Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

Nhóm 1 cơ hệ và cơ cấu

Câu 1:vật rắn là một không gian vật chất được giới hạn bởi một bề mặt khép
kín, bề mặt này thuộc về không gian vật chất đó.
Sự thay đổi về hình dáng và kích thước dưới tác động của lực ngoài gọi là biến
dạng.Khi bỏ qua biến dạng thì vật rắn trong phạm vi khảo sát gọi là vật rắn
tuyệt đối. ngược lại là vật rắn biến dạng
Câu 2.vận động là tất cả mọi hình thức thay đổi về vị trí, trạng thái hay tính
chất của thế giới vật chất.
Chuyển động cơ học là một dạng riêng của vận động. đó là sự thay đổi vị trí
của đối tượng khảo sát so với đối tượng khác được chọn làm hệ quy chiếu hay
vật mốc.
Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn:
+ chuyển động tịnh tiến: một vật rắn được xem là chuyên động tịnh tiến nếu như
mọi đoạn thẳng được lấy bất kì trên vật luôn song song với chính nó.
+ chuyển động quay quanh trục: 1 vật rắn được gọi là chuyển động quanh trục
nếu:
- Tất cả các điểm thuộc vật và nằm trên đườn thẳng bất denta không đổi
- Khoảng cách từ điểm bất kì đến trục không đổi.
- Góc quay đều bằng nhau và cùng chiều.
+ khả năng chuyển động tương đối và chuyển động độc lập của 2 vật rắn:
Câu 3: liên kết là tất cả mọi hình thức khống chế hay áp đặt điều kiện chuyển
động tương đối của các vật rắn.
Phân loại liên kết:
- theo phương thức áp đặt điều kiện lên chuyển động chúng ta có:
+ liên kết hình học là liên kết trong đó chuyển động tương đối giữa các vật bị
khống chế bởi sự tiếp xúc trực tiếp của chúng thông qua các yếu tố hình học
như điểm, đường.
+liên kết lực là liên kết mà chuyển động tương đối giữa các vật bị khống chế
bởi 1 lực nào đó như lò xo, lực hấp dẫn.
- Theo vị trí tương đối giữa các vật liên kết có:
+ liên kết trực tiếp là liên kết trong đó các vật tiếp xúc trực tiếp với so vs nhau
+ liên kết gián tiếp là liên kết trong đó các vật không tiếp xúc trực tiếp với nhau
mà khống chế chuyển động của nhau thông qua vật thể trung gian.
- Theo khả năng chuyển động tương đối giữa các vật

1
+ liên kết cố định là lk trong đó giữa các vật không có bất cư chuyển động
tương đối nào.
+ liên kết động là lk trong đó giữa các vật còn ít nhất 1 khả năng chuyển động
tương đối.
Giữa viên bi và bàn có thể lăn hoặc trượt

Câu 4: các định nghĩa


- Chất điểm: có thể được hiểu theo 2 cách:
+ một chất điểm cụ thể trong một vật rắn xác định.
+ một vật rắn cụ thể mà kích thước của nó có thể bỏ qua so với phạm vi không
gian chứa quỹ đạo chuyển động của nó.
- Cơ hệ là tập hợp của những chất điểm được liên kết với nhau sao cho vị trí và
chuyển động của mỗi chất điểm trong tập hợp đều phụ thuộc vào vị trí và
chuyển động của những chất điểm còn lại.
- Hệ vật: tập hợp các vật rắn có chuyển động phụ thuộc vào nhau.
- Cơ cấu Cơ cấu là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm hữu hạn các
vật rắn, các khối chất lỏng hoặc chất khí, được ghép nối với nhau theo các quy
cách xác định, có chuyển động xác định và được dùng để truyền và biến đổi
chuyển động.

Câu 5:trình bày các định nghĩa:


- Máy: là sản phẩm hoàn chỉnh do con người sáng tạo ra, hoạt động có quy luật,
có đối tượng xử lí cụ thể và được sử dụng để nâng cao hiệu suất lao động hay
cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
- Cơ cấu là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm hữu hạn các vật rắn,
các khối chất lỏng hoặc chất khí, được ghép nối với nhau theo các quy cách xác
định, có chuyển động xác định và được dùng để truyền và biến đổi chuyển
động.
- Khâu là một khái niệm kí thuật dùng để chỉ tập hợp các bộ phận của cơ cấu
hoặc máy mà nếu xét về nguyên lý các bộ phận này có thể liên kết cố định vào
nhau, đồng thời có khả năng chuyển động tương đối so với những bộ phận khác.
- Tiết máy: máy hay cơ cấu có thể tháo rời thành nhiều bộ phận khác nhau, bộ
phận không thể tháo rời là tiết máy.
Câu 6. Trình bày khớp động: khớp động là liên kết động giữa các vật rắn được
thực hiện nhờ các yếu tố hình học (điểm, đường, mặt) trong sự tiếp xúc trực tiếp
của chúng.
Phân loại khớp động:

2
- theo yếu tố hình học của sự tiếp xúc người ta chia thành khớp cao và khớp
thấp. nếu yếu tố hình học của sự tiếp xúc là điểm hoặc đường chúng ta có khớp
cao. Nếu là mặt chúng ta có khớp thấp
- Số bậc tự do bị hạn chế bởi khớp:
+ khớp loại 1: hạn chế 1 BTD.
+ khớp loại 2(i=) hạn chế i bậc tự do. Công thức tính bậc tự do trong cơ cấu
phẳng: W=3n-(2T+C). trong đó T khớp thấp và C khớp cao.
- Theo biện pháp bảo toàn khớp: theo tính chất chuyển động tương đối giữa các
khâu: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp phẳng và khớp không gian.

