đề cương

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Chương 1.

Những vấn đề cơ bản của cơ học lượng tử


1. Hai khái niệm cơ bản của cơ học lượng tử bao gồm lưỡng tính sóng hạt và nguyên lý bất
định Heisenberg (các khái niệm, hệ thức liên quan và ý nghĩa vật lý của chúng, sai số căn
trung bình bình phương …).
2. Hàm sóng và các khái niệm cơ bản liên quan (chuẩn hoá, tính bình phương khả tích, biên
độ xác suất, mật độ xác suất, nguyên lý chồng chất cá trạng thái, …)
3. Phương trình Schrodinger phụ thuộc vào thời gian và không phụ thuộc vào thời gian và các
khái niệm cơ bản liên quan (trạng thái dừng, biểu diễn nghiệm của phương trình Schrodinger
phụ thuộc vào thời gian theo các trạng thái dừng)
4. Nguyên lý bất định Heisenberg của toạ độ và động lượng trong hiện tượng nhiễu xạ, bó
sóng Gaussian và hạt tự do.

Chương 2. Các công cụ toán học của cơ học lượng tử


1. Không gian Hilbert và các khái niệm liên quan (Tích trong/tích vô hướng của hai trạng
thái, chuẩn của hàm sóng, điều kiện trực giao, chuẩn hoá …).
2. Toán tử và các khái niệm liên quan (tích, tổng, giao hoán tử, phản giao hoán tử, toán tử
tuyến tính, trị riêng và hàm riêng của toán tử …).
3. Toán tử liên hợp, toán tử Hermit/toán tử tự liên hợp và các tính chất.
4. Kí hiệu Bra-ket (Bra vector, ket vector, tích trong).
5. Cách lấy liên hợp Hermit của một biểu thức cơ học lượng tử.
6. Hệ cơ sở và các khái niệm liên quan (điều kiện trực giao chuẩn hoá, tính đóng, hàm delta
dirac và delta kronecker, biểu diễn vector trạng thái trong một hệ cơ sở trực chuẩn, hệ số khai
triển, tích vô hướng, kí hiệu dirac, …)
7. Khái niệm về đại lượng quan sát được và các khái niệm liên quan (tính chất của 2 đại
lượng khả kiến giao hoán, biểu diễn ma trận của một đại lượng khả kiến trong hệ cơ sở trực
chuẩn, phương trình trị riêng, vector riêng …)
8. Toán tử toạ độ (dạng giải tích của toán tử toạ độ trong biểu diễn toạ độ và biểu diễn xung
lượng, trị riêng, hàm riêng), toán tử xung lượng (dạng giải tích của toán tử xung lượng trong
biểu diễn toạ độ và biểu diễn xung lượng, trị riêng, hàm riêng), biểu diễn toạ độ, biểu diễn
xung lượng, giao hoán tử toạ độ - xung lượng.

Chương 3. Các tiên đề của cơ học lượng tử


1. 6 tiên đề của cơ học lượng tử và các hệ quả (giá trị mong đợi, các phép đo không giao hoán
và nguyên lý bất định đối với 2 đại lượng không giao hoán, bảo toàn số hạn, bảo toàn norm của
hàm sóng).
2. Toán tử mật độ dòng xác suất, sự thay đổi của giá trị mong đợi theo thời gian, định lý
Ehrenfest.
3. Hệ bảo toàn, tích phân chuyển động.

Chương 4. Các hệ một chiều


1. Hạt tự do
2. Hạt chuyển động trong các thế 1 chiều sâu vô hạn.

Chương 5. Dao động tử điều hoà một chiều


1. Toán tử Hamilton cho hạt trong hố thế một chiều.
2. Toán tử sinh, huỷ, số hạt và các tính chất liên quan.
3. Phổ trị riêng và hàm riêng của toán tử Hamilton.
4. Ma trận của các toán tử sinh, huỷ, số hạt, toạ độ, xung lượng trong biểu diễn năng lượng.
5. Hệ thức bất định Heisenberg và năng lượng trung bình của dao động tử điều hoà.
Chương 6. Chuyển động trong trường thế xuyên tâm và mô men động lượng
1. Trường xuyên tâm và lượng tử hoá mô men động lượng quỹ đạo, các hệ thức giao hoán liên
quan.
2. Toán tử mô men động lượng tổng quát và các hệ thức giao hoán. Phổ trị riêng hàm riêng
của toán tử 𝐽"! và 𝐽"" . Sự lượng tử hoá của mô men động lượng.
3. Toán tử 𝐽"# , 𝐽"$ , và các tính chất liên quan.
4. Ma trận của các toán tử trong hệ cơ sở là các vector riêng của 𝐽"! và 𝐽"" .
5.Trị riêng năng lượng và các tính chất của các vector riêng năng lượng của điện tử trong
nguyên tử Hydrogen.
6. Các toán tử spin, các trị riêng và vector riêng, các ma trận Pauli.

You might also like