Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

ĐỀ CƯƠNG TRIẾT

Phần nghiêng: Phần dẫn/mở rộng. Thiếu ví dụ.

Câu 1: Những điều kiện, tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Khi nghiên cứu sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, giống như các học thuyết khác bao
giờ cũng phải quan tâm tới những yếu tố chủ quan, ở đây chính là những phẩm chất bên trong
của những vĩ nhân sáng lập ra học thuyết đó, hay chính là những phẩm chất vốn có của C.Mác,
Ăng-ghen và Lê-nin. Các vĩ nhân cũng xuất phát từ quần chúng nhân dân, nhưng họ có thể giải
quyết được những vấn đề lịch sử được đặt ra trong những bối cảnh, những giai đoạn lịch sử nhất
định, nắm bắt được thời đại, định hướng được tương lai.
Thế nhưng, ngoài những nhân tố chủ quan đó ra, còn có những yếu tố khách quan, là những
nhân tố bên ngoài tác động vào để có thể hình thành nên học thuyết đó, và đó chính là những điều
kiện, tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Và yếu tố đầu tiên mà chúng ta phải nói tới, đó chính là những điều kiện về kinh tế - xã hội cho
sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Thứ nhất, đó là sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong
điều kiện cách mạng công nghiệp. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin ra đời vào những năm 40 của thế kỉ
XIX. Vào thời kỳ này, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của các nước Tây Âu đã phát triển
mạnh mẽ, với điểm nổi bật nhất chính là cuộc cách mạng công nghiệp, đã thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
được củng cố, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ trên cơ sở vật chất -
kỹ thuật của chính mình, do đó đã thể hiện rõ tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất
phong kiến.
Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghiệp này cũng mang tới những nghịch lý. Việc trang bị
máy móc hiện đại khiến cho giai cấp tư sản ngày càng giàu có lên, trong khi đó giai cấp vô sản
thì ngày càng bị bần cùng hóa. Như vậy những mâu thuẫn xã hội đã ngày càng trở nên gay gắt
hơn và bộc lộ ngày càng rõ rệt, dẫn tới những cuộc đấu tranh giai cấp hay những cuộc cách mạng
xã hội.
Đặc điểm thứ hai trong những điều kiện về kinh tế-xã hội: Phong trào đấu tranh của công nhân
hay giai cấp vô sản.
Giai cấp vô sản được hình thành, phát triển cùng với giai cấp tư sản, cùng tham gia quá trình
đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến. Song sau khi chế độ tư bản được xác lập thì giai cấp vô sản
trở thành giai cấp bị trị, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản vốn là mâu thuẫn đối kháng càng phát
triển, trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng.
Giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập,
là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác.
Bởi thực tiễn xã hội nói chung, nhất là thực tiễn cách mạng vô sản, đòi hỏi phải được soi
sáng bởi lý luận nói chung và triết học nói riêng. C.Mác và Ph.Ăng-ghen là người đã nhìn ra
được sức mạnh của giai cấp công nhân, tổ chức và hướng dẫn họ để họ có thể đứng lên đấu
tranh, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và cao hơn cả là giải phóng con người.

1
Lý luận của C.Mác và Ph.Ăng-ghen kết hợp một cách hữu cơ tính cách mạng và tính khoa
học trong bản chất của mình; nhờ đó, nó có khả năng giải đáp bằng lý luận những vấn đề của thời
đại đặt ra, trong đó triết học đóng vai trò là cơ sở lý luận chung: cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận của giai cấp công nhân. Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lê-nin là tất yếu
khách quan.

Yếu tố thứ hai cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đó là nguồn gốc lý luận của học
thuyết. Sự ra đời của học thuyết là quá trình kế thừa toàn bộ những giá trị tư tưởng nhân loại, để
nâng tầm học thuyết ngang tầm cao của trí tuệ nhân loại. Sự kế thừa có nghĩa là gạn đục khơi trong,
thâu tóm những giá trị của nhân loại và nâng lên một tầm cao mới cho phù hợp với thực tiễn.
Triết học cổ điển Đức, tiêu biểu là hai quan điểm triết học của Heghen và Phoi-ơ-bắc là
nguồn gốc lý luận trực tiếp chủ yếu nhất của triết học Mác-LN. Triết học cổ điển Đức ra đời
khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Lúc đó khoa học kĩ thuật đã phát triển mạnh mẽ, nên
triết học cổ điển Đức đã đưa ra được đưa ra phương pháp tư duy mới – phương pháp tư duy biện
chứng dựa trên thành tựu về sự liên ngành, hợp ngành của các ngành khoa học.
Triết học cổ điển Đức được coi là đỉnh cao nhất của triết học phương Tây và là cầu nối giữa triết
học cận đại và triết học hiện đại.
Heghen mặc dù tư tưởng triết học của ông là duy tâm, nhưng lại có công lao vô cùng to lớn: ông
là người đầu tiên xây dựng phép biện chứng thành hệ thống. Phoi-ơ-bắc là một nhà triết học duy vật
nhân bản, tức là triết học thuộc về con người, không thể rời xa con người, khác với triết học kinh
viện thời kì trung cổ: chỉ toàn lý thuyết suông. Phoi-ơ-bắc đã chỉ ra rằng triết học phải quay trở về để
phục vụ con người.
Triết học Mác – Lê-nin ra đời không chỉ là sự lắp ghép của chủ nghĩa duy vật của triết học Phoi-
ơ-bắc và phép biện chứng của Heghen, mà đều đã có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc của
chúng.

Cơ sở thứ hai là chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: có sự phát triển lâu dài và đạt đến đỉnh
cao vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, hình thành trong thời kì triết học khai sáng Pháp với
những đại biểu nổi tiếng như R.Ooen và S.Phuriê,… Chủ nghĩa xã hội không tưởng có nghĩa là
chủ nghĩa xã hội không trở thành hiện thực.
Ở phương Tây thì T.Mo-rơ là người đầu tiên đề cập tới chủ nghĩa xã hội vào khoảng thế kỉ
XVI. Chủ nghĩa XHKT phê phán sâu sắc chủ nghĩa tư bản và lên tiếng để bảo vệ giai cấp công
nhân, song chưa thấy được bản chất của chủ nghĩa tư bản, không vạch ra được con đường giải
phóng nhân dân lao động và phủ nhận đấu tranh giai cấp, chống lại bạo lực.
Điều đó ngược với chủ nghĩa Mác – Lê-nin. C.Mác đã chỉ ra rằng phải có đấu tranh, giai cấp vô
sản phải đứng lên “tước đoạt” lại chính quyền từ tay giai cấp tư sản, khi đó mới có thể có thể hình
thành chủ nghĩa xã hội. Triết học Mác nói chung là tiền đề lý luận cho chủ nghĩa xã hội phát triển từ
không tưởng thành khoa học.

Kinh tế học chính trị cổ điển Anh: Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại
biểu xuất sắc là A. Xmit và Đ. Ricacđô không những làm nguồn gốc để xây dựng học thuyết
kinh tế mà còn là nhân tố không thể thiếu được trong sự hình thành và phát triển triết học Mác.
Mục đích quan trọng nhất là để luận giải những vấn đề thuộc chủ nghĩa duy vật lịch sử, là những
quy luật cho sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch
sử là phát kiến vĩ đại nhất của C.Mác.

2
Cùng với những nguồn gốc lý luận trên, những thành tựu khoa học tự nhiên cũng là tiền đề
cho sự ra đời của chủ nghĩa M-LN (triết học Mác-LN). Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX,
khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng. Những phát minh lớn của
khoa học tự nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình
trong việc nhận thức thế giới.
Ăngghen nêu bật ý nghĩa của ba trong số những phát minh quan trọng làm cơ sở, nền tảng
cho sự hình thành triết học duy vật biện chứng:
- Thuyết tế bào: cơ sở để chống lại chủ nghĩa duy tâm tôn giáo về sự xuất hiện của con người
và sự phát triển của sự sống.
- Thuyết tiến hóa của Đác-uyn: Thế giới trải qua một quá trình phát triển lâu dài, con người
là sả phẩm cao nhất của giới tự nhiên.
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Chứng minh được rằng vật chất không tự
nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà có sự chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Kết luận: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – LN (trong đó có triết học MLN) là một tất yếu
khách quan.
Chủ nghĩa MLN (THMLN) trở thành học thuyết mang tính khoa học, cách mạng và nhân
văn nhất của thời đại, bởi được xây dựng trên nền tảng chính là những phát kiến khoa học, là lí
luận soi đường, dẫn lối cho sự đấu tranh của giai cấp vô sản và là học thuyết duy nhất chỉ ra con
đường, cách thức đấu tranh là xóa bỏ giai cấp, tiến tới giải phóng con người.

Câu 2: Vấn đề cơ bản của Triết học là gì? Giải quyết thông qua đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm như thế nào?
Triết học là gì?
Thuật ngữ triết học bắt nguồn từ Hy Lạp: “Phylosophia” có nghĩa là yêu thích sự thông thái.
Ở TQ, triết học là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người. Người Ấn Độ lại hiểu triết học là
con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến lẽ phải.
Theo CNDVBC: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới,
về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó.
Vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề cực kỳ quan trọng, là nền tảng xuất phát để giải
quyết những vấn đề khác. Theo Ăngghen: Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của
triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại, giữa ý thức và vật chất, giữa con
người với giới tự nhiên.
Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học còn là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới
quan của các triết gia và học thuyết của họ.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn.
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái
nào?
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Trả lời cho hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường phái triết học
và các học thuyết về nhận thức của triết học.
Việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học đã chia triết học thành hai trường
phái lớn: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Còn việc giải quyết mặt thứ hai chia quan điểm
về nhận thức thành hai phái: Khả tri luận – thừa nhận khả năng nhận thức của con người và Bất khả
tri luận – phủ nhận khả năng đó.

3
Những nhà duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, là tính thứ nhất, còn ý thức là
tính thứ hai. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. Ngược lại các nhà duy tâm lại cho
rằng bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, có trước và quyết định vật chất. Học
thuyết của họ hợp thành những trường phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm.
Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là sự xem xé t phiến
diện tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức, gắn với
lợi ích của giai cấp thống trị. Chủ nghĩa duy tâm cũng có mối liên hệ mật thiết với tôn giáo,
nương tựa vào nhau để cùng phát triển.
Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa
nhận tính thứ nhất của ý thức, mọi sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác cá nhân.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng từa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhưng đó là tinh th ần
khách quan, ý thức khách quan có trước, tồn tại độc lập với giới tự nhiên và với con người như
“ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”,…
Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật có nguồn
gốc từ thực tiễn và sự phát triển của khoa học. Chính qua thực tiễn và khái quát hóa tri thức nhân
loại trên nhiều lĩnh vực, chủ nghĩa duy vật đã thể hiện là hệ thống lý luận chung nhất gắn với lợi
ích của các lực lượng xã hội tiến bộ, định hướng cho các lực lượng này trong ho ạt động nhận
thức và thực tiễn.
Trong lịch sử, chủ nghĩa duy vật đã phát triển với 3 hình thức cơ bản, đầu tiên là chủ nghĩa
duy vật chất phác, ngây thơ thời kì cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ
nghĩa duy vật chất phác lý giải toàn bộ sự hình thành của thế giới qua một số dạng vật chất cụ
thể, cảm tính, coi đó là bản nguyên của thế giới, như học thuyết duy vật cổ đại ở Trung Quốc, Ấn
Độ và Hy Lạp. Dù có nhiều hạn chế nhưng đã lấy bản thân vật chất của tự nhiên để giải thích về
giới tự nhiên. Thứ hai là chủ nghĩa duy vật siêu hình, coi thế giới là một cỗ máy cơ giới mà mỗi
bộ phận đều ở trạng thái tĩnh tại, biệt lập với nhau. Sự phản ánh này về thế giới là chưa đúng,
song đã góp phần chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong
lịch sử, được sáng lập và phát triển bởi Mác, Ăng-ghen và Lê-nin, kế thừa những tinh hoa, khắc
phục hạn chế của các học thuyết trước đó và vận dụng triệt để những thành tựu khoa học kĩ
thuật đương thời. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan
trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức
khoa học và thực tiễn cách mạng.
Trên thực tế, các quan điểm duy tâm tôn giáo đã kìm hãm sự phát triển của khoa học. Khi
mà con người ta chưa có những hiểu biết sâu sắc về thế giới thì một số người có xu hướng tìm tới
những thế lực siêu nhiên, tuyệt đối hóa ý thức để có thể giải thích sự hình thành thế giới. Nhưng
khi khoa học đạt tới những bước phát triển nhất định, thì nó đã bộc lộ rõ những tính hạn chế của
chủ nghĩa duy tâm, cũng như là cả quan điểm siêu hình về thế giới trước đó, vì thế chính sự phát
triển của khoa học là một trong những tiền đề quan trọng để có thể giải quyết được mặt đầu tiên
trong vấn đề của triết học với đỉnh cao là quan điểm duy vật biện chứng: Vật chất có trước, vật
chất quyết định ý thức và cũng đã giải thích được một cách cụ thể, rõ ràng nguồn gốc tạo thành ý
thức, từ đó cũng đã bác bỏ quan điểm của phái Bất khả tri luận, khẳng định con người có khả
năng nhận thức được thế giới và trả lời được mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học. (đoạn
này t chém gió đấy cẩn thận)

