Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: Bảo Hiểm

Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Thu Hà


MSSV: 030835190055 Lớp học phần: D02

THÔNG TIN BÀI THI


Bài thi có: (bằng số): 8 trang
(bằng chữ): tám trang

YÊU CẦU
Đề tài: Trình bày quan điểm của bạn về thực trạng trục lợi bảo hiểm hiện nay ở Việt
Nam.

BÀI LÀM
TRỤC LỢI BẢO HIỂM LÀ GÌ?
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, bảo hiểm hiện nay đã có một chỗ chứng
nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, khi phát triển mạnh mẽ như thế thì thị trường
bảo hiểm chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định, điển hình ở đây là tình trạng
trục lợi bảo hiểm. Vậy trục lợi bảo hiểm là gì? Trục lợi bảo hiểm được hiểu là hành
vi gian dối, lừa dối có chủ ý để chiếm đoạt một khoản tiền của đối tượng bảo hiểm
của công ty hay doanh nghiệp mà đáng ra số tiền này không phải thứ họ có thể
nhận. Có những hành vi trục lợi xuất phát ngay từ khi người đó tham gia bảo hiểm,
rủi ro đã xảy ra trước khi người đó mua bảo hiểm. Tại Việt nam, khái niệm gian lận
trục lợi bảo hiểm được đề cập lần đầu tiên tại điều 15 Nghị định 118/2003/NĐ –CP
ngày 13/10/2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm. Sau đó, có những Nghị định mới nói về việc trục lợi bảo hiểm để
bổ sung, thay thế và giải thích những nghị định đã ban hành. Từ đó, những quy định
của luật pháp Việt Nam về việc trục lợi bảo hiểm dần được hoàn thiện nhưng vẫn
còn khiếm khuyết và bất cập.

1
Vì là một ngành sinh sau đẻ muộn, hệ thống Pháp luật về vấn đề này vẫn chưa được
hoàn thiện, vậy nên trên thế giới hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn
đề trục lợi bảo hiểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng trục lợi bảo hiểm là hành vi gian
dối nhằm kiếm lợi bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh
bảo hiểm. Vì “hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa 2 bên là doanh nghiệp bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm”. Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi này có thể là bên
mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. có thể thấy với quan điểm này thì hành vi
trục lợi, gian lận bảo hiểm giống như định nghĩa đã được đưa ra tại thông tư
31/2004/TT – BTC. Ngược lại, quan điểm thứ hai lại cho rằng “trục lợi bảo hiểm”
chỉ được hiểu là hành vi trục lợi tiền bồi thường bảo hiểm hoặc tiền bảo hiểm trả từ
phía bên mua bảo hiểm tức là hành vi gian lận bảo hiểm từ phía khách hàng bảo
hiểm. Như vậy, hai quan điểm trên cps sự khác nhau về cách nhìn nhận chủ thể và
hành vi bảo hiểm. Quan điểm thứ hai chỉ coi việc trục lợi bảo hiểm là hành vi của
khách hàng (bên mua bảo hiểm) thì quan điểm thứ nhất lại cho rằng hành vi trục lợi
bảo hiểm có thể gây ra bởi cả hai bên chủ thể của hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, gian lận bảo hiểm là hành vi luôn tồn tại song song với sự ra đời và phát
triển của ngành bảo hiểm. Trên thế giới, ở các nước ngành bảo hiểm đã có trình độ
phát triển nhất định, gian lận bảo hiểm cũng luôn là vấn đề lớn, gây thiệt hại cho xã
hội và doanh nghiệp bảo hiểm. Ở Việt nam, hành vi gian lận bảo hiểm diễn biến
ngày càng phức tạp và gây những thiệt hại không nhỏ cho xã hội và cộng đồng các
doanh nghiệp bảo hiểm. Vấn đề này đã được các doanh nghiệp bảo hiểm đề cập và
thảo luận tại nhiều hội nghị, hội thảo. Tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều nhìn
nhận tính chất nghiêm trọng của vấn đề và có mong muốn toàn ngành bảo hiểm, từ
các góc độ khác nhau cùng chung tay để từng bước hạn chế được vấn nạn này.
Nói một cách ngắn gọn và khách quan, gian lận bảo hiểm là hành vi bất hợp pháp
nhằm thu lợi bất chính của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
Hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm đều có hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Bất cứ nước
nào triển khai bảo hiểm thương mại thì ở đó chắc chắn sẽ có trục lợi bảo hiểm.
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay

