản xuất mg/l
Lhh: BOD toàn phần của hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất mg/l
Lsh: BOD toàn phần của nước thải sinh hoạt mg/l

Hình 2.18. Nhà máy xử lí nước thải công nghiệp

58
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

II.3.2. Xử lý nước thải chung, quy trình xử lý nước thải


Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp chung. Nước thải khu công nghiệp
được xử lí theo 4 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: xử lý phương pháp cơ học
 Giai đoạn 2: xử lý phương pháp hóa lý
 Giai đoạn 3: xử lý phương pháp sinh học
 Giai đoạn 4: khử trùng nước

Giai đoạn
STT Thành phần ô nhiễm Phương pháp xử lý phổ biến
xử lý
1 Chất rắn thô Loại bỏ bằng song/ lưới chắn rác
Xử lý bậc 1
2 Chất rắn lơ lửng Bể lắng, tuyển nổi
3 Chất rắn hữu cơ hòa tan Bùn hoạt tính, lọc sinh học Xử lý bậc 2
4 Nito Bùn hoạt tính khử nito
5 Photpho Đông tụ và lắng
6 Khử chất rắn lơ lửng mịn Lọc áp lực
Tiệt trùng bằng hóa chất hoặc bằng
7 Khử vi khuẩn Xử lý bậc 3
màng
Trao đổi ion, thẩm thấu ngược, bay
8 Khử muối vô cơ
hơi
9 Khử màu Oxy hóa bậc cao
10 Khử mùi Thu hồi khí, tháp khử mùi Xử lý bổ sung
Hình 2.19.Bảng các giai đoạn xử lý nước thải
Quá trình xử lý hỗn hợp nước thải khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt có
thể thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 2.20. Sơ đồ xử lý chung

59
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Trong đó:
1. Bể điều hòa
2. Bể lắng sơ cấp
3. Bể trộn nước thải
4. Reroten
5. Bể lắng thứ cấp
6. Bể khử trùng
7. Bể điều hòa
8. Bể lắng sơ cấp
9. Bể xử lý bùn bằng yếm khí
10. Máy tách nước ra khỏi bùn
II.3.3.Hệ thống scada nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp và sinh hoạt

Hình 2.21.Sơ đồ xử lý nước thải chung

Hình 2.22.Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp quốc tế protrade

60
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp Protrade. Nhà máy có tổng công
suất 10000m3 ngày đêm bào gồm nhà đặt thiết bị bơm, nhà đặt máy thổi khí, nhà máy
ép bùn, nhà chứa chất thải nguy hại, nhà kho hóa chất, cụm nhà điều hành. Cụm nhà
chức năng được đặt tại nơi có vị trí cao giúp người vận hành dễ dành quan sát vận
hành và duy trì chế độ hoạt động ổn định cho toàn nhà máy. Phòng điều khiển là nơi
đặt toàn bộ tủ điện của nhà máy và được kết nối với hệ thống điều khiển tự động PLC
– SCADA. Nước thải tập trung của khu công nghiệp sẽ được thu gom về hầm bơm với
quy hoạch 10000 m^3 ngày đêm, lưu lượng nước thải đầu vào hệ thống xử lý sẽ được
kiểm soát liên tục và chặt chẽ thông qua đồng hồ đo lưu lượng được thiết kế theo tiêu
chuẩn Việt Nam. Nước thải đầu vào cụm bể xử lý sẽ được tách cặn rác có kích thước
lớn hơn 2mm bằng thiết bị lượn rác tinh giúp bảo vệ các thiết bị bơm phía sau. Sau khi
loại bỏ rác nước thải được dẫn vào bể tách dầu để loại bỏ váng dầu bề mặt trước khi
chảy qua bể diều hòa. Khí được cấp vào bể điều hòa thông qua hệ thống máy thối khí
và đĩa phân phối khí được lắp đặt dưới đáy bể giúp tạo điều kiện khuấy trộn hiệu quả
để ổn định lưu lượng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải và ngăn chặn tình
trạng tích tụ cặn dưới đáy bể.
Nước thải sau điều hòa được bơm tới cụm xử lý hóa lý, phản ứng keo tụ tạo
bông và lắng hóa lý. Hóa chất phèn và polime được châm vào để keo tụ loại bỏ các
thành phần ô nhiễm và chất rắn lơ lững trong nước thải.
Nước thải sau cụm xử lý hóa lý được đưa tới bể xử lý sinh học để xử lý, hệ
thống bao gồm xử lý sinh học hiếu khí kết học thiếu khí và bể lắng sinh học. Dưới sự
hoạt động của các VSV hiếu khí và kị khí toàn bộ các chất ô nhiễm COD, BOD và
tổng nito sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Bể hiếu được được cung cấp khi oxi thông qua hệ
thống máy thổi khí và hệ đĩa phân phối khí. Nước được đưa tới bể lắng sinh học
Sau khi nước được đưa qua bể lắng sinh học, nước thải được đưa tới bể khử
trùng đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn cột A BTNMT

