* Các dạng năng lượng trong cơ thể sống

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

LÝ SINH

1.Trình bày các dạng năng lượng trong cơ thể sống? Lấy ví dụ cụ thể? So
sánh sự biến đổi các dạng năng lượng trong tự nhiên và trong cơ thể sống?
* Các dạng năng lượng trong cơ thể sống:
-Cơ năng: là năng lượng của chuyển động cơ học và tương tác cơ học giữa
các vật và các phần của vật. Cơ năng của hệ vật bằng tổng của động năng và thế
năng của hệ ấy.
+ Động năng là số đo phần cơ năng do vận tốc nó quyết định
VD: c/đ cả cơ thể, của máu trong hệ tuần hoàn
+ Thế năng là phần cơ năng của hệ quy định bỏi tương tác giữa các phần của
hệ với nhau và với trường lực ngoài
VD: giữa các cơ quan bộ pân trong cơ thể cũng tồn tại thế năng do chúng
di chuyển vị trí tương đối với nhau, thay đổi cấu trúc trong quá trình thực hiện
chức năng sống
-Điện năng: là năng lượng liên quan đến sự tồn tại của điện trường và sự
chuyển động của các phần tử mang điện. VD: xung thần kinh…
-Hoá năng: là năng lượng dự trữ cho các nguyên tử, các nhóm hoá chức có vị
trí không gian nhất định với nhau trong các phân tử . VD: NL trong các liên kết
hóa học của pr, lipit,…
-Quang năng:là dạng năng lượng liên quan đến ánh sáng.VD: ÁSMT , quang
hợp
-Nhiệt năng: là dạng năng lượng gắn với chuyển động nhiệt hỗn loạn của các
phân tử cấu tạo nên vật chất. VD quá trình sản sinh và đào thải nhiệt của cơ thể
- Năng lượng hạt nhân: được dữ trữ trong hạt nhân nguyên tử, khi hạt nhân
nguyên tử phá vỡ, thì năng lượng này được giải phóng. VD: điều trị ung thư
bằng xạ trị bức xạ iot
* So sánh:
-Giống nhau:
+Có sự hao phí năng lượng
+Đều là quá trình chuyển hoá một dạng năng lượng này thành dạng năng lượng
khác
+Tuân theo các định luật, nguyên lý như bảo toàn năng lượng,..
-Khác nhau:
Tự nhiên Cơ thể
+ Đa dạng + Chủ yếu là hoá năng
+ Năng lượng sau khi chuyển hoá có +Năng lượng sau khi chuyển hoá
thể truyền từ nơi này đến nơi khác, vật chuyển đến tế bào
thể khác +Không có bộ máy, chuyển hoá năng
+Có bộ máy chuyển hoá năng lượng lượng chung
2.Trình bày các định luật nhiệt động học và áp dụng định luật vào hệ sinh
vật?
*Định luật I
-Phát biểu Trong một quá trình nếu năng lượng ở dạng này biến đi thì năng
lượng dạng khác sẽ xuất hiện với lượng hoàn toàn tương đương với giá trị của
năng lượng dạng ban đầu
-Hai phần:
+ Định tính: khẳng định năng lượng k mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng
khác
+ Định lượng: khẳng định giá trị năng lượng vẫn được bảo toàn khi chuyển từ
dạng này sang dạng khác
- Biểu thức: Q= ∆U +A
∆U= U2-U1
-Hoặc có thể phát biểu: “ Sự biến thiên nội năng của hệ bằng nhiệt lượng
do hệ nhận được trừ đi công do hệ đã thực hiện
-Hệ quả:
+Nếu hệ biến đổi theo 1 chu trình kín(trạng thái đầu và trạng thái cuối trùng
nhau)thì nội năng của hệ không đổi
+Khi cung cấp cho hệ một nhiệt lượng, nếu hệ không thực hiện công thì toàn bộ
nhiệt lượng mà hệ nhận được sẽ làm tang nội năng của hệ
+ Khi không cung cấp nhiệt lượng cho hệ mà hệ muốn thực hiện công thì chỉ có
cách làm giảm nội năng của hệ
+ Hệ thực hiện theo chu trình kín,nếu không cung cấp nhiệt lượng cho hệ thì hệ
sẽ không có khả năng sinh công
Áp dụng vào HSV:
* Các dạng công trong cơ thể:
- Công hoá học là công sinh ra khi tổng hợp các chất có trọng lượng phân tử
cao từ các chất có trọng lượng phân tử thấp và khi thực hiện các phản ứng hóa
học xác định
Vd công sinh ra khi tổng hợp protein,
- Công cơ họclà công sinh ra khi dịch chuyển các bộ phận của cơ thể, các cơ
quan trong cơ thể, hay toàn bộ cơ thể nhờ các lực cơ học: Vd như sự co cơ
- Công thẩm thấu là công vận chuyển các chất khác nhau qua màng hay qua
hệ đa màng từ vùng nống độ thấp sang vùng nồng độ cao VD:như thẩm thấu của
các chất qua màng
- Công điện là công vận chuyện các hạt mang điện trong điện trường, tạo nên
hiệu điện thế và các dòng điện: xung thần kinh
- Nguồn năng lượng để thực hiện tất cả các dạng công là năng lượng hoá học
của thức ăn (protid,lipid,glucid) toả ra khi bị oxy hoá. Tất cả các quá trình sinh
công trong tế bào chỉ xảy ra khi sử dụng năng lượng ATP.
