Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN

1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư


Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH ĐỒNG NAI
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và Mã số doanh nghiệp số:
Đại diện pháp luật: Ông HUỲNH QUỐC BẢO
Chức vụ: TV.HĐQT kiêm GIÁM ĐỐC
Địa chỉ trụ sở: Số 105 Hà Huy giáp, P. Quyết Thắng, TP Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án: Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thuỷ hải sản
Địa điểm xây dựng: Xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.
Tổng mức đầu tư: 2.893.310.724.000 đồng (Hai nghìn tám trăm chín mươi ba tỷ ba
trăm mười triệu bảy trăm hai mươi tư nghìn đồng). Trong đó:
+Vốn tự có (tự huy động): 867.993.217.000 đồng.
+Vốn vay tín dụng: 2.025.317.507.000 đồng.
1.3. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp nông thôn;
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn
thất trong nông nghiệp;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/3017 của Bộ Xây dựng về việc công bố
định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Quyết định 734/QĐ-TTg ngày 27/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định
hướng 2025;
1.4. Mục tiêu dự án
1.4.1. Mục tiêu chung
- Khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch địa phương trong mối tương quan với
cùng, cả nước trên trường quốc tế. Qua đó, xác định mô hình đặc trưng, có tính
hấp dẫn cao để góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển.
- Phát triển du lịch tích hợp cả truyền thống và hiện đại để phát huy các giá trị văn
hoá dân gian của các dân tộc góp phần đa dạng sản phẩm du lịch xung quanh hệ
thống tài nguyên du lịch rừng và sông suối.
- Phát triển nuôi thuỷ sản hiệu quá, đảm bảo an toàn cho các loại thuỷ sản bản địa,
góp phần đa dạng sinh học và hướng tới phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
- Sản xuất thuỷ sản nhiều hơn nhưng không tăng đáng kể nhu cầu sử dụng nguồn lợi
tự nhiên từ đất và nước.
- Phát triển hệ thống nuôi trồng thuỷ sản bền vững, không tàn phá môi trường/
- Phát triển hệ thống nuôi trồng thuỷ sản có tỷ suất chi phí, lợi nhuận hợp lý; đóng
góp cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thuỷ sản về mặt kinh tế và xã
hội.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể
- Khu du lịch sinh thái dự kiến thu hút hơn 14.00 khách du lịch mỗi năm khi dự án
đi vào hoạt động ổn định.
- Dự án đi vào hoạt động ổn định cung cấp khoảng 19.00 tấn tôm cho thị trường.
- Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế và giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động, thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách
tam nông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước cũng như khu vực.
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ ĐẦU TƯ
2.1. Tổng quan ngành du lịch và du lịch sinh thái tại Việt Nam
2.1.1. Tổng quan ngành du lịch Việt Nam
a. Ngành du lịch là gì?
Ngành du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm ngành
– nghề bộ phận liên quan có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho các tổ chức, đơn vị nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ du lịch hay các lĩnh vực liên
quan trong và ngoài nước, chủ yếu là công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, homestay,
khu vui chơi giải trí…
Theo đó, ngành này ra đời nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi,
giải trí của khách du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến, nâng cao dân trí, tạo
việc làm, ổn định cuộc sống, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
b. Vai trò của ngành du lịch
Vai trò quan trọng của du lịch là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, giúp
con người nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chữa bệnh. Du lịch giúp nâng cao trình độ
hiểu biết, khả năng học hỏi của mỗi người. Khi đi du lịch, các nhu cầu thường ngày: ăn,
mặc, ở, đi lại, giao tiếp, học tập, chữa bệnh, làm đẹp,… đều gia tăng và có sự biến đổi
cấu trúc chung của các nhu cầu. Đó là cơ hội làm giàu cho một lãnh thổ và một quốc gia.