4
Câu 3: Phép biện chứng là gì? Các hình thức cơ bản của phép biện chứng.
Biện chứng là khái niệm chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa, vận động và phát
triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Biện
chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh
biện chứng khách quan vào ý thức của con người.
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ
thống các nguyên lí, quy luật để xây dựng nguyên tắc, phương pháp luận cho nhận thức và
hoạt động thực tiễn.
Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng
Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phép biện chứng đã qua ba giai đoạn phát triển,
được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng ngây thơ, chất
phác, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
+ Hình thức thứ nhất là phép biện chứng chất phác, ngây thơ thời cổ đại. Các nhà biện
chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ
sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Tuy nhiên, những gì các nhà
biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực
nghiệm khoa học.
+ Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức này được thể
hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Cantơ và người hoàn thiện là Hêghen. Có
thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã
trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng.
Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực
chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy
tâm.
+ Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong
triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển.
Theo Ăng-ghen, phép BC chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của
sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Phép BCDV
được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học, là thể thống nhất giữa thế giới
quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật nên nó không chỉ là công
cụ để giải thích thế giới mà còn là để cải tạo thế giới.
Vai trò: phép biện chứng là nội dung đặc biện quan trọng trong thế giới quan và phương pháp
luận triết học của chủ nghĩa Mác – LN.
+ Tạo ra tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa M-LN.
+ ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học của cuộc sống.
Câu 4. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và
Ph.Ăngghen thực hiện
Ý nghĩa
1. Khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của CNDV cũ; khắc phục tính chất duy tâm, thần bí
của PBCDT, sáng tạo ra một CNDV triết học hoàn bị, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
2. Vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo
ra CNDVLS - nội dung chủ yếu của bước ngoặt cách mạng trong triết học
3. Bổ sung những đặc tính mới vào triết học → sáng tạo ra triết học duy vật biện chứng

5
Thực chất
1. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mác và Anghen đã công khai tính giai cấp của triết học,
biến triết học của mình trở thành vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản.
2. Ở triết học Mác, tính đảng và tính khoa học thống nhất hữu cơ với nhau. Triết học
Mác mang tính đảng là triết học duy vật biện chứng đồng thời mang bản chất cách mạng và
khoa học.
3. Triết học Mác ra đời đã chấm dứt tham vọng của nhiều nhà triết học muốn biến triết
học của mình thành “khoa học của mọi khoa học”, xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa
triết học và khoa học cụ thể.
4. Triết học Mác ra đời là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học công phu và sáng
tạo.
5. Triết học Mác mang trong mình tính nhân đạo cộng sản. Đó chính là lí luận khoa học
xuất phát từ con người, vì mục tiêu giải phóng con người.

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Câu 10: Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ của lực lượng
sản xuất.
*Các khái niệm.
- Khái niệm sản xuất, sản xuất vật chất.
- Phương thức sx: Khi hình thức xã hội thay đổi thì cách thức sản xuất của con người cũng có sự
thay đổi. Và PTSX dùng để chỉ những cách thức mà con người tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở
những giai đoạn lịch sử nhất định.
Vai trò:
+ Lịch sử xã hội là lịch sử kết tiếp nhau của các phương thức sản xuất từ thấp đến cao.
+ Phương thức sản xuất quyết định tính chất kết cấu xã hội.
+ PTSX quyết định sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Sự thay thế và phát triển của các
phương thức sản xuất phản ánh xu hướng tất yếu của quá trình phát triển của xh loài người từ thấp đến
cao do các quy luật khách quan chi phối.
Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và
quan hệ sản xuất tương ứng.
- Lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn
cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
Tính chất:
+ Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, con người kết hợp sức lao động của mình với tư liệu sản xuất, trước hết là
công cụ lao động tạo thành sức mạnh khai thác giới tự nhiên, làm ra sản phẩm cần thiết cho cuộc sống
của mình.
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Ví
dụ như trình độ thủ công của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên thấp hơn nhiều
so với LLSX ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao.
+ Lực lượng sản xuất có yếu tố được kế thừa và phát triển qua các thời đại.
Cơ cấu: người lao động và tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động)

6
+ Người lao động: là người có kinh nghiệm và thói quen lao động, biết sử dụng tư liệu sản xuất để
sản xuất ra của cải vật chất. Người lao động là yếu tố giữ vai trò quyết định trong các nhân tố tạo
thành lực lượng sản xuất.
Chính con người là chủ thể của quá trình lao động. Tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của
con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế
sử dụng và sáng tạo của người lao động để tạo ra của cải vật chất.
+ Tư liệu sản xuất: gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động gồm công cụ lao
động và các tư liệu lao động khác. Đối tượng lao động là một bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản
xuất.
Nhân tố công cụ lao động phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và trình
độ con người chinh phục giới tự nhiên. Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những phát minh
và sáng chế kĩ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Chính sự cải tiến và
hoàn thiện không ngừng của công cụ lao động đã làm biến đổi tư liệu sản xuất, và có thể nói, công cụ
lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất.
+ Ngày nay khoa học công nghệ cũng đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong nền sản xuất vật chất, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trình độ của LLSX: thể hiện trình độ, khả năng chinh phục tự nhiên của con người trong mỗi giai
đoạn lịch sử, cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, được thể hiện ở:
+ Trình độ của công cụ lao động
+ Trình độ của người lao động: kinh nghiệm, kỹ năng.
+ Trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội.
+ Trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.
Là nguyên nhân sâu xa của mọi cải biến xã hội, tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại
kinh tế. Mác viết rằng: cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi
nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp
Tính chất của LLSX: thể hiện mức độ xã hội hóa của quá trình sản xuất: có thể là tính chất cá nhân
hay tập thể. Ví dụ như nói tới nền sản xuất của VN trước những năm đổi mới, đó là nền sản xuất nhỏ, chủ
yếu là thủ công. Khi công việc được hoàn thành bởi 1 người, sản phẩm tạo thành sẽ mang tính chất cá
thể. Nhưng khi máy móc được đưa vào ứng dụng trong quá trình sản xuất, khi đó sẽ có sự liên kết giữa
con người với con người trong quá trình sản xuất, và sản phẩm được tạo ra trong quá trình liên kết đó
mang tính chất tập thể, xã hội hóa.
Tính chất và trình độ của LLSX luôn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó, không tách rời nhau.
- Quan hệ sản xuất:
Khi con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, thể hiện mối quan hệ giữa con
người với giới tự nhiên thì con người cũng tạo ra mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã
hội, đó chính là quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất (sản
xuất và tái sản xuất).
QHSX tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người, bao gồm: Quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất; Quan hệ trong tổ chức-quản lý sản xuất và quan hệ trong phân phối sản phẩm
lao động.
Ba mối quan hệ này có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau, tạo
thành một hệ thống tương đối ổn định so với sự vận động phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
Trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản nhất.
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất ở đây là quan hệ giữa các tập đoàn người về việc chiếm hữu tư liệu
sản xuất. Nó quy định địa vị của các tập đoàn người trong quá trình sản xuất, từ đó quy định cách thức tổ
chức, quản lý sản xuất, cách thức phân phổi sản phẩm sau lao động giữa các tập đoàn người trong xã hội.
QH về tổ chức, QLSX: tác động trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả, xu hướng của nền sản xuất.

7
QH về phân phối sản phẩm: tác động trực tiếp đến lợi ích, thái độ của người lao động trong sản xuất.
Do đó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thực chất: 3 câu hỏi: TLSX của ai, ai điều hành quá trình sản xuất và ai được hưởng sản phẩm lao
động như thế nào?
Trong các mối quan hệ này sẽ xuất hiện mâu thuẫn, đó là người lao động là người tham gia trực
tiếp vào quá trình sản xuất, tuy nhiên họ lại được hưởng sự phân phối sản phẩm lao động là ít nhất,
đồng thời cũng không nắm giữ vai trò gì trong việc sở hữu tư liệu sản xuất hay trong tổ chức và quản lý
sản xuất. Như vậy ở đây xuất hiện mâu thuẫn về kinh tế và được biểu hiện ra trong xã hội chính là mâu
thuẫn giai cấp, hình thành nên các cuộc đấu tranh, các cuộc cách mạng xã hội.
*Mối quan hệ: thể hiện ở sự phù hợp giữa… Đây là quy luật cơ bản nhất tác động lên toàn bộ quá
trình sản xuất của con người.
- Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,
trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình
sản xuất. Chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau.
Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất thì phải có sự phù hợp của
quan hệ sản xuất trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức-quản lí và phân phối, khi ấy
lực lượng sản xuất mới được duy trì, sử dụng và phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất chỉ có thể
được duy trì, sử dụng và phát triển trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
- Trong mối quan hệ ấy, lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ
sản xuất cũng có thể tác động ngược trở lại lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời, tồn tại, mất đi của quan hệ sản xuất. Khuynh hướng
chung của sản xuất xã hội là không ngừng vận động và phát triển, bao giờ nó cũng bắt đầu từ sự vật
động, phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Chính sự vận động và biến đổi
không ngừng của llsx cả về tính chất và trình độ đã khiến cho quan hệ sản xuất buộc phải vận động, biến
đổi theo. Mối quan hệ này tuân theo nguyên tắc khách quan.
+ Tuy nhiên, quan hệ sản xuất cũng không bị động mà có tính độc lập tương đối, có khả năng tác
động trở lại llsx. QHSX quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao
động, tổ chức phân công lao động, sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ,… Những yếu tố trên
tạo thành hệ thống các tiêu chí tác động vào lực lượng sản xuất, có thể thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển nếu có sự phù hợp và ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển nếu không phù hợp.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ có bao hàm khả năng
chuyển hóa thành các mặt đối lập, phát sinh mâu thuẫn.
Quan hệ sản xuất bao gồm những yếu tố vận động tương đối ổn định nên bao giờ cũng biến đổi
chậm hơn so với lực lượng sản xuất. Vì vậy, khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ mới cao
hơn thì quan hệ sản xuất hiện có sẽ trở thành tác nhân kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Yêu
cầu khách quan ở đây: phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển hiện tại của llsx, cũng có nghĩa là ptsx cũ sẽ mất đi, ptsx mới ra đời.
Việc giải quyết mâu thuẫn biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở đây, như Mác
đã nói, đó là thời đại của một cuộc cách mạng xã hội, là thông qua sự hoạt động nhận thức và hoạt động
cải tạo xã hội của con người, phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người. Trong XH có giai cấp thì giải
quyết mâu thuẫn phải thông qua đấu tranh giai cấp, qua cách mạng xã hội để có thể tạo ra sự phù hợp
giữa QHSX với LLSX. Tuy nhiên sự phù hợp đó lại không thể chống lại sự phát triển khách quan của lực
lượng sản xuất lên một trình độ mới cao hơn.
Quy luật này là quy luật phổ biến, khách quan, tác động vào tạo ra sự thay đổi giữa các hình thái
kinh tế xã hội.
Ví dụ: Với trình độ llsx thủ công, năng suất lao động thấp, tất yếu tồn tại loại hình sở hữu nhỏ, quản
lý theo hình thức kinh tế hộ gia đình, phân phối chủ yếu là hiện vật, trực tiếp, tự cấp tự túc. Khi llsx phát

