Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng khi so sánh Kali với Natri?
A. Natri có bán kính nguyên tử lớn hơn Kali
B. Natri có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn Kali
C. Natri có độ âm điện thấp hơn Kali
D. Natri có năng lượng ion hóa lớn hơn Kali
Câu 2. Muối nào sau đây không tạo kết tủa khi phản ứng với lượng dư NaOH?
A. CuSO4 B. ZnCl2 C. CrCl3 D. FeCl3
Câu 3. Trong các hợp chất sau: LiCl, RbCl, BeCl2, và MgCl2, thì hợp chất có đặc tính ion nhiều
nhất và thấp nhất tương ứng là:
A. MgCl2, BeCl2 B. LiCl, RbCl
C. RbCl, BeCl2 D. RbCl, MgCl2
Câu 4. Năng lượng ion hóa thứ nhất (eV) của Be và B tương ứng là:
A. 9,32 và 9,32 B. 9,32 và 8,29
C. 8,29 và 8,29 D. 8,29 và 9,32
Câu 5. Trong các hydroxide sau, hydroxide nào có giá trị Ksp nhỏ nhất ở cùng điều kiện?
A. Be(OH)2 B. Ba(OH)2 C. Mg(OH)2 D. Ca(OH)2
Câu 6. Sắp xếp nào sau đây đúng về thứ tự độ bền nhiệt của chất sau:
K2CO3 (I), MgCO3 (II), CaCO3 (III), BeCO3 (IV)
A. (IV) < (II) < (III) < (I) B. (IV) < (II) < (I) < (III)
C. (II) < (IV) < (III) < (I) D. (I) < (II) < (III) < (IV)
Câu 7. Sắp xếp theo thứ tự đúng về tính cộng hóa trị của các hợp chất halogenua sau (M là kim
loại kiềm):
A. MCl > MI > MBr > MF B. MF > MCl > MI > MBr
C. MI > MBr > MCl > MF D. MF > MCl > MBr > MI
Câu 8. Cho các nhận định sau:
(I) Ion Cs+ bị hydrate hóa mạnh hơn các ion kim loại kiềm khác
(II) Trong các kim loại kiềm Li, Na, K, và Rb thì Li có nhiệt độ nóng chảy cao nhất
(III) Trong các kim loại kiềm thì chỉ có Li tác dụng trực tiếp với N2 tạo hợp chất nitride
Các nhận định đúng là:
A. (I) và (III) B. (II) và (III)
C. (I), (II) và (III) D. (I) và (II)
Câu 9. Độ bền của hợp chất clorua của kim loại kiềm được xếp theo thứ tự nào sau đây đúng?
A. CsCl > KCl > NaCl > LiCl B. LiCl > KCl > NaCl > CsCl
C. LiCl > NaCl > KCl > CsCl D. NaCl > KCl > LiCl > CsCl
Câu 10. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử của kim loại kiềm thổ là:
A. ns2 B. ns1 C. ns2np2 D. ns2np1
Câu 11. Trong các kim loại kiềm sau, kim loại nào có năng lượng ion hóa thứ nhất cao nhất?
A. Rb B. Li C. Na D. K
Câu 12. Chất nào sau đây có tính thuận từ?
A. TiO2 B. SiO2 C. KO2 D. BaO2
Câu 13. Năng lượng hydrate hóa của Mg lớn hơn ion nào sau đây?
2+

A. Mg3+ B. Be2+ C. Al3+ D. Na+


Câu 14. Sắp xếp nào sau đây đúng về năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố?
A. B > C > N B. K > Na > Li C. Be > Mg > Ca D. Ge > Si > C
Câu 15. Hợp chất cacbonat nào sau đây bị phân hủy nhanh nhất?
A. Na2CO3 B. K2CO3 C. Li2CO3 D. Rb2CO3
Câu 16. Sắp xếp theo thứ tự đúng về độ bền của các oxit sau:
A. RbO2 > CsO2 > KO2 B. KO2 > CsO2 > RbO2
C. KO2 > RbO2 > CsO2 D. CsO2 > RbO2 > KO2
Câu 17. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự độ tan của muối sulfate của kim loại kiềm thổ
A. Be > Mg > Ca > Sr > Ba B. Be > Ca > Mg > Ba > Sr
C. Mg > Be > Ba > Ca > Sr D. Mg> Ca > Ba > Be > Sr
Câu 18. Natri phản ứng với lượng dư oxy tạo sản phẩm là:
A. Na2O B. NaO C. Na2O2 D. NaO2
Câu 19. Khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ là do :
A. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít
B. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít
C. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít
D. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít
Câu 20. Trong các kim loại kiềm thổ sau, kim loại kiềm thổ nào có xu hướng tạo liên kết cộng
hóa trị nhiều nhất?