Ví dụ, bóng đá thế giới ở Mỹ (1994) tạo ra các dòng người du lịch tới Mỹ, đem về cho
quốc gia này tới 4 tỉ USD lợi nhuận.
c.Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì cho
rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, ngành
du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so
với năm 2018. Giai đoạn từ 2015-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3
lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm.
Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch
nhanh nhất thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn
một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm
khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng
(28%) nông nghiệp, và thuỷ sản (20%) và khai thác mỏ (10%). Trong khi đó, du lịch
đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và
phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là
trong các dự án khách sạn.
2.1.1. Tổng quan du lịch sinh thái tại Việt Nam
a. Du lịch sinh thái là gì?
Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế (The International Ecotourism
Society - TIES, 2005): “Du lịch sinh thái (Ecotourism) là du lịch có trách nhiệm đối với
các khu vực tự nhiên nhằm bảo tồn môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa
phương đồng thời liên quan đến việc diễn giải, giáo dục thúc đẩy nhận thức về giá trị tự
nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.”
Tại Việt Nam, khái niệm du lịch sinh thái mới thực sự được nghiên cứu vào những năm
giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX và thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu về du lịch và môi trường. Tại Hội thảo về "Xây dựng chiến lược phát triển du
lịch sinh thái ở Việt Nam” năm 1999, khái niệm du lịch sinh thái ở Việt Nam lần đầu
được thông qua: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
b. Đặc điểm của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái khác với các loại hình du lịch thông thường, không giống với những
chuyến du lịch tour, trải nghiệm, tham quan theo một kế hoạch đã định sẵn. Ở đây, khi
trải nghiệm du lịch sinh thái các bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá những
loại hình văn hóa nơi cộng đồng và hòa nhập chung với không khí với cuộc sống nơi đó.
Chính vì vậy mà du lịch sinh thái có những đặc điểm sau đây:
- Hòa mình vào thiên nhiên: Du khách khi lựa chọn hình thức du lịch sinh thái đều có
những mong muốn chung là được trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành
và được hòa nhập vào cuộc sống cũng như văn hóa cộng đồng nơi đó.
- Trải nghiệm trò chơi dân gian: Bởi không gian và điểm đến của du lịch sinh thái thường
sẽ rộng rãi và thoáng mát, chính vì vậy mà những người dẫn tour hoặc các nhóm sẽ
thường tổ chức các trò chơi dân gian để tạo sự thoải mái, vui vẻ.
- Chi phí thấp: Mức chi phí mà các tour du lịch sinh thái thường sẽ rất thấp bởi sự hòa
nhập với thiên nhiên, ít sử dụng các vật dụng hay thiết bị hiện đại
- Giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên: đây được xem là điểm khác biệt nổi trội của mô hình du
lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác, đa số các địa điểm du lịch sinh thái đều còn
rất hoang sơ, chưa có sự chạm tay của con người cho nên nhiệm vụ của những khách du
lịch trải nghiệm du lịch sinh thái là bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái nơi đó, giữ lại những
nét nguyên sơ nhất.
- Đem lại lợi ích cho cộng đồng: Du lịch sinh thái góp phần đem lại nguồn thu nhập cho
người dân địa phương, từ đó thúc đẩy người dân nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái nơi
họ sinh sống. Du lịch sinh thái ở Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển, với những ưu
thế về thiên nhiên hoang sơ, có nhiều loài thực vật động vật quý hiếm, rất nhiều những
tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, cụ thể cho thấy số lượng du khách đến tham
quan được tăng lên theo từng năm đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế đồng thời việc phát
triển du lịch sinh thái còn giúp giải quyết được tình trạng việc làm cho một bộ phận
người dân, giúp cải thiện cuộc sống của họ.
c. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái là tập hợp toàn bộ các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa bản
địa có trong một hệ sinh thái cụ thể. Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú, đa dạng.
