Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài 26: THẾ NĂNG -THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG

1/ Khái niệm thế năng.


Thế năng là dạng năng lượng của một hệ có được do tương tác của các phần trong hệ
thông qua lực thế.
Đơn vị của thế năng : Jun ( J)
2/ Thế năng trọng trường.
Định nghĩa: Thế năng trọng trường là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật;
nó phụ thuộc và vị trí của vật trong trọng trường
Biểu thức:
Khi một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất (trong trọng trường Trái Đất) thì
thế năng trọng trường được định nghĩa bằng công thức :

3/ Công của trọng lực.

-Công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi của vật mà chỉ phụ
thuộc các vị trí ban đầu và cuối.

5/ Vận dụng

Bài 1. Vật có m=50g, OB=20cm, g=10m/s2


a) Chọn điểm O làm mốc thế năng. Tính thế năng tại B.
b) Chọn điểm B làm mốc thế năng. Tính thế năng tại O.
c) Tính công của trọng lực khi di chuyển từ điểm B đến điểm O.
(ĐS: a) 0,1 J, b) -0,1 J)

Bài tập THẾ NĂNG

Trac nghiem

Câu 1: Chọn câu sai. Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những
con đường khác nhau thì:

A. độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. B. thời gian rơi bằng nhau.
C. công của trọng lực bằng nhau. D. gia tốc rơi bằng nhau.

Câu 2: Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì:

A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần.

C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần.

Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường:

A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí
xác định trong trọng trường của Trái đất.
B. Thế năng trọng trường có đơn vị l N/m2.
C. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz
D. Khi tính thế năng trọng trường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng

Câu 4: Thế năng là năng lượng không phụ thuộc vào:

A. vị trí tương đối giữa các phần (các phần) trong hệ

B. khối lượng của vật và gia tốc trọng trường

C. khối lượng và vận tốc của các vật trong hệ

D. độ biến dạng (nén hay dãn) của các vật trong hệ

Câu 5: Lực nào sau đây không phải là lực thế

A. Lực ma sát B. Trọng lực C. Lực đàn hồi D. Lực tĩnh


điện

Câu 6: Khi nói về thế năng

A. Thế năng trọng trường luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn luôn dương

B. Độ giảm thế năng phụ thuộc vào cách chọn gốc thế năng

C. Động năng và thế năng đều phụ thuộc tính chất của lực tác dụng

D. Trong trọng trường, ở vị trí cao hơn vật luôn có thế năng lớn hơn
Câu 7 Tại nơi có gia tốc trọng trường g, chọn gốc thế năng tại mặt đất thì công thức thế năng
trong trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là

A. Wt = mgz. B. Wt= 0,5mgz. C. Wt= mgz. D. W=


0,5mgz. 

Câu 8.Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s 2. Khi đó, vật
ở độ cao bằng bao nhiêu?

A. 0,102 m. B. 1,0 m. C. 9,8 m. D. 32 m. 

Câu 9 Một vật có khối lượng m, nằm yên thì nó có thể có:

A. vận tốc B. động năng C. động lượng D. thế năng

Câu 10: Thế năng trong trường của một vật là đại lượng

A. vô hướng và luôn dương.  B. vô hướng và luôn âm.

C. vô hướng có thể bằng 0. D. véctơ ngược hướng với vận tốc. 

Câu 11: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đi lên với vận tốc không đổi. Lấy
mặt đất làm gốc thế năng thì

A. thế năng của người giảm và động năng tăng. B. thế năng của người giảm và động
không đổi.

C. thế năng của người tăng và động năng giảm. D. thế năng của người tăng và động năng
không đổi. 

Câu 12: Một vật có khối lượng 200g được thả rơi tự do. Lấy g = 10 m/s 2. Độ giảm thế năng của
vật trong giây thứ hai bằng

A. 15 J B. 20 J C. 10 J D. 25 J

Câu 13: Ở độ cao 20m, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu v 0 = 10m/s.
Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Hãy tính độ cao mà ở đó thế năng bằng động năng
của vật?
A. 15m B. 25m C. 12,5m D. 35m

Câu 14: Một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 10m/s.
Lấy g =10m/s2, bỏ qua sức cản không khí. Khi vật lên đến vị trí cao nhất thì trọng lực đã thực
hiện một công là:

A. 10J B. 20J C. -10J D. -20J

Tu luan

Bài 1. Một vật có khối lượng m = 3 kg được đặt ở điểm A trong trọng trường và thế
năng tại vị trí đó bằng WtA = 600 J. Thả tự do cho vật rơi tới mặt đất O, tại đó thế năng
của vật bằng WtO= - 900 J. Lấy g= 10 m/s2. Độ cao của A so với mặt đất là bao nhieu
Bài 2. Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M
có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m.
Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng là mặt đường thì thế năng của tảng đá tại các vị
trí M và N lần lượt la bao nhieu.

Ds 150 kJ; -15 kJ.

C
Bài 3. Tính công của trọng lực thực hiện khi vật m=2kg di chuyển
trong 2 trường hợp :
a) Trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng từ C đến A
b) Đi trên đường thẳng từ C đến B .
(ĐS: a)200J, b) 200J)

Bài 4. Ở độ cao 20m, một vật được ném thẳng đứng A B


lên cao với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua
sức cản không khí. Hãy tính độ cao mà ở đó thế năng bằng động năng của vật?

Bài 5. Quả cầu m=100g treo ở đầu một sợi dây chiều dài l=50cm, đầu trên cố
định. Kéo quả cầu ra khỏi vị trì cần bằng, dây hợp với phương thẳng đứng góc
600.Tính thế năng quả cầu tại vị trí:
a) Dây hợp với phương thẳng đứng góc 600.
b) Dây hợp với phương thẳng đứng góc 300.

Bài 6. Quả cầu có khối lượng m=200g treo ở đầu một sợi dây có chiều dài 50cm.
Ban đầu quả cầu ở vị trí sao cho dây treo nghiêng 600 so với phương thẳng đứng.
Thả nhẹ quả cầu, tính công của trọng lực đưa quả cầu từ vị trí đấu đến vị trí phấp
nhất. (ĐS: 0,5J)

You might also like