A. Ba B. Ca C. Be D. Mg
Câu 21. Kim loại kiềm thổ nào sau đây tạo được muối phức?
A. Ba B. Sr C. Ca D. Be
Câu 22. Trong các kim loại sau, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Na B. Cs C. K D. Li
Câu 23. Với kim loại kiềm khi bán kính nguyên tử tăng thì:
A. Năng lượng ion hóa tăng B. Nhiệt độ nóng chảy tăng
C. Độ dẫn điện tăng D. Nhiệt độ sôi giảm
Câu 24. Công thức bè alginat gồm: acid alginic, NaHCO3, magie trisilicat, Al(OH)3
Cho biết vai trò của Al(OH)3:
A. Ngăn trào ngược dạ dày
B. Trung hòa acid dư
C. Tạo thành gel có độ nhớt thấp
D. Giúp gel nổi lên bề mặt dạ dày (chiếc bè)
Câu 25. Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất?
A. KOH B. NaOH C. LiOH D. RbOH
Câu 26. Sodium hydride (NaH) khi hòa tan vào nước tạo ra dung dịch có tính:
A. Axit B. Bazơ
C. Lưỡng tính D. Trung tính
Câu 27. Độ bền của các hidroxit kim loại kiềm được sắp xếp theo thứ tự đúng là:
A. LiOH > CsOH > RbOH > NaOH > KOH
B. LiOH > NaOH > KOH > RbOH > CsOH
C. LiOH < CsOH < RbOH < NaOH < KOH
D. LiOH < NaOH < KOH < RbOH < CsOH
Câu 28. Sodium peroxide có màu vàng, bị phân hủy trong không khí thành màu trắng là do tạo
thành:
A. NaOH và Na2CO3 B. Na2O
C. H2O2 D. Na2O và O3
Câu 29. Số oxi hóa của K trong hợp chất KO2 là:
A. +2 B. +1 C. 0 D.  1
Câu 30. Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại
A. Liti B. Xesi C. Natri D. Kali
Câu 31. So với nguyên tử phi kim cùng chu kì thì nguyên tử kim loại:
A. Thường có năng lượng ion hoá nhỏ hơn
B. Thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn
C. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn
D. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hoá học
Câu 32. Hợp chất nào sau đây là peroxit
A. KO2 B. K2O C. K2O2 D. CaO
Câu 33. Thứ tự nào sau đây sắp xếp không đúng
A. Năng lượng ion hóa thứ 2: Be < Mg < Ca < Sr
B. Khối lượng riêng: Ca < Mg < Be < Sr
C. Nhiệt hydrat hóa: Sr2+ < Ca2+ < Mg2+ < Be2+
D. Bán kính nguyên tử: Be < Mg < Ca < Sr
Câu 34. Hợp chất nào sau đây không tan trong acid acetic?
A. Canxi hydroxide B. Canxi cacbonat C. Canxi oxit D. Canxi oxalat
Câu 35. Muối sulfate của kim loại M tan được trong nước, hợp chất hydroxit và oxit của M thì
không tan trong nước và bền với nhiệt. Hydroxit của M tan được trong NaOH. Kim loại M là:
A. Sr B. Ca C. Be D. Mg
Câu 36. Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không
theo một quy luật nhất định như kim loại kiềm là do?
A. Bán kính ion khá lớn B. Bán kính nguyên tử khác nhau
C. Kiểu mạng tinh thể khác nhau D. Lực liên kết kim loại yếu
Câu 37. Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người nào bị mắc bệnh viêm
loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước
bữa ăn chất nào sau đây ?
A. Nước đun sôi để nguội B. Nước đường saccarozơ
C. Dung dịch natri hiđrocacbonat D. Một ít giấm ăn
Câu 38. Quá trình nào sau đây có năng lượng ion hóa lớn nhất?