*Các dạng nhiệt lượng trong cơ thể:
-Tính chất sinh nhiệt là tính chất tổng quát nhất của tổ chức sống, nó cũng
được đặc trưng cho tế bào đang có chuyển hóa cơ bản. Mọi chức năng sinh lý
đều kéo theo sự sinh nhiệt
-Nguồn gốc nhiệt lượng cung cấp cho người là thức ăn.Khi đó, nguyên lý thứ
nhất nhiệt động lực học áp dụng cho hệ thống sống được viết dưới dạng:
∆Q = ∆E + ∆A + ∆M
-Nhiệt lượng được sinh ra ở cơ thể được chia làm hai loại:
+ Nhiệt lượng sơ cấp
+ Nhiệt lượng thứ cấp
-Ở điều kiện bình thường, trong cơ thể có sự cân bằng giữa các loại nhiệt
lượng tức là sự giảm nhiệt lượng sơ cấp sẽ dẫn tới tăng nhiệt lượng thứ cấp và
ngược lại
Định luật thứ II:
- phát biểu
cách 1: “ Nhiệt không thể tự động truyền từ vật lạnh sang vật nóng”
Cách 2: “ Không thể có một quá trình biến đổi chuyển toàn bộ nhiệt lượng
thành công
Cách 3: Đối với hệ cô lập, mọi quá trình trong tự nhiên đều diễn biến theo chiều
tăng của entropi.
Áp dụng vào hệ sinh vật :

3.Trình bày sự vận chuyển và trao đổi khí O2 và CO2 ở cơ thể người?
3.1. Máu vận chuyển oxy
3.1.1. vận chuyển khí
- Dạng hoà tan: Lượng oxy hoà tan trong huyết tương rất ít (khoảng 0,03 ml
oxy/100ml máu). Đây là dạng tạo ra phân áp khí oxy trong máu và là dạng trao
đổi giữa máu với không khí phế nang và với dịch kẽ ở mô. Dạng hoà tan ít
nhưng quan trọng vì là dạng trao đổi của oxy.
- Dạng kết hợp: Oxy được gắn lỏng lẻo với Fe2+ của hem trong phân tử
hemoglobin (Hb) tạo thành oxyhemoglobin (HbO2). Oxy ở dạng này không tạo
ra phân áp oxy trong máu. 1g Hb có khả năng gắn với 1,34 ml oxy, mà 100ml
máu có 15g Hb, do đó lượng oxy ở dạng kết hợp của oxy trong 100ml máu là
20ml. Phản ứng của oxy với Hb là phản ứng thuận nghịch
Trong hồng cầu, oxy kết hợp với Hb. Với phân áp oxy là 100mmHg thì tỷ lệ
HbO2 tăng tới 98%, máu đã được như bão hoà O2. Trong100ml máu chứa
khoảng 20ml oxy, máu trở thành máu động mạch. Máu động mạch có màu đỏ
tươi, đổ về tim trái và được bơm vào vòng đại tuần hoàn để đi đến các mô.