Câu 7
Định nghĩa: Cơ cấu dạng thanh (cơ cấu thanh) là cơ cấu trong đó hầu hết các
khâu đều có kích thước chiếm ưu thế theo một phương, đồng thời tất cả các
khớp đều là khớp thấp như khớp tịnh tiến, khớp bản lề, khớp cầu, khớp trụ,
khớp vít.
Ưu điểm:
- Cho khả năng truyền chuyển động đi xa do các khâu có chiều dài lớn
- Khả năng biến đổi chuyển động rất đa dạng
- Có thể truyền lực với giá trị lớn hoặc có tuổi thọ cao khi giới hạn lực truyền
- Công nghệ chế tạo và lắp ghép các khớp đơn giản, dễ đạt độ chính xác cao
- Làm việc êm và không cần sử dụng các lực để bảo toàn khớp
Nhược điểm:
- Đòi hỏi không gian làm việc lớn
- Quá trình thiết kế (tổng hợp) các cơ cấu thanh nhằm thực hiện yêu cầu truyền và
biến đổi chuyển động cho trc thường rất phức tạp, cả ở việc thiết lập hệ phương
trình toán học liên quan và việc giải hệ phương trình đó

Câu 8,9,10,11: Định nghĩa tâm vận tốc tức thời: Tâm vận tốc tức thời là điểm
thuộc mặt phăng chứa thiết diện (S) của vật rắn chuyển động song phẳng có
vectơ vận tốc tức thời tuyệt đôi bằng không tại thời điểm đang xét.
Số tâm vttt của cơ cấu phẳng : 1

3
4
Câu 12:
quay toàn vòng trong cơ cấu thanh nói chung là điều kiện mà các kích thước
hình học đặc trưng của cơ cấu cần phải thỏa mãn để một khâu nào đó có , khả
năng quay toàn vòng (ở đây chỉ xét về mặt hình học).
Ý nghĩa QTV: Từ điều kiện quay toàn vòng và lược đồ động của các cơ cấu,
chúng ta suy ra hai khả năng biến đổi chuyển động của các khâu.
Với cơ cấu bốn khâu bản lề, điều kiện quay toàn vòng được F. Grashoff (1826-
1893) tổng kết và phát biểu thành định lý tổng quát như sau:
Cơ cấu bốn khâu bản lề cỏ khâu quay toàn vòng khi và chỉ khi tổng chiểu dài
khâu ngắn nhất và khâu dài nhất nhỏ hơn hoặc bằng tổng chiều dài của hai khâu
còn lại. Khi đỏ:
Nếu chọn khâu kề với khâu ngan nhất làm giả thì khâu ngắn nhất quay toàn
vòng, khâu đối diện với nó (tức khâu noi giá còn lại) là thanh lắc.
Neu chọn khâu ngắn nhất làm giá, cả hai khâu nối giả đều quay toàn vòng.
Nếu chọn khâu đối diện với khâu ngắn nhất làm giá thì khâu ngắn nhất sẽ quay
toàn vòng, cả hai khâu nối giả đều là thanh lắc

Với cơ cấu tay quay con trượt: Để thiết lập điều kiện quay toàn vòng của khâu
này, hãy tưởng tượng tách (tháo) khớp quay A để nhận được điểm Ai trên khâu
1 và điểm A2 trên khâu 2.(hình vẽ)

5
Lúc này, khâu 1 có thể quay tự do quanh tâm o với góc tùy ý, quỹ đạo của A1 là
đường tròn (a1|) tâm o bán kính r (hình vẽ)
Trong khi đó, điểm A2 chi có thể vươn ra xa nhất là đến các đường thẳng d1, d2
song song với xx và cách xx một khoảng bằng l (lúc đó, AB vuông góc với xx).
Do đường trượt xx được coi là dài vô hạn và khâu 2 cỏ thể quay tự do so với
khâu 3 quanh tâm B, nên điểm A2 có thể đến được mọi nơi trong miền (Ω) giới
hạn bởi hai đường thẳng d1 ,d2 và bao gồm cả các điểm thuộc hai đường thẳng
này.
Đe khâu OA trong cơ cấu có thể quay đủ 360°, phải luôn nối được điểm A2 vào
với điểm A1 bàng khớp quay A, cho dù A1 nằm ở bất cứ vị trí nào trên đường
tròn (a1) . Muốn vậy, toàn bộ đường tròn (a1) phải nằm trọn trong miền (Ω).
Điều kiện này sẽ thỏa mãn nếu điểm cao nhất A' và điểm thấp nhất A" của (a1)
nằm trong miền (Ω) .Dạng toán học của các điều kiện đó là:
Đây là điều kiện quay toàn vòng của khâu nối
giá bằng khớp quay trong cơ cấu tay quay con trượt.

