Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

CHUYÊN ĐỀ : CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


YÊU CẦU
I. PHẦN CƠ BẢN
1. Xác định mối quan hệ giữa các hạt (n, p, e) trong nguyên tử và trong ion.
2. Phân biệt các bộ khái niệm:
nguyên tử-nguyên tố hóa học-đồng vị
điện tích hạt nhân-số hạt proton-số hiệu nguyên tử
nguyên tử khối-khối lượng nguyên tử-nguyên tử khối trung bình
3. Xác định điện tích hạt nhân (theo điện tích nguyên tố e o, theo C) dựa vào số hạt proton.
4. Xác định khối lượng nguyên tử theo u, theo gam và khối lượng mol nguyên tử.
5. Thiết lập mối quan hệ giữa: số hiệu nguyên tử-cấu hình electron-sự phân bố electron trong obitan-bộ
các số lượng tử.
6. Xác định được cấu hình electron của các ion từ các nguyên tử và ngược lại.
7. Xác định được hình dạng của các obitan và đặc điểm cấu tạo của các obitan s, p, d. Chỉ rõ dấu của
các obitan trên các trục tọa độ.
8. Xác định được tính chất của các nguyên tố dựa vào cấu hình electron.
II. Phần nâng cao
1. Nắm được mối quan hệ giữa năng lượng với bước sóng của bức xạ điện từ. Trên cơ sở đó xác định
các giá trị năng lượng ion hóa, năng lượng phân ly liên kết dựa vào các bức xạ điện từ.
2. Mối quan hệ giữa bức xạ điện từ với ngưỡng quan điện và động năng của electron tách ra.
3. Xác định hàm sóng mô tả trạng thái electron trong giếng thế 1 chiều, năng lượng của electron trong
giếng thế 1 chiều.
4. Xác định năng lượng liên kết của electron với hạt nhân trong hệ 1 hạt nhân-1 electron. Trên cơ sở đó
giải thích quang phổ phát xạ của hiđro và các hệ 1 hạt nhân-1 electron.
5. Sử dụng biểu thức Slater xác định năng lượng liên kết của electron với hạt nhân.
6. Thiết lập biểu thức xác định bán kính nguyên tử của nguyên tử hiđro và bán kính ion trong hệ 1 hạt
nhân-1 electron.
Bổ túc: Mối quan hệ giữa các đại lượng năng lượng
I. THÀNH PHẦN, KÍCH THƯỚC CỦA NGUYÊN TỬ.
1. Thành phần của nguyên tử.
Nguyên tử được tạo bởi 2 thành phần:
Lớp vỏ: tạo bởi các hạt electron. m = 9,1.10-31 kg; q = -1,602.10-19 C = -eo.
Hạt nhân: tạo bởi các hạt proton (p) và nơtron (n).
Đơn vị khối lượng nguyên tử: (u): 1u = 1/NA (gam)
Trong đó: mp = 1,00724u; qp = +1,602.10-19 C; Kí hiệu
mn = 1,00865u; qn = 0. Kí hiệu:
Proton và nơtron được gọi là các hạt nucleon.
Nguyên tử, phân tử và ion:
Nguyên tử, phân tử: trung hòa điện.
Ion: không trung hòa điện.
2. Kích thước của nguyên tử.
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

Thực nghiệm:
Bán kính nguyên tử cỡ 1A0 ; Bán kính hạt nhân cơ 10-3 – 10-4A0;
Bán kính các hạt nucleon và electron cơ 10-7A; Tỷ trọng hạt nhân: d = kA1/3. (gam/cm3)
Với k là một hệ số. k = 1010.
3. Một số khái niệm
a. Số khối, số hạt nucleon: A = Z + N
b. Nguyên tử khối (M) và khối lượng nguyên tử (m).
Khối lượng nguyên tử (m) = M (u)
Chú ý: nguyên tử khối, phân tử khối không có đơn vị
c. Số hiệu nguyên tử, nguyên tố hóa học
f. Đồng vị:
Đặc điểm: sự khác nhau về thành phần hạt nhân không làm thay đổi lớp vỏ nguyên tử.
Do đó, các đồng vị chỉ khác nhau về một số thông số vật lý, còn các tính chất hóa học nhìn chung là
tương đối giống nhau.
II. Bộ các số lượng tử
a. Số lượng tử chính (n): trong quá trình giải các bài toán của H và hệ giống hiđro, số lượng tử chính xuất
hiện một cách đương nhiên và nhận các giá trị n = 1, 2, 3,....
Ý nghĩa
- Đặc trưng cho các lớp quỹ đạo hay các lớp electron trong nguyên tử.
Ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4, 5, 6,… ta có các lớp K, L, M, N, O, P,…
- Xác định mức năng lượng trung bình của các electron thuộc lớp n.

En = - (eV)

- Xác định được khoảng cách trung bình của electron tới hạt nhân:

=>

b. Số lượng tử phụ (l). nhận các giá trị: 0, 1, 2,.... (n - 1) => l nhận n giá trị.
Ý nghĩa
- Xác định dạng quỹ đạo chuyển động của electron hay nói cách khác xác định hình dạng của obitan.
Mỗi dạng obitan nguyên tử (AO) ứng với một số lượng tử phụ l.
l = 0 => obitan s; l = 1 => obitan p; l = 2 => obitan d; l = 3 => obitan f;….
- Xác định số phân lớp obitan trong một lớp. Các obiatn có cùng 2 số lượng tử n và l thì được xếp vào
cùng một phân mức (hay phân lớp).
Lớp thứ nhất, lớp K (n = 1) => l = 0 => chỉ có 1 phân lớp, kí hiệu là 1s
Lớp thứ hai, lớp L (n = 2) => l = 0, 1 => có 2 phân lớp, kí hiệu là 2s, 2p
Lớp thứ ba, lớp M (n = 3) => l = 0, 1, 3 => có 3 phân lớp, kí hiệu là 3s, 3p, 3d
- Xác định năng lượng của electron trong hệ 1 hạt nhân, nhiều electron.
c. Số lượng tử từ m: nhận các giá trị từ -l,…, 0,….+l
=> tương ứng với số lượng tử phụ l thì sẽ có 2l + 1 số lượng tử từ m.
Ý nghĩa của số lượng tử từ m.
- Xác định hướng của obitan trong không gian.
Ví dụ: Phân lớp p tương ứng với các giá trị của m = -1, 0, +1
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