2
Với quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm Việt Nam, những năm gần đây
hiện tượng trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều và trên diện rộng, xuất hiện ở
tất cả các lĩnh vực và tất cả các công ty có mặt trên thị trường. Ở hai lĩnh vực là
nhân thọ và phi nhân thọ, số vụ bảo hiểm trục lợi trong giai đoạn 2007 đên 2013 là
một con số đáng kể. Cụ thể, trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ giai đoạn từ năm
2007 đến năm 2013, đã xảy ra khoảng 52.860 vụ khiếu nại trục lợi (tương đương số
tiền là 520 tỷ đồng). Số vụ khiếu nại trục lợi chiếm từ 6 – 28% tổng số vụ khiêu nại
tùy thuộc từng doanh nghiệp bảo hiểm mà nhiều nhất là các doanh nghiệp đứng đầu
thị trường như Prudential, Bảo Việt nhân thọ, Dai-ichi, ACE và AIA, trong đó Bảo
hiểm bổ trợ sức khỏe chiếm 93% số vụ trục lợi toàn thị trường; Bảo hiểm hỗn hợp:
4%, Bảo hiểm trọn đời: 1%. Trong lĩnh vực phi nhân thọ thì số vụ ít hơn nhưng vẫn
ở mức báo động, trong giai đoạn 2007 – 2012, đã xảy ra khoảng 5.079 vụ khiếu nại
trục lợi (tương đương số tiền khiếu nại là 215 tỷ đồng), trung bình 35,9 tỷ/năm. Các
doanh nghiệp phát hiện trục lợi nhiều nhất gồm: Bảo Việt 3193 vụ (tương đương 31
tỷ đồng); liberty: 1095 vụ(12 tỷ đồng); PJICO: 315 vụ (114 tỷ đồng). Đến năn 2018,
vì Pháp luật đã hoàn thiện hơn nên con số này đã được giảm đáng kể, tuy nhiên hiện
tượng này vẫn xảy ra hằng năm. Theo như số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo
hiểm (Bộ Tài chính), trong giai đoạn từ năm 2008 - 2017, có trên 78.000 vụ trục lợi
bảo hiểm với số tiền bị trục lợi lên đến khoảng 1.100 tỷ đồng, trung bình tổn thất
110 tỷ đồng/năm. Thị trường bảo hiểm nhân thọ có từ 6-28% số vụ yêu cầu bồi
thường bảo hiểm là trục lợi, tùy từng doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó: Bảo hiểm
bổ trợ sức khỏe chiếm 93% số vụ trục lợi toàn thị trường; Bảo hiểm hỗn hợp: 4%,
Bảo hiểm trọn đời: 1%.
Theo như thống kê của Vietnam report, đến nay vấn đề trục lợi bảo hiểm vẫn có
hiện tượng tăng, cụ thể là tăng từ 38,1% (vào năm 2020) lên 41,2% (vào năm 2021).

