Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 90

Trường Đại Học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm


Bộ môn Công nghệ Thực phẩm

----------

ĐỒ ÁN

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ


CÔ ĐẶC MỘT NỒI LIÊN TỤC
DUNG DỊCH NƯỚC CAM

GVHD: ThS. Phạm Văn Hưng

Sinh viên thực hiện:

Võ Đình Lai 14116077


Đặng Thị Mỹ Sâm 14116134

Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Ngày..... tháng...... năm……….

Ký tên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Ngày.......tháng.......năm………….

Ký tên
Lời cám ơn!

Trước tiên nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM nói chung ,các thầy cô giáo trong khoa
Công nghệ Hóa học và thực phẩm nói riêng đã tận tình giảng dạy truyền đạt cho chúng em
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.

Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Văn Hưng đã tận tình giúp đỡ,
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình làm đồ án môn học. Trong thời
gian này chúng em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được
tinh thần làm việc, tác phong, thái độ nghiêm túc để có kết quả tốt và đây là những điều rất
cần thiết cho công việc sau này.

Nhóm em đã cố gắng hoàn thành đồ án trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm kính mong thầy cô thông cảm và tận tình đóng
góp ý kiến.

Mục lục
Lời cám ơn!.............................................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN..................................................................................................1
1. Nhiệm vụ đồ án..................................................................................................1
2. Giới thiệu về nguyên liệu....................................................................................1
3. Khái quát về cô đặc.............................................................................................2
3.1 Định nghĩa...................................................................................................2
3.2 Các phương pháp cô đặc...............................................................................2
3.3 Phân loại thiết bị cô đặc................................................................................3
3.4 Thiết bị cô đặc dùng trong phương pháp nhiệt................................................3
3.4.1 Phân loại theo cấu tạo................................................................................3
3.4.2 Phân loại theo phương thức thực hiện........................................................4
3.4.3 Các thiết bị và chi tiết trong hệ thống cô đặc..............................................4
4. Lựa chọn thiết bị cô đặc dung dịch nước cam.......................................................5
Chương 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ............................................................................6
Chương 3: CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG..............................................8
1. Số liệu ban đầu....................................................................................................8
2. Cân bằng vật chất.................................................................................................8
2.1 Suất lượng tháo liệu (Gc)................................................................................8
2.2 Tổng lượng hơi thứ bốc lên (W)......................................................................8
3. Tổn thất nhiệt độ..................................................................................................8
3.1 Tổn thất nhiệt độ do nồng độ tăng (∆’)............................................................9
3.2 Tổn thất nhiệt độ do áp suất thủy tĩnh (∆’’)....................................................10
4. Cân bằng năng lượng.........................................................................................13
4.1 Nhiệt lượng tiêu hao cho quá trình cô đặc một nồi.........................................13
4.2 Nhiệt lượng dùng để đun nóng dung dịch đến nhiệt độ sôi.............................13
4.3 Nhiệt lượng làm bốc hơi nước......................................................................14
4.4 Lượng hơi đốt cần thiết cho quá trình cô đặc.................................................15
4.5 Lượng hơi đốt tiêu tốn riêng.........................................................................15
Chương 4: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ.....................................................16
1. Thiết bị chính.....................................................................................................16
1.1 Tính toán truyền nhiệt cho thiết bị cô đặc......................................................16
1.1.1 Hệ số cấp nhiệt khi ngưng tụ hơi..............................................................16
1.1.2 Hệ số cấp nhiệt từ bề mặt đốt đến dòng chất lỏng sôi................................17
1.1.3 Nhiệt tải riêng phía tường........................................................................18
1.1.4 Hệ số truyền nhiệt K cho quá trình cô đặc................................................19
1.1.5 Diện tích bề mặt truyền nhiệt..................................................................19
1.2 Tính kích thước thiết bị cô đặc.....................................................................20
1.2.1 Tính kích thước buồng bốc......................................................................20
1.2.1.1 Đường kính buồng bốc (Db)...................................................................20
1.2.1.2 Chiều cao buồng bốc Hb.........................................................................22
1.2.2 Tính kích thước buồng đốt......................................................................22
1.2.2.1 Số ống truyền nhiệt.................................................................................22
1.2.2.2 Đường kính ống tuần hoàn trung tâm Dth...............................................23
1.2.2.3 Đường kính buồng đốt............................................................................23
1.2.2.4 Kiểm tra diện tích truyền nhiệt................................................................24
1.2.3 Tính kích thước các ống dẫn....................................................................25
1.2.3.1 Ống nhập liệu..........................................................................................25
1.2.3.2 Ống tháo liệu...........................................................................................26
1.2.3.3 Ống dẫn hơi đốt.....................................................................................26
1.2.3.4 Ống dẫn hơi thứ.....................................................................................26
1.2.3.5 Ống dẫn nước ngưng...............................................................................27
1.2.3.6 Ống dẫn khí không ngưng.......................................................................27
1.3 Tính cơ khí cho các chi tiết thiết bị cô đặc.....................................................27
1.3.1 Tính cho buồng đốt.................................................................................27
1.3.1.1 Sơ lược về cấu tạo...................................................................................27
1.3.1.2 Tính toán.................................................................................................28
1.3.2 Tính cho buồng bốc.................................................................................30
1.3.2.1 Sơ lược về cấu tạo...................................................................................30
1.3.1.2 Tính toán...............................................................................................30
1.3.3 Tính cho đáy thiết bị................................................................................35
1.3.3.1 Sơ lược về cấu tạo...................................................................................35
1.3.3.2 Tính toán.................................................................................................35
1.3.4 Tính cho nắp thiết bị...............................................................................41
1.3.4.1 Sơ lược về cấu tạo...................................................................................41
1.3.4.2 Tính toán.................................................................................................41
1.3.5 Tính toán mặt bích...............................................................................43
1.3.5.1 Sơ lược cấu tạo.....................................................................................43
1.3.5.2 Mặt bích giữa nắp, thiết bị và đáy...........................................................43
1.3.5.3 Mặt bích nối bộ phận thiết bị với ống dẫn:..............................................45
1.3.6 Tính vỉ ống..........................................................................................46
1.3.6.1 Sơ lược cấu tạo.....................................................................................46
1.3.6.2 Tính toán.................................................................................................46
1.3.7 Tính tai treo chân đỡ.............................................................................48
1.3.7.1 Tải trọng thân thiết bị (buồng đốt, buồng bốc)........................................48
1.3.7.2. Tải trọng ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn..........................................49
2.3.7.3. Tải trọng của vỉ ống...............................................................................50
2.3.7.4. Tải trọng đáy buồng đốt.........................................................................51
2.3.7.5. Tải trọng nắp buồng bốc........................................................................51
2.3.7.6 Tải trọng của dung dịch..........................................................................53
2.3.7.7 Khối lượng và tải trọng các bộ phận thiết bị...........................................54
1. Thiết bị ngưng tụ Baromet..................................................................................57
1.1. Lượng nước lạnh vào..................................................................................57
1.2. Thể tích không khí và khí không ngưng cần hút ra khỏi thiết.........................57
1.3. Các đường kính chủ yếu của thiết bị ngưng tụ Baromet.................................58
2. Tính toán và chọn bơm chân không.....................................................................61
2.1. Công suất bơm............................................................................................61
2.2 Công suất động cơ điện................................................................................62
2.3. Chọn bơm chân không................................................................................62
3. Thiết bị bơm nước vào ngưng tụ........................................................................62
3.1. Lưu lượng của bơm (Q)...............................................................................63
3.2. Tính toán cột áp bơm (H).............................................................................63
3.3. Công suất của bơm (Nb1)..............................................................................65
3.4. Công suất động cơ điện...............................................................................65
4. Bơm nhập liệu...................................................................................................65
4.1. Lưu lượng bơm (Q)....................................................................................65
4.2. Cột áp bơm (H)..........................................................................................66
4.2.1. Tính Ho................................................................................................66
4.2.2. Tính hhút...............................................................................................66
4.2.3. Tính hđẩy...............................................................................................67
4.2.4. Tính Δ H..............................................................................................67
4.3. Công suất bơm (Nb2)...................................................................................68
5. Bơm tháo sản phẩm..........................................................................................68
5.1. Lưu lượng bơm (q).....................................................................................68
5.1.1. Tính hhút...............................................................................................68
5.1.2. Tính hđẩy...............................................................................................69
5.1.3. Chọn Ho = 4 m (chiều cao nhập liệu).....................................................69
5.2. Cột áp bơm (h)...........................................................................................70
5.3. Công suất bơm (Nb3)..................................................................................70
6. Bồn cao vị........................................................................................................70
Tài liệu tham khảo

Danh mục bảng

Bảng 1. Kết quả tính toán cân bằng vật chất


Bảng 2. Kết quả tính toán cân bằng năng lượng
Bảng 3. Thông số thiết bị chính
Bảng 4. Phân bố ống truyền nhiệt
Bảng 5. Đường kính các ống
Bảng 6. Số liệu của bích nối buồng bốc và buồng đốt
Bảng 7. Số liệu bích nối buồng đốt và đáy
Bảng 8. Số liệu của bích nối buồng bốc và nắp
Bảng 9. Số liệu bích nối bộ phận thiết bị với ống dẫn
Bảng 10. Bảng số liệu kích thước của tai treo
Bảng 11. Những thông số cơ bản của thiết bị ngưng tụ Baromet
Bảng 12. Các yếu tố gây trở lực

Lời nói đầu


Ngày nay, công nghiệp sản xuất, xử lý hóa chất và thực phẩm là các ngành công
nghiệp quan trọng ảnh hưởng đến các ngành khác.

Trong kế hoạch đào tạo đối với sinh viên năm thứ tư, môn học Đồ án Quá trình
thiết bị là cơ hội tốt để hệ thống kiến thức về các quá trình và thiết bị trong công nghệ
hóa học và thực phẩm. Bên cạnh đó, môn học này còn là dịp để sinh viên tiếp cận thực tế
thông qua việc tính toán, thiết kế và lựa chọn các chi tiết của một thiết bị với các số
liệu cụ thể, thông dụng.

“Thiết kế hệ thống cô đặc 1 nồi liên tục để cô đặc dung dịch nước cam” là đồ án
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Văn Hưng - trường Đại học Công
nghiệp Tp.HCM.

Đồ án này đề cập đến các vấn đề liên quan đến các kiến thức cơ bản về quá trình
cô đặc và cô đặc nước cam, quy trình công nghệ, tính toán cân bằng vật chất, cân bằng
năng lượng, sự truyền nhiệt cho thiết bị cô đặc, tính toán chi tiết cho thiết bị cần thiết
theo yêu cầu.

Mục tiêu đồ án

Tính toán và thiết kế thiết bị cô đặc một nồi của nhà máy sản xuất nước cam cô đặc
từ đó đưa ra các thông số, kích thước cụ thể của thiết bị đáp ứng được năng suất đặt ra
của nhà máy.

Có cơ hội ôn tập và nắm vững kiến thức môn học các quá trình thiết bị để áp dụng
vào quá trình nghiên cứu và thiết kế.

Nắm được một số ưu nhược điểm của thiết bị cô đặc một nồi với các thiết bị khác.

Nội dung đồ án

- Đối tượng nghiên cứu: thiết bị cô đặc 1 nồi với nguyên liệu là nước cam
- Tổng quan về cô đặc.
- Tổng quan về nguyên liệu nước cam, các biến đổi trong quá trình cô đặc.
- Công nghệ và thiết bị cô đặc chân không một nồi liên tục.
- Tính toán về mặt công nghệ để đạt được năng suất đầu vào 1000 kg/m3.
- Tính toán các thiết bị chính và phụ.

Đồ án chỉ thực hiện trên mặt lý thuyết và chưa kiểm nghiệm được tính chính xác
cũng như chưa áp dụng vào thực tiễn.

Ý nghĩa khoa học

Khẳng định ý nghĩa lớn lao cũng như những đóng góp của khoa học kỹ thuật vào
đời sống xã hội của con người.

Góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật pháp triển.

Ý nghĩa thực tiễn

Giúp sinh viên có khả năng tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu và tính toán các quá trình
công nghệ cũng như xem xét lại toàn bộ kiến thức đã học được trong ngành công nghệ
thực phẩm, đặc biệt là quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát và nước cam.

Đồ án có tính gắn kết cao giữa lý thuyết và thực tiễn góp phần cũng cố kiến thức
trên lớp, giúp sinh viên biết cách đặt vấn đề và tìm hướng giải quyết và trình bày trước
hội đồng.
Chương 1: TỔNG QUAN

1. Nhiệm vụ đồ án

- Thiết kế hệ thống cô đặc chân không một nồi liên tục để cô đặc dung dịch nước
cam

 Năng suất nhập liệu Gđ = 1000 kg/h

 Nồng độ nhập liệu xđ = 5% (khối lượng)

 Nồng độ sản phẩm xc = 25% (khối lượng)

 Áp suất ngưng tụ Pck = 0,6 at (chọn)

- Chọn nhiệt độ ban đầu của nguyên liệu là 250C

2. Giới thiệu về nguyên liệu

Nước trái cây có vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Trong
những năm gần đây, có xu hướng hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao với
nước cam tươi là một trong số đó. [1] Nước cam ép cô đặc là một trong những mặt hàng
quan trọng nhất trên thế giới và Brazil là nước sản xuất chính. [2]

Cam (Citrus sinensis) là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả
bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là
một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima)
và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10m, có cành gai và lá
thường xanh dài khoảng 4 - 10cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn
Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc. [3]

Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của cam là 88.8g nước, 0.9g
protein, 0.1g lipid, 8.3g glucid, 1.4g celluloza, 0.5g tro. [4]

Sự phát triển gần đây của sản xuất nước ép trái cây và các xu hướng của nó trong
tương lai gần đã thúc đẩy việc cải tiến và tự động hóa các quá trình và tăng tính linh
hoạt trong việc xử lý các loại trái cây. Hàm lượng nước trong nước ép trái cây thường
khoảng 90% trọng lượng và cô đặc có thể là bước cuối cùng trong chế biến thực phẩm
trước khi đóng gói. Bước này làm giảm chi phí đóng gói, vận chuyển và lưu trữ, trong

1
khi hoạt độ nước giảm làm tăng sự ổn định khi lưu trữ, cải thiện mức chấp nhận về mặt
cảm quan và thuận tiện hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nồng độ nước trái cây là
một vấn đề nhạy cảm, vì nhiều thành phần của chúng không ổn định về mặt hoá học
ngay cả ở nhiệt độ vừa phải. Để có được sản phẩm tốt, quá trình thanh trùng và cô đặc
phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Hơn nữa, chất lượng nước ép cô đặc phụ
thuộc rất nhiều vào các hợp chất có mùi trong nước ép tươi. Các hợp chất thơm này dễ
bay hơi và có thể bị mất khi trong quá trình xử lý. [5]

3. Khái quát về cô đặc

3.1 Định nghĩa

Cô đặc là quá trình làm tăng nồng độ của chất rắn hòa tan trong dung dịch bằng
cách tách bớt một phần dung môi qua trạng thái hơi. [6]

Cô đặc là phương pháp thường được dùng để làm tăng nồng độ một cấu tử nào đó
trong dung dịch hai hay nhiều cấu tử. Quá trình cô đặc của dung dịch lỏng – rắn hay
dung dịch lỏng – lỏng mà có chênh lệch nhiệt độ sôi rất cao thì thường được tiến hành
bằng cách tách một phần dung môi. Tùy theo tính chất của cấu tử khó bay hơi (hay
không bay hơi trong quá trình đó) ta có thể tách một phần dung môi (cấu tử dễ bay hơi
hơn) bằng phương pháp nhiệt độ (đun nóng) hay bằng phương pháp làm lạnh (kết
tinh). [7]

3.2 Các phương pháp cô đặc

Phương pháp nhiệt: Dưới tác dụng của nhiệt độ (do đun nóng), dung môi chuyển
từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi khi áp suất riêng phần của nó bằng áp suất bên
ngoài tác dụng lên mặt thoáng dung dịch (tức khi dung dịch sôi). Để cô đặc các dung
dịch không chịu được nhiệt độ cao (như dung dịch đường) đòi hỏi phải cô đặc ở nhiệt
độ đủ thấp ứng với áp suất cân bằng ở mặt thoáng thấp, hay thường là ở chân không (p
< 1atm). Đó là phương pháp cô đặc chân không. [7]

Phương pháp lạnh: Khi hạ thấp nhiệt độ đến một mức yêu cầu nào đó thì một cấu
tử sẽ được tách ra dưới dạng tinh thể đơn chất tinh khiết – thường là kết tinh dung môi
để tăng nồng độ chất tan. Tùy theo tính chất của các cấu tử - nhất là kết tinh dung môi,
và điều kiện áp suất bên ngoài tác dụng lên dung dịch mà quá trình kết tinh đó có thể
2
xảy ra ở nhiệt độ cao hay thấp và có khi phải dùng đến máy lạnh (như kết tinh nước để
cô đặc nước quả ép giàu vitamin…). [7]