m -1 0 +1
Mặt khác, ứng với một giá trị của n thì sẽ có n2 giá trị của m.
Tóm lại: Mỗi obitan (AO) được đặc trưng bởi bộ 3 số lượng tử (n, l, m).
4. Spin electron
Khi nghiên cứu năng lượng của electron trong nguyên tử, nếu electron chuyển tử trạng thái này sang
trạng thái khác, thì trên quang phổ chỉ ứng với một vạch. Nhưng thực nghiệm cho biết, mỗi sự chuyển này dều
tương ứng với 2 vạch. Do đó, sự chuyển động của electron trong nguyên tử phải tương ứng với hai trạng thái
khác nhau. Để giải thích, người ta cho rằng mỗi electron sẽ phải tương ứng với một momen chuyển động riêng
gọi là momen spin. Momen spin được biểu diễn bởi số lượng tử ms
ms = - và ms = +
Momen từ electron:
= (B)
Với n là số electron độc thân có trong nguyên tử.
(Nguyên nhân: khi các electron đã ghép đôi thì spin của chúng triệt tiêu nhau).
KẾT LUẬN: Mỗi electron trong nguyên tử đều mô tả đầy đủ bằng bộ 4 số lượng tử (n, l, m, m s).
Ví dụ:l=0; ml có 1 giá trị ml =0 nên có 1 OA s

l=1; ml có 3 giá trị (-1, 0, +1) có 3 OA p


m: -1 0 1

l=2 ; ml có 5 giá trị (-2, -1 , 0, +1, +2 ) có 5 OAd


-2 -1 0 1 2

l= 3 ml có 7 giá trị (-3, -2, -1 , 0, +1, +2, +3 ) có 7 OA

-3 - 2 -1 0 1 2 3

III. NGUYÊN TỬ NHIỀU ĐIỆN TỬ


Trong nguyên tử nhiều điện tử, ngoài tương tác giữa electron với hạt nhân, các electron còn tương tác
với nhau. Lực tương tác này sẽ làm thay đổi hút của hạt nhân với electron trong nguyên tử.
Mặt khác, trong hệ nhiều electron một hạt nhân, ngoài yếu tố khoảng cách giữa electron với hạt nhân,
yếu tố hướng của sự chuyển động cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lực tương tác giữa hạt nhân với electron.
Do đó, trong hệ nhiều electron, năng lượng của electron phụ thuộc vào số lượng tử chính (n) và số
lượng tử phụ (l). Kí hiệu là En,l
1. Quy tắc Klechkowski: Năng lượng En,l của điện tử trên các obitan (AO) tăng cùng trị (n + l). Trong trường
hợp hai mức có cùng trị (n + l) thì mức nào có n lớn hơn sẽ lớn hơn.
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

Chú ý: Quy tắc Klechkowski là quy tắc kinh nghiệm, nghiệm đúng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên
có những trường hợp, quy tắc này không đúng.
Nói chung, năng lượng của các AO phụ thuộc vào số điện tích hạt nhân, nghĩa là phụ thuộc vào nguyên
tố. Với các AO s và p, năng lượng các obitan giảm đều đặn. Song với các AO d và f thì có sự giảm đột ngột.
Với các nguyên tố có Z lớn, thì mức năng lượng các obitan càng cao thì càng có xu hướng xích lại gần
nhau.
2. Nguyên lý vững bền, nguyên lý Pauli, quy tắc Hund và cấu hình điện tử.
a. Nguyên lý vững bền: các AO được sắp xếp theo trật tự năng lượng tăng dần, bắt đầu từ AO có năng lượng
thấp nhất.
Nói cách khác, các electron sẽ chiếm các AO thuộc các phân lớp có mức năng lượng từ thấp đến cao.
b. Nguyên lý Pauli: Trong một nguyên tử nhiều điện tử, không thể có hai hay nhiều điện tử mà trạng thái của
chúng cùng được đặc trưng bởi bộ 4 số lượng tử n, l, m, ms hòan toàn giống nhau.
Nói cách khác, mỗi AO chỉ chứa tối đa 2 electron có spin đối song.
Lớp thứ n có n2 AO => tối đa 2n2 electron.
c. Quy tắc Hund:
Quy tắc 1: Các electron sẽ phân bố trong các AO của một phân lớp sao cho tổng số spin là cực đại.
Quy tắc 2: Với một trạng thái có nhiều cách biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử thì trạng thái có  các
số lượng tử từ là nhỏ nhất.
d. Cấu hình điện tử.
Là hình thức biểu diễn sự phân bố của các electron trong nguyên tử theo các lớp và phân lớp.
Chú ý: đối với các nguyên tố có Z > 20, thì phân mức 3d thấp hơn phân mức 4s. Điều này có thể được
lý giải là do khi electron chiếm AO thuộc phân mức 3d, tương tác của electron thuộc phân mức 3d với hạt
nhân tăng vì phân mức 3d thuộc mức thứ 3. Kết quả của sự tương tác này làm cho phân mức 3d có xu hướng
gần với phân mức 3p.
Tóm lại, thứ tự năng lượng các phân mức AO của mọt nguyên tử thay đổi theo Z, các AO có cùng trị số
n (cùng mức năng lượng) có xu hướng lại gần nhau khi Z tăng.
Thứ tự tăng năng lượng của nguyên tử có Z rất lớn là: K, L, M, N, …
Mặt khác, cần chú ý là các phân mức năng lượng này có sự chênh lệch nhau không nhiều, vì thế trong
một số trường hợp có có thể chuyển hóa qua lại nhau. (Ví dụ: hiện tượng kích thích trong các quá trình liên kết
đặc biệt là trong quá trình tạo phức).
Khái niệm về cấu hình bền:
Cấu hình bền là cấu hình electron mà trong đó, các AO thuộc các phân mức đã bão hòa hoặc bán bão hòa.
Giải thích về cấu hình bền:
Với trường hợp bán bão hòa: Sự đẩy lẫn nhau giữa các electron thộc các obitan là nhỏ nhất.
Với trường hợp bão hòa: Các electron với spin đối song sẽ tạo ra trường đối xứng cầu và trở thành
cực tiểu về mặt năng lượng của các phân mức. Chính vì thế, các trường hợp bão hòa sẽ bền hơn so với trường
hợp bán bão hòa.
IV. NĂNG LƯỢNG CỦA ELECTRON TRONG HỆ 1 HẠT NHÂN NHIỀU ELECTRON.
1. Khái niệm về sự chắn và sự xâm nhập.
a. Sự chắn: trong hệ nhiều electron một hạt nhân, ngoài lực hút của hạt nhân đối với electron thì còn có lực
đẩy lần nhau của các electron. Chính vì thế làm giảm điện tích hạt nhân tác dụng lên electron.
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

