Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho sinh viên)

Các bạn sinh viên thân mến!


Tôi là Nguyễn Văn Tường, Giảng viên Khoa Giáo dục, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG-HCM. Tôi và cộng sự của mình đang triển khai một nghiên cứu liên quan
đến hoạt động học tập của sinh viên. Cụ thể, với mong muốn tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả học tập của sinh viên chưa tốt nghiệp đúng hạn tại trường ĐH KHXH&NV, chúng
tôi xin các bạn dành chút thời gian quý báu của mình để hoàn thành phiếu khảo sát này. Thông
tin các bạn cung cấp vô cùng hữu ích cho nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi cam kết chỉ sử
dụng kết quả khảo sát vào mục đích học thuật, thông tin cá nhân của các bạn sẽ được tuyệt đối
giữ bí mật. Xin vui lòng đánh dấu và/hoặc khoanh tròn vào lựa chọn phù hợp nhất với bạn theo
sự hướng dẫn của từng nội dung trong phiếu khảo sát.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác nhiệt tình của các bạn.
Mọi thắc mắc xin các bạn liên hệ với tôi qua email: tuongnguyen@hcmussh.edu.vn

PHẦN 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Các bạn đánh dấu  vào ô trống tương ứng với lựa
chọn của bạn)
1. Giới tính:  Nam  Nữ  Khác
2. Trước khi vào trường đại học, bạn sinh sống ở khu vực nào:
 Miền Bắc  Miền Trung
 Miền Nam
3. Điểm trung bình THPT của bạn:
 Loại Giỏi: ĐTB các môn đạt từ 8.0 trở lên, không có ĐTB nào đạt dưới 6.5
 Loại Khá: ĐTB các môn đạt từ 6.5 đến 7.9, không có ĐTB nào đạt dưới 5.0
 Loại Trung bình: ĐTB các môn đạt từ 5.0 đến 6.4, không có ĐTB nào đạt dưới 3.5
 Loại Yếu: ĐTB các môn đạt từ 3.5 đến 4.9, không có ĐTB nào đạt dưới 2.0
 Loại Kém: các trường hợp còn lại.
4. Trong lần khám sức khỏe tổng quát gần với thời gian khảo sát nhất, sức khỏe bạn
được đánh giá như thế nào?
 Sức khỏe tốt
 Sức khỏe bình thường
 Sức khỏe không tốt, không phù hợp với các vận động mạnh.
 Sức khỏe không tốt, có bệnh mãn tính.
 Sức khỏe không tốt, có bệnh hiểm nghèo.

1
5. Bạn có đi làm thêm không? Nếu không, xin vui lòng bỏ qua câu hỏi này. Nếu có, xin
hãy cho chúng tôi biết về số giờ làm thêm trong tuần của bạn:
 Dưới 8 tiếng/ tuần
 Từ 8 đến 16 tiếng/ tuần
 Từ từ 17 đến 32 tiếng/ tuần
 Trên 32 tiếng/ tuần
6. Bạn tự đánh giá điều kiện kinh tế gia đình của bạn ở mức nào?
 Khá giả
 Trung bình
 Khó khăn
 Rất khó khăn
7. Ngành học của bạn thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
 Khoa học giáo dục
 Ngoại ngữ
 Ngôn ngữ học
 Các ngành khoa học xã hội và nhân văn còn lại

PHẦN 2. PHẦN NỘI DUNG (KHOANH TRÒN VÀO CON SỐ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ
PHÙ HỢP VỚI BẠN)

Câu 1: Dưới đây là những mệnh đề thể hiện các yếu tố thúc đẩy hoạt động học tập của
bạn, bạn hãy khoanh tròn vào mức độ phù hợp nhất với mình nhé!

1 = Hoàn toàn không đúng với tôi 4 = Đúng với tôi


2 = Không đúng với tôi 5 = Hoàn toàn đúng với tôi
3 = Đúng một phần với tôi
Mức độ
STT Nội dung
1 2 3 4 5
MỤC TIÊU NỘI TẠI

Trong một môn học, tôi thích nội dung học tập có tính thách thức
C3.1.1 1 2 3 4 5
để tôi có thể học những điều mới.