61
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

CHƯƠNG III: HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI - XỬ LÝ HỖN


HỢP NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP BẰNG
KHUẨN LAM

III.1. TỔNG QUAN


III.1.1. Tình hình thực tế
Công ty Thoát nước Vệ sinh Alexandria (ASDCO), Alexandria, Ai Cập có hai
nhà máy xử lý chính: phía đông và phía tây (EWTP và WWTP) tiếp nhận hỗn hợp
nước thải sinh hoạt và công nghiệp và xả vào hồ Mariut. Hồ có mức độ khủng khiếp
của chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, sinh vật gây bệnh, phân bón, thuốc trừ sâu và
kim loại nặng vượt quá mức được báo cáo trong các hồ ô nhiễm cao trên toàn thế giới.
Việc cô lập và sử dụng sinh khối vi khuẩn lam được tạo ra tại địa phương cho các quy
trình xử lý các chất ô nhiễm có độc tính cao mang lại một công cụ rất hiệu quả và rẻ
cho các hoạt động công nghiệp của chính phủ hoặc tư nhân ở Alexandria và sẽ tạo ra
một nguồn thu ở các địa phương của Ai Cập.
III.1.2. Vi khuẩn lam
Vi khuẩn lam sống trong các môi trường thủy sinh bị ô nhiễm nặng, nơi chúng
phân bố rộng rãi và chiếm ưu thế trong các quần thể vi thực vật [25, 27, 57]. Chúng có
được sức đề kháng và tính chọn lọc tự nhiên chống lại các chất ô nhiễm môi trường do
khả năng tồn tại và hoạt động trao đổi chất của chúng không bị ảnh hưởng bởi sự giảm
mức độ của các chất ô nhiễm có thể phân hủy sinh học mà chúng có thể phân hủy. Vi
khuẩn lam đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc tích tụ và phân hủy các
loại chất ô nhiễm môi trường khác nhau, bao gồm thuốc trừ sâu [20, 37, 41], dầu thô
[2, 3, 57] naphthalene [9, 10], phenanthrene [44], phenol và catechol [22, 54] và
xenobiotics [42]. Vi khuẩn lam đã được sử dụng hiệu quả như một phương pháp chi
phí thấp để xử lý nước thải chăn nuôi bò sữa [36], các chất dinh dưỡng vô cơ hòa tan
từ các trang trại nuôi cá [17] và các chất dinh dưỡng (N và P) [14, 15, 30, 45, 48].
Chúng cũng được báo cáo là tác nhân hiệu quả để đồng hóa chất hữu cơ từ môi trường
ô nhiễm [4, 43, 60] cũng như chuyển hóa và loại bỏ kim loại nặng [4, 34, 49]. Vi
khuẩn lam đã được sử dụng thành công trong việc xử lý sinh học các sự cố tràn dầu ở
các khu vực khác nhau trên thế giới [12, 50, 51, 56].

