Chủ đề 7,8 - Tiểu đội 15

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chủ đề 7: Giải thích các qui định an toàn khi bắn súng B40, B41

Qui tắc an toàn khi sử dụng súng B40


– Khi bắn phía sau nòng súng cách ít nhất 1 m không được có vật chắn thẳng
góc với trục nòng súng. // Vì súng B40 là súng nòng thông trước sau. Khi bắn,
khí thuốc phụt về phía sau sẽ phụt vào các vật chắn.
– Trong phạm vi ít nhất 10 m phía sau nòng súng và góc loe tính từ trục nòng
súng sang hai bên là 22,5 độ không được để đạn dược, chất dễ cháy hoặc có
người qua lại. // Tránh khí thuốc khi bắn phụt ra gây cháy nổ hoặc làm bị
thương con người.
– Trên đường bay của đạn cách miệng nòng 50 m trở lại không được có vật
cản. // Tránh làm ảnh hưởng đường bay của đạn.
– Khi bắn có vật tì miệng nòng súng phải nhô ra phía trước vật tì và xung
quanh miệng súng ít nhất 20 cm không có vật cản // Tránh làm ảnh hưởng tới
cánh đuôi của đạn.
– Khi bắn đạn phóng không đi (hạt lửa hỏng) giữ nguyên một phút rồi tháo
đạn, tập trung nộp lên trên. // Do ngòi nổ vẫn còn an toan.
– Khi bắn đạn phóng đi nhưng không nổ phải để nguyên tại chỗ để phá hủy
theo qui tắc an toàn. // Do ngòi nổ đã hết an toan
– Cấm bắn súng B40 bằng vai trái. // Do bên phải đầu nòng súng có một số lỗ
thoát khí sẽ phụt vào mặt người bắn.
– Khi nằm bắn, thân người chếch so với hướng bắn 45 – 60 độ .// Tránh khí
thuốc phụt về sau ảnh hưởng đến người bắn

