Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Ban Hội thẩm:

Ban Hội thẩm là cơ quan tư pháp gần như toà án với tư cách là thiết chế hữu trách nhiệm xét xử các tranh chấp giữa các thành
viên. Ban Hội thẩm thường gồm ba chuyên gia và trong trường hợp ngoại lệ có thể gồm năm chuyên gia được tuyển chọn
trên cơ sở theo từng vụ (ad học). Điều này có nghĩa là không có Ban Hội thẩm thường trực tại WTO, mà có những Ban hội
thẩm khác nhau được thành lập cho mỗi tranh chấp, bất kể ai có năng lực và độc lập đều có thể làm hội thẩm viên (Điều 8.1
và 8.2 trong DSU).
Cơ quan Phúc thẩm:
Không giống các Ban Hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm là cơ quan thường trực gồm bảy thành viên được giao trách nhiệm xem
xét lại các khía cạnh pháp lý trong báo cáo của Ban Hội thẩm. Vì vậy, Cơ quan Phúc thẩm là giai đoạn thứ hai và cuối cùng
trong xét xử của hệ thống giải quyết tranh chấp.
Ban hội thẩm (Panel):
Ban Hội thẩm bao gồm từ 3 - 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO
được quốc gia nguyên đơn viện dẫn. Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các
Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị
thích hợp cho các bên tranh chấp. Kết quả công việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình DSB thông qua, giúp DSB đưa ra
các khuyến nghị đối với các Bên tranh chấp. Trên thực tế, đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm
quyền quyết định (bởi với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết mọi vấn đề về giải quyết tranh chấp khi đã đưa ra trước DSB đều
được “tự động” thông qua).
Các thành viên Ban hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia phi chính phủ không có
quốc tịch của một Bên tranh chấp hoặc của một nước cùng là thành viên trong một Liên minh thuế quan hoặc Thị trường
chung với một trong các nước tranh chấp (ví dụ: Liên minh Châu Âu). Ban hoạt động độc lập, không chịu sự giám sát của bất
kỳ quốc gia nào.
Cơ quan Phúc thẩm (SAB):
Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội thẩm
được xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan này cũng
cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyết tranh chấp mới.
Cơ quan Phúc thẩm gồm 7 thành viên do DSB bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại 1 lần). Các thành viên Cơ
quan Phúc thẩm được lựa chọn trong số những nhân vật có uy tín và có chuyên môn được công nhận trong lĩnh vực luật pháp,
thương mại quốc tế và trong những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định liên quan. Tuy nhiên, việc xét xử phúc
thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3 thành viên SAB thực hiện một cách độc lập.
Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban
hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố thực tiễn của tranh chấp. Kết quả làm việc của SAB là một báo cáo trong đó Cơ
quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan
Phúc thẩm được thông qua tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp.

Ban hội thẩm (Panel)


Ban hội thẩm - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Panel.
Ban hội thẩm là một cơ quan tư pháp của WTO, có trách nhiệm xét xử các tranh chấp giữa các thành viên của WTO trong
phiên tòa sơ thẩm. Ban hội thẩm thường bao gồm 3 đến 5 người. Ban hội thẩm không cố định thành viên mà được thay đổi
cho mỗi tranh chấp khác nhau. (Theo World Trade Organization - WTO)
Ban hội thẩm của WTO được qui định trong thỏa thuận DSU.
Thành phần Ban hội thẩm của WTO
1. Ban hội thẩm phải được cấu thành bởi:
- Những cá nhân thuộc tổ chức chính phủ, phi chính phủ năng lực tốt, kể cả những người đã làm việc hoặc trình vụ kiện ra
ban hội thẩm, làm đại diện của một Thành viên hoặc của một bên kí kết GATT 1947 hoặc đại diện tại Hội đồng hay ủy ban
của bất cứ hiệp định có liên quan nào hoặc hiệp định nào trước đó;
- Những cá nhân đã từng làm việc trong Ban Thư kí, đã từng giảng dạy hoặc viết sách báo được đăng về luật thương mại
quốc tế hoặc chính sách thương mại quốc tế, hoặc đã từng là quan chức cao cấp về chính sách thương mại của một Thành
viên.