Một số tài nguyên du lịch sinh thái nổi bật thường được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch kể đến như: Các hệ sinh thái tự nhiên với nhiều loại sinh vật quý hiếm
(Khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…); Hệ sinh thái nông nghiệp, sản phẩm du lịch
nông nghiệp (trang trại, tổ chức lễ hội…); Giá trị văn hóa bản địa (truyền thống, văn hóa
địa phương, phong tục tập quán…).
Cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng
Là toàn bộ các phương tiện và vật chất tham gia vào quá trình tạo ra các loại hàng hóa,
sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu của khách du lịch. Cụ thể như: Các
sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống, đi lại, mua sắm, giải trí, thông tin
liên lạc, các hoạt động hướng dẫn, giải thích văn hóa, lịch sử địa phương... của khách du
lịch. Tại Việt Nam, các khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái thì
điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng thường không thuận lợi. Chính vì vậy, việc
thực hiện quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phù hợp, thân thiện với môi
trường là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch sinh thái ở nước ta.
Cư dân địa phương và nguồn nhân lực du lịch
Có thể nói, trong loại hình du lịch sinh thái, cư dân là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh cũng như ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Các khu vực sinh thái sẽ rất dễ bị phá hủy bởi mật độ cư dân đông
đúc và trình độ dân trí thấp. Ngược lại, nếu cư dân địa phương biết cách sử dụng để bảo
vệ, kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ duy trì được sự phát triển bền vững của
khu vực.
Nguồn nhân lực du lịch cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của loại hình du
lịch sinh thái. Ngoài những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, họ còn cần phải
có sự hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên và văn hóa bản địa để giảng giải, thuyết minh cho
khách du lịch.
Các chính sách phát triển du lịch sinh thái
Nhà nước và các tổ chức du lịch cần có những chính sách phù hợp để phát triển du lịch
sinh thái về nguồn lực du lịch; triển khai lập kế hoạch, cải tiến và xây dựng các quy định
nhằm tổ chức, quản lý hoạt động du lịch sinh thái hiện quả; Thiết lập các chính sách
tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch sinh thái…

Tuy nhiên, mặc dù đa dạng về hệ sinh thái, tiềm năng phát triển lớn nhưng sự phát triển
loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam vẫn mới ở giai đoạn đầu còn có rất nhiều điểm hạn
chế như nhân sự thiếu chuyên môn, dịch vụ còn bị hạn chế, …
2.2. Tiềm năng - Thế mạnh và Cơ hội đầu tư du lịch sinh thái tại Đồng Nai
2.2.1. Tổng quan du lịch sinh thái tại Đồng Nai
Đồng Nai nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế phía Nam, là một trong
những tỉnh có nền công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào
loại đứng đầu cả nước. Ngoài lợi thế về công nghiệp, Đồng Nai cũng có những thế mạnh
rất lớn về phát triển du lịch mà nhất là du lịch sinh thái.
Du lịch Đồng Nai đã được quy hoạch thành 5 tuyến điểm, tại mỗi tuyến đều có các
điểm du lịch sinh thái với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tiềm năng du lịch sinh thái to lớn
của Đồng Nai được thể hiện qua mật độ phân bố khá cao của các điểm, khu du lịch trải
đều trên các địa bàn thuộc tỉnh. Toàn tỉnh có trên 60 điểm, khu du lịch thì các điểm du
lịch sinh thái.
Đến Đồng Nai du khách có thể tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các
khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, cũng như săn bắn, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai,
dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long Ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã
Đà,… hay tham quan các di tích chiến tranh, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng
Gòn, đàn đá Bình Đa… Đồng Nai còn nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống như làng
gốm Tân Vạn, ven sông Đồng Nai của người Việt, nghề đục đá truyền thống tinh xảo của
người Hoa sống gần hồ Long Ẩn.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Đồng Nai có đến 21 khu, điểm du lịch với nhiều
loại hình du lịch phong phú như: tham quan, giải trí, vui chơi, sinh thái, thể thao, tín
ngưỡng văn hóa,… Trong đó, có đến 127 cơ sở lưu trú du lịch, 11 doanh nghiệp lữ hành
nội địa đã được cấp phép hoạt động kinh doanh cùng với 7 doanh nghiệp lữ hành quốc tế
và 5 chi nhánh đại diện du lịch.hiếm hơn quá nửa.
