Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1: TXNGTP là gì?


a. TXNGTP là xác định đường đi của sản phẩm và thông tin kèm theo trong chuỗi thực
phẩm.
b. TXNGTP chỉ cần xác định được trạng thái của sản phẩm tại một công đoạn nào đó.
c. TXNGTP chỉ cần xác định được hoạt động tạo ra sản phẩm tại một công đoạn cụ
thể.
d. TXNGTP là xác định nguồn nguyên liệu của một sản phẩm thực phẩm hoàn chỉnh.
Câu 2: Chuỗi thực phẩm là gì?
a. Là toàn bộ các loại thực phẩm có liên quan với nhau trong chuỗi thức ăn của con
người.
b. Là trình tự các giai đoạn và hoạt động liên quan đến sản phẩm từ cánh đồng đến bàn
ăn.
c. Là một chuỗi các công đoạn trong quá trình sản xuất trong một doanh nghiệp.
d. Cả a, b và c đều sai
Câu 3: Thế nào là một đơn vị truy xuất?
a. Là tất cả các sản phẩm trong chuỗi cung ứng cần thu thập thông tin.
b. Là tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng cần thu thập thông tin.
c. Cả a và b sai.
d. Cả a và b đúng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thu hồi sản phẩm?
a. Là việc lấy lại những sản phẩm thuộc về quyền sở hữu của một doanh nghiệp.
b. Là áp dụng các biện pháp nhằm đưa sản phẩm không đảm bảo chất lượng ra khỏi
chuỗi thực phẩm.
c. Cả a và b sai.
d. Cả a và b đúng.
Câu 5: ID của sản phẩm là gì?
a. Là ký hiệu dùng để nhận diện một sản phẩm.
b. Là mã số thực tế để phân biệt các đơn vị truy xuất.
c. Cả a và b đúng.
d. Cả a và b sai.
Câu 6: Đối tượng của TXNGTP bao gồm những gì?
a. Các sản phẩm trong toàn bộ chuỗi thực phẩm.
b. Thức ăn chăn nuôi và các nguyên liệu dùng để sản xuất thực phẩm.
c. Các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 7: Khi áp dụng một hệ thống TXNG, cần xác định phạm vi như thế nào?
a. Cần chỉ rõ được những sản phẩm và những giai đoạn nào thuộc hệ thống TXNG cần
truy xuất.
b. Cần xác định được khu vực nào có sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
c. Cần chỉ ra được những hành động nào gây tác động đến sản phẩm.
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 8: Thế nào là truy xuất nguồn gốc nội bộ?
a. Là truy xuất nguồn gốc những sản phẩm và thông tin liên quan trong phạm vi một
doanh nghiệp.
b. Cho phép doanh nghiệp tìm kiếm những sự kiện xảy ra đối với sản phẩm trong
khuôn khổ hoạt động của doanh nghiệp đó.
c. Cả a và b đúng.
d. Cả a và b sai.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về TXNG chuỗi?
a. TXNG chuỗi xác định thông tin sản phẩm mà doanh nghiệp nhận được hoặc cung
cấp tới các thành viên trong chuỗi cung ứng.
b. TXNG chuỗi cho phép truy tìm những sự kiện của sản phẩm trong suốt quá trình
của chuỗi cung ứng ngoài khuôn khổ hoạt động của doanh nghiệp.
c. TXNG chuỗi là truy xuất toàn bộ nguồn gốc của một sản phẩm từ đầu đến cuối.
d. Truy xuất nguồn gốc chuỗi được thực hiện theo nguyên tắc truy xuất một bước
trước và một bước sau.
Câu 10: Vai trò của TXNGTP?
a. Là hệ thống chuẩn bị cho sự cố và sự không tuân thủ liên quan đến ATTP.
b. Cho phép kiểm tra tính đúng đắn và độ tin cậy của thông tin ghi trên nhãn thực
phẩm.
c. Làm cho người tiêu dùng tin tưởng và an tâm về những vấn đề liên quan đến sản
xuất kinh doanh thực phẩm.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 11: Mục tiêu chung của hệ thống TXNGTP là gì?
a. TXNGTP góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm.
b. TXNGTP làm tăng độ tin cậy của thông tin.
c. TXNGTP góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 12: Lý do nào sau đây cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống
TXNGTP đáng tin cậy?
a. Do yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và nguồn
gốc xuất xứ của sản phẩm.
b. Do các quy định nhập khẩu, rào cản thương mại của thị trường thế giới ngày càng
nghiêm ngặt.
c. Do bản thân doanh nghiệp muốn tạo niềm tin với người tiêu dùng, đối tác; muốn
nâng cao uy tin và sức cạnh tranh trên thị trường.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 13: Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng hệ thống TXNGTP mang lại lợi ích gì?
a. Đáp ứng các yêu cầu pháp lý, quản lý tốt chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và
giảm được nguồn lực làm công tác kiểm tra, lưu trữ.
b. Giúp doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm nhanh chóng, chính xác, hiệu quả;
hạn chế mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái,…
c. Là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý thị trường, tạo được rào cản
thương mại đối với những sản phẩm nhập khẩu.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 14: Đối với người tiêu dùng, việc áp dụng hệ thống TXNGTP mang lại lợi ích gì?
