Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 46

1

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TIỀN GIANG


TRƯỜNG TRUNG CẤP GÒ CÔNG

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: HÀN CƠ BẢN
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

Ban hành kèm theo Quyết định số: ....../QĐ-TTCGC ngày … tháng … năm ……
của Trường Trung cấp Gò Công

Tiền Giang, năm 2020


(Lưu hành nội bộ)
2

LỜI GIỚI THIỆU


Hàn cơ bản là một trong những mô đun cơ sở được biên soạn dựa trên
chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề điện công nghiệp của trường Trung
cấp Gò Công.
Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã
được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu nhất, trong mỗi bài đều có ví dụ và
bài tập áp dụng để làm sáng tỏ lý thuyết.
Khi biên soạn, giáo viên biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm giảng dạy,
tham khảo đồng nghiệp và tham khảo ở nhiều giáo trình hiện có để phù hợp với
nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung được
biên soạn gắn với nhu cầu thực tế.
Nội dung của mô đun gồm có 7 bài:
Bài 1: Những qui định an toàn – Lắp đặt và vận hành máy hàn điện.
Bài 2: Gây và duy trì hồ quang – Hàn điểm - hàn đường thẳng.
Bài 3: Hàn bằng giáp mối không vảt mép.
Bài 4: Hàn bằng chồng mí
Bài 5: Hàn bằng ghép góc chữ T
Bài 6: Hàn đắp mặt phẳng
Bài 7: Hàn đắp trục trụ tròn

Trong quá trình giảng dạy và biên soạn giáo trình này, tôi đã nhận được sự
động viên của các thầy trong hội đồng thẩm định giáo trình cũng như những ý
kiến của các đồng nghiệp trong khoa Điện – Điện Tử. Tôi xin chân thành cảm ơn
và hy vọng rằng giáo trình này sẽ giúp cho việc dạy và học của trường chúng ta
ngày càng tốt hơn.
Tiền Giang, ngày….tháng… năm 2020
Giáo viên biên soạn

Huỳnh Trọng Hiếu


3

MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu 5
Bài 1: Những qui định an toàn – Lắp đặt và vận hành máy hàn điện 7
1. Lắp đặt và vận hành máy hàn điện 7
2. Những qui định an toàn xưởng thực tập hàn 11
Bài 2: Gây và duy trì hồ quang – Hàn điểm - hàn đường thẳng 13
1. Công việc chuẩn bị 13
2. Qui trình công nghệ 15
3. Các hiện tượng thường xảy ra khi mồi hồ quang 21
4. Các dạng sai hỏng khi hàn điểm và đường thẳng. 21
Bài 3: Hàn bằng giáp mối không vảt mép. 23
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết hàn 23
2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ 24
3. Qui trình thực hiện 24
4. Những khuyết tật khi hàn 25
Bài 4: Hàn bằng chồng mí 28
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết hàn 28
2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ 28
3. Qui trình thực hiện 28
4. Những khuyết tật khi hàn 30
Bài 5: Hàn bằng ghép góc chữ T 32
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết hàn 32
2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ 33
3. Qui trình thực hiện 33
4. Những khuyết tật khi hàn 35
Bài 6:Hàn đắp mặt phẳng 38
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết hàn 38
2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ 38
3. Qui trình thực hiện 38
4. Các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra 39
Bài 7: Hàn đắp trục trụ tròn 42
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết hàn 42
2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ 42
3. Qui trình thực hiện 43
4. Các dạng khuyết tật khi hàn và cách khắc phục 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
4

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN


Tên mô đun: Hàn cơ bản
Mã mô đun: MĐ 10
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 11 giờ; Thực hành, thảo luận,
thí nghiệm, bài tập: 46 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:


- Vị trí :
Hàn cơ bản là một mô đun đào tạo trong chương trình nghề Điện công nghiệp.
- Tính chất của mô đun:
Là mô đun mang tính chất bổ trợ cho tay nghề phần thực hành gia công, sửa
chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí, vì trong quá trình thực hiện cần phải sử dụng
đến phương pháp hàn để làm đồ gá, gá lắp cố định các chi tiết sau khi gia công ...
mới hoàn thành được công việc.
- Ý nghĩa và vai trò: là mô đun bắt buộc
Mục tiêu mô đun:
1. Kiến thức:
+ Cung cấp các kiến thức cơ bản về phương pháp hàn điện.
2. Kỹ năng:
+ Hàn được những mối hàn ở vị trí bằng như: hàn giáp mối, hàn góc, hàn
chồng mí phục vụ cho việc lắp đặt các chi tiết sau khi gia công.
+ Hàn đắp được các chi tiết dạng mặt phẳng hoặc trụ tròn phục vụ cho công
việc sửa chữa phục hồi.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Cẩn thận, kiên trì, nghiêm túc.
+ Bảo quản tốt dụng cụ, thiết bị thực tập.
+ Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp, đảm bảo an toàn lao động.
NỘI DUNG MÔ ĐUN
Số Tên các bài trong mô đun Thời gian
TT Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành, thảo tra
luận
1 Những qui định an toàn – Lắp 4 1 3
đặt và vận hành máy hàn điện.
1. Lắp đặt và vận hành máy
hàn điện

2. Những qui định an toàn


xưởng thực tập hàn
5

2 Gây và duy trì hồ quang – 8 1 7


Hàn điểm - hàn đường thẳng.
1. Công việc chuẩn bị
2. Qui trình công nghệ:
3. Các hiện tượng thường
xảy ra khi mồi hồ quang.
4. Các dạng sai hỏng khi
hàn điểm và đường thẳng.
3 Hàn bằng giáp mối không vảt 8 2 5 1
mép.
1. Đọc và nghiên cứu bản
vẽ chi tiết hàn
2. Chuẩn bị trang thiết bị
dụng cụ
3. Qui trình thực hiện
4. Những khuyết tật khi hàn
4 Hàn bằng chồng mí 4 1 3
1. Đọc và nghiên cứu bản
vẽ chi tiết hàn
2. Chuẩn bị trang thiết bị
dụng cụ
3. Qui trình thực hiện
4. Những khuyết tật khi hàn
5 Hàn bằng ghép góc chữ T 8 1 6 1
1. Đọc và nghiên cứu bản
vẽ chi tiết hàn
2. Chuẩn bị trang thiết bị
dụng cụ
3. Qui trình thực hiện
4. Những khuyết tật khi hàn
6 Hàn đắp mặt phẳng 8 1 6 1
1. Đọc và nghiên cứu bản
vẽ chi tiết hàn
2. Chuẩn bị trang thiết bị
dụng cụ
3. Qui trình thực hiện
4. Các hiện tượng hư hỏng
thường xảy ra
6

7 Hàn đắp trục trụ tròn 8 1 7


1. Đọc và nghiên cứu bản
vẽ chi tiết hàn
2. Chuẩn bị trang thiết bị
dụng cụ
3. Qui trình thực hiện
4. Các dạng khuyết tật khi
hàn và cách khắc phục
8 Ôn thi 8 2 6
9 Thi kết thúc mô đun 4 1 3
Cộng 60 11 46 3
7