Trong một môn học, tôi thích nội dung học tập khơi dậy sự tò mò
C3.1.2 1 2 3 4 5
của tôi, ngay cả khi nó khá phức tạp.

Điều tôi hài lòng nhất ở một môn học là tôi luôn cố gắng để hiểu
C3.1.3 1 2 3 4 5
rõ nội dung, kiến thức nhất có thể.

2
Mức độ
STT Nội dung
1 2 3 4 5
Trong một môn học, khi có cơ hội, tôi sẽ làm hết các bài tập cho
C3.3.4 1 2 3 4 5
dù nó không liên quan đến điểm số.

MỤC TIÊU BÊN NGOÀI

C3.2.1 Đạt điểm cao ở mỗi môn học là điều khiến tôi hài lòng nhất. 1 2 3 4 5

Điều quan trọng nhất đối với tôi là cải thiện điểm trung bình học
C3.2.2 tập của mình, vì vậy đạt điểm cao là mối quan tâm lớn nhất của 1 2 3 4 5
tôi.

C3.2.3 Nếu có thể, tôi muốn đạt điểm cao hơn tất cả các bạn trong lớp. 1 2 3 4 5

Tôi phải học thật tốt vì tôi muốn chứng minh khả năng của mình
C3.2.4 1 2 3 4 5
với gia đình, bạn bè, nhà tuyển dụng hoặc những người khác.

GIÁ TRỊ CÁC NHIỆM VỤ

Tôi nghĩ rằng tôi có thể sử dụng những gì tôi học được ở một môn
C3.3.1 1 2 3 4 5
học cho nhiều môn học khác

Tôi coi trọng nội dung kiến thức được trình bày ở các môn học
C3.3.2 1 2 3 4 5
trong chương trình đào tạo của tôi

Tôi rất quan tâm đến các lĩnh vực liên quan đến nội dung chương
C3.3.3 1 2 3 4 5
trình đào tạo của tôi.

C3.3.4 Tôi nghĩ rằng tài liệu học tập trên lớp rất hữu ích để tôi học hỏi. 1 2 3 4 5

Tôi thích kiến thức trong các môn học thuộc chương trình đào tạo
C3.3.5 1 2 3 4 5
của tôi.

Hiểu được nội dung kiến thức của chương trình đào tạo là rất quan
C3.3.6 1 2 3 4 5
trọng đối với tôi.

TỰ KIỂM SOÁT TRONG HỌC TẬP

Nếu tôi học theo những cách thích hợp, thì tôi có thể hiểu được
C3.4.1 1 2 3 4 5
nội dung, kiến thức của các môn học.

Nếu tôi không hiểu được nội dung của các môn học thì đó là lỗi
C3.4.2 1 2 3 4 5
của chính tôi.

C3.4.3 Nếu tôi đủ cố gắng, thì tôi sẽ hiểu được nội dung của các môn học. 1 2 3 4 5

3
Mức độ
STT Nội dung
1 2 3 4 5
Nếu tôi không hiểu được nội dung các môn học, thì đó là do tôi
C3.4.4 1 2 3 4 5
chưa đủ cố gắng.

NIỀM TIN VÀO NĂNG LỰC BẢN THÂN TRONG HỌC TẬP

C3.5.1 Tôi tin rằng tôi sẽ nhận được điểm xuất sắc cho các môn học. 1 2 3 4 5

Tôi chắc chắn rằng tôi có thể hiểu được những nội dung khó nhất
C3.5.2 1 2 3 4 5
được trình bày trong các môn học của chương trình đào tạo.

Tôi tự tin rằng mình có thể hiểu được các khái niệm cơ bản trong
C3.5.3 1 2 3 4 5
các môn học do thầy cô giảng dạy.

Tôi tự tin rằng mình có thể hiểu được những nội dung phức tạp
C3.5.4 1 2 3 4 5
nhất được giảng viên trình bày trong các môn học.

Tôi tự tin rằng mình có thể hoàn thành xuất sắc các bài tập và bài
C3.5.5 1 2 3 4 5
kiểm tra.

