Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Thanh Hải là nhà thơ của xứ Huế mộng mơ thuộc những cây bút có tiếng trong việc xây

dựng nền văn nghệ giải phóng miền Nam từ những ngày đầu tiên. Tuy là một nhà thơ từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ hung tàn, ác liệt nhưng ông luôn có một tâm hồn trong
sáng, bình dị và giàu sức sống. Đó cũng chính là thứ giúp cho các tác phẩm của Thanh Hải có được hồn thơ hồn hậu, tự nhiên, thiết tha và sâu lắng gây được những ấn tượng cho các bạn đọc một cách sâu sắc. Một trong những tác phẩm được đón nhận như vậy đó chính là bài thơ “Mùa
xuân nho nhỏ”-thi phẩm nổi tiếng để đời, làm nên tên tuổi của ông. Mặc dù ông sáng tác nó trong những ngày tháng cuối cuộc đời nhưng nó cho thấy được vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của mùa xuân cùng khát vọng sống cống hiến của tác giả. Ba khổ thơ cuối chính là minh chứng cho
lẽ sống cao đẹp đó:
“Ta làm con chim hót
Mở bài
…………………..

Nhịp phách tiền đất Huế”

Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào tháng 11 năm 1980-một tháng trước khi Thanh Hải qua đời sau khoảng thời gian ông chống chọi với bệnh tật trên giường bệnh. Vậy mà trong tâm lí nặng nề vì bị bệnh tật giày vò, hành hạ thì tâm hồn trong
sáng của ông vẫn kịp để viết lên những tâm niệm, khát khao cháy bỏng của bản thân. Bằng chút sức lực của một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, nhà thơ đã gửi gắm cho đời tình yêu mùa xuân của quê hương, đất nước và ước nguyện được cống hiến cho đời
Hoàn cảnh tình yêu mùa xuân của quê hương, đất nước và ước nguyện được cống hiến cuộc đời mình Tổ quốc thân yêu vào bài thơ này.
sáng tác
- Ở phần đầu bài thơ, tác giả đã bày tỏ những xúc cảm, niềm vui sướng, hân hoan trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân xứ Huế như một bức tranh hài hòa, trong trẻo, rộn rã âm thanh và tươi thắm sắc màu. Từ đó, tác giả thể hiện những cảm xúc và suy ngẫm
về mùa xuân của đất nước và sức sống của dân tộc qua bốn ngàn năm lịch sử, tin tưởng vào tương lai “cứ đi lên phía trước” của dân tộc ta.

Nhận xét chung - Nếu 3 khổ thơ đầu thiên về xúc cảm, nhịp thơ sôi nổi khẩn trương, như chạy đua với thời gian và sự sống thì 3 khổ thơ sau thiên về suy ngẫm, triết luận, nhịp thơ lắng xuống ở chiều sâu, trở thành khát vọng sống, khát vọng hòa nhập và lẽ sống cống hiến của
nhà thơ.

Khổ 4: Khát vọng hòa nhập, hóa thân của tác giả
- Nội dung:

+ Khát vọng được hòa nhập: trước sức sống của thiên nhiên, đất nước nhà thơ cũng như muốn hòa nhập vào nhịp sống của mùa xuân, của đất trời và của dân tộc. Nhà thơ muốn hòa mình vào mạch nguồn bất tận ấy của sự sống bởi quỹ thời gian của
mình còn quá ít ỏi, đang cạn kiệt dần. Ông ý thức được rằng mình sẽ không còn trên trần gian này được bao lâu nữa nên ông muốn hoá bản thân vào vạn vật mùa xuân sinh sôi nảy nở.

+ Khát vọng hóa thân: nhà thơ khao khát được hóa thân thành những sự vật cụ thể: con chim hót, một cành hoa, một trầm xao xuyến… - những sự vật bé nhỏ, bình dị, những có ích và làm đẹp cho đời. Là con chim hót để cất cao tiếng ca trong trẻo
dâng tặng cho đời, là cành hoa để tỏa hương sắc làm đẹp cho đời, là nốt trầm trong bản hòa ca tạo nên những dư âm, xao xuyến của một bản nhạc… Câu thơ của Thanh Hải gợi cho chúng ta nhớ tới “Một khúc ca xuân” của Tố Hữu:
Thân bài Phân tích ba khổ thơ
Nếu là con chim, chiếc lá
cuối.
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả?