Câu 13. Định nghĩa cơ cấu cam. Các ưu điểm và nhược điểm của cơ cấu cam.
Vẽ sơ đồ động của một cơ cấu cam phẳng và một cơ cấu cam không gian?
Định nghĩa : Cơ cấu cam là cơ cấu có khớp cao để nối động trực tiếp hoặc gián
tiếp khâu dẫn với khâu bị dẫn, trong đó khâu bị dẫn chuyển động qua lại theo
quy luật do hình dạng và kích thước đặc biệt của khâu dẫn quyết định.
Khâu dẫn với hình dạng kích thước và kích thước đặc biệt gọi là cam, khâu bị
dẫn gọi là cần. Ngoài hai khâu động chính là cam và cần, trong mỗi cơ cấu cam
cụ thể còn có thể có những bộ phận khác như lò xo, con lăn.
*Ưu điểm:
- Cấu trúc đơn giản do ít khâu và khớp.
- Kích thước nhỏ gọn đòi hỏi ít không gian làm việc nên dễ bố trí
- Khả năng biến đối chuyển động phong phú
-Cho khả năng phố hợp chuyển động 1 cách hiệu quả.
- Có thể dễ dàng thiết kế cơ cấu cam để thực hiện hầu hết các quy luật chuyển
động tuần hoàn và hữu hạn cho trước một cách khá đơn giản.
*Nhược điểm:
- Diện tích tiếp xúc thực giữa các khâu tạo khớp cao là nhỏ. Điều này dẫn đến
các tình trạng như áp suất tiếp xúc lớn, bề mặt làm việc của các khâu nhanh

6
mòn, khả năng truyền lưc qua khớp cao bị hạn chế, đòi hỏi biện pháp gia công
nhiệt các bề mặt làm việc để nâng cao tuổi thọ cho các chi tiết.
- khó đạt được độ chính xác cao khi chế tạo biên dạng cam.
- đòi hỏi phải sử dụng những biện pháp đặc biệt như dung các lò xo, rãnh xẻ hay
các gờ để duy trì sự tiếp xúc liên tục giữa cam và cần (bảo toàn khớp cao).
Sơ đồ động của cơ cấu cam phẳng và cơ cấu cam không gian

Câu 14. Phân loại cơ cấu cam theo quỹ đạo chuyển động của các điểm trên các
khâu, theo dạng chuyển động của cơ cấu cam, theo dạng chuyển động của cần
và theo cách nối động giữa cam và cần.
Theo quỹ đạo chuyển động của các điểm trên các khâu, cơ cấu cam được
phân chia thành cơ cấu cam phẳng và cơ cấu cam không gian.
Theo dạng chuyển động của cơ cấu cam,các cơ cấu cam có hai dạng:
- Cơ cấu cam với cam chuyển động quay: cam nối động trực tiếp với giá bằng
khớp quay.
- Cơ cấu cam với cam chuyển động tịnh tiến thẳng: cam nối động trực tiếp với
giá bằng khớp tịnh tiến.

7
Theo dạng chuyển động của cần, các cơ cấu cam được chia làm 3 loại:
- Cơ cấu cam cần lắc: cần nối động trực tiếp với giá bằng khớp quay và quay
không toàn vòng.
- Cơ cấu cam cần đẩy: cần chuyển động tịnh tiến thẳng do nối động trực tiếp với
giá bằng khớp tịnh tiến.
- Cơ cấu cam cần chuyển động song phẳng: cần không nối động trực tiếp với giá
mà được liên kết với giá thông qua những khâu động khác.
Theo cách nối động của cần đối với cam, cơ cấu cam được chia thành:
- Cơ cấu cam cần đáy nhọn: điểm tiếp xúc của cần đối với cam là một điểm cố
định trên cần nếu không xét đến hiện tượng mòn.
- Cơ cấu cam cần đáy bằng: điểm tiếp xúc của cần đối với cam là điểm di động
liên tục trên cần khi cơ cấu chuyển động . Trong trường hợp này đáy cần là
thường là tiếp tuyến của biên dạng cam.
- Cơ cấu cam cần đáy lăn: nối động gián tiếp với cam thông qua con lăn.

Nhóm 5 chi tiết máy


Câu 1: chức năng của mối ghép ren. Các ưu điểm và nhược điểm của mối
ghép ren.
Các phương pháp hình thành mối ghép ren.
* chức năng :
Để tạo thành các máy và cụm máy cần liên kết những chi tiết máy vốn được
chế tạo riêng biệt với nhau, chúng ta có thể sử dụng mối ghép ren. Trong số các
mối ghép tháo được thì mối ghép ren được sử dụng rộng rãi nhất.
* ưu điểm :
- khả năng tải và độ tin cậy cao
- tháo lắp và thay thế đơn giản
- giá thành hạ do được tiêu chuẩn hóa và được chế tạo bằng các phương pháp
có năng suất cao.
* khuyết điểm :
- có hiện tượng tập trung ứng suất ở chân ren
- khả năng chịu tải trọng thay đổi kém
* các phương pháp hình thành mối ghép ren
8
- sử dụng cặp chi tiết bulông – đai ốc
- sử dụng vít cấy kết hợp với đai ốc
- sử dụng vít