2. Các thành viên ban hội thẩm cần phải được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập của các hội thẩm viên, có kiến thức
đa dạng ở mức đủ và có phạm vi kinh nghiệm công tác rộng.
3. Công dân của quốc gia là các bên tranh chấp hoặc là bên thứ 3 theo qui định không được tham gia vào ban hội thẩm có liên
quan đến tranh chấp đó, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.
4. Ban hội thẩm phải gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một ban hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên trong
vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm. Các Thành viên phải nhanh chóng được thông báo về thành phần của ban
hội thẩm.
5. Ban Thư kí phải đề xuất việc bổ nhiệm ban hội thẩm với các bên có tranh chấp. Các bên tranh chấp phải không được phản
đối việc bổ nhiệm trừ khi có những lí do bắt buộc.
6. Các hội thẩm viên phải làm việc với tư cá nhân của mình và không phải là đại diện của chính phủ và cũng không phải là
đại điện của một tổ chức nào. Các Thành viên không được đưa ra chỉ thị hay tìm cách gây ảnh hưởng đến họ với tư cách cá
nhân về những vấn đề được đưa ra trước ban hội thẩm.
7. Khi một tranh chấp xảy ra giữa một quốc gia phát triển và một quốc gia đang phát triển, nếu có yêu cầu của quốc gia đang
phát triển, thì ban hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm từ một quốc gia đang phát triển. (Theo Dispute Settlement
Understanding - DSU, Thư Viện Pháp Luật)
Cơ quan phúc thẩm WTO (Appellate Body)
Cơ quan phúc thẩm WTO - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là The Appellate Body.
Cơ quan phúc thẩm WTO được thành lập năm 1995 theo Điều 17 của Thỏa thuận DSU về qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc
giải quyết tranh chấp. Đây là một cơ quan thường trực gồm 7 thành viên do DSB bổ nhiệm với nhiệm kì 4 năm. (Theo World
Trade Organization -WTO)
Cơ quan Phúc thẩm WTO là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội
thẩm được xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan này
cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyết tranh chấp mới. (Theo VCCI)
https://vietnambiz.vn/ban-hoi-tham-panel-cua-wto-la-ai-thanh-phan-ban-hoi-tham-wto-20191127114818448.htm
Một số qui định về cơ quan phúc thẩm WTO
1. Một Cơ quan Phúc thẩm thường trực phải được DSB thành lập. Cơ quan Phúc thẩm này xem xét kháng cáo về các vụ việc
của ban hội thẩm. Cơ quan này phải bao gồm 7 người, mỗi một vụ việc phải do 3 người trong số đó xét xử.
Những người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm phải làm việc luân phiên. Việc luân phiên như vậy phải được xác định trong văn
bản về thủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm.
2. DSB phải chỉ định người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm cho nhiệm kì 4 năm, và mỗi người có thể được tái bổ nhiệm một
lần. Tuy nhiên, nhiệm kì của 3 trong số 7 người được bổ nhiệm ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải hết hạn sau 2
năm, được xác định bằng việc bắt thăm, vị trí còn thiếu phải được bổ sung nếu có.
Người được bổ nhiệm thay thế một người mà nhiệm kì chưa hết sẽ giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm kì còn lại của người
tiền nhiệm.
3. Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín đã được công nhận, với kinh nghiệm chuyên môn đã được chứng
minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những nội dung của các hiệp định có liên quan nói chung. Họ phải không được gắn
kết với chính phủ nào.
Cơ cấu thành viên của Cơ quan Phúc thẩm phải phản ánh rộng rãi cơ cấu thành viên trong WTO. Tất cả những người làm
việc tại Cơ quan Phúc thẩm phải sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào và chỉ được thông báo ngắn, phải cập nhật các hoạt động
giải quyết tranh chấp và các hoạt động có liên quan khác của WTO. (Theo Dispute Settlement Understanding - DSU, Thư
Viện Pháp Luật)
Tình hình thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO năm 2013 06-06-2014
Tình hình thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO năm 2013
Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được coi như một thành công đặc biệt trong sự phát triển thương mại và
pháp lý cuối thế kỷ XX. Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong các Hiệp định WTO, ngăn chặn
các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO, một cơ chế giải
quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức này đã được thiết lập. Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu thế pháp lý hoá quá
trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính
chính trị, ngoại giao trong lĩnh vực này. Sau gần 20 năm được đưa vào thực hiện, có thể tự tin nói rằng cơ chế giải quyết
tranh chấp này đem lại “sự đảm bảo và tính dự đoán được cho hệ thống thương mại đa phương”, và tạo điều kiện cho việc
“giải quyết kịp thời” các tranh chấp. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO,
và thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong năm 2013 dựa trên các đánh
giá của ngài Jonathan T. Fried – Chủ tịch DSB, đồng thời là Đại sứ của Canada tại WTO.
Giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Nhằm đạt được một giải pháp tích cực cho các bên trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng các Hiệp
định của WTO, WTO xây dựng cơ sở pháp lý cho cơ chế giải quyết tranh chấp cho các thành viên của mình thông qua Hiệp
định về các Qui tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU).
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và
ưu tiên những “giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan”.[1] Xét ở mức độ
rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của
các thành viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các quy tắc thương mại quốc
tế.Trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO gồm 3 giai đoạn chính: (i) thủ tục tham vấn; (ii) xét xử của Ban Hội thẩm và Cơ
quan phúc thẩm; (iii) giai đoạn thực thi. Tất cả các tranh chấp tại WTO đều bắt đầu bằng yêu cầu tham vấn của các bên, trong
giai đoạn này, nếu các bên tìm ra được một giải pháp thỏa đáng và phù hợp với các hiệp định liên quan là tốt nhất. Tuy nhiên,
nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng tham vấn, các bên có thể gửi yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm lên Cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO (DSB). Cơ quan này sẽ tiến hành biểu quyết quyết định việc thành lập Ban Hội thẩm. Sau khi
được thành lập, Ban Hội thẩm có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để xét xử vụ việc và ra Báo cáo cuối cùng về vụ
việc gửi cho DSB thông qua. Các bên có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban Hội thẩm (yêu cầu phúc
thẩm) lên Cơ quan phúc thẩm của WTO (AB) bằng văn bản. Báo cáo cuối cùng của Cơ quan Phúc thẩm có thể giữ nguyên,
sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề và kết luận pháp lý của Ban Hội thẩm, và sẽ được gửi tới DSB để thông qua. Trong giai đoạn
thực thi, khuyến nghị và phán quyết của DSB là ràng buộc, mang tính bắt buộc thi hành. Trong tất cả các giai đoạn trên, các
quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết, theo đó một quyết định chỉ không được thông
qua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua.
Các bên của một vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO bao gồm: (i) Bên khiếu nại; (ii) Bên bị khiếu nại; (iii) Bên thứ ba:
bao gồm các Thành viên khác có thể đề nghị được tham gia vào vụ việc nếu các quốc gia này có “quyền lợi thương mại thực
chất”[2] liên quan đến vụ việc.
Tính đến tháng 12 năm 2013, đã có tổng cộng 474 tranh chấp được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,
trong đó có đến 248 vụ tranh chấp liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và thuế đối kháng, và các biện pháp tự vệ.
[3]
Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO trong năm 2013
Nhìn chung, trong năm 2013, tổng số các vụ việc giải quyết tranh chấp đã giảm so với năm 2012, nhưng vẫn ở mức tương đối
cao. Đặc biệt, năm 2013 cũng chứng kiến 2 xu hướng mới trong giải quyết tranh chấp: (i) số lượng các vụ việc giải quyết
tranh chấp có liên quan đến các Thành viên có ít hoặc chưa từng có kinh nghiệm trong các vụ việc giải quyết tranh chấp trước
đây, như Cuba, Indonesia, Panama, Nga và Việt Nam, ngày càng tăng; (ii) ngày càng có nhiều các Thành viên vốn dĩ không
phải là các bị đơn truyền thống trong các vụ kiện, nay lại trở thành bị đơn - như Úc, Colombia, Pakistan, Peru và Ukraine.