Quá trình cô đặc bằng phương pháp nhiệt là quá trình ngược của quá trình hòa
tan: nếu quá trình hòa tan là thu nhiệt thì trong quá trình cô đặc nó sẽ tỏa nhiệt (phải tải
nhiệt đi bằng một chất tải nhiệt thích hợp), và ngược lại nếu quá trình hòa tan tỏa nhiệt
thì quá trình cô đặc sẽ là quá trình thu nhiệt (tức phải cấp thêm nhiệt). Nhiệt do dung
dịch tỏa ra (hay thu vào) trong quá trình cô đặc gọi là nhiệt cô đặc. Tùy theo loại dung
dịch, nhiệt cô đặc có thể là âm (tỏa nhiệt như dung dịch (NH 4)2SO4, NaNO3,
NH4NO3…), dương (thu nhiệt như dung dịch NaOH, KOH, CaCl 2, K2CO3…) còn các
chất không tạo solvat như NH4NO3, NaNO3… thì hòa tan thu nhiệt, cô đặc tỏa nhiệt.
Nhiệt độ cô đặc tính theo một đơn vị khối lượng của chất tan và xem như chất tan
không tổn thất trong quá trình cô đặc. [7]

3.3 Phân loại thiết bị cô đặc

- Theo sự bố trí bề mặt đun nóng: Nằm ngang, thẳng đứng, nghiêng;

- Theo chất tải nhiệt: Đun nóng bằng hơi (hơi nước bão hòa, hơi quá nhiệt), bằng
khói lò, chất tải nhiệt có nhiệt độ cao (dầu, nước ở áp suất cao…), bằng dòng
điện;

- Theo chế độ tuần hoàn: Tuần hoàn tự nhiên, tuần hoàn cưỡng bức…;

- Theo cấu tạo bề mặt đun nóng: Vỏ bọc ngoài, ống xoắn, ống chùm. [6]

3.4 Thiết bị cô đặc dùng trong phương pháp nhiệt

3.4.1 Phân loại theo cấu tạo

- Nhóm 1: Dung dịch đối lưu tự nhiên (hay tuần hoàn tự nhiên)

 Loại I: Có buồng đốt trong (đồng trục với buồng bốc), có thể có ống tuần hoàn
trong hay ống tuần hoàn ngoài);

 Loại II: Có buồng đốt ngoài (không đồng trục với buồng bốc). [7]

Nhóm I chủ yếu dùng để cô đặc các dung dịch khá loãng, độ nhớt thấp, đảm bảo
sự tuần hoàn tự nhiên của dung dịch qua bề mặt truyền nhiệt. [7]

3
- Nhóm 2: Dung dịch đối lưu cưỡng bức (tức tuần hoàn cưỡng bức)

 Loại III: Có buồng đốt trong, có ống tuần hoàn ngoài;

 Loại IV: Có buồng đốt ngoài, có ống tuần hoàn ngoài. [7]

Nhóm 2 dùng được cho các dung dịch khá đặc sệt, có độ nhớt khá cao, giảm được
sự bám cặn hay kết tinh từng phần trên bề mặt truyền nhiệt. Có loại dùng cánh
khuấy đặt ở trung tâm buồng đốt để tuần hoàn dung dịch. [7]

- Nhóm 3: Dung dịch chảy thành màng mỏng

 Loại V: Màng dung dịch chảy ngược lên, có thể có buồng đốt trong hay ngoài;

 Loại VI: Màng dung dịch chảy xuôi, có thể có buồng đốt trong hay ngoài. [7]

Nhóm 3 chỉ cho phép dung dịch chảy dạng màng (màng mỏng hay màng mỏng –
hơi) qua bề mặt truyền nhiệt một lần (xuôi hay ngược) để tránh sự tác dụng nhiệt độ
lâu làm biến chất một số thành phần của dung dịch (các dung dịch sinh tố, nước quả
ép, dịch men…). [7]

Nếu dung dịch khi sôi tạo nhiều bọt khó vỡ thì dùng thiết bị cô đặc loại V có
màng chảy ngược, còn đối với các dung dịch sôi ít tạo bọt và bọt dễ vỡ thì dùng loại
thiết bị màng chảy xuôi. [7]

3.4.2 Phân loại theo phương thức thực hiện

- Cô đặc ở áp suất thường (thiết bị hở);


- Cô đặc ở áp suất chân không (thiết bị kín);
- Cô đặc một nồi;
- Cô đặc nhiều nồi. [6]

3.4.3 Các thiết bị và chi tiết trong hệ thống cô đặc

- Thiết bị chính:

 Ống nhập liệu, ống tháo liệu


 Ống tuần hoàn, ống truyền nhiệt
 Buồng đốt, buồng bốc, đáy, nắp
 Các ống dẫn: hơi đốt, hơi thứ, nước ngưng, khí không ngưng
4
- Thiết bị phụ:

 Bể chứa nguyên liệu


 Bể chứa sản phẩm
 Bồn cao vị
 Lưu lượng kế
 Thiết bị gia nhiệt
 Thiết bị ngưng tụ baromet
 Bơm nguyên liệu vào bồn cao vị
 Bơm tháo liệu
 Bơm nước vào thiết bị ngưng tụ
 Bơm chân không
 Các van
 Thiết bị đo nhiệt độ, áp suất

4. Lựa chọn thiết bị cô đặc dung dịch nước cam

Theo tính chất của nguyên liệu và sản phẩm, ta chọn thiết bị cô đặc chân không
một nồi liên tục có buồng đốt trong và có ống tuần hoàn trung tâm. Thiết bị này có cấu
tạo đơn giản, dễ vệ sinh, sửa chữa. Cô đặc ở áp suất chân không làm giảm nhiệt độ sôi
của dung dịch, giảm chi phí năng lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên,
năng suất thiết bị thấp và tốc độ tuần hoàn nhỏ vì ống tuần hoàn cũng bị đốt nóng, hệ
số truyền nhiệt thấp.

5
Chương 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Nguyên liệu ban đầu là dung dịch nước cam có nồng độ 5%. Dung dịch từ bể
chứa nguyên liệu được bơm lên bồn cao vị. Từ bồn cao vị, dung dịch chảy qua lưu
lượng kế rồi đi vào thiết bị gia nhiệt và được đun nóng đến nhiệt độ sôi.

Thiết bị gia nhiệt là thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm: thân hình trụ, đặt đứng,
bên trong gồm nhiều ống nhỏ được bố trí theo đỉnh hình tam giác đều. Các đầu ống
được giữ chặt trên vỉ ống được hàn dính vào thân. Nguồn nhiệt là hơi nước bão hòa có
áp suất 4at đi bên ngoài ống (phía vỏ). Dung dịch đi từ dưới lên ở bên trong ống. Hơi
nước bão hòa ngưng tụ trên bề mặt ngoài của ống và cấp nhiệt cho dung dịch để nâng
nhiệt độ của dung dịch lên nhiệt độ sôi. Dung dịch sau khi được gia nhiệt sẽ chảy vào
thiết bị cô đặc để thực hiện quá trình bốc hơi. Hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng và
theo ống dẫn nước ngưng qua bẫy hơi chảy ra ngoài.

Nguyên lý làm việc của nồi cô đặc:

Phần dưới của thiết bị là buồng đốt, gồm có các ống truyền nhiệt và một ống tuần
hoàn trung tâm. Dung dịch đi trong ống còn hơi đốt (hơi nước bão hòa) đi trong
khoảng không gian ngoài ống. Hơi đốt ngưng tụ bên ngoài ống và truyền nhiệt cho
dung dịch đang chuyển động trong ống. Dung dịch đi trong ống theo chiều từ trên
xuống và nhận nhiệt do hơi đốt ngưng tụ cung cấp để sôi, làm hóa hơi một phần dung
môi. Hơi ngưng tụ theo ống dẫn nước ngưng qua bẫy hơi để chảy ra ngoài.

Nguyên tắc hoạt động của ống tuần hoàn trung tâm:

Khi thiết bị làm việc, dung dịch trong ống truyền nhiệt sôi tạo thành hỗn hợp lỏng
– hơi có khối lượng riêng giảm đi và bị đẩy từ dưới lên trên miệng ống. Đối với ống
tuần hoàn, thể tích dung dịch theo một đơn vị bề mặt truyền nhiệt lớn hơn so với trong
ống truyền nhiệt nên lượng hơi tạo ra trong ống truyền nhiệt lớn hơn. Vì lý do trên,
khối lượng riêng của hỗn hợp lỏng – hơi ở ống tuần hoàn lớn hơn so với ở ống truyền
nhiệt và hỗn hợp này được đẩy xuống dưới. Kết quả là có dòng chuyển động tuần hoàn

6
tự nhiên trong thiết bị: từ dưới lên trong ống truyền nhiệt và từ trên xuống trong ống
tuần hoàn.

Phần phía trên thiết bị là buồng bốc để tách hỗn hợp lỏng – hơi thành hai dòng.
Hơi thứ đi lên phía trên buồng bốc, đến bộ phận tách giọt để tách những giọt lỏng ra
khỏi dòng. Giọt lỏng chảy xuống dưới còn hơi thứ tiếp tục đi lên. Dung dịch còn lại
được hoàn lưu.

Dung dịch sau cô đặc được bơm ra ngoài theo ống tháo sản phẩm vào bể chứa sản
phẩm nhờ bơm hút. Hơi thứ và khí không ngưng thoát ra từ phía trên của buồng bốc đi
vào thiết bị ngưng tụ baromet (thiết bị ngưng tụ kiểu trực tiếp). Chất làm lạnh là nước
được bơm vào ngăn trên cùng còn dòng hơi thứ được dẫn vào ngăn dưới cùng của thiết
bị. Dòng hơi thứ đi lên gặp nước giải nhiệt để ngưng tụ thành lỏng và cùng chảy xuống
bồn chứa qua ống baromet. Khí không ngưng tiếp tục đi lên trên, được dẫn qua bộ
phận tách giọt rồi được bơm chân không hút ra ngoài. Khi hơi thứ ngưng tụ thành lỏng
thì thể tích của hơi giảm làm áp suất trong thiết bị ngưng tụ giảm. Vì vậy, thiết bị
ngưng tụ baromet là thiết bị ổn định chân không, duy trì áp suất chân không trong hệ
thống. Thiết bị làm việc ở áp suất chân không nên nó phải được lắp đặt ở độ cao cần
thiết để nước ngưng có thể tự chảy ra ngoài khí quyển mà không cần bơm.

Bình tách giọt có một vách ngăn với nhiệm vụ tách những giọt lỏng bị lôi cuốn
theo dòng khí không ngưng để đưa về bồn chứa nước ngưng.

Bơm chân không có nhiệm vụ hút khí không ngưng ra ngoài để tránh trường hợp
khí không ngưng tích tụ trong thiết bị ngưng tụ quá nhiều, làm tăng áp suất trong thiết
bị và nước có thể chảy ngược vào nồi cô đặc.

7
Chương 3: CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

1. Số liệu ban đầu

 Dung dịch nước cam

 Nồng độ nhập liệu xđ = 5% (khối lượng)

 Nồng độ sản phẩm xc = 25% (khối lượng)

 Năng suất nhập liệu Gđ = 1000 kg/h

 Áp suất chân không tại thiết bị ngưng tụ pck = 0.6 at

 Áp suất thực trên chân không kế là pc = pa – pck = 1 – 0.6 = 0.4 at.

 Nguồn nhiệt là hơi nước bão hòa. Áp suất hơi bão hòa phđ = 3 at.

Vậy pdư = 3 at

 Áp suất hơi đốt là pd = pa + pdư = 1 + 3 = 4 at.

 Chọn nhiệt độ đầu của nguyên liệu tđ = 25oC

2. Cân bằng vật chất

2.1 Suất lượng tháo liệu (Gc)

Theo định luật bảo toàn khối lượng trong suốt quá trình cô đặc, ta có: Nồng độ
chất tan không đổi.

Gđ.xđ = Gc.xc (trang 253, [8])

Gđ . x đ 1000 x 5
=> Gc = = = 200 (kg/h) (3.1)
xc 25

2.2 Tổng lượng hơi thứ bốc lên (W)

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

Gđ = Gc + W (trang 253, [8])

 W = Gđ – Gc = 1000 - 200 = 800 (kg/h)


(3.2)

8
3. Tổn thất nhiệt độ

Ta có áp suất tại thiết bị ngưng tụ là 0.6at. Tra bảng Tính chất hóa lý của hơi
nước bão hòa phụ thuộc vào áp suất (trang 314, [9]), suy ra nhiệt độ hơi thứ trong thiết
bị ngưng tụ là tht = 85.50C

∆’’’ là tổn thất nhiệt độ của hơi thứ do quá trình hơi đi từ mặt thoáng của dung
dịch vào thiết bị ngưng tụ có tổn thất áp suất, thực tế ∆’’’ = (1 ÷ 1.5) 0C (trang 258,
[8]). Chọn ∆’’’ = 10C

Nhiệt độ của hơi thứ ở sát mặt thoáng của dung dịch:

t6 – tht = ∆’’’. Suy ra t6 = tht + ∆’’’ = 85.5 + 1 = 86.50C (trang 258, [8]).
(3.3)

Áp suất hơi thứ trên mặt thoáng của dung dịch: Tra bảng Tính chất hóa lý của hơi
nước bão hòa phụ thuộc vào áp suất (trang 314, [9]), ở nhiệt độ 86.5 0C suy ra p0 =
0.6275 at

3.1 Tổn thất nhiệt độ do nồng độ tăng (∆’)

Nhiệt độ sôi của dung dịch nước đường ở áp suất thường, tra bảng I.206 – Mức
tăng nhiệt độ sôi của dung dịch các hợp chất vô cơ và hữu cơ trong nước (trang 245,
[9]), tra được T1 = 100.00140C

Nhiệt độ sôi của dung dịch nước cam ở áp suất thường:

T2 = T1 + ∆tb [3]

(3.4)

Trong đó:

 ∆tb (K) – Độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch nước cam so với dung dịch sucrose
ở cùng nồng độ chất tan

∆tb = 3.2 yB – 2.42 y B2 + 14 y B3 [3]

(3.5)

 yB – Nồng độ của dung dịch (0Brix), tính theo nồng độ cuối của dung dịch nước
cam
9
=> T2 = 100.0014 + 3.2 . 0.25 – 2.42 . 0.252 + 14 . 0.253 = 100.86890C
(3.6)

Tổn thất nhiệt độ sôi của dung dịch ở áp suất khác được tính theo quy tắc Babo
(trang 59 – 60, [9]):

Ở 100.86890C áp suất của hơi nước bão hòa (dung môi) là 1.069 at (trang 314,
[9])

Áp dụng quy tắc babo, áp suất hơi bão hòa của dung môi trên dung dịch loãng p
với áp suất hơi bão hòa của dung môi nguyên chất p o ở cùng nhiệt độ là không đổi và
đối với dung dịch có nồng độ nhất định quan hệ đó không phụ thuộc vào nhiệt độ sôi:

(p/po)t 100.86890C = 1/1.069 (3.7)

Theo quy tắc Babo tỷ lệ trên vẫn giữ nguyên giá trị tại mọi nhiệt độ sôi của dung
dịch. Do đó tại nhiệt độ t:

(p’/p’o)t = 0.6275/ p’o = 1/1.069 => p’o = 0.6708 at


(3.8)

Vậy nhiệt độ sôi t của dung dịch nước cam ở áp suất 0.6275 at bằng nhiệt độ sôi
của nước ở áp suất 0.6708 at là 88.190C (trang 314, [9]). Ứng với áp suất 0.6275 at
dung môi nước sôi ở 86.50C (trang 314, [9]).

Vậy tổn thất nhiệt độ sôi do nồng độ ở áp suất 0.6275 at là ∆’ = 88.19 – 86.5 = 1.690C
(3.9)

 ts dd (p0)= ts dm (p0) + ∆’ = 86.5 + 1.69 = 88.190C


(3.10)

3.2 Tổn thất nhiệt độ do áp suất thủy tĩnh (∆’’)

Áp suất thuỷ tĩnh ở lớp giữa của khối chất lỏng cần cô đặc (trang 185, [10]):

ptb = p0 + ½ . ρhh . g . Hop = p0 + ∆p (N/m 2)


(3.11)

Trong đó:

10
 ∆p = ½ . ρhh . g . Hop - Độ tăng áp suất trong chất lỏng sôi ở độ sâu từ mặt
thoáng

 ρhh – Khối lượng riêng trung bình của dung dịch khi sôi bọt (kg/m3)

ρhh ≃ ½ . ρdd ;
(3.12)

ρdd – Khối lượng riêng của dung dịch (tính theo nồng độ cuối ở nhiệt độ t s dd (p0 +
∆p) không kể lẫn bọt hơi.