Bài 1
NHỮNG QUI ĐỊNH AN TOÀN VÀ LẮP ĐẶT
VẬN HÀNH MÁY HÀN ĐIỆN

Giới thiệu:
Giới thiệu cho ngưòi học phân biệt được máy hàn điện xoay chiều, máy hàn điện
một chiều, máy 220V, máy 380V, lắp đặt và vận hành được máy hàn điện theo
đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn điện.
Mục tiêu của bài:
- Hiểu nội quy an toàn xưởng thực tập hàn.
- Phân biệt được máy hàn điện xoay chiều, máy hàn điện một chiều, máy 220V,
máy 380V.
- Biết đấu cực thuận, cực nghịch đối với máy hàn điện một chiều cũng như công
dụng của chúng.
- Lắp đặt và vận hành được máy hàn điện theo đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật và
đảm bảo an toàn điện.
- Biết tổ chức khoa học nơi làm việc của thợ hàn
Nội dung chính:
1.Lắp đặt và vận hành máy hàn điện
1.1 Các loại máy hàn điện
1.1.1 Máy hàn điện một chiều( máy hàn điện tử)
 - Là loại máy dùng dòng 1 chiều nhưng tính năng của nó không hoàn toàn giống
máy phát điện. Lúc hàn thường xảy ra hiện tượng ngắn mạch, cho nên nó phải có
bộ phận ngăn ngừa cường độ ngắn mạch quá lớn. Muốn dễ tạo tia hồ quang thì
điện áp gây tia hồ quang cần phải đủ lớn (80V), sau khi hồ quang đã xuất hiện
thì ngay lập tức điện áp giảm ngay xuống điện áp hàn (15 - 45V). Mặt khác, các
tính chất và điều kiện hàn không giống nhau (nguyên liệu, que hàn to hay nhỏ,
chiều dày vật hàn) nên với cùng một điện áp hàn lại cần các cường độ dòng điện
hàn khác biệt, vì thế cường độ hàn nên được điều chỉnh trong phạm vi thích hợp.
- Ưu điểm khi sử dụng máy hàn điện 1 chiều so với phương pháp trực tiếp dùng
điện 1 chiều là điện hàn cung cấp độc lập, không bị hạn chế bởi việc ngừng trệ
bởi các nguyên nhân khác, đồng thời cũng có thể phối hợp thường xuyên với nhu
cầu trong công tác hàn. Có thể thiết lập máy hàn có điện áp thấp và cường độ
cao, điều đó sẽ giảm phí tổn khi dùng, máy móc lại gọn nhẹ, dễ dàng vận
chuyển.
8

Hình 1.1.1 Máy hàn điện tử


1.1.2 Máy hàn điện xoay chiều
- Máy hàn điện xoay chiều thường có cấu tạo cơ bản như sau: Đối với máy hàn
que điện tử bao gồm bộ nguồn, biến áp sung, dios sung, chỉnh lưu. Đối với máy
hàn hồ quang sẽ bao gồm nguồn, biến áp, chỉnh dòng.
- Máy hàn điện dùng điện xoay chiều là máy biến áp được sử dụng để làm giảm
điện áp của nguồn điện xoay chiều xuống. Nếu sử dụng loại máy biến áp này
cũng phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về quan hệ của cường độ dòng điện
và điện áp trong lúc hàn, nên do đó cấu tạo của nó cũng sẽ khác với máy biến áp
thông thường.
- Muốn thỏa mãn điều kiện nói trên, máy biến áp phải dùngcác cách như điều
chỉnh điện áp để điều chỉnh cường độ hàn hoặc dùng cuộn dây cảm ứng để có
thể điều chỉnh cường độ hàn.
- So sánh hiệu suất của máy biến áp hàn xoay chiều (80 - 90%) so với máy hàn
điện một chiều (50 – 70) có thể thấy máy biến áp hàn xoay chiều tốt hơn, tổn thất
không tải mà máy biến áp xoay chiều chỉ chừng 2% cho nên dùng điện xoay
chiều tương đối thuận lợi.
9

Hình 1.1.2 Máy hàn biến thế


1.2 Lắp đặt và vận hành
* Những phụ tùng và dụng cụ cần thiết:
- Kẹp hàn: Được dùng để kẹp giữ điện cực và để dẫn dòng điện hàn, do đó kẹp
phải có lớp cách điện đủ an toàn.
- Kẹp nối mát: dùng để nối dây mát vào chi tiết hàn, kẹp phải đảm bảo tiếp xúc
điện tốt, dễ sử dụng.
- Dây điện và dây nối mát: các dây này là loại nhiều dây nhôm hoặc dây đồng
được bọc trong lớp vải và cao su cách nhiệt. Kích cở dây phải phù hợp với công
suất máy hàn và khoảng cách giữa máy hàn đến chi tiết hàn.
- Búa gõ xỷ và bàn chải sắt: dùng làm sạch xỷ hàn trên mối hàn và bề mặt vật hàn
sau khi hàn xong.

- Mặt nạ hàn với kính bảo vệ: dùng bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng hồ quang
và tia cực tím… ảnh hưởng đến thị giác và da.
10

 Lựa chọn dây cáp hàn.


 Đấu kềm hàn vào dây cáp hàn.
 Đấu kẹp mát vào dây mát.
 Đấu dây hàn, dây mát vào máy.
 Đấu dây dẫn điện sơ cấp vào đầu vào của máy.
 Kiểm tra các chổ đấu nối và xiết chặt.
 Đấu dây sơ cấp vào cầu dao và đóng điện.
 Điều chỉnh dòng hàn đạt tới dòng định mức.
 Đóng công tắc cho máy hoạt động.
Chú ý: với máy DC phải kiểm tra cách đấu cực tính:
- Đấu thuận: cực dương của nguồn điện hàn nối với vật hàn và cực âm với
que hàn  Độ ngấu sâu.
11

- Đấu nghịch: cực dương của nguồn điện hàn nối với que hàn và cực âm
nối với vật hàn  Độ ngấu thấp

2.Những qui định an toàn xưởng thực tập hàn


- Học sinh vào xưởng phải đúng giờ, lớp trưởng kiểm tra sỉ số và báo cáo giáo
viên số người vắng mặt.
- Học sinh vào thực tập phải mặc áo BHLĐ, phải có đầy đủ sách vở theo qui
định, nếu không sẽ không vào được xưởng.
- Nghĩ học phải có giấy phép, đi trễ phải có giấy vào lớp của phòng quản sinh,
sau khi nghĩ phải chp bi đầy đủ.
- Phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên, không đi lại lộn xộn
trong phân xưởng, không được phép ra ngoài khi chưa có sự cho phép của giáo
viên.
- Không được sử dụng máy khi không được phân công.
- Tuyệt đối không làm được làm đồ tư trong giờ thực hành, không được làm thay
bài tập cho bạn.
- Khi thực tập, nếu xảy ra tai nạn lao động hoặc hư hỏng máy móc phải cắt điện
ở máy ngay và báo cáo với giáo viên phụ trách.
- Phải bảo quản những dụng cụ được cấp phát, nếu làm hư hỏng hoặc mất mác
phải bồi thường.
- Nếu phát hiện có người lạ mặt hoặc học sinh khác xưởng vào xưởng thì cần
báo ngay cho giáo viên.
- Trước khi hết giờ làm việc phải dọn dẹp dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu gọn
gàng và lau chùi sạch sẽ, phải vệ sinh phân xưởng sau đó tập trung kiểm tra sỉ số
và giáo viên phụ trách nhận xét nếu cần thiết.
* Bài tập thực hành của học sinh
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm:
Mỗi nhóm từ 3 – 4 học sinh thực hành trên 1 mô hình máy hàn, sau đó
luân chuyển sang mô hình khác, cố gắng sắp xếp để có sự đa dạng đảm bảo tối
thiểu: 01 mô hình là máy hàn xoay chiều, 01 mô hình là máy hàn một chiều cho
mỗi nhóm học sinh thao tác vận hành an toàn thiết bị hàn.
12

3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.


* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
THANG ĐIỂM
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐIỂM ĐẠT
- Chuẩn bị máy hàn, que hàn 0.5
1 Chuẩn bị
- Chuẩn bị phôi hàn 0.5
- Chọn đúng Amper hàn 0.5
Qui trình
2 - Chọn đúng vị trí hàn 0.5
hàn
- Chọn đúng hướng đi của que hàn 0.5
- Mối hàn không bị rỗ 2.0
Yêu cầu - Mối không bị lủng (chảy) 1.0
3
kỹ thuật - Phôi hàn được chảy đều 2 bên ở vị
1.0
trí hàn
- Đúng thời gian 1.0
- Trễ dưới 10 phút 0.5
4 Thời gian
- Trễ quá 10 phút: thu bài, chấm theo
0.0
tiến độ
- Nơi làm việc ngăn nắp, vệ sinh sạch
0.5
An toàn, sẽ
5 vệ sinh - Thái độ học tập nghiêm túc 0.5
- Đúng đồng phục qui định 0.5
6 Vấn đáp - Trả lời 2 câu hỏi, mỗi câu 0.5 điểm 1.0
10.0
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Trình bày quy trình lắp đặt và vận hành máy hàn điện ?
Câu 2: Trình bày phân loại các loại máy hàn ?
13

BÀI 2
GÂY VÀ DUY HỒ QUANG – HÀN ĐIỂM – HÀN
ĐƯỜNG THẲNG

Giới thiệu: Bài gây và duy trì hồ quang – hàn điểm – hàn đưòng thẳng giới thiệu
cho ngưòi học các phưong pháp gây và duy trì hồ quang, và kỹ năng hàn được
các điểm hàn tròn đều.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các phương pháp gây và duy trì hồ quang
- Gây hồ quang không bị chập mạch và luôn cháy ổn định
- Hàn được các điểm hàn tròn đều, ngấu, rong bóng.
- Hàn được các đường hàn ngắn thẳng đều.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung chính
1.Công việc chuẩn bị
1.1. Khái niệm hồ quang hàn:
- Hồ quang hàn: Là hiện tượng phóng điện cực mạnh và liên tục qua môi trường
khí đã bị ion hoá giữa các điện cực. Hồ quang hàn phát ra một nguồn ánh sáng
và cung cấp một nguồn nhiệt lớn, nguồn nhiệt sẽ làm nóng chảy vật liệu hàn và
kim loại cơ bản.
- Sự tạo thành bể hàn:
Khi hàn, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hàn, một phần kim loại cơ bản tại vị
trí mép hàn cùng với kim loại bổ sung que hàn bị nóng chảy tạo ra một khu vực
kim loại lỏng gọi l vũng hàn.
Vũng hàn chia làm hai phần (hình vẽ):
- Phần xảy ra quá trình nóng chảy của kim loại cơ bản và kim loại bổ sung
(A)
- Phần diễn ra quá trình kết tinh và hình thành mối hàn (B) Trong vũng hn,
kim loại lỏng luơn ở trạng thi chuyển động và xáo trộn không ngừng, kim loại
lỏng ở phần đầu bị đẩy lùi về phía đuôi một cách tuần hoàn dưới tác dụng của áp
14

suất dòng khí lên bề mặt kim loại vũng hàn. Vì vậy, bề mặt mối hàn sau khi hình
thành không phẳng vá có dạng sóng hình vảy cá xếp chồng.

Khi hàn, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hàn, một phần kim loại cơ bản tại vị
trí mép hàn cùng với kim loại bổ sung que hàn bị nóng chảy tạo ra một khu vực
kim loại lỏng gọi là vũng hàn.
- Gây và duy trì hồ quang: có hai phương pháp:
- Gây hồ quang theo phương pháp mổ thẳng: Gõ đầu que 2

hàn lên bề mặt vật hàn cho chập mạch, sau đó tách và giữ
khoảng cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn 2 ÷ 4 mm.
- Gây hồ quang theo phương pháp ma sát (quẹt):
Quẹt đầu que hàn trên bề mặt vật hàn cho phát hồ quang, 2
sau đó giữ khoảng cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn 2 ÷
4 mm.
1.2 Đọc bản vẽ

10 20 20 20
20 10
1020

10 30 20
15

Yêu cầu kỹ thuật:


- Mối hàn đúng kích thước
- Mối hàn không bị khuyết tật
1.3 Chuẩn bị
- Thiết bị, dụng cụ: Máy hàn, kềm hàn, kính hàn …
- Vật tư: tôn 6 ly và que hàn 3,2.
2. Qui trình công nghệ:
2.1. Cắt phôi nắn phẳng và làm sạch
*Phương pháp chuyển động que hàn theo hình đừơng thẳng

Hình 4: Chuyển động đường thẳng


Phải duy trì chiều dài hồ quang không thay đổi và chuyển động về hướng
trước chiều hàn không dao động ngang do vậy hồ quang cháy ổn định độ sâu
nóng chảy tương đối lớn dùng làm lớp thứ nhất mối hàn nhiều lớp. Hàn những
chi tiết có chiều dày S £ 3mm.
+ Dao động que hàn theo hình đường thẳng đi lại: Đầu que hàn chuyển động
theo đường thẳng đi lại theo chều dọc mối hàn. Đặc điểm tốc độ hàn nhanh, mối
hàn hẹp toả nhiệt nhanh, ứng dụng mối hàn có khe hở lớn. Lớp thứ nhất mối hàn
nhiều lớp hoặc khi hàn tấm có chiều dày mỏng.

Hình 5: Dao động que hàn kiểu đường thẳng đi lại


+ Dao động que hàn theo hình răng cưa: Đưa đầu que hàn chuyển động liên
tục theo hình răng cưa và có điểm dừng 2 cạnh đề phòng khuyết cạnh.
Mục đích nhằm khống chế tính lưu động của kim loại chảy và bề rộng mối
hàn cần thiết.
16

Đặc điểm dễ thao tác dùng nhiều trong sản xuất. ứng dụng hàn bằng, hàn
ngửa, hàn đứng giáp mối với chiều dày S ³ 4mm.

Hình 6: Dao động que hàn hình răng cưa


+ Dao động que hàn theo hình bán nguyệt: Cho đầu que hàn chuyển động
sang trái, phải theo hình bán nguyệt có điểm dừng hai cạnh. Đặc điểm kim loại
nóng chảy tốt, thời gian giữ nhiệt tương đối dài, xỉ hàn dễ nổi lên mặt mối hàn,
khí dễ thoát ra.
Công dụng: Tương tự như dao động que hàn hình răng cưa.

Hình 7: Dao động que hàn theo hình bán nguyệt


+ Dao động que hàn theo hình tam giác: Cho đầu que hàn chuyển động theo
hình tam giác. Căn cứ vào phạm vi ứng dụng có hai loại:
- Dao động que hàn theo hình tam giác nghiêng (b) thích hợp hàn vát cạnh vị
trí hàn ngang, hàn góc ở vị trí hàn bằng, hàn ngửa. Ưu điểm dễ khống chế kim
loại chảy, mối hàn hình thành tốt.
- Dao động que hàn hình tam giác cân (a) dùng hàn đứng vát cạnh, ghép góc,
ưu điểm hình thành mặt cắt mối hàn tương đối dày, ít sinh ra khuyết tật lẫn xỉ
hàn.

a) b)
Hình.8: Dao động que hàn theo hình tam giác
a) Dao động hình tam giác cân b) Dao động hình tam giác ghiêng
+ Dao động que hàn theo hình tròn.
17

- Dao động que hàn theo hình tròn thích hợp hàn những chi tiết tương đối
dày S³5mm ở vị trí hàn bằng. Ưu điểm xỉ dễ nổi lên mặt mối hàn, ôxi, nitơ dễ
thoát ra.
+ Dao động que hàn hình tròn lệch thích hợp hàn ngang giáp mối, hàn góc ở
vị trí hàn bằng, hàn ngửa vì dễ khống chế kim loại chảy nhỏ xuống dưới.

a) b)
Hình 9: Sơ đồ đưa que hàn hình vòng tròn
a) Vòng tròn, b) Vòng tròn lệch
+ Dao động que hàn hình số 8: Dùng để hàn mối hàn có bề rộng lớn.