3.1.4. Trao đổi oxy ở phổi và ở mô
- Máu nhận oxy ở phổi
Phân áp oxy trong máu tới phổi vào khoảng 40mmHg; phân áp oxy trong phế
nang là 100mmHg. Do chênh lệch phân áp oxy giữa phế nang và máu, oxy từ
phế nang khuếch tán vào huyết tương dưới dạng hoà tan làm cho phân áp oxy ở
huyết tương nhanh chóng tăng lên bằng phân áp oxy trong phế nang. Cũng do sự
chênh lệch phân áp oxy giữa huyết tương và hồng cầu, oxy từ huyết tương
khuếch tán vào hồng cầu làm phân áp oxy ở hồng cầu cũng nhanh chóng tăng
lên xấp xỉ mức trong phế nang.
- Máu nhường oxy ở mô
Phân áp oxy trong máu động mạch tới mô là 100mmHg. Tại mô, phân áp oxy
là 40mmHg. Do sự chênh lệch phân áp oxy giữa huyết tương và dịch kẽ, oxy
hoà tan trong huyết tương khuếch tán ra dịch kẽ tế bào, làm phân áp oxy ở huyết
tương nhanh chóng giảm xuống xấp xỉ trong dịch kẽ, oxy từ hồng cầu khuếch
tán vào huyết tương và phân áp oxy trong hồng cầu giảm xuống. Phân áp oxy
thấp (20 - 40mmHg) thì HbO2 phân ly nhanh, cung cấp O2 cho mô đồng thời
phân áp CO2 cao tại mô làm tăng phân ly HbO2 (hiệu ứng Bohr).
3.2. Máu vận chuyển CO2
3.2.1. Các dạng vận chuyển CO2 trong máu
- Dạng hoà tan: Với phân áp CO2 trong máu vào khoảng 46mmHg thì thể tích
CO2 hoà tan chỉ vào khoảng 0,3 ml CO2/100ml máu. Dạng hoà tan là dạng tạo
ra phân áp khí CO2 trong máu và là dạng trao đổi giữa máu với khí phế nang và
giữa máu với các mô.
- Dạng carbamin (kết hợp với hemoglobin): CO2 gắn lỏng lẻo với các nhóm
NH2 của globin trong hemoglobin cho ta carbaminohemoglobin:
Phản ứng này là phản ứng thuận nghịch; chiều phản ứng phụ thuộc chủ yếu
vào phân áp CO2. Dạng kết hợp này chiếm khoảng 20% lượng CO2 có trong
máu (khoảng 3,8 ml CO2/100ml máu).
- Dạng kết hợp với muối kiềm hoặc protein: Enzym carbonic anhydrase (CA)
có nhiều trong hồng cầu, phần lớn CO2 trong hồng cầu kết hợp với nước cho
H2CO3, phản ứng này xảy ra rất nhanh.
H2CO3 phân ly cho HCO3- và H+.HCO3- qua màng hồng cầu ra huyết tương
và kết hợp với muối kiềm hoặc protein. Để cân bằng về điện tích, ion clorua từ
huyết tương đi vào trong hồng cầu thay thế cho HCO3-. Hiện tượng trao đổi ion
này là hiện tượng Hamburger (hình 9.4). Khoảng 80% CO2 của máu là dưới
dạng kết hợp
3.2.3. Máu vận chuyển CO2
Máu nhận CO2 ở mô. Phân áp CO2 ở máu động mạch đến mô là 40mmHg, ở
mô là 45mmHg. CO2 khuếch tán từ dịch kẽ vào huyết tương dưới dạng hoà tan
làm phân áp CO2 ở huyết tương tăng lên và vào hồng cầu. Trong hồng cầu, một
phần nhỏ CO2 kết hợp với Hb tạo HbCO2, phần lớn kết hợp với muối kiềm và
protein ở trong huyết tương.
Máu nhả CO2 ở phổi. Khi máu qua phổi, các quá trình diễn ra theo chiều
ngược lại. Phân áp CO2 phế nang là 40mmHg, phân áp CO2 ở mao mạch phổi
là 45mmHg; do sự chênh lệch về phân áp nên CO2 hoà tan sẽ khuếch tán từ
huyết tương vào phế nang qua màng hô hấp.
Phân áp CO2 trong huyết tương giảm xuống. NaHCO3 ở huyết tương phân ly
thành Na+ và HCO3-, HCO3- vào hồng cầu kết hợp với H+ tạo thành H2CO3.
H2CO3 dưới tác dụng của enzym CA cho CO2 và H2O, CO2 khuếch tán ra
ngoài huyết tương, rồi từ huyết tương khuếch tán sang phế nang làm phân áp
CO2 máu giảm; máu trở thành máu động mạch. HCO3- đi vào hồng cầu, còn
ion clorua từ hồng cầu ra ngoài huyết tương để lập lại cân bằng điện tích.