8
triển ở trình độ công nghiệp hóa, năng suất lao động cao, tất yếu đòi hỏi loại hình sở hữu có tính xã hội
hóa, phương cách quản lý hiện đai, phân phối đa dạng qua giá trị.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
Quy luật tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, chi phối toàn bộ quá trình sản xuất
vật chất của con người.
- Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội cần phải căn cứ vào tình trạng thực tế
của llsx để có thể xác lập qhsx cho phù hợp, không thể căn cứ vào ý muốn chủ quan.
- Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa llsx và qhsx thì cần có những cải biến (cải cách, đổi mới), cao
hơn là cách mạng xã hội để giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy quá trình phát triển.
Vận dụng: Việt Nam thời kì đổi mới.
Câu 11: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
*Khái niệm
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình
thái kinh tế-xã hội nhất định. 3 thành phần: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư
của xã hội cũ, quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Sự tồn tại của 3 loại hình
qhsx trên phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của llsx. Trong đó, quan hệ sản xuất
thống trị bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác.
VD: Xã hội phong kiến.
- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm (chính trị, pháp quyền, triết học, đạo
đức, tôn giáo, nghệ thuật,…) cũng với những thiết chế xã hội tương ứng (như nhà nước, đảng
phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội,…) được hình thành trên cơ sở hạ tấng nhất định.
Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp. Kiến trúc thượng tầng bao
gồm 4 yếu tố:
+ Quan điểm xã hội và các thiết chế xã hội của giai cấp đang thống trị
+ Tàn dư của các quan điểm của xã hội cũ
+ Các quan điểm và các tổ chức xã hội của giai cấp tương lai
+ Quan điểm và các tổ chức xã hội của các tầng lớp trung gian
Các yếu tố này trong kết cấu của kiến trúc thượng tầng gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại
lẫn nhau. Trong đó quan điểm xã hội và thiết chế xã hội của giai cấp đang thống trị sẽ chi phối
và đống vai trò quyết định với các yếu tố khác.
VD: CSHT của Việt Nam trong thời kì quá độ là một cơ cấu kinh tế thống nhất nhiều
thành phần kinh tế, với nhiều loại hình quan hệ sản xuất trên 3 mặt, trong đó sở hữu công là
nền tảng. Kiến trúc thượng tầng XHVN là hệ thống thiết chế chính trị - xã hội bao gồm Đảng
CSVN, nhà nước CHXHCNVN cùng các tổ chức xh khác, trong một cơ cấu thống nhất dưới sự
lãnh đạo của Đảng CS.
*MQH
Theo chủ nghĩa duy tâm: nguyên nhân của sự vận động, phát triển của đời sống kinh tế - xã
hội là ý thức, tinh thần hoặc là do nhà nước, pháp quyền.
Chủ nghĩa Mác khẳng định: mỗi hình thái kt-xh có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
của nó. Cơ sở hạ tầng và kttt có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó csht quyết định
kttt.
Ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra 1 kttt tương ứng, csht quyết định tính chất kttt.
Chẳng hạn, trong XH có giai cấp thì giai cấp nào thống trị về kinh tế sẽ thống trị về mặt
chính trị và đời sống tinh thần của XH; các mâu thuẫn kinh tế xét đến cùng sẽ quyết định các
mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, do đó đấu tranh giai cấp là biểu hiện của đối
kháng trong đời sống kinh tế.
Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản
trong kttt. Sự phát triển của llsx dẫn tới thay đổi qhsx, tức trực tiếp làm thay đổi cơ sở hạ tầng,
thông qua đó làm thay đổi kiến trúc thượng tầng.
Quá trình này diễn ra phức tạp, bởi có những yếu tố thay đổi nhanh: chính trị, pháp

9
luật,… cũng có những yếu tố thay đổi chậm: tôn giáo, nghệ thuật,… hoặc được kế thừa trong xã
hội mới. Trong XH có giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cmxh.
KTTT cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại csht.
Các bộ phận của kttt có tác động qua lại lẫn nhau và đều tác động tới csht. Chúng tác
động tới csht bằng nhiều hình thức, cơ chế khác nhau, do đó cũng có vai trò khác nhau.
Kttt tác động trở lại csht được biểu hiện rõ rệt nhất qua chức năng của kttt: xây dựng, bảo vệ
và phát triển csht (đặc biệt qhsx thống trị) và chống lại những nguy cơ làm suy yếu chế độ kinh tế
- xã hội đang tồn tại. Với chức năng này nhà nước đóng vai trò cực kì quan trọng, chi phối, quyết
định khả năng tác động của các bộ phận khác của kttt tới đời sống kt -xh.
Tác dụng của kttt là tích cực khi nó tác động cùng chiều với sự vận động của những quy luật
kinh tế khách quan để thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại có thể làm kìm hãm sự phát triển
của kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, kttt không thể giữ vai trò quyết định với csht, vì csht vẫn tự mở
đường đi cho nó theo tính tất yếu kinh tế của nó.
VD: Csht của VN hiện nay là một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó tpkt dựa trên sở
hữu công là nền tảng, do vậy tất yếu nhân tố trung tâm trong kttt là hệ thống chính trị xhcn, điều
này khác với các nước thuộc hệ thống kinh tế TBCN.
Ý nghĩa ppl:
- Csht là yếu tố mang tính quyết định kttt, do đó cần phải căn cứ vào csht để có được xác
lập được kttt với những chính sách cho phù hợp.
- Tạo sự phù hợp giữa kttt với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế để thúc đẩy
csht phát triển.
Câu 12: Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.
*Khái niệm: Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng
để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã
hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng
tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Cấu trúc của hình thái kt-xh: có 3 mặt cơ bản:
- Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội.
Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau, quyết định sự hình
thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội.
- Quan hệ sản xuất: tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã
hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã
hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó.
- Kttt: hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo
vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Ngoài ra, còn nhiều quan hệ xã hội khác như quan hệ gia đình, dân tộc,… gắn bó chặt chẽ
với qhsx, biến đổi cùng qhsx.
*Quá trình lịch sử-tự nhiên.
Các hình thái kt-xh luôn vận động và phát triển từ thấp đến cao theo những quy luật
khách quan. Mác đã kết luận: sự phát triển của những hình thái kinh tế - xh là một quá trình
lịch sử-tự nhiên. Tính đó được thể hiện ở:
- Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác động qua
lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Đó là quy luật
về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ
sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính sự tác động
của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động phát triển từ thấp
đến cao.
- Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản
xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo,

10
và do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao
hơn, tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ
quan.
- Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung, mà
còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa, về điều
kiện quốc tế, v.v.. Chính vì vậy, lịch sử phát triển của nhân loại hết sức phong phú, đa dạng.
Quá trình phát triển không chỉ diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả
sự bỏ qua một hoặc một vài hình thái ktxh nhất định.
*Giá trị khoa học/Ý nghĩa ppl
- Học thuyết về hình thái kt-xh đã vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong sự phát triển của
xã hội, tìm ra nguyên nhân và cơ sở của sự xuất hiện và biến đổi của các hình thái kinh tế xã
hội. Do đó không thể xuất phát từ ý thức, tinh thần để giải thích đời sống xh, phải xuất phát từ
đời sống vật chất, phương thức sản xuất. Chống lại quan điểm duy tâm về lịch sử.
- Cung cấp cơ sở khách quan để nghiên cứu xã hội. Do đó, muốn nhận thức và giải quyết
đúng đắn các vấn đề xã hội phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển của xã
hội.
- Quá trình pt của các hình thái kt-xh là qua trình lịch sử - tự nhiên, nên trong nhận thức
phải nắm vững các quy luật vận động, phát triển của xã hội để vận dụng những quy luật này
trong hoạt động thực tiễn.
- Vạch ra tính tất yếu khách quan cho việc hình thành hình thái kt-xh cộng sản chủ nghĩa:
Học thuyết là cơ sở lí luận cho đường lối cách mạng của ĐCS, soi sáng con đường cách mạng
của giai cấp vô sản và quần chúng lao động trong việc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội
mới.
Vận dụng: Tiến lên cnxh bỏ qua chế độ tbcn, xây dựng nền kinh tế thị trường định hưỡng
xhcn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kết hợp phát triển kinh tế với phát triển chính
trị và các mặt khác của đời sống xh.
Trong xã hội có giai cấp tất yếu sẽ dẫn tới đấu tranh giai cấp với đỉnh cao là các cuộc
cách mạng xã hội.
Cách mạng xã hội theo nghĩa rộng được hiểu là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn
bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế - xã
hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, ví dụ cuộc CM tư sản Pháp (1789).
CMXH theo nghĩa hẹp là việc lật đổ một chế độ thống trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ
chính trị tiến bộ hơn, VD CMT10 Nga, CMT8.
Vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội là giành chính quyền nhà nước.
Cách mạng xã hội được phân biệt với tiến hóa XH, cải cách và đảo chính:
- Tiến hóa xã hội là hình thức phát triển của xã hội. Sự phát triển diễn ra tuần tự dần dần
làm thay đổi cục bộ một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
- Cải cách XH là hình thức phát triển của xã hội nhưng những thay đổi chỉ diễn ra nhỏ, lẻ
trong khuôn khổ xã hội đang tồn tại.
- Đảo chính là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước nhằm xác lập một chế độ xã hội có
cùng bản chất. VD: VN có 2 cuộc đảo chính: 1961, 1963
Nguyên nhân của CMXH: Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và qhsx được biểu hiện
trực tiếp về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng và giai cấp thống trị, tạo thành
đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao chính là cách mạng xã hội.
VD: Cách mạng dân chủ tư sản (PK-TB): kiểu cũ: do giai cấp tư sản lãnh đạo; ngày nay
do GC công nhân lãnh đạo.
Cách mạng XHCN…
Phân tích cuộc CM tháng Tám ở nước ta: lãnh đạo cách mạng là Đảng của giai cấp công nhân
vn. LLCM là giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên cơ sở của khối liên
minh công – nông. Tính chất: DCTS, nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc, phong kiến, giải quyết mâu
thuẫn giữa nhân dân lao động với giai cấp địa chủ phong kiến, giữa dân tộc VN với

11
chủ nghĩa đế quốc (Pháp và tay sai).
Vai trò của cách mạng xã hội
Cách mạng xã hội là đầu tàu của lịch sử. Là phương thức tất yếu của sự thay thế các hình thái
kinh tế-xã hội trong lịch sử.
- Thủ tiêu chễ độ cũ, xây dựng chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.
- Thủ tiêu các quan hệ sản xuất lỗi thời và các giai cấp đại diện cho quan hệ sản xuất đó,
thay thế bằng quan hệ sản xuất mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, gây ra sự thay thế
nhau của các hình thái kinh tế xã hội.
- Làm thay đổi tất cả các mặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa… Trong thời
kì cách mạng, năng lực của quần chúng nhân dân được phát huy cao độ.
- Lịch sử phát triển loài người đã trải qua bốn cuộc cách mạng xã hội trong đó cách mạng
vô sản là kiểu cách mạng xã hội mới về chất. Nếu các cuộc cách mạng xã hội trước chỉ là thay
thế hình thức của chế độ chiếm hữu tư nhân, thay thế hình thức bóc lột người, thì CMVS
nhằm xây dựng xã hội mới không có giai cấp để giải phóng con người.
Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội.
- Tính chất: xác định bởi nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn xã hội
tương ứng để xác lập ra chế độ xã hội mới. Ví dụ như cuộc cách mạng 1789 ở Pháp: CMTS vì
giai cấp tư sản và các tầng lớp lao động do gcts lãnh đạo, lật đổ… xóa bỏ… xây dưng…
Tính chất và nhiệm vụ của một cuộc cách mạng xã hội quy đinh lực lượng và động lực
của cách mạng.
- Lực lượng CMXH là những giai cấp và tầng lớp nhân dân có lợi ích ít nhiều gắn bó với
Cách mạng và thúc đẩy CMXH phát triển. LLCM không chỉ do tính chất mà còn do điều kiện
lịch sử cụ thể của mỗi cuộc cách mạng xã hội quyết định.
- Động lực của CMXH là những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ, lâu dài đối với cách
mạng. Tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, động lực của cách mạng xã hội cũng thay đổi.
- Vai trò lãnh đạo trong CMXH thuộc về giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại, giai
cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp tiến bộ nhất trong số các giai cấp đang
tồn tại. Chẳng hạn giai cấp tư sản là giai cấp lãnh đạo trong cuộc CMTS, giai cấp vô sản là
giai cấp lãnh đạo trong cuộc CMVS.
Ý nghĩa ppl
Câu 13: Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Cách mạng xã hội.
Khái niệm giai cấp:
Trước khi triết học Mác-LN ra đời, đã từng có nhiều quan niệm được đưa ra về giai cấp.
Có quan điểm cho rằng giai cấp là tập hợp những người có cùng chức năng xã hội. Lại có quan
điểm cho rằng giai cấp là tập hợp những người có cùng một lối sống hay mức sống, hay là tập
hợp những người có cùng địa vị và uy tín xã hội.
Những quan niệm trên đều không chỉ ra được nguồn gốc, bản chất và các đặc trưng cơ bản
của giai cấp.
Định nghĩa giai cấp của LN: Giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người khác
nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về
quan hệ đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy
khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập
đoàn người khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội
nhất định.
Khái niệm tầng lớp xã hội dùng để chỉ: Sự phân tầng, phần lớp giữa những người trong
cùng một giai cấp nhưng có địa vị và sự khác biệt trong giai cấp đó, hay những nhóm người
ngoài kết cấu giai cấp (công chức, trí thức, tiểu thương…)
Từ định nghĩa giai cấp của LN: chúng ta có thể rút ra những đặc điểm sau:
- XH có giai cấp có thể có nhiều giai cấp. Có giai cấp ở địa vị thống trị và bị trị.
- Sự khác nhau về địa vị trong chế độ kinh tế- xã hội dẫn đến giai cấp này có thể chiếm

