Bai Tap Them

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP LUYỆN THÊM

II. Tự luận:

Bài 1:
Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” có nói đến “chí làm trai”. Theo con, chí làm trai mà Phan
Châu Trinh nói đến là gì?
Bài 2:
Trần Đình Sử có nhận xét: “Giọng cảm khái bi thiết mới là giọng đặc trưng của Phan
Bội Châu”. Theo con, giọng điệu chủ đạo của bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
có phải là giọng cảm khái bi thiết hay không?
Bài 3:
Hãy viết đoạn nghị luận khoảng 10 câu nêu cảm nhận của con về hình tượng người chí
sĩ cách mạng trong hai bài thơ của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Bài 1: - Chí làm trai là quan niệm nhân sinh truyền thống. Quan niệm này gắn với tư
tưởng trọng nam khinh nữ nhưng nó có mặt tích cực; khẳng định khát vọng vươn lên, khẳng
định mình một cách quyết liệt. Nguyễn Công Trứ: Chí làm trai Nam, Bắc, tây ,đông- Cho
phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. Phan Bội Châu: Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời. Phan
Châu Trinh đã nói đến chí làm trai với nghĩa tích cực: đó là tinh thần đội trời đạp đất, không
quản gian nan, thử thách để theo đuổi sự nghiệp.
Bài 2: - Giọng cảm khái , bi khiết trong bài chỉ xuất hiện ở câu 3, 4: nêu lên hoàn cảnh
thực tế của Phan Bội Châu. Nhà thơ đau cho mình cũng là đau cho dân tộc.
- Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là giọng hào hùng, giọng khẩu khí anh hùng. Đó
là giọng truyền thống nhưng trong bài đã có ý vị hiện đại: Giọng trang nghiêm đã pha
tếu nhộn, giọng đùa vui, hóm hỉnh. Tiếng cuời làm nhà thơ vượt lên trên tình thế bi
đát.
Bài 3:
Hình tượng người chí sĩ cách mạng trong hai bài thơ có điểm chung: đều là những người
anh hùng lỡ bước, chịu cảnh tù đày.
- Tư thế: hiên ngang,ngạo nghễ (vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu; đứng giữa đất Côn Lôn
lừng lẫy làm cho lở núi non…
- Thái độ coi thường gian nan, thử thách:
- Niềm tin, lạc quan vào sự nghiệp cách mạng (hai câu kết)
-> Vẻ đẹp của người chí sĩ cách mạng sẵn sàng hi sinh vì nghiệp lớn.

You might also like