Hình 10: Dao động que hàn theo hình số 8

2.2. Vạch dấu các điểm và các đường để hàn trên phôi.
+ Bắt đầu hàn: trường hợp chung mối hàn phần này hơi cao, bởi vì nhiệt độ
của vật hàn trước khi hàn hơi thấp. Sau khi mồi hồ quang không thể làm cho
nhiệt độ kim loại tăng ngay được cho nên độ sâu nóng chảy nông giảm cường độ
môí hàn. Để khắc phục hiện tượng nàylà sau khi mồi hồ quang kéo dài hồ quang
một tí tiến hành dự nhiệt vật hàn sau đó rút ngắn hồ quang và tiến hành hàn bình
thường.
+ Nối liền mối hàn: Do chiều dài que hàn hạn chế nên không hàn hết chiều
dài mối hàn nên phải nối mối1 hàn. 2

1 2

1 2

1 2
18

Hình 11: Các kiểu đầu nối mối hàn

- Phần đầu mối hàn sau nối phần cuối mối hàn trứơc.
- Phần cuối hai mối hàn nối với nhau.
- Phần cuối mối hàn sau nối phần đầu mối hàn trước.
- Phần đầu hai mối hàn nối với nhau.
Phần nối mối hàn có đặc điểm rộng hẹp, cao thấp không đều nhau. Để
phòng ngừa bớt những thiếu sót khi áp dụng cần chú ý thêm:
+ Kiểu thứ nhất và kiểu thứ tư (a,d). có thể mồi hồ quang chỗ chưa hàn và
kéo dài hồ quang một chút và ngừng một lát ở rãnh hồ quang rồi rút ngắn hồ
quang tiến hành hàn bình thường. (Hình 2.40)
+ Kiểu thứ 2,3 (b,c) phải chú ý khi que hàn đến phần đầu, hoặc phần cuối của
mối hàn phải nâng cao hồ quang một ít. Sau đó tiếp tục hàn một đoạn, cuối cùng
dần dần kéo dài hồ quang để tự nó tắt.

10 - 15

Hình 12: Mồi hồ quang đầu nối mối hàn

+ Kết thúc mối hàn: Khi hàn xong mối hàn, khi kết thúc kéo ngay hồ quang
ra thì sẽ tạo ra cho ngoài vật hàn có rãnh thấp hơn bề mặt vật hàn. Nếu rãnh hồ
quang quá sâu thì tập trung ứng suất và gây nứt. Cho nên khi kết thúc phải điền
đầy rãnh hồ quang bằng cách hàn ngắt hồ quang vài lần hoặc ngừng không
chuyển động que hàn rồi từ từ ngắt hồ quang ra.
* Kỹ thuật hàn mối hàn ở vị trí bằng:
Hàn bằng được ứng dụng nhiều trong thực tế, vì có nhiều ưu điểm, dễ thao tác.
Sau khi kim loại nóng chảy, những giọt kim loại dựa vào trọng lượng của bản
thân nhỏ vào vùng nóng chảy một cách dễ dàng. Người thợ dễ quan sát vùng
nóng chảy kim loại, người thợ quan sát không mệt mỏi, có thể dùng que hàn và
19

dòng điện tương đối lớn, như vậy nâng cao năng suất lao động, chất lượng mối
hàn cao
* Hàn bằng giáp mối: Có thể không vát cạnh hoặc có thể vát cạnh. Việc hàn
đính có ảnh hưởng chất lượng mối hàn; yêu cầu mối hàn đính chắc ngấu, không
gồ cao, số lượng mối đính nđ = L/LKC + 1.
Trong đó L chiều dài mối hàn (mm).
Lkc khoảng cách hai mối đính L KC = (40 – 50).S không vượt quá 300; S là
chiều dàyvật hàn.
Chiều dài mối hàn đính Lđ = (3 – 4).S.
Khi hàn đính thường dùng que hàn d = 3mm, tăng dòng điện hàn đính 15 –
20% so với hàn bằng.
Tiến hành hàn mặt không có mối đính trước, đưa que hàn theo hình đường
thẳng khi S < 3mm và đưa hình răng cưa, bán nguyệt khi S ≥ 4mm; góc độ que
hàn so với trục hàn theo hướng hàn 60 – 75 o; so với hai mặt bên 90 o. Khi hàn
người thợ quan sát vùng nóng chảy để điều chỉnh tốc độ hợp lý; duy trì hồ quang
ngắn Lhq = 2 – 4 mm. Đối với chi tiết có chiều dày S ≥ 6mm vát chữ V, và S ≥
12mm vát chữ X.

2.3. Chọn chế độ hàn

Hình 13: Lắp que hàn

Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn.(hình 14)


- Đóng cầu dao điện vào máy.
- Chỉnh Ih = 130 ¸ 140 (A).
- Kiểm tra dòng điện hàn.
20

Hình14: Điều chỉnh


dòng

2.4. Gây hồ quang theo phương pháp mổ thẳng và



hàn các điểm đã vạch trên phôi


- Đặt chi tiết lên bàn hàn song song với vị trí ngồi.


- Gây hồ quang và tiến hành hàn từ mép đường vạch
dấu vào, sao cho trục que hàn hợp với trục đường hàn một
góc a và hợp với mặt phẳng hai bên một góc b. Đồng thời Hình 15
chuyển động que hàn theo bán nguyệt hoặc hình răng cưa.
(Kính hàn đặt cách xa so với vật hàn khoảng 400 ¸ 500 mm, mắt luôn chú ý vào
cột hồ quang và giữ chiều dài hồ quang 2 ¸
3mm).
Góc a = 75° ¸ 85° ; góc b = 90° .
- Di chuyển đường hàn sang hai bên và dừng Hình 16
một ít ở phía ngoài đường hàn.
- Bề rộng với chuyển động ngang que hàn khoảng 3 lần đường kính que hàn
(8¸9 mm).

- Kết thúc đường hàn.


Dùng hồ quang ngắt quãng để rãnh hồ quang điền đầy ở
Hình 17
cuối đường hàn.
2.5. Gây hồ quang theo phương pháp ma sát và hàn các đường đã vạch trên
phôi.
- Đầu nối mối hàn.
Làm sạch xỉ hàn tại chỗ nối khoảng 15 ¸ 20 mm, gây hồ quang phía sau
vũng hàn, sau đó đưa que hàn lên phía trên điểm nối, điều chỉnh cho kim loại
điền đầy rãnh hồ quang và di chuyển que hàn theo hướng hàn.
21

Làm sạch mối hàn. (hình 18)


- Mối hàn để nguội.
- Dùng búa gõ xỉ và đục bằng làm sạch mối hàn
- Làm sạch mối hàn bằng bàn chải sắt

Kiểm tra mối hàn. (hình 19)


- Hình dáng mối hàn.
- Kiểm tra chiều dài, chiều rộng, chiều cao mối hàn
bằng thước lá, dưỡng kiểm. Hình 19
- Kiểm tra các khuyết tật của mối hàn: lẫn xỉ, khuyết
cạnh, chảy tràn...

3. Các hiện tượng thường xảy ra khi mồi hồ quang.


- Mồi hồ quang bị chập mạch: do Ih yếu, khi mồi không linh hoạt bằng cổ tay để
nhanh chóng nâng que hàn lên. Lúc này phải lập tức lắc que hàn sang phải, trái để
nhấc que ra. Nếu que vẫn dính vào vật hàn phải lập tức bóp kềm để nhả tách que
hàn khỏi kềm hàn tránh hỏng máy hàn.
- Hồ quang bị tắt: do cột hồ quang dài quá.
- Hồ quang không ổn định: chiều dài cột hồ quang bị thay đổi
4. Các dạng sai hỏng khi hàn điểm và đường thẳng.
- Các điểm hàn có đường kính to nhỏ khác nhau: do thời gian giữ nhiệt
không đều và dao động khác nhau.
- Điểm hàn không rong bóng, sần sùi: Ih yếu  bị chập mạch (bị dính).
- Đường hàn bị rổ, không ngấu: Ih yếu, Vh nhanh, lhq dài./.