12
đoạt lao động của giai cấp khác, vì vậy thực chất của mối quan hệ giai cấp là mối quan hệ bóc lột
và bị bóc lột, áp bức và bị áp bức.
- XH có giai cấp sẽ luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Giai cấp là
phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử.
Ví dụ. Nguồn gốc hình thành giai cấp.
Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định của sản xuất, do đó
mà sự phân chia một xã hội thành giai cấp là do nguyên nhân kinh tế.
Trong hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên là công xã nguyên thủy, khi đó chưa hình thành giai
cấp. Trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, công cụ được phát triển, công cụ bằng
đồng, bằng sắt ra đời thay thế cho các công cụ thô sơ trước đó, khiến cho năng suất lao động tăng
lên. Chính vì vậy, từ việc cung cấp đủ cho nhu cầu của mình thì đã tạo thành những sản phẩm dư
thừa tương đối, xuất hiện chế độ tư hữu khi một số người chiếm đoạt lấy những sản phẩm đó, và
cuối cùng giai cấp ra đời.
Sự hình thành giai cấp diễn ra theo hai con đường: sự phân hóa bên trong nội bộ công xã trở
thành kẻ bóc lột và người bị bóc lột, hoặc là những tù binh bị bắt trong chiến tranh với các bộ lạc
khác, bị biến thành nô lệ phục vụ cho những người giàu có, có địa vị trong xã hội.
Trong xã hội, mỗi kết cấu giai cấp trong xã hội đều có các giai cấp cơ bản: giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị là sản phẩm và là giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của chính chế độ kt
- xh sản sinh ra đó.
Ngoài ra bất cứ một xã hội có các giai cấp không cơ bản, các tầng lớp trung gian là sản
phẩm của chính phương thức sản xuất đang thống trị, hoặc là kết quả của quá trình phân hóa
xã hội, hoặc là giai cấp tàn dư của phương thức sản xuất cũ hay mầm mống của ptsx tương lai.
Ví dụ: tư sản – vô sản – tiểu tư sản – trí thức
Đấu tranh giai cấp.
Theo Lê-nin, đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp
bức và lao động, chống bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, là cuộc đấu tranh
của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay
giai cấp tư sản.
Thực chất đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh nhằm giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích
giữa quần chúng nhân dân lạo động bị áp bức bóc lột với giai cấp thống trị, bóc lột có đặc
quyền đặc lợi.
Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn sâu sắc giữa llsx đã phát triển với qhsx đã lỗi thời.
Nguyên nhân trực tiếp: mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị, giai cấp tiến bộ, cách mạng đại diện
cho phương thức sx mới với giai cấp thống trị, bóc lột mà lợi ích gắn liền với quan hệ sản xuất lỗi
thời, lạc hậu.
Các cuộc đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức: đình công, biểu tình, đấu tranh vũ
trang… trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng, …
Để đàn áp các cuộc đấu tranh giai cấp, giai cấp thống trị về kinh tế đã lập ra bộ máy quyền
lực đặc biệt là Nhà nước để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử trong các xã hội có đối kháng giai cấp.
Cách mạng xã hội.

13
Câu 15: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và tồn tại xã hội. Sự tác động trở lại
của ý thức xã hội với tồn tại xã hội.
* Khái niệm:
- Tồn tại xã hội:
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã
hội.
Các yếu tố chính tạo thành tồn tại xã hội là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự
nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số,... trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu
tố cơ bản nhất.
- Ý thức xã hội:
Ý thức xã hội được coi là mặt tinh thần của đời sống xã hội.
Khái niệm: chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội (quan điểm, tư tưởng,
tình cảm, tâm trạng,...), nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai
đoạn phát triển nhất định.
Ý thức xã hội và ý thức cá nhân: có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất với nhau.
+ Ý thức xã hội biểu hiện thông qua ý thức cá nhân.
+ Ý thức cá nhân là biểu hiện độc đáo của ý thức xã hội, không bao hàm nội dung đầy đủ của
ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội ở các mức độ khác nhau.
+ Ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng thể hiện quan điểm tư tưởng, tình cảm phổ biến
của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội, một thời đại xã hội nhất định
Ỷ thức XH và ý thức cá nhân tác động biện chứng làm phong phú lẫn nhau.
*Nội dung:
- Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. Chủ nghĩa duy tâm
cho rằng, tinh thần là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định sự phát triển của xã
hội. CNDVLS chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ytxh:
+ TTXH quyết định tính chất, đặc điểm, xu hướng của các hình thái ý thức xh.
+ Tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội (tư tưởng, tình cảm, tâm trạng) sớm hay muộn
cũng sẽ thay đổi theo. Các tư tưởng, quan điểm, lí luận xh khác nhau đều do những điều kiện
khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
+ Tồn tại xã hội có phân chia giai cấp thì ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp.
VD: sản xuất manh mún, quản lý theo kinh tế hộ gia đình, tự cấp tự túc tất yếu dẫn đến tư
tưởng sản xuất nhỏ.
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
+ YTXH thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Khi những điều kiện sinh hoạt vật chất đã
mất đi nhưng ý thức xã hội không mất theo ngay. Khi những điều kiện shvc đã xuất hiện nhưng ý
thức xh cũng không xuất hiện ngay.
Do hoạt động thực tiễn làm biến đổi tồn tại xã hội, ý thức xã hội là cái phản ánh nên chỉ
biến đổi khi tồn tại xã hội đã biến đổi. Mặt khác, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập
quán cũng như do tính lac hậu bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. Ý thức xh luôn gắn
với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định, trong xã hội. Vì
vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xh phản tiến bộ lưu giữ và truyền
bá nhằm chống lại các lực lượng xh tiến bộ.
VD: chế độ phong kiến không còn nhưng một số tư tưởng phong kiến: trọng nam khinh nữ
vẫn còn tới ngày nay.
+ YTXH có thể vượt trước TTXH trong những điều kiện nhất định, có tác dụng chỉ đạo hđ
thực tiễn. VD: Chủ nghĩa MLN ra đời ở thế kỉ XIX nhưng hiện vẫn là thế giới quan, phương
pháp luận chung cho nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.
+ YTXH có sự kế thừa trong sự phát triển của mình. Lịch sử phát triển đời sống tinh thần
của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên
mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của thời đại
trước.

14
VD: Chủ nghĩa MLN ra đời dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của tư tưởng
nhân loại, cụ thể là triết học cổ điển Đức, CNXHKT Pháp và kinh tế - ct cổ điển Anh.
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xh trong sự phát triển của chúng.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xh làm cho mỗi hình thái có những mặt,
những tính chất không thể giải thích được 1 cách trực tiếp từ tồn tại xh. Thông thường ở 1 thời
đại, tùy hoàn cảnh ls cụ thể, có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động
mạnh mẽ đến các hình thái khác.
VD: Ở Hy Lạp cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò to lớn, ảnh hưởng đến các hình
thức ý thức xã hội khác. Còn ở Tây Âu trung cổ, tôn giáo lại nổi lên hàng đầu, chi phối các
hình thức khác.
+ Ý thức xã hội cũng tác động trở lại tồn tại xã hội:
Các hình thức ý thức xã hội ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế.
VD: các quan điểm triết học, tôn giáo, vh, nghệ thuật,… cũng tác động trở lại điều kiện sinh
hoạt vật chất, có thể thúc đẩy kinh tế phát triển hoặc kìm hãm nó.
Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào:
Điều kiện lịch sử cụ thể;
Tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh;
Vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng;
Mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội;
Mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng.
Nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra
bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã hội và của đời sống tinh thần xã hội nói
chung; nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội.
Ý nghĩa ppl:
- Những tư tưởng, tâm lý xh lạc hậu không tự mất đi nên trong sự nghiệp xây dựng xh mới
cần kiên trì cuộc cách mạng tư tưởng – văn hóa, chống lại những tư tưởng thù địch, xóa bỏ hủ
tục lạc hậu. Xây dựng và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp.
- Để tìm hiểu một tư tưởng nào đó không chỉ từ quan hệ kinh tế hiện có mà phải tìm hiểu
tư tưởng, lý luận xã hội nó kế thừa. Trong cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ, cần
vạch rõ nguồn gốc lý luận của những tư tưởng phản động.
Câu 16: Bản chất của con người.
Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử triết học của nhân loại,
trả lời cho những câu hỏi: Con người là gì? Bản tính, bản chất con người? Mối quan hệ giữa con
người với thế giới?...
Trả lời cho câu hỏi này, ở triết học phương đông, quan điểm Phật giáo cho rằng con người
là sự kết hợp giữa sắc và danh, niết bàn là mục đích mà con người hướng tới. Trong khi đó
Khổng Tử cho rằng bản chất con người do thiên mệnh chi phối, đức nhân là giá trị cao nhất
của con người, đặc biệt là người quân tử. Còn Lão Tử cho rằng con người được sinh ra từ đạo,
vì vậy con người phải sống vô vi theo lẽ tự nhiên, không trái với tự nhiên.
Trong khi đó, Triết học phương Tây lại đưa ra nhiều quan niệm khác: Hy Lạp cổ đại thì quan
niệm con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la, triết học phục Hưng cho rằng con người là
thực thể có trí tuệ. Triết học cổ điển Đức, Phoi-ơ-bách cho rằng con người là kết quả của sự phát
triển tự nhiên, con người và tự nhiên là thống nhất không có sự tách rời, còn Heghen cho rằng
hiện thân của con người là ý niệm tuyệt đối.
Các quan niệm này đều tồn tại những hạn chế: phiến diện trong phương pháp tiếp cận, lý
giải các vấn đề triết học về con người: tuyệt đối hóa mặt tinh thần, hay thể xác, hay tự nhiên -
sinh học và đặc biệt là chưa thấy được mặt xã hội của con người. Tuy nhiên cũng đã có một số
thành tựu như đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự do.
Triết học MLN đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học. Từ đó, cndvls
khẳng định rằng con người hiện thực là sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu

15
tố xã hội.
Bản chất của con người.
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội.
“Con người” được ghép từ phần “con”- đại diện cho cái thực thể sinh vật và phần “người”-
đại diện cho thực thể xã hội.
Thông qua thuyết tiến hóa, Đác-uyn đã tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về
nguồn gốc của con người. Ăng-ghen đã kế thừa quan niệm khoa học của Đác-uyn và bổ sung
vai trò của lao động trong quá trình hình thành con người.
Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới
tự nhiên, mang cả bản tính sinh học và bản tính loài. Con người trước hết là một sinh vật có
sinh ra, phát triển rồi mất đi, cũng có đầy đủ các đặc điểm sinh học (đồng hóa, dị hóa, di
truyền…)
Tính xã hội của con người được biểu hiện trong hoạt động lao động sản xuất vật chất. Lao
động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội và nhân cách cá nhân của con người. Thông
qua lao động sản xuất con người đã sinh ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ cho đời sống
của mình, hình thành phát triển ngôn ngữ, tư duy và xác lập các quan hệ xã hội. Lao động đã làm
thay đổi toàn bộ giới tự nhiên và bản thân con người.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên sự hình thành và phát triển của con người luôn bị
quy định bởi hệ thống các quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau, gồm hệ thống các quy
luật tự nhiên, quy luật tâm lý và quy luật xã hội.
- QLTN: sự phù hợp của cơ thể với môi trường, các quá trình…
- QLTL: tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí…
- QLXH: các quan hệ xã hội
Các quy luật tác động đồng thời, khiến đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và xã
hội.
VD: Động vật dù cao cấp nhất cũng chỉ thuần túy tồn tại theo bản tính tự nhiên, còn con
người ngoài phương diện tồn tại tự nhiên còn có kinh tế, văn hóa, xã hội của nó.
(Chưa xong, còn con người là tổng hòa mqh xh và con người - lịch sử)