Các nước phát triển và đang phát triển với vai trò Nguyên đơn trong vụ việc giải quyết tranh chấpNguồn: WTO[4]
Các nước phát triển và đang phát triển với vai trò Bị đơn trong vụ việc giải quyết tranh chấpNguồn: WTO[5]
Bài viết sẽ đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp tại WTO trong từng bước của tiến trình giải quyết tranh chấp. Cụ thể như
sau:
(1) Tham vấn (Consultations)
Như đã nói ở trên, một tranh chấp thương mại chính thức trở thành một tranh chấp WTO khi có yêu cầu tham vấn theo Điều 4
của DSU. Do đó, số lượng các yêu cầu tham vấn trong một năm là một trong những dấu hiệu về mức độ kiện tụng giữa các
Thành viên. Trong năm 2013, số lượng các yêu cầu tham vấn đã giảm nhẹ so với năm 2012, dù vẫn duy trì ở mức tương đối
cao là 20 yêu cầu tham vấn.
Thủ tục tham vấn là thủ tục tiến hành bí mật giữa các Bên, các quốc gia khác có thể xin tham gia vào việc tham vấn này nếu
Bên bị tham vấn thừa nhận rằng các quốc gia này có “quyền lợi thương mại thực chất” (substantial trade interests) trong việc
tham vấn.[6] Mặc dù tham vấn thường được coi là một trong những hành động song phương cuối cùng trước khi đưa ra giải
quyết tranh chấp chính thức, có những lúc hành động đó ít ra cũng chịu sự giám sát đa phương ở một mức độ nào đó. Trong
vụ việc DS455 Hoa Kỳ kiện Indonesia liên quan đến các sản phẩm làm vườn, một vài Bên thứ 3 khiếu nại với DSB rằng họ
đã bị loại khỏi tham vấn mặc dù Indonesia đã chính thức chấp nhận họ. Đã có sự trao đổi ý kiến trong DSB về sự tham gia
của bên thứ ba vào tham vấn, nhưng DSB đã không - và không được yêu cầu - can thiệp vào vụ việc nêu trên.Số lượng yêu
cầu tham vấn, giai đoạn 2004 - 2013Nguồn: WTO[7]
(2) Thành lập Ban Hội thẩm (Panel establishment)
Nếu tham vấn không giải quyết được vấn đề thì giai đoạn tiếp theo là thành lập Ban Hội thẩm- một trong những chức năng
quan trọng nhất của DSB. Trong khi năm 2012, có 27 yêu cầu tham vấn, nhưng chỉ có 11 Ban hội thẩm được thành lập, thì
trong năm 2013, dù chỉ có 20 yêu cầu tham vấn, nhưng có tới 12 Ban Hội thẩm đã được thành lập - đây là con số cao nhất
trong 10 năm trở lại đây, sau một vài năm liên tục kể từ năm 2008 với số lượng vụ việc thành lập Ban Hội thẩm là 3. Số liệu
này cho thấy năm 2013 tiếp tục duy trì xu hướng gần đây khi có rất ít các tranh chấp được giải quyết ngay từ bước tham vấn,
hầu hết các tranh chấp đều tiếp tục được giải quyết thông qua các thủ tục tố tụng của Ban Hội thẩm. Tham vấn dường như
không còn duy trì được vai trò như là phương tiện để đạt được giải pháp sớm giữa các bên như trong những năm đầu của
WTO nữa.
Trong năm 2013, do số lượng các yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm từ các bên không truyền thống (không thường sử dụng
công cụ này để khởi kiện) tăng lên, yêu cầu Ban Hội thẩm làm việc bằng tiếng Tây Ban Nha cũng tăng lên. Trong khi điều
này rõ ràng được coi là một bằng chứng tích cực về khả năng có thể tiếp cận được của hệ thống giải quyết tranh chấp, nó
cũng có hậu quả cho những giai đoạn tiếp theo của vụ việc, đặc biệt là việc sẵn có các thành viên Hội thẩm đủ điều kiện.
Ngoài ra, một khuynh hướng nữa là số lượng yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm từ các nước đang phát triển gần như ngang
bằng với các nước phát triển. Đây là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy các rào cản đối với các Thành viên để tham gia cơ
chế giải quyết tranh chấp không phải là quá khó khăn như mọi người vốn nghĩ.
Tuy nhiên, trong một số vụ việc giải quyết tranh chấp, vẫn còn có những tranh luận xung quanh việc giải thích một số nội
dung và cách áp dụng các quy định trong Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp DSU.