* Bài tập thực hành của học sinh


1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm:
Mỗi nhóm từ 3 – 4 học sinh thực hành trên 1 mô hình máy hàn, sau đó
luân chuyển sang mô hình khác, cố gắng sắp xếp để có sự đa dạng đảm bảo tối
thiểu: 01 mô hình là máy hàn xoay chiều, 01 mô hình là máy hàn một chiều cho
mỗi nhóm học sinh thao tác vận hành an toàn thiết bị hàn.
22

3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.


* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
THANG ĐIỂM
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐIỂM ĐẠT
- Chuẩn bị máy hàn, que hàn 0.5
1 Chuẩn bị
- Chuẩn bị phôi hàn 0.5
- Chọn đúng Amper hàn 0.5
Qui trình
2 - Chọn đúng vị trí hàn 0.5
hàn
- Chọn đúng hướng đi của que hàn 0.5
- Mối hàn không bị rỗ 2.0
Yêu cầu - Mối không bị lủng (chảy) 1.0
3
kỹ thuật - Phôi hàn được chảy đều 2 bên ở vị
1.0
trí hàn
- Đúng thời gian 1.0
- Trễ dưới 10 phút 0.5
4 Thời gian
- Trễ quá 10 phút: thu bài, chấm theo
0.0
tiến độ
- Nơi làm việc ngăn nắp, vệ sinh sạch
0.5
An toàn, sẽ
5 vệ sinh - Thái độ học tập nghiêm túc 0.5
- Đúng đồng phục qui định 0.5
6 Vấn đáp - Trả lời 2 câu hỏi, mỗi câu 0.5 điểm 1.0
10.0

BÀI 3
23

HÀN BẰNG GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP


Giới thiệu:
Hàn giáp mối ở không vát mép được áp dụng nhiều trong thực tế với ưu
điểm là năng suất quá trình hàn cao. Do đó nêu điều kiện cho phép chúng ta
nên chuyển về vị trí bằng để hàn. Việc có được kỹ năng hàn giáp mối ở vị trí
bằng sẽ giúp chúng ta có bước ban đầu trong việc phát triển kỹ năng.
Mục tiêu của bài:
- Chuẩn bị được vật hàn, chọn được chế độ hàn và cách lắp ghép.
- Hàn được đường hàn thẳng đều, ngấu, không cháy cạnh, rổ khí, lẫn xỷ và đúng
kích thước theo bản vẽ.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung chính
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết hàn

2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ


24

Thiết bị:
- Máy hàn hồ quang tay nguồn 500A AC/DC
0
- Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 350 C
0
- Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 240 C
Dụng cụ:
- Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ
xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội...
- Thước đo kiểm mối hàn.
Phôi hàn:
- Thép tấm CT3 hoặc tương đương có kích thước (200x100x6) mm x
2
tấm
3. Qui trình thực hiện
3.1. Chuẩn bị phôi :
- Cắt 2 phôi có kích thước 120x40x5.
- Nắn thẳng, giũa thẳng mép và làm sạch.

Höôùng haøn

3.2. Tính chọn chế độ hàn:


* Đường kính que hàn:

Với: s- chiều dày vật hàn.


Chọn: d= 3,2 mm
* Dòng điện hàn:
Ih = (35÷50)d = (35÷50)3,2  100÷150 (A)
Chọn: Ih = 120 (A)
3.3. Hàn đính mặt A.
25

3.4. Gây hồ quang và tiến hành hàn mặt B.


3.5. Kỹ thuật hàn:
- Góc độ que hàn: que hàn được giữ vuông góc bề mặt vật hàn và tạo 1
góc 60 ÷ 800 so với hướng hàn.
0

- Phương pháp di chuyển que hàn: theo kiểu vòng tròn lệch, răng cưa
hoặc đường thẳng đi lại.
3.6. Gỏ xỷ và kiểm tra mối hàn:
- Kiểm tra hình dạng và kích thước mối hàn.
- Kiểm tra các khuyết tật nhìn thấy được.
3.7. Hàn mặt A: tương tự mặt B.
4. Những khuyết tật khi hàn
* Mối hàn không ngấu.
-Nguyên nhân: do cường độ dòng điện hàn yếu, tốc độ hàn lớn
-Biện pháp phòng ngừa: Quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều
chỉnh lại dòng điện và tốc độ hàn, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra
chế độ hàn
* Mối hàn khuyết cạnh.
-Nguyên nhân: do dòng điện hàn quá lớn, không dừng lại khi chuyển động que
hàn sang hai bên rãnh hàn
-Biện pháp phòng ngừa: điều chỉnh cường độ dòng điện hàn chính xác, có
dừng lại ở hai bên rãnh hàn khi dao động que hàn
* Mối hàn rỗ khí ngậm xỉ:
-Nguyên nhân: do không chấp hành công tác làm sạch phôi hàn, sấy khô que
hàn trước khi hàn,dòng điện hàn yếu
-Biện pháp phòng ngừa: Tuyệt đối chấp hành công tác làm sạch phôi, sấy khô
que hàn trước khi hàn.
* Bài tập thực hành của học sinh:
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm:
Mỗi nhóm từ 3 – 5 học sinh thực hành hàn trên 1 máy hàn, các loại dụng
cụ và vật tư nghề hàn, sau đó luân chuyển sang máy khác, cố gắng sắp xếp để có
sự đa dạng đảm bảo tối thiểu: 01 máy hàn xoay chiều, 01 máy hàn một chiều cho
mỗi nhóm học sinh thao tác vận hành an toàn thiết bị hàn.
26

3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.


* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
THANG ĐIỂM
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐIỂM ĐẠT
- Chuẩn bị máy hàn, que hàn 0.5
1 Chuẩn bị
- Chuẩn bị phôi hàn 0.5
- Chọn đúng Amper hàn 0.5
Qui trình
2 - Chọn đúng vị trí hàn 0.5
hàn
- Chọn đúng hướng đi của que hàn 0.5
- Mối hàn không bị rỗ 2.0
Yêu cầu - Mối không bị lủng (chảy) 1.0
3
kỹ thuật - Phôi hàn được chảy đều 2 bên ở vị
1.0
trí hàn
- Đúng thời gian 1.0
- Trễ dưới 10 phút 0.5
4 Thời gian
- Trễ quá 10 phút: thu bài, chấm theo
0.0
tiến độ
- Nơi làm việc ngăn nắp, vệ sinh sạch
0.5
An toàn, sẽ
5 vệ sinh - Thái độ học tập nghiêm túc 0.5
- Đúng đồng phục qui định 0.5
6 Vấn đáp - Trả lời 2 câu hỏi, mỗi câu 0.5 điểm 1.0
10.0

Bài tập ứng dụng: Hàn bằng giáp mối không vát mép - bản vẽ kèm
theo.
- Vị trí hàn: 1G
- Phương pháp hàn: SMAW
- Vật liệu: Thép tấm dày 8 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương.
- Vật liệu hàn:

* SMAW: que hàn Ф2.6, Ф3.2 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc


tương đương.
27

- Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)


28

BÀI 4
HÀN BẰNG CHỒNG MÍ
Giới thiệu: Bài hàn bằng chồng mí giới thiệu cho ngưòi học kỹ năng hàn chồng
mí theo đúng yêu cầu kỹ thuật để đường hàn thẳng đều, ngấu, không cháy cạnh, rổ
khí, lẫn xỷ và đúng kích thước theo bản vẽ
Mục tiêu của bài:
- Chuẩn bị được vật hàn, chọn được chế độ hàn và chế độ lắp ghép hợp lý.
- Hàn được đường hàn thẳng đều, ngấu, không cháy cạnh, rổ khí, lẫn xỷ và đúng kích
thước theo bản vẽ.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung chính
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết hàn

2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ


- Thiết bị, dụng cụ: Máy hàn, kềm hàn, kính hàn …
- Vật tư: tôn tận dụng và que hàn 3,2.
3. Qui trình thực hiện
3.1. Chuẩn bị phôi :
- Cắt 2 phôi có kích thước 120x40x5.
- Nắn thẳng, giũa thẳng mép và làm sạch.
3.2. Tính chọn chế độ hàn:
29

Höôùng haøn

Với: s- chiều dày vật hàn.