16
Chủ nghĩa duy vật biện
chứng:
Câu 1 : Định nghĩa vật chất của Lê-nin. Các phương thức tồn tại của vật chất.
a) Định nghĩa vật chất của Lê-nin.
Những quan điểm, tư tưởng về vật chất đã xuất hiện từ hơn 2500 năm trước, gắn liền với hoạt
động thực tiễn của con người và sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên.
[Quan điểm trước Mác]
Trong lịch sử, trường phái triết học nào ra đời thì đều nhằm mục đích giải quyết những vấn
đề cơ bản của triết học, phải giải quyết vấn đề về vật chất, do vậy đã xuất hiện rất nhiều những
quan điểm, những tư tưởng về vật chất.
Trong thời kì cổ đại, chẳng hạn ở phương Đông, người Trung Hoa cổ đại đã cho rằng thế giới
của chúng ta là thế giới vật chất chứ không phải do thần thánh sáng tạo ra, với thuyết Ngũ Hành.
Trong đó, các sự vật được tạo nên từ 5 nguyên tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tác động qua
lại lẫn nhau trong mối quan hệ tương sinh, tương khắc sinh ra vạn vật. Hay ở Hy Lạp, Hê-ra-crit
quan niệm đó là lửa, hay học thuyết nguyên tử, được hoàn thiện bởi Đê-mô-crit thì đồng nhất vật
chất với nguyên tử.
Thế kỉ thứ XVI thì đồng nhất vật chất với khối lượng, hệ quả của sự tách vận động ra khỏi
vật chất do sự phát triển của cơ học cổ điển của Newton.
Quan niệm về vật chất của các nhà triết học trước Mác nhìn chung đều có nhược điểm là đồng
nhất vật chất với các dạng tồn tại cụ thể của nó,… chưa hiểu bản chất của ý thức cũng như quan
hệ giữa vật chất với ý thức…
Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối TKXIX, đầu TKXX (1895-1905) đã bác bỏ
toàn bộ những quan điểm trước đây về vật chất với vô số những phát minh khoa học và học
thuyết ra đời một cách dồn dập bởi Rơn-ghen, Bec-cơ-ren, Tôm-xơn,…
Thuyết phóng xạ của Bec-cơ-ren đã bác bỏ việc quy vật chất thành các sự vật cụ thể, bởi
không có sự vật nào là bất biến, nó đều có khả năng chuyển hóa thành những sự vật hiện tượng
khác.
Tôm-xơn phát hiện ra điện tử có kích thước nhỏ hơn nhiều sơ với nguyên tử và là một thành
phần cấu tạo nên nguyên tử, đã bác bỏ học thuyết nguyên tử của Đê-mô-crit.
Hay Kauf-man phát hiện sự thay đổi khối lượng khi vận tốc thay đổi cũng đã bác bỏ quan niệm
về vật chất ở thế kỉ XVI.
Khi đó, những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng cơ hội này để khẳng định bản
chất “phi vật chất” của thế giới. Để chống lại sự xuyên tạc của các nhà triết học duy tâm, bảo
vệ và phát triển thế giới quan duy vật, Lê-nin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên
đó, kế thừa tư tưởng của Mác và Ăng-ghen để đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất.
[Quan điểm của triết học M-LN]
Ông cho rằng: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.” (đúng từng chữ và dấu câu)
Trước hết là phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học: khác hẳn với vật chất trong
các ngành khoa học. Phạm trù triết học là phạm trù rộng nhất, dùng để chỉ thực tại khách quan, vật
chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi, do đó không thể đồng nhất vật chất với
các dạng tồn tại cụ thể của nó.
Khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác",
17
"tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", Lê-nin chỉ ra đặc trưng quan trọng nhất để nhận biết

18
vật chất chính là thuộc tính tồn tại khách quan, tức là nó tồn tại một cách độc lập, không phụ thuộc
vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay không.
Như vậy Lê-nin đã thừa nhận rằng, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của
cảm giác, ý thức.
Và khi khẳng định vật chất là cái "được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh",
Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng những phương thức nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại,
phản ánh...) con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Vật chất dưới những dạng cụ thể
của nó là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của
con người. Ý thức, hay cảm giác, tư duy chỉ là sự phản ánh của vật chất, vật chất là cái được ý
thức phản ánh.
Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin giải quyết triệt để hai mặt của vấn đề cơ bản của triết
học: Vật chất là cái có trước, vật chất quyết định ý thức và con người có khả năng nhận thức
được thế giới.
Ý nghĩa:
- Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã chống lại tất cả những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
về phạm trù triết học.
- Khắc phục triệt để tính trực quan, siêu hình, máy móc của chủ nghĩa duy vật cũ khi mà
đồng nhất vật chất với một số dạng tồn tại cụ thể của nó.
- Khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan, vô cùng, vô tận, luôn luôn vận động và
phát triển. do vậy có tác dụng cổ vũ, động viên các nhà khoa học nghiên cứu, khám phá thế giới
vật chất.
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội.
Từ đó giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các
biến cố xã hội, sự vận động của phương thức sản xuất; để có thể thúc đẩy xã hội phát triển.

b) Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất


Theo quan điểm của triết học Mác – Lê-nin, vật chất là tất cả những gì tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức của con người chúng ta, nhưng vật chất không thể tồn tại bằng cách
nào khác ngoài vận động, và vì thế vận động trở thành thuộc tính cố hữu của vật chất và trở
thành phương thức tồn tại của vật chất.
Vận động là gì? Ph.Ăngghen đã định nghĩa rằng vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm
tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến
tư duy.
Vậy theo quan điểm của chủ nghĩa M-LN, vận động là mọi sự biến đổi nói chung.
Với tư cách "là thuộc tính cố hữu của vật chất" (tức gắn liền với vật chất, không tách rời vật
chất) theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, vận động của vật chất là sự tự thân vận động,
được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất.
Trong vận động và chỉ thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại
của mình.
Vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi và vận động là một thuộc tính không thể
tách rời vật chất nên bản thân vận động cũng không thể bị mất đi hoặc sáng tạo ra.
Tuy nhiên không thể lấy vận động để phân biệt vật chất và ý thức, bởi vật chất và ý thức đều vận
động. Vật chất thì vận động khách quan còn ý thức thì vận động chủ quan trong đầu óc của con
người.

19
Theo QĐ của THML, thế giới vật chất của chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào
kết cấu của vật chất mà nó có thể có các dạng vận động cơ bản khác nhau từ thấp đến cao:
- Vận động cơ học hay vận động cơ giới: sự di chuyển các vật thể trong không gian. Ví dụ:
chim bay, tàu chạy, sự dao động của con lắc,… Trước TH MLN thì người ta cho rằng vật chất
chỉ có dạng vận động duy nhất là vận động cơ giới. Bây-cơn, một nhà triết học người Anh, đã
chia vận động ra thành 19 loại khác nhau nhưng cũng đều chỉ là vận động cơ giới mà thôi.
- Vận động vật lí: sự vận động của các phần tử, các hạt, quá trình nhiệt, điện,.. Ví dụ: sự bay
hơi, đông đặc, các điện tích di chuyển tạo thành dòng điện,…
- Vận động hóa học: sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong quá trình hóa hợp và phân giải .
VD: các phản ứng hóa học,…
- Vận động sinh học: sự biến đổi của cơ thể sống, biến hóa cấu trúc gen ,… VD: sự nảy mầm,
trao đổi chất giữa thực vật với môi trường, sự tiến hóa từ sinh vật đơn bào đến đa bào,…
- Vận động xã hội: sự biến đổi các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa,… của đời sống xã hội.
VD: sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử loài người.

Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất. Từ vận động cơ học đến vận động xã hội là
sự khác nhau về trình độ của sự vận động từ thấp đến cao, những trình độ này tương ứng với trình
độ của các kết cấu vật chất từ thấp đến cao.
Giữa năm hình thức vận động kể trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, chứ không tồn tại
bên cạnh nhau. Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp,
bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Trong khi đó, các hình thức vận động
thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn.
Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác
nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật đó bao giờ cũng đặc trưng bằng một hình thức
vận động cơ bản.
Đứng im
Triết học Mác - Lênin còn chỉ ra hiện tượng đứng im của thế giới vật chất. Theo quan điểm
của triết học Mác - Lênin, đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động - vận động trong thế
cân bằng, ổn định, nghĩa là vật chất chưa có sự biến đổi về cơ bản, và đứng im chỉ là hiện tượng
tương đối và tạm thời.
Đứng im là tương đối, vì đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định, với một hình
thái vận động trong một lúc nào đó. Hơn nữa, đứng im chỉ biểu hiện của một trạng thái vận động,
đó là vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, biểu hiện thành một sự vật nhất
định khi nó còn là nó chưa bị chuyển hóa thành cái khác.
Đứng im là tạm thời vì vận động cá biệt có xu hướng hình thành sự vật, hiện tượng ổn định
nào đó, còn vận động nói chung, tức là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa sự vật và hiện tượng làm
cho tất cả không ngừng biến đổi.

Không gian, thời gian


Vật chất luôn vận động, nhưng vật chất vận động không thể xảy ra ở đâu khác ngoài không gian
và thời gian. Vì thế không gian và thời gian trở thành hình thức tồn tại của vật chất. Ăng- ghen đã
chỉ ra rằng mọi hình thức tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức
vô lý như tồn tại ngoài không gian vậy.
Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng chiếm một ví trí nhất định, có một kích thước nhất

20
định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan với những khách thể khác. Các hình
thức tồn tại như vậy của khách thể vật chất được gọi là không gian.
Mặt khác, sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ lâu dài hay
mau chóng, ở sự kế tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động. Các hình thức tồn tại như vậy
được gọi là thời gian.
Không gian và thời gian đều có tính khách quan và tính vĩnh cửu và vô tận. Không gian luôn có
ba chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều cao), còn thời gian chỉ có một chiều (từ quá khứ tới tương
lai).
Câu 3: Ý thức: Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức.
Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của ý thức luôn là một
trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Trên cơ sở những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học
Mác - Lênin góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên. Chủ nghĩa Mác – LN nghiên cứu ý thức với
tư cách là một thuộc tính gắn liền với con người, thuộc tính cơ bản để phân biệt con người với
động vật.
1. Nguồn gốc của ý thức
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra vật chất, chi phối sự
tồn tại và vận động của thế giới vật chất, vì vậy đã tuyệt đối hóa ý thức.
Các nhà duy vật trước Mác đã đấu tranh phê phán lại quan điểm trên của chủ nghĩa duy tâm,
không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, đã chỉ ra mối liên hệ khăng khít giữa vật chất
và ý thức, thừa nhận vật chất có trước ý thức, ý thức phụ thuộc vào vật chất. Tuy nhiên hạn chế
lớn nhất của CNDV trước Mác là chưa trả lời được câu hỏi: dạng vật chất nào mới có khả năng
sinh ra được ý thức?
3 trường phái:
+ Chỉ có con người mới sinh ra được ý thức nhưng chưa lý giải được nguồn gốc hình thành ý
thức.
+ Toàn bộ giới tự nhiên có khả năng sinh ra được ý thức hay trường phái “hữu tình”.
+ Chỉ có giới hữu sinh mới có khả năng sinh ra ý thức.
Lê-nin là người đã khắc phục được những thiếu sót của CNDV trước Mác về sự hình thành
của ý thức nhờ thuyết phản ánh. Thuyết phản ánh: Toàn bộ thế giới vật chất chỉ có một năng lực
gần giống với cảm giác, gần giống với ý thức nhưng không đồng nhất với nó, đó là năng lực phản
ánh.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại của chúng. Ví dụ, khi dòng điện chạy qua dây dẫn và khiến dây dẫn
nóng lên, đó là phản ánh. Khi chúng ta ra biển, dấu chân in trên cát, đó là phản ánh. Sóng đánh bào
mòn đá, đó cũng là phản ánh.
Từ đó, căn cứ vào kết cấu của vật chất từ thấp đến cao mà tương ứng với nó có nhiều hình
thức phản ánh từ thấp đến cao. Phản ánh vật lí đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh, hình thức phản
ánh đơn giản nhất, mang tính thụ động, chưa có định hướng, sự lựa chọn.
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh. Phản ánh
sinh học có 2 hình thức: tính cảm ứng và tính kích thích dưới tác động của môi trường sống. Tính
cảm ứng là phản ứng của thực vật, động vật bậc thấp. Tính kích thích là phản ứng của động vật có hệ
thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, qua cơ chế phản xạ không điều kiện.