III.2. XỬ LÝ ĐƯỢC THỰC HIỆN


Trong nghiên cứu này, ba loài vi khuẩn lam khác nhau; hai loại họ Anabaena
spp. (Anabaena oryzae, Anabaena variabilis) và Tolypothrix ceytonica được nghiên
cứu về khả năng phân hủy sinh học chất hữu cơ và loại bỏ kim loại nặng khỏi nước
thải được xử lý sơ cấp của EWTP và WWTP do chúng có sức đề kháng cao và thích
nghi để đối phó với nhiều chất gây ô nhiễm khác nhau. Chúng cũng đã được chứng

62
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

minh khả năng phân hủy cao của hydrocacbon clo hóa khó phân hủy Lindane
(C6H6Cl6 thuốc sâu 3 con 6 :v) [20] và các kim loại nặng [1].
Quy trình: Lấy mẫu đại diện nước thải đi vào 2 nhà máy trong suốt 24 giờ để
tránh sự dao động của dòng chảy và cường độ của dòng chảy.
Đặc tính của nước thải: Các thông số chất lượng nước thải bao gồm nhu cầu
oxy sinh hóa (BOD5); nhu cầu oxy hóa học (COD); tổng chất rắn lơ lửng (TSS); tổng
chất rắn hòa tan (TDS); chất béo, dầu mỡ (FOG) và hai kim loại nặng (Zn, Cu) được
đặc trưng trước và sau khi xử lý để xác định hiệu quả của quá trình xử lý. Trong số các
kim loại nặng, Cu và Zn được chọn vì mức độ trung bình của chúng trong nước thải
được xử lý sơ cấp cao hơn giới hạn tối đa cho phép (MPL) theo Luật Môi trường Ai
Cập (48/1982 và 4/1994) để xả thải an toàn vào nguồn nước.

Hình 3.1.Đặc điểm nước thải sau xử lý sơ cấp của 2 nhà máy
Các loài đã chọn được cấy riêng lẻ trong 100 ml môi trường nuôi cấy (ba lần
lặp lại) và ủ trong 2 tuần cho đến khi thu được sự phát triển mạnh mẽ. Nước thải từ cả
hai nhà máy (EWTP và WWTP) được phân phối (mỗi nhà máy 900 ml) vào 18 bình
nón đã khử trùng (2 l), chín bình cho mỗi dòng thải. Mỗi mẫu nuôi (100 ml) được gieo
riêng vào nước thải từ cả hai nhà máy (EWTP và WWTP) với thể tích cuối cùng là 1L
mỗi mẫu và được ủ trong các điều kiện phù hợp trong 7 ngày. Sáu bình khác (ba bình
cho mỗi nhà máy) được cung cấp 1L cho mỗi bình nước thải của cả hai nhà máy mà
không có vi khuẩn lam để kiểm soát cho quá trình xét nghiệm sinh học. Chúng được ủ
trong cùng điều kiện, được lấy mẫu và xác định đặc điểm ở cùng khoảng thời gian với
nước thải đã qua xử lý. Để xác định dư lượng kim loại nặng và các thông số khác, các
mẫu được thu thập trong khoảng thời gian 24 giờ. Tại mỗi thời điểm lấy mẫu, 130 ml
từ mỗi bình được rút ra một cách vô trùng, tại đó tất cả các thông số được khảo sát
được xác định và tính toán hiệu quả loại bỏ của chúng bằng cách sử dụng các loài đã
chọn.
Kết quả thu được sau xử lý: Đặc điểm nước thải Nước thải đã qua xử lý sơ cấp
do hai nhà máy sản xuất được đặc trưng (Bảng 1). BOD5, COD, TSS, TDS, FOG, Zn

63
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

và Cu ghi nhận mức trung bình lần lượt là 155, 380, 184, 1250, 22, 0,1779 và 0,0577
mg / l trong nước thải xử lý sơ cấp của EWTP. Cao hơn đáng kể đối với hầu hết các
thông số được kiểm tra được phát hiện trong nước thải của nhà máy xử lý WWTP, đặc
biệt là hàm lượng hữu cơ, chất rắn và dầu mỡ trong đó 280, 519, 435, 1609, 32 mg/l
được ghi lại là mức trung bình cho BOD5, COD, TSS, TDS và FOG, tương ứng.