Chọn: d= 3,2 mm
* Dòng điện hàn:
Ih = (35÷50)d = (35÷50)3,2  100÷150 (A)
Chọn: Ih = 120 (A)
3.3. Hàn đính mặt A.
- Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho
khe hở giữa hai tấm phôi a = 2mm có góc bù biến
dạng a = 20
- Gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le.
-Hàn đính chắc chắn, mối hàn đính không cao quá làm ảnh hưởng tới đường
hàn

3.4. Gây hồ quang và tiến hành hàn mặt B.


3.5. Kỹ thuật hàn:
- Góc độ que hàn: que hàn được giữ vuông góc bề mặt vật hàn và tạo 1
góc 60 ÷ 800 so với hướng hàn.
0

- Phương pháp di chuyển que hàn: theo kiểu vòng tròn lệch, răng cưa
hoặc đường thẳng đi lại.
3.6. Gỏ xỷ và kiểm tra mối hàn:
-Hàn xong chờ cho phôi hàn nguội, gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch
xung quanh đường hàn và mối hàn
-Kiểm tra bề rộng, chiều cao mối hàn, độ đều của vảy hàn cả hai mặt
-Kiểm tra điểm đầu và điểm cuối của đường hàn
-Kiểm tra kim loại bắn toé, mức độ biến dạng của kim loại
-Kiểm tra khuyết tật mối hàn
3.7. Hàn mặt A: tương tự mặt B.
30

4. Những khuyết tật khi hàn


* Mối hàn không ngấu.
-Nguyên nhân: do cường độ dòng điện hàn yếu, tốc độ hàn lớn
-Biện pháp phòng ngừa: Quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều
chỉnh lại dòng điện và tốc độ hàn, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra
chế độ hàn
* Mối hàn khuyết cạnh.
-Nguyên nhân: do dòng điện hàn quá lớn, không dừng lại khi chuyển động que
hàn sang hai bên rãnh hàn
-Biện pháp phòng ngừa: điều chỉnh cường độ dòng điện hàn chính xác, có
dừng lại ở hai bên rãnh hàn khi dao động que hàn
* Mối hàn rỗ khí ngậm xỉ:
-Nguyên nhân: do không chấp hành công tác làm sạch phôi hàn, sấy khô que
hàn trước khi hàn,dòng điện hàn yếu
-Biện pháp phòng ngừa: Tuyệt đối chấp hành công tác làm sạch phôi, sấy khô
que hàn trước khi hàn.
2.5 Kiểm tra
* Bài tập thực hành của học sinh:
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm:
Mỗi nhóm từ 3 – 5 học sinh thực hành hàn trên 1 máy hàn, các loại dụng
cụ và vật tư nghề hàn, sau đó luân chuyển sang máy khác, cố gắng sắp xếp để có
sự đa dạng đảm bảo tối thiểu: 01 máy hàn xoay chiều, 01 máy hàn một chiều cho
mỗi nhóm học sinh thao tác vận hành an toàn thiết bị hàn.
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:


THANG ĐIỂM
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐIỂM ĐẠT
- Chuẩn bị máy hàn, que hàn 0.5
1 Chuẩn bị
- Chuẩn bị phôi hàn 0.5
2 Qui trình - Chọn đúng Amper hàn 0.5
31

- Chọn đúng vị trí hàn 0.5


hàn
- Chọn đúng hướng đi của que hàn 0.5
- Mối hàn không bị rỗ 2.0
Yêu cầu - Mối không bị lủng (chảy) 1.0
3
kỹ thuật - Phôi hàn được chảy đều 2 bên ở vị
1.0
trí hàn
- Đúng thời gian 1.0
- Trễ dưới 10 phút 0.5
4 Thời gian
- Trễ quá 10 phút: thu bài, chấm theo
0.0
tiến độ
- Nơi làm việc ngăn nắp, vệ sinh sạch
0.5
An toàn, sẽ
5 vệ sinh - Thái độ học tập nghiêm túc 0.5
- Đúng đồng phục qui định 0.5
6 Vấn đáp - Trả lời 2 câu hỏi, mỗi câu 0.5 điểm 1.0
10.0
Bài tập ứng dụng: Hàn bằng giáp mối không vát mép - bản vẽ kèm
theo.
- Vị trí hàn: 1G
- Phương pháp hàn: SMAW
- Vật liệu: Thép tấm dày 8 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương.
- Vật liệu hàn:

* SMAW: que hàn Ф2.6, Ф3.2 mm E7016


(LB-52 KOBELCO) hoặc
tương đương.
- Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị
và gá đính)

Yêu cầu kỹ thuật:


- Mối hàn đúng kích
thước
32

- Mối hàn không bị khuyết tật


BÀI 5
HÀN BẰNG GHÉP GÓC CHỮ ‘’T”
Giới thiệu:
Hàn bẳng ghép góc chữ T được ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất
nhất là trong các kết cấu bồn, bể. Việc có được kỹ năng hàn góc vị trí ngang 2F
sẽ giúp người học tự tin thực hiện các công việc trong thực tế.
Mục tiêu của bài:
- Chuẩn bị được vật hàn
- Chọn được chế độ hàn
- Lắp ghép chi tiết cân đối, đạt độ vuông góc.
- Hàn được đường hàn thẳng đều, ngấu, không lệch đường, không cháy cạnh, rổ khí,
lẫn xỷ và đúng kích thước cạnh theo bản vẽ.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung chính
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết hàn

41
9 9

10
2-3

250

80

Hình 1: Bản vẽ
33

2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ:


- Thiết bị, dụng cụ: Máy hàn, kềm hàn, mặt nạ hàn, búa gỏ xỷ, giũa dẹt,
thước lá, êke.
- Vật tư: tôn 5mm và que hàn.
3. Qui trình thực hiện:
3.1. Chuẩn bị phôi :
- Nắn phẳng phôi, kiểm tra kích thước phôi, kích thước mép vát, làm sạch mép
hàn và bề mặt phôi bằng giũa và bàn chải sắt
- Sấy khô que hàn
- Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn hình chữ T vát một cạnh.
S h h

a
2±1

b
b
S1

Hình 2: Chuẩn bị mép hàn ghép góc chữ T vát một phía

Bảng: Các thông số cụ thể hàn góc chữ T vát một phía

S 4 5 6 7 8 9 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
b 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32
h »4 »5 »6
a 1.5 ± 0.5 2±1
k1 ³3 4 6
34

- Sự chuẩn bị mép hàn và kích thước của mối hàn chữ T vát mép hai cạnh.
S

2±1 h

2±1

b
S1
Hình 3: Chuẩn bị mép hàn ghép góc vát 2 phía
.
3.2. Vạch dấu tấm 120x40x5:

20
5
3.3. Tính chọn chế độ hàn:
* Đường kính que hàn:

Với: k- kích thước cạnh mối hàn.