C3.5.6 Tôi mong đợi mình sẽ học tốt. 1 2 3 4 5

Tôi chắc chắn mình có thể thành thạo các kỹ năng chuyên môn,
C3.5.7 1 2 3 4 5
nghề nghiệp cho thầy cô giảng dạy.

C3.5.8 Cho dù gặp khó khăn, tôi vẫn nghĩ rằng tôi sẽ học tốt. 1 2 3 4 5

LO LẮNG THI CỬ

Khi làm bài kiểm tra, tôi luôn nghĩ về việc mình làm bài kém hơn
C3.6.1 1 2 3 4 5
so với các bạn khác trong lớp.

Khi làm bài kiểm tra, tôi luôn nghĩ về những câu hỏi trong bài
C3.6.2 1 2 3 4 5
kiểm tra mà tôi không thể trả lời.

Khi tôi làm bài kiểm tra, tôi thường nghĩ đến hậu quả của việc rớt
C3.6.3 1 2 3 4 5
môn.

C3.6.4 Tôi có cảm giác bứt rứt, khó chịu mỗi khi tham gia các kỳ thi. 1 2 3 4 5

C3.6.5 Tôi cảm thấy tim mình đập nhanh mỗi khi tham gia các kỳ thi. 1 2 3 4 5

Câu 2: Các mệnh đề dưới đây thể hiện đánh giá của bạn về chính mình, bạn hãy lựa chọn
mức độ phù hợp nhất cho từng mệnh đề nhé!

4
1 = Hoàn toàn không đúng với tôi 4 = Đúng với tôi
2 = Không đúng với tôi 5 = Hoàn toàn đúng với tôi
3 = Đúng một phần với tôi
Mức độ
STT Nội dung
1 2 3 4 5

NIỀM TIN VÀO NĂNG LỰC BẢN THÂN TỔNG QUÁT

C4.1.1 Khi tôi lên kế hoạch, tôi chắc chắn mình sẽ thực hiện được nó. 1 2 3 4 5

C4.1.2* Tôi không thể bắt đầu làm việc ngay khi tôi muốn. 1 2 3 4 5

Nếu tôi không làm được một việc gì đó trong lần đầu tiên, tôi
C4.1.3 1 2 3 4 5
sẽ cố gắng làm nó trong những lần tiếp theo.

Tôi hiếm khi đạt được những mục tiêu mà mình đặt ra cho dù
C4.1.4* 1 2 3 4 5
nó quan trọng nhất với tôi.

C4.1.5* Tôi từ bỏ mọi thứ trước khi tôi hoàn tất nó. 1 2 3 4 5

Tôi tránh đối diện với những khó khăn trong học tập và cuộc
C4.1.6* 1 2 3 4 5
sống.

Khi gặp phải một việc gì đó quá phức tạp, tôi không muốn thực
C4.1.7* 1 2 3 4 5
hiện hay suy nghĩ về nó nữa.

Khi tôi phải làm một việc mà tôi cảm thấy không thoải mái, tôi
C4.1.8 1 2 3 4 5
sẽ kiên trì với công việc đó cho đến khi nó hoàn tất.

C4.1.9 Khi tôi quyết định làm việc gì đó, tôi sẽ làm ngay lập tức. 1 2 3 4 5

Khi tôi đang học một cái gì đó mới, nếu gặp thất bại ngay lần
C4.1.10* 1 2 3 4 5
đầu tiên tôi sẽ bỏ cuộc.

C4.1.11* Khi một vấn đề bất ngờ xảy ra, tôi thường xử lý nó không tốt. 1 2 3 4 5

Tôi né tránh học những cái mới khi tôi thấy rằng chúng quá khó
C4.1.12* 1 2 3 4 5
đối với tôi.

C4.1.13 Thất bại làm tôi cố gắng nhiều hơn. 1 2 3 4 5

C4.1.14* Tôi cảm thấy không tự tin vào khả năng làm việc của mình. 1 2 3 4 5

C4.1.15 Tôi là một người tự thân độc lập trong hành động. 1 2 3 4 5

C4.1.16* Tôi là người dễ dàng bỏ cuộc. 1 2 3 4 5

Tôi không thể giải quyết những rắc rối bất chợt đến với cuộc
C4.1.17* 1 2 3 4 5
sống của mình.