A. Ca  Ca2+ + 2e B. Be  Be+ + e
C. Ba  Ba+ + e D. Mg  Mg2+ + e
Câu 39. Oxide của nguyên tố có cấu hình electron 1s22s22p63s1 có tính:
A. Lưỡng tính B. Bazơ C. Neutral D. Acidic
Câu 40. Hợp chất A được sử dụng để làm mềm nước cứng tạm thời. A phản ứng được với
Na2CO3. Cho khí CO2 đi qua dung dịch chứa A dư sẽ tạo kết tủa. A là:
A. Ca(HCO3)2 B. Ca(OH)2 C. CaO D. CaCO3
-
Câu 41: Để nhận biết ion NO3 người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng, đun
nóng vì:
A. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt
B. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh
C. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi, làm xanh giấy quỳ ẩm
D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu, hoá nâu trong không khí
Câu 42: Kim loại hoặc ion nào sau đây có tính nghịch từ? (Cho biết Cu (Z=29), Fe (Z=26), Cr
(Z=24))
A. Cr3+ B. Fe C. Cu+ D. Cu2+
Câu 43: Khí nào được ứng dụng trong gây mê?
A. N2 B. N2O C. NO D. NO2
Câu 44: Thêm chất nào dưới đây làm tăng tính khử của CoCl2?
A. NaOH, NH3 B. H2O, HCl
C. NaOH D. NaOH, H2O, NH3
Câu 45: Oxit nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất?
A. Ga2O3 B. Tl2O3 C. Al2O3 D. B2O3
Câu 46: Hemoglobin trong máu gồm ion M2+ liên kết với porphyrin và một phân tử protein có
tên globin tạo thành phức chất bát diện, phức này có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các
mô và CO2 từ các mô về phổi. M là kim loại nào?
A. Fe B. Co C. Ca D. K
Câu 47: Bình làm bằng nhôm có thể đựng được axit nào sau đây?
A. HNO3 đặc, nóng B. HNO3 đặc, nguội
C. HCl loãng D. H2SO4 loãng
Câu 48: Cho vài giọt dung dịch K2CrO4 vào dung dịch BaCl2. Mô tả hiện tượng:
A. Xuất hiện kết tủa màu nâu
B. Có sủi bọt khí không màu
C. Xuất hiện kết tủa vàng và có bọt khí bay lên
D. Xuất hiện kết tủa vàng
2+
Câu 49: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản muối Fe người ta thường:
A. Mở nắp lọ đựng dung dịch
B. Cho vào đó vài giọt dung dịch H2SO4 loãng
C. Cho vào đó một vài giọt dung dịch HCl
D. Ngâm vào đó một đinh sắt
Câu 50: Sắp xếp các chất sau đây đúng theo thứ tự tăng dần tính axit?
A. CaO < CuO < H2O < CO2
B. H2O < CuO < CaO < CO2
C. CaO < H2O < CuO < CO2
D. H2O < CO2 < CaO < CuO
Câu 51: Cho biết biểu hiện của cơ thể khi thiếu hụt K+ và những tác hại xảy ra khi đưa K+ vào cơ
thể dưới dạng viên nén:
A. Rối loạn nhịp tim, loét thành ruột
B. Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim
C. Loét dạ dày, cao huyết áp
D. Viêm não, loét dạ dày
Câu 52: Trong dung dịch có 2 ion cromat (màu vàng) và đicromat (màu da cam) với cân bằng
thuận nghịch như sau:
2- + 2-
2CrO4 + 2H ⇌ Cr2O7 + H2O
Hãy chọn phát biểu đúng:
A. Dung dịch có màu da cam trong môi trường bazơ
2-
B. Ion CrO4 bền trong môi trường axit
C. Dung dịch có màu da cam trong môi trường axit
2-
D. Ion Cr2O7 bền trong môi trường bazơ
Câu 53: Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính bazơ?
A. SbH3 > PH3 > AsH3 > NH3
B. NH3 > SbH3 > PH3 > AsH3
C. NH3 > PH3 > AsH3 > SbH3
D. SbH3 > PH3 > NH3 > AsH3
Câu 54: Ion nào sau đây tồn tại trong dung dịch của I2/KI?
A. I2- B. I- C. I3- D. I3-
Câu 55: Kim loại kiềm thổ nào sau đây tạo được muối phức?
A. S B. Ba C. Be D. Ca
Câu 56: Công thức feroxen hay bicyclopentadienyl có dạng M(C5H5)2 được dùng làm thuốc
chữa bệnh thiếu máu. Kim loại M trong công thức trên là?
A. Cu B. Fe C. Co D. Ni
Câu 57: Trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của nguyên tố thay đổi
như thế nào?