Như về thời gian yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm lần thứ 2. Vấn đề tranh luận này bắt đầu bằng một đề xuất (được đưa ra
trong nội dung yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm trong vụ việc tranh chấp DS467 Indonesia kiện Australia liên quan đến đóng
gói bao bì) rằng nội dung của Điều 6.1 DSU quy định yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm lần thứ 2 được đưa ra luôn tại cuộc
họp tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra. Mặc dù các bên đề xuất ý kiến này đã có những lập
công phu để bảo vệ cho luận điểm của mình, nhưng phần lớn các phái đoàn mà có ý kiến đều cho rằng DSB đã không có lựa
chọn nào khác ngoài việc thành lập Ban Hội thẩm dựa trên yêu cầu lần 2, dù thời gian nộp yêu cầu lần 2 và lần đầu có gần
nhau hay không. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu bản thân DSB có thể quyết định đâu là cách diễn giải đúng của điều 6.1, và kết
quả của cuộc thảo luận này là đúng là đã có một yêu cầu hợp lệ được đưa ra trước DSB, phù hợp theo những ngôn ngữ trong
điều 6.1, trừ khi có đồng thuận phủ quyết, Ban Hội thẩm sẽ được thành lập. Theo ngài Chủ tịch DSB Jonathan T. Fried , vấn
đề này có thể sẽ không còn được đưa ra tranh luận tại DSB trong tương lai gần, nhưng sẽ tốt hơn nếu làm rõ nội dung của
điều 6.1 để tránh việc Điều này bị hiểu theo những cách khác nhau.
Hay những lúng túng trongviệc áp dụng quy định điều 9 DSU để giải quyết các tranh chấp nhiều bên mà có liên quan đến
cùng một vấn đề. Theo quy định của điều 9.1 khi có hai hoặc nhiều Thành viên yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm để giải quyết
cùng một vấn đề thì một Ban Hội thẩm duy nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn kiện này, nhưng lại không quy
định làm cách nào để có thể cân bằng giữa những yếu tố khác nhau khi xác định về tính khả thi của việc thành lập chỉ một
Ban Hội thẩm, và cũng không đưa ra hướng dẫn về vai trò của DSB trong việc xác định tính khả thi đó. Trong 02 vụ việc
Nhật Bản và EU kiện Trung Quốc liên quan đến cùng một vấn đề về thuế chống bán phá giá, DSB đã tránh việc phải trả lời
câu hỏi này bằng cách đơn thuần thành lập Ban Hội thẩm theo quy định của Điều 6.Theo ngài Fried, cần có thảo luận thêm về
vấn đề này để làm rõ việc xử lý những tình huống tương tự.
Số lượng các Ban Hội thẩm được thành lập giai đoạn 2004 -2013 Nguồn: WTO[8]
(3) Thành phần Ban Hội thẩm (Panel composition)
Khi Ban Hội thẩm được thành lập, vụ việc tranh chấp không còn chịu sự giám sát trực tiếp của DSB do có các đối tượng khác
sẽ tham gia vào các giai đoạn tiếp theo, bắt đầu bằng việc xác định thành phần Ban Hội thẩm. Thành phần Ban Hội thẩm do
Ban Thư ký bổ nhiệm, với sự đồng ý của các bên. Nếu trong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định thành lập, các bên không
thống nhất được thành viên Ban Hội thẩm, Tổng Giám đốc WTO sẽ chỉ định hội thẩm viên trong số các quan chức chính phủ
hoặc các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực luật, chính sách thương mại quốc tế. Ban Hội thẩm thường bao gồm 3 -5 thành
viên.[9]
Trong khi số lượng yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm trong năm 2013 chỉ cao hơn so với năm 2012 là 01 yêu cầu, số lượng các
Ban Hội thẩm được bổ nhiệm thành phần đã tăng gấp đôi, lên con số 11, nhưng trong đó có tới 09 Ban Hội thẩm có thành
phần do Tổng Giám đốc WTO bổ nhiệm (ít nhất là một phần).Các Thành viên với số lượng công dân tham gia vào Ban Hội
thẩm cao nhất, giai đoạn 1995 - 2014Nguồn: WTO[10]
Khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận của các bên về thành phần Ban Hội thẩm một phần là do Điều 8.3 DSU quy định
cấm công dân các nước là Bên thứ ba tham gia vào Ban Hội thẩm của vụ việc với tư cách là thành viên Ban Hội thẩm trong
vụ việc đó, trong khi trên thực tế những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp- một yêu
cầu thường do các bên đề nghị- lại là công dân của các quốc gia thường tham gia với tư cách Bên thứ ba. Do đó, nguồn lựa
chọn hội thẩm viên phù hợp bị giới hạn rất nhiều, đặc biệt trong bối cảnh các vụ việc tranh chấp gia tăng, số lượng các bên
thứ 3 gia tăng. Trong khi một số bên của tranh chấp dường như đồng ý bỏ qua quy định cấm này, do điều 8.3 cho phép họ có
thỏa thuận khác, nhưng không phải tất cả các bên đều đồng ý. Do đó, theo ngài Chủ tịch DSB, các Thành viên nên tìm cách
để mở rộng danh sách các ứng cử viên cho vị trí hội thẩm viên.