Chọn: d= 3,2 mm
* Dòng điện hàn:
Ih = (35÷50)d = (35÷50)3,2  100÷150 (A)
Chọn: Ih = 120 (A)
3.4. Hàn đính mặt A. Haøn ñính
20
40

3.5. Hàn mặt B.


- Góc độ que hàn: que hàn
nằm trên đường phân giác của hai tấm 45° 60° 75°
và tạo 1 góc 600 ÷ 750 so với hướng
hàn. Höôùng haøn
35

- Phương pháp di chuyển que


hàn: theo kiểu vòng tròn lệch, răng
cưa hoặc đường thẳng đi lại.
3.6. Gỏ xỷ và kiểm tra mối hàn:
Kiểm tra ngoại dạng bằng mắt thường (hoặc kính lúp) và kiểm tra mối
hàn bằng thước để xác định:
- Bề mặt và hình dạng vảy mối hàn.
- Cạnh của mối hàn.
- Chiều cao mối hàn.
- Điểm bắt đầu, kết thúc của mối hàn.
- Khuyết tật của mối hàn: cháy cạnh, lẫn xỉ...
3.7. Hàn mặt A: tương tự mặt B.
4. Những khuyết tật khi hàn:

TT Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục

- Dòng điện hàn - Giảm cường độ


lớn dòng điện
Cháy - Hồ quang dài - Sử dụng hồ
1 cạnh
- Dao động que quang ngắn
không hợp lý

- Do cường độ - Tăng cường độ


dòng điện hàn dòng điện hàn và
thấp, hồ qung hàn với hồ quang
cháy không ổn ngắn
2 Lẫn xỉ định
- Vệ sinh sạch sẽ
- Vệ sinh mép mép hàn
hàn không đạt
yêu cầu
36

- Do tốc độ hàn - Điều chỉnh lại


chậm tốc độ hàn và
Mối
3 hàn bị - Cường độ dòng cường độ dòng
lồi cao điện hàn thấp điện hàn hợp lý

* Bài tập thực hành của học sinh:


1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm:
Mỗi nhóm từ 3 – 5 học sinh thực hành hàn trên 1 máy hàn, các loại dụng
cụ và vật tư nghề hàn, sau đó luân chuyển sang máy khác, cố gắng sắp xếp để có
sự đa dạng đảm bảo tối thiểu: 01 máy hàn xoay chiều, 01 máy hàn một chiều cho
mỗi nhóm học sinh thao tác vận hành an toàn thiết bị hàn.
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:


THANG ĐIỂM
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐIỂM ĐẠT
- Chuẩn bị máy hàn, que hàn 0.5
1 Chuẩn bị
- Chuẩn bị phôi hàn 0.5
- Chọn đúng Amper hàn 0.5
Qui trình
2 - Chọn đúng vị trí hàn 0.5
hàn
- Chọn đúng hướng đi của que hàn 0.5
- Mối hàn không bị rỗ 2.0
Yêu cầu - Mối không bị lủng (chảy) 1.0
3
kỹ thuật - Phôi hàn được chảy đều 2 bên ở vị
1.0
trí hàn
- Đúng thời gian 1.0
- Trễ dưới 10 phút 0.5
4 Thời gian
- Trễ quá 10 phút: thu bài, chấm theo
0.0
tiến độ
An toàn, - Nơi làm việc ngăn nắp, vệ sinh sạch 0.5
37

sẽ
5 vệ sinh - Thái độ học tập nghiêm túc 0.5
- Đúng đồng phục qui định 0.5
6 Vấn đáp - Trả lời 2 câu hỏi, mỗi câu 0.5 điểm 1.0
10.0
Bài tập ứng dụng: Hàn ghép góc chữ T - bản vẽ kèm theo.
- Vị trí hàn: 2F
- Phương pháp hàn: SMAW
- Vật liệu: Thép tấm dày 8 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương.
- Vật liệu hàn:
* SMAW: que hàn Ф2.6, Ф3.2 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc
tương đương.
- Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)

Yêu cầu kỹ thuật:


- Kim loại mối hàn bám đều hai cạnh
- Mối hàn đúng kích thước, không bị khuyết tật

BÀI 6
38

HÀN ĐẮP MẶT PHẲNG


Giới thiệu:
Giới thiệu cho ngưòi học kỹ thuật thực hiện một hoặc nhiều lớp hàn đắp trên một mặt
phẳng đạt yêu cầu về độ phẳng, độ ngấu và chiều cao cần đắp, không bị khuyết lõm ở
cuối đường hàn.
Mục tiêu của bài:
- Biết kỹ thuật thực hiện một hoặc nhiều lớp hàn đắp trên một mặt phẳng.
- Hàn đắp được mặt phẳng đạt yêu cầu về độ phẳng, độ ngấu và chiều cao cần đắp.
- Hàn đắp được mặt phẳng không bị khuyết lõm ở cuối đường hàn.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung chính
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ

2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ


- Thiết bị, dụng cụ: Máy hàn, kềm hàn, kính hàn …
- Vật tư: tôn tận dụng và que hàn 3,2.
3. Qui trình thực hiện
b1. Chuẩn bị phôi : tôn tận dụng 6 mm.
b2. Tính chọn chế độ hàn:
* Đường kính que hàn:
39

Với: s- chiều dày vật hàn.


Chọn: d = 3,2 mm
* Dòng điện hàn:
Ih = (40÷50)d = (40÷50)3,2  (120÷150)
Chọn: Ih = 120 (A)
b3. Đặt chi tiết ở vị trí nằm và tiến hành hàn.
b4. Kỹ thuật hàn:
- Góc độ que hàn: que hàn được giữ 90

60
vuông góc bề mặt vật hàn và tạo 1 góc 600 °

°
8
÷ 800 so với hướng hàn.


- Phương pháp di chuyển que hàn:
theo kiểu vòng tròn lệch, răng cưa hoặc Höôùng haøn
đường thẳng đi lại.
b5. Kiểm tra mối hàn:
Kiểm tra ngoại dạng bằng mắt thường (hoặc kính lúp) và kiểm tra mối
hàn bằng thước để xác định:
- Bề mặt và hình dạng vảy mối hàn.
- Cạnh của mối hàn.
- Chiều cao mối hàn.
- Điểm bắt đầu, kết thúc của mối hàn.
- Khuyết tật của mối hàn: cháy cạnh, lẫn xỉ...
4. Các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra
* Mối hàn không ngấu.
-Nguyên nhân: do cường độ dòng điện hàn yếu, tốc độ hàn lớn
-Biện pháp phòng ngừa: Quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều
chỉnh lại dòng điện và tốc độ hàn, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra
chế độ hàn
* Mối hàn khuyết cạnh.
-Nguyên nhân: do dòng điện hàn quá lớn, không dừng lại khi chuyển động que
hàn sang hai bên rãnh hàn
-Biện pháp phòng ngừa: điều chỉnh cường độ dòng điện hàn chính xác, có
dừng lại ở hai bên rãnh hàn khi dao động que hàn
* Mối hàn rỗ khí ngậm xỉ:
40

-Nguyên nhân: do không chấp hành công tác làm sạch phôi hàn, sấy khô que
hàn trước khi hàn,dòng điện hàn yếu
-Biện pháp phòng ngừa: Tuyệt đối chấp hành công tác làm sạch phôi, sấy khô
que hàn trước khi hàn.
* Bài tập thực hành của học sinh:
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm:
Mỗi nhóm từ 3 – 5 học sinh thực hành hàn trên 1 máy hàn, các loại dụng
cụ và vật tư nghề hàn, sau đó luân chuyển sang máy khác, cố gắng sắp xếp để có
sự đa dạng đảm bảo tối thiểu: 01 máy hàn xoay chiều, 01 máy hàn một chiều cho
mỗi nhóm học sinh thao tác vận hành an toàn thiết bị hàn.
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:


THANG ĐIỂM
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐIỂM ĐẠT
- Chuẩn bị máy hàn, que hàn 0.5
1 Chuẩn bị
- Chuẩn bị phôi hàn 0.5
- Chọn đúng Amper hàn 0.5
Qui trình
2 - Chọn đúng vị trí hàn 0.5
hàn
- Chọn đúng hướng đi của que hàn 0.5
- Mối hàn không bị rỗ 2.0
Yêu cầu - Mối không bị lủng (chảy) 1.0
3
kỹ thuật - Phôi hàn được chảy đều 2 bên ở vị
1.0
trí hàn
- Đúng thời gian 1.0
- Trễ dưới 10 phút 0.5
4 Thời gian
- Trễ quá 10 phút: thu bài, chấm theo
0.0
tiến độ
- Nơi làm việc ngăn nắp, vệ sinh sạch
0.5
An toàn, sẽ
5 vệ sinh - Thái độ học tập nghiêm túc 0.5
- Đúng đồng phục qui định 0.5
41