A. Tăng theo chiều tăng của độ âm điện
B. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
C. Giảm theo chiều giảm của độ âm điện
D. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
3+
Câu 58: Để nhận biết cation Fe có thể dùng ion nào sau đây?
2- - - -
A. SO4 B. NO3 C. Cl D. SCN
Câu 59: Trong số các kim loại nhóm IA, hai nguyên tố có mặt nhiều nhất trong cơ thể người là?
A. Liti, natri B. Kali, natri
C. Kali, liti D. Liti, rubidi
Câu 60: Chọn phát biểu đúng về MnO4 trong môi trường axit mạnh:
-

A. Sản phẩm của sự khử ion MnO4- không có màu


B. Sản phẩm của sự khử ion MnO4- có màu nâu
C. Sản phẩm của sự khử ion MnO4- có màu xanh
D. Sản phẩm của sự khử ion MnO4- có màu tím hồng
Câu 61: Muối kép KCr(SO4)2.12H2O khi hòa tan trong nước tạo thành dung dịch màu xanh
tím. Màu của dung dịch do ion nào sau đây gây ra?
+ 2- 3+ + 3
A. K B. SO4 C. Cr D. K và Cr
Câu 62: Công thức bè alginat gồm: axit alginic, NaHCO3, magie trisilicat, Al(OH)3. Cho biết vai
trò của axit alginic:
A. Giúp gel nổi lên bề mặt dạ dày (chiếc bè)
B. Ngăn trào ngược dạ dày
C. Tạo thành gel có độ nhớt thấp
D. Trung hòa axit dư
Câu 63: Hợp chất nào sau đây được sử dụng trong thuốc rửa mắt?
A. H3BO3 B. B3N3H6 C. B2H6 D. HBO2
Câu 64: Muối cacbonat nào sau đây bền nhất?
A. MgCO3 B. CaCO3 C. BaCO3 D. BeCO3
Câu 65: Kim loại nhóm IIA có tính chất nào sau đây?
A. Bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội
B. Tan trong nước ở nhiệt độ thường
C. Tan trong dung dịch muối amoni clorua
D. Bốc cháy khi đốt nóng trong không khí
Câu 66: Ga-In-Tl có tính chất nào sau đây?
A. Bền với nước khi có mặt O2
B. Các hydroxit đều là chất kết tủa keo
C. Tan trong dung dịch kiềm
D. Có số oxi hóa +1 bền nhất
Câu 67: Cho H2O2 vào vết thương thấy nó phân hủy nhanh vì:
A. H2O2 không bền khi tiếp xúc với da người
B. Trong máu có men catalase phân hủy H2O2
C. H2O2 phản ứng với NaCl trong máu
D. Máu có tính kiềm
Câu 68: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A. Làm hỏng các dung dịch cần pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo
C. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước
D. Gây ngộ độc nước uống
Câu 69: Cho kim loại kiềm phản ứng với oxy ở nhiệt độ cao thì sản phẩm tạo thành là hợp chất
nào?
A. Li tạo sản phẩm Li2O2
B. Na tạo sản phẩm Na2O
C. K tạo sản phẩm KO
D. Rb tạo sản phẩm RbO2
Câu 70: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây có thể phản ứng trực tiếp với N2?
A. Li B. Na C. K D. Rb
Câu 71: Chọn phát biểu đúng về khí CO2:
A. Ở 700oC, CO2 cháy trong không khí
B. CO2 tác dụng với Cl2 tạo phosgen cực độc
C. CO2 không độc nhưng sẽ gây ngạt nếu nồng độ đủ lớn
D. Là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí
Câu 72: Ở các bệnh nhân Alzeimer, người ta tìm thấy có sự lắng đọng một kim loại trong não.
Khi bệnh nhân uống phải nguồn nước chứa hơn 110 mg/L kim loại này trong một thời gian thì
tần suất mắc phải của chứng bệnh này tăng 50%. Kim loại bệnh nhân đã nhiễm là:
A. Al B. Fe C. Zn D. Cu
Câu 73: Hãy chọn phát biểu không đúng dưới đây:
+ 3-
A. Dùng Ag nhận biết PO4 vì tạo kết tủa vàng
-
B. Dùng Cu và H2SO4 loãng nhận biết NO3 vì xuất hiện khí không màu hóa nâu
trong không khí
C. Dùng tàn đóm còn đỏ nhận biết N2 vì tàn đóm bùng cháy thành ngọn lửa
- +
D. Dùng OH nhận biết NH4 vì xuất hiện khí làm xanh giấy quỳ ẩm
Câu 74: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về tính chất của NH3?