(4) Thủ tục tố tụng và ra quyết định sơ bộ của Ban Hội thẩm (The Panel stage - Proceedings and Preliminary rulings)
Khi thành viên Ban Hội thẩm được lựa chọn và các thủ tục làm việc được gửi cho các bên, các giai đoạn khác nhau sẽ được
tiến hành hầu hết là không có sự can thiệp của DSB và các thành viên không tham gia tranh chấp. Mặc dù vậy, đôi khi một số
vấn đề sẽ được đưa ra DSB, thậm chí là trước khi lưu hành báo cáo cuối cùng của Ban Hội thẩm. Một vấn đề mà đã được
thảo luận ngày càng nhiều trong những năm gần đây là việc ban hành quyết định sơ bộ. Trong năm 2013, một số phái đoàn
bày tỏ quan ngại về cái mà họ cho rằng là có sự thiếu thống nhất trong việc ban hành quyết định sơ bộ của Ban Hội thẩm. Họ
đặt ra những câu hỏi về những hệ quả mang tính hệ thống của quyết định sơ bộ này, thời gian quyết định này được gửi tới các
bên và việc đảm bảo sự tham gia thích hợp của Bên thứ ba như thế nào. DSU không có quy định về quyết định sơ bộ, các bên
của tranh chấp tự thỏa thuận với nhau về định nghĩa của quyết định sơ bộ nhằm phản ánh đúng lợi ích của họ, do đó không có
bất kỳ sự đảm bảo nào về việc liệu những giải pháp đưa ra trong quyết định đó có tính tới lợi ích của các bên không tham gia
tranh chấp và của cả hệ thống nói chung hay không.Vấn đề thứ hai cần chú ý trong giai đoạn này là dường như thủ tục tố tụng
của Ban Hội thẩm đang được tiến hành lâu hơn so với trước đây, vì nhiều lý do, ví dụ như thời gian mà các bên cần để thống
nhất về thành viên Ban Hội thẩm (hoặc đưa ra Tổng Giám đốc giải quyết), sự đa dạng và phức tạp của các vụ việc và thời
gian mà các bên tranh chấp cũng như Ban Hội thẩm cần để giải quyết các vấn đề và hàng loạt các trở ngại về mặt thủ tục.
Có một sự đa dạng và phức tạp đáng ngạc nhiên và chưa từng có liên quan đến các vấn đề mà được đưa ra trước Ban Hội
thẩm.Trong năm 2013, các vụ việc giải quyết tranh chấp trải rộng từ các biện pháp bảo vệ động vật và kiểm soát xuất khẩu tài
nguyên thiên nhiên, tới các vấn đề liên quan đến giấy phép nhập khẩu và bảo tồn nguồn thủy sản, và từ các loại thuế chống
bán phá giá đối với thép, tôm, lưỡi cưa kim cương, thiết bị X quang cho đến các trợ cấp hàng không. Mặc dù có thể việc đưa
ra kết quả lâu hơn thường lệ, nhưng sự gia tăng về số lượng và sự đa dạng hóa nội dung trong giải quyết tranh chấp tại WTO
có thể là tín hiệu tốt về tính hiệu quả của hệ thống.