Không chỉ chiếm ưu thế về mặt số lượng, các điểm du lịch sinh thái của Đồng Nai
cũng rất phong phú, đa dạng về mặt tự nhiên và sinh học như : du lịch sông Đồng Nai,
sông La Ngà; Khu du lịch Cù Lao Phố, Cù Lao Ba Xê; Khu du lịch suối Mơ, suối Reo,
suối Cây Si, suối Nước Trong; khu du lịch hồ Đa Tôn, hồ Nước Nóng; điểm du lịch thác
Mai, thác Trời, thác Giang Điền, thác Ba Giọt; khu du lịch Vườn Quốc Gia Cát Tiên,
Rừng Đước Phước Thái...; khu du lịch Núi Chứa Chan, Hồ núi Le. Do đó, có thể khẳng
định Đồng Nai có thế mạnh để phát triển du lịch.
2.2.2. Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai là cửa ngõ phía Đông của Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Nam Bộ. Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến
107o35’00″Đ. Diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai là 5.907,2 km². Dân số tính đến năm
2019 của tỉnh là : 3.097.107 người (trong đó dân cư thành thị chiếm 48,4%. Dân cư nông
thôn chiếm 51,6%).
Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ – vùng
kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc
nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu
– Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện
Trảng Bom, Long Thành.
Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí
Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Đây là thành phố trực thuộc
tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực
thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.
2.2.3. Lợi thế tự nhiên
Khí hậu
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa,
ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa
tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp
cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu
cao. Nhiệt độ bình quân năm 2007 là: 27,4°C. Số giờ nắng trung bình trong năm 2007 là:
2.183 giờ. Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn
khoảng 2.516 mm phân bố theo vùng và theo vụ. Độ ẩm trung bình năm 2007 là 81%.
Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2007 là: 109,57 m. Mực nước cao nhất sông
Đồng Nai năm 2007: 113,52 m.
Tài nguyên nước
- Nước mặt: Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân
phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo sông Đồng
Nai về hướng Tây Nam. Tổng lượng nước dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó
mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%.
+ Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ
3 và là vùng trung lưu của sông.
+ Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km,
khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5 m). Đoạn này
sông La Ngà hẹp, có nhiều nhánh đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và
suối Tam Bung. Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một lượng nước khoảng
4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm
351/s km2.
+ Sông Lá Buông: Bắt nguồn từ phía Tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theo
hướng từ Đông sang Tây. Sông có lượng nước dồi dào so với các sông nhỏ
trong tỉnh với tổng lượng nước trung bình 0,23 x 109 m3/năm, mô đun
dòng chảy năm 27,61/s km2.
+ Sông Ray: Lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh. Tổng
lượng nước sông khá lớn 0,634 x 109 m3/năm trong đó mùa mưa chiếm
79%. Sông Ray nếu được sử dụng hợp lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn
cho vùng Đông Nam của tỉnh.
+ Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía Tây Nam của
tỉnh, bắt nguồn từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển.
- Nước ngầm: Tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226
m3/ngày: Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày; Trữ
lượng động khoảng 4.714.847 m3/ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô và là
giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất. Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng
Nai phong phú, nhưng phân bố không đều, các tháng mùa khô không có mưa, nhu
cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước dưới đất phải theo quy hoạch khai thác
hợp lý.
Tài nguyên thủy sản
Đồng Nai phát triển thuỷ sản chủ yếu dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi.
Trong đó, có hồ Trị An diện tích 323 km2 và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho
việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi....
2.2.4. Cơ sở hạ tầng
Về cấp điện: tình hình cung cấp điện trên địa bàn tỉnh trong các năm qua luôn ổn
định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội (không có cắt điện định kỳ).