Chọn ts dd (p0 + ∆p) = 890C, C% = xc = 25%. Khối lượng riêng của dung dịch nước
cam:

ρdd = 1428.5 – 454.9Xw + 0.231T [2]

= 1428.5 - 454.9 . 0.75 + 0.231 . 101 = 1110.656 (kg/m3)


(3.13)

Trong đó: ρ – Khối lượng riêng (kg/m3)

T – Nhiệt độ (0C)

Xw – Hàm lượng nước (w/w)

 ρhh = ½ . 1110.656 = 555.328 (kg/m3)


(3.14)

 Hop – Chiều cao thích hợp tính theo kính quan sát mực chất lỏng

Hop = [0,26 + 0,0014 (ρdd - ρdm)] . H0 (trang 185, [10])


(3.15)

H0 – Chiều cao phần làm việc của ống (chiều cao ống truyền nhiệt). Tra bảng
VI.6 – Những đặc trưng cơ bản của thiết bị cô đặc, chọn H0 = 2m (trang 80, [6])

ρdm – Khối lượng riêng của dung môi tại nhiệt độ sôi của dung dịch 89 0C. Trang
bảng 4 – Khối lượng riêng các chất lỏng theo nhiệt độ (trang 397, [10]), ở t s dd (p0 + ∆p)
= 890C, ρdm = 965.7 kg/m3

 Hop = [0.26 + 0.0014 (1110.656 - 965.7)] x 2 = 0.926 (m)


(3.16)
11
∆p = ½ . ρhh . g . Hop = ½ x 555.328 x 9.81 x 0.926 / (9.81 x 104) = 0.0257 at
(3.17)

 ptb = p0 + ∆p = 0.6275 + 0.0257 = 0.6532 at


(3.18)

Tra bảng Tính chất hóa lý của hơi nước bão hòa phụ thuộc vào áp suất (trang 314,
[9]), ptb = 0.6532 at tương ứng với ts dm (ptb ) = 87.520C

Ta có: ∆’’ = t s dd (p0 + ∆p) - ts dd (p0) (trang 184, [10])


(3.19)

∆’’ = ts dm (p0 + ∆p) - ts dm (p0) = 87.52 – 86.5 = 1.020C


(3.20)

ts dd (ptb) = ts dd (p0) + ∆’’ = 88.19 + 1.02 = 89.210C


(3.21)

Sai số 0,24%. Chấp nhận. Vậy ts dd (ptb) = 890C

Sản phẩm được lấy ra tại đáy => ts dd (p0 + 2∆p) = 88.19 + 2 x 1.02 = 90.230C
(3.22)

Tổng tổn thất nhiệt độ:

∑∆ = ∆’ + ∆’’ + ∆’’’ = 1.69 + 1.02 + 1 = 3.71 0C


(3.23)

Gia nhiệt bằng hơi nước bão hòa, áp suất hơi đốt là 4 at, tD = 142.90C (trang 315, [9])

Hiệu số nhiệt độ hữu ích của thiết bị cô đặc:

∆thi = tD – (tht + ∑∆) (trang 258, [8])

 ∆thi = 142.9 – (85.5 + 3.71 ) = 53.69 0C


(3.24)

Bảng 1. Kết quả tính toán cân bằng vật chất

Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Nồng độ đầu xđ % 5

12
Nồng độ cuối xc % 25

Năng suất nhập liệu Gđ kg/h 1000

Năng suất tháo liệu Gc kg/h 200

Hơi thứ

Suất lượng W kg/h 800

Áp suất p0 at 0,6275

Nhiệt độ ts dm (p0) 0
C 86,5

Enthalpy iw kJ/kg 2651,93

Ẩn nhiệt ngưng tụ rw kJ/kg 2293,25

Hơi đốt

Áp suất pD at 4

Nhiệt độ tD 0
C 142,9

Ẩn nhiệt ngưng tụ rD kJ/kg 2141

Tổn thất nhiệt độ

Nhiệt độ sôi của dung dịch ở p0 ts dd (p0) 0


C 88.19

Tổn thất nhiệt độ do nồng độ ∆’ 0


C 1.69

Áp suất trung bình ptb at 0,6532

Nhiệt độ sôi của dung môi ở ptb ts dm (ptb) 0


C 87,52

Tổn thất nhiệt độ do cột thủy tĩnh ∆’’ 0


C 1.02

Nhiệt độ sôi của dung dịch ở ptb ts dd (ptb) 0


C 89

Tổn thất nhiệt độ trên đường ống ∆’’’ 0


C 1

Tổng tổn thất nhiệt độ ∑∆ 0


C 3.71

Hiệu số nhiệt độ hữu ích ∆thi 0


C 53.69

 iw tra bảng 57 – Tính chất hơi nước bão hòa (theo áp suất) (trang 443, [10]).

13
 rw tra bảng I.251 - Tính chất hóa lý của hơi nước bão hòa phụ thuộc vào áp suất
(trang 314 [9])

 rD tra bảng I.251 - Tính chất hóa lý của hơi nước bão hào phụ thuộc vào áp suất
(trang 315 [9])

4. Cân bằng năng lượng

4.1 Nhiệt lượng tiêu hao cho quá trình cô đặc một nồi

QD = Qđ + Qbh + Qkn + Qtt (trang 57, [6])


(3.25)

Trong đó:

Qđ (W) – Nhiệt lượng dùng để đun nóng dung dịch đến nhiệt độ sôi

Qbh (W) – Nhiệt làm bốc hơi nước

Qkn (W) – Nhiệt khử nước

Qtt (W) – Nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh

4.2 Nhiệt lượng dùng để đun nóng dung dịch đến nhiệt độ sôi

Qđ = GđCp (ts – tđ) (trang 57, [6])


(3.26)

Trong đó:

 ts (0C) – Nhiệt độ sôi của dung dịch. ts dd (ptb) = 890C

 tđ (0C) – Nhiệt độ đầu của dung dịch khi vào thiết bị. ts dd (p0) = 88.190C

Nhiệt độ của dung dịch nước cam 5% trước và sau khi đi qua thiết bị gia nhiệt:

tvào = 250C

tra = ts dd (p0) = 88.190C

Nhiệt độ của dung dịch nước cam 5% đi vào thiết bị cô đặc là tđ = 88.190C

Nhiệt độ của dung dịch nước cam 25% đi ra ở đáy thiết bị cô đặc là tc = 90.230C

 Cp – Nhiệt dung riêng của dung dịch


14
Nhiệt dung riêng của dung dịch nước cam:

Cp = 1424.34 + 2673.19Xw + 2.446T [2]

(3.27)

Trong đó: Cp – Nhiệt dung riêng (J/kg.K)

T – Nhiệt độ (0C)

Xw – Hàm lượng nước (w/w)

Tại nồng độ 5%, tđ = 88.190C:

C1 = 1424.34 + 2673.19 x 0.95 + 2.446 x 88.19 = 4179.58 (J/kg.độ)


(3.28)

Tại nồng độ 5%, ts = 890C:

C2 = 1424.34 + 2673.19 x 0.95 + 2.446 x 89 = 4101.37 (J/kg.độ)


(3.29)

=> Cp = ½ (C1 + C2) = ½ (4179.58 + 4101.37) = 4140.475 (J/kg.độ)


(3.40)

Tại nồng độ 25%, tc = 90.230C:

Cc = 1424.34 + 2673.19 x 0.75 + 2.446 x 90.23 = 3649.92 (J/kg.độ)


(3.41)

Vậy Qđ = 1000 x 4140.475 x (89 – 88.19) / 3600 = 931.67(W)


(3.42)

4.3 Nhiệt lượng làm bốc hơi nước

Qbh = W . r (trang 57, [6])


(3.43)

Trong đó:

 W – Lượng hơi thứ bốc lên khi cô đặc, W = 800kg/h

 r - Ẩn nhiệt hóa hơi của dung môi (J/kg). Ứng với áp suất p 0 = 0.6275at, tra bảng
57 (trang 443, [10]), r = 2293.25 (kJ/kg).

15
 Qbh = 800 x 2293.25 x 103 /3600 = 509611.1 (W)
(3.44)

Nhiệt lượng khử nước rất bé so với các đại lượng khác, do đó có thể bỏ qua [6]

Ta có: Qtt = 3 ÷ 5% Q. Chọn Qtt = 4% QD

Vậy QD = 931.67 + 509611.1 + 4% QD => QD = 531815.4 (W)


(3.45)

4.4 Lượng hơi đốt cần thiết cho quá trình cô đặc
QD
D = (trang 183, [10])
( 1−φ ) . r
(3.46)
Trong đó:

 QD – Tổng nhiệt tiêu thụ cho quá trình cô đặc

 φ – Độ ẩm của hơi. φ = 0.05 (trang 181, [10])

 r - Ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi đốt. Ứng với áp suất 4at, tra bảng 57 (trang 443,
[10]),

r = 2141 (kJ/kg).

531815.4
=> D = = 0.286 (kg/s)
( 1−0.05 ) x 2141 x 103
(3.47)

4.5 Lượng hơi đốt tiêu tốn riêng

0.286
D
d = = 800 = 1.287 (kg hơi đốt / kg hơi thứ)
W
3600
(3.48)
Bảng 2. Kết quả tính toán cân bằng năng lượng

Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Nhiệt độ vào buồng bốc tđ C


0
88.19

Nhiệt độ ra ở đáy buồng bốc tc C


0
90.23
16
Nhiệt dung riêng của dung dịch 5% cđ J/kg.K 4179.58

Nhiệt dung riêng của dung dịch 25% cc J/kg.K 3649,92

Nhiệt tổn thất Qtt W 21272.6

Nhiệt lượng do hơi đốt cung cấp QD W 531815.4

Lượng hơi đốt biểu kiến D kg/s 0.286

Lượng hơi đốt tiêu tốn riêng d kg/kg 1.287


Chương 4: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ

1. Thiết bị chính

1.1 Tính toán truyền nhiệt cho thiết bị cô đặc

1.1.1 Hệ số cấp nhiệt khi ngưng tụ hơi

( )
0.25
r
α1 = 2.04 x A x (trang 28, [6])
H . ∆ t1
(4.1)

Trong đó:

 α1 – Hệ số cấp nhiệt phía hơi ngưng (W/m2.K)

 r - Ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi nước bão hòa ở áp suất hơi đốt là 4 at.

Tra bảng Tính chất hơi nước bão hòa (theo áp suất) (trang 443, [10]): r = 2141 kJ/kg

 H – Chiều cao ống truyền nhiệt (H = h0 = 2m)

 A – Phụ thuộc nhiệt độ màng nước ngưng tm = ½ (tv1 + tD)

Với tv1 , tD – Nhiệt độ vách phía hơi ngưng và nhiệt độ hơi bão hòa (0C)

 ∆t1 – Chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ nước ngưng và nhiệt độ thành ống truyền
nhiệt, (0C)

Chọn ∆t1 = 5.430C

tv1 = tD - ∆t1 = 142.9 – 5.43 = 137.470C


(4.2)

17
tm = ½ (137.65 + 142.9) = 140.1850C
(4.3)

 A = 194.03 (trang 29, [6])

0.25

 α1 = 2.04 x 194.03 x 2141 x 10


3
= 8340.57 (W/m2.K) (4.4)
2 x 5.43

Nhiệt tải riêng phía hơi ngưng:

q1 = α1 . ∆t1 = 8340.57 x 5.43 = 45289.3 (W/m 2)


(4.5)

1.1.2 Hệ số cấp nhiệt từ bề mặt đốt đến dòng chất lỏng sôi

0.565 2 0.435
λdd ρdd cdd µdd
α2 = αn . . . . (W/m2.K)
λdm ρdm cdm µdm

(trang 71, [6])


(4.6)

Trong đó:

 αn - Hệ số cấp nhiệt của nước khi cô đặc theo nồng độ dung dịch

αn = 0,145 . p0.5 . ∆t2.33 (W/m2.K) (trang 26, [6])


(4.7)

Với p = p0 = 0.6275 at = 0.6275 x 9.81 x 104 = 61557.75 N/m2

Chọn ∆t2 = 6.850C

 tv2 = ∆t2 + ts dd (ptb) = 6.85 + 88.5 = 95.35 0C


(4.8)

 αn = 0.145 x 61557.75 0.5


x 6.85 2.33
= 3185.4 (W/m2.K)
(4.9)

 cdd (J/kg.K) – Nhiệt dung riêng của dung dịch ở ts dd (ptb)


18
Cdd = 1424.34 + 2673.19Xw + 2.446T [2]

= 1424.34 + 2673.19 x 0.8 + 2.446 x 89 = 4047.905 (J/kg.K)


(4.10)

 cdm = 3665 (J/kg.K) - Nhiệt dung riêng của nước ở ts dm (ptb)

 µdd (Pa.s) – Độ nhớt của dung dịch ở ts dd (ptb).

μ = K1 . eA1/T K2 . C [1]

(4.11)

μ – Độ nhớt động lực học của nước cam (mPa.s)

C - Nồng độ dung dịch (0Brix)

K1 = 0.003125

K2 = 0.090447

A1 = 2021.87

T – Nhiệt độ (K)

=> µdd = 0.003125 x e2021.87/(89+273) x 0.090447 x 15 = 1.13 mPa.s ≃ 0.00113Pa.s


(4.12)

 µdm = 0,000323 Pa.s – Độ nhớt của nước ở ts dm (ptb)

 ρdd = 1110.656 kg/m3 – Khối lượng riêng của dung dịch ở ts dd (ptb)

 ρdm = 966,95 kg/m3 – Khối lượng riêng của nước ở ts dm (ptb)

 λdm = 0,679 (W/m.K) – Hệ số dẫn nhiệt của dung môi t s dm (ptb). Tra bảng I.249
(trang 211, [9])

 λdd (W/m.K) – Hệ số dẫn nhiệt của dung dịch ts dd (ptb)

λ = 0.0797 + 0.5238Xw + 0.000580T [2]

= 0.0797 + 0.5238 x 0.8 + 0.000580 x (89+273,15) = 0.71 (W/m.K)


(4.13)

Trong đó: T – Nhiệt độ (K); Xw – Hàm lượng nước (w/w)

19
=> α2 = 2764.23 x ¿

= 6625.6 (W/m2.K)
(4.14)

1.1.3 Nhiệt tải riêng phía tường

Theo công thức 3.2 (trang 103, [10]):

t v1−t v 2 ∆ tv
qv = = (4.15)
∑ rv ∑ rv
Trong đó:

 ∑rv – Tổng trở vách (m2.K/W)

∑rv = r1 + r + r2
(4.16)

r1 – Nhiệt trở màng nước. Tra bảng 31 – Hệ số dẫn nhiệt trung bình của lớp bẩn trên
1
đường ống (trang 29, [11]) r1 = = 4,2 . 10-4 (m2.K/W)
2380

σ
r – Nhiệt trở của tường. r =
λ

σ – Bề dày ống truyền nhiệt (m). σ = 0,002m

λ – Hệ số dẫn nhiệt của ống (W/m.K). Tra bảng XII.7 – Tính chất vật lý của kim loại
đen và hợp kim của chúng (trang 113, [6]): λ = 16,3 (W/m.K) với ống làm bằng thép
không gỉ OX18H10T

 r2 – Nhiệt trở lớp cặn. Tra bảng V.1 – Trị số nhiệt trở trung bình của một số chất
(trang 4, [6]): r2 = 0,387 . 10-3 (m2.K/W)

0,002
=> ∑rv = 4,2 . 10-4 + + 0,387 . 10-3 = 0,93 . 10-3 (m2.K/W)
16,3
(4.17)

 ∆tv – Chênh lệch nhiệt độ giữa hai vách tường.

Với quá trình cô đặc chân không liên tục, sự truyền nhiệt ổn định nên qv = q1 = q2

20
=> ∆tv = ∑rv . qv = 0.93 x 10-3 x 45289.3 = 42.12 0C
(4.18)

∆tv = tv1 - tv2 => tv2 = tv1 - ∆tv = 137.47 – 42.12 = 95.350C
(4.19)

=> ∆t2 = tv2 - ts dd (ptb) = 95.35 – 88.5 = 6.850C


(4.20)

Nhiệt tải riêng phía dung dịch:

q2 = α2 . ∆t2 = 6625.6 x 6.85= 45385.36 (W/m2)


(4.21)

Ta tính được q1 = 45289.3; sai số 0.21%, nhận

Nhiệt tải riêng trung bình:

q1 +q 2 45289.3+ 45385.36
qtb = = = 45337.33 (W/m2)
2 2
(4.22)

1.1.4 Hệ số truyền nhiệt K cho quá trình cô đặc

Theo công thức 3.11 (trang 105, [10]):

1 1
K = 1+ r+1 = 1 1 = 832.76 (W/m 2.K)
∑ v
α1 α2 8340.57
−3
+0.93 x 10 +
6625.6
(4.23)

1.1.5 Diện tích bề mặt truyền nhiệt

Theo công thức 3.10 (trang 104, [10]):

QD 531815.4
F = = = 11.89 (m2)
K . ∆t hi 832.76 x 53.69

(4.24)

Chọn F = 16 m2 theo tiêu chuẩn (trang 276, [7])

Bảng 3. Thông số thiết bị chính

21
Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị

Nhiệt độ tường phía hơi ngưng tv1 C


0
137.47

Nhiệt độ tường phía dung dịch sôi tv2 C


0
95.35

Hệ số cấp nhiệt phía hơi ngưng α1 W/m2.K 8340.57

Hệ số cấp nhiệt phía dung dịch sôi α2 W/m2.K 6625.6

Bề dày ống truyền nhiệt δ m 0,002

Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm λ W/m.K 16,3


ống

Nhiệt trở phía hơi nước r1 m2.K/W 4,2 . 10-4

Nhiệt trở phía dung dịch r2 m2.K/W 0,387 . 10-3

Hệ số truyền nhiệt tổng quát K W/m2.K 832.76

Nhiệt tải riêng trung bình qtb W/m2 45337.33

Diện tích bề mặt truyền nhiệt F m2 11.89

1.2 Tính kích thước thiết bị cô đặc

1.2.1 Tính kích thước buồng bốc

1.2.1.1 Đường kính buồng bốc (Db)

Lưu lượng hơi thứ trong buồng bốc

W 800
Vh = ρh = = 0.5937 (m3/s)
3600 x 0.3743
(4.25)

Trong đó:

 W – Suất lượng hơi thứ (kg/h)


 ρh = 0.3743 kg/m3- Khối lượng riêng của hơi nước ở áp suất buồng bốc p 0 =
0,6275 at (trang 314, [9])