Mỗi sự chắn của các electron trong nguyên tử với một electron bất kỳ đều làm giảm điện hạt nhân tác
dụng lên electron đó một đơn vị là ;  được gọi là hằng số chắn.
Điện tích hạt nhân thực tế tác dụng lên electron còn là Z* = Z - 
Z* được gọi là điện tích hạt nhân hiệu dụng.
Trong phép gần đúng, mỗi electron chiếm các AO khác nhau đặc trưng bởi một năng lượng và mật độ sác xuất
có mặt sẽ có ảnh hưởng chắn khác nhau đến các electron trong nguyên tử.
Cụ thể:
Một electron bên trong thực tế không bị chắn bởi các electron bên ngoài; ngược lại, một electron
bên ngoài bị chắn mạnh bởi các electron bên trong.
b. Sự xâm nhập.
Theo lý thuyết, một electron có thể ở bất kỳ chỗ nào trong không gian của nguyên tử. Ngay cả các
electron ngoài cùng cũng có lức ở gần hạt nhân nguyên tử. Hiện tượng này gọi là sự xâm nhập. Sự xâm nhập
làm tăng độ bền liên kết của hạt nhân với electron.
Trong cùng một mức năng lượng, các electron thuộc các phân mức cũng có mức độ xâm nhập khác
nhau. Cụ thể: ns > np > nd > nf…
Chính vì thế, trong cùng một mức, các phân mức s có năng lượng thấp hơn.
2. Quy tắc kinh nghiệm Slater
a. Xác định điện tích hiệu dụng.
- Phân chia các phân mức AO thành các nhóm:
(1s); (2s,2p); (3s, 3p); (3d); (4s, 4p); (4d); (4f); (5s, 5p); …
electron i
1s ns, np nd, nf
electron j
n’ < n - 1 - 1 1
n’ = n – 1 - 0,85 1
n’ = n 0,30 0,35 0,35*
n’ > n 0 0 0
Riêng các electron thuộc nhóm d, f. Chỉ các electron thuộc nhóm đó gây chắn lên electron còn lại một
giá trị là 0,35; cò với nhóm bên trong, kể cả thuộc cùng một lớp đều gây chắn lên electron thuộc nhóm d, f một
giá trị chắn là 1.
b. Xác định điện tích hiệu dụng hạt nhân với electron trong nguyên tử.
Z* = Z - 
: là tổng các hằng số chắn thành phần của các electron trong nguyên tử đối với electron đang xét.
VD: Tính hằng số chắn của 13Al
13Al:1s 2s 2p 3s 3p
2 2 6 2 1

A1s=1×0.3=0.3
A2s = A2p =7×0.35+2×0.85=3.45
A3s = A3p=2×0.35+8×0.85+2×1=9.5
2. Năng lượng của electron trong nguyên tử.
Để đơn giản hóa, người ta coi hệ 1 hạt nhân (điện tích Z) nhiều electron như hệ 1 hạt nhân (điện tích
hiệu dụng Z*) và 1 electron. Khi đó, năng lượng tương tác của 1 electron với hạt nhân được xác định theo biểu
thức:
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

En = - (eV)

Với Z* là điện tích hạt nhân hiệu dụng và n* là số lượng tử chính hiệu dụng.
n 1 2 3 4 5 6
n* 1 2 3 3,7 4,0 4,2
Năng lượng của các electron trong hệ bằng tổng năng lượng của từng electron trong hệ.
Ví dụ : Áp dụng pp gần đúng staler, tính năng lượng electron trong các trường hợp sau:
A. He (Z= 2)
Cấu hình: 1s2
A= 1 ×0.3=0.6 Z*=2-0.3=1.7
E1s=-13,6 ×1,7 = -39,304 (eV)
2

B. N (Z=7)
Cấu hình: 1s22s22p3
A1s= 0.3*1=0.3 Z*=7-0.3=6.7
E1s=-13,6 × 6.7 = - 610,504(eV)
2

A2s = A2p =4×0.35+2×0.85=3.1 → Z*= 7-3.1= 3.9

E2s = E2p =-13, 6× = -51,714 (eV)

E= 5.E2s +2E1s =-(51.714)×5+(-610.504)×2 =-1479.578(eV)


C. Fe (Z= 26)
Cấu hình: 1s22s22p63s23p63d64s2

A1s= 0.3×1=0.3→Z*=26 - 0.3= 25.7


E1s=-13.6× 25,72= -8982,664 (eV)
A2s = A2p =0.35×7+2×0.85=4.15 →Z*=26 - 4.15=21.85

E2s = E2p =-13, 6× = -1623,2365(eV)

A3s = A3p=2×1.0+8×0.85+7×0.35= 11.25 → Z*= 26-11.25=14.75

E3s = E3p=-13.6× = - 328,761 (eV)

A3d =5×0.35+18×1=19.75→Z*=26-19.75=6.25
E3d= -59,02 (eV)
A4s= 1×0.35+ (6+6+2)×0.85+(6+2+2)×1.0=22.25 →Z*=26-22.25= 3.75
E4s= -11,95 eV
E=2×E1s+8×E2s +8×E3s+6E3d+2E4s= 2×(- 8982.664)+8×(- 1623.2365)+8×(-328.761)+2×(-11.95) =
- 33036.208 (eV)
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

3. Năng lượng ion hóa (I).


a. Khái niệm: là năng lượng cần cung cấp để tách 1 electron ra khỏi hệ ở trạng thái cơ bản.
Hệ là nguyên tử => năng lượng ion thứ nhất (I1).
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lượng ion hóa.
- Điện tích hạt nhân hiệu dụng.
- Số lượng tử chính (n).
- Độ bền cấu hình electron của hệ trước và sau khi tách electron.
Xuất phát từ biểu thức xác định năng lượng của electron trong hệ 1 hạt nhân một electron:

En = - (eV)

- Điện tích hạt nhân hiệu dụng.


