Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Bài 7.

SUY HÔ HẤP SƠ SINH

Mục tiêu
1. Trình bày được những nguyên nhân thường gặp gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
2. Trình bày được những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ bị suy hô hấp.

7.1. Giới thiệu


Suy hô hấp là rối loạn khả năng trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch dẫn đến giảm
oxy, tăng CO2 và toan máu. Suy hô hấp rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Suy hô
hấp là một trong những lý do phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh nhập vào đơn vị hồi sức sơ sinh.
Hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là do phổi của trẻ không
có khả năng hoặc chậm thích nghi với môi trường mới. Trong tử cung, phổi thai nhi chứa đầy
dịch, nhận dưới 10–15% tổng cung lượng tim, và quá trình oxy hóa xảy ra qua bánh nhau. Đối
với giai đoạn chuyển tiếp này, trẻ sơ sinh phải thiết lập sự trao đổi khí hiệu quả, các phế nang
phải được tống đẩy sạch dịch và thông khí, và dòng máu lên phổi phải tăng lên để phù hợp giữa
thông khí và tưới máu. Một tỷ lệ nhỏ dịch phế nang được làm sạch bởi lực Starling và lực ép âm
đạo, còn lại là sự loại bỏ dịch nhanh chóng bằng cách vận chuyển ion qua đường thở và biểu mô
phế nang. Điều này đạt đỉnh điểm khi thai đủ tháng, thường kém ở trẻ sinh non tháng. Nếu thông
khí hoặc tưới máu không đủ, trẻ sơ sinh sẽ bị suy hô hấp.
7.2. Nguyên nhân
7.2.1. Nguyên nhân hô hấp
- Tại phổi:
 Bệnh màng trong
 Chậm hấp thu dịch phế nang
 Viêm phổi sơ sinh
 Hội chứng hít phân su
 Xuất huyết phổi
 Tràn khí màng phổi
 Dị tật phổi bẩm sinh
- Ngoài phổi:
 Các bệnh lý đường thở trên
 Các bệnh lý đường thở dưới
 U trung thất
 Bất thường khung sườn
 Bất thường cơ hoành
7.2.2. Nguyên nhân ngoài hô hấp
- Tim mạch
- Thần kinh- cơ: tổn thương hệ thần kinh trung ương (sang chấn sản khoa, xuấy huyết não),
bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ, dị tật não bộ, bất thường nhiễm sắc thể, thuốc (gây mê, an
thần), nhiễm vi-rút bào thai, viêm não, co giật, não úng thủy; bệnh lý thần kinh cơ bẩm sinh,
chấn thương tủy sống…
- Chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, tăng/hạ đường máu, rối loạn điện giải
(tăng/hạ natri máu)
- Khác: nhiễm trùng, phù thai nhi, tan máu nặng, đa hồng cầu
7.3. Lâm sàng
Gồm 3 nhóm triệu chứng chính:
- Thay đổi nhịp thở: thở nhanh ≥60 lần/phút hoặc thở chậm < 30 lần/phút hoặc ngưng thở.
- Dấu hiệu thở gắng sức: phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, thở rên.
- Tím: tím quanh môi, đầu chi.
Ngoài ra còn có những triệu chứng đáng chú ý khác:
 Tim mạch: lúc đầu nhịp tim nhanh, về sau nhịp tim chậm, cuối cùng có thể rối
loạn nhịp hay ngưng tim.
 Thần kinh: có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng về tri giác, tăng trương lực cơ.
- Đánh giá suy hô hấp sơ sinh có thể dựa vào chỉ số Silverman:
Bảng 5.1: Chỉ số Silverman
Triệu chứng 0 1 2
1. Di động ngực bụng Cùng chiều Ngực < bụng Ngược chiều
2. Co kéo liên sườn – + ++
3. Lõm hõm ức – + ++
4. Cánh mũi phập phồng – + ++
5. Tiếng rên – Qua ống nghe Nghe được bằng tai
Tổng số điểm:
≤ 3 điểm: không suy hô hấp
4-6 điểm: suy hô hấp nhẹ
≥ 7 điểm: suy hô hấp nặng
7.4. Cận lâm sàng
- Khí máu động mạch.
- Xquang tim-phổi: giúp phát hiện, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt nguyên nhân
