Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nhà thơ

Trần Đăng Khoa


Nhóm 3
* Quê hương
-Trần Đăng Khoa sinh ngày 26/4/1958 tại làng Điền Tri, xã Quốc Tuấn, huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chính vùng quê miền đồng bằng chiêm trũng, nghèo
khó đã ươm mầm cho tài năng thơ ông nảy nở. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh
đã khẳng định: “Làng quê đã tạo nên thơ Khoa từ màu sắc đến linh hồn.”
* Gia đình
- Trần Đăng Khoa xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng và văn
học. Nguyễn Hà (ông bác của Trần Đăng Khoa) kể: “Có năm, triều Cảnh Thịnh,
trong Lục bộ mà mấy anh em họ Trần - các cụ tổ Trần Đăng Khoa - đã chiếm bốn,
trong đó, cụ Trần Nhuận Minh Phủ là nhà thơ” .
- Bố mẹ Trần Đăng Khoa xuất thân từ nông dân nhưng thuộc rất nhiều truyện và
thơ ca cổ. Anh trai và em gái của Trần Đăng Khoa đều là những người say mê văn
học. Riêng Trần Đăng Khoa, khi học hết vỡ lòng (tương đương lớp 1 bây giờ) đã
ham đọc sách, đã thuộc rất nhiều ca dao và thơ ca cổ.
- Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả
các tập thơ "Nhà thơ và Hoa cỏ", "Bản xô nát hoang dã", "45 khúc đàn bầu của kẻ
vô danh"..., từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái
là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với thân mẫu của nhà thơ. Ông còn có một
người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh.
* Con đường học tập và sáng tác
- Từ nhỏ, so với những nhà thơ, nhà văn cùng và sau thế hệ, ông là người có thơ
đăng báo sớm nhất (8 tuổi) với tư cách là sự khởi đầu cho một tài năng thơ thực
thụ.
- Năm 1968, năm ông 10 tuổi tập thơ đầu tiên “Từ góc sân nhà em” được
NXB Kim Đồng xuất bản. Một trong số những tác phẩm của Trần Đăng Khoa
được nhiều người biết đến nhất là bài thơ ông viết khi mới lên mười tuổi: “Hạt gạo
làng ta”. Sau 3 năm (1971), bài thơ này đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc.
Lớp lớp trẻ em thời chống Mỹ, cũng như sau này trên khắp cả nước, nhất là ở
những vùng nông thôn thường hát vang bài ca ấy trên lớp học và những khi vui
đùa như sau lũy tre làng bài đồng dao dành cho các em.
- Một điều may mắn là trong quá trình sáng tác, Trần Đăng Khoa đã được
gặp và tiếp xúc với các bậc thầy văn thơ như: Tố Hữu, Huy Cận, Tô Hoài, Chế Lan
Viên,... Những nhà văn, nhà thơ ấy đã dìu dắt rất tận tình để Trần Đăng Khoa vượt
qua sự hạn chế trong tư duy nghệ thuật, nhanh chóng trưởng thành trong việc sáng
tác thơ. Đặc biệt hơn, ngay từ năm 1968, sau khi gặp nhà thơ Xuân Diệu, Trần
Đăng Khoa mới có ý thức được sự vất vả của việc làm thơ.
Đó không phải là một cuộc rong chơi nhàn nhã mà đó chính là “một công
việc sáng tạo cực nhọc, nếu không muốn nói là nghề lao động khổ ải”. Trần Đăng
Khoa đã hiểu đựơc rằng: Thơ cần có tính chân thực nhưng không phải là sự sao
chép nguyên vẹn, thô thiển mà phải được sáng tạo một cách công phu, linh hoạt.
Hầu như, các bài viết của Trần Đăng Khoa đều được nhà thơ Xuân Diệu đọc trước
và đóng góp ý kiến. Trong cuộc đời sáng tác, Trần Đăng Khoa chịu ảnh hưởng sâu
sắc của người thầy nghiêm khắc này.
* Phong cách sáng tác:
- Trần Đăng Khoa nhà thơ thiếu nhi thời chống Mỹ thông qua bài thơ mang
âm hưởng thời đại .
- Ông là Nhà thơ mục đồng , thông qua những bài thơ viết về nông thôn .
Viết về nông thôn thì Khoa không phải người đầu tiên. Nhưng ở Trần Đăng Khoa
có1 nét riêng khi viết về nông thôn mà những nhà thơ trước đó không có . Chính là
viết về nông thôn bằng giọng điệu trẻ con , điều đó được thể hiện ở chỗ :
+ Xưng hô trẻ con : Mày , tao , đứa nào , mang đậm chất trẻ con . Cùng với
sự khôn lớn , lối xưng hô trẻ con cũng dần mất trong thơ Khoa , sau bài thơ Câu cá
(1972) , người ta không còn thấy lối xưng hô trẻ con xuất hiện lần nào nữa trong
thơ Khoa .
+ Cách nhìn trẻ con: Cách nhìn , cách cảm , cách nghĩ về sự vật , hiện tượng
mang tính trẻ con . Chính vì vậy , trong thơ ông vạn vật đều hiện lên là những sinh
thể , có sự sống hơn luôn vận động , phát triển mà khi trưởng thành người ta không
thể nhìn , cảm nghĩ được như vậy . Ca ngợi về thiên nhiên, giao cảm với thiên
nhiên ,ông như tìm thấy ở thiên nhiên sự hòa điệu về tâm hồn . Bài thơ “Đánh thức
trầu” là một ví dụ:
“Đã ngủ rồi hả trầu
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ ?”
Cũng chính vì giao cảm với thiên nhiên nên Khoa đã nghe được:
“Chiếc ngõ nhỏ
Thở trong đêm
Ông trăng lên
Cười trong lá .”
=> Từ những điều mộc mạc, giản dị của quê hương, truyền thống yêu văn
chương trong gia đình đến những bài học đường đời của ông dần dần đã
khiến văn chương trong ông trở thành dòng chảy sâu sắc, mãnh liệt. Cũng
chính từ ấy mà có được "thần đồng thơ ca"- Trần Đăng Khoa cùng những tác
phẩm để đời, ghi đậm dấu ấn trong lòng chúng ta.

Danh sách nhóm:


Hà Thị Nguyệt ( nhóm trưởng)
Nguyễn Hồng Huế
Nguyễn Huyền Chi
Ma Thị Hương
Ma Đức Đặng
Giáp Thị Huyền Trang
Phan Thu Quỳnh
Nguyễn Thị Thảo
Nguyễn Thanh Hà
Nguyễn Thị Ngọc

You might also like