5
Mức độ
STT Nội dung
1 2 3 4 5

NIỀM TIN VÀO NĂNG LỰC BẢN THÂN VỚI XÃ HỘI

C4.2.1* Tôi cảm thấy khó khăn khi kết giao với bạn mới. 1 2 3 4 5

C4.2.2 Tôi luôn chủ động trong các cuộc gặp làm quen bạn mới. 1 2 3 4 5

C4.2.3* Tôi sẽ không cố gắng kết bạn với ai đó thú vị nhưng khó gần. 1 2 3 4 5

Khi tôi quen với một người không thú vị, tôi luôn kiên trì cố
C4.2.4 1 2 3 4 5
gắng cùng họ.

Tôi không kiểm soát bản thân tốt trong những buổi hội hè, gặp
C4.2.5* 1 2 3 4 5
gỡ.

Tôi đã có được những người bạn là nhờ khả năng kết nối của
C4.2.6 1 2 3 4 5
tôi.

Câu 3: Bạn đánh giá như thế nào về kết quả học tập của bạn, ở mỗi mệnh đề bên dưới
bạn hãy khoanh tròn vào mức độ đúng nhất với bạn nhé!

1 = Hoàn toàn không đúng 4 = Đúng


2 = Không đúng 5 = Hoàn toàn đúng
3 = Đúng một phần
Mức độ
STT Nội dung
1 2 3 4 5
C9.1 Bạn gặt hái được nhiều kiến thức từ các môn học. 1 2 3 4 5

C9.2 Bạn phát triển được nhiều kỹ năng từ các môn học. 1 2 3 4 5

C9.3 Bạn không ngừng nỗ lực trong quá trình học tập. 1 2 3 4 5

C9.4 Bạn có thể ứng dụng nội dung, kiến thức đã học vào thực tế. 1 2 3 4 5

C9.5 Bạn mong muốn được mở rộng thêm hiểu biết của mình. 1 2 3 4 5

C9.6 Bạn đã có được rất nhiều hiểu biết sau quá trình học tập. 1 2 3 4 5

Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn!

6
ĐỀ BÀI
Từ bảng hỏi, và từ file input data cho sẵn:

Câu 1: (5 điểm) Anh/Chị hãy phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha) và
phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các thang đo: động cơ học tập (câu 1),
niềm tin vào năng lực bản thân (câu 2), tự đánh giá về kết quả học tập (câu 3)?

Lưu ý: Lập bảng số liệu và diễn giải

- Ở thang đo động cơ học tập, phân tích độ tin cậy cho từng thành phần sau đó
đưa tất cả các thành phần vào phân tích EFA (kết quả đúng và phân tích đúng
đạt 2 điểm);

 Nếu phân tích EFA có item bị loại, thì cần chạy lại độ tin cậy (cronbach’s
alpha) cho thành phần có item bị loại đó.

- Ở thang đo niềm tin vào năng lực bản thân, các mệnh đề đánh dấu * là những
mệnh đề có ý nghĩa nghịch đảo với các mệnh đề còn lại, những mệnh đề này đã
được đổi điểm để cùng chiều với các mệnh đề còn lại (học viên không cần đổi
điểm nữa), câu này cũng phân tích độ tin cậy cho từng thành phần, sau đó đưa
cả 2 thành phần vào phân tích EFA (kết quả đúng và phân tích đúng đạt 2 điểm);

 Nếu phân tích EFA có item bị loại, thì cần chạy lại độ tin cậy (cronbach’s
alpha) cho thành phần có item bị loại đó.

- Với thang đo tự đánh giá về kết quả học tập, phân tích độ tin cậy sau đó phân
tích EFA (kết quả đúng và phân tích đúng đạt 1 điểm).

Câu 2: (3 điểm) Anh/Chị hãy phân tích sự khác biệt về kết quả học tập của sinh
viên (câu 3) với ít nhất 3 trong số 7 biến nhân khẩu ở Phần 1? (kết quả đúng và
phân tích đúng sự khác biệt với mỗi biến số đạt 1 điểm, tổng 3 điểm).