Qui tắc an toàn khi sử dụng súng B41


– Phía sau vị trí bắn ít nhất 2 m không có vật chắn vuông có với trục nòng súng.
// Tương tự B40
– Khi chuẩn bị bắn và tháo đạn, phía sau nòng súng cách ít nhất 30 m và mỗi
bên 22,50 so với trục nòng súng cấm không được có thuốc nổ, chất dễ cháy
hoặc người qua lại. // Tương tự B40
– Khi bắn có vật tì, miệng nòng súng phải nhô ra khỏi phía trước vật tì, xung
quanh miệng nòng súng cách ít nhất 20 cm không được có vật cản // Tương tự
B40
– Khi bắn đạn phóng đi nhưng không nổ phải để nguyên tại chỗ phá hỏng theo
qui tắc an toàn. // Tương tự B40
– Cấm bắn súng B40 bằng vai trái. // Tương tự B40
– Khi nằm chuẩn bị bắn, thân người chếch so với hướng bắn 45 – 60 độ .//
Tương tự B40
Chủ đề 8: Tìm hiểu về các loại súng bộ binh được sử dụng trong các cuộc
chiến tranh gần đây
-Súng bộ binh bao gồm: Súng ngắn, Súng trường, Súng tiểu liên, súng bắn tỉa,
súng phóng lựu…
* Súng ngắn
- Beretta M9
Beretta M9 là tên gọi của súng ngắn bán tự động Beretta 92FS dành cho Lực
lượng Vũ trang Hoa Kỳ. M9 được quân đội Hoa Kỳ xem là súng ngắn tiêu chuẩn
vào năm 1985. M9 là một khẩu súng ngắn có cơ chế bệ lùi ngắn, bán tự động,
hoạt động đơn / kép, sử dụng hộp tiếp đạn 15 viên với nút tháo băng đạn có
thể định vị được cho các tay súng thuận tay phải hoặc tay trái
Được sử dụng gần đây trong
Chiến tranh Afghanistan (2001–nay)
Chiến tranh Iraq
* Súng trường & tiểu liên
- AK 47
Súng trường tự động Kalashnikov (Автомат Калашникова (chữ Kirin) hoặc
Avtomat Kalashnikova (chữ Latinh), viết tắt là АК (chữ Kirin) hoặc AK (chữ
Latinh) là một trong những súng trường tấn công hoặc súng tiểu liên thông
dụng nhất của thế kỷ XX, được thiết kế bởi Mikhail Kalashnikov. Tên gọi thông
dụng của súng là AK-47. Theo phân loại của khối xã hội chủ nghĩa, AK-47 thuộc
loại súng tiểu liên, họ súng máy. Theo phân loại của NATO, AK-47 thuộc loại
súng trường tấn công, cũng thuộc họ súng máy.
Cho đến đầu thế kỷ 21, dù đã có hơn 70 năm tuổi thọ nhưng AK-47 và các
phiên bản của nó vẫn là thứ vũ khí được ưa chuộng nhất, được lựa chọn là vũ
khí tiêu chuẩn bởi trên 50 quân đội, ngoài ra nó còn phục vụ rất nhiều các lực
lượng vũ trang, du kích khác tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Chi phí sản
xuất, chi phí bảo dưỡng đều rất thấp, độ tin cậy, hiệu quả, độ bền bỉ rất cao
trong điều kiện chiến đấu khắc nghiệt của loại súng này làm cho nó trở thành
loại vũ khí cá nhân thông dụng nhất thế giới. Tầm bắn hiệu quả nhất của AK-47
trong khoảng 400 mét, chuyên dùng để tác chiến tầm ngắn và tầm trung các
phiên bản mới hơn có thể đạt tầm bắn hiệu quả xa hơn, khoảng 500 mét.
Được sử dụng gần đây trong
Chiến tranh Afghanistan (2001–nay)
Chiến tranh Iraq (2003–2011)
Chiến tranh ma túy Mexico (2006 – nay)
Nội chiến Libya (2011)
Nội chiến Syria (2011 – nay)
Cuộc nổi dậy của Iraq (2011–2013)
- M16
M16 là tên của một loạt súng trường do hãng Colt cải tiến từ súng AR-15 của
hãng Armalite. Đây là loại súng tác chiến bắn đạn 5,56×45mm NATO. M16 là
súng thông dụng của quân đội Hoa Kỳ từ năm 1969.
M16 nhẹ, khoảng 3,1 kg, do có thành phần làm bằng thép, hợp kim, nhôm và
nhựa cứng (sợi thủy tinh hoặc polymer), sử dụng kỹ thuật giảm nhiệt bằng hơi,
tác động lên cò bằng khí ép, đạn nạp từ băng tiếp đạn với cơ cấu khóa nòng
xoay, tầm bắn hiệu quả 550 m. Nhẹ, tốc độ bắn nhanh , độ chính xác cao, sát