Tốc độ hơi thứ trong buồng bốc

22
4 .V h 4 . 0.5937 0.7559
wh = 2 = 2 = 2 (m/s)
п.D b
п . Db Db

(4.26)

Trong đó: Db – Đường kính buồng bốc (m)

Tốc độ lắng (trang 276, [7]):

ⱳ0 = √ 4 . g . ¿ ¿ ¿ (4.27)

Trong đó:

 ρ' – Khối lượng riêng của giọt lỏng ở t s dm (p0) = 86.5. Tra bảng I.249 (trang 311,
[9]): ρ' = 967.61 (kg/m3)
 ρ” – Khối lượng riêng của hơi thứ ở áp suất buồng bốc p 0 = 0.6275 at. Tra bảng
I.250 (trang 312, [9]): ρ” = 0.374 (kg/m3)
 d – Đường kính giọt lỏng; chọn d = 0.0003 m (trang 276, [7])

 ξ – Hệ số trở lực

18.5
0.2 < Re < 500 => ξ = (trang 276, [7])
ℜ0.6

ⱳh. d
Re = = ⱳ h . d . ρ } over {{μ} rsub {h} ¿
vh
(4.28)

Trong đó:

 v - Độ nhớt động học của hơi thứ

 μh – Độ nhớt động lực học của hơi thứ ở áp suất p 0. Tra hình VI – Độ nhớt tuyệt
đối của các chất khí (trang 56, [11]): μh = 0.012 x 10-3 Pa.s

0.7759 x 0.0003 x 0.374 7.255


Từ (4.26) và (4.28) => Re = 2
Db x 0.012 x 10
−3 = 2
Db

18.5
=> ξ = 0.6 = 5.664 x Db1.2

(4.29)

23
√ 4 x 9.81 x (967.61−0.374)x 0.0003 1.34
Từ (4.27) và (4.29) => ⱳ0 = = (4.30)
3 x 5.664 x 0.374 D0.6
b

Ta có: ⱳh < (0,7 ÷ 0,8) ⱳ0 (trang 276, [7]). Chọn ⱳh < 0.8 ⱳ0

0.7559 1.34
Từ (4.26) và (4.30) => 2 < 0.8 x 0.6
Db Db
(4.31)

=> Db > 0.779 m. Chọn Db = 1m theo tiêu chuẩn (trang 277, [7])

1.2.1.2 Chiều cao buồng bốc Hb

Cường độ bốc hơi trung bình: Tra hình 5.6 (trang 277, [7]) tại áp suất hơi thứ p0 =
0,6275 at

ω' = f (ρ, Db, ωh) = 6960 (m3/m3.h)

Thể tích buồng bốc:

W 800
Vb = = = 0.307 m3
ρ . ω' ¿ 0.375 .6960
(4.32)

Chiều cao buồng bốc:

Vh 0.307
2
Hb = п. D b = п .1
2
= 0.39m
4 4
(4.33)

Nhằm mục đích an toàn, ta chọn Hb = 2m (theo điều kiện cho quá trình sôi sủi bọt)

1.2.2 Tính kích thước buồng đốt

1.2.2.1 Số ống truyền nhiệt

Số ống truyền nhiệt được tính theo công thức III – 49 (trang 134, [12]):

F
n =
п.d.l
(4.34)

24
Trong đó:

 F (m2) – Diện tích bề mặt truyền nhiệt


 l = 1.5m – Chiều dài ống truyền nhiệt
 d (m) – Đường kính ống truyền nhiệt. Chọn ống có kích thước d25/29mm.

Lấy d theo đường kính trong hoặc ngoài ứng với phía có hệ số tỏa nhiệt nhỏ hơn
(trang 134, [12]). Vì α2 < α1 nên d = dt = 25mm

11.89
Số ống truyền nhiệt là: n = = 100.93
п x 0.025 x 1.5
(4.35)

Theo bảng V.11 – Số ống trong thiết bị truyền nhiệt loại ống chùm (trang 48, [6]),
chọn số ống n = 127 và bố trí ống theo hình lục giác đều

1.2.2.2 Đường kính ống tuần hoàn trung tâm Dth

Đường kính ống tuần hoàn được xác định sao cho tiết diện ngang của nó bằng từ
25 – 35% tổng tiết diện ngang của các ống trao đổi nhiệt:

п . d2t п . d2th
n . =
4 4 .φ
(4.36)

Trong đó:

 n – Số ống truyền nhiệt. n = 127


 dt – Đường kính trong của ống truyền nhiệt. dt = 25mm
 dth – Đường kính trong của ống tuần hoàn
 φ = 0.25 – 0.35. Chọn φ = 0.3
п x 0.025
2
п . d 2th
 127 x = => dth = 0.154m
4 4 x 0.3
(4.37)

Chọn Dth = 273mm theo tiêu chuẩn (trang 274, [7])

Dth 273
Ta có: = = 10.92 > 10, thỏa (trang 275, [7])
d 25

25
1.2.2.3 Đường kính buồng đốt

Đường kính trong của buồng đốt, theo công thức III.52 (trang 134, [12]):


2
Dt = 4 n . t . sinα 2
(4.38)
. +(dn th +2 t )
п Ψ

Trong đó:

 t – Bước ống (m)

t = β . dn với β = 1.3 ÷ 1.5; dn – Đường kính ngoài ống truyền nhiệt, dn = 0.029m

Chọn β = 1.4 => t = 1.4 x 0.029 = 0.0406m


(4.39)

 n – Số ống truyền nhiệt, n = 127

 α = 600C – Góc tam giác đều

 Ψ = 0.7 ÷ 0.9 – Hệ số sử dụng vỉ ống. Chọn Ψ = 0.8

 dn th – Đường kính ngoài của ống tuần hoàn (m).

dn th = dth + 2d với d = 0.002 – Bề dày ống truyền nhiệt

=> dn th = 0.273 + 2 x 0.002 = 0.277m


(4.40)


2 0
=> Dt = 4 . 127 x 0.0406 x sin60 +(0.277+2 x 0.0406 2)= 0.754m (4.41)
п 0.8

Chọn Dt = 800mm theo tiêu chuẩn (trang 275, [7]).

1.2.2.4 Kiểm tra diện tích truyền nhiệt

Phân bố 127 ống truyền nhiệt được bố trí theo hình lục giác như sau (trang 48, [6]):

Bảng 4. Phân bố ống truyền nhiệt

Số hình lục giác 6

Số ống trên đường xuyên tâm 13

Tổng số ống không kề các ống trong các hình viên phân 127

26
Dãy I 0
Số ống trong các hình viên phân Dãy II 0

Dãy III 0

Tổng số ống trong tất cả các viên phân 0

Tổng số ống của thiết bị 127

Đường kính trong của thiết bị trao đổi nhiệt:

D = t . (b – 1) + 4d n (m) (trang 49, [6])


(4.42)

Trong đó:

 t = 0.0406m – bước ống

 dn = 0.029m – Đường kính ngoài ống truyền nhiệt

 b – Số ống trên đường chéo của hình lục giác

Ta cần thay thế những ống truyền nhiệt ở giữa hình lục giác đều bằng ống tuần
hoàn trung tâm. Điều kiện thay thế:

Số ống trên đường chéo của lục giác đều bọc chùm ống lắp trong ruột rỗng:

Dth −4 d n 0.273−4 x 0.029


m' = + 1 = + 1 = 5 (trang 72, [13])
t 0.0406
(4.43)

Số ống có thể lắp đầy cho ruột rỗng:

3 3
n’ = . (m’2 – 1) + 1 = . (52 – 1) + 1 = 19 ống (trang 72, [13])
4 4
(4.44)

Số ống truyền nhiệt còn lại: n = Σn – n’ = 127 - 19 = 108 ống


(4.45)

Diện tích bề mặt truyền nhiệt lúc này:

F’ = (n . dt + Dth) . п . H

27
= (108 x 0.025 + 0.273) x п x 1.5 = 14.01 m 2 > 11.89 m2 (thỏa)
(4.46)

1.2.3 Tính kích thước các ống dẫn

Đường kính các ống dẫn, theo công thức VI.42 (trang 74, [6]):

d=
√ √ 4Vs
пω
=
4G
пω ρ
(m) (4.47)

Trong đó:

 Vs – Lưu lượng khí (hơi) hoặc dung dịch chảy trong ống (m3/s)
 ω – Tốc độ thích hợp của khí (hơi) hoặc dung dịch đi trong ống (m/s)
 G – Lưu lượng khối lượng của lưu chất (kg/s)
 ρ – Khối lượng riêng của lưu chất (kg/ m3)

1.2.3.1 Ống nhập liệu

 Gđ = 1000 kg/h
 Nhập liệu chất lỏng ít nhớt (dung dịch nước cam 5% ở 88.19 0C). Chọn ω =
1.5m/s (trang 74, [6])
 ρ = 1428.5 – 454.9Xw + 0.231T [2]

= 1428.5 – 454.9 x 0.95 + 0.231 x 88.19 = 1106.717 (kg/m 3)


(4.48)

=> dnl =
√ 4G
пω ρ
=
√ 4 x 1000
3600 x п x 1.5 x 1106.717
= 0.0146 (m) (4.49)

1.2.3.2 Ống tháo liệu

 Gc = 200 kg/h
 Tháo liệu chất lỏng ít nhớt (dung dịch nước cam 25% ở 90.230C). Chọn ω = 1m/s
(trang 74, [6])
 ρ = 1428.5 – 454.9Xw + 0.231T [2]

= 1428.5 – 454.9 x 0.75 + 0.231 x 90.23 = 1108.168 (kg/m 3)


(4.50)

28
=> dtl =
√ 4G
пω ρ
=
√ 4 x 200
3600 x п x 1 x 1108.168
= 0.00799 (m) (4.51)

1.2.3.3 Ống dẫn hơi đốt

 D = 0.286 kg/s
 Dẫn hơi nước bão hòa ở áp suất 4at. Chọn ω = 20m/s (trang 74, [6])
 ρ = 2.12 (kg/m3) (trang 315, [9])

=> dD =
√ 4G
пω ρ
=
√4 x 0.286
п x 20 x 2.12
= 0.0927 (m) (4.52)

1.2.3.4 Ống dẫn hơi thứ

 W = 800kg/h
 Dẫn hơi nước bão hòa ở áp suất 0.6275at. Chọn ω = 20m/s (trang 74, [6])
 ρ = 0.3743 (kg/m3) (trang 315, [9])

=> dht =
√ 4G
пω ρ
=
√ 4 x 800
3600 x п x 20 x 0.3743
= 0.194 (m) (4.53)

1.2.3.5 Ống dẫn nước ngưng

 Chọn Gn = 1/3 D
 Dẫn nước lỏng cân bằng với hơi nước bão hòa ở 4at, chọn ω = 0.75m/s (trang 74,
[6])
 ρ = 923.67 (trang 311, [9])

=> dn =
√ 4G
пω ρ
=
√ 4 x 0.286
3 x п x 0.75 x 923.67
= 0.0132 (m) (4.54)

1.2.3.6 Ống dẫn khí không ngưng

Chọn dkn = dn

Bảng 5. Đường kính các ống

Đường kính tính Đường kính trong Đường kính


Loại ống
toán (mm) (mm) ngoài (mm)

Nhập liệu 15 20 25
29
Tháo liệu 8 20 25

Hơi đốt 93 150 159

Hơi thứ 194 200 219

Nước ngưng 13 20 25

Khí không ngưng 13 20 25

Ống tuần hoàn 154 250 273

1.3 Tính cơ khí cho các chi tiết thiết bị cô đặc

1.3.1 Tính cho buồng đốt

1.3.1.1 Sơ lược về cấu tạo

 Buồng đốt có đường kính trong Dt = 0.8m, chiều cao Ht = 1.5mm


 Thân có 3 lỗ, ứng với 3 ống: dẫn hơi đốt, dẫn nước ngưng, xả khí không ngưng
 Vật liệu chế tạo là thép không gỉ OX18H10T, có bọc lớp cách nhiệt

1.3.1.2 Tính toán

Bề dày tối thiểu S’

Hơi đốt là hơi nước bão hòa có áp suất 4 at nên buồng đốt chịu áp suất trong là :

pm = pD – pa = 4 – 1 = 3at = 0.2943 (N/mm 2)


(4.55)

Lấy áp suất tính toán bằng áp suất làm việc, ta có: pt = pm = 0.2943 (N/mm2)

Nhiệt độ của hơi đốt vào là tD = 142.90C, vậy nhiệt độ tính toán của buồng đốt là:

ttt = tD + 20 = 142.9 + 20 = 162.90C


(4.56)

(trường hợp thân có bọc lớp cách nhiệt)

Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở t tt =162.90C là [ϭ]* = 115N/mm2 (hình 1.2)
(trang 16, [13])
30
Vì buồng đốt có bọc lớp cách nhiệt nên chọn hệ số hiệu chỉnh η = 0.95 (trang 17, [13])

Ứng suất cho phép của vật liệu, theo công thức 1.9 (trang 17, [13]:

[ϭ] =[ϭ]* . η = 115 x 0.95 = 109.25 (N/mm2)


(4.57)

Module đàn hồi của vật liệu ở ttt là E = 2.05 x 105 (N/mm2) (tra bảng 1.12) (trang 34,
[13])

Xét

[σ ] φ 109.25 x 0.95
= = 352.66 > 25
pt 0.2943
(4.58)

Theo công thức 5.3 (trang 96, [13]):

pt . D t 0.2943 x 800
S’ = = = 1.13mm
2. [ σ ] . φ 2 x 109.25 x 0.95

(4.59)

Trong đó:

 φ = 0.95 – Hệ số bền của mối hàn (bảng 1.8, hàn một phía) (trang 19, [13])
 Dt = 800 mm – Đường kính trong của buồng đốt
 pt = 0.2943 (N/mm2) – Áp suất tính toán của buồng đốt

Bề dày thực S

Dt = 800mm => Smin = 3mm (bảng 5.1) (trang 94, [13])

S’ < Smin . Chọn S’ = Smin = 3mm

Chọn hệ số ăn mòn hóa học là Ca = 1

Vật liệu được xem như là bền cơ học nên Cb = Cc = 0

Chọn hệ số bổ sung do dung sai của chiều dày C 0 = 0.22mm (theo bảng VIII.9) (trang
364, [6])

Hệ số bổ sung bề dày là:

31
C = Ca + Cb + Cc + C0 = 1 + 0 + 0 + 0.22 = 1.22mm (trang 98, [13])
(4.60)

Bề dày thực là:

S = S’ + C = 3 + 1.22 = 4.22mm (trang 98, [13])


(4.61)

Chọn S = 5mm

Kiểm tra bề dày buồng đốt:

Theo công thức 5.10 (trang 97, [13]):

S−C a 5−1
= = 0.005 < 0.1 (thỏa)
Dt 800

(4.62)

Áp suất tính toán cho phép trong buồng đốt, theo công thức 6.11 (trang 97, [13]):

2. [ σ ] . φ .(S−C a ) 2 x 109.25 x 0.95 x (5−1)


[p] = = = 1.033 > pt = 0.2943 (N/mm2)
Dt +( S−Ca ) 800+(5−1)

(4.63)

Vậy bề dày buồng đốt là 5mm

Đường kính ngoài của buồng đốt:

Dn = Dt + 2S = 800 + 2 x 5 = 810mm
(4.64)

Tính bền cho các lỗ:

Đường kính lỗ cho phép không cần tăng cứng, theo công thức 8.2 (trang 162, [13]):

dmax = 0.37 x √ Dt . ( S−Ca ) .(1−k ) (mm)


3
(4.65)

Trong đó:

 Dt = 800mm – Đường kính trong của buồng đốt


 S = 5mm – Bề dày của buồng đốt
 Ca = 1 – Hệ số dư do ăn mòn
 k – Hệ số bền của lỗ
32
pt . Dt
k=
( 2.3 [ σ ] − pt ) .(S−C a )

0.2943 x 800
= = 0.2345 (trang 163, [13])
( 2.3 x 109.25−0.2943 ) x (5−1)
(4.66)

=> dmax = 0.37 . √3 800 . ( 5−1 ) . (1−0.2345) = 4.99 (mm) (4.67)

So sánh:

Ống dẫn hới đốt Dt = 150mm > dmax

Ống xả nước ngưng Dt = 20mm > dmax

Ống xả khí không ngưng Dt = 20mm > dmax

=> Cần tăng cứng cho lỗ của hơi đốt vào, ống xả nước ngưng và ống xả khí không
ngưng. Chọn bề dày khâu tăng cứng bằng bề dày thân 5mm.