+ Đối các nguyên tố khối s, khối p: nếu cùng n thì Z tăng sẽ làm cho năng lượng ion hóa tăng. (vì các
electron trong cùng một mức chỉ chắn nhau một đơn vị là 0,35 trong khi đó điện tích hạt nhân tăng 1 đơn vị.
+ Đối với các nguyên tố khối d, khi điện tích hạt nhân tăng 1 đơn vị thì do sự điền electron thuộc vào
phân mức d thuộc mức (n – 1) ở phía trong gây chắn mạnh một đơn vị là 0,85. Chính vì thế năng lượng ion
hóa thứ nhất (I1) của các nguyên tố khối d tăng ít hơn và trong nhiều trường hợp, do ảnh hưởng của cấu hình
electron có thể có sự giảm năng lượng ion thứ nhất khi Z tăng. (Nguyên nhân của hiện tượng co d và co f).
- Số lượng tử chính hiệu dụng: khi các mức năng lượng tăng lên kéo theo năng lượng của electron
trong nguyên tử tăng lên đồng thời năng lượng ion hóa của các nguyên tử giảm mạnh.
Chính vì thế, sự giảm đột ngột các giá trị năng lượng ion hóa xảy ra khi sự tách electron xảy ra ở 2 mức
năng lượng khác nhau.
Mặt khác, khi tăng số lượng tử chính hiệu dụng, giá trị năng lượng ion hóa giảm sẽ làm tăng xu hướng
khử của các nguyên tố. Điều này giải thích vì sao đa số các nguyên tố có số lượng tử chính lớn đều là các
nguyên tố kim loại.
- Đối với cấu hình electron: Những cấu hình bền sẽ tương ứng với năng lượng của electron trong
nguyên tử thấp, do đó để tách các electron ra khỏi các cấu hình electron bền, cần cung năng lượng nhiều hơn
hay nói cách khác, năng lượng ion hóa tương ứng với cấu hình bền sẽ lớn hơn.
Ngược lại, với các cấu hình electron kém bền (ngay liền trước các cấu hình electron bền) sẽ chỉ phải
cung cấp năng lượng nhỏ hơn nhiều so với cấu hình bền vì cấu hình sản phẩm tạo ra bền sẽ có tác dụng chắn
mạnh đối với electron vừa bị tách ra.
Z2
Bài 1: Biết E n = -13,6  2 (eV) (n: số lượng tử chính, Z: số đơn vị điện tích hạt nhân).
n
a. Tính năng lượng 1e trong trường lực một hạt nhân của mỗi hệ N6+, C5+, O7+.
b. Qui luật liên hệ giữa En với Z tính được ở trên phản ánh mối liên hệ nào giữa hạt nhân với electron trong
các hệ đó
giải :
a. Theo đầu bài, n phải bằng 1 nên ta tính E1. Do đó công thức là E1 = −13,6 Z2 (ev) (2’)
Thứ tự theo trị số Z: Z = 6 → C5+ : (E1) C5+ = −13,6 x 62 = −489,6 eV
Z = 7 → N6+ : (E1) N6+ = −13,6 x 72 = −666,4 eV
Z = 8 → O7+ : (E1) O7+ = −13,6 x 82 = −870,4 eV
b. Quy luật liên hệ E 1 với Z : Z càng tăng E 1 càng âm (càng thấp). Qui luật này phản ánh tác dụng lực hút hạt
nhân tới e được xét: Z càng lớn lực hút càng mạnh → năng lượng càng thấp → hệ càng bền, bền nhất là O7+.
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

Bài 2 :
Nguyên tử C có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng tử:
n = 3, l = 1, m = 0, ms = -1/2
Hai nguyên tố A, B với ZA < ZB < ZC ( Z là điện tích hạt nhân ).
Biết rằng: - tích số ZA. ZB. ZC = 952
-tỉ số ( ZA + ZC ) / ZB = 3.
1. Viết cấu hình electron của C, xác định vị trí của C trong bảng Hệ thống tuần hoàn, từ đó suy ra nguyên tố
C?
2. Tính ZA, ZB. Suy ra nguyên tố A, B?
3. Hợp chất X tạo bởi 3 nguyên tố A, B, C có công thức ABC. Viết công thức cấu tạo của X. Ở trạng thái
lỏng, X có tính dẫn điện.Vậy X được hình thành bằng các liên kết hóa học gì?
Hướng dẫn giải :
1. Nguyên tố C có cấu hình electron cuối cùng :3p5
  
+1 0 -1
Cấu hình electron của C:1s 2s 2p 3s 3p
2 2 6 2 5

Vị trí của C: STT 17, chu kì 3, nhóm VII A. C là Clo.


2. ZC = 17 ZB . ZA = 56 ZA = 7 , A là Nitơ
ZA + 17 = 3ZB ZB = 8 , B là Oxi

3. CTCT X Cl - N = O
NOCl ở trạng thái lỏng có tính dẫn điện vậy trong chất lỏng phải có các ion NO + và Cl-. Do đó trong phân tử
NOCl có liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
Bài 3:
Lý thuyết dự đoán được sự tồn tại của obitan ứng với số lượng tử phụ l=4. (g là kí hiệu của số lượng tử phụ
n=4
1 Hãy dự đoán số e tối đa mà phân lớp ng có thể có.
2 Dự đoán sau phân lớp nào đến mức ng
3 Nguyên tử có e đầu tiên ở phân mức ng thuộc nguyên tố thứ tự Z bằng bao nhiêu.
Giải:
1)      Phân mức năng lượng ng ứng với gía trị l = 4 sẽ có 2l + 1 obitan nguyên tử, nghĩa là có 2.4+1= 9 obitan
nguyên tử. Mỗi obitan nguyên tử có tối đa 2e. Vậy phân mức năng lượng ng có tối đa 18e.
2)      Phân mức năng lượng ng xuất hiện trong cấu hình electron nguyên tử là 5g bởi vì khi số lượng tử chính
n = 5 thì lớp electron này có tối đa là 5 phân mức năng lượng ứng với
l = 0 (s); l =1 (p); l = 2 (d); l = 3 (f) và l = 4 (g). Theo quy tắc Klechkowski thì phân mức 5g có tổng số
n + l = 9. Phân mức này phải nằm sát sau phân mức 8s.
3.Nguyên tử có e đầu tiên ở phân mức ng thuộc nguyên tố thứ tự Z bằng 121.
     (Rn)7s25f146d107p68s25g1.         Z= 121   
Bài 4:
Cho hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số lượng tử (n+l) bằng nhau, trong
đó số lượng tử chính của A lớn hơn số lượng tử chính của B. Tổng đại số của bộ bốn số lượng tử của electron
cuối cùng của nguyên tử B là 5,5.
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

Xác định bộ bốn số lượng tử (n, l, m, s) của electron cuối cùng của A và B.
Viết cấu hình electron của A và B.
Bài giải:
A và B đứng kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng (n+l) bằng nhau và số lượng tử n(A) > n(B) suy ra cấu
hình ngoài cùng: B: np6 A: (n+1)s1
Vậy electron cuối cùng của B có giá trin các số lượng tử như sau:
1
l =1 ; m = +1 ; s = -
2
1
Theo bài ta có: n + l + m + s = n + 1 + 1 - = 5,5  n=4
2
1
Vậy electron cuối cùng của B có: n = 4, l = 1, m = +1, s = -
2
Cấu hình electron nguyên tử của B: [Ar]3d 4s 4p . Vậy B là Kr.
10 2 6

1
Vậy electron cuối cùng của A là: n = 5, l = 0, m = 0, s = + .
2
Cấu hình electron của A: [Kr]5s . Vậy A là Rb.
1

Bài 5 : Xác định năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử Silic (Z=14) ở trạng thái cơ bản . So sánh với giá
trị thực nghiệm 8,2 eV .
Giải
Ở trạng thái cơ bản , cấu hình electron của nguyên tử silic là 1s 22s22p63s23p2
Của ion Si+ : 1s22s22p63s23p1
Hai cấu hình này chỉ khác nhau bởi electron hóa trị . Do đó có thể tính năng lượng ion hóa bằng cách tính hiệu
năng lượng orbital (3s,3p)