6 Vấn đáp - Trả lời 2 câu hỏi, mỗi câu 0.5 điểm 1.0
10.0

Bài tập ứng dụng: Hàn đắp mặt phẳng - bản vẽ kèm theo.
- Vị trí hàn: 2F
- Phương pháp hàn: SMAW
- Vật liệu: Thép tấm dày 8 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương.
- Vật liệu hàn:
* SMAW: que hàn Ф2.6, Ф3.2 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc
tương đương.
- Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)

Yêu cầu kỹ thuật:


- Kim loại mối hàn bám
đều hai cạnh
- Mối hàn đúng kích
thước, không bị khuyết
tật

BÀI 7
HÀN ĐẮP TRỤC TRỤ TRÒN
42

Giới thiệu:
Giới thiệu cho ngưòi học kỹ thuật thực hiện một hoặc nhiều lớp hàn đắp trên một
chi tiết hình trụ theo đường sinh , không bị nhấp nhô, đạt yêu cầu về độ ngấu và
chiều cao cần đắp, không bị khuyết lõm ở cuối đường hàn.
Mục tiêu của bài:
- Biết kỹ thuật thực hiện một hoặc nhiều lớp hàn đắp trên một chi tiết hình trụ
theo đường sinh.
- Hàn đắp được mặt trụ không bị nhấp nhô, đạt yêu cầu về độ ngấu và chiều cao
cần đắp, không bị khuyết lõm ở cuối đường hàn.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung chính
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết hàn

2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ


43

- Thiết bị, dụng cụ: Máy hàn, kềm hàn, mặt nạ hàn, búa gỏ xỷ, giũa dẹt,
thước lá, êke.
- Vật tư: ống tròn 30mm và que hàn.
- Thiết bị, dụng cụ: Máy hàn, kềm hàn, mặt nạ hàn, búa gỏ xỷ, giũa dẹt,
thước lá, êke.
- Vật tư: ống tròn 30mm và que hàn.
3. Qui trình công nghệ
3.1Chuẩn bị phôi.
- Cắt 2 phôi có kích thước 50 mm.
- Giũa thẳng mép và làm sạch.
3.2 Tính chọn chế độ hàn.
Chọn: d = 3,2 mm
Dòng điện hàn:
Ih =(35÷50)d – 20% (110÷150) - 20% (A)
Chọn: Ih = 110 (A)
3.3. Trình tự hàn
+ Hàn đường thứ nhất ở góc phần tư thứ nhất.
+ Hàn đường thứ hai ở góc phần tư thứ hai.
+ Hàn đường thứ ba ở góc phần tư thứ ba.
+ Hàn đường thứ tư ở góc phần tư thứ tư. ( gây hồ quang, góc que hàn,
cách di chuyển que hàn).
( đường hàn sau chồng lền từ 1/2 ÷ 2/3 đường hàn trước)
 Gõ xỷ kiểm tra
Kiểm tra ngoại dạng bằng mắt thường (hoặc kính lúp) và kiểm tra mối
hàn bằng thước để xác định:
- Bề mặt và hình dạng vảy mối hàn.
- Cạnh của mối hàn.
- Chiều cao mối hàn.
- Điểm bắt đầu, kết thúc của mối hàn.
- Khuyết tật của mối hàn: cháy cạnh, lẫn xỉ...
4. Các dạng khuyết tật khi hàn và cách khắc phục
* Mối hàn không ngấu.
-Nguyên nhân: do cường độ dòng điện hàn yếu, tốc độ hàn lớn
44

-Biện pháp phòng ngừa: Quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều
chỉnh lại dòng điện và tốc độ hàn, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra
chế độ hàn
* Mối hàn khuyết cạnh.
-Nguyên nhân: do dòng điện hàn quá lớn, không dừng lại khi chuyển động que
hàn sang hai bên rãnh hàn
-Biện pháp phòng ngừa: điều chỉnh cường độ dòng điện hàn chính xác, có
dừng lại ở hai bên rãnh hàn khi dao động que hàn
* Mối hàn rỗ khí ngậm xỉ:
-Nguyên nhân: do không chấp hành công tác làm sạch phôi hàn, sấy khô que
hàn trước khi hàn,dòng điện hàn yếu
-Biện pháp phòng ngừa: Tuyệt đối chấp hành công tác làm sạch phôi, sấy khô
que hàn trước khi hàn.
* Bài tập thực hành của học sinh:
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm:
Mỗi nhóm từ 3 – 5 học sinh thực hành hàn trên 1 máy hàn, các loại dụng
cụ và vật tư nghề hàn, sau đó luân chuyển sang máy khác, cố gắng sắp xếp để có
sự đa dạng đảm bảo tối thiểu: 01 máy hàn xoay chiều, 01 máy hàn một chiều cho
mỗi nhóm học sinh thao tác vận hành an toàn thiết bị hàn.
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:


THANG ĐIỂM
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐIỂM ĐẠT
- Chuẩn bị máy hàn, que hàn 0.5
1 Chuẩn bị
- Chuẩn bị phôi hàn 0.5
- Chọn đúng Amper hàn 0.5
Qui trình
2 - Chọn đúng vị trí hàn 0.5
hàn
- Chọn đúng hướng đi của que hàn 0.5
- Mối hàn không bị rỗ 2.0
Yêu cầu - Mối không bị lủng (chảy) 1.0
3
kỹ thuật - Phôi hàn được chảy đều 2 bên ở vị
1.0
trí hàn
45

- Đúng thời gian 1.0


- Trễ dưới 10 phút 0.5
4 Thời gian
- Trễ quá 10 phút: thu bài, chấm theo
0.0
tiến độ
- Nơi làm việc ngăn nắp, vệ sinh sạch
0.5
An toàn, sẽ
5 vệ sinh - Thái độ học tập nghiêm túc 0.5
- Đúng đồng phục qui định 0.5
6 Vấn đáp - Trả lời 2 câu hỏi, mỗi câu 0.5 điểm 1.0
10.0

Bài tập ứng dụng: Hàn đắp mặt phẳng - bản vẽ kèm theo.
- Vị trí hàn: 2F
- Phương pháp hàn: SMAW
- Vật liệu: Thép ống 30mm.
- Vật liệu hàn:
* SMAW: que hàn Ф2.6, Ф3.2 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc
tương đương.
- Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)

Yêu cầu kỹ thuật:


- Kim loại mối hàn bám đều
hai cạnh
- Mối hàn đúng kích thước,
không bị khuyết tật
46

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


[1]. Trương Công Đạt - Kỹ thuật hàn - NXBKHKT Hà Nội 1977
[2]. Ngô Lê Thông – Công nghệ hàn nóng chảy (tập 1 cơ sở lý thuyết) -
NXBKHKT Hà Nội 2004.
[3]. Lưu Văn Huy, Đỗ Tấn Dân - Kỹ thuật hàn - NXBKHKT 2006.
[4]. TS. Nguyễn Đức Thắng, “Đảm bảo chất lượng hàn”, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật, 2009.
[5]. Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt – Đức, “Chương
trình đào tạo Chuyên gia hàn quốc tế”, 2006.
[6]. Metal and How to weld them - the James F.Lincoln Arc Welding
Foundation (USA) – 1990.
[7]. The Procedure Handbook of Arc Welding – the Lincoln
Electric Company (USA) by Richart S.Sabo – 1995.
[8]. Welding science & Technology – Volume 1 – American Welding
Society (AWS) by 2006.
[9]. ASME Section IX, “Welding and Brazing Qualifications”, American
Societyt mechanical Engineer”, 2007.
[10]. AWS D1.1, “Welding Structure Steel”, American Welding
Society, 2008
[11]. The Welding Institute (TWI), “Welding Inspection”, Training and
Examination Services.
[12]. Các trang web: www.aws.org, www.asme.org

You might also like