Câu 2 : chứ năng của mối ghép ren. Phân loại các mối ghép ren. Các
phương pháp chống tự tháo lỏng ở mối ghép ren.
* Chức năng :

* phân loại các mối ghép ren


- theo công dụng, ren được chia làm hai loại :
+ ren lắp ghép :
+ ren truyền động :
- theo biên dạng ren ( profile ren ) bao gồm
+ ren tam giác
+ ren hình thang
+ ren răng cưa
+ ren vuông
- theo bề mặt trung bình của phần chi tiết được làm ren, mối ghép ren được chia
thành hai loại
+ ren trụ : bề mặt trung bình của phần làm ren là mặt trụ
+ ren côn : bề mặt trung bình của phần làm ren là mặt côn
- theo hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng : ren hệ mét và ren hệ Anh
- theo độ lớn bước ren : ren bước nhỏ ( 2 ; 1,5; 1; 0,75; 0,5 mm) và ren bước lớn
(2,5 mm )
* phương pháp chống tự tháo lắp ren :
- dùng đai ốc hãm
- dùng đệm vênh
- sử dụng chốt chẻ

9
- sử dụng đệm cánh
- cố định hai hay nhiều đai ốc với nhau bằng dây thép

Câu 3: công dụng của mối ghép đinh tán. Cách hình thành mối ghép đinh
tán. Phân loại mối ghép đinh tán. Nhược điểm của mối ghép đinh tán.
* công dụng : thường sử dụng để ghép các loại ghép tấm hay thép cán định
hình ( thép có dạng mặt cắt định trước như thép chữ I, U, L… )
* cách hình thành mối ghép đinh tán :
Đinh tán là một chốt trụ tròn, có mũ ở hai đầu; một mũ được chế tạo sẵn, mũ
thứ hai được hình thành khi tán đinh vào mối ghép. Cho đinh vào lỗ chế tạo sẵn
trên các tấm ghép rồi tán lại ta sẽ được mối ghép đinh tán.
* phân loại mối ghép đinh tán : theo công dụng, mối ghép đinh tán đươc chia
làm ba loại.
- mối ghép chắc :
- mối ghép kín :
- mối ghép chắc – kín :
* nhược điểm chủ yếu :
-
Câu 4 : Cách hình thành mối ghép hàn. Phân loại mối ghép hàn. Các ưu –
nhược điểm của mối ghép hàn.
* hàn là mối ghép không tháo được. sự liên kết giữa các bộ phận ghép được
hình thành nhờ lực hút phân tử của kim loại sau khi khu vực liên kết trên hai bộ
phận ghép được đốt nóng cục bộ tới trạng thái nóng chảy rồi để nguội tự nhiên,
hoặc được đốt nóng cục bộ tới trạng thái dẻo rồi được ép với nhau bằng lực ép.
* phân loại mối ghép hàn :
- theo phương pháp công nghệ, mối ghép hàn bao gồm các loại : hàn nóng chảy,
hàn xỉ điện hoặc hàn tiếp xúc.
- theo đặc điểm kết cấu, các mối hàn được chia làm bốn loại :
+ hàn giáp mối
+ hàn chống
+ hàn chữ T
10
+ hàn góc
* ưu điểm :
- cho năng suất cao hơn so với tất cả các mối ghép khác
- dễ tự động hóa quá trình hàn, nhờ đó nâng cao năng suất và bảo đảm được độ
đồng đều cả dọc theo chiều mối hàn và giữa các chi tiết có cùng kết cấu.
- có độ bền cao khi chịu tải trọng tĩnh
- cho khả năng đảm bảo độ kín tốt đối với những kết cấu đòi hỏi độ kín
- tiết kiệm vật liệu hơn so với ghép bằng đinh tán hoặc so với việc tạo kết cấu
bằng phương pháp đúc
- có thể hồi phục các chi tiết bị hỏng gãy một phần hay bị mòn.
* nhược điểm của mối ghép hàn :
- có hiện tượng tập trung ứng suất do thay đồi vật liệu và thay đổi tiết diện chịu
lực của kết cấu.
- tồn tại ứng suất dư do việc đốt nóng làm thay đổi cơ tính của vật liệu
- chất lượng mối hàn phụ thuộc nhiều vào tay nghề của công nhân
- tiềm ẩn nhiều nguy cơ giảm sức bền mỏi của mối ghép do xuất hiện các
khuyết tật như các vết nứt, hàn không thấu, rỗ xỉ.