Z3s* = Z3p* = 14 – 9,85 = 4,15


4,15 2
Từ đó : E3s = E3p = -13,6( ) = -26,02 eV
3
Trong ion Si+ : A3s = A3p = (2.1) + (8.0,85) + (2.0,35) = 9,5
Z3s* = Z3p* = 14 -9,5 = 4,5
4,5 2
E3s = E3p = - 13,6( ) = -30,6 eV; I1 = Esi+ - Esi = 3.(-30,6) – 4.(-26,02) = 12,3 eV.Chênh lệch tương đối so
3
với giá trị thực nghiệm là rất lớn :
(12,3–8.2)/8,2=50%.Như vậy mô hình slater quá đơn giản để có được những kết quả định lượng
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

Bài 6 .a) Lập cấu hình nguyên tử Natri (Z=11) và magie (Z=12) ở trạng thái cơ bản
b) Viết cấu hình này ở dạng làm xuất hiện electron tim và electron hóa trị
c) Tính hằng số chắn của các electron hóa trị và điện tích hiệu dụng tương ứng
d) Xác định năng lượng orbital của các electron hóa trị
e) Cho biết năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai của hai nguyên tử này . So sánh những giá trị thu được và
giải thích sự khác nhau .
Giải
a) Na (Z=11) 1s 2s 2p 3s ; Mg (Z=12) = 1s 2s 2p 3s2
2 2 6 1 2 2 6

b) Na [Ne]3s1 ; Mg [Ne] 3s2


c) Na : A3s = 2 +(8.0,85) = 8,8 ; Z3s = 11 – 8,8 = 2,2
Mg : A3s = 2 + (8.0.85) + 0,35 = 9,15 ; Z3s = 12 – 9,15 = 2,85
d) Với n=2 và 3 , n*= n
Na : E3s = -13,6()2 = -7,3 eV
Ion hóa thứ nhất : I1 = 7,3
Ion hóa thứ hai :
Trong Na+ : A2s 2p= (2.0,85)+(7.0,35) = 4,15 ; Z2s 2s* = 6,85

6,85 2
E2s 2p = -13,6( ) = -159,5 eV
2
Na+  Na2+ + e : I2 = 7.E2s2p(Na2+) – 8E2s2p(Na+)= 42,6 eV

2,85 2
Mg : E3s = -13,6( ) = -12,3 eV
3
Trong Mg+ : A3s = 2 + (0,85.8) = 8,8 ; Z3s* = 3,2

3,2 2
E3s = -13,6( ) = -15,5 eV
3
Ion hóa thứ hai: I2 = E(Mg2+) – E(Mg+) = 0 – 15,5 = 15,5 eV
I1 + I2 = 24,6 eV
V. CƠ HỌC LƯỢNG TỬ - LƯỠNG TÍNH SÓNG HẠT CỦA VẬT CHẤT
I. Bức xạ điện từ và tính chất nhị nguyên của bức xạ điện từ
Bức xạ điện từ là một dạng đặc biệt của vật chất
1. Thuyết lượng tử Plank
Đối cơ học cổ điển: đối tượng nghiên cứu là các hệ vĩ mô, điều này dẫn tới năng lượng của các quá trình trong
vật lý (U, H, G, S, E) mang tính chất liên tục.
Đối với cơ học lượng tử: đối tượng nghiên cứu là các hệ vi mô (nguyên tử, phân tử), điều này dẫn tới năng
lượng của các quá trình mang tính chất gián đoạn.
Các giá trị năng lượng gián đoạn vì đều được tạo thành từ phần năng lượng vô cùng nhỏ bé (được gọi
là lượng tử năng lượng, kí hiệu là ɛ), lượng tử này tỷ lệ thuận với tần số ν (s -1) của dao động tử:
ε (J) = hν
Trong đó: h là hằng số Plank, h = 6,6256.10-34J.s
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

Ý nghĩa: Thuyết lượng tử Plank đã phát hiện ra tính chất gián đoạn hay tính chất lượng tử trong các hệ vi mô.
Do đó, năng lượng của các điện tử (e) trong nguyên tử, năng lượng quay, năng lượng dao động của các nguyên
tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử, v.v… đều nhận những giá trị gián đoạn xác định.
2. Bản chất sóng của bức xạ điện từ
a) Sự lan truyền của các bức xạ điện từ: các bức xạ điện từ lan truyền trong chân không với dạng đồ thị hình
sin:
Khoảng cách giữa hai điểm nút được gọi là bước sóng hay độ dài sóng, kí hiệu là λ (m).
Năng lượng của bức xạ điện từ được được xác định bởi biểu thức: ε = hν (J) (1.1)
b) Về mặt tốc độ: trong chân không, bức xạ điện từ lan truyền với tốc độ là c = 3.10 8m.s-1 và tần số ν = (s-1)

hay số sóng (m-1).

Khi đó ta có: ε (J) = hν = h = hc (1.2)


Riêng với trường hợp dao động của các bức xạ, theo thuyết lượng tử Plank, thì năng lượng của dao
động tử dao động với tần số ν chỉ có thể nhận những giá trị gián đoạn: 0, hν, 2hν, 3hν,…
Nghĩa là: ε = nhν (với n = 0, 1, 2, 3, 4…)
Tiếp theo thuyết lượng tử Plank, người ta phát hiện ra tính chất gián đoạn hay tính chất lượng tử không
phải chỉ đặc tính riêng của năng lượng mà là tính chất chung của nhiều đại lượng vật lý khác.
Ví dụ: chuyển động của các điện tử trong nguyên tử thì ngoài năng lượng, các đại lượng vật lý khác
như: mômen động lượng, hình chiếu của momen động lượng đều nhận những giá trị gián đoạn xác định.
3. Bản chất hạt của bức xạ điện từ
a) Hiệu ứng quang điện
Kim loại kiềm đặt trong chân không, khi được chiếu sáng phóng ra các electron; năng lượng các
electron không phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng chiếu (nhiều, ít, lâu, nhanh) mà phụ thuộc vào tần số ánh
sáng. F. Einstein cho rằng, khi chiếu ánh sáng tới bề mặt kim loại, mỗi photon với năng lượng hν sẽ truyền
năng lượng cho kim loại. Một phần năng lượng ɛ 0 được dùng để làm bật electron ra khỏi nguyên tử và phần
còn lại trở thành động năng của electron.