1.3.2 Tính cho buồng bốc

1.3.2.1 Sơ lược về cấu tạo

 Buồng bốc có đường kính Db = 1000mm, chiều cao Hb = 2000m

 Thân có 4 lỗ, gồm ống nhập liệu, ống thông áp, cửa sửa chữa và kính quan sát

 Phía dưới buồng bốc là phần hình nón cụt có gờ liên kết với buồng đốt

 Vật liệu chế tạo là thép không gỉ OX18H10T, có bọc lớp cách nhiệt

1.3.1.2 Tính toán

Bề dày tối thiểu S’:

Buồng bốc làm việc ở điều kiện chân không nên chịu áp lực từ bên ngoài. Vì áp suất
tuyệt đối thấp nhất ở bên trong là 0.6275at nên buồng bốc chịu áp suất ngoài là:

pn = pm = 2pa – p0 = 2 x 1 – 0.6275 = 1.3725at = 0.1346 (N/mm 2)


(4.68)

Nhiệt độ của hơi thứ ra là: ts dm (p0) = 86.50C, vậy nhiệt độ tính toán của buồng bốc là:

33
ttt = 86.5 + 20 = 106.50C
(4.69)

(trường hợp thân có bọc lớp cách nhiệt)

Chọn hệ số bền nhiệt mối hàn φh = 0.95 (bảng 1.8, hàn một phía) (trang 19, [13])

Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở t tt là [σ]* = 122 (N/mm2) (hình 1.2) (trang
16, [13])

Vì buồng bốc có bọc lớp cách nhiệt nên chọn hệ số hiệu chỉnh η = 0.95 (trang 17, [13])

Ứng suất cho phép của vật liệu là:

[σ] = η . [σ] *
= 0.95 x 122 = 115.9 (N/mm2)
(4.70)

Module đàn hồi của vật liệu ở ttt là E = 2.05 x 105 (N/mm2) (tra bảng 1.12) (trang 34,
[13])

Chọn hệ số an toàn khi chảy là nc = 1.65 (bảng 1.6) (trang 14, [13])

Ứng suất chảy của vật liệu là:

σ' = [σ] *
. nc = 122 x 1.65 = 201.3 (N/mm 2)
(4.71)

Khối lượng riêng của dung dịch nước cam 25% ở ts dd (ptb) là:

ρdd = 1428.5 – 454.9Xw + 0.231T [2]

= 1428.5 – 454.9 x 0.75 + 0.231 x 89 = 1107.88 (kg/m 3)


(4.72)

Áp sụng công thức 5.14 (trang 98, [13]):

( ) ( )
0.4 0.4
p L 0.1346 2000
S’ = 1.18 D n = 1.18 x 1000 5 = 5.24mm (4.73)
E D 2.05 x 10 1000

Trong đó:

 Db = 1000mm – Đường kính trong buồng bốc


 pn = 0.1346 (N/mm2) – Áp suất ngoài tính toán của buồng bốc

34
 L = 2000mm – Chiều dài tính toán của thân, khoảng cách giữa hai mặt bích

Bề dày thực S:

Db = 800mm => Smin = 3mm < 5.24mm => Chọn S’ = 5.24mm

Chọn hệ số ăn mòn hóa học là Ca = 1mm

Vật liệu được xem như là bền cơ học nên Cb = Cc = 0

Chọn hệ số bổ sung do dung sai của chiều dày C 0 = 0.5mm (theo bảng VIII.9) (trang
364, [6])

Hệ số bổ sung bề dày là:

C = Ca + Cb + Cc + C0 = 1 + 0 + 0 + 0.5 = 1.5mm (trang 98, [13])


(4.74)

Bề dày thực là:

S = S’ + C = 5.24 + 1.5 = 6.74mm (trang 98, [13])


(4.75)

Chọn S = 7mm

Kiểm tra bề dày buồng bốc:

L 2000
= = 2
D 1000
(4.76)

Kiểm tra công thức 5.15 (trang 99 [13]):

1.5
√ 2 .(S−C a)
Dt
L
≤ D≤
t √ Dt
2 .( S−C a)

 1.5
√ 2 .(7−1)
1000
≤ 2≤

1000
2 .(7−1)

 0.16 ≤ 2 ≤ 9.13 (thỏa)


(4.77)

Kiểm tra công thức 5.16 (trang 99 [13]):

35
√[ ]
t 3
L E 2(S−C a )
≥ 0.3 tc .
Dt σc Dt

√[ ]
3
2.05 x 105 2(7−1)
 2 ≥ 0.3 .
201.3 1000

 2.5 ≥ 0.4 (thỏa)


(4.78)

Kiểm tra độ ổn định của thân khi chịu tác dụng của áp suất ngoài:

So sánh pn với áp suất tính toán cho phép trong thiết bị [pn] theo 5.19 (trang 99, [13]):

( ) .√
2
D S−C a S−C a
[pn] = 0.649 . E . t . t
≥ pn
L Dt Dt

( ) . √ 1000
2
1000 7−1 7−1
 0.649 x 2.05 x 105 x . ≥ 0.1346
2000 1000

 0.19 ≥ 0.1346 (thỏa)


(4.79)

Kiểm tra độ ổn định của thân khi chịu tác dụng của lực nén chiều trục:

Xét L = 2000mm ≤ 5D = 5 x 1000 = 5000mm

Lực nén nhiều trục lên buồng bốc:


2
pct = п .
( Dt +2 S ) . p = п x ( 1000+ 2 x 7 )2 x 0.1346 = 108695.32N (4.80)
n
4 4

Theo điều kiện 5.33 (trang 103, [13]):

D 1000
25 ≤ 2.( S−C ) = = 83.33 ≤ 250 (4.81)
a 2.(7−1)

=> qc = 0.082 (tra bảng) (trang 103, [13])


t
σc 201.3
=> Kc = 875 . t . qc = 875 x 5
x 0.082 = 0.07 (trang 103, [13]) (4.82)
E 2.05 x 10

Điều kiện thỏa mãn độ ổn định của thân:

36
S – Ca ≥
√ pct
п. K c . E
t

 7–1≥
√ 108695.32
п x 0.07 x 2.05 x 105

 6≥ 1.55 (thỏa) (4.83)

Ứng suất nén, theo công thức 5.48 (trang 107, [13]):

p ct 108695.32
σn = = = 4.29 (N/mm2) (4.84)
п . ( D t + S ) ( S+C a ) п x ( 1000+7 ) (7 +1)

Ứng suất nén cho phép, theo công thức 5.31 (trang 103, [13]):

S−C a 7−1
[σn] = Kc . E t . = 0.07 x 2.05 x 105 x = 86.1 (N/mm2)
Dt 1000

(4.85)

Kiểm tra độ ổn định của thân khi chịu tác dụng dồng thời của áp suất ngoài và lực nén
chiều trục

Kiểm tra điều kiện 5.47 (trang 107, [13]):

σn pn
+ ≤1
[ σ n ] [ pn ]

4.29 0.1346

86.1
+ 0.19
= 0.758 ≤ 1 (thỏa) (4.86)

Vậy bề dày buống bốc là 7mm

=> Đường kính ngoài của buồng bốc:

Dn = Dt + 2S = 800 + 2 x 7 = 814mm
(4.87)

Tính bền cho các lỗ:

Đường kính lỗ cho phép không cần tăng cứng, theo công thức 8.2 (trang 162, [13]):

dmax = 0.37 . √ Dt . ( S−C a ) .(1−k) (mm)


3
(4.88)

Trong đó:

37
 Dt = 1000mm – Đường kính trong của buồng bốc
 S = 7mm – Bề dày của buồng bốc
 Ca = 1 – Hệ số dư do ăn mòn
 k – Hệ số bền của lỗ

pt . Dt
k=
( 2.3 [ σ ] − pt ) .(S−C a )
0.1346 x 1000
= = 0.113 (trang 163, [13])
( 2.3 x 86.1−0.1346 ) x (7−1)
(4.89)

=> dmax = 0.37 . √3 1000. ( 7−1 ) .( 1−0.113) = 6.46 (mm) (4.90)

So sánh:

Ống nhập liệu Dt = 20mm > dmax

Cửa sửa chữa Dt = 500mm > dmax

Kính quan sát Dt = 200mm > dmax

=> Cần tăng cứng cho ống nhập liệu, cửa sửa chữa và kính quan sát. Chọn bề dày
khâu tăng cứng bằng bề dày thân 7mm

1.3.3 Tính cho đáy thiết bị

1.3.3.1 Sơ lược về cấu tạo

 Chọn đáy nón tiêu chuẩn Dt = 800mm


 Đáy nón có phần gờ cao 40mm và góc ở đáy là 2α = 600
o Tra bảng XIII.21 (trang 394, [6]):
o Chiều cao của đáy nón (không kể phần gờ) là H = 725mm
o Thể tích của đáy nón là Vđ = 0.161m3
 Đáy nón được khoan một lỗ để tháo liệu và một lỗ để gắn vòi thử sản phẩm
 Vật liệu chế tạo là thép không gỉ OX18H10T

1.3.3.2 Tính toán

Chiều cao phần hình nón cụt nối buồng bốc và buồng đốt Hc:

38
Chiều cao này bằng chiều cao của phần dung dịch trong buồng bốc

Tổng thể tích của ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn trung tâm:

n . d2t + D2th 2
108 x 0.025 +0.273
2
V1 = п . .l = пx x 1.5 = 0.167 m3 (4.91)
4 4

Thể tích của phần đáy nón: V2 = Vđ = 0.161m3

Khối lượng riêng của dung dịch nước cam 5% ở ts dd (p0) là:

ρdd = 1428.5 – 454.9Xw + 0.231T [2]

= 1428.5 – 454.9 x 0.95 + 0.231 x 88.19 = 1106.72 (kg/m 3)


(4.92)

Với đường kính trong của ống nhập liệu là 20mm, tốc độ nhập liệu được tính lại:

Gd 1000
v nl = = =0.799 m/s
d nl 2
0,022 (4.93)
π. . ρdd 3600 x π x x 1006.72
4 4

Tốc độ dung dịch đi trong ống tuần hoàn trung tâm:

' v nl . d nl 2 0.799 x 0.02


2
v= = =0.0043m/ s (4.94)
Dth 2 0.273 2

 Thời gian lưu của dung dịch trong thiết bị:

Vđ 0.161
l+ 2 1.5+
D 0.273
2

' π. th
π. (4.95)
l+l 4 4
τ= ' = = =1250 s
v v
'
0,0043

Trong đó:

 v nl - Tốc độ của dung dịch trong ống nhập liệu (m/s)

 d nl - Đường kính trong của ống nhập liệu (m)

 Dth - Đường kính trong của ống tuần hoàn trung tâm (m)

 ρdd - Khối lượng riêng của hỗn hợp nhập liệu (kg/m3)

 v' - Tốc độ dung dịch đi trong ống tuần hoàn trung tâm (m/s)

39
 l – Chiều dài ống truyền nhiệt (m)

 l’ - Chiều dài hình học của đáy (m)

Thể tích dung dịch đi vào bên trong thiết bị:

G G 1000
∑ V ¿ V s . τ = ρđ . τ = ρ đ . τ = 1106.72
x 1250=0.627 m3
(4.96)
s dd
3600 x
2 2

Trong đó : ρ s= ρdd /2 - Khối lượng riêng của dung dịch khi sôi bọt trong thiết bị
(kg/m3)

Tổng thể tích của phần hình nón cụt và phần gờ với buồng đốt là:

V 3=∑ V −V 1−V 2=0.627−0.167−0.161=0.299 m (4.97)


3

Chọn chiều cao phần gờ với buồng đốt là Hgờ = 40 mm.

Thể tích phần gờ nối với buồng đốt là:

Dđ 2 0.82
V gờ =π . . H gờ =π x x 0.04=0.02 m
3
(4.98)
4 4

Thể tích của phần hình nón cụt :


3
V c =V 3 −V gờ =0.299−0.02=0.279 m (4.99)

Chiều cao của phần hình nón cụt:

V3 0.299
H c= = =0,595 m
2
D b + D b . D t + Dt
2 2
0.8 +0.8 x 0.8+0.8
2
(4.100)
π. π.
12 12

Bề dày thực S

 Chiều cao của cột chất lỏng trong thiết bị:

H =H c + H gờ + H bđ + H đ =595+ 40+1500+( 40+725)=2900 mm (4.101)


'

Trong đó:

 Hc: chiều cao của chất lỏng trong phần hình nón cụt, m
 Hgờ: chiều cao của chất lỏng trong phần gờ nối với buồng đốt, m
 Hbđ: chiều cao của chất lỏng trong buồng đốt, m
40
 Hđ: chiều cao của chất lỏng trong đáy nón (có kể phần gờ), m
 Áp suất thủy tĩnh do cột chất lỏng gây ra trong thiết bị:
' −6 2
Ptt = ρdd . g . H =1106.72 x 9.81 x 10 x 2.9=0,0315 N /mm (4.102)

Đáy có áp suất tuyệt đối bên trong là P0=0,6275 at nên chịu áp suất ngoài là:
2
Pm=2. Pa −0.6275=2 x 1−0.6275=1.3725 at =0.139 N /mm (4.103)

Ngoài áp suất đáy còn chịu áp suất thủy tĩnh do cột chất lỏng gây ra trong thiết bị.
Như vậy, áp suất tính toán là:
2
Pn=P m+ P tt =0.139+0.0315=0.1705 N /mm (4.104)

Các thông số làm việc:

Dt = 800 mm

p0 = 0.6275 at = 0.064 N/mm2

tc = ts dd (p0 + 2. ∆”) = 90.230C

Các thông số tính toán:

l’: chiều cao tính toán của đáy, l’ = H = 725 mm

D’ : đường kính tính toán của đáy, m

Theo công thức 6.29 (trang 133, [13]):

0.9 x Dt + 0.1 Dt 1 0.9 x 800+ 0.1 x 20


D' = = =833 mm (4.105)
cosα cos 30
0

Trong đó:

 Dt1 = 20mm - Đường kính trong bé của đáy nón (đường kính của ống tháo liệu).
 Dt = 800mm : đường kính trong lớn của đáy nón (đường kính buồng đốt).
 pn = 0.1705 N/mm
2

tt = tc + 20 = 90.23 + 20 = 110.230C (đáy có bọc lớp cách nhiệt).

Các thông số cần tra và chọn:

41
[σ ]* = 118 N/mm2: Ứng suất cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở tt (hình 1.2) (trang16,
[13])

η = 0,95 : Hệ số hiệu chỉnh (đáy có bọc lớp cách nhiệt)

Ứng suất cho phép của vật liệu

[σ ] = η. [σ ]* = 0.95 x 118 = 112.1 N/mm2


(4.106)

t 5
Module đàn hồi của vật liệu ở tt : E = 2 x 10 N/mm2 (bảng 2.12) (trang 34, [13])

Hệ số an toàn khi chảy: nc = 1.65 (bảng 1.6, trang 14, [13])

Giới hạn chảy của vật liệu ở tt , theo công thức 1.3 (trang 13,[13]):
t
σ c =n c . [σ ]* =1.65 x 118 = 194.7 N/mm2 (4.107)

 Chọn bề dày tính toán đáy S = 5 mm, bằng với bề dày thực của buồng đốt.

Kiểm tra bề dày đáy:


'
l 725
= =0.87 (4.108)
D' 833

Kiểm tra công thức 5.15 (trang 99, [13]):

√ 2.( S−Ca )

' '
l D
1,5. ≤ ≤
D
'
D
'
2.( S−C a)

 1,5.
√ 2.(5−1)
833
≤ 0.87 ≤
833
2.(5−1) √
 0.147 ≤ 0.87 ≤ 10.2 (thỏa) (4.109)

Kiểm tra lại công thức 5.16 (trang 99, [13]):

√[ ]
3
l' Et 2.(S−C a)
≥0.3 t
D' σc D'

√[ ]
3
2 x 105 2 x (5−1)
 0.87 ≥ 0.3 x
194.7 833

42
 0.87 ≥ 0.29 (thỏa) (4.110)

Kiểm tra độ ổn định của thân khi chịu tác dụng của áp suất ngoài

So sánh pn với áp suất tính toán cho phép trong thiết bị [pn] theo công thức 5.19,
(trang 99, [13]):

( ) √
2
D ' S−C at S−C a
[ p ¿¿ n]=0.649 x E x x ≥ Pn ¿
l D
'
D
'

 0.649 x 2 x 105 x
725
x ( )
833 5−1 2 5−1
833
x
833 √
≥0,1659

 0.238 ≥ 0.1695 (4.111)

Kiểm tra độ ổn định của thân khi chịu tác dụng của lực nén chiều trục

 Lực tính toán P nén của đáy:

π π
P= . Dn2 . pn= x (800+2.5)2 x 0.1659=85488.23 N (4.112)
4 4

Trong đó:

 Dn = Dt + 2 . S : đường kính ngoài của đáy nón; mm

 pn : áp suất ngoài tác dụng lên đáy nón; N/mm2.

D' 833
25 ≤ = =104.125 ≤250 (4.113)
2 ( S−C a ) 2. (5−1 )

=> qc = 0.101 (tra bảng) (trang 103, [13])


t
σc 194.7
K c =875. t
. qc =875 x 5
x 0.101=0.086 (trang 103, [13]) (4.114)
E 2 x 10

Lực nén chiều trục cho phép:


t 2 2
[P ]=π . K c . E .( S−C a) .cos α

= п x 0.086 x 2 x 105 x (5 – 1)2 x cos230

= 648424.72 N > P = 85488.23N (thỏa)


(4.115)

43
Điều kiện ổn định của đáy:

P p
+ n ≤1
[ P] [ pn ]

85488.23 0.1659
 + =0.83 ≤1 (thỏa) (4.116)
648424.72 0.238

Vậy bề dày của đáy nón là 5 mm.

Tính bền cho các lỗ

Vì đáy chỉ có một lỗ nên đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần tăng
cứng được tính theo công thức 8.3 (trang 162, [13]):

d max =2.
[( S−Ca
S '
−0,8
)√ '
D ( S−Ca ) −C a
]
¿ 2. ([ 5−1
3 ]
−0,8 ) √ 833(5−1)−1 =59.57 mm (4.117)

Trong đó:

 S = 5mm - Bề dày đáy thiết bị.