Câu 5 : các hình thành mối ghép bằng độ dôi. Các phương pháp lắp các chi
tiết của mối ghép bằng độ dôi. Ưu – nhược điểm của mối ghép bằng độ dôi.
* cách hình thành mối ghép độ dôi : mối ghép độ dôi là mối ghép sử dụng độ
dôi trên bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết để liên kết chúng
* các phương pháp lắp các chi tiết của mối ghép bằng độ dôi :
- mối ghép độ dôi theo bề mặt trụ : việc lắp mối ghép này được thực hiện bằng
phương pháp ép hay sử dụng biện pháp nhiệt trong đó chi tiết bao bị nung nóng,
còn chi tiết bị bao được làm lạnh
- mối ghép độ dôi theo bề mặt côn :
- mối ghép độ dôi sử dụng vòng côn : mối ghép được hình thành nhờ các vòng
côn được đặt từng đôi một giữa trục và may ơ.
* ưu điểm của mối ghép bằng độ dôi :

11
- kết cấu đơn giản ( không cần chi tiết khác ngoài cặp chi tiết ghép )
- dễ hình thành mối ghép
- đảm bảo tốt độ đồng tâm của các tiết máy ghép
- giá thành hạ
* nhược điểm của phương pháp :
- khó xác định chính xác khả năng truyền lực của mối ghép
- ứng suất lắp rắp lớn làm giảm độ bền của các chi tiết .
- xảy ra tập trung ứng suất ở mép lỗ làm giảm độ bền mỏi của mối ghép.
Câu 6 : kể tên các phương pháp ghép trục và may ơ. Cách hình thành mối
ghép then. Các ưu – nhược điểm của mối ghép then.
* các phương pháp ghép trục và may ơ
- mối ghép then hoa
- mối ghép then
- mối ghép có độ dôi
* cách hình thành mối ghép then : mối ghép then dùng để cố định các chi tiết
trên trục ( theo phương tiếp tuyến, để truyền mômen xoắn ) bằng cách đặt một
chi tiết có tên gọi là then nằm trong rãnh đã chế tạo sẵn trên cả trục và may ơ
* ưu điểm : ?
* nhược điểm : ?

Câu 7 : cách hình thành mối ghép then hoa. Kể tên các phương pháp định
tâm trong mối ghép then hoa. Các ưu – nhược điểm của mối ghép then hoa
so với mối ghép then.
* cách hình thành mối ghép then hoa : ghép then hoa là ghép may ơ vào trục
nhờ các răng của trục lồng vào các rãnh đã được chế tạo sẵn trên may ơ.
* các phương pháp định tâm trong mối ghép then hoa
- đối với mối ghép then hoa chữ nhật : việc định tâm các chi tiết có thể thực
hiện theo đường kính trong d ; theo đường kính ngoài D; theo mặt bên.
- đối với mối ghép then hoa thân khai, cũng có ba kiểu định tâm :
+ định tâm theo đường kính ngoài
12
+ định tâm theo mặt bên
+ định tâm theo đường kính trong
- đối với ghép then hoa tam giác chỉ định tâm theo mặt bên
* ưu điểm của mối ghép then hoa ( so với mối ghép then )
- diện tích bề mặt làm việc lớn nên áp suất tiếp xúc nhỏ, tuổi thọ cao
- số lượng chi tiết ít
- ít tập trung ứng suất trong rãnh then
- khả năng tải lớn do có nhiều răng tham gia truyền lực
- khả năng định tâm và định hướng theo chiều trục của các chi tiết tốt
* nhược điểm :
-

Câu 8 : kể tên các phương pháp truyền động cơ khí. Trình bày ưu – nhược
điểm của truyền động bánh răng. Muốn truyền động bánh răng cho tỷ số
truyền không đổi trong suốt quá trình chuyển động, cần phải đảm bảo những
điều kiện gì ?
* các phương pháp truyền động cơ khí
- cơ cấu dạng thanh
- cơ cấu cam
- cơ cấu bánh răng, hệ bánh răng
- cơ cấu truyền động đai
- cơ cấu truyền động xích
- cơ cấu truyền động vít – đai ốc
- cơ cấu truyền động bánh ma sát
- cơ cấu các- đăng
- một số cơ cấu đặc biệt khác
* ưu điểm của truyền động bánh răng
- có khả năng tạo ra tỷ số truyền không đổi giữa bánh dẫn và bánh bị dẫn

13
- cho khả năng biến đổi chuyển động khá phong phú, đặc biệt là biến đổi về
phương, chiều và trị số của các chuyển động quay
- dải công suất có thể sử dụng cho mỗi bộ bánh răng là khá rộng
- hiệu suất làm việc lớn ( ngoại trừ cặp trục vít – bánh vít và cặp bánh trụ chéo
có hiệu suất tương đối thấp, hầu hết các cơ cấu bánh răng còn lại được bôi trơn
tốt đều có hiệu suất lớn hơn 95% )
- độ tin cậy và tuổi thọ cao ( thực tế cho thấy các cơ cấu bánh răng rất ít khi
hỏng hóc và lâu phải thay thế ngay cả khi bảo quản kém )
- sử dụng đơn giản ( trong quá trình sử dụng chỉ cần định kỳ tra mỡ, thay dầu
hay điều chỉnh khe hở ăn khớp giữa các bánh răng )
- không đòi hỏi biện pháp đặc biệt để bảo toàn khớp cao.
* nhược điểm :
- tính toán thiết kế khá phức tạp
- yêu cầu cao về độ chính xác chế tạo và lắp ghép, việc chế tạo các bánh răng
đòi hỏi phải sử dụng các máy chuyên dùng
- làm việc ồn khi tốc độ chuyển động lớn
- khi tỷ số truyền lớn phải chấp nhận kích thước bao lớn hoặc phải sử dụng
nhiều cặp bánh răng ( ngoại trừ bộ truyền trục vít- đai ốc ).
* muốn bộ truyền bánh răng cho tỷ số truyền không dổi trong suốt quá trình
chuyển động, cần phải đảm bảo những điều kiện ?
- cần đảm bảo tỷ số truyền không đổi trên tất cả các cặp biên dạng đối tiếp và
tại mọi thời điểm chuyển tiếp cặp biên dạng đối tiếp. muốn vậy, cơ cấu phải
được thiết kế và chế tạo thỏa mãn nhưng yêu cầu nhất định như các răng cùng
một bánh phải giống hệt nhau và phân bố đều trên một đường tròn, các cặp biên
dạng đối trực tiếp phải thỏa mãn định lý ăn khớp, các bánh răng phải thỏa mãn 3
điều kiện ăn khớp đều ( ăn khớp đúng, ăn khớp trùng, ăn khớp khít ).