A. NH3 thể hiện tính bazơ và tính oxi hóa
B. NH3 thể hiện tính bazơ và tính khử
C. NH3 vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử
D. NH3 thể hiện tính axit và tính khử
Câu 75: Với kim loại kiềm, khi bán kính nguyên tử tăng thì:
A. Nhiệt độ sôi giảm B. Năng lượng ion hóa tăng
C. Độ dẫn điện tăng D. Nhiệt độ nóng chảy tăng
Câu 76: Với kim loại kiềm thổ, khi khối lượng nguyên tử tăng thì tính chất nào sau đây giảm?
A. Bán kính nguyên tử B. Năng lượng ion hóa
C. Tính khử D. Số hiệu nguyên tử
Câu 77: Hai ion kim loại kiềm thổ đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể người là:
A. Mg2+, Ca2+ B. Ca2+, Ba2+ C. Be2+, Ca2+ D. Ba2+, Sr2+
Câu 78: Oxit nào sau đây có tính bazơ?
A. K2O B. Cl2O C. N2O5 D. SiO2
Câu 79: So sánh hai hợp chất là H2S và H2O. Mặc dù khối lượng phân tử H2S (34 đvC) lớn hơn
nhiều so với H2O (18 đvC), nhưng ở điều kiện thường H2O là chất lỏng còn H2S lại là chất khí.
Lý do nào khiến cho nhiệt độ sôi của H2O cao hơn nhiều so với H2S?
A. Vì liên kết trong H2S kém bền hơn liên kết trong H2O
B. Vì liên kết hiđro giữa các phân tử H2O
C. Vì khối lượng mol phân tử của chúng khác nhau
D. Vì S có bán kính nguyên tử lớn hơn O
Câu 80: Nguyên tố nào sau đây không có số oxi hóa -2?
A. Te B. Se C. Po D. S
Câu 81: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố phóng xạ?
A. Li B. Na C. Fr D. K
Câu 82: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 thì hiện tượng xảy ra là:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Ban đầu không có hiện tượng gì, sau đó khi NaOH dư thì có kết tủa
C. Xuất hiện kết tủa keo trắng
D. Ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt
Câu 83: Chọn đáp án sai về số oxi hóa của N trong các hợp chất tương ứng:
A. HNO3, +5 B. NaNO2, +3
C. N2H4, +2 D. N2O3, +3
Câu 84: Sự biến đổi tính phi kim của các nguyên tố trong dãy N - P - As - Sb - Bi là:
A. Giảm dần B. Tăng dần
C. Không thay đổi D. Vừa giảm vừa tăng
Câu 85: Sắp xếp nào sau đây về tính axit là không hợp lý?
A. HIO4 > HBrO4 > HClO4
B. HI > HBr > HCl
C. HClO4 > HClO3 > HClO2
D. HF > H2O > NH3
Câu 86: Muối của kim loại kiềm bền nhiệt hơn muối của kim loại các phân nhóm khác vì:
A. Chúng thường ở thể rắn
B. Chúng dễ tan trong nước
C. Chúng có mạng tinh thể ion rất điển hình và hoàn hảo
D. Dung dịch trong nước của chúng có tính trung tính
Câu 87: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, khi đi từ trái sang phải trong
cùng chu kỳ thì:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần
B. Số electron ngoài cùng không đổi
C. Số lớp electron giảm dần
D. Độ âm điện tăng dần
Câu 88: Kim loại có đặc điểm chung là:
A. Lớp ngoài cùng chỉ có 2 electron
B. Có bán kính nguyên tử lớn hơn phi kim cùng chu kì
C. Có bán kính nguyên tử nhỏ hơn phi kim cùng chu kì
D. Lớp ngoài cùng thường có 5, 6, hoặc 7 electron
Câu 89: SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa vì:
A. O có mức oxi hóa thấp nhất
B. S có mức oxi hóa trung gian
C. S có cặp electron không liên kết
D. S có mức oxi hóa cao nhất
Câu 90: Sắp xếp nào sau đây đúng thứ tự nhiệt độ nóng chảy của các nguyên tố nhóm IIIA?