3
Hình 1 Bốn thách thức với ngành bảo hiểm

Nguồn: Vietnam Report

Một số hình thức trục lợi bảo hiểm phổ biển hiện nay được tìm hiểu là:
− Người tham gia bảo hiểm không đến khám chữa bệnh nhưng giả mạo chứng từ y
tế để được hưởng tiền bảo hiểm.
− Người tham gia bảo hiểm cấu kết với cá nhân/tổ chức y tế như bác sĩ, cơ sở khám
chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược phẩm,… để phát hành chứng từ y tế không
đúng với thương tật, bệnh tật, tình trạng sức khỏe thực tế
− Lúc ký kết hợp đồng bảo hiểm cố tình gian dối, không kê khai trung thực tình
trạng sức khỏe, mua với mệnh giá thấp để công ty bảo hiểm không đưa đi khám,
hoặc đi khám nhưng cấu kết với nhân viên y tế lấy chứng từ tốt để nộp cho bảo
hiểm.
− Tạo hiện trường, chứng cứ giả nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm.
− Đại lý bảo hiểm có tình giữ hợp đồng của khách đến khi hết thời hạn cân nhắc
nhằm hưởng hoa hồng bảo hiểm.
− Đại lý bảo hiểm dựa trên thông tin cá nhân của khách hàng để làm khống hồ sơ
bảo hiểm nhằm đạt kết quả thi đua, thưởng cao để trục lợi.

4
− Đại lý bảo hiểm lợi dụng yêu cầu hủy hợp đồng của khách hàng năm thứ hai, sau
đó trả khách hàng một số tiền nhỏ, đến năm tiếp theo được nhận tiền thì nhận số
tiền chênh lớn hơn.
2. Nguyên nhân của hiện tượng trục lợi bảo hiểm
Hiện tượng trục lợi trên xuất phát chủ yếu từ sự bất cập và không theo kịp thị
trường ở hệ thống luật pháp của nước ta, biện pháp để xử lý các hành vi trục lợi bảo
hiểm hiện nay vẫn còn quá thiếu. Theo Nghị định về xử phạt hành chính, hành vi
trục lợi bảo hiểm chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tối đa là 20 triệu đồng. Bộ luật hình sự
chưa có điều luật nào quy định cụ thể về tội danh trục lợi bảo hiểm. Những đối
tượng cố ý trục lợi bảo hiểm chỉ bị xử lý với các tội danh liên quan như tham ô, hối
lộ, chiếm đoạt tài sản... Chính vì hành lang pháp lý chưa đầy đủ như thế nên nhiều
vụ trục lợi bảo hiểm chưa được điều tra và xét xử nghiêm khắc, và cũng chính vì
vậy không có tính răn đe đối với người cố ý trục lợi bảo hiểm. Đối với chế tài dân
sự, luật kinh doanh bảo hiểm cũng không đề cập đến trục lợi bảo hiểm mà chỉ đề
cập đến “nghĩa vụ cung cấp thông tin” và “quyền của doanh nghiệp bảo hiểm” từ
chối chi trả, bồi thường khi bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin không chính
xác. Theo đó, chế tài chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp bảo hiểm được từ chối các
giao dịch hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng bằng cách tuyên bố
“hợp đồng vô hiệu”. Về chế tài hình sự, tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm đã
được hình sự hóa vào năm 2015 và sửa đổi bổ sung năm 2017.
Bên cạnh vấn đề hệ thống pháp luật vẫn chưa đầy đủ và chính xác, vẫn còn một số
nguyên nhân tác động khá lớn trong việc trục lợi bảo hiểm đến từ doanh nghiệp bảo
hiểm, bên mua bảo hiểm và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Ở doanh nghiệp
bảo hiểm thì ý thức và sự hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh
bảo hiểm nói riêng của nhân viên các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa cao, nhiều
doanh nghiệp vẫn chưa có nghiệp vụ quản lý và quy định chặt chẽ, chưa trang bị
đầy đủ những khả năng quản ý hiệu quả các vấn đề phát sinh liên quan đến trục lợi.
Giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đến nay vẫn chưa có sự hợp tác và liên kết chặt
chẽ về việc cung cấp thông tin dẫn đến việc khó kiểm soát thông tin bảo hiểm của
khách hàng. Từ phía khách hàng mua bảo hiểm thì vấn đề trục lợi thường xuất phát
từ lòng tham hoặc trong trường hợp hoàn cảnh kinh tế dặc biệt khó khăn. Với nền