14
Câu 9 : phân loại truyền động bánh răng theo vị trí tương đối của các đường
tâm trục, theo phương của răng, theo mặt bao của các đỉnh răng và theo
dạng đường cong được sử dụng làm biên dạng răng.
* phân loại theo vị trí tương đối của các đường tâm trục :
???

15
Câu 10 : cách hình thành bộ truyền động đai. Các ưu – nhược điểm của bộ
truyền đai. Phạm vi ứng dụng của bộ truyền đai.
* cách hình thành bộ truyền động đai ( cấu tạo ) :
Mỗi bộ truyền đai loại thông thường bao gồm các bộ phận sau :
- hai bánh đai ( puly ) 1, 2 lắp cố định trên hai trục và quay cùng với trục
- một hay một số vòng dây đai ( cu – roa ) 3 mắc căng trên hai bánh đai
- cơ cấu căng dây 4.
( vẽ hình ) ?
* ưu điểm : truyền động đai có những ưu điếm sau
- cho khả năng truyền chuyển động giữa các trục xa nhau ( 15m hoặc hơn )
- làm việc êm và không ồn do vật liệu dây đai có tính đàn hồi .
- có khả năng làm việc ở tốc độ cao.
- kết cấu đơn giản nên dễ chế tạo và giá thành hạ.
- dễ chăm sóc và bảo quản .
- giữ được an toàn cho bản thân cơ cấu và cả hệ thống ( khi quá tải , dây đai sẽ
trượt trơn trên bánh đai ).
* nhược điểm
Các nhược điểm của truyền động đai là :
- đòi hỏi không gian làm việc lớn do có kích thước bao lớn.
- tỷ số truyền không ổn định do có trượt đàn hồi và/hoặc trượt trơn giữa dây
đai và bánh đai.
- lực tác dụng lên trục và ổ lớn do phải căng đai.
- tuổi thọ của dây đai thấp ( chỉ khoảng 1000 – 5000 giờ )
* phạm vi sử dụng :
Bộ truyền đai được sử dụng hợp lí nhất trong hai trường hợp :
- Cần truyền chuyển động giữa các trục cách xa nhau
- Vận tốc làm việc lớn .

16
Câu 11 : cấu tạo ( cách hình thành ) của bộ truyền động xích. Các ưu –
nhược điểm của bộ truyền xích ( so với truyền động đai ) . phạm vi ứng dụng
của bộ truyền xích .
* cấu tạo : mỗi bộ truyền động xích đều bao gồm hai hay nhiều đĩa xích lắp cố
định trên các trục quay và một vòng xích khép kín tạo bởi nhiều mắt xích giống
hệt nhau được nối với nhau bằng các bản lề. vòng xích lắp vòng qua các đĩa
xích tạo sự ăn khớp của các mắt xích với răng của các đĩa xích. Nhờ sự ăn khớp
này mà chuyền động và công suất có thể được truyền trục dẫn sang các trục bị
dẫn.
* ưu điểm ( so với truyền động đai )
Truyền động xích có các ưu điểm sau :
- Khả năng tải cao hơn nhiều so với truyền động đai ( do xích làm bằng thép
có độ bền cao hơn dây đai, lại làm việc theo nguyên lý ăn khớp ) .
- có khả năng chịu được mức quá tải đáng kể trong một thời gian ngắn.
- làm việc chắc chắn, không xảy ra hiện tượng trượt.
- tải trọng tác dụng lên trục và lên ổ nhỏ do không đòi hỏi sức căng ban đầu.
- cho phép truyền chuyển động từ một trục dẫn đến nhiều trục bị dẫn.
* nhược điểm :
Các nhược điểm của truyền động xích chủ yếu xuất phát từ đặc điểm xích bao
gồm nhiều mắt xích ôm vào đĩa xích không phải theo đường tròn mà theo hình
đa giác : cụ thể như sau :
- Phát sinh dao động, tiếng ồn và tải trọng động phụ thuộc trong quá trình làm
việc.
- tỷ số truyền không phải là hằng số mà thay đổi có chu kỳ.
- khó duy trì điều kiện bôi trơn tốt cho các bản lề.
- mòn bản lề có ảnh hưởng nhiều đến sự làm việc tin cậy của bộ truyền.