A. B > Al < Ga > In > Tl B. B > Al > Ga > In > Tl
C. B > Al > Ga < In < Tl D. B < Al < Ga < In < Tl
Câu 91: Các đơn chất của halogen đều là chất khí vì:
A. Chúng bền ở nhiệt độ thường
B. Chúng có nhiệt độ sôi cao
C. Chúng có nhiệt độ sôi thấp
D. Chúng có liên kết cộng hóa trị trong phân tử
Câu 92: Phản ứng nào dưới đây không chứng minh được hợp chất Fe(III) có tính oxi hóa?
A. FeCl3 tác dụng với Fe
B. Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NH3
C. FeCl3 tác dụng với Cu
D. Fe2O3 tác dụng với Al ở nhiệt độ cao
Câu 93: Oxit nào sau đây có tính axit?
A. CO2 B. CO C. ZnO D. Na2O
Câu 94: Đốt cháy K trong oxy, sản phẩm của phản ứng là:
A. K2O B. K2O2 C. KO D. KO2
Câu 95: Hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất?
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
Câu 96: Các kim loại nhóm IIA có khả năng phản ứng trực tiếp với H2O là:
A. Ca, Sr, Ba B. Mg, Sr, Ba
C. Be, Ca, Sr D. Mg, Ca, Ba
Câu 97: Khí nitơ (N2) tương đối trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường là do nguyên nhân nào sau
đây?
A. Phân tử N2 có liên kết cộng hoá trị không phân cực
B. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA và có thể tạo liên kết hiđro
C. Phân tử N2 có liên kết ion
D. Phân tử N2 có liên kết ba bền
Câu 98: Nhận định nào sau đây đúng về đặc tính sinh học của nhôm và thiếc?
A. Nhôm chỉ gây bệnh khi tích tụ đủ lượng ở tiểu não
B. Thiếc gây ngộ độc khi ở hàm lượng rất nhỏ
C. Cả 2 đều vô hại khi xâm nhập vào cơ thể
D. Nhôm gây ngộ độc ở hàm lượng vô cùng nhỏ
Câu 99: Giải pháp nhận biết nào sau đây là không hợp lý?
A. Dùng Ag+ nhận biết PO43- vì tạo kết tủa vàng
- +
B. Dùng OH nhận biết NH4 vì xuất hiện khí làm xanh giấy quỳ ẩm
C. Dùng tàn đóm còn đỏ nhận biết N2 vì tàn đóm bùng cháy thành ngọn lửa
D. Dùng Cu và H2SO4 loãng nhận biết NO3 vì xuất hiện khí không màu hóa nâu trong không
khí
Câu 100: Nguyên tố natri khi đốt có màu:
A. xanh lục hơi vàng B. vàng
C. đỏ cam D. tím
Câu 101: Hợp chất nào sau đây bền nhiệt nhất?
A. SnCl4 B. PbCl4 C. SiCl4 D. CCl4
Câu 102: Hydroxit của kim loại nào sau đây có tính lưỡng tính
A. Ca B. Mg C. Ba D. Be
Câu 103: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được:
A. Có kết tủa keo trắng tan dần đến hết
B. Có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan
C. Có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa
D. Dung dịch trong suốt
Câu 104: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Bạc B. Vàng C. Nhôm D. Đồng
Câu 105: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
“…..” là phức chất tạo màu đỏ của máu, có ion trung tâm là Fe
A. Clorophin B. Hemoglobin
C. Svayde D. Ligand
Câu 106: Al tạo được ion Al , B không tạo được ion B3+ là vì lý do nào sau đây?
3+

A. Kích thước của B nhỏ hơn kích thước của Al


B. Giá trị ion hóa thứ nhất, thứ 2, thứ 3 của B lớn hơn Al
C. Giá trị ion hóa thứ nhất, thứ 2, thứ 3 của Al lớn hơn B
D. Cả A và B đều đúng
Câu 107: HF có nhiệt độ sôi cao nhất trong số các HX (X: F, Cl, Br, I) vì lý do nào sau đây?
A. Liên kết hydro giữa các phân tử HF mạnh nhất
B. HF có độ dài liên kết ngắn
C. HF có liên kết cộng hóa trị rất bền
D. HF có khối lượng phân tử nhỏ nhất
Câu 108: Sắp xếp nào sau đây đúng về thứ tự tính bazơ của các hợp chất hydrua sau?
A. SbH3 > PH3 > AsH3 > NH3
B. NH3 > SbH3 > PH3 > AsH3
C. NH3 > PH3 > AsH3 > SbH3
D. SbH3 > AsH3 > PH3 > NH3

You might also like