Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH

CHUYÊN ĐỀ: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH


Câu 1: Để hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít SO2 (đktc) thì cần vừa đủ 250ml dung dịch Ca(OH)2. Tính nồng độ
mol dung dịch Ca(OH)2. (SO2 + Ca(OH)2  CaSO3 + H2O)
Câu 2: Hòa tan 14,1g K2O vào 41,9g nước để tạo một dung dịch có tính kiềm. Tính nồng độ phần trăm
của dung dịch thu được.
Câu 3: Hòa tan 15,5g Na2O vào nước được dung dịch có thể tích 500ml.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được.
b. Thể tích dd H2SO4 20% (khối lượng riêng 1,14g/ml) cần để trung hòa dd trên
c. Tính nồng độ mol muối trong dd sau phản ứng trung hòa.
Câu 4: Hòa tan một lượng sắt vào 500ml dung dịch H 2SO4 (vừa đủ phản ứng) thu được 33,6 lít khí hidro.
Tính: a. Khối lượng sắt đã phản ứng
b. Nồng độ mol của dd axit ban đầu c. Tính thể tích khí oxi (đktc) để đốt cháy hết khí hidro
Câu 5: Hòa tan 2,3 gam natri vào 197,8 gam nước
a. Tính nồng độ % của dd thu được
b. Tính nồng độ mol của dd thu được biết khối lượng riêng của dd là d = 1,08g/ml
Câu 6: Hòa tan 0,56g sắt bằng dd H2SO4 loãng 19,6% vừa đủ
a. Viết PTHH của phản ứng.
b. Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí hidro sinh ra ở đktc
c. Cần bao nhiêu gam dd H2SO4 nói trên để hòa tan sắt.
Câu 7: Hòa tan 16,2 gam kẽm oxit vào 400g dung dịch axit nitric 15%
a. Tính khối lượng axit đã dùng b. Tính khối lượng muối kẽm tạo thành.
c. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 8: Cho 4,8 gam magie tác dụng với 200ml dung dịch HCl
a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng
c. Tính thể tích khí hidro sinh ra ở đktc
Câu 9: Trung hòa dd KOH 11,2% bằng 500ml dd HCl 1M
a. Viết PTHH của phản ứng b. Tính khối lượng dd KOH đã dùng.
c. Tính khối lượng muối sinh ra.
Câu 10: Cho 4g magie oxit tác dụng vừa đủ với 200ml dd HCl
a. Viết PTHH của phản ứng b. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng
c. Tính khối lượng muối tạo thành
Câu 11: Cho 16,2g ZnO tác dụng hoàn toàn với 200g dd H2SO4
a. Viết PTHH của phản ứng b. Tính C% của dd axit đã dùng
c. Dùng 100g dd axit ở trên cho tác dụng với dd NaOH 0,2M. Tính thể tích dd NaOH 0,2M cần dùng.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 13g kẽm trong 200g dd HCl. Hãy tính:
a. Thể tích khí sinh ra ở đktc b. Nồng độ phần trăm của dd axit đã dùng.
c. Lấy 100g dd HCl trên tác dụng với 120g dd NaOH 10% thì dd thu được sau phản ứng làm quỳ tím
chuyển sang màu gì?
Câu 13: Trung hòa dd Ba(OH)2 1M bằng dd HNO3 0,4M
a. Tính thể tích của 2 dd ban đầu nói trên biết sau phản ứng thu được 26,1g muối
b. Tính nồng độ mol của dd sau phản ứng.
Câu 14: Trung hòa 200ml dung dịch axit nitric 2M bằng dd bari hidroxit 10%
a. Tính số gam dd Ba(OH)2 đã dùng b. Tính khối lượng nước thu được
c. Thay dd Ba(OH)2 bằng 400ml dd canxi hidroxit 5%. Hãy tính khối lượng riêng của dd canxi hidroxit để
trung hòa lượng axit trên.
Câu 15: Hòa tan 32g Fe2O3 vào 218g dd HCl 30% lấy dư
a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính khối lượng muối sắt tạo thành