17
* phạm vi sử dụng của bộ truyền xích :
Được sử dụng khi khoảng cách trục tương đối lớn, hoặc khi cần truyền
chuyển động từ một trục dẫn đến vài trục bị dẫn . ( trường hợp này nếu dùng bộ
truyền bánh răng thì phải them bánh răng trung gian hoặc những cấp phụ, nếu
dùng bộ truyền đai thì phải chấp nhận kích thước lớn hoặc không đảm bảo an
toàn ).
Hiện nay bộ truyền xích được dùng phổ biến trong các máy nông nghiệp, các
phương tiện vận tải, máy hóa, trong ngành chế tạo máy công cụ, trong các thiết
bị mỏ và trong các cơ cấu máy nâng chuyển.

Câu 12 : công dụng và những bộ phận cơ bản của trục. Phân loại trục.
những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế và sử dụng trục.
* công dụng của trục : trục là chi tiết máy được đặt trên các ổ đỡ và đảm
nhiệm các nhiệm vụ :
- đỡ các chi tiết máy quay như bánh răng, bánh đai ( puly), đĩa xích, cánh quạt,
khớp nối, rô to của động cơ hay máy phát điện.
- truyền mô men xoắn và công suất từ nguồn phát động đến nơi tiêu thụ.
- vừa đỡ các chi tiết máy, vừa truyền mômen xoắn và công suất.
* những bộ phận cơ bản của trục : trục thường gồm hai bộ phận cơ bản là
thân trục và ngõng trục
- ngõng trục là nơi để lắp trục với ổ trục
- thân trục là phần trục dùng để gá đặt các chi tiết hoặc cụm chi tiết.
* phân loại trục : có 3 tiêu chí khác nhau để phân loại trục.
a) theo cấu tạo, trục được chia thành trục trơn và trục bậc, trục đặc và trục
rỗng.
b) theo đặc điểm chịu tải, trục được chia làm 3 loại : trục tâm, trục truyền và
trục truyền chung.
c) theo hình dạng đường tâm, các trục được chia thành trục thẳng và trục
khuỷu.
* những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế và sử dụng trục :
Trục là loại chi tiết quan trọng trong máy móc, sự làm việc tốt hay xấu
của loại trục có ảnh hưởng trực tiếp đến các chi tiết hay cụm chi tiết lắp trên nó

18
và ảnh hưởng đến sự làm việc chung của cả máy. Vì vậy, khi thiết kế trục đòi
hỏi phải xem xét kỹ lưỡng nhiều khía cạnh như kết cấu, độ bền tĩnh, độ bền
mỏi, độ cứng và dao động của trục. ngoài ra còn đòi hỏi phải chú ý đến cả quy
trình công nghệ, các biện pháp nhiệt luyện, các biện pháp sử dụng và bảo quản
trục vì đây là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc, độ bền và
tuổi thọ của trục.

Câu 13 : công dụng của ổ trục. Phân loại ổ trục. hãy chỉ ra những trường
hợp nên sử dụng ổ trượt.
* công dụng của ổ trục :
- đỡ và định vị các trục quay trong máy.
- tiếp nhận các lực từ trục và truyền các lực này vào thân máy, bệ máy.
- tạo điều kiện để các trục có thể quay tự do quanh đường tâm đã định.
- giảm mất mát công suất tại các khớp quay, nhờ đó mà nâng cao hiệu suất và
khả năng tải của máy.
- làm tang tuổi thọ nói chung của máy.
* phân loại ổ trục :
ổ trục được phân loại theo hai tiêu chí khác nhau.
a) theo dạng ma sát phát sinh trong ổ trục, chúng được chia thành 2 loại :
- ổ trượt : ma sát phát sinh trong ổ là ma sát trượt.
- ổ lăn : ma sát phát sinh trong ổ là ma sát lăn.
b) theo dạng tải trọng mà ổ có thể chịu, có các loại :
- ổ đỡ : ổ hầu như chỉ chịu được lực hướng tâm.
- ổ chặn : ổ được thiết kế để chịu lực dọc trục.
- ổ đỡ chặn : ổ chịu được cả lực hướng tâm và lực dọc trục.
* những trường hợp nên sử dụng ổ trượt
Trong ngành chế tạo máy hiện nay, ổ trượt ít được sử dụng hơn ổ lăn. Mặc dù
vậy, sử dụng ổ trượt sẽ là ưu việt hơn so với việc sử dụng ổ lăn trong các trường
hợp dưới đây :

19
- Khi yêu cầu lắp ghép đòi hỏi bắt buộc phải sử dụng ổ ghép ( chẳng hạn, khi
lắp trục khuỷu vào thanh truyền hoặc thân máy trong các động cơ đốt
trong ).
- Khi vận tốc của trục quay là rất lớn ( V >30 m/s ) vì nếu dùng ổ lăn thì tuổi
thọ của ổ sẽ rất thấp do tác dụng của lực ly tâm có giá trị lớn.
- Khi yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi phương của trục phải rất chính xác.
- Khi ổ làm việc trong điều kiện đặc biệt ( làm việc trong nước hay trong các
môi trường ăn mòn … )
- ổ trục của các cơ cấu có vận tốc thấp, không quan trọng, rẻ tiền.
- khi làm việc trong điều kiện dao động hay có tải trọng va đập, ổ trượt làm
việc tốt hơn nhờ khả năng giảm chấn của màng dầu.