 S’= 3mm - Bề dày tính toán tối thiểu của đáy; mm (chọn theo cách tính của
buồng đốt).
 Ca = 1mm - Hệ số bổ sung do ăn mòn hóa học
 D’ = 833mm - Đường kính tính toán của đáy.

So sánh: Ống tháo liệu dt = 20mm < dmax nên không cần tăng cứng cho lỗ.

1.3.4 Tính cho nắp thiết bị

1.3.4.1 Sơ lược về cấu tạo

 Chọn nắp elip theo tiêu chuẩn Dt = 800mm

Dt 800
 ht = = 4
= 200mm và Rt = Dt = 800mm
4

 Nắp có gờ và chiều cao gờ là hg = 25mm

 Nắp có một lỗ để thoát hơi thứ

44
 Vật liệu chế tạo là thép không gỉ OX18H10T

1.3.4.2 Tính toán

Bề dày thực S:

 Nắp có áp suất tuyệt đối bên trong giống như buồng bốc là p 0 = 0.6275at nên chịu
áp suất ngoài là pn = 1.3725at = 0.1346 N/mm2

 Nhiệt độ tính toán của nắp giống như buồng bốc là t t = 86.5 + 20 = 106.50C (nắp
có bọc lớp cách nhiệt)

 Chọn bề dày tính toán nắp S = 7mm, bằng với bề dày thực của buồng bốc

Kiểm tra bề dày nắp:

- Xét các tỷ số:

ht 200
= =0.25 (4.118)
Dt 800

R t 800
= =114.3 (4.119)
S 7

0.15 x Et 0.15 x 2 x 10 5
= =220.12 (4.120)
x . σ ct 0.7 x 194.7

R
t 0,15. E
t
t h
Vì S < t và 0,2< <0,3 nên:
x . σc Dt

[σ ¿¿ n ] .(S−C a )
[ p ¿¿ n]=2. ¿ ¿ (công thức 6.12) (trang 127, [13])
β . Rt
(4.121)

Trong đó:

 E =2 x 10 N /mm : hệ số modul đàn hồi của vật liệu làm nắp


t 5 2

t
 σ c = 194.7 N/mm2 - Giới hạn chảy của vật liệu

 [σn] = 87.188 N/mm2 - Ứng suất nén cho phép của vật liệu làm nắp.

 x¿ 0,7 :với thép không gỉ

45
Et . ( S−Ca ) +5. x . Rt . σ ct
β= t t
E . ( S−Ca ) −6.7 . x . Rt . ( 1−x ) . σ c

2 x 105 x ( 7−1 )+5 x 0.7 x 800 x 194.7


¿ 5 = 1.78 (4.122)
2 x 10 x ( 7−1 ) −6.7 x 0.7 x 800 x ( 1−0.7 ) x 194.7

2 x 87.188 x (7−1)
=> [ p ¿¿ n]= ¿ = 0.735 N/mm2 > pn = 0.1346 N/mm2 (thỏa) (4.123)
1.78 x 800

Vậy bề dày của nắp elip là 7mm.

Tính bền cho các lỗ

Vì nắp chỉ có một lỗ để tháo liệu nên đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần
tăng cứng được tính theo công thức 8.3 (trang 162, [13]):

d max =2.
[( S−Ca
S
'
−0,8
) √ D ( S−C )−C
'
a a
]
¿ 2. ([ 7−1
4.58 ]
−0,8 ) √800.(7−1)−1 =68.67 mm (4.124)

Trong đó:

 S = 7mm - Bề dày nắp thiết bị;


 S’= 4.58mm - Bề dày tính toán tối thiểu của nắp (chọn theo cách tính của buồng
bốc) Ca = 1mm - Hệ số bổ sung do ăn mòn hóa học;
 Dt = 800mm - Đường kính trong của nắp

So sánh:

Ống dẫn hơi thứ dt = 200 mm > dmax nên cần tăng cứng cho lỗ của ống dẫn
hơi thứ, dùng bạc tăng cứng với bề dày khâu tăng cứng bằng bề dày nắp (7mm).

1.3.5 Tính toán mặt bích

1.3.5.1 Sơ lược cấu tạo

 Bulong và bích được làm từ thép OX18H10T.


 Mặt bích ở đây được dùng để nối nắp của thiết bị với buồng bốc, buồng bốc với
buồng đốt và buồng đốt với đáy của thiết bị.
 Chọn bích liền bằng thép, kiểu 1 bảng XIII.27, (trang 417, [6])
46
 Mặt bích kiểu 1 là bộ phận nối liền với thiết bị (hàn, đúc, rèn). Loại bích này dùng
với thiết bị có áp suất thấp và áp suất trung bình

Các thông số cơ bản của mặt bích:

 Dt : Đường kính gọi; mm


 D : Đường kính ngoài của mặt bích; mm
 Db : Đường kính vòng bu lông; mm
 D1 : Đường kính đến vành ngoài đệm; mm
 D0 : Đường kính đến vành trong đệm; mm
 db : Đường kính bu lông; mm
 Z : Số lượng bu lông; cái
 h : chiều dày mặt bích; mm

1.3.5.2 Mặt bích giữa nắp, thiết bị và đáy

 Mặt bích nối buồng bốc và buồng đốt

 Buồng bốc và buồng đốt được nối với nhau theo đường kính buồng đốt Dt = 800
mm

 Áp suất tính toán của buồng đốt là 0.1346 N/mm2 (chưa có thể tích nên không
tính được chiều cao)

 Áp suất tính toán của buồng bốc là 0.2943 N/mm2

 Chọn dự phòng áp suất trong thân là Py = 0.6 N/mm2 để bích kín thân. Các thông
số của bích được tra từ bảng XIII.27, (trang 419, [6])

Bảng 6. Số liệu của bích nối buồng bốc và buồng đốt

BUỒNG BỐC- BUỒNG ĐỐT

Kiểu
Kích thước nối
bích
Py Dt
Bulong 1
D Db D1 D0
db Z H

47
N/mm2 mm mm mm cái mm

0,6 800 930 880 850 811 M20 24 28

 Mặt bích nối buồng đốt và đáy:

 Buồng đốt và đáy được nối với nhau theo đường kính buồng đốt Dt = 800 mm.

 Áp suất tính toán của buồng đốt là 0.1346 N/mm2.

 Áp suất tính toán của đáy là 0.064 N/mm2

 Chọn dự phòng áp suất trong thân là py = 0.3 N/mm2 để bích kín thân. Tra bảng
XIII.27 (trang 419, [6])

Bảng 7. Số liệu bích nối buồng đốt và đáy

BUỒNG ĐỐT- ĐÁY

Kiểu
Kích thước nối
bích
Py Dt
Bulong 1
D Db D1 D0
db Z H

N/mm2 mm Mm mm cái mm

0.3 800 930 880 850 811 M20 24 22

 Mặt bích nối buồng bốc và nắp

 Buồng bốc và nắp được nối với nhau theo đường kính buồng bốc Dt = 1000mm.
2
 Áp suất tính toán của buồng bốc và nắp cùng là 0.1346 N/mm .

2
 Chọn dự phòng áp suất trong thân là Py = 0.3 N/mm để bích kín thân. Tra bảng
XIII.27 (trang 419, [6])

Bảng 8. Số liệu của bích nối buồng bốc và nắp

48
BUỒNG BỐC VÀ NẮP

Kích thước nối Kiểu bích

Py Dt Bulong 1
D Db D1 D0
db Z H

N/mm2 mm Mm mm cái mm

0,3 1000 1140 1090 1060 1013 M20 24 20

1.3.5.3 Mặt bích nối bộ phận thiết bị với ống dẫn:

Mặt bích ở đây dùng để nối các bộ phận thiết bị với ống dẫn. Chọn bích liền bằng kim
loại đen để nối các bộ phận thiết bị và ống dẫn, kiểu 1, tra bảng XIII.26 (trang 409, [6])

Bảng 9. Số liệu bích nối bộ phận thiết bị với ống dẫn

Ống dẫn Py Dy Ống Kích thước nối (mm) Bu lông h (mm)


(N/mm) (mm) Dn (mm) D Dδ DI db Z

Hơi đốt 0.6 100 108 205 170 148 M16 4 14

Hơi thứ 0.25 200 219 290 255 232 M16 8 16

Tuần hoàn 0.25 250 273 370 355 312 M16 12 22

Nước 0.25 20 25 105 75 58 M10 4 14


ngưng

1.3.6 Tính vỉ ống

1.3.6.1 Sơ lược cấu tạo

 Chọn vỉ ống loại phẳng tròn, lắp cứng với thân thiết bị. vỉ ống phải giữ chặt các
ống truyền nhiệt và bền dưới tác dụng của ứng suất.

 Dạng của vỉ ống được giữ nguyên trước và sau khi nóng. Vật liệu chế tạo là thép
không gỉ OX18H10T.

49
0
 Nhiệt độ tính toán của vỉ ống bằng với nhiệt độ của hơi đốt ttt = tD = 162.9 C

Ứng suất uốn cho phép tiêu chuẩn của vật liệu ở ttt là:

σ u =115 N / mm hình 1.2 (trang 16, [13])


¿ 2

Chọn hệ số hiệu chỉnh η = 0.95

Ứng suất uốn cho phép của vật liệu ở ttt là:
¿
[ σ u ]=η . [ σ ] u =0,95. 115=109.25 N /mm 2 (4.125)

1.3.6.2 Tính toán

Tính cho vỉ ống ở trên buồng đốt

- Chiều dày tính toán tối thiểu ở phía ngoài của vỉ ống h1' được xác định theo
công thức 8.47, (trang 181, [13])

h1' =Dt . K .
√ P0
σu
(4.126)

Trong đó

 K = (0,028 ÷ 0,36), chọn K = 0.3

 Dt = 800 mm : Đường kính trong của buồng đốt

 P0 = 0.1346 N/mm2 : Áp suất tính toán ở trong ống


'
h1 =Dt . K .
√ P0
σu
=800 x 0.3

0.1346
109.25
=8.42 mm (4.127)

Chiều dày tính toán tối thiểu ở phía giữa của vỉ ống h’ được xác định theo công thức
8-48, (trang 181, [13])

h' =D t . K .
√ P0
σ u. φ0 √
=0.8 x 0.3 x
0.1346
109.25 x 0,47
=12.29 mm (4.128)

Trong đó:

 K = (0,45÷ 0,6), chọn K = 0.45

50
 φ0 : Hệ số làm yếu vỉ ống do khoan lỗ

D n−∑ d 800−423
φ 0= = =0.47< 1 (4.129)
Dn 800

Với:

 Dn : Đường kính vỉ ống; mm


 ∑d: Tổng số đường kính các lỗ trong vỉ; mm
 ∑d = dth + n. dt-ống = 273 + 6.25 = 423 mm
 dth: đường kính trong của ống tuần hoàn; mm (273mm)
 dt-ống: đường kính trong của ống truyền nhiệt; mm (25mm)
 n: số ống bố trí theo đường kính của vỉ. (6)

Chọn sơ bộ h’ = 28 mm (bằng với bề dày bích)

Kiểm tra bền vỉ ống

Ứng suất uốn của vỉ ống được xác định theo công thức 8-53, (trang 183, [13]):

P0
σ u= ≤ [σu ]
( )( ) (4.130)
2
d h
'
3.6 1−0.7 n .
L L

0.1346
=0.111 N /mm 2 ≤ 109.25 N /mm2
( )( 40.6 28x cos 30 )
2
 29
3.6 x 1−0,7.
40.6 x cos 30

Trong đó:

0
 L =40.6 x cos 30 , mm _ các ống bố trí theo đỉnh tam giác đều ( bước ống s =
40.6 mm)
 dn = 29 mm : Đường kính ngoài của ống truyền nhiệt.

Vậy vỉ ống phía trên dày 29 mm.

Tính cho vỉ ống phía dưới buồng đốt

Chọn bề dày của vỉ ống phía dưới bằng bề dày của vỉ ống phía trên và bằng 29 mm.

1.3.7Tính tai treo chân đỡ


51
Chọn vật liệu làm tai treo là thép OX18H10T, có bốn tai treo thẳng đứng, khối
lượng riêng của thép là ρ= 7.9 x 103 kg/m3, tra bảng XII.17 (trang 313, [6]):

Tải trọng cho 1 tai treo:

∑G
G= (4.131)
4

Trong đó:

 G: tải trọng cho 1 tai treo.


 ∑G : tải trọng lớn nhất của thiết bị.

1.3.7.1 Tải trọng thân thiết bị (buồng đốt, buồng bốc)

Khối lượng thân thiết bị tính theo công thức:

π ×H
M =ρ . .(D2n−D2t ) (công thức chung) (4.132)
4

Trong đó:

 ρ : khối lượng riêng của vật liệu làm thân. X18H10T


 H: chiều cao của thân thiết bị (chiều cao 2 buồng)
 Dn: đường kính ngoài của thân thiết bị.
 Dt: đường kính trong của thiết bị.

Tải trọng của thân thiết bị:

Gthân =M × g (4.133)

Buồng đốt:

Dt= 0.8m; Dn=0.81m; H= 1.5 m; khối lượng riêng của thép OX18H10T là 7.9 x 10 3
kg/m3, tra bảng XII.17- (trang 313 [6]).

π×2
× ( 0.81 −0.8 ) =200 kg
3 2 2
M =7.9 ×10 × (4.134)
4

Gthânbd =9.81× 200=1960 N

Buồng bốc:

52
Dt= 1m; Dn= 1.014m; H= 2m; khối lượng riêng của thép OX18H10T là 7.9 x 10 3
kg/m3, tra bảng XII.17, (trang 313, [6]).

π×2
× ( 1.014 −1 ) =349.7 kg
3 2 2
M =7.9 ×10 × (4.135)
4

Gthânbb=9.81 ×501.5=3430.7 N

Tổng tải trọng thân thiết bị:

Gthân =Gthânbb+Gthânbd =1960+3430.7=6880 N (4.136)

1.3.7.2. Tải trọng ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn

Ống truyền nhiệt

Khối lượng ống truyền nhiệt:

π ×H 2 2
M =n × ρ× ×( Dn −Dt ) (4.137)
4

Trong đó:

 ρ - khối lượng riêng của vật liệu làm ống truyền nhiệt, khối lượng riêng của thép
OX18H10T là 7.9 x 103 kg/m3, tra bảng XII.17 (trang 313, [6]).

 H: chiều cao ống truyền nhiệt.


 Dn: đường kính ngoài của ống truyền nhiệt.
 Dt: đường kính trong của ống truyền nhiệt.
 n: số ống truyền nhiệt.

π ×1.5
× ( 0.029 −0.025 )=255.3 kg
3 2 2
M =127 ×7.9 × 10 × (4.138)
4

Gotn =9.81 ×255.3=2504.5 N

Ống tuần hoàn

Khối lượng ống tuần hoàn:

π× H
M =ρ × ×( D2n−D2t ) (4.139)
4

Trong đó:

53
 ρ - khối lượng riêng của vật liệu làm thân, khối lượng riêng của thép OX18H10T
là 7.9 x 103 kg/m3, tra bảng XII.17, (trang 313, [6]).

 H: chiều cao của ống tuần hoàn.

 Dn: đường kính ngoài của ống tuần hoàn.

 Dt: đường kính trong của ống tuần hoàn.


π × 1.5
× ( 0.273 −0.25 ) =111.9 kg
3 2 2
M =7.9 ×10 × (4.140)
4

Goth =9.81 ×111.9=1097.7 N

Tổng tải trọng ống:

Gống =Goth + G otn =1097.7+2504.5=3602.2 N (4.141)

2.3.7.3. Tải trọng của vỉ ống

Vỉ ống dùng để ghép ống vào thiết bị, có 2 vỉ ống trong 1 thiết bị. Đường kính vỉ ống :
D v = D+ 2× l (4.142)

Trong đó:

 D: đường kính trong của ống tuần hoàn


 l: bề rộng mặt bích

l ¿1.18 x t ¿1.18 x 0.03625¿ 0.043 m (4.143)

Dv =0.8+2× 0.043=¿ 0.886 m (4.144)

Khối lượng của vỉ ống:

π × h'
M =2 × ρ × × ( D2v −( n x D2n ) )
4
−3
π × 8.42 x 10
¿ 2 ×7.9 ×10 ×
3 2 2
×(0.886 −(127 x 0.029 ))=70.86 kg (4.145)
4

Trong đó:

 ρ : khối lượng riêng của vật liệu làm vỉ, khối lượng riêng của thép X18H10T là 7.9
x 103 kg/m3, tra bảng XII.17, (trang 313, [6]).

 h’: chiều dày vỉ ống.


54
 Dn: đường kính ngoài của ống truyền nhiệt.
 n: số ống truyền nhiệt.

¿>G vỉ=9.81× 70.86=695.15 N (4.146)

2.3.7.4. Tải trọng đáy buồng đốt

Đáy buồng đốt được làm bằng thép OX18H10T, đáy hình nón có gờ, Dt=0.8 m; ρ :
khối lượng riêng của vật liệu làm vỉ, khối lượng riêng của thép X18H10T là 7.9 x 103
kg/m3, tra bảng XII.17, (trang 313, [6]), hg=0.04m, chiều cao đáy (có gờ) H= 0.765m.

Ta có Dt=0,8 m, hg=0,04m: tra bảng XIII.11 (trang 394, [6]), ta có:

Vđbđ = 0.161 m3.