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

-> Đâu cần phải làm những điều thật lớn lao mới là đáng sống, nếu ta không thể làm những gì phi thường, không thể trở thành những vĩ nhân, thì ta chỉ cần sống hết mình, sống có ý nghĩa từ những điều nhỏ nhất, thì dẫu có là con chim, chiếc lá, cành hoa,
nốt nhạc trầm… cũng đủ thấy hạnh phúc rồi, thấy cuộc đời có ý nghĩa rồi.

Khát vọng hóa thân của nhà thơ không phải là tan biến mà là hòa mình vào sự sống, để bất tử cùng với sự sống. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với Thanh Hải - người đang chạy đua với thời gian, với sự sống để sống trọn vẹn từng khoảnh khắc cuối cùng
của đời mình.

- Nghệ thuật:

+ Biện pháp tu từ:

> Điệp ngữ (ta làm, ta nhập) - nhấn mạnh khát vọng thiết tha, cháy bỏng, chân thành của nhà thơ, khao khát được làm một điều gì đó có ích cho cuộc sống, cho mùa xuân, cho đất nước để trước khi về với hư vô, con người ta không tan biến thành
cát bụi.

> Phép liệt kê: con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến - sự vật bình dị, bé nhỏ mà nhà thơ khao khát hóa thân. Không ồn ào, không cao diệu, mà chỉ lặng lẽ, âm thầm dâng hiến, làm đẹp cho cuộc đời, cho mùa xuân của đất nước.

-> Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Cách xưng hô: từ “tôi” -> “ta”. Sự chuyển đổi cách xưng hô từ khổ 1 (tôi) sang khổ 4 (ta) đã đưa nhà thơ từ cái tôi bé nhỏ đến cái ta rộng lớn, từ xúc cảm đến khát vọng, từ niềm vui tận hưởng đến khát khao hòa nhập, hóa thân… Lẽ sống của nhà thơ

Khổ 5: Lẽ sống cống hiến của nhà thơ


- Nội dung:

+ Hình ảnh “một mùa xuân nho nhỏ”: hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.

> Khi nói đến mùa xuân - ta nghĩ ngay đến mùa của lá non lộc biếc, mùa của sự khởi đầu, mùa của sự sống, sự sinh sôi và phát triển. Mùa xuân còn là mùa của tuổi trẻ, của khát vọng sống, khát vọng yêu ở con người. Trong hoàn cảnh của nhà thơ lúc
này, còn nghĩ về mùa xuân, hướng đến mùa xuân đã là vượt lên chính mình, là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, yêu sống thiết tha, một nghị lực sống phi thường.

>Tính từ “nho nhỏ”: trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải ý thức được mình không thể làm được điều gì lớn lao, nên ông khao khát muốn cống hiến chút sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước, muốn làm một mùa xuân
nho nhỏ nhưng có ý nghĩa, góp mình vào mùa xuân lớn của đất nước, dân tộc.

Thể hiện sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung , giữa cá nhân và cộng đồng -> Thanh Hải khao khát được hòa cái riêng, cái bé nhỏ của mình vào cái chung, cái lớn lao của đất nước -> Thể hiện sự khiêm nhường, giản dị của nhà thơ, mong ước cháy
bỏng của nhà thơ Thanh Hải: muốn sống thật trọn vẹn đến khoảnh khắc cuối cùng để cống hiến cho đất nước, cho dân tộc bằng sức sống tươi trẻ, bằng tinh thần lạc quan, bằng những gì đẹp đẽ nhất. Đó là khát vọng sống đẹp, đậm tính nhân văn.
+ Thái độ dâng hiến của nhà thơ: “Lặng lẽ dâng cho đời” - không màu mè hào nhoáng, không đao to búa lớn, chỉ lặng lẽ, âm thầm, giản dị sống và cống hiến những gì đẹp nhất, có ý nghĩa cho cuộc đời. Động từ “dâng” bày tỏ thái độ thành kính, sự
nâng niu với phẩm vật mà mình dâng tặng cho đời. Một mùa xuân nho nhỏ kia là món quà tạo hóa ban tặng cho nhà thơ, nay khi sắp từ giã cõi đời, nhà thơ nâng niu, thành kính dâng tặng lại cho cuộc đời bởi “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Câu thơ của
Thanh Hải gợi ta nhớ đến bài thơ nổi tiếng của Tago:

“Khi Tử Thần đến gõ cửa nhà anh

Anh sẽ có món chi làm tặng vật?