Hiện nay, DSB vẫn đang tiến hành hai biện pháp song song và bổ sung nhằm tìm ra giải pháp cải thiện quy trình Ban Hội
thẩm. Thứ nhất, trong các Phiên họp đặc biệt của DSB có rất nhiều các đề xuất về cải cách thủ tục giải quyết tranh chấp DSU
được đưa ra nhằm làm giảm thời gian trong quy trình Ban Hội thẩm. Thứ hai, bằng cách tiến hành tham vấn không chính thức
– phương pháp được cựu Phó Tổng Giám đốc WTO Alejandro Jaran khởi xướng và được người kế nhiệm của ông là Karl
Brauner tiếp tục duy trì – đã củng cố hiệu quả làm việc của các Ban Hội thẩm.
(5) Kháng cáo (Appeal)
Khi Ban Hội thẩm gửi báo cáo cuối cùng cho các bên, các bên có thể kháng cáo về các vấn đề pháp lý trong báo cáo này
lên Cơ quan phúc thẩm AB (2/3 số vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO đi tới bước này).
Các thủ tục tố tụng theo năm, giai đoạn 1995 - 2014Nguồn: WTO[11]
Năm 2013 là một năm tương đối bình lặng với chỉ có duy nhất 1 Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua. Nhưng
nếu nhìn vào số lượng các Ban Hội thẩm đã được thành lập và đã xác định được thành phần trong năm 2013, không khó để có
thể dự đoán số lượng các kháng cáo trong năm 2014 sẽ tăng rất nhanh sau khi Ban Hội thẩm trong các vụ việc này ra báo cáo
cuối cùng.
Thêm vào đó, nhân sự sẽ tiếp tục là một vấn đề nan giải đối với Cơ quan Phúc thẩm trong năm 2014. AB gồm 7 thành viên
do DSB bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại 1 lần), việc xét xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3 thành
viên AB thực hiện một cách độc lập. Hiện tại một thành viên trong AB đã nghỉ hưu, và DSB sẽ phải nhanh chóng nỗ lực tìm
người thay thế nhằm đảm bảo AB hoạt động hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, với sự gia tăng của các vụ việc giải quyết tranh chấp
tại WTO, cả Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm và Ban Thư ký đều phải chịu áp lực lớn về mặt thời gian ra báo cáo và chất
lượng của báo cáo. Cơ quan Phúc thẩm phải ra báo cáo trong vòng 90 ngày và ngày càng có nhiều quan ngại về khả năng đáp
ứng được yêu cầu về thời hạn này của AB cũng như của toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp. Cần phải có thêm nguồn lực
cho hệ thống giải quyết tranh chấp cũng như có thay đổi về thủ tục để đảm bảo sự chắc chắn trong việc quản lý các vụ việc.
(6) Giai đoạn thực thi (Compliance)
Khi Báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc trong trường hợp có kháng án là Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được DSB thông qua,
vụ việc tranh chấp tiến tới giai đoạn thực thi của các bên dưới sự giám sát của DSB.
Trong một vụ việc tranh chấp liên quan đến thuốc lá, có một vấn đề đặc biệt thu hút sự chú ý của DSB trong giai đoạn này là
vấn đề “trình tự” (sequencing), vốn được cho là đã được giải quyết thông qua “Các hiệp định về trình tự”. Vấn đề này đã
được các bên thứ 3 đưa ra DSB khi các bên này bị loại khỏi việc tham gia thủ tục trọng tài theo Điều 22.6 liên quan đến mức
độ nhượng bộ- thủ tục này thường sẽ dẫn đến các kết luận về thực thi. Vấn đề này liên quan đến việc khi có bất đồng trong
việc thực thi các khuyến nghị của DSB, thủ tục nào sẽ được ưu tiên thực hiện hơn: tiến hành thủ tục tố tụng giải quyết tranh
chấp (Điều 21.5 DSU); hay áp dụng biện pháp tạm hoãn thi hành nhượng bộ (Điều 22.2 DSU). Dù có nhiều quan điểm khác
nhau về tính chất, mức độ nghiêm trọng của vấn đề về trình tự, tất cả đều đặc biệt quan tâm tới những hệ quả mang tính hệ
thống có thể xảy ra nếu vấn đề này không sớm được giải quyết một cách triệt để.