thương do gia tốc đạn gây ra lớn ,phù hợp cho cả người thuận tay trái và tay
phải.
Được sử dụng gần đây trong
Chiến tranh Afghanistan (2001–nay)
Chiến tranh Iraq (2003–2011)
Nội chiến Libya (2011)
Nội chiến Syria (2011 – nay)
* Súng phóng lựu
- RPG 29
RPG-29 (ký hiệu NATO: Vampir) là một loại súng phóng lựu chống tăng do Liên
Xô chế tạo, sau do Nga tiếp tục sản xuất. Nó là mẫu tiếp nối của phiên bản
RPG-28 nhưng lại phổ biến hơn so với RPG-28, được đưa vào biên chế Quân
đội Liên Xô từ năm 1989.
Súng khá phổ biến trên thế giới, sử dụng đạn PG-29 có khả năng chọc thủng
các vỏ xe composite-bọc thép của các xe tăng, xe thiết giáp Phương Tây. Các
mẫu tiếp theo của RPG-29 là RPG-30 và RPG-32.
RPG-29 là loại súng không giật, có thể lắp thêm loại ống ngắm quang học
1PN51-2. Súng có miếng ốp vác vai đằng sau tay nắm. Cỡ nòng súng là 105mm.
Trọng lượng súng là 12,1 kg khi mang vác và 18,8 kg khi nạp đạn. Chiều dài
tương ứng là 1m khi không có đạn và 1,85m khi sẵn sàng.
Được sử dụng gần đây trong
Chiến tranh Iraq (2003–2011)
Chiến tranh Liban 2006
Nội chiến Syria (2011 – nay)
- M224 Mortar
M224 là một loại vũ khí nòng trơn, góc bắn cao được sử dụng để hỗ trợ cận
cảnh cho bộ binh. M224 LWCMS (Lightweight Company Mortar System) đã
thay thế súng cối M2 60 mm cũ hơn (thời Thế chiến II) và súng cối M19 không
chính xác và bắt đầu được đưa vào sử dụng làm nguyên mẫu vào giữa những
năm 1970 trong Chiến tranh Việt Nam. M2s và M19 có tầm bắn hiệu quả chỉ
2.000 m (2.187 yd). Trong khi M224 được thiết kế để bắn tất cả các loại đạn cũ,
đạn chính của chúng thuộc loại mới hơn, tầm xa hơn có tầm bắn ra tới 3.489 m
(3.816 yd)
Được sử dụng gần đây trong
Chiến tranh Afghanistan (2001–nay)
Chiến tranh Iraq (2003–2011, 2013- 2017)
* Súng bắn tỉa
- OSV 96
OSV-96 (tiếng Nga:ОСВ-96) là một loại súng bắn tỉa công phá sản xuất tại Nga.
Phiên bản thử nghiệm ra mắt đầu năm 1994 với tên V-94, nó được thiết kế và
phát triển bởi Cục thiết kế dụng cụ (Instrument Design Bureau). Những năm
sau đó, nó được thử nghiệm, nâng cấp và thiết lại vài chỗ, phiên bản hoàn tất
có tên OSV-96 được sản xuất năm 2000. Loại súng này chuyên dùng để xuất
khẩu nhưng có một số lượng nhỏ đã được trang bị cho quân đội sử dụng trong
2 cuộc chiến tranh tại Chechnya.
Theo công ty phụ trách xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, súng trường có
khả năng tiêu diệt người và phương tiện ở cự ly tương ứng là 1.200 m và 1.800
m.Phạm vi bắn hiệu quả là 1.700m. OSV-96 được trang bị một ống ngắm quang
học. Khi được trang bị kính ngắm ban đêm DS-6, vũ khí này có thể tiêu diệt kẻ
thù ở cự ly tới 600 m vào ban đêm.
Được sử dụng gần đây trong
Nội chiến Syria
- M24
Remington M24 Sniper Weapon System (Hệ thống vũ khí bắn tỉa, viết tắt là
SWS) là phiên bản dành cho quân đội và cảnh sát của dòng súng bắn tỉa
Remington Model 700. Khẩu súng này mang tên M24 sau khi được quân đội
Mỹ chấp nhận là súng bắn tỉa tiêu chuẩn vào năm 1988. M24 được gọi là Hệ
thống vũ khí bắn tỉa vì không chỉ đơn thuần là một khẩu súng, mà nó còn đi
kèm với ống ngắm cũng như nhiều loại phụ kiện khác.
Cơ cấu hoạt động là nạp đạn bằng khóa nòng , tốc độ bắn 20 viên/phút.Tầm
bắn hiệu quả : 800 mét (875 yd) (7.62×51mm) ~1.500 mét (1.640 yd)
(.338 Lapua Magnum)
Được sử dụng gần đây trong
Chiến tranh Afghanistan (2001–nay)
Khủng hoảng Marawi
Chiến tranh Iraq
Nội chiến Syria
Nội chiến Iraq (2014 đến nay)

You might also like