Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Khái niệm
1. Rừng:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và
các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành
phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên
trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng
2. Tài nguyên rừng:

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự
nhiên mà con người có thể khai thác và chế biến để sử dụng. Tài nguyên rừng là 1 phần của tài
nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài
nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại.
Theo tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại là: 

– Rừng phòng hộ: gồm các rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ
lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng
phòng hộ chắn sóng ven biển. 
– Rừng đặc dụng: được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn
nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn
hóa và danh lam thắng cảnh cho du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu
bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi trường.
– Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng,
động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.
 Bên cạnh đó chúng ta không quên nói đến vai trò của tài nguyên rừng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội là: nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, là yếu tố thúc đẩy
sản xuất phát triển và cũng là yếu tố quan trọng cho tích luỹ để phát triển 1

II. Tổng quan về pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam:

Cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo
vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh về bảo vệ rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển
rừng.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện
các quy định về bảo vệ rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1
Nguồn: https://vietnambiz.vn/tai-nguyen-rung-forest-resources-la-gi-20190921201925821.htm
hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quyết định về quản
lý, bảo vệ rừng, chấp hành sự huy động về nhân lực, phương tiện của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng

III. Tổng quan về tình hình phát triển rừng ở Việt Nam:

Theo đánh giá, thời gian qua việc triển khai, áp dụng các chính sách đầu tư bảo vệ và phát
triển rừng ở nước ta đã và đang phát huy hiệu quả, đạt được những thành tựu tích cực, góp
phần bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng hiện có, cải thiện đời sống những người làm
nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa… Đây là những bước đi
quan trọng của ngành lâm nghiệp, khẳng định vị trí cũng như tầm quan trọng của phát triển
kinh tế rừng song cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với công tác quản lý, nhằm phát triển
rừng hiệu quả, bền vững...

 Một đất nước có nền kinh tế phát triển, một xã hội công bằng, tiến bộ thì ở đó pháp luật
được đặt lên hàng đầu. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì vai
trò to lớn của pháp luật ngày càng thể hiện rõ. Pháp luật là cán cân công lý, là chuẩn mực
để tuân theo, là công cụ để nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
 Pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là một lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể
các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh có liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Các quy phạm
pháp luật bao gồm các quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng, quy định về bảo vệ thực vật
rừng và động vật rừng, quy định về phòng cháy chữa cháy rừng,….
 Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng được đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên
quan đến hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng, Tuy nhiên vấn đề quản lý nhà nước về bảo
vệ và phát triển rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả công tác
này .
IV. Khái quát chung về tình hình phát triển rừng ở Việt Nam :
Những năm qua mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song công tác quản lý bảo
vệ rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, được cộng đồng xã hội quan tâm sâu sắc hơn;
chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu
nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Cùng với đó, việc Việt Nam hội nhập
ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại song
phương và đa phương đã có tác động tích cực trong việc tăng giá gỗ rừng trồng; tạo động
lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng để thay thế gỗ rừng tự nhiên. Cơ chế, chính sách
từng bước được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, thu hút các thành phần kinh tế tham gia
bảo vệ và phát triển rừng.
Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84% năm 2015 lên
41,89% năm 2019, ước năm 2020 đạt khoảng 42%, đạt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đến cuối năm 2019, tổng diện tích rừng có
chứng chỉ quản lý rừng bền vững toàn quốc đạt 269,1 nghìn ha trên địa bàn 24 tỉnh (trong
đó, diện tích được cấp chứng chỉ rừng theo Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam là 10
nghìn ha). Diện tích được cấp mới chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong năm 2019 là
gần 43 nghìn ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững
đạt 2,0 triệu m3.
Song song với việc xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đạt tiêu chuẩn, ngành
Lâm nghiệp và các địa phương cũng từng bước tập trung phát triển cây lâm nghiệp bền
vững. Nhiều giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được chọn và
đưa vào phát triển trong sản xuất. Nhiều tiến bộ kỹ thuật về thâm canh rừng, quản lý rừng
bền vững, quy trình công nghệ, thiết bị, nguyên liệu phụ trợ tiên tiến trong khai thác, bảo
quản, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ đã chuyển giao vào sản xuất và mang lại hiệu quả
thiết thực. Năm 2019, công tác khoán bảo vệ rừng cả nước đã đạt hơn 6 triệu ha. Việc
trồng rừng tại các địa phương đã có quy hoạch, tạo sự liên kết bền vững giữa doanh
nghiệp và người trồng rừng. Trong năm 2019, các địa phương đã sản xuất được hơn 600
triệu cây giống, trong đó cây gieo ươm từ hạt là 500 triệu cây (gồm: Cây keo tai tượng,
thông mã vĩ, hồi, lát hoa, quế, mỡ, lim xanh, bồ đề, sa mộc). Công tác kiểm soát chất
lượng giống cây trồng rừng đã đạt 85%...
V. Nội dung pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng:
Với nội dung của nguyên tắc bảo vệ rừng phải đảm bảo phát triển bền vững thì việc khai thác, sử
dụng rừng, đất rừng phải theo đúng các quy định của pháp luật, đồng thời phải có kế hoạch và
thực hiện trong quy hoạch mà Nhà nước đặt ra, áp dụng ở tất cả các địa phương trên cả nước
 Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng
phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học,
bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 Điều 37 Luật Lâm Nghiệp 2017

1. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý,
bảo vệ.
2. Chính phủ quy định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm và các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về
buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm
sản ngoài gỗ và động vật rừng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 Điều 38 Luật Lâm Nghiệp 2017 2

2
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-lam-nghiep-367277.aspx

You might also like