21
Khi hệ thần kinh phát triển và xuất hiện phản xạ có điều kiện, hình thành 1 hình thức phản
ánh mới là phản ánh tâm lý. Phản ánh tâm lý đặc trưng cho động vật bậc cao có hệ thần kinh
trung ương. Theo quan điểm của Lê-nin, phản ánh tâm lý phát triển cao, hoàn thiện và trong
những điều kiện nhất định sẽ chuyển thành ý thức . Mức độ cao nhất của phản ánh là phản ánh
năng động, sáng tạo.

Điều kiện cần và đủ để phản ánh tâm lý từ động vật bậc cao chuyển thành ý thức của con người
là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
a) Nguồn gốc tự nhiên: Hai yếu tố cơ bản nhất cấu thành nguồn gốc tự nhiên:
Phải có bộ não người với tư cách là tổ chức vật chất cao nhất. Chỉ có bộ não người mới có
khả năng sinh ra ý thức còn toàn bộ thế giới vật chất chỉ có năng lực phản ánh. Hoạt động ý thức
chỉ diễn ra trong bộ não người trên cơ sở quá trình sinh lý-thần kinh của con người. Khoa học đã
xác định, bộ óc của con người là một tổ chức sống đặc biệt có cấu trúc tinh vi và phức tạp bao
gồm khoảng 14 -15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này có liên hệ với nhau và với các giác quan,
tạo thành vô số những mối liên hệ thu nhận, điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với
thế giới bên ngoài qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
Do đó khi bộ óc bị tổn thương 1 phần thì hoạt động của ý thức sẽ không bình thường. Khi bộ
óc bị tổn thương hoàn toàn thì ý thức sẽ không thể hình thành. Vì vậy, không thể tách rời ý thức
ra khỏi hoạt động của bộ óc.
Tuy nhiên nếu chỉ có bộ não người với tư cách là tổ chức vật chất cao nhất thôi cũng chưa hình
thành ý thức, yếu tố thứ hai là sự phản ánh của thế giới khách quan vào trong bộ não người. Hay đó
là mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng
tạo. Ý thức là kết quả của sự tác động bên ngoài vào các giác quan của chúng ta, với quá trình hoạt
động phức tạp của vỏ đại não.
Không phải bộ óc người nhận thức hiện thực mà con người nhận thức hiện thực bằng bộ óc
của mình.
b) Nguồn gốc xã hội:
Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức, trong đó, cơ bản nhất và trực tiếp
nhất là lao động và ngôn ngữ.
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để cải
biến giới tự nhiên phù hợp với nhu cầu, lợi ích và mục đích của con người. Lao động không chỉ
cải biến giới tự nhiên, đồng thời còn cải biến chính bản thân con người, làm cho con người trở
thành Người với ý nghĩa đích thực của nó.
Vai trò của lao động:
- Hoạt động lao động gây nên sự biến đổi dần dần các hành động phản xạ thành hành động
có ý thức. Trong quá trình lao động, con người không ngừng cải tạo công cụ lao động để thỏa
mãn nhu cầu, lợi ích của mình.
- Nhờ lao động, con người dần dần thống trị tự nhiên, phát hiện ra những đặc tính mới,
những quy luật mới của tự nhiên.
- Lao động gắn kết con người thành một chỉnh thể gọi là xã hội. Xã hội loài người là một
hiện tượng đa dạng, phong phú với nhiều mối quan hệ khác nhau mà quan hệ sản xuất hình thành
nhờ lao động là quan hệ cơ bản nhât, là nền tảng nảy sinh các quan hệ khác trong xã hội.
Lao động dẫn đến việc xuất hiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng
thông tin mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của ý thức, tạo điều kiện để ý thức
tồn tại và thể hiện. Chữ viết xuất hiện là hệ thống tín hiệu của của ngôn ngữ, cố định hóa tri
22
thức, lưu truyền tri thức từ đời này sang đời khác.
Kết luận: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội là điều kiện cần và đủ để xuất hiện ý
thức. Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thể giới vật chất và đặc trưng bởi con người.

2. Bản chất của ý thức


Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại
duy nhất. Còn các nhà triết học duy vật đều thừa nhận vật chất tồn tại khách quan và ý thức là sự
phản ánh sự vật đó. Tuy nhiên, họ đã coi ý thức là sự phản ánh sự vật một cách thụ động, máy
móc, mà không thấy được tính năng động sáng tạo của ý thức, tính biện chứng của quá trình phản
ánh.
Khác với các quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận phản ánh: về
bản chất, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng
động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan. Cơ chế của sự phản ánh đó là các sự vật,
hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào các giác quan của con người. Sau đó các tế bào
thần kinh dẫn truyền các kích thích và lưu giữ các hình ảnh sự vật, hiện tượng vào trong vỏ đại
não. Nội dung của hình ảnh là do các sự vật hiện tượng bên ngoài quyết định.
Thứ hai, do con người là một thực thể xã hội năng động, sáng tạo nên ý thức con người
cũng mang tính năng động, sáng tạo lại hiện hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội . Trên
cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng
ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng,
những huyền thoại. Quá trình phản ánh là quá trình năng động, sáng tạo thống nhất ba mặt: trao
đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng
hình ảnh tinh thần và chuyển mô hình tư tư duy ra hiện thực khách quan.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Bởi dù bị thế giới khách quan quy
định cả về nội dung và hình thức biểu hiện, nhưng ý thức đã được cải biến thông qua lăng kính
chủ quan của con người. Mỗi người sẽ có trình độ khác nhau, góc nhìn khác nhau, dẫn đến nhận
thức về sự vật hiện tượng khác nhau.
Ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực
tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu
cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. ý thức mang
bản chất xã hội.
3. Kết cấu của ý thức
Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phức tạp. Có nhiều cách tiếp cận để
nghiên cứu về kết cấu của ý thức song ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu theo các yếu tố hợp thành
và theo chiều sâu của nội tâm.
a) Theo các yếu tố hợp thành
Ý thức có kết cấu phức tạp, với ba yếu tố cơ bản là tri thức, tình cảm, lý trí. Tất cả các yếu tố
tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng tri thức là yếu tố quan trọng nhất, là
phương thức tồn tại của ý thức, là yếu tố định hướng sự phát triển và quyết định mức độ biểu
hiện của các yếu tố khác.
Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư
tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ
hoặc các hệ thống ký hiệu khác. Tri thức có thể chia thành nhiều loại dựa vào lĩnh vực phản ánh và
trình độ phát triển của nhận thức.
23
Tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối
với bản thân mình. Tùy vào đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng mà
tình cảm được biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau.
Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi người nhằm vượt qua những cản trở trong quá
trình thực hiện mục đích. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong
thực tiễn mà ở đó con người tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để thế thực hiện đến cùng mục đích
của mình.
b) Theo chiều sâu của nội tâm: Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý
thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức. (thiếu cũng không sao)
Tự ý thức: là quá trình con người đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình trong khi nhận
thức thế giới xung quanh. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân
mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản
thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy. Tự ý thức không chỉ là tự ý thức
của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã hội, của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội .
Tiềm thức: Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể,
song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ
thể ấy. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần
như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới
dạng tiềm tàng.
Vô thức: là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng
xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa
có sự kiểm tra của lý trí. Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham
muốn, giấc mơ, trực giác... Vô thức chỉ là một mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của con
người.

*Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì:
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý
thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy, con
người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế
khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình, tránh bệnh chủ
quan duy ý chí.
- Con người phải phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy vai trò tích cực của ý
thức, vai trò tích cực của nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời
phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi
mới hiện nay.
Từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học quan trọng là mọi đường
lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Đảng chủ
trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước
ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.

24
Câu 5: Cặp phạm trù cái chung – cái riêng.
Khái quát về “Phạm trù”
- Khái niệm phạm trù: Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực
nhất định.
- Phân loại: Mỗi bộ môn khoa học có một hệ thống phạm trù riêng.
Trong đó, phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy
của hiện thực, mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Bản chất của phạm trù:
Theo phái duy thực, phạm trù là những thực thể ý niệm, tồn tại bên ngoài độc lập với ý thức
của con người. Còn theo phái duy danh, phạm trù là những từ ngữ trống rỗng do con người
tưởng tượng ra. Can-tơ coi phạm trù là những hình thức tư duy vốn có của con người, không phụ
thuộc vào kinh nghiệm, được lí trí của con người đưa vào giới tự nhiên.
CNDVBC cho rằng: Phạm trù được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức và thực
tiễn của con người. Mỗi phạm trù xuất hiện đều là kết quả của quá trình nhận thức trước đó, đồng
thời lại là bậc thang cho quá trình nhận thức tiếp theo của con người để tiến gần đến nhận thức
đầy đủ hơn bản chất của sự vật.
Các phạm trù được hình thành bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính,
những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật. Vì vậy nội dung của nó mang tính khách
quan, bị thế giới khách quan quy định, mặc dù hình thức thể hiện của nó là chủ quan.

Khái niệm cái riêng và cái chung


Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với những sự vật, hiện tượng, quá
trình khác nhau như: Cái bàn, cái nhà, cái cây cụ thể, v.v.. Mỗi sự vật đó được gọi là một cái
riêng, đồng thời, chúng ta cũng thấy giữa chúng lại có những mặt giống nhau như những cái bàn
đều được làm từ gỗ, đều có màu sắc, hình dạng. Mặt giống nhau đó người ta gọi là cái chung của
những cái bàn.
Vậy cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. Cái chung là
phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất
nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
Cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”. “Cái đơn nhất” là phạm trù để chỉ những nét,
những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật,
hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Thí dụ, thủ đô Hà Nội là một “cái riêng”, ngoài các đặc điểm
chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có những nét riêng như có phố cổ, có Hồ Gươm,
có những nét văn hóa truyền thống mà chỉ ở Hà Nội mới có, đó là cái đơn nhất.

Quan hệ biện chứng giữa "cái riêng" và "cái chung"


Trong lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa “cái riêng”
và “cái chung”:
Phái duy thực cho rằng, “cái riêng” chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại
vĩnh viễn, chỉ có “cái chung” mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người.
“Cái chung” không phụ thuộc vào “cái riêng”, mà còn sinh ra “cái riêng”.
Thí dụ, bên cạnh cái cây riêng lẻ, có ý niệm cái cây nói chung; bên cạnh cái nhà riêng lẻ, có ý
niệm cái nhà nói chung, v.v.. Cái cây, cái nhà riêng lẻ có ra đời, tồn tại tạm thời và mất đi,

25
nhưng ý niệm cái cây, cái nhà nói chung thì tồn tại mãi mãi. Từ đó Platôn cho rằng cái cây, cái
nhà riêng lẻ là do ý niệm cái cây, cái nhà nói chung sinh ra. Như vậy theo Platôn cái riêng do
cái chung sinh ra.
Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi trống
rỗng, do con người đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Quan điểm này không thừa
nhận nội dung khách quan của các khái niệm.
Chẳng hạn như, họ cho khái niệm con người, giai cấp, đấu tranh giai cấp, cách mạng xã
hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, v.v., không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con
người, chỉ là những từ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu.
Cả quan niệm của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm:
+ Tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chu ng, hoặc ngược
lại.
+ Không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng.
Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách
quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau.
Biểu hiện:
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn
tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
Chẳng hạn sự sống (cái chung) không thể tồn tại ngoài những hình thái cụ thể (cái riêng) và
thông qua cái riêng, sự sống mới có thể biểu hiện sự tồn tại của nó.
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung . Nghĩa là không có cái riêng
nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Sự vật hiện tượng riêng nào cũng
bao hàm cái chung.
Thí dụ, mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với
xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và quy luật
xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người.
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng
sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái
riêng còn có cái đơn nhất.
Thí dụ, người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế
giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn, v.v., còn có đặc điểm riêng là
chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự
nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong
cuộc sống.
Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ
ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với cái bản
chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.
Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển
của sự vật.
+ Trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng
cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái
phổ biến.
+ Ngược lại cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau do không phù hợp với
điều kiện mới nên mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.

26
Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời
thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình
cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
Thí dụ, sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn
ra bằng cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện
mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể.
Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.