Hình 3.2.Bảng Nồng độ cặn (RC) của các thông số chất lượng từ nước thải
EWTP và WWTP bị ô nhiễm sử dụng vi khuẩn lam đã chọn ở các thời điểm tiếp
xúc khác nhau

64
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

III.3. KẾT LUẬN


Kết quả của nghiên cứu này đã chứng minh tầm quan trọng và lợi thế của công
nghệ sinh học của việc sử dụng vi tảo đã được thử nghiệm để xử lý nước thải, nơi có
triển vọng loại bỏ các chất gây ô nhiễm được khảo sát trong thời gian ngắn không quá
một tuần. Đối với loại bỏ chất hữu cơ, BOD5 và COD RE đạt được cao nhất ghi nhận
lần lượt là 89,29 và 73,68% do A. variabilis và A. oryzae. Đối với chất rắn, RE đạt
được cao nhất đối với TSS và TDS ghi nhận lần lượt là T. ceytonica và A. variabilis là
64,37 và 38,84%. Đối với chất béo, dầu và mỡ FOG RE đạt được cao nhất ghi nhận
93,75% và do T. ceytonica đạt được. Hiệu suất cao thu được khi loại bỏ hai kim loại
được thử nghiệm đạt lần lượt là 86,12 và 94,63% đối với Zn và Cu của T. ceytonica và
T. ceytonica. Do đó, rõ ràng là phương pháp xử lý được đề xuất cung cấp một công
nghệ chi phí thấp, hiệu quả và thân thiện với môi trường để xử lý nước thải sinh hoạt
hoặc công nghiệp hoặc cả hai loại nước thải. Nghiên cứu sâu hơn có thể được thực
hiện để nhấn mạnh ứng dụng trên quy mô lớn hơn, đặc biệt là với các dạng vi khuẩn
lam cố định.

65
Nhóm 6 – Công nghệ xử lý nước thải (129118)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. “Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học”, Đức Phẩm Lương,
Nhà xuất bản giáo dục, 2012
[2]. “Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp”, Đức Khiển Nguyễn, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2014
[3]. “Expert System of a Sewage Treatment Plant for Wood Industry”, J. Bouza-
Fernandez, G. Gonzalez-Filgueira
[4]. “Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải”, Trần Văn Nhân, Nhà xuất bản khoa
học và kỹ thuật Hà Nội, 2002
[5]. “Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia bằng phương pháp sinh
học”, Quốc Khởi Tạ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, 2007
[6]. “Nghiên cứu, đánh giá một số hệ thống xử lý nước thải tập trung và thiết kế
nhà máy xử lý nước thải khu công nghệ cao Hoà Lạc”, Hoàng Thương
Lương, Bộ Giáo dục và đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2006
[7]. “Optimization of Moving Bed Biofilm Reactor (MBBR) Operation for
Brewery Wastewater Treatment”, Kellie Boyle, Nhà xuất bản Université
d'Ottawa/ University of Ottawa, 2019
[8]. “Treatment of Domestic/Municipal and Industrial Wastewater, Using
Microalgae: Review”, Mangosuthu University of Technology, Engineering
faculty, Department of Civil Engineering.
[9]. “Treatment of mixed domestic–industrial wastewater using cyanobacteria”,
Ebtesam El-Bestawy, Society for Industrial Microbiology 2008
[10]. “Treatment of wood industry wastewater by combined coagulation–
flocculation–decantation and fentonprocess”, Seyyedeh Cobra Azimi ,
Farhad Shirini , Alireza Pendashteh
[11]. “Water and Wastewater Treatment Technologies”, Xuan-Thanh Bui, Chart
Chiemchaisri, Takahiro Fujioka, Sunita Varjani, 2018
[12]. “Water, wastewater and waste management in brewing industries”, Luc
Fillaudeau, Pascal Blanpain-Avet, Georges Daufin, 2005

66

You might also like