Về cấp nước: hệ thống cấp nước hiện hữu đạt trên 450.000 m3/ngày và một số
nhà máy đang lập kế hoạch mở rộng công suất, đủ cung cấp nước cho dân cư đô thị và
các khu công nghiệp .
Các dịch vụ khác: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông phát triển nhanh,
đảm bảo kết nối nhanh mạng internet. Hệ thống ngân hàng đáp ứng nhu cầu tài chính của
nhà đầu tư.
Về giao thông:
● Đường bộ: Hệ thống đường Quốc gia đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm: QL.1,
QL.1K, QL.20, QL.51, QL.56 và cao tốc Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.
Đây là hệ thống giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh, kết nối tỉnh với các tỉnh
lân cận, thúc đẩy giao lưu và trao đổi kinh tế.
● Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 87,5
km với 8 ga gồm: Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh, Long Khánh, Dầu Giây, Trảng
Bom, Hố Nai và Biên Hòa. Trong đó, Ga Biên Hòa và Long Khánh là ga chính.
● Đường hàng không: Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đang triển khai thi
công, với mục tiêu đến năm 2025 xây dựng 1 cảng hàng không quốc tế cấp 4F,
gồm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng
bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
● Đường biển: Tỉnh Đồng Nai có các cảng đang hoạt động: Cảng Đồng Nai, cảng
Gò Dầu. Tỉnh đang chuẩn bị mặt bằng để triển khai xây dựng cảng Phước An (cho
tàu có trọng tải 60.000 DWT) và cụm cảng biển nhóm V (cho tàu có trọng tải
30.000 DWT) thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch. Ngoài ra kế cận tỉnh Đồng Nai
còn có cụm cảng của thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đang hoạt động (Cảng Cái Mép).
● Trong các năm tới, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục triển khai và sớm hoàn thành hệ
thống các tuyến đường giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng trong thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh cũng như
kết nối hệ thống giao thông quốc gia và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như
dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường Vành đai 3 từ Tân Vạn - Nhơn
Trạch, đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đường Dầu Giây - Đà Lạt. Đặc biệt,
trong tương lai khi dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành được triển
khai, tỉnh Đồng Nai sẽ trở thành một trong những đô thị văn minh, hiện đại và
điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư.
2.2.5. Nguồn nhân lực
Tỉnh Đồng Nai có nguồn nhân lực trẻ, năng động, có năng lực. Dân số trong độ
tuổi lao động khoảng 1,9 triệu người, chiếm khoảng 62% dân số cả tỉnh, tỷ lệ lao động
qua
Tỉnh Đồng Nai hiện có 07 trường Đại học, 10 trường Cao đẳng, 05 trường Trung
cấp, 25 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và 20 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục
nghề nghiệp. Hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 75 nghìn người.
2.2.6. Hỗ trợ đầu tư
Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết thủ
tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư đúng thời gian quy định.
Tỉnh Đồng Nai thường xuyên tổ chức buổi gặp gỡ giữa đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh
đạo các Sở, Ban ngành của tỉnh và đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên
địa bàn nhằm thông tin tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phổ biến đến
doanh nghiệp các quy định mới, một số nội dung cải cách quan trọng liên quan đến môi
trường đầu tư và trao đổi giải đáp các vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện
dự án.
Đồng Nai đã thành lập Ban hành động hỗ trợ doanh nghiệp do lãnh đạo tỉnh làm
trưởng ban chỉ đạo nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh
nghiệp.