Một số kết luận về mặt phương pháp luận


- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình
nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật hiện tượng
riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng. Ví dụ như
khái quát những đặc tính chung của con trâu, con ngựa, con bò,… mà người ta mới đưa ra được
khái niệm động vật.
- Cái chung là cái bản chất, cái sâu sắc chi phối cái riêng nên người ta phải tìm ra cái chung
để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết nguyên lý chung sẽ không
tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động 1 cách mù quáng, mò mẫm.VD: Cùng vận dụng những
nguyên lý của triết học Mác-Lênin nhưng phải căn cứ vào tình hình phát triển của từng nước để
vận dụng cho phù hợp.
- Trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có
lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.

Câu 6-8:
Phần chung về quy luật:
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người dần dần
nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành
nên khái niệm "quy luật".
THDV phương đông và Hy lạp cổ đại cho rằng quy luật là một trật tự khách quan, là con
đường phát triển tự nhiên, vốn có của sự vật hiện tượng. THD.tâm phủ nhận sự tồn tại khách
quan của quy luật, quy luật chỉ là sự thể hiện của lý trí thế giới, vì chính lí trí thế giới là quy luật
của tự nhiên và xã hội. Theo Hegel, quy luật là cái bền vững, ổn định, đồng nhất vốn có trong
hiện tượng, là sự phản ánh “cái yên tĩnh” trong hiện tượng, mối quan hệ căn bản trong hiện
tượng.
CNDVBC: Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại
giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong của mỗi một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau.
Từ định nghĩa, chúng ta cũng đã thấy được những tính chất cơ bản nhất của quy luật, đầu
tiên đó là tính phổ biến. Thứ hai, đó là tính khách quan, bởi quy luật không phải là do ý thức
con người tạo ra, nó tồn tại một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của chúng ta. Và thứ
ba là tính lặp đi lặp lại, bởi nếu một quy luật mà chỉ xảy ra một lần thì tất nhiên nó sẽ không
được gọi là quy luật.
Các quy luật hết sức đa dạng, vậy làm thế nào để có thể phân loại quy luật? Căn cứ vào mức
độ tính phổ biến, các quy luật được chia thành: những quy luật riêng, những quy luật chung và
những quy luật phổ biến. Còn căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành ba
nhóm lớn: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật của tư duy.
27
Với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật phổ biến
tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người.

Phần riêng
Câu 6: Quy luật lượng – chất.
*Vị trí, vai trò:
- Một trong ba quy luật cơ bản của phép bcdv.
- Quy luật chất – lượng chỉ rõ phương thức của sự vận động và phát triển trong tự nhiên,
trong xã hội và trong tư duy.
*Quan điểm trước Mác:
*Quan điểm của TH Mác – Lê-nin:
Khái niệm về chất và lượng: Mỗi sự vật hiện tượng là sự thống nhất biện chứng giữa chất và
lượng.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là
sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái
khác.
Chất có tính khách quan, gắn liền với sự vật, không có chất thuần túy tồn tại ngoài sự vật.
Chất của sự vật được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành và phương thức liên kết của
các yếu tố đó.
Chất của sự vật tồn tại thông qua thuộc tính của sự vật, đó là những tính chất, trạng thái, yếu
tố cấu thành sự vật, là cái vốn có của sự vật kể từ khi sự vật được sinh ra. Mỗi sự vật có những
thuộc tính cơ bản, không cơ bản, mỗi thuộc tính cơ bản lại biểu hiện một chất của sự vật, do đó
mỗi sự vật có nhiều chất. Việc phân chia các thuộc tính thành tt cơ bản và không cơ bản chỉ
mang tính chất tương đối và cũng không được đồng nhất chất với thuộc tính.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ một tính quy định khách quan vốn có của sự
vật về mặt quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận đọng và phát triển cũng như thuộc tính
của sự vật.
Lượng tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Lượng của sinh vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ,
trình độ cao hay thấp,… Lượng có thể được xác định dựa trên các con số và đại lượng.
Có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng, khái quát.
Sự phân chia giữa chất và lượng chỉ là tương đối.
Ví dụ về lượng và chất:
Chất: sự thống nhất các thuộc tính vốn có của nước: không màu, không mùi, không vị, có thể
hòa tan nhiều chất,… Lượng: mỗi phân tử nước được tạo nên từ hai nguyên tử Hidro và 1
nguyên tử Oxy.
Mối quan hệ giữa lượng – chất
Chất và lượng là hai mặt, hai tính quy định tồn tại khách quan trong sự vật, trong đó chất có tính
ổn định hơn lượng.
Chất và lượng luôn có tác động biện chứng với nhau, được biểu hiện ở:
Sự thay đổi về lượng của sự vật ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất và ngược lại. Song sự tăng
hay giảm của lượng không làm cho sự vật biến đổi ngay, mà chỉ khi sự biến đổi của lượng đạt
đến một giới hạn nhất định mới làm cho sự vật biến đổi về chất.

28
Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong giới hạn gọi là “độ”: là phạm trù triết học chỉ
khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.
Điểm nút là phạm trù triết học chỉ điểm giới hạn khi mà lượng đạt tới sẽ làm thay đổi chất
của sự vật.
Sự thay đổi về chất qua điểm nút được gọi là bước nhảy: bước nhảy là phạm trù triết học
dùng để chỉ sự chuyển hóa về chấ của sự vật do sự thay đổi vè lượng của sự vật trước đó gây ra.
Đó là bước kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, sự gián đoạn trong quá trình phát
triển liên tục của sự vật.
Như vậy: lượng đổi trong độ nhất định, tới điểm nút thực hiện bởi bước nhảy dẫn tới sự thay đổi
về chất. Chất mới ra đời cùng với một lượng mới, tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
Chất mới tác động vào lượng mới ở quy mô, trình đô, nhịp điệu phát triển mới của lượng, tạo nên độ
mới và điểm nút mới.
Ví dụ: nước biến đổi chất (trạng thái) do sự biến đổi của lượng (nhiệt độ); quá trình học sinh
– sinh viên. (chỉ ra độ, điểm nút, bước nhảy)
Quá trình ấy cứ tiếp diễn không ngừng tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của quá trình
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Sự vật là thể thống nhất giữa chất và lượng, vì vậy muốn nhận thức đầy đủ về sự vật cần
nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó.
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi, do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng
tính tất yếu của sự tích lũy thường xuyên về lượng, tạo điều kiện cho sự thay đổi về chất của sự
vật, tránh thái độ chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
- Khi đã tích lũy đầy đủ về lượng phải quyết tâm để thực hiện bước nhảy, phải kịp thời
chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, tránh thái độ bảo thủ, trì trệ.
- Vì bước nhảy phong phú, đa dạng nên trong hoạt động thực tiễn cần biết sử dụng linh hoạt
các hình thức của bước nhảy, chọn hình thức bước nhảy phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế
để có hiệu quả cao nhất.
Liên hệ.
Câu 7:
1. Khái niệm Nhà nước
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt
của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng
quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống
trị trong xã hội.
2. Nguồn gốc Nhà nước
Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lênin
• Ph. Angghen, trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước
cho rằng, nhà nước là một phạm trù lịch sử: “Nhà nước tồn tại không mãi mãi là từ ngàn xưa. Đã
từng có xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào về nhà nước và chính
quyền nhà nước cả”
• Trong xã hội nguyên thủy, với sự tồn tại của cộng đồng thị tộc, bộ lạc, chưa xuất hiện nhà
nước, chưa có nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực của giai cấp, duy trì sự thống trị của
cấp, đối lập với nhân dân. Xã hội tồn tại theo thế chế tự quản.

29
• Vào giai đoạn cuối của xã hội cộng sản nguyên thủy, do sự phát triển của lực lượng sản
xuất, trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu tư nhân. Sự bất bình đẳng, phân hóa giai cấp diễn phổ
biến. Xuất hiện giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị. Cuộc đấu tranh giai cấp đầu tiên trong
xã hội Chiếm hữu nô lệ mang tính quyết liệt giữa hai giai cấp chủ nô và nô lệ, đòi hỏi sự ra đời
của nhà nước để có thể “làm dịu" mâu thuẫn giai cấp, duy trì sự sự tồn tại của xã hội.
• Nhà nước ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. nhà nước là sản phẩm của một
xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định khi “xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối
lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được”
• Nhà nước ra đời để đáp ứng yêu cầu duy trì trật tự và thống trị xã hội của giai cấp thống
trị ,để cho cuộc đấu tranh giai cấp không đi đến sự tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã
hội,để duy trì xã hội trong vòng trật tự. VI Lenin cho rằng, khi trong xã hội xuất hiện “biểu hiện
của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước ra đời".
• Như vậy, nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện nhà nước là do sự phát triển của lực lượng
sản xuất dẫn đến sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu, còn nguyên nhân trực
tiếp dẫn tới sự xuất hiện nhà nước là do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều
hòa được, và là một tất yếu khách quan để “làm dịu” sự xung đột giai cấp, để duy trì trật tự trong
vòng trật tự mà ở đó, địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị được đảm bảo.
3. Bản chất của nhà nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Bản chất của nhà nước được thể hiện qua hai thuộc
tính: Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Bản chất giai cấp của nhà nước
Nhà nước được sinh ra trong xã hội có giai cấp nên bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp
sâu sắc. Tính giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua việc nhà nước là công cụ thống trị trong
xã hội. Nhà nước sinh ra là để thực hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố và bảo vệ quyền lợi
của giai cấp thống trị. Nhà nước thiết lập nên hệ thống pháp luật, các thiết chế xã hội, chính phủ,
tòa án, quân đội… để duy trì trật tự xã hội theo ý muốn của giai cấp thống trị.
Bản chất xã hội của nhà nước
Ngoài bản chất giai cấp thì Nhà nước còn thể hiện bản chất xã hội của mình. Tính xã hội của
Nhà nước hay còn được gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước. Bản chất này được thể hiện qua
vai trò quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy
sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiên tai… nhằm đảm bảo lợi ích chung cho
toàn xã hội.
Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất, chúng luôn có mối quan hệ tương tác,
gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện bản chất của của bất kỳ nhà nước nào. Dù ở trong xã hội
nào, bản chất của nhà nước cũng đều thể hiện ở hai mặt: Một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm
quyền. Đồng thời, mặt còn lại vẫn sẽ chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, mức độ
và sự thể hiện của hai thuộc tính này sẽ có sự khác nhau ở từng nhà nước và ở từng giai đoạn lịch
sử cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nhận thức của giai cấp cầm quyền, điều kiện
kinh tế - xã hội…
Theo như lịch sử phát triển của nhà nước cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri
thức con người cho thấy, tính giai cấp trong bản chất của nhà nước thay đổi từ công khai thể hiện tới
kín đáo hơn với vấn đề giai cấp và tăng dần vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội.

30
3. Chức năng của nhà nước
1. Định nghĩa
Chức năng của nhà nước là những phương diện (những mặt) hoạt động chủ yếu
của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản được đặt ra trước nhà nước.
2. Phân loại
- Thống trị và xã hội: bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. (Chức năng
giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của
nó. Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động
chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới
sự quản lý của nhà nước.
- Chức năng đối nội: phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội, bảo vệ chế độ kinh tế-xã
hội, … (Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những
trật tự khác hiện có trong xã hội. Thông thường điều đó phải được pháp luật hóa và được thực
hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện
khác (bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục...) để xác lập, củng cố tư
tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội.)
- Chức năng đối ngoại: bảo vệ đất nước, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước,… (Chức
năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan
hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi
ích quốc gia, khi hai chủ thể không mâu thuẫn với nhau). Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu
vực và quốc tế thì việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt.
4. Các kiểu nhà nước
Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó đã có bốn
kiểu nhà nước:
Kiểu nhà nước chủ nô.
Kiểu nhà nước phong kiến.
Kiểu nhà nước tư sản.
Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
a) Kiểu nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên cơ sở sự tan
rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực thống trị của
giai cấp chủ nô.
-Bản chất của nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối
lưu lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ
nô với nô lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác.
-Chức năng của nhà nước chủ nô
+Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm: củng cố và bảo vệ sở hữu
của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô
lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác và đàn áp về mặt tư tưởng.
+Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm: tiến hành chiến tranh xâm
lược và phòng thủ chống xâm lược.