gây suy hô hấp.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng khác tùy vào nguyên nhân được nghĩ đến, ví dụ như công
thức máu, cấy máu và CRP nếu nghi ngờ nhiễm trùng sơ sinh.
7.5. Xử trí
7.5.2. Hỗ trợ hô hấp
- Mục tiêu: giữ SpO2 từ 91-95% (sơ sinh non tháng), 93-98% (sơ sinh đủ tháng).
- Nguyên tắc:
 Thực hiện khẩn trương, tích cực
 Đảm bảo nồng độ oxy thích hợp.
- Phương pháp: tùy theo mức độ suy hô hấp, nguyên nhân và đáp ứng của trẻ:
 Thở oxy qua ngạnh mũi (cannula)
 Thở áp lực dương liên tục (CPAP)
 Thở máy qua nội khí quản.
7.2.4.1.1. Thở oxy qua ngạnh mũi
- SpO2 mục tiêu: 93-98% (sơ sinh đủ tháng).
- Chuẩn bị: ngạnh mũi kích cỡ phù hợp, nguồn oxy.
- Tư thế: nằm sấp nếu không có chống chỉ định, đầu cao 300.
- Đánh giá nhanh đáp ứng của trẻ sau khi cung cấp oxy dựa vào SpO2, màu sắc da.
7.2.4.1.2. Thở áp lực dương liên tục (CPAP)
- Mục tiêu: giữ/ngăn ngừa phế nang không bị xẹp cuối kỳ thở ra, nhằm giảm công thở, đặc
biệt đối với trẻ sinh non.
- CPAP thường được chỉ định trong những trường hợp trẻ vẫn còn nhịp tự thở nhưng có
dấu thở gắng sức/ tăng công thở, ví dụ: bệnh màng trong ở trẻ sinh non.
- Chuẩn bị: máy CPAP hoặc máy thở cài đặt chế độ CPAP, đảm bảo bình làm ẩm, nguồn
khí, hệ thống dây dẫn, gọng mũi, đệm mũi…
- Cài đặt:
 FiO2: có thể bắt đầu với 30%, sau đó điều chỉnh dựa vào SpO2.
 PEEP: thường bắt đầu với 5cmH2O, đánh giá đáp ứng của trẻ để điều chỉnh.
- Đánh giá đáp ứng của trẻ sau hỗ trợ: màu sắc da, SpO2, dấu thở gắng sức.
7.2.4.1.3. Thở máy qua nội khí quản
- Chỉ định: ngưng thở hoặc thở nấc hoặc thở không hiệu quả dù đã hỗ trợ CPAP.
- Chuẩn bị: Kiểm tra vận hành hệ thống máy thở, bộ dụng cụ đặt nội khí quản (NKQ) phù
hợp; máy monitor theo dõi; dụng cụ hồi sức chữ T (Neopuff).
- Cài đặt các thông số thở máy: tần số thở, FiO2, PIP (áp lực đỉnh thì hít vào) và PEEP.
- Đánh giá đáp ứng của trẻ sau hỗ trợ: màu sắc da, SpO2, dấu thở gắng sức.
7.5.3. Điều trị nguyên nhân
- Các bệnh lý nội khoa có xử trí đặc hiệu:
 Viêm phổi sơ sinh: kháng sinh
 Bệnh màng trong: Surfactant.
- Can thiệp ngoại khoa đối với các dị tật bẩm sinh như thoát vị hoành, teo thực quản…
Nói chung, tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy hô hấp để có hướng điều trị cụ thể.
7.5.4. Điều trị nâng đỡ khác
- Đảm bảo môi trường nhiệt độ thích hợp. Đảm bảo trẻ được giữ ấm, đặc biệt là trẻ sinh
non, trừ trường hợp có chỉ định làm lạnh chủ động trong bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ.
- Dinh dưỡng: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn hoặc kết
hợp ăn sữa qua ống thông dạ dày. Đánh giá: sự tiêu sữa, dịch dư dạ dày, tình trạng bụng, dịch
vào-ra, cân nặng…
- Chăm sóc tư thế
- Chăm sóc toàn diện cho sự phát triển:
 Môi trường yên tĩnh, giúp trẻ ngủ ngon (giảm tiếng ồn, ánh sáng quá mức);
 Giảm đau không dùng thuốc (vỗ về, trấn an); thuốc (đặt NKQ chủ động, thở máy
nhiều ngày).
 Khuyến khích cha mẹ tăng cường giao tiếp bằng lời hoặc cử chỉ giữa trẻ và cha mẹ.
- Hỗ trợ gia đình:
 Giải thích cho cha mẹ trẻ về tình trạng và tiến triển của trẻ, phương pháp điều trị và
động viên cha mẹ trẻ.
 Hướng dẫn bà mẹ cách vắt sữa, cách cho ăn qua ống thông dạ dày; cách trữ sữa,
đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ.
 Hướng dẫn mẹ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và giữ vệ sinh thân thể và các vật dụng
cho trẻ.

You might also like