2.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Với các địa danh, phong cảnh nổi tiếng như khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai,
vườn quốc gia Cát Tiên, thác Giang Điền, thác Mơ, hồ Trị An,... Đồng Nai ngày càng
được nhiều khách du lịch tìm đến, nhất là từ TP Hồ Chí Minh. Năm 2017 là năm tỉnh
“được mùa” du lịch nhất từ trước tới nay, với số lượng khách tham quan, lưu trú lên đến
hơn 3,4 triệu lượt người, tăng 10%, mang lại doanh thu hơn 1200 tỷ đồng, tăng 14% so
với năm 2016. Toàn tỉnh hiện có 21 khu du lịch, với nhiều điểm vui chơi, nghỉ dưỡng
được các doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp. Du lịch Đồng Nai phần lớn là du lịch sinh thái,
loại hình được xem là khá hấp dẫn du khách nước ngoài. Kế hoạch 118-KH/TU của tỉnh
uỷ đặt ra những yêu cầu cần chú trọng là: Phát triển du lịch bền vững, bảo tồn, phát huy
các di sản văn hoá và các giá trị truyền thống tốt đẹp của vùng đất, con người Biên Hoà -
Đồng Nai hơn 310 năm hình thành và phát triển. Bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc
phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội; phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và quốc tế,
tạo điều kiện để người dân trong nước và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám
phá các danh lam thắng cảnh cũng như văn hoá Đồng Nai. Đề cao trách nhiệm của người
đứng đầu cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp trong việc tổ chức triển khai, quản lý
hoạt động du lịch; xác định. Xác định phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và lâu dài. Là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị các cấp, các ngành và của toàn xã hội, có sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ
của các cấp uỷ đảng. Đồng thời, phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và
cộng đồng dân cư. Những nhiệm vụ để thực hiện trong thời gian tới gồm: Xây dựng
thương hiệu du lịch Đồng Nai là du lịch sinh thái, trong đó tập trung các huyện Vĩnh
Cửu, Tân Phú và một số địa phương khác có thế mạnh về du lịch sinh thái như Định
Quán, Biên Hoà, Nhơn Trạch… để tạo điểm nhấn cho du lịch Đồng Nai. Phát triển nhiều
loại hình du lịch mà tỉnh có điều kiện và thế mạnh gồm: Du lịch tâm linh, du lịch thể
thao, du lịch tín ngưỡng, du lịch kết hợp hội nghị, du lịch cộng đồng, du lịch sông, vui
chơi, giải trí, du lịch gắn với nghề truyền thống… Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh
tế dịch vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng kết
cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, nhằm khai thác có hiệu quả các
tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn nhằm thu hút khách.
Tiếp tục phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai phấn đấu thu hút lượt khách giai đoạn
2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách tham quan và lưu trú đạt
11%/năm trở lên. Doanh thu từ du lịch đạt 18%/năm trở lên. Đến năm 2025, thu hút
khách tham quan và lưu trú khoảng 8.500.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế khoảng
185.000 lượt). Doanh thu du lịch đạt 3800 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh ngày càng được quan tâm và phát
triển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả
như: nuôi thuỷ sản trong lồng, bè, hồ chứa; nuôi thuỷ sản theo mô hình VAC với các loài
thuỷ sản kinh tế cao như cá chình, cá lăng, ba ba, lươn… với tổng sản lượng thuỷ sản mỗi
năm đạt hàng chục nghìn tấn. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng
Nai thì lợi thế mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này vẫn chưa được tận
dụng hết, hiện mới chỉ có chưa đến ½ diện tích mặt nước được đưa vào khai thác nuôi
trồng thuỷ sản bởi nhiều nguyên nhân như: Người nuôi trồng thuỷ sản thiếu vốn để đầu tư
vào các mô hình nuôi thả, việc tiếp cận với khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực này còn hạn
chế, giá thức ăn cho thuỷ sản tăng cao khiến người nuôi không có lãi…
Chính vì vậy, công ty chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu lập dự án “Dự án khu du
lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thuỷ hải sản” tại Đồng Nai nhằm góp phần cung cấp
cho thị trường nguồn thuỷ sản đa dạng cũng như góp phần phát triển kinh tế của địa
phương.

You might also like