I. Bối cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Phân tích sự chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn

Ái Quốc

Mở đầu

Nội dung:

I. Bối cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam


1. Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do
cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc. Các nước tư bản đế quốc
thực hiện chính sách: “ Bên trong tăng cường bóc lột nhân dân
lao động, bên ngoài gia tăng các hoạt động xâm lược và áp bức
nhân dân các dân tộc thuộc địa”. Sự thống trị của chủ nghĩa đế
quốc làm đời sống nhân dân lao động trên thế giới trở nên cùng
cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực
dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
- Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ
nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, thành công
mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời
đại giải phóng dân tộc. => Cách mạng Tháng Mười Nga nêu
tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
- Sự ra đời của hình thức chủ nghĩa xã hội, Quốc tế Cộng sản
(Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. mang nhiệm vụ
giải phóng dân tộc các quốc gia bị áp bức bóc lột trên toàn
thế giới với giai cấp vô sản là nòng cốt, có vai trò quan trọng
trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Bối cảnh trong nước
- Tình hình đầu thế kỷ XX hết sức biến động, đặc biệt sau thế
chiến thứ 1, Pháp là quốc gia thắng trận nhưng kinh tế gần như
bị sụp đổ, để khôi phục nên kinh tế pháp ra sức bọc lột các quốc
gia thuộc địa để làm giàu cho chình quốc gia.
- Các phong trào cứu quốc trong nước đã chuyển từ giai cấp
phong kiến sang giai cấp tư sản, hàng loạt các tổ chức chính trị
bí mật ra đời. nhiều tờ báo có chủ trương cứu quốc cũng được
thành lập tại khắp cả nước.
- Đầu năm 30 cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại dẫn tới sụp đổ của
Việt Nam Quốc dân Đảng. Đồng thời đánh dấu sự thất bại hoàn
toàn của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam.
- Cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập ở
nước ta (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng,
Động Dương cộng sản liên đoàn). Sau khi ra đời ba tổ chức cộng
sản đã nhanh chóng xây dựng cơ sở trong nhiều địa phương, trực
tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và
nông dân
- Với tư cách là phái viên của quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc
triệu tập và chủ trì hội nhị thống nhất ba tổ chức cộng sản. Tham
gia Hội nghị có 1 đại biểu của quốc tếcộng sản, 2 đại biểu của
đông dương cộng sản Đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng.
hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày
6/1/1930 tại cửu long (Hương Cảng, Trung Quốc).
II. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự
chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước
- 5/6/1911,từ cảng nhà Rồng (Sài Gòn), người ra đi tìm
đường cứu nước. Xem các nước làm thế nào để giúp đồng
bào mình. Bác đã đi qua nhiều nước như: Anh, Pháp, Mĩ...
- Cuối 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp
- 1919 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã Hội Pháp
- 6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vec-xai bản yêu
sách đòi chính phủ Pháp công nhận các quyền tự do dân
chủ cho nhân dân Việt Nam
- 7/1920 người đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân
tộc và thuộc địa. Người đã tìm ra con đường giành độc lập
tự do cho dân tộc.
- 12/1920 dự đại hội Tua , tán thành việc gia nhập Quốc tế
III, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và trở thành
đảng viên Đảng cộng sản
- 1921 người sáng lập hội liên hiệp các dân thuộc địa ở
Pari, ra báo người cùng khổ làm cơ quan ngôn luận cho
hội.
- Ngoài ra người còn viết bài cho báo nhân đạo, Đời sống
công nhân, đặt biệt là viết cuốn Bản án chế độ thực dân
Pháp ( xuất bản 1925 )
- 6/1923 Người sang Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân
và được bầu vào ban chấp hành
- 1924 Người dự và đọc tham luận tại Đại hội V của Quốc
tế cộng sản.
- 11/1924 người về Quảng Châu – Trung Quốc tiếp tục
tuyên truyền, giáo dục lí luận xây dựng tổ chức cách mạng
giải phóng cho dân tộc
* Công lao của Nguyễn Ái Quốc:
+ Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành
lập Đảng cộng sản.
2. Sự chuẩn bị của NAQ trong việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam
a. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị
- 1911: NAQ đã tìm đường cứu nước qua Pháp, Mỹ... và
trong thời gian này NAQ đã nhận thấy ở đâu nhân dân
lao động cũng là bạn, CNĐQ ( chủ nghĩa đế quốc) cũng
là thù.
- 7/1920: NAQ đã dự Đại hội quốc tế cộng sản làn 2, Đại
hội đã thông qua bản cương lĩnh cử lênin về vấn đề dân
tộc và thuộc địa, và ở đây, NAQ đã tìm thấy con đường
cứu nước.
- 12/1920: NAQ đã dự Đại hội lần thứ 18 của Pháp tại
Tua và NAQ đã bỏ phiếu tán thành và ra nhập quốc tế
cộng sản 3
- 1922: NAQ ra tờ báo "Người cùng khổ" vạch trần chính
sách đàn áp, bóc lột dã man của CNĐQ.
- 1923: NAQ đi Liên Xô dự Đại hội quốc tế nông dân và
làm việc cho quốc tế cộng sản, viết bài cho báo sự thật,
tạp chí "thư tín quốc tế"
 Người đã viết bài đăng các báo: “Người cùng khổ”
do Người sáng lập, báo “Nhân đạo” – cơ quan Trung
ương của Đảng Cộng sản Pháp, báo “Đời sống công
nhân” – tiếng nói của giai cấp công nhân, báo Sự thật
(Liên Xô), Tạp chí thư tín Quốc tê quốc tế cộng sản),
báo Thanh niên (Việt Nam thanh niên cách mạng
đồng chí hội)… và các tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân Pháp”, “Đường cách mệnh” mang tên Người.
Qua nội dung các bài báo và các tác phẩm đó, Người
tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực
dân nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp. Người
vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn
áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Bằng những dẫn
chứng cụ thể, sinh động, Người đã tố cáo trước dư
luận Pháp và thế giới tội ác tày trời của thực dân
Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Đặc biệt,
Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách
mạng thuộc địa một cách đúng đắn, sáng tạo và khá
hoàn chỉnh.
b. Sự chuẩn bị về tổ chức:
- 11/1924: NAQ từ Liên Xô trở về Quang Châu, Trung
Quốc
- 6/1925: NAQ thành lập hội VNCM thanh niên
- NAQ đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để
đào tạo 1 số thanh niên VN trở thành cán bộ CM.
- 1927: tác phẩm " Đường cách mệnh" được xuất bản. Tác
phẩm nhằm chuẩn bị cho đồng bào ta những hiểu biết
vắn tắt, những nội dung cơ bản về lý luận CM, giải
phóng dân tộc dễ hiểu, dễ nhớ để cho nhân dân ta cùng
đoàn kết đứng lên làm CM.
- Từ 1928: hội VNCM thanh niên đã chủ trương thực hiện
phong trào "vô sản hóa".
- Hội VNCM thanh niên đã xây dựng được cơ sở của
mình ở khắp nơi. Hoạt động của Đại hội góp phần
truyền bá tư tưởng Mác – lênin, thúc đẩy phong trào
CMVN theo xu thế CMVS
- Giữa 1929: Hôi đã phân hóa, lập ra các tổ chức cộng sản
ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ.
- Thời kỳ giữa 1927 – 1930: NAQ từ Xiêm về Trung
Quốc với danh nghĩa đại diện quốc tế cộng sản triệu tập
hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập 1 ĐCS
duy nhất ở VN
III. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Từ 3 – 7/2/1930 : tại Cửu Long Hương Cảng đã diễn ra
hội nghị bàn việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành
lập ĐCS ở VN. Những đóng góp của NAQ đã đưa Đại
hội tới thành công
- Ngày 3/2/1930: Đảng của GCCN VN ra đời lấy tên là ĐCSVN.
Hội nghị còn thảo luận thông qua: "Chánh cương vắn tắt", "Sách lước
vắn tắt", "Điều lệ", "Chương trình tóm tắt" của Đảng. Các văn kiện
này đều do NAQ soạn thảo, được xem như cương lĩnh đầu tiên của
Đảng.
 NAQ đưa ra "lời kêu gọi" nhân dân thành lập ĐCSVN
IV. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
- Đảng Cộng sản ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và gia
cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của
giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với cách
mạng Việt Nam
- tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động
của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) chỉ rõ:
“Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác
– Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân
dân Việt Nam.
- Mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước
Việt Nam
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp
đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc
và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”.

Kết luận

You might also like