Lưu ý: Cần lập bảng số liệu và diễn giải (muốn phân tích được cần tính điểm
trung bình đại diện cho thang đo kết quả học tập).

Câu 3: (2 điểm) Anh/Chị hãy phân tích hệ số tương quan r và hệ số hồi quy bậc
nhất (r2) giữa động cơ học tập, niềm tin vào năng lực bản thân với kết quả học
tập do sinh viên tự đánh giá? (kết quả đúng và phân tích đúng đạt 2 điểm).

Lưu ý: Cần lập bảng số liệu và diễn giải (trước hết cần có điểm trung bình đại
diện cho từng yếu tố, sau đó mới lấy từng biến độc lập chạy tương quan và hồi
quy bậc nhất với biến phụ thuộc).

7
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY:
*Bài làm cần có trang bìa ghi các thông tin:

- BÀI THI CUỐI KỲ MÔN…

- Họ và tên học viên

- Mã số học viên

*Trang nội dung bắt đầu trình bày bảng số liệu và phân tích kết quả các phép
thống kê của mỗi câu hỏi, cách trình bày bảng số liệu nên tham khảo theo quy
chuẩn APA phiên bản thứ 6 hoặc 7.

*Trang phụ lục (nếu có)

Bài làm được định dạng thống nhất trên khổ A4, font chữ Times new roman,
size 14, dãn dòng 1.5 (riêng bảng biểu dãn dòng 1 cm), căn đều, căn lề trên 2 cm,
trái 3 cm, phải 2 cm, dưới 2 cm.

Không giới hạn số trang.

Hạn nộp bài 23h thứ 7 ngày 23 tháng 4 năm 2022.

Địa chỉ gửi bài: tuongnguyen@hcmussh.edu.vn

Bài làm được lưu trên file word (.doc hoặc .docx) đính kèm file output data.

Tên file theo cú pháp: Hovatenhocvien_Masohocvien_Bài cuối kỳ_Thống kê


ứng dụng

Ví dụ: Nguyễn Văn Tường_0123456789_Bài cuối kỳ_Thống kê ứng dụng

8
DIỄN GIẢI CÁC THANG ĐO TRONG ĐỀ THI
1. Thang đo động cơ học tập (Pintrich và cộng sự, 1986; 1993)

Thang đo này là báo cáo tự báo cáo dành cho người học tự đánh giá về
động lực cho việc học đại học. Thang đo thành phần đo động lực bao gồm 31
items đánh giá về mục tiêu, giá trị niềm tin cho khóa học, niềm tin cho những
kỹ năng cần thiết và sự căng thẳng thi cử. Thang đo này tính điểm trung bình.

Giải thích các factors:

- Mục tiêu nội tại đề cập đến nhận thức của học sinh về lý do tại sao em
lại tham gia vào một nhiệm vụ học tập. Trong MSLQ, định hướng mục tiêu đề
cập đến các mục tiêu chung của học sinh hoặc định hướng cho khóa học. Định
hướng mục tiêu nội tại liên quan đến mức độ mà học sinh nhận thức được bản
thân đang tham gia vào một nhiệm vụ vì những lý do như thách thức, tò mò,
trình độ. Có một định hướng mục tiêu nội tại đối với một nhiệm vụ học tập chỉ
ra rằng sự tham gia của học sinh vào nhiệm vụ là một mục đích cuối cùng đối
với chính nó, thay vì tham gia là phương tiện để kết thúc.

- Mục tiêu bên ngoài bổ sung cho định hướng mục tiêu nội tại và liên
quan đến mức độ mà học sinh nhận thấy mình đang tham gia vào một nhiệm
vụ vì các lý do như điểm số, phần thưởng, hiệu suất, đánh giá của người khác
và cạnh tranh. Khi một người đề cao định hướng mục tiêu bên ngoài, thì việc
tham gia vào một nhiệm vụ học tập là phương tiện để kết thúc. Mối quan tâm
chính của học sinh là liên quan đến các vấn đề không liên quan đến việc tham
gia vào nhiệm vụ (chẳng hạn như điểm số, phần thưởng, so sánh thành tích của
một người với thành tích của người khác). Một lần nữa, điều này đề cập đến
định hướng chung cho toàn bộ khóa học.

