Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

THYRISTOR (SCR - SILICON CONTROLLED RECTIFIER)

THYRISTOR là chuyển mạch có điều khiển. Khi chịu một điện áp ngược, nó sẽ ngắt với điều
kiện là điện áp này phải vượt qua một giá trị xác định nào đó. Còn khi phân cực thuận nó cũng
ngắt, nhưng nếu có một xung dòng tác động vào cực điều khiển gọi là cực cửa (G), thì nó sẽ dẫn.
Nó sẽ luôn dẫn chừng nào dòng qua nó lớn hơn giá trị của dòng duy trì.
Cấu tạo

SCR theo qui ước (đơn giản gọi là SCR). Loại này cực điều khiển G được nối với phần
bán dẫn P2 sau.
- SCR kiểu bù. Loại này cực điều khiển G được nối với phần bán dẫn N1 trước.
Đặc điểm của SCR:
- Thời gian mở và tắt rất nhanh (vài μs đến chục μs)
- Cường độ dòng điện cao.
- Điện áp cao (hàng nghìn Vôn)
- Sụt áp giữa 2 cực nhỏ (từ 1 ÷ 2V)
- Khả năng điều khiển lớn
Triac (TRIOD AC SEMICONDUCTOR SWITCH)

Là một loại linh kiện thuộc họ Thyristor. Triac có 3 cực và có khả năng dẫn điện hai chiều
khi có tín hiệu kích khởi động (dương hoặc âm).
a) Cấu tạo của triac
Giữa hai đầu ra MT1 và MT2 là một khóa ngắt điện gồm bốn lớp bán dẫn P-N-P-N nối song
song với bốn lớp bán dẫn N-P-N-P. Đầu ra thứ ba gọi là cực điều khiển G. Như vậy triac được
coi
như hai SCR đấu song song ngược chiều với nhau.
Theo quy ước, tất cả các điện áp và dòng điện đều quy ước theo đầu ra chính MT1.
Phương pháp kích cổng của triac cũng giống như SCR chỉ khác là có thể dùng cả dòng
dương hay dòng âm. Có hai phương pháp kích khởi động cho triac hoạt động nhạy nhất là:
- Cực cổng G dương và cực MT2 dương so với MT1
- Cực cổng G âm và cực MT2 âm so với MT1
Khác với SCR, triac tắt trong một khoảng thời gian rất ngắn lúc dòng điện tải đi qua điểm
O. Nếu mạch điều khiển của triac có gánh là điện trở thuần thì việc ngắt mạch không có gì khó
khăn. Nhưng nếu tải là một cuộn cảm thì vấn đề làm tắt triac trở nên khó khăn vì dòng lệch pha
trễ. Thông thường để tắt Thyristo người ta sử dụng cái ngắt điện hoặc mạch đảo lưu dòng điện
trong mạch.
Diac
Về cấu tạo, DIAC giống như một SCR không có cực cổng hay đúng hơn là một transistor
không có cực nền. Hình sau đây mô tả cấu tạo, ký hiệu và mạch tương đương của DIAC

Khi áp một hiệu điện thế một chiều theo một chiều nhất định thì khi đến điện thế VBO,
DIAC dẫn điện và khi áp hiệu điện thế theo chiều ngược lại thì đến trị số -V BO, DIAC
cũng dẫn điện, D thể hiện một điện trở âm (điện thế hai đầu DIAC giảm trong khi dòng
điện qua DIAC tăng). Từ các tính chất trên, DIAC tương đương với hai Diode Zener mắc
đối đầu. Thực tế, khi không có DIAC người ta có thể dùng hai Diode Zener thích hợp để
thay thế.

UJT (UNIJUNCTION TRANSISTOR – TRANSISTOR ĐỘC NỐI).

Transistor thường (BJT) gọi là Transistor lưỡng cực vì có hai nối PN trong lúc UJT chỉ có một
độc nhất nối P-N. Tuy không thông dụng như BJT, nhưng UJT có một số đặc tính đ ặc biệt nên
một thời đã giữ vai trò quan trọng trong các mạch tạo dạng sóng và định giờ.
Cấu tạo và đặc tính của UJT: Hình sau đây mô tả cấu tạo đơn giản hoá và ký hiệu của UJT
Khi ta phân cực cho UJT họat động

UJT sẽ có vùng họat động mà ở đó nó thể hiện tính chất điện trở âm

a. BJT ; b. FET; c. MOSFET; d. MOSFET 2 cực cổng; e. MOSFET kênh cảm ứng; f. UJT

You might also like