câu 14 : công dụng của ổ trục. phân loại ổ trục. các ưu điểm – nhược điểm
của ổ lăn so với ổ trượt.
* công dụng của ổ trục :
- đỡ và định vị các trục quay trong máy.
- tiếp nhận các lực từ trục và truyền các lực này vào thân máy, bệ máy.
- tạo điều kiện để các trục có thể quay tự do quanh đường tâm đã định.
- giảm mất mát công suất tại các khớp quay, nhờ đó mà nâng cao hiệu suất và
khả năng tải của máy.
- làm tang tuổi thọ nói chung của máy.
* phân loại ổ trục :
ổ trục được phân loại theo hai tiêu chí khác nhau.
a) theo dạng ma sát phát sinh trong ổ trục, chúng được chia thành 2 loại :
- ổ trượt : ma sát phát sinh trong ổ là ma sát trượt.
- ổ lăn : ma sát phát sinh trong ổ là ma sát lăn.
b) theo dạng tải trọng mà ổ có thể chịu, có các loại :
- ổ đỡ : ổ hầu như chỉ chịu được lực hướng tâm.
- ổ chặn : ổ được thiết kế để chịu lực dọc trục.
- ổ đỡ chặn : ổ chịu được cả lực hướng tâm và lực dọc trục.
* ưu điểm của ổ lăn so với ổ trượt :

20
- do ma sát nhỏ nên ổ lăn có hiệu suất cao hơn, đòi hỏi mô men mở máy nhỏ
hơn, phát sinh nhiệt ít hơn ( ít xảy ra hiện tượng nóng chảy các bề mặt làm việc,
ít gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu và vật liệu bôi trơn )
- có khả năng làm việc ở tốc độ thấp do hệ số ma sát khá ổn định
- chăm sóc và bôi trơn đơn giản ( có thể bôi trơn bằng mỡ, không đòi hỏi các
biện pháp tản nhiệt )
- tốn ít vật liệu bôi trơn do ổ được che kín ( chất bôi trơn ít thất thoát và lâu bị
biến chất nên lâu phải bổ sung hoặc thay thế )
- kích thước dọc trục nhỏ hơn khi có cùng đường kính ngõng trục
- mức độ tiêu chuẩn hóa và tính lắp lẫn cao nên dễ sử dụng và thay thế
- giá thành chế tạo tương đối thấp do được sản xuất hàng loạt lớn
* nhược điểm :
- kích thước hướng kính lớn
- lắp ghép khó do phải lắp theo phương dọc trục
- yêu cầu lắp ghép cao
- độ quay nhanh hạn chế do ảnh hưởng của lực ly tâm, mômen con quay
- khả năng chịu va đập và chấn động kém.

Câu 15 : chức năng của lò xo. Phân loại lò xo. Nêu định nghĩa về đường đặc
tính của lò xo. Vẽ và chỉ rõ trên hình vẽ các đường đặc tính với độ cứng
không đổi, tăng dần và giảm dần.
* chức năng của lò xo :
Lò xo là chi tiết máy làm việc theo nguyên lí đàn hồi và có độ mềm cao vì dễ
bị biến dạng. khi biến dạng, trong lò xo phát sinh 1 lực đàn hồi để chống lại sự
biến dạng đó. Trị số lực đàn hồi phụ thuộc vào loại lò xo, vật liệu và mức độ
biến dạng.
Trong kỹ, nó được sử dụng cho các mục đích sau :
- tích lũy cơ năng, sau đó hoạt động như một động cơ ( dây cót đồng hồ )
- Làm mềm các va chạm ( lò xo trong các phương tiện giao thông)
- Đưa các chi tiết hay cụm chi tiết trở về vị trí ban đầu ( lò xo của cơ cấu cam
)
- Đo lực ( lực kế )
21
- Tạo các tải trọng hay lực ép ( lò xo trong các ly hợp )
- Phân bố đều tải trọng trong vùng tác dụng tương hỗ của các khâu đối tiếp
* Phân loại :
Các lò xo phân loại theo 3 tiêu chí
a) Theo dạng tải trọng tác dụng, có
- lò xo chịu kéo hoặc nén
- lò xo chịu uốn
- lò xo chịu xoắn
b) theo hình dạng hoặc kết cấu, có
- lò xo xoắn ốc
- lò xo vòng
- lò xo nhíp
- lò xo xoáy ốc
- lò xo trục vặn
c) vật liệu lò xo, có
- lò xo bằng kim laoij
- lò xo làm bằng vật liệu phi kim loại ( lò xo bằng cao su )
* định nghĩa về đường đặc tính của lò xo : Đường cong mô tả mối quan hệ
giữa lực đàn hồi và chuyển vị tương đối của lò xo gọi là đường đặc tính của lò
xo.
* vẽ và chỉ rõ trên hình vẽ các đường đặc tính với độ cứng ...
Vẽ hình ?

22
23

You might also like