hν = ɛo + (1.3)
Với các bức xạ có bước sóng càng bé, nghĩa là tần số càng lớn, năng lượng của electron được phóng ra
càng lớn. Những bức xạ có tần số bé hơn tần số giới hạn νo = sẽ không gây ra hiện tượng quan điện.
Do đó λ0 = c/νo còn được gọi là ngưỡng quang điện.
Thông qua ví dụ này chứng tỏ rằng ánh sáng có tính chất hạt.
Chú ý: trong thí nghiệm trên, biểu thức (1.3) chỉ nghiệm đúng khi giả thiết rằng các hạt nhân nguyên tử không
có sự chuyển động hoặc chuyển động không đáng kể khi chiếu các bức xạ điện từ vào.
b) Hiệu ứng Compton
Hiệu ứng Compton được hiểu một cách đơn giản như sau: khi chiếu bức xạ có tần số λ vào nguyên tử,
khi đó bức xạ sẽ tương tác với electron trong nguyên tử và truyền một phần năng lượng cho electron đó nhưng
không tách được electron đó ra khỏi nguyên tử mà chỉ đẩy electron đó lùi ra một khoảng cách nào đó, nó
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

tương tự như trò chơi bắn bi, khi ta bắn viên bi vào viên bi đang đứng yên, nó sẽ chuyển động do một phần
động năng của viên bi bắn đi đã truyền cho, đồng thời viên bi đó sẽ bị lệch khỏi phương truyền ứng với góc φ.
Do đó, sự liên hệ giữa năng lượng của bức xạ chiếu vào (hν0) và động năng của electron lùi (m ev2) và năng
lượng của bức xạ đi ra (hν) như sau:
hνo = mev2 + hν (1.4)

vì ν = nên ta có: λ - λo = Δλ =

4. Hệ thức de Broglie với tính chất lưỡng hạt


Theo hệ thức tương đối của F. Einstein, giữa khối lượng m của một vật thể và năng lượng E của nó
có hệ thức: ε = mc2
Mặt khác, năng lượng photon được tính theo hệ thức: ε = hν = h

Do đó, với mỗi photon, ứng với bước sóng λ, ta có: mc2 = h hay m =

và động lượng của photon: p = mc =


Do đó, với các photon có bước sóng nhất định, ta có thể xác định được khối lượng và động lượng của
các photon đó.
Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì màu sắc của ánh sáng phụ thuộc vào độ lớn năng lượng của photon
(ε = hν) còn cường độ phụ thuộc vào số photon.
- Đối với bức xạ điện từ: λ =

- Đối các vi hạt khác: λ= (khi đó λ được gọi là bước sóng liên kết của vi hạt)
Ví dụ: sự chuyển động của electron trong điện trường có hiệu điện thế là U (v), thì:
khi đó:

λ=
Trong đó: me là khối lượng hạt; q là điện tích hạt; h = 6,625.10-34 J.s
5. Nguyên lý bất định Heisenberg: không thể xác định được đồng thời vị trí và động lượng của một vi hạt
nào đó với độ chính xác mong muốn.
Điều này được hiểu như sau: nếu ta muốn xác định đồng thời vị trí của một vi hạt nào đó theo trục x
chẳng hạn, vị trí x của một vi hạt với độ bất định Δx và động lượng px (động lượng theo trục x) của nó với độ
bất định Δpx có mối liên hệ như sau:
Δx. Δpx ≈ h
Mặt khác, ta có px = m.vx (khối lượng và vận tốc vi hạt theo trục x), có thể viết: Δpx = mΔvx
Δx. Δvx ≈ = const
Điều đó có nghĩa là nếu ta xác định càng chính xác tốc độ chuyển động của vi hạt ( Δvx → 0) thì Δx
càng lớn (vị trí của vi hạt càng bất định) và ngược lại. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể xác định được
đồng thời một cách chính xác vị trí và vận tốc của một electron trong nguyên tử.
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

II. Sự tương tác của bức xạ điện từ với vật chất


Khi chiếu các bức xạ điện từ vào vật chất, sẽ xảy ra sự kích thích trong vật chất để vật chất chuyển lên
trạng thái có mức năng lượng cao hơn tương ứng với các sự biến đổi có trong hệ.
Xét hệ là một phân tử.
1. Sự quay của phân tử
2. Sự dao động của các liên kết trong phân tử
3. Sự chuyển trạng thái của các electron trong phân tử.
4. Phân cắt liên kết trong phân tử
5. Sự ion hóa các nguyên tử
6. Sự bắn phá hạt nhân nguyên tử.
7. Ứng dụng.
a) Định luật Lamber-Beer
b) Phổ phân tử
III. Trạng thái của electron trong hệ
1. Hàm sóng
Do bản chất của electron có tính chất sóng hạt, nó phải tuân theo nguyên lý bất định Heisenberg. Khi
đó để mô tả electron tại điểm M (x, y, z) tại thời điểm t bởi một hàm ψ(x, y, z, t)
Hàm này có thể đặc trưng đầy đủ cho trạng thái của một electron, là hàm xác định, đơn trị, hữu hạn,
liên tục nói chung là hàm phức ψ(x, y, z, t) gọi là hàm sóng hay hàm trạng thái.
Hàm sóng thể hiện tính chất sóng của electron (giá trị của hàm theo biến số đổi dấu khi qua điểm nút,
thể hiện tính chất tuần hoàn).
Do các hàm sóng thường là hàm phức, do đó để xác định electron trong không gian, chúng ta phải sử
dụng đến bình phương hàm sóng ψ2
Điều kiện chuẩn hóa hàm sóng là =1
2. Phương trình Schrodinger
Để mô tả sự chuyển động của một vi hạt có khối lượng m, chuyển động trong trường có thế năng U

Trong đó: ћ = là hằng số Plank rút gọn.

2 = được gọi là toán tử La Place

E là năng lượng toàn phần của vi hạt.


Phương trình này có dạng tổng quát hơn như sau:

được gọi là toán tử Haminton => =

Phương trình Schrodinger là phương trình riêng của vi hạt, ψ là hàm riêng và E là trị riêng của các toán
tử .
Sau khi giải phương trình Schrodinger của hệ (thường là các electron), ta được:
Một tập hợp các hàm riêng ψ1, ψ2, ψ3, ψ4,…
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

Một tập hợp các trị riêng năng lượng E1, E2, E3, E4,…
3. Một vài bài toán ứng dụng
3.1. Hạt tự do
Một vi hạt được gọi là hạt tự do khi nó không chịu tác dụng của một trường lực nào, nghĩa là thế năng
U = const = 0.
Ta giả thiết vi hạt chuyển động theo phương x.
Phương trình Schrodinger áp dụng trong trường hợp này có dạng:

Nếu đặt k2 = hay k =

ta sẽ có:

Nghiệm của phương trình trên sẽ có dạng: ψ = Acoskx + Bsinkx

hay ψ = Acos x + Bsin x

Từ nghiệm của phản ứng trên ta thấy, khi E > 0, nghiệm của phương trình đều thỏa mãn các điều kiện
liên tục, hữu hạn và đơn trị. Điều đó có nghĩa là năng lượng của hạt tự do không bị lượng tử hay nói cách
khác, hạt tự do có phổ năng lượng liên tục.
3.2. Hạt trong hộp thế
Khi giả thiết có một vi hạt (ví dụ electron) chuyển động tự do (U = 0), trong một khi vực không gian
hữu hạn, thí dụ trong không gian hình hộp với các cạnh là a, b, c và ngoài khu vực này, do có một trường lực
đặc biệt nào đó, U tác dụng lên hạt tăng lên vô tận, do đó hạt không thể vượt khỏi giới hạn trên (vì muốn vượt
ra khỏi khu vực này, hạt phải có một năng lượng vô cùng lớn). Mô hình trên được hình dung như một chiếc
hộp giới hạn bởi "thành" thế năng và được gọi là hộp thế.
Mô hình hộp thế thực ra chỉ là một mô hình tưởng tượng hay một trường hợp lý tưởng. Tuy nhiên, việc
sử dụng mô hình này giúp cho CHLT trở nên đơn giản hơn, góp phần để giải quyết các vấn đề phức tạp trong
CHLT.
3.2.1. Hộp thế một chiều
Nếu ta giả thiết rằng, hạt chỉ chuyển động trên một phương x trong một khu vực OA, với OA = a, ta có
mô hình hộp thế một chiều.
Khi đó phương trình Schrodinger áp dụng cho hộp thế một chiều có dạng:

với điều kiện 0 ≤ x ≤ a.