(7) Giám sát (Surveillance)
Một trong những chức năng quan trọng nhấtcủa DSB là giám sát đa phương việc thực thi các phán quyết và khuyến nghị của
DSB. Việc giám sát đa phương đối với việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị của DSB là một trong những đặc điểm
riêng của cơ chế giải quyết tranh chấp này nhằm khuyến khích việc tuân thủ dựa trên tinh thần tích cực, và nếu không tuân
thủ thì sẽ bị đưa ra trước các Thành viên khác, nhưng vẫn đi liền với việc kêu gọi tìm giải pháp chung giữa các bên.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ngài Chủ tịch DSB Jonathan T. Fried, việc thực hiện chức năng này của DSB còn yếu kém và là
một phần trong sự yếu kém cơ bản về thể chế của DSB khi thực hiện chức năng “quản lý” của mình. Trong mỗi giai đoạn
trong quy trình giải quyết vụ việc tranh chấp đã nêu ở trên đều có những vấn đề mang tính hệ thống phát sinh mà đáng lẽ đã
có thể giải quyết nếu có hành động quyết liệt hơn của DSB. Trong hầu hết các giai đoạn, DSB đã không thể hoặc là không
sẵn sàng đưa ra giải pháp cho các vấn đề cụ thể. Nếu quy định cho phép hành động tự động thì DSB hành động rất nhanh và
không có sai sót. Tuy nhiên, nếu những vấn đề mà DSU không điều chỉnh, DSB chỉ khuyến khích các cuộc tranh luận, sau đó
chỉ “ghi nhận các vấn đề”, rồi đẩy các vấn đề đó sang cho một diễn đàn khác tìm giải pháp.Vấn đề đặt ra là DSB có thể làm
gì- kể cả dưới hình thức không chính thức- để khuyến khích hơn nữa việc tranh luận và việc hình thành các giải pháp cho các
vấn đề mang tính hệ thống này. Ví dụ như, có thể tăng cường sự tương tác giữa DSB và DSB trong các phiên họp đặc biệt,
bởi nếu DSB trong các phiên họp đặc biệt có thể đưa ra lộ trình cụ thể cho các chương trình nghị sự chính về các vấn đề tồn
tại đã lâu, cơ quan này cũng có thể xem xét các vấn đề hiện đang tồn tại nhằm mục đích gợi ý các giải pháp cho DSB.
Thảo luận tập thể cũng có thể giúp trả lời cho thực tế là một số giải pháp và thông lệ mang tính cụ thể theo từng vụ việc được
thông qua bởi các bên tham gia tranh chấp trong một vụ việc cụ thể có thể không phản ánh hoàn toàn lợi ích hoặc ý chí tập
thể của các thành viên. Chính là các bên không tham gia tranh chấp đã đưa ra DSB rất nhiều vấn đề mang tính hệ thống. Các
bên tham gia tranh chấp thường muốn thảo luận các vấn đề thủ tục một cách bí mật với Ban Hội thẩm. Các bên thứ 3 thường
không có cách nào khác là đưa vấn đề ra DSB, một diễn đàn mà lợi ích của các bên tranh chấp và các Thành viên khác có thể
gặp nhau.
Lời kết
Tuy vẫn còn có những tồn tại trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp tại WTO, nhưng không thể phủ nhận rằng năm
2013 thực sự là một năm thành công và hiệu quả chưa từng thấy của cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO.Việc các Thành
viên - bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển vẫn tiếp tục tin tưởng dựa vào cơ chế này để giải quyết các vấn đề bất
đồng trong thương mại, ngay cả khi tính phức tạp và chi phí của cơ chế này (lâu nay được ví như là “viên đá quý trên chiếc
vương miện” của WTO) ngày càng tăng cao, cho thấy rằng cơ chế này đang bước vào giai đoạn ngày càng hoàn thiện dần.
Đánh giá một cách khách quan, cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO là một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp hiêu
quả nhất hiện nay trong xét xử tranh chấp quốc tế.
http://inter.vcca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=2640&CateID=80

You might also like