Len – 0787.722.672
CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH

c. Tính khối lượng axit còn dư


d. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 5,4g bột nhôm vào 200ml dd H2SO4 1,5M
a. Tính thể tích khí thu được (đktc)
b. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng (thể tích dung dịch coi như
không đổi)
Câu 17: Trung hòa 20ml dung dịch H2SO4 1M bằng dd NaOH 20%
a. Viết PTHH của phản ứng b. Tính khối lượng dd NaOH đã dùng
c. Nếu trung hòa dd axit trên bằng dd KOH 5,6% có khối lượng riêng là 1,045g/ml thì cần bao nhiêu ml
dd KOH?
Câu 18: Cho 100ml dung dịch NaOH tác dụng vừa đủ với 1,12 lít CO2 (đktc) tạo muối trung hòa
a. Viết PTHH của phản ứng
b. Tính nồng độ mol của dd NaOH đã dùng. Biết thể tích dd sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Câu 19: Cho 400ml dd HCl 2M phản ứng với dd KOH 0,2M. Sau đó thêm vào một mẫu kim loại Mg
thấy có 7,84 lít khí thoát ra ở đktc. Khí này cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt.
a. Viết các PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng magie đã phản ứng
c. Tính thể tích dd KOH cần dùng.
Câu 20: Thả 12g hỗn hợp nhôm và bạc vào dd H2SO4 7,35%. Sau phản ứng thu được 13,44 lít khí ở đktc
a. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính thể tích dd axit cần dùng, biết d = 1,025g/ml
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 8,8g hỗn hợp gồm magie và magie oxit bằng một lượng dd HCl 14,6% vừa
đủ. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 28,5g muối khan.
a. Tính khối lượng mỗi chất đã dùng ban đầu b. Tính khối lượng dd HCl cần lấy
c. Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dd sau phản ứng.
Câu 22: Hòa tan một lượng hỗn hợp gồm 19,46g ba kim loại Mg, Al, Zn (trong đó số gam Mg và Al
bằng nhau) vào dung dịch HCl 7,3% thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc).
a. Tính số gam mỗi kim loại đã dùng.
b. Tính thể tích dd HCl đã dùng, biết người ta đã dùng dư 10% so với lý thuyết
Câu 23: Cho axit clohidric phản ứng với 6g hỗn hợp Mg và MgO.
a. Tính thành phần % khối lượng của MgO trong hỗn hợp nếu phản ứng tạo 2,24 lít khí hiđro (đktc)
b. Tính thể tích dd HCl 20% (d = 1,1g/ml) vừa đủ để phản ứng với hỗn hợp đó.
Câu 24: Cho m gam hỗn hợp Al và Ag tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng thu được 6,72 lít
khí (đktc). Sau phản ứng thấy còn 4,6 gam kim loại không tan. Tính thành phần % theo khối lượng hỗn
hợp kim loại ban đầu.
Câu 25: Cho 10g hỗn hợp bột sắt, nhôm, đồng vào dd HCl dư, người ta thu được 1,7g chất không tan và
5,6 lít khí (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 26: Khi hòa tan 6g hợp kim gồm Cu, Fe và Al trong axit clohidric thì tạo thành 3,024 lít khí hiđro ở
đktc và còn lại 1,86g kim loại không tan.
a. Viết các PTHH của phản ứng
b. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại.
Câu 27: Hòa tan 15,8g hỗn hợp Al, Mg và Fe vào 500ml dung dịch HCl 2,5M thu được 13,44 lít khí
hiđro (đktc) và dung dịch A. Biết rằng số mol Al trong hỗn hợp bằng số mol Mg. Tính thành phần % khối
lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đã hòa tan và khối lượng muối có trong dung dịch A.
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 12,8g hỗn hợp gồm Fe và FeO trong 500ml dung dịch HCl vừa đủ thu được
dd A và 2,24 lít khí ở đktc.
a. Tính thành phần % khối lượng của Fe và FeO trong hỗn hợp b. Tính nồng độ mol dd HCl đã dùng
c. Tính thể tích dd NaOH 2M cần lấy để pha được 500ml dd axit trên.

Len – 0787.722.672

You might also like