Việc giải phương trình này có nghĩa là tìm hàm sóng ψ(x) và giá trị năng lượng E, thỏa mãn phương
trình trên.
Do xác suất tìm thấy electron ở ngoài hộp thế bằng 0, nên chính tại các điểm x = 0 và x = a (thành của
hộp thế), hàm sóng ψ(x) = 0 => ψ(0) = 0 và ψ(a) = 0

Nếu đặt k2 = hay k =


GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

ta sẽ có:

Nghiệm tổng quá của phương trình này có dạng: ψ(x) = Acoskx + Bsinkx

hay ψ = Acos x + Bsin x

Từ điều kiện: ψ(0) = 0 => A = 0 => ψ(x) = Bsinkx


Từ điều kiện: ψ(a) = 0 => Bsinka = 0 hay ka = nπ (với n là các số nguyên, n = 1, 2, 3,…)
Hàm sóng thỏa mãn điều kiện trên như vậy sẽ là:
ψ(x) = Bsin , (n = 1, 2, 3, ….)
(Chú ý: trị số n = 0 được loại bỏ vì nếu n = 0 thì ψ(x) luôn bằng 0 và do đó ψ 2(x) = 0. Điều này đồng
nghĩa là trong hộp không có electron).
Xét về mặt toán học, B là một giá trị bất kì. Tuy nhiên, ứng với ý nghĩa vật lý của ψ 2, B phải được chọn
sao cho tổng xác suất tìm thấy electron trong giếng thế ứng với đoạn OA là 1, nghĩa là nghiệm trên phải thỏa
mãn điều kiện chuẩn hóa hàm sóng:

Do đó hàm sóng thu được có dạng: ψ(x) =

Mặt khác, ta có k = = => En = (vì )

Nhận xét: hàm sóng ψ(x) và năng lượng En phụ thuộc vào số nguyên n, do đó các giá trị năng lượng của một vi
hạt trong hộp thế là gián đoạn (lượng tử hóa).

Ứng với n = 1; ψ1(x) = và E1 =

n = 2; ψ2(x) = và E2 =

n = 3; ψ3(x) = và E3 =

Với mỗi giá trị của n ta có một hàm sóng ψn đặc trưng cho một trạng thái của vi hạt và từ đó có một sự
phân bố xác suất của hạt xác định. Ứng với mỗi trạng thái đó, vi hạt có có một năng lượng xác định.
Một điều dễ nhận thấy, nếu vi hạt có khối lượng (m) càng lớn thì các mức năng lượng càng ít chênh
lệch và như thế các giá trị năng lượng mang tính chất liên tục dẫn đến sự lượng tử hóa không còn phù hợp.
Chú ý đến khái niệm điểm nút.
3.2.2. Hộp thế ba chiều.
Sự mở rộng theo hướng ba chiều của hộp thế sẽ dẫn đến các nghiệm riêng. Lời giải của bài toán vi hạt
trong hộp thế ba chiều sẽ cho kết quả như sau:

ψ(x) = (với nx = 1, 2, 3, ….)


GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

ψ(y) = (với ny = 1, 2, 3, ….)

ψ(z) = (với nz = 1, 2, 3, ….)

Hàm sóng mô tả trạng thái vi hạt trong hộp thế ba chiều có dạng:
ψ(x, y, z) = ψ(x).ψ(y).ψ(z)
Tương ứng ta có:

E = Ex + Ey + Ez = + + =

III. MÔ HÌNH HỆ 1 ELECTRON, 1 HẠT NHÂN.


1. Mô hình nguyên tử H của Bohr
a. Giả thiết của Bohr
Tiên đề 1: Trong nguyên tử các electron không thể chuyển động trên bất kì quỹ đạo nào mà chỉ được
phép chuyển động trên những quỹ đạo xác định với điều kiện là momen động lượng M của điện tử đối với quỹ
đạo đó bằng nguyên lần => M = mvr = n (với n = 1, 2, 3,…
Tiên đề 2: Khi chuyển động trên các quỹ đạo lượng tử trên, electron không bức xạ, nghĩa là không mất
năng lượng. (Điều này trái với định luật của vật lý cổ điển).
Quỹ đạo hay trạng thái mà năng lượng của electron có một giá trị xác định không đổi gọi là quỹ đạo
dừng hay trạng thái dừng.
Tiên đề 3: Nguyên tử (hay electron) chỉ phát xạ hay hấp thụ bức xạ khi nguyên tử (hay electron)
chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác.
Năng lượng hν của bức xạ được phát ra hay hấp thụ bằng hiệu số năng lượng ứng với hai trạng thái:
ΔE = Ec - Et = hν
b) Xác định năng lượng và bán kính dựa vào mô hình Bohr
Khi electron chuyển động trên các quỹ đạo, nó chịu lượng hút tĩnh điện với hạt nhân -k (bỏ qua lực

vận vật hấp dẫn) lực li tâm

Ở điều kiện cân bằng ta có: = k => me.v2r = ke2 (với k = 8,988.109 N.m2/C2)

Trong sự chuyển động tròn đều, momen động lượng: mvr = (với n là các số nguyên = 1, 2, 3,…..)

m2v2r2 = = (mv2r)m.r = e2mr => rn =

Năng lượng toàn phần của electron là tổng của động năng và thế năng .

E= +( ) = k - k = -k.
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

En = -

Trong đó: n được gọi là số lượng tử chính.