Thể tích đáy trong của buồng đốt là (xem đáy là hình chóp)

1
V đ= x H x B (4.147)
3

Trong đó:

 H là chiều cao đáy


 B là diện tích của đáy

π x D' 2 π x 0.82 2
B= = =0.5 m (4.148)
4 4

1 1 3
 V đ = x H x B= x 0.132 x 0.765=0.128 m (4.149)
3 3

Khối lượng của đáy:


3
M =ρ x (V đ −V đbđ )=7.9 x 10 x (0.161−0.128)=¿ 260.7 kg (4.150)

Tải trọng của đáy: Gđáy =9.81 ×260.7=2557.47 N (4.151)

2.3.7.5. Tải trọng nắp buồng bốc

Vật liệu làm nắp là X18H10T, nắp elip có gờ, chiều cao gờ. Ta có bề dày đáy
buồng bốc S = 8mm và Dt = 0.8 m. Tra bảng XIII.21, (trang 384, [6]), ta có:

Vnbđ = 0.087 m3

Thể tích trong của nắp hình elip là:


55
4
Vn = π x a2b (4.152)
3

Trong đó:

 a là bán kính đáy lớn, 0.4m


 b là bán kính đáy nhỏ, 0.1m
4 4
 Vn = 3 π x a2b = 3 π x 0.42 x 0.1 = 0.067 m3 (4.153)

Khối lượng của nắp:


3
M =ρ x (V nbđ −V n )=7.9 x 10 x (0.087 – 0.067) ¿ 158 (kg) (4.154)

Tải trọng của nắp:

Gđáy =9.81 ×158=1550 N (4.155)

2.7.6. Tải trọng của bích

- Bích nối đáy và thân buồng đốt là (có 2 bích):

Khối lượng của bích:

π×h
M =2 × ρ × ×¿ (4.156)
4

Trong đó:

 D: đường kính ngoài của mặt bích.


 Dn: đường kính của ống truyền nhiệt.
 db: đường kính bu lông.
 Z: số lượng bu lông.
 h: chiều dày mặt bích.
 n: số ống truyền nhiệt.

π × 0.022
× ( 0.93 −0.8 −( 127 ×0.029 ) −( 24 × 0.02 ) )
3 2 2 2 2
M =2 ×7.9 ×10 ×
4

¿ 29.62 kg (4.157)

Tải trọng của bích nối thân thiết bị và đáy:

Gbíchđ =9.81× 29.62=290.56 N (4.158)


56
- Bích nối nắp với thân buồng bốc:

π×h 2 2 2
M =2 × ρ × ×( D −Db−Z × d b) (4.159)
4

Trong đó:

 D: đường kính ngoài của mặt bích.


 Db: đường kính ngoài của thiết bị.
 db: đường kính bu lông.
 Z: số lượng bu lông.
 h: chiều dày mặt bích.

π × 0.022
× ( 0.93 −0.88 −(24 ×0.02 ) ) =22.8 kg
3 2 2 2
M =2 ×7.9 ×10 × (4.160)
4

Tải trọng của bích nối thân buồng bốc và nắp:

Gbíchđ =9.81× 22.8=223.69 N (4.161)

- Bích nối thân buồng đốt và thân buồng bốc:

π×h
× ( D −D n−Z . d b )
2 2 2
M =2 × ρ × (4.162)
4

Trong đó:

 D: đường kính ngoài của mặt bích.


 Dn: đường kính ngoài của thiết bị.
 db: đường kính bu lông.
 Z: số lượng bu lông.
 h: chiều dày mặt bích.

π × 0.028
× ( 1.14 −(24 × 0,02 ) ) =35.4 kg
3 2 2
M =2 ×7.9 ×10 × (4.163)
4

Tải trọng của bích nối thân buồng bốc và thân buồng đốt:

Gbíchđ =9.81× 35.4=347.3 N (4.164)

2.3.7.6 Tải trọng của dung dịch

Để đảm bảo hệ thống tai treo đủ an toàn ta giả sử thiết bị chứa đầy nước.
57
Thể tích nước chiếm trong buồng đốt

π ×H
V= ׿
4

π ×1.5
¿ × ( 0.82−( 108 x 0.029 2) −0.2732 ) =0.56 m3 (4.165)
4

Trong đó:

 Dt: đường kính trong của buồng đốt.


 dn: đường kính ngoài ống truyền nhiệt.
 N: số ống truyền nhiệt
 Dnth: đường kính ngoài của ống tuần hoàn
 H: chiều cao buồng đốt
Thể tích nước chiếm trong ống truyền nhiệt

π ×H π ×1.5
× n × ( Dt ) =
2 2 3
V= ×301 ×0.034 =0.41 m (4.166)
4 4

Thể tích nước chiếm trong ống tuần hoàn

π×H π ×1.5
× ( Dt ) =
2 2 3
V= × 0.273 =0.088 m (4.167)
4 4

Thể tích nắp và đáy:

Vđáy ¿ 0.128 m3

Vnắp ¿0.067 m3

Tổng thể tích: ∑V= Vđốt +¿ Vnắp +¿ Vđáy +¿ Vth +¿ Votn ¿ 1.25 m3 (4.168)

Khối lượng dung dịch tuần hoàn tối đa trong thiết bị là:

M¿ V × ρ=¿ 1.25 x 1106.72¿1383.4 (kg) (4.169)

Tải trọng: G=V × g × ρ=1.25 × 9.81×1106.72=13571.15 N (4.170)

2.3.7.7 Khối lượng và tải trọng các bộ phận thiết bị

3
Chọn vật liệu là thép không gỉ, mã hiệu OX18H10T, ρ = 7900 kg/m theo bảng
XII.7, (trang 313, [6]).

Bảng 8. Khối lượng và tải trọng các bộ phận thiết bị


58
Thiết bị Khối lượng (kg) Tải trọng (N)

Buồng bốc 349.7 3430.7

Buồng đốt 200 1960

Nắp 158 1550

Đáy 260.7 2557,4

Ống tuần hoàn 111.9 1097.7

Ống dẫn nhiệt 255.3 2504.5

Dung dịch 1383.4 13571.15

Bích 87.82 861.51

Vỉ 70.86 695.15

Tổng 2877 28223.17

Chọn chân đỡ tai treo:

Dự phòng chọn tải trọng là 4.104 N


Chọn vật liệu là thép OX18H10T
Chọn thiết bị gồm 4 trai treo
Tải trọng ở mỗi tai treo là 1.104 N

Tra bảng XIII.36, Sổ tay tập 2, trang 438 ta có các kích thước tai treo

Bảng 10. Bảng số liệu kích thước của tai treo

Tên Tải Bề mặt Tải Khối


gọi trọng đỡ trọng lượng
cho L B B1 H S l a d
F.104 cho phép một tai
phép (m2) lên F treo
G.10-4 q.10-6 (kg)
(N) (N/m2) mm

Tai 1.0 89.5 1.12 110 85 90 170 8 45 15 23 2,0

59
treo 1

Tai
1.0 89.5 1.12 110 85 90 170 8 45 15 23 2.0
treo 2

Tai
1.0 89.5 1.12 110 85 90 170 8 45 15 23 2.0
treo 3

Tai
1.0 89.5 1.12 110 85 90 170 8 45 15 23 2.0
treo 4

60
Chương 5: Tính toán thiết bị phụ

1. Thiết bị ngưng tụ Baromet

1.1. Lượng nước lạnh vào

Theo công thức VI.51, (trang 84, [6]):

W .(i−C n .t 2 c ) 0.22 x (2650−4.185 x 86,25)


G n= = =2.14 (kg /s) (5.1)
C n .( t 2 c −t 2 đ ) 4.185 x (86.25−30)

Trong đó:

 Gn: lượng nước lạnh tưới vào thiết bị, kg/s

 W: lượng hơi thứ đi vào thiết bị ngưng tụ, W= 800/3600= 0.22 kg/s (5.2)
 i : nhiệt lượng riêng ( hàm nhiệt) của hơi ngưng. i = 2650 Kj/kg (bảng 57, [10])
 t 2 đ , t 2 c : nhiệt độ đầu và cuối của nước lạnh.
t 2 đ = 300C, t 2C = tng -5= 91.2 - 5 = 86.520C (Với tng= 91.20C - nhiệt độ hơi bão hòa

ngưng tụ) (5.3)


 C n: nhiệt dung riêng trung bình của nước, C n = 4185.248 J/kg.K = 4.185 J/kg.K

1.2. Thể tích không khí và khí không ngưng cần hút ra khỏi thiết

Lượng khí cần hút ra khỏi thiết bị ngưng tụ Baromet được tính theo công thức
VI.47, (trang 84, [6]):
−6
G kk =25.10 x ( W +G n ) +0.01 x W

¿ 25. 10−6 x ( 0.22+2.14 )+ 0.01 x 0.22=2 .26 x 10−3 ¿) (5.4)

Trong đó:

 W: Lượng hơi thứ đi vào thiết bị (kg/s).


 Gn : lượng nước lạnh tưới vào thiết bị (kg/s)

Thể tích khí không ngưng cần hút ra khỏi thiết bị tính theo công thức VI.49 (trang 84,
[6]):

288 x G kk x (273+ t kk )
V kk = (5.5)
p ng− ph

Theo công thức VI.50, (trang 84,[6]), ta có :


61
t kk = t 2 đ +4+0.1 x (t 2 c −t 2 đ ) = 30 + 4 + 0.1 x (86.52 - 30) = 39.650C≈ 400C (5.6)

png: 0.4 = 39240N/m2 - áp suất làm việc của thiết bị ngưng tụ.

ph: 0.0752 at = 7377 N/m2 - áp suất riêng phần của hơi nước trong hỗn hợp ở tkk.

−3
288 x 2.26 .10 (273+40) 3
=> V kk = =0.0064 m / s (5.7)
39240−7377

1.3. Các đường kính chủ yếu của thiết bị ngưng tụ Baromet

Đường kính trong của thiết bị:

Đường kính trong của thiết bị ngưng tụ, theo công thức VI.52, (trang 84, [6]):

D tr =1.383 x
√ W
ρh . ωh
(5.8)

Trong đó:

 W= 0.22 kg/s
 ρh : khối lượng riêng của hơi theo bảng 57 (trang 443, 444 , [10]), ở áp suất 0.4 at,
ρ h =0.2456 kg/m3

 Chọn vận tốc hơi ω h= 30 m/s

Dtr (¿)=1.383 x
√ 0.22
0.2456 x 30
=0.172 ( m )=172 mm (5.9)

Chọn đường kính trong thiết bị ngưng tụ Baromet là 200 mm.

Kích thước tấm ngăn:

Thường có dạng viên phân để làm việc tốt

- Theo VI.53, trang 85, chiều rộng tấm ngăn (b):

b = Dtr/2 +50 = 200/2 +50 = 150 mm (5.10)

- Theo trang 85, bề dày tấm ngăn (δ ) : chọn δ = 4 mm

- Theo trang 85,, chọn nước sông (ao, hồ) để ngưng tụ hơi thứ thì chọn đường kính
lỗ d= 5 mm.

62
- Theo trang 85, chọn chiều cao gờ tấm ngăn là 40 mm, chọn tốc độ tia nước là
0.62 m/s [6].

Đường kính trong của ống baromet (dbr)

Theo công thức VI.58 (trang 86, [6]), ta có :

Chọn ω = 0.6 m/s

d br =
√ 0,04 x (Gn +W )
π xω √
=
0.04 .(2.14+ 0.22)
π x 0.6
=0.22 m (5.11)

Chiều cao ống Baromet (H):

H=h1+ h2 +0.5 m (5.12)

Trong đó:

 h1 : chiều cao cột nước trong ống baromet cân bằng với hiệu số trong áp suất khí

quyển và trong thiết bị ngưng tụ.

Theo công thức VI.59, (trang 86, [6]):

b 0,6 x 760
h1 =10.33 x =10.33 x =6.2m (5.13)
760 760

b= 0.6 at: áp suất chân không trong thiết bị.

 h2 : chiều cao cột nước trong ống baromet cần để khắc phục trở lực khi nước chảy

trong ống.

Theo công thức VI.60, (trang 87, [6]) :

h2 =¿ (5.14)

Chọn trở lực khi vào ống ε 1= 0.5 và ra khỏi ống ε 2 = 1.

ω2 H
Thì h2 = x (2.5+ λ . ) (5.15)
2g d br

Trong đó:

 ω: tốc độ chảy trong ống.


 d br : đường kính ống baromet.

 g= 9.81 m/s2.
63
 λ :hệ số trở lực do masát
 H : chiều cao tổng cộng trong ống baromet.

Chuẩn số Re:

Theo công thức II.58, Trang 377, [9]:

ω x d br x ρ 0.6 x 0.22 x 989,06 4


ℜ= = −3
=228037.31>10 (5.16)
μ 0,57252 x 10

Trong đó:

 ρ : khối lượng riêng nước lấy ở nhiệt độ trung bình 47.60C theo bảng I.5 (trang 12,
[9])
 d br : đường kính ống baromet, m

 μ: độ nhớt động lực của nước.

Chọn ống thép nên độ nhám ε = 0.2 mm

Như vậy, dòng nước trong ống baromet ở chế độ chảy xoáy, hệ số ma sát được tính
theo công thức II.65,(trang 380, [9]):

[( ) ] [( ) ]
0,9 0,9 −4
1 6.81 ∆ 6.81 9.52 x 10
=−2 lg + =−2 lg + =6.96 (5.17)
√λ ℜ 3.7 228037.31 3.7

ε 0.2 x 10−3
Với : ∆= = =9.09 x 10−4 :độ nhám tương đối (5.18)
d br 0.22

λ = 0.021 (W/m.độ)

ω2 H
 h2 = (2.5+ λ . )
2g d br

h2 =
0.62
2 x 9.81 (
x 2.5+0.021 x
H
0.22 ) −3
=0.046+1.751 x 10 H (5.19)

H = h1 + h2 + 0.5 = 6.2 + 0.046 +1.751 x 10-3 x H + 0.5

H = 6.76 m.

Vậy chọn chiều cao ống baromet là 7 m.

64
Bảng 11. Những thông số cơ bản của thiết bị ngưng tụ Baromet

Tên thông số Kích thước Đơn vị

Lượng nước lạnh vào (Gn) 2.14 kg/s


Lượng không khí hút ra (Gkk) 2.26 x 10-3 kg/s
Thể tích không khí ngưng cần hút ra (Vkk) 0.0064 m3/s
Đường kính trong của thiết bị (Dtr)
0.2 m

Chiều rộng (b) 150 mm

Kích thước tấm Bề dày (δ ) 4 mm


ngăn Đường kính lỗ (d) 5 mm

Chiều cao gờ (h) 40 mm

Đường kính trong của ống baromet (dbr) 0.22 m

Chiều cao ống baromet (h) 7 m

2. Tính toán và chọn bơm chân không

2.1. Công suất bơm

Bơm là máy thủy lực dùng để vận chuyển và truyền năng lượng cho chất lỏng.
Các đại lượng đặc trưng của bơm là năng suất, áp suất, hiệu suất, công suất tiêu hao và
hệ số quay nhanh.

Công suất của bơm chân không là:

[( ) ]
m−1
1 m p2 m
N= . x p kk x V kk x −1 [8]
(5.20)
nCK x 10 m−1
3
p1

Trong đó:

 nCK : hệ số hiệu chỉnh. nCK =0.8

 m : chỉ số đa biến, m=1.65


 p1: áp suất khí lúc hút.

 p2: áp suất khí quyển bằng áp suất khí lúc đẩy, chọn p2 = 1 at.

65
 pkk : áp suất không khí trong thiết bị ngưng tụ

pkk =p 1= png− ph =0.4−0.0752=0.3248 at =31862.88 N / m


2
(5.21)

Suy ra công suất của bơm chân không là :

[( ) ]
1.65−1
1 1.65 1
N= x x 31862.88 x 0.0064 . 1.65
−1
0.8 x 10 1.65−1 0.2067
3

= 0.56 (kW) [6] (5.22)

2.2 Công suất động cơ điện

N
N dc = ×β [6]
(5.23)
ηt × ηdc

Trong đó:

 β : hệ số dữ trữ công suất, β=1.12


 ηt : hiệu suất truyền động, ηt =0.96

 ηt : hiệu suất động cơ, ηt =0.95

0.56
¿> N dc= ×1.12=0.69 kW (5.24)
0.96 × 0.95

2.3. Chọn bơm chân không

Dùng bơm chân không không cần dầu bôi trơn, có thể hút không khí, hơi nước. Chọn
bơm chân không vòng nước hai cấp HWVP. Có các thông số khác như sau:

 Kiểu HWVP – 2.

 Độ chân không: 30 ~ 150 Torr.

 Lưu lượng từ 450 ~ 28000 lít / phút.

 Công suất động cơ 0,5 ~ 75 kW.

 Vật liệu cánh, trục bơm được làm từ thép không gỉ 304 hoặc 316 giảm đáng kể
sự ăn mòn các chất acid lẫn môi trường không khí và nước.

3. Thiết bị bơm nước vào ngưng tụ

66
3.1. Lưu lượng của bơm (Q)

Lưu lượng của bơm (Q):

Gn 2.14
Q= =
❑ 997.08
=2.164 x 10−3 (m3/s) [8] (5.24)

Với:

 Gn – lượng nước vào TBNT, Gn = 2.14 kg/s .


 ρ - khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ 25oC  = 997.08 kg /m3 (trang 11, [9])

3.2. Tính toán cột áp bơm (H)

Theo phượng trình Bernoulli, CT 2.1:

P2−P1
H= + H o +∆ H [10]
(5.25)
ρg

Trong đó:

 Ho – chiều cao hình học để nâng nước lên.