a. Đáp ứng các yêu cầu pháp lý, quản lý tốt chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và
giảm được nguồn lực làm công tác kiểm tra, lưu trữ.
b. Giúp kiểm tra chất lượng sản phẩm nhanh chóng, chính xác, hiệu quả; hạn chế mua
phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái,…
c. Là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý thị trường, tạo được rào cản
thương mại đối với những sản phẩm nhập khẩu.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 15: Đối với nhà nước, việc áp dụng hệ thống TXNGTP mang lại lợi ích gì?
a. Đáp ứng các yêu cầu pháp lý, quản lý tốt chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và
giảm được nguồn lực làm công tác kiểm tra, lưu trữ.
b. Giúp doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm nhanh chóng, chính xác, hiệu quả;
hạn chế mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái,…
c. Là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý thị trường, tạo được rào cản
thương mại đối với những sản phẩm nhập khẩu.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 16: Việc bắt buộc các doanh nghiệp thực phẩm phải áp dụng hệ thống truy xuất
nguồn gốc mang lại lợi ích gì?
a. Giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý, quản lý tốt chất lượng sản phẩm,
nâng cao uy tín và giảm được nguồn lực làm công tác kiểm tra, lưu trữ.
b. Giúp người tiêu dùng kiểm tra chất lượng sản phẩm nhanh chóng, chính xác, hiệu
quả; hạn chế mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái,…
c. Là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý thị trường của nhà nước, tạo được
rào cản thương mại đối với những sản phẩm nhập khẩu.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 17: Luật Khủng bố sinh học được ban hành tại quốc gia nào?
a. Nhật Bản b. Cộng đồng Châu Âu
c. Hoa Kỳ d. Cả a, b và c đúng
Câu 18: Luật Khủng bố sinh học đưa ra quy định gì đối với các nước xuất khẩu?
a. Phải ghi tên nước sản xuất trên nhãn của sản phẩm thực phẩm.
b. Các nhà xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải đăng ký với cơ quan Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm để được cấp mã số.
c. Sản phẩm nhập khẩu phải đạt phẩm cấp theo tiêu chuẩn của Ban Thị Trường thuộc
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
d. Quy định về mức dư lượng tối đa cho phép của các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 19: Luật An Ninh Trang trại và Đầu tư nông thôn quy định về nội dung gì?
a. Sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ hải ghi nhãn về nước xuất xứ.
b. Các nhà xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải đăng ký với cơ quan Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm để được cấp mã số.
c. Sản phẩm nhập khẩu phải đạt phẩm cấp theo tiêu chuẩn của Ban Thị Trường thuộc
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
d. Quy định về mức dư lượng tối đa cho phép của các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về TXNG tại cộng đồng Châu Âu (EU)?
a. TXNG tại EU là một tiêu chuẩn bắt buộc.
b. Sản phẩm nhập khẩu vào EU phải xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
c. Việc kiểm soát về áp dụng TXNG của sản phẩm nhập khẩu tại EU được cơ quan
thanh tra thực hiện tại địa điểm nhập khẩu.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về TXNG tại Nhật Bản?
a. Nhật Bản áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc ứng dụng công nghệ cao.
b. TXNG tại Nhật Bản là một tiêu chuẩn bắt buộc.
c. TXNG tại Nhật Bản được kiểm soát thông qua Luật Thực phẩm.
d. Nhật Bản chỉ ban hành luật quy định áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản
phẩm thịt bò và gạo tiêu thụ nội địa.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về TXNG tại Việt Nam?
a. TXNG tại Việt Nam là một tiêu chuẩn bắt buộc.
b. Chính phủ đã ban hành nhiều điều luật, quy định liên quan đến TXNGTP.
c. Hệ thống TXNG điện tử đã được xây dựng và áp dụng từ năm 2011 đến nay.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 23: “TXNG tại Việt Nam là một tiêu chuẩn bắt buộc” được quy định trong điều
luật nào?
a. Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT.
b. Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT.
c. Luật An toàn thực phẩm 2010.
d. Cả a, b và c đều sai.
Câu 24: Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT quy
định về nội dung gì?
a. Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không
đảm bảo an toàn.
b. Quy định về công tác kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ
điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
c. Quy định về truy xuất nguồn gốc là một tiêu chuẩn bắt buộc.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 25: Khó khăn chung khi áp dụng hệ thống TXNG đối với hầu hết doanh nghiệp
thực phẩm trên thế giới là gì?
a. Quá trình thu thập thông tin
b. Chi phíKhó khăn chung khi áp dụng hệ thống TXNG đối với hầu hết doanh nghiệp
thực phẩm trên thế giới là gìKhó khăn chung khi áp dụng hệ thống TXNG đối với hầu
hết doanh nghiệp thực phẩm trên thế giới là gì
c. Chứng nhận, nhãn sinh thái
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 26: Những trở ngại và thách thức trong áp dụng TXNGTP tại Việt Nam là gì?
a. Hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, đồng bộ;
b. Nguồn nhân lực còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm;
c. Chi phí thực hiện khá cao;
d. Cả a, b và c đúng.

You might also like