Chú ý:
(1)-Trong một hệ gồm hạt nhân và electron, biểu thức trên chỉ đúng khi chấp nhận rằng hạt nhân đứng
yên và electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân, tuy nhiên trên thực tế, quá trình đứng yên
chỉ là tương đối, do đó để xác định chính xác hơn, người ta thay giá trị khối lượng của electron bằng khối
lượng rút gọn của hệ là

μ=

(2)-Với các ion giống hiđro, hệ gồm một hạt nhân điện tích Z+ và 1 electron, khi đó:

rn =

En = = - 13,6 (eV)

Trong đó: me = 9,1.10-31 kg; |e| = 1,6.10-19 C; h = 6,625.10-34 J.s


2. Giải thích quang phổ của H
Sự phát xạ được thực hiện khi có sự chuyển từ trạng thái có mức năng lượng cao (ứng với số lượng
chính nc) về trạng thái có mức năng lượng thấp (ứng với số lượng tử n t < nc) và phần năng lượng chênh lệch đó
được chuyển thành các bức xạ điện từ (hν)

hν = Ec - Et =

hay h = hc = => = =

RH là hằng số Rydberg; RH =

= 109737,35 cm-1
Chúng ta biết rằng, ở điều kiện bình thường, electron tử duy nhất của nguyên tử hiđro chuyển động ở
quỹ đạo gần hạt nhân nhất ứng với n = 1 (quỹ đạo K). Khi cung cấp năng lượng cho nguyên tử, electron này sẽ
được chuyển lên những mức năng lượng cao hơn tức là những quỹ đạo xa hạt nhân hơn ứng với n = 2, 3, 4, 5,
6, 7,…(quỹ đạo L, M, N, O, P, Q…). Khi đó nguyên tử có xu hướng trở về những trạng thái bền vững hơn ứng
với các mức năng lượng thấp hơn và cuối cùng thì trở về trạng thái cơ bản (n = 1). Ứng với mỗi bước nhảy
điện tử, nguyên tử phát ra một bức xạ và ta thu được một vạch quang phổ. Có rất nhiều bước nhảy do đó
quang phổ có rất nhiều vạch.
Dãy Layman (nt = 1)
Dãy Balmer (nt = 2) ứng với Hα (nc = 3); H (nc = 4); H (nc = 5); H (nc = 6)
Dãy Paschen (nt = 3)
Dãy Bracket (nt = 4)
Dãy Pfund (nt = 5)
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP QUANG PHỔ VẠCH CỦA NGUYÊN TỬ HYĐRÔ
1. Tóm tắt lý thuyết và công thức: 

Tiên đề Bo : 
+ Bán kính quỹ đạo dừng thứ n của electron trong nguyên tử hiđrô:         
                     rn = n2r0   Với r0 =5,3.10-11m là bán kính Bo (ở quỹ đạo K)

+ Khi nguyên tử đang ở mức năng lượng cao chuyển xuống mức năng lượng thấp thì phát ra  photon, ngược lại
chuyển từ mức năng lượng thấp chuyển lên mức năng lượng cao nguyên tử sẽ hấp thu photon
            
Lưu ý: Bước sóng dài nhất  khi e chuyển từ N  M.
            Bước sóng ngắn nhất  khi e chuyển từ  M.
+ Bước sóng phát ra khi nguyên tử chuyển mức năng lượng: 

+ Tần số của phôtôn bức xạ  Với  En > Em.  


+ Mối liên hệ giữa các bước sóng và tần số của các vạch quang phổ của nguyên từ hiđrô: 

  và   (như cộng véctơ)

+ Công thức thực nghiệm:               

+ Hằng số Rydberg: (trong máy tính Fx  thì RH là  )


Các dãy Quang phổ của nguyên tử hidrô
- Dãy Laiman: khi e (n>1) về quĩ đạo K(m=1) thì phát ra các vạch thuộc dãy  Laiman: m= 1; n= 2,3,4…

   với  Các vạch thuộc vùng tử ngoại


- Dãy Banme: Khi e chuyển từ quĩ đạo ngoài (n>2) về quĩ đạo L(m=2) thì phát ra các vạch thuộc dãy Banme: m=
2; n= 3,4,5…

 với  Gồm 4 vạch : đỏ , lam , 


chàm , tím  và một phần ở vùng tử ngoại
Dãy Pasen : khi các e chuyển từ quĩ đạo bên ngoài (n>3) về quĩ đạo M(m=3): m = 3; n = 4, 5, 6...

 với    Các vạch thuộc vùng hồng ngoại


Năng lượng của êlectron trong nguyên tử Hiđrô có biểu thức: 

+Năng lượng electron trong nguyên tử hiđrô:   Với n  N*: lượng tử số.
E0 = - 13,6eV: năng lượng ở trạng thái cơ bản (Chú ý E0 < 0 )
- n = 1 ứng với quỹ đạo K ( năng lượng thấp nhất )
- n = 2 ứng với quỹ đạo L...
 + m = 1; n = 2, 3, 4... dãy Laiman (tử ngoại);
 + m = 2; n = 3, 4, 5... dãy Banme (một phần nhìn thấy)
 + m = 3; n = 4, 5, 6...  dãy Pasen (hồng ngoại).
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

 F Các bức xạ của dãy Banmer( nhìn thấy):

+ Vạch đỏ 

 + Vạch lam 

 + Vạch chàm 

 + Vạch tím 
 Các vạch có bước sóng dài nhất của các dãy:

 + Dãy Laiman:   

 + Dãy Banmer:   

 + Dãy Paschen: 
Chú ý: Khi nguyên tử ở trạng thái kích thích thứ n có thể (khả dĩ) phát ra số bức xạ điện từ cho bởi:

  trong đó  là tổ hợp chập 2 của n.

IV. ĐIỆN TỬ TRONG NGUYÊN TỬ HIĐRO VÀ NHỮNG ION 1 ĐIỆN TỬ


1. Mô hình nguyên tử hiđro và phương trình Schrodinger
Trong trường tĩnh điện tạo bởi hạt nhân (điện tích z+) và 1 electron chuyển động trong không gian
xung quanh hạt nhân, thế năng của hệ là:
U=
r là khoảng cách từ tâm electron đến tâm hạt nhân.
Phương trình Schrodinger của hệ là:

hay
GV: Vũ Linh – THPT Chuyên NBK

2. Kết quả giải phương trình Schrodinger


Kết quả giải các bài toán của phương trình Schrodinger chính là xác định được các hàm sóng ψ. Trong
bài toán hiđro và hệ giống hiđro, hàm sóng ψ tương ứng với bộ ba số lượng tử n, l, m đặc trưng cho các trạng
thái của electron và các ẩn số r, φ, θ đặc trưng cho vị trí tương đối của electron với hạt nhân và được kí hiệu là
ψn,l,m (r,θ,φ).
Mỗi hàm ψn,l,m (r,θ,φ) đặc trưng cho trạng thái của một electron trong không gian xung quanh hạt nhân
của hệ 1 electron, 1 hạt nhân và được gọi là obitan nguyên tử - Kí hiệu AO (Atomic Orbital).
=> AO thực chất là một hàm sóng mô tả trạng thái của một electron trong không gian xung quanh hạt
nhân. Tuy nhiên, khái niệm này tương đối trừu tượng và người ta đưa ra một hình ảnh dễ tưởng tượng hơn đó
là: Obitan nguyên tử (AO) là khoảng không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó khả năng tìm thấy electron là
lớn nhất.

You might also like