- Giá trị nhiệm vụ khác với mục tiêu ở chỗ giá trị nhiệm vụ đề cập đến
đánh giá của học sinh về mức độ thú vị, mức độ quan trọng và hữu ích của bài
nói chuyện ("Tôi nghĩ gì về nhiệm vụ này). Định hướng mục tiêu đề cập đến lý
do tại sao học sinh tham gia vào nhiệm vụ ("Tại sao tôi lại làm việc này?"). Giá
trị nhiệm vụ cao sẽ dẫn đến việc tham gia nhiều hơn vào việc học của một người.
Trên MSLQ, giá trị nhiệm vụ đề cập đến nhận thức của sinh viên về tài liệu khóa
học về mức độ quan tâm, tầm quan trọng và tiện ích.

- Tự kiểm soát trong học tập đề cập đến niềm tin của học sinh rằng nỗ lực
học tập của họ sẽ mang lại kết quả tích cực. Nó liên quan đến niềm tin rằng kết

9
quả phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân, trái ngược với các yếu tố bên ngoài như
giáo viên. Nếu sinh viên tin rằng nỗ lực học tập của họ có hiệu quả trong việc
học của họ, họ sẽ có nhiều khả năng học tập có chiến lược và hiệu quả hơn. Có
nghĩa là, nếu học sinh cảm thấy rằng cô ấy có thể kiểm soát kết quả học tập của
mình, thì có nhiều khả năng học sinh sẽ đưa ra những gì cần thiết một cách
chiến lược để thực hiện những thay đổi mong muốn.

- Niềm tin vào năng lực bản thân trong học tập: kỳ vọng thành công và
niềm tin vào năng lực bản thân. Kỳ vọng thành công đề cập đến kỳ vọng về
hiệu suất và liên quan cụ thể đến việc thực hiện nhiệm vụ. Hiệu quả của bản
thân là sự tự đánh giá khả năng của một người để hoàn thành một nhiệm vụ.
Hiệu quả của bản thân bao gồm những đánh giá về khả năng hoàn thành nhiệm
vụ của một người cũng như sự tự tin của một người vào các kỹ năng của một
người để thực hiện nhiệm vụ đó.

- Lo lắng về thi cử được phát hiện có liên quan tiêu cực đến kỳ vọng cũng
như kết quả học tập. Kiểm tra sự lo lắng nhà nghiên cứu cho rằng có hai thành
phần: một thành phần lo lắng, hoặc nhận thức, và một thành phần cảm xúc.
Thành phần lo lắng đề cập đến những suy nghĩ tiêu cực của học sinh làm gián
đoạn hoạt động, trong khi thành phần cảm xúc đề cập đến các khía cạnh kích
thích tình cảm và sinh lý của sự lo lắng. Mối quan tâm về nhận thức và mối bận
tâm về hiệu suất được phát hiện là những nguồn giảm hiệu suất lớn nhất. Huấn
luyện sử dụng các chiến lược học tập hiệu quả và kỹ năng làm bài kiểm tra sẽ
giúp giảm mức độ lo lắng.

2. Thang đo niềm tin vào năng lực bản thân (Mark Shere và cộng sự,
1982)

Thang đo này tính điểm trung bình, điểm trung bình càng cao thì mức độ
của niềm tin vào năng lực bản thân càng cao. Thành phần niềm tin vào năng lực
bản thân tổng quát phản ánh niềm tin vào năng lực bản thân trong vấn đề học
tập. Thành phần niềm tin vào năng lực bản thân trong bối cảnh xã hội phản ánh
niềm tin vào năng lực bản thân trong các vấn đề xã hội và lao động. Những câu
có dấu (*) là những câu nghịch đảo cần đổi điểm khi xử lý số liệu.

3. Thang đo tự đánh giá về kết quả học tập (Young và cộng sự, 2003)

Thang đo này tính theo điểm trung bình, điểm trung bình càng cao thì
sinh viên càng đánh giá là họ gặt hái được nhiều kiến thức, kỹ năng…

10

You might also like