Trước vị khách quý đến thăm tôi sẽ đặt

Chiếc li tràn đầy cuộc sống tôi dâng”

+ Khát vọng cống hiến của nhà thơ: Dù là tuổi hai mươi - Dù là khi tóc bạc - bất kể thời gian, tuổi tác, địa vị, trẻ hay già… dù cuộc đời dài rộng trước mắt hay cánh cửa cuộc đời đã sắp khép lại, ai ai cũng có cách và có thể làm “một mùa xuân nho nhỏ”
để dâng tặng cho đời.

- Nghệ thuật:

+ Các biện pháp tu từ: ẩn dụ (một mùa xuân nho nhỏ) và hoán dụ (tuổi hai mươi - khi tóc bạc), điệp từ “dù là…”: lời khẳng định mạnh mẽ của tác giả, thể hiện một quyết tâm, sự kiên định của nhà thơ với lẽ sống cống hiến của mình. Nhà thơ sẵn sàng
vượt qua mọi trở ngại, thử thách về thời gian (dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc), về tuổi tác, về bệnh tật… để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ, hòa vào mùa xuân lớn của đất nước.

+ Giọng thơ: nhỏ nhẹ, tâm tình mà thiết tha, cháy bỏng khát vọng sống và dâng hiến của tác giả.

Khổ 6: Khúc vĩ thanh về tình yêu quê hương xứ Huế


- Nếu coi toàn bộ bài thơ “MXNN” là một khúc ca xuân, khúc ca về sự sống và khát vọng cống hiến thì khổ thơ cuối là khúc vĩ thanh của bản hòa ca ấy. Mặc dù viết giữa mùa đông của năm 1980, mùa đông của cuộc đời Thanh Hải, nhưng bài thơ lại là khúc ca
xuân dâng cho đời khiến người đọc cảm phục, trân trọng biết bao!

- Âm hưởng của khổ thơ là những làn điệu dân ca xứ Huế (câu Nam ai, Nam bình, nước non ngàn dặm…): trữ tình, ngọt ngào, say đắm… Cho đến giây phút cuối cùng, Thanh Hải vẫn một lòng yêu quê hương xứ sở, thiết tha với sự sống, với mùa xuân.

-> Bài thơ khép lại nhưng những dư âm của nó sẽ còn vang mãi trong lòng độc giả.

Nội dung
Đánh giá Là tiếng lòng yêu mến và gắn bó thiết tha với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được
cống hiến, đóng góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa và giá

trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

Nghệ thuật
-Thể thơ ngũ ngôn giàu âm hưởng thể hiện những mong ước thiết tha.

-Vận dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ khiến ngôn ngữ, hình ảnh càng giàu sức gợi hình gợi
cảm.

Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Một khúc ca xuân” đã từng thốt lên: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?” . Là được sống hết mình với mùa xuân và tuổi trẻ, là được theo đuổi đam mê khát vọng, là đạt được thành công trong cuộc đời… hay chỉ đơn giản là “một mùa
xuân nho nhỏ” để dâng hiến, đề góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước, dân tộc như nhà thơ Thanh Hải trong thi phẩm nổi tiếng của ông - “Mùa xuân nho nhỏ”? Với khát vọng sống và cống hiến, Thanh Hải thực sự đã khơi dậy trong mỗi chúng ta một lối
Kết bài sống đẹp và ý nghĩa, đáng được trân trọng.
In the moderrn society, the number of personal vehicles possessed by people has noticeably increased; as a consequence, people have easily faced traffic jams with a constant frenquency. Goverment has given a number of measure dealing with this
problem. In order to thwart this issue, I strongly assent that both individuals and goverment ought to take action for now.

You might also like