4. Siêu âm là gì? Trình bày các ứng dụng trong y học của siêu âm?
*Siêu âm là một trong những phương pháp cận lâm sàng dựa vào hình ảnh để
giúp các bác sĩ chẩn đoán và theo dõi quá trình bệnh của bệnh nhân. Phương
pháp này sử dụng sóng siêu âm là sóng dọc, có tần số > 20.000 Hz, có tác dụng
nén dãn môi trường.Siêu âm có thể chia làm 2 loại: Siêu âm chẩn đoán và siêu
âm trị liệu.
* Ứng dụng:
- Trong chẩn đoán:
+Phương pháp truyền qua: Đo chùm siêu âm ló sau khi đi qua mô, cơ thể do
mức độ hấp thụ của lớp vật chất, ta biết được mật độ , kích thước, tính chất của
nó.
+Phướng pháp Doppler: Dựa vào hiệu ứng Doppler để chẩn đoán các bệnh của
tuần hoàn ngoại biên như viêm tắc động mạch, tĩnh mạch rò động mạch,…
+Phương pháp phản xạ: gồm sóng xung phản xạ kiểu A ( dùng để tìm dị vật, các
ổ áp xe, tụ máu trong máu, trong sản phụ.,,), sóng xung phản xạ kiểu B (chuẩn
đoán các bệnh của gan, mắt, mật,sọ não, tim,..) và Siêu âm chuẩn đoán kiểu TM
( thường dùng trong thăm dò tim mạch )
-Trong điều trị :
Có tác dụng nhiệt và tác dụng cơ học lên mô và da của con người. Bằng cách sử
dụng tần số thích hợp, các mô sẽ dễ dàng hấp thụ năng lượng sóng âm. Phương
pháp này có thể giúp giảm đau hoặc tái tạo các mô bị tổn thương bên trong cơ
thể con người.
5.Điện thế hoạt động là gì? Nêu đặc điểm và cơ chế hình thành điện thế hoạt
động
* Điện thế hoạt động là  điện thế xuất hiện giữa trong và ngoài màng tb khi tb
bị kích thích. Điện tích ở 2 mặt tb bị đảo. sự dao động nhanh của điện thế màng
dẫn đến sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực,
đảo cực và tái phân cực.
* Đặc điểm :
+ trong màng (+) ngoài màng (-)
+ biến đổi và lan truyền
+trong đk k đổi, tốc độ lan truyền k đổi
+ đối với sợi dây tkinh có đường kính như nhau, tốc độ lan truyền trên các sợi
dây có bao myelin lớn hơn
+ Dòng không ổn định
+Giá trị thay đổi theo thời gian:sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân
cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực
+Mỗi loại TB khác nhau thì có giá trị điện TB khác nhau
*Cơ chế hình thành:
Pha khử cực: Kênh Na mở, tính thấm của màng với ion Na+ tăng -> dòng ion
Na+ đi vào trong màng TB (hỗ trợ của gradien nồng độ) => trong TB điện thế
(+) tăng -> TB bị đảo phân cực. => Xuất hiện lực điện trường cản trở Na+ đi
vào, đẩy K+ cđ ra ngoài. Khi điện thế (+) trong TB đạt giá trị tới hạn, kênh Na
đóng. => dòng K+ vượt trội.
- Pha tái phân cực: dòng K+ đi từ trong ra ngoài nhờ gradien và lực điện trường.
=> Để duy trì chênh lệch nồng độ, bơm Na- K ở màng TB hoạt động để xuất
Na+ thừa và thu K+ thiếu hụt.
Ta có thể chia làm nhiều giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn khử cực ( AA’) : hiệu điện thế ở hai phía của màng biến đổi giá trị
điện thế nghỉ đến giá trị 0
+Giai đoạn quá khử cực( A’BB’): hiệu điện thế ở hai phía của màng vượt giá trị
0
+Giai đoạn phân cực lại (B’C): hiệu điện thế ở hai phía của màng từ 0 trở về giá
trị điện thế nghỉ
+Giai đoạn quá phân cực( CD) : hiệu điện thế ở hia phía của màng âm hơn giá
trị điện thế nghỉ
6. Trình bày các tác dụng sinh học của dòng điện một chiều lên cơ thể và ứng
dụng dòng điện trong điều trị:
*Tác dụng sinh học của dòng điện một chiều