5
tảng pháp luật và chế tài vẫn còn lỏng lẻo, rất nhiều người vẫn chưa ý thức được
rằng trục lợi bảo hiểm chính là một hành vi phạm tội hoặc không sợ phạm tội vì
mang tâm lí không được nhiều thì cũng được ít chứ không mất gì. Nhiều người vẫn
còn lợi dụng kẻ hở của các quy định về quy trình quản lí nghiệp vụ của các doanh
nghiệp bảo hiểm để tiến hành hành vi trục lợi. Bên liên quan cuối cùng được nhắc
đến trong phần nguyên nhân này chính là các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Các cơ quan này vẫn còn thiếu tin thần trách nhiệm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và
thiếu sự hỗ trợ, nhiều khi các cơ quan này còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp
trong quá trình điều tra, xác minh các hồ sơ khiếu nại có nghi ngờ trục lợi. Xuất
hiện ngày càng phổ biến những hiện tượng tham nhũng, ăn hối lộ. Ý thức về việc
ngăn ngừa trục lợi của các tổ chức giám định và sửa chữa cung ứng vật tư, cơ sở y
tế vẫn còn chưa cao, dễ dàng bị mua chuộc để làm sai lệch, làm giả hồ sơ để yêu
cầu bồi thường, tiếp tay trục lợi, thiếu quan tâm đến việc hỗ trợ doanh nghiệp phát
hiện trục lợi.
3. Hậu quả của việc trục lợi bảo hiểm
Việc trục lợi bảo hiểm như chúng ta thường thấy sẽ được nhận định là chỉ gây thiệt
hại cho doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, ngoài doanh nghiệp bảo hiểm thì khách
hàng và xã hội cũng sẽ là những chủ thể chịu hậu quả trực tiếp từ vấn đề này.
− Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, việc trục lợi bảo hiểm sẽ làm giảm lợi nhuận,
hiệu quả kinh doanh của công ty, thậm chí còn gây tác động xấu đến uy tín của
doanh nghiệp.
− Đối với khách hàng, những người trung thực khi tham gia bảo hiểm sẽ bị thiệt
thòi về quyền lợi vì số tiền phí bảo hiểm mà họ phải nộp dành để chi trả cho cả
những khoản tiền gian lận đáng lẽ không được nhận số tiền bảo hiểm. Về lâu dài,
khi hiện tượng này xảy ra ohoor biến nhưng lại không có cách khắc phục thì số
tiền phí mà người mua bảo hiểm phải chịu cho một hợp đồng bảo hiểm sẽ lớn
hơn hiện tại đáng kể do việc tính toán và trích lập phí từ doanh nghiệp bảo hiểm.
− Đối với xã hội, trục lợi bảo hiểm làm tha hóa, biến chất cán bộ nhà nước, làm cho
môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng. Từ đó
xuất hiện tình trạng coi thường pháp luật và gây rối trật tự an ninh xã hội.
GIẢI PHÁP TRÁNH TRỤC LỢI BẢO HIỂM VÀ NHẬN XÉT CÁ NHÂN