 P1, P2 – áp suất ở đầu hút, đầu đẩy.

 P1 = 1 at, P2 = Pc = 0.4 at .

Δ
 H – cột áp khắc phục trở lực trên đường ống hút và đẩy.

  - khối lượng riêng nước,  = 997.08 kg/m3.

 g = 9.81 m/s2.

d - đường kính ống hút, d=


√ 4 x Gn
π xxω
=
√ 4 x 2.14
π x 997.08 x 3
=0.03 m (5.26)

Ho: chiều cao đưa chất lỏng lên tháp, Ho = Hh + Hd = 5 + 7 = 12m

Tra bảng II.31- p439 [8]


ta có chiều cao hút của bơm là H h= 5m; chiều cao đẩy bằng
chiều cao ống baromet, Hd= 7 m.

chọn ω=3 m/s

chọn đường kính của ống dẫn bằng 30mm

∆ H : áp suất thắng toàn bộ trở lực trên đường ống hút và đẩy:

67
l ω2
∆ H =( λ × +∑ξ )× (5.27)
d 2×g
Vận tốc thực của nước:
Gn 2 x 14
ω= 2
= =3.04 m/s (5.28)
0.785 x x d 0.785 x 997.08 x 0,03 2

Chuẩn số Reynolds:

ρ× ω1 ×d 997.08 x 0.03 x 3.04


ℜ= = =10174.97 (5.29)
μ 0.8937 x 10−3

Trong đó  - độ nhớt của nước ở nhiệt độ vào 25 oC,  = 0.8937 x 10-3 Ns/m2 theo bảng
I.102 (trang 94 [9])

Re > 4000, chế độ chảy xoáy.

Chọn ống thép OX25H10T là ống hàn trong điều kiện ăn mòn ít, tra bảng II.15 (trang
381, [6]) ta có: ε = 0.2mm.

Chuẩn số Reynolds giới hạn:


8 /7 8/ 7
d 30
ℜgh=6.( ) =6 x( ) =1841.25 (5.30)
ϵ 0.2

Chuẩn số Reynolds khi bắt đầu xuất hiện vùng nhám:

d 9 /8 30 9/ 8
ℜn=220.( ) =220.( ) =61734.13 (5.31)
ϵ 0,2

Ta có Regh < Re< Ren nằm trong khu vực nhám.

Tra bảng II.14 (trang 379, [6]), ta có: λ=¿0,04

Bảng 11. Các hệ số trở lực

Yếu tố gây trở lực Ký hiệu Hệ số trở lực cục bộ Số lượng

Đầu vào ξv 0.45 1

Đầu ra ξr 1 1

Khuỷu 90o ξkhuỷu 1 2

Van tiêu chuẩn ξvan 0.5 1

68
Van 1 chiều 1.3 1

∑ξ = 0.45 + 1 x 1 + 1 x 2 + 0.5 + 1.3= 5.25 (5.32)

( l
∆ H = λ × +∑ ξ ×
d )ω2
2×g (
= 0.04 ×
20
0.03
+5.25 × )
3.042
2 x 9.81
=15 m (5.33)

P2−P1 ( 0,4−1 ) x 9.81 x 10 4


H= + H o +∆ H = +12+15=21 m (5.34)
ρg 997.08 x 9.81

3.3. Công suất của bơm (Nb1)

Dùng bơm piton để bơm nước vào thiết bị, công suất yêu cầu trên trục bơm:

Q×ρ×g×H
N= (5.35)
1000 ×η

Trong đó:

 Q – lưu lượng bơm, m3/s.

 H – cột áp bơm, m.

  - khối lượng riêng của chất lỏng,  = 997.08 kg/m3.

 g = 9.81 m/s2.

  - hiệu suất của bơm, chọn = 0.75.

Q × ρ × g × H 2.164 x 10−3 × 997.08 ×9,81 ×21


N= = =0.59 kW
1000 ×η 1000 × 0,75
(5.36)

3.4. Công suất động cơ điện

N 0.59
N đc = × β= × 1.12=0,72 kW (5.37)
ηt × ηđc 0.96 ×0.95

Trong đó:

 β : hệ số dữ trữ công suất, β=1.12


 ηt : hiệu suất truyền động, ηt =0.96

 ηđc : hiệu suất động cơ, ηt =0.95


69
3. Bơm nhập liệu

4.1. Lưu lượng bơm (Q)

Gđ = 1000 kg/h

 = 1019.65 kg/m3

Gđ 1000
V= =
❑ 1019.65
= 0.98 m3 (5.38)

Nhập liệu 0.98 m3 dung dịch mía đường trong 10 phút nên:

V 0.98
Q= = =1.63 x 10−3 m3 /s (5.39)
❑ 10.60

Trong đó:

 V – thể tích dung dịch nhập liệu, m3

  - thời gian nhập liệu cho 0.98 m3

4.2. Cột áp bơm (H)

4.2.1. Tính Ho

Chọn Ho = 4 m (chiều cao nhập liệu).

4.2.2. Tính hhút

- Tính 

 - hệ số trở lực do ma sát khi chảy trong ống,  = f(Re).

ρ x ω1 x d 1019.65 x 0.88 x 0.056


ℜ= = =146496.65 (5.40)
μ 0.343 x 10
−3

ε =0,2
Chọn độ nhám ống thép là mm .
8 /7 8 /7
d 56
ℜgh=6 x ( ) =6 x ( ) =3757 . (5.41)
ε 0.2

9/ 8 9/ 8
d 56
ℜn=220 x( ) =220 x ( ) =124588. (5.42)
ϵ 0.2

Do Re > Ren nên


70
ϵ
λ= 0.11 x ( )0.25 = 0.11 x ¿. (5.43)
d

 Tính hhút
2
ω1
h hút = ¿ (5.44)
2g

Trong đó:

1 – vận tốc nước trong ống hút

4 x Q 4 x 2.164 x 10−3
ω 1= = =0.88 m/s (5.45)
π x d2 π x 0,0562

Trong đó:

 g = 9.81 m/s2.
 l1 – chiều dài ống hút, chọn l1 = 1m .
Σξ Σξ
 - tổng hệ số trở lực đầu hút, chọn đầu hút có van và lưới lọc thì =7
 - khối lượng riêng của dung dịch đường
 = 1019.65 kg/m3
 - độ nhớt của dung dịch nước cam ở 25oC,  = 0.343 x 10-3 ns/m2

4.2.3. Tính hđẩy


2
ω2
 Tính hđẩy h đẩy= ¿ (5.46)
2. g

Trong đó:

Chọn ống có các kích thước đặc trưng giống ống hút thì
ε
 d = 0.056 m ; = 0.2 mm .
 l2 - chiều dài ống đẩy, l2 = 5 m
Σξ Σξ
 - tổng hệ số trở lực đầu đẩy, chọn đầu đẩy có 1 khuỷu 90o thì = 0.9.
 2 – vận tốc nước trong ống đẩy, 2 = 1

 Λ - hệ số ma sát trên đường ống, do các yếu tố không đổi nên λ = 0.015
Δ
4.2.4. Tính H
71
Δ
H = hhút + hđẩy =0.85 + 0.37 = 1.22 m.

Theo phương trình Bernoulli, công thức 2.1, ta có:

P2−P1
H= + H 0 +∆ H=¿ 0 + 4 + 1.22 = 5.22 [10] [5.47]
ρg

Trong đó:

 Ho – chiều cao hình học .

 P1, P2 – áp suất ở đầu hút và đầu đẩy .

 P1 = 1 at, P2 = 1 at (do ban đầu đã tạo chân không).

Δ
 H – cột áp khắc phục trở lực trên đường ống hút và đẩy .

4.3. Công suất bơm (Nb2)


−3
Q . Hρ . g 2.164 x 10 x 21 x 1019.6 x .9,81
Ta có: N b 2= = =0.62 kW [9]
(5.48)
1000. η 1000 x 0,75

Trong đó:

 Q – lưu lượng bơm, m3/s.

 H – cột áp bơm, m.

  - khối lượng riêng của dung dịch,  = 1019.65 kg/m3.

 Theo bảng

 g = 9.81 m/s2.

 - hiệu suất bơm, chọn  = 0.75 .

5. Bơm tháo sản phẩm

5.1. Lưu lượng bơm (q)

Tháo liệu 200 kg dung dịch đường trong 10 phút nên:

Gc 200 −4
Q= = =3 x 10 m/s (5.49)
. 10 x 60 x 1105.5

Trong đó:  =1105.5 kg/m3– khối lượng riêng của dung dịch đường lúc tháo liệu.

72
5.1.1. Tính hhút
2
ω1
h hút = ¿ (5.50)
2g

Trong đó:

 1 – vận tốc nước trong ống hút,

4 x Q 4 x 3.10−4
 ω 1= = =0.24 m/s
π x d2 π x 0.042

 g = 9.81 m/s2.

 l1 – chiều dài ống hút, chọn l1 = 2 m .

Σξ Σξ
 - tổng hệ số trở lực đầu hút, chọn đầu hút có van thì = 4.9

  - khối lượng riêng của dung dịch đường

  =1105.5 kg/m3

 - độ nhớt của dung dịch đường,  = 0.343 x 10-3 ns/m2

 - hệ số trở lực do ma sát khi chảy trong ống,  = f(re).

ρ x ω1 x d 1105.5 x 0,24 x 0,04


ℜ= = =30941>104 (5.51)
μ 0,343 x 10−3

ε =0,2
Ống thép chọn độ nhám là mm .

d 8/7 40
Regh = 6 x ( ) = 6 x ( )8/7 = 2558.
❑ 0,2

d 9/8 40 9/8
Ren = 220 x ( ) = 220 x ( )) = 85326.
❑ 0.2

Do Re > Ren nên:



λ= 0.11 x ( d )0.25 = 0.029 [6] (5.52)

5.1.2. Tính hđẩy

ω 22
h đẩy= ¿ (5.53)
2x g
73
Trong đó:

Chọn ống có các kích thước đặc trưng giống ống hút thì
ε
 d = 0.04 m ; = 0.2 mm .
 l2 - chiều dài ống đẩy, l2 = 3 m
Σξ Σξ
 - tổng hệ số trở lực đầu đẩy, chọn đầu đẩy có 2 khuỷu 90o thì = 1.8 .
 2 – vận tốc nước trong ống đẩy, 2 = 1

 λ- hệ số ma sát trên đường ống. do các yếu tố không đổi nên λ = 0.029

5.1.3. Chọn Ho = 4 m (chiều cao nhập liệu)

Δ Δ
Tính h: h = hhút + hđẩy =0.012 + 0.018 = 0.03 m. (5.54)

Trong đó hhút, hđẩy - trở lực trên đường ống hút và đẩy .

5.2. Cột áp bơm (h)

Theo phương trình bernoulli, công thức 2.1, ta có:

P 2 −P 1 ( 1−0.4 ) x 9.81 x 104


+Ho+ΔH +¿
ρg
H= = 9.81 x 1105.5 4 + 0.03 = 9.46 m (5.55)

Trong đó:

 Ho – chiều cao hình học để hút dung dịch ra .


 P1, P2 – áp suất ở đầu hút, đầu đẩy .
 P1 = 0.4 at, p2 = 1 at (do ban đầu đã tạo chân không).
Δ
 h – cột áp khắc phục trở lực trên đường ống hút và đẩy

5.3. Công suất bơm (Nb3)


−4
Q x H x ρ x g 3 x 10 x 9.45 x 1105.5 x 9,81
Ta có: N b 3= = =0.041kW [10]
(5.56)
1000 x η 1000 x 0.75

Trong đó:

 q – lưu lượng bơm, m3/s.


 H – cột áp bơm, m.

74
  = 1105.5 kg/m3 - khối lượng riêng dung dịch ở nồng độ 25%

 g = 9,81 m/s2.
 - hiệu suất bơm, chọn = 0.75

6. Bồn cao vị

Bồn cao vị được dùng để ổn định lưu lượng của dung dịch nhập liệu. Bồn được
đặt ở độ cao phù hợp nhằm thắng được các trở lực của đường ống và cao hơn với mặt
thoáng của dung dịch trong bồn chứa sản phẩm.

Áp dụng phương trình Bernoulli với hai mặt cắt là 1-1 (mặt thoáng của bồn cao
vị) và 2-2 (mặt thoáng của bồn chứa sản phẩm).

p1 α 1 × v 1 p2 α 2 × v 2
z 1+ + =z 2+ + + h1−2 (5.57)
γ 2× g γ 2× g

Trong đó:

 v1= v2= 0m/s


 p1=p2= 1at
 z2: khoảng cách từ mặt thoáng của dung dịch trong bồn chứa sản phẩm đến mặt
đất,
 z2= 4 m (=Ho)

Chọn đường kính ống nhập liệu là 25mm.

Chọn chiều dài đường ống từ bồn cao vị đến thiết bị đun nóng là l = 15m. Tốc độ của
dung dịch trong ống:

4 ×G c 4 ×200
v= 2
= 2
=0.322 m/s (5.58)
π ×ρ×d 3600 ×1105.5 ×0.025

- Chuẩn số Reynolds:

v × d × ρ 0.322× 0.025 ×1105.5


ℜ= = =25915.128 (5.59)
μ 0.343 .× 10−3

Re > 4000, chế độ chảy xoáy.

Chọn ống thép CT3 là ống hàn trong điều kiện ăn mòn ít, tra bảng II.15- (trang 381, [9])

ta có: ε=0.2mm.
75
Chuẩn số Reynolds giới hạn:
8 8
d 25 7
ℜgh=6 ×( ) 7 =6 ×( ) =1494.93 (5.60)
ε 0.2

Chuẩn số Reynolds khi bắt đầu xuất hiện vùng nhám:


9 9
d 25 8
ℜn=200 ×( ) 8 =200 ×( ) =45714.48 (5.61)
ε 0.2

Ta có Regh < Re< Ren nằm trong khu vực chảy quá độ.

Hệ số ma sát được tính theo công thức:

λ=0.1 ׿ (5.61)

Tra bảng II.16- (trang 388, [8]):

Bảng 12. Các yếu tố gây trở lực

Yếu tố gây trở lực Ký hiệu Hệ số trở lực cục bộ Số lượng

Đầu vào ξv 0.45 1

Đầu ra ξr 1 1

Khuỷu 90o ξkhuỷu 1 6

Van cửa ξvan 1.5 2

∑ξ = 0.45 x 1+1 x 1+1 x 6 + 1.5 x 2 = 10.45

Tổn thất trên đường ống từ bồn cao vị đến thiết bị đun nóng:

h1 =
v2
2×g ( l
× λ × +∑ ξ =
d )
0.3222
2× 9.81
× 0.035 ×
15
(
0.025
+10.45 =0.17 m ) (5.62)

Khoảng cách từ mặt thoáng của bồn cao vị đến mặt đất:

z1 = z2 + h1= 4 + 0.17 = 4.17 m

Vậy chọn khoảng cách từ mặt thoảng của bồn cao vị đến mặt đất là 4.5 m.

76
Tài liệu tham khảo

[1] Kar F. and Kaya B. A. 2014. THE RHEOLOGICAL BEHAVIOR OF


CONCENTRATED ORANGE JUICE, 10th International Conference on Heat Transfer,
Fluid Mechanics and Thermodynamics, 1537 – 1543

[2] J. Telis-Romero, V. R. N. Telis, A. L. Gabas, F. Yamashitah. 1988. Thermophysical


Properties of Brazilian Orange Juice as Affected by Temperature and Water Content,
Journal of Food Engineering 38: 27-40

[3] Nicolosi, E.; Deng, Z. N.; Gentile, A.; La Malfa, S.; Continella, G.; Tribulato, E. 2000.
“Citrus phylogeny and genetic origin of important species as investigated by molecular
markers”. TAG Theoretical and Applied Genetics 100 (8): 1155–
1166. doi:10.1007/s001220051419.

[4] Nguyễn Công Khẩn, Hà Thị Anh Đào. 2007. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam.
NXB Y học, trang 211

[5] M. Moresi, M. Spinosi. 1980. Engineering factors in the production of concentrated


fruit juices 1. Fluid physical properties of orange juices, J. Fd Technol. 15, 265-276

[6] Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông. 2006. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa
chất, tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 447 trang

[7] Phạm Văn Bôn. 2004. Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm, tập 5 -
Quá trình và thiết bị truyền nhiệt, Quyển 1 – Truyền nhiệt ổn định, NXB Đại học quốc gia
Tp.HCM, 418 trang

[8] Nguyễn Tấn Dũng. 2015. Quá trình và thiết bị công nghệ Hóa học và Thực phẩm, tập
2, Quá trình và thiết bị truyền nhiệt, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM, 474 trang.

[9] Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông. 2006. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa
chất, tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 632 trang.

[10] Hoàng Văn Bôn, Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam. 2006. Quá trình và thiết bị công
nghệ hóa học, tập 10, Ví dụ và bài tập, trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM, 463 trang
[11] Bộ môn máy và thiết bị. 2004. Bảng tra cứu quá trình cơ học - truyền nhiệt – truyền
khối, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM, 67 trang

[12] Nguyễn Văn May. 2006. Thiết bị truyền nhiệt và chuyển khối, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, 289 trang.
[13] Hồ Lê Viên. 2006. Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hóa chất và dầu khí, NXB
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 239 trang

Gđ =
G c . x c 800.12

=
20 ( )
=1333.33
kg
h

You might also like