31
b) Kiểu nhà nước phong kiến
Nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở của sự sụp đổ của xã hội chiếm hữu nô lệ, ở một số quốc
gia nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước đầu tiên. Ví dụ: Việt Nam, Triều Tiên…
-Bản chất của nhà nước phong kiến
Bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, phong kiến là công cụ để thực hiện và bảo vệ lợi ích,
quyền, địa vị thống trị của giai cấp địa chủ, quý tộc phong kiến trong xã hội trên cả 3 lĩnh vực: KT,
CT, TT.
-Chức năng của nhà nước phong kiến
Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm: bảo vệ và phát triển chế độ sở
hữu phong kiến, duy trì sự bóc lột của phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động khác, đàn áp sự chống đối của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, đàn áp tư
tưởng.
Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm, tiến hành chiến tranh
xâm lược và phòng thủ chống xâm lược.
c) Kiểu nhà nước tư sản
Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng hình thái kinh tế –
xã hội tư bản chủ nghĩa.
-Bản chất của nhà tư sản: duy trì, bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai cấp tư sản với giai
cấp vô sản.
-Chức năng của nhà nước tư sản: Củng cố, bảo vệ, duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản và thực
hiện các chức năng kinh tế, xã hội. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong trào
cách mạng thế giới và thực hiện các hoạt động đối ngoại hoà bình, hợp tác quốc tế.
d) Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người. Là tổ
chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn
xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã
hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.

Câu 8: Quy luật phủ định của phủ định.


*Vị trí, vai trò:
- Một trong ba quy luật cơ bản của phép bcdv.
- Chức năng: vạch ra khuynh hướng cơ bản của sự phát triển: các svht trong thế giới khách
quan đều phát triển, vận động đi lên theo hình xoáy ốc: tức là sau một chu kì phát triển sự vật
hiện tượng tựa hồ quay trở về cái ban đầu nhưng nó cao hơn cái ban đầu.
*Quan điểm trước Mác và quan điểm của THMLN
Khái niệm về phủ định và phủ định biện chứng.
Phủ định là thay đổi trạng thái tồn tại của sự vật hiện tượng trong quá trình vận động và phát
triển.
Quan điểm duy tâm, siêu hình coi sự phủ định là:
- Nguyên nhân của sự phủ định nằm ở bên ngoài sự vật hiện tượng.
- Sự phủ định sạch trơn, không có kế thừa và là sự chấm dứt hoàn toàn sự vận động, phát
triển của sự vật.
- Sự diệt vong hoàn toàn cái cũ, chỉ trải qua một lần phủ định.
32
- Sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ, hầu như lặp lại toàn bộ quá trình của sự vật cũ.
Ví dụ như gió bão làm cho cây đổ là phủ định siêu hình.
Theo quan điểm của CNDVBC: phủ định biện chứng là những phủ định tạo tiền đề, điều
kiện cho sự phát triển liên tục, ra đời của cái mới thay thế cái cũ, là phủ định gắn liền với sự
phát triển. Ví dụ như quá trình hạt thóc phát triển thành cây lúa, và cây lúa trong những điều
kiện nhất định lại cho ra nhiều hạt thóc mới. Hay quá trình kỹ thuật canh nông thủ công bị phủ
định bởi kĩ thuật cnah nông mới – cơ giới hóa.
Phủ định biện chứng mang tính khách quan vì nguyên nhân của phủ định biện chứng là do sự
chuyển hóa lượng – chất, sự đấu tranh của các mặt đối lập ngay trong chính bản thân của sự vật hiện
tượng quy định. Do đó phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định.
Phủ định biện chứng có tính kế thừa vì cái mới ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự tiếp tục của
cái cũ. Kế thừa là vòng khâu để nối liền cái phủ định với cái bị phủ định, làm cho quá trình phát triển
của sự vật hiện tượng diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
Cái mới tựa hồ quay trở về cái ban đầu nhưng lại khác cái ban đầu về chất và lượng, cao hơn
cái ban đầu. Cái mới loại bỏ, phủ định những mặt tiêu cực, đồng thời tiếp tục, phát huy những
mặt tích cực, bổ sung những đặc tính mới, nâng lên một tầm cao mới cho phù hợp với hiện thực.
Nội dung: phủ định của phủ định.
Phủ định của phủ định là sự phủ định đã qua một số lần phủ định biện chứng để đưa
sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn, hoàn
thành một chu kì phát triển, để phát triển theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao.
- Phủ định của phủ định là hình thức phủ định mang tính chu kì: Sau một chu kì, sự vật hiện
tượng phải trải qua ít nhất hai lần phủ định. Ví dụ: vòng đời của sinh vật (tự nhiên), sự phát triển
của xã hội qua các hình thái kinh tế-xh (xã hội),…
- Tính kế thừa: Sau một chu kì phát triển, sự vật hiện tượng tựa hồ quay trở lại cái ban đầu,
tái hiện lại một số đặc điểm của cái ban đầu nhưng không trùng với cái ban đầu, cao hơn so với
cái ban đầu. Sự vật mới ra đời lại tiếp tục phủ định biện chứng chính mình để tiếp tục phát triển.
Ví dụ.
- Vạch ra khuynh hướng của sự phát triển từ thấp đến cao theo hình xoáy ốc ngày càng mở
rộng.
Cái mới ra đời từ kết quả của lần phủ định thứ hai đã mang trong nó những nhân tố tích cực
mới. Sự phủ định lần thứ hai (phủ định cái đã phủ định) được gọi là sự phủ định của phủ định.
Kết quả của phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kì phát triển và là điểm khởi đầu
của chu kì phát triển tiếp theo.
Ví dụ: tư bản không ngừng lớn lên, đây là hình thức phát triển có tính chu kì: lặp lại hình
thức ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn về lượng và chất…
Trên thực tế, có những loại phủ định diễn ra trong hàng vài trăm, vài nghìn năm, nên chúng
ta sẽ không thể chứng kiến được hết toàn bộ quá trình phủ định đó nên quy luật này có tính trừu
tượng cao.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Giúp nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật: thừa nhận xu hướng vận động
đi lên là xu hướng chung, tất yếu của các svht.
- Quá trình phát triển là phức tạp, quanh co, phải trải qua nhiều lần phủ định, mặt khác hết
sức đa dạng với nhiều hình thức phủ định khác nhau, vì vậy trong nhận thức, phải chống khuynh
hướng phiến diện, giản đơn.

33
- Cái mới ra đời chịu sự tác động của một hệ thống các quy luật, mỗi quy luật lại thực hiện
chức năng riêng của nó.
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới, tạo điều
kiện thuận lợi để cái mới phát triển, và phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ,
tránh thái độ phủ định sạch trơn hay kế thừa nguyên xi cái cũ.
- Cần căn cứ vào từng sự vật để vận dụng quy luật một cách thích hợp, có hình thức kế thừa,
cải tạo cái cũ cho phù hợp.
- Tôn trọng tính chu kì, tính lặp lại của sự phát triển, đòi hỏi phải nghiên cứu lịch sử để có
thể dự kiến, tiên đoán những kiến thức cơ bản của tương lai.
Câu 9: Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí.
Nhận thức là một quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng
khâu. Song, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện
chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.
- Khái niệm nhận thức.
- Trực quan sinh động là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, còn được gọi là giai
đoạn nhận thức cảm tính. Con người sử dụng các giác quan để tác động trực tiếp vào sự vật để
nắm bắt được sự vật. 3 hình thức kế tiếp nhau:
+ Cảm giác: Sự phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của sự vật khi sự vật đang tác động trực tiếp
vào các giác quan của con người.
VD: quả cam: xúc giác: tròn, bề mặt trơn nhẵn; thị giác, vị giác,…
+ Tri giác: là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang tác động vào các giác
quan. Là sự tổng hợp cảm giác nhưng có hệ thống, đầy đủ và phong phú.
VD: vẫn là quả cam đó nhưng những tính chất của nó không chỉ được phản ánh qua các giác
quan riêng lẻ nữa, các tính chất đó đã được gộp lại thành một hệ thống những tính chất của quả cam.
+ Biểu tượng: là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh về sự vật còn lưu lại trong óc người
khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.
VD: Khi những tính chất của quả cam đã được lưu lại trong bộ óc, thì cả khi không có quả
cam đó trước mắt nữa, chúng ta vẫn có thể mô tả được hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả
cam…
Dừng lại ở mức cảm tính sẽ gặp phải mâu thuẫn: chưa phân biệt được đâu là cái bản chất, tất
yếu, bên trong, đâu là những cái không bản chất, ngẫu nhiên, bên ngoài. Giải quyết mâu thuẫn: nắm
được quy luật vận động, phát triển của sv, đưa nhận thức lên một trình độ mới.
- Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát
những thuộc tính, đặc điểm, bản chất có tính quy địn của sự vật hiện tượng. 3 hình thức:
+ Khái niệm: hình thức cơ bản, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, là kết quả của
sự khái quát, tổng hợp biện chứng các thuộc tính của sinh vật hoặc lớp sinh vật. Là điểm nút của
quá trình tư duy trừu tượng, cơ sở hình thành phán đoán. Do đó vừa có tính khách quan, vừa có
tính chủ quan.
VD: Từ những hình ảnh, tính chất đã có được trước đó, đưa ra khái niệm quả cam:
+ Phán đoán: là kết quả của sự liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một
đặc điểm, một thuộc tính nào đó của quá trình nhận thức. Gồm 3 loại: phán đoán đơn nhất, phán đoán
đặc thù, phán đoán phổ biến. VD: Đồng dẫn điện. Đồng là kim loại. Kim loại thì dẫn điện.

34
+ Suy luận: sự liên kết các phán đoán với nhau rút ra tri thức mới. Tùy theo cách kết hợp các
phán đoán (đơn nhất – đặc thù – phổ biến hay ngược lại) ta có hình thức suy luận quy nạp hay diễn
dịch.
- Khái niệm thực tiễn.
- Mối quan hệ:
+ NT cảm tính và lý tính là những nấc thang của quá trình nhận thức.
+ NTCT gắn liền với hoạt động thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn và là cơ sở cho nhận thức lí tính.
+ NTLT giúp chúng ta hiểu được bản chất của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, làm
cho NTCT định hướng đúng và sâu sắc hơn.
+ Bằng nhận thức lí tính con người có được những tri thức mới về đối tượng nghiên cứu,
nhưng để biết được những tri thức đó đúng hay sai phải quay về với thực tiễn, tạo thành một
vòng khâu hoàn chỉnh. Phải lấy thực tiễn làm thước đo chân lí.
VD: Từ thực tế: quan sát thiên văn – nghiên cứu lí thuyết, sáng chế công nghệ - thực tiễn
chinh phục vũ trụ.
*Con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý.
Khái niệm: Chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn
kiểm nghiệm. Như vậy chân lý cũng là một sản phẩm của quá trình nhận thức.
Tính chất: Chân lý có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
- Tính khách quan: nội dung phản ánh độc lập với ý thức của con người và loài người, không
phải sự xác lập tùy tiện của con người hay có sẵn trong nhận thức. VD: Luận điểm “trái đất quay
xung quanh mặt trời” là chân lý: phản ánh đúng sự kiện có thực, tồn tại độc lập không phụ thuộc
vào ý thức.
- Tính tuyệt đối và tương đối: Tính tuyệt đối: phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung
phản ánh của tri thức và hiện thực khách quan. Tính tương đối là tính phù hợp nhưng chưa hoàn
toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức và hiện thực khách quan. Hai tính này có sự
thống nhất biện chứng: tính tuyệt đối là tổng số các tính tương đối, mặt khác trong mỗi chân lý
mang tính tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối. VD:
- Tính cụ thể: gắn liền với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ
thể. VD: Ăn chắc mặc bền – ăn ngon mặc đẹp.
Vai trò: Hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có hiệu quả khi con người vận dụng
được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình.
Vì vậy chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và tính hiệu quả
trong hoạt động thực tiễn.
Mối quan hệ biện chứng giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mqh biện chứng trong quá
trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn
phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đạt được trong hoạt động thực
tiễn.
Ý nghĩa ppl
- Trong hoạt động nhận thức, phải dựa trên quan điểm lịch sử-cụ thể, xuất phát từ thực tiễn
để đạt được chân lý, coi chân lý là một quá trình.
- Tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn để nâng cao hiệu quả cải biến giới
tự nhiên và xã hội.
- Phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn.

35
Vận dụng: Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lí phổ biến của CN Mác-
LN và tư tưởng HCM trong những điều kiện lịch sử cụ thể, từ thực tiễn đất nước để đề ra đường
lối.
Liên hệ.

36

You might also like