6
1. Một số giải pháp nhằm tránh trường hợp trục lợi bảo hiểm
Nhằm phòng tránh trục lợi bảo hiểm một cách có hiệu quả, các chuyên gia trong
lĩnh vực bảo hiểm cho rằng cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Vì nguyên nhân
chính gây nên tình trạng trục lợi bảo hiểm hiện nay chính là sự chưa hoàn thiện của
hệ thống pháp luật về vấn đề kinh doanh bảo hiểm. Vì vậy, theo ý kiến cá nhân
Quốc hội cần điều chỉnh lại một số điều luật quy định về tội gian lận trong kinh
doanh bảo hiểm. Cụ thể, tại một số điều luật cần cân bằng trách nhiệm giữa cả hai
bên là bên mua và bên bán chứ không chỉ tập trung vào bên mua bảo hiểm như hiện
nay. Chi tiết hóa các điều luật liên quan đến nội dung trục lợi bảo hiểm để tránh tình
trạng bên mua/bán bảo hiểm cố tình lợi dụng sơ hở của pháp luật để trục lợi cho bản
thân. Tòa án nhân dân tối cao cũng cần có những văn bản cụ thể dành cho pháp
nhân thương mại trong “tội gian lận kinh doanh bảo hiểm” để các cá nhân, tổ chức
hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia vào một hợp đồng bảo
hiểm. Trong khi các chế tài hành chính, chế tài dân sự chưa đủ để răn đe và xử lý
hành vi trục lợi bảo hiểm với tình trạng đang gia tăng thì hy vọng việc bổ sung và
sửa chữa các điều luật như thế này sẽ nâng cao tính răn đe của pháp luật, ngăn ngừa,
phòng chống việc gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.
Bên cạnh sự bổ sung và sửa chữa của các chế tài, doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần
nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý, đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông
tin, theo dõi, quản lý và giám sát công tác cán bộ, hoạt động của đại lý và môi giới
bảo hiểm, kiểm tra, giám sát và nâng cao khả năng đánh giá rủi ro trước và sau khi
nhận bảo hiểm. Áp dụng các phương thức thanh toán điện tử qua ngân hàng để giảm
bớt thu chi tiền mặt, áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với thị trường bảo hiểm
và thị trường tài chính như hệ thống cảnh báo sớm Early Warning System..., đồng
thời duy trì chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng, thực hiện tốt tốt công tác tuyên
truyền để người dân và các tổ chức không tham gia vào hành vi trục lợi bảo hiểm.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước cũng cần phải thường xuyên
giám sát tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, hoàn thiện các chế
tài xử phạt nghiêm khắc, tìm ra phương pháp để các hành vi trục lợi bảo hiểm bị lên
án về mặt đạo đức, trừng trị nghiêm khắc về mặt pháp luật.
2. Nhận xét cá nhân về vấn đề trục lợi bảo hiểm hiện nay ở Việt nam.

7
Đi kèm với sự phát triển của một ngành thì luôn có những rủi ro nhất định, bảo
hiểm cũng không ngoại lệ. Bảo hiểm hiện nay vẫn đang là một ngành rất tiềm năng
dần được mọi người tham gia và đón nhận nhiều hơn. Sự ra đời của bảo hiểm giúp
cho mọi người giảm bớt gánh nặng về tài chính một khi có rủi ro xảy xa, giúp cho
xá hội phát triển hơn vì sự phát triển của mỗi cá nhân. Vì sự phát triển mạnh mẽ
như thế nên việc phòng chống và quán triệt vấn đề trục lợi bảo hiểm là một vấn đề
cực kì cấp thiết. Các cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng có thẩm
quyền cần phải xem xét điều chỉnh lại kiến thức, quá trình quản lý đồng thời có
những biện pháp răn đe để tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày càng giảm, để ngành
bảo hiểm ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

8
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Hình 1 Bốn thách thức với ngành bảo hiểm ............................................................... 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

N. Đ. (2020, 01 16). Vietnambiz. Được truy lục từ https://vietnambiz.vn/:


https://vietnambiz.vn/truc-loi-bao-hiem-insurance-profiteering-la-gi-cac-
hinh-thuc-nguyen-nhan-va-hau-qua-20200115184022052.htm
Nguyễn, C. T. (2019, 08 12). sở tư pháp tỉnh Bắc Giang. Được truy lục từ
https://stp.bacgiang.gov.vn/: https://stp.bacgiang.gov.vn/hien-thi-noi-dung/-
/asset_publisher/wtMnvtGfRUNi/content/mot-so-van-e-ve-truc-loi-trong-
kinh-doanh-bao-hiem-va-toi-gian-lan-kinh-doanh-bao-hiem
Report, V. (2021, 7 12). Vietnam Report. Được truy lục từ
https://vietnamreport.net.vn/Trien-vong-nganh-bao-hiem-6-thang-cuoi-nam-
2021-Ba-dong-luc-va-4-thach-thuc-9930-1006.html
Trần, V. (2019). Trần Việt MB . Được truy lục từ https://tranvietmb.com/:
https://tranvietmb.com/suy-ngam-truc-loi-tu-bao-hiem-nhan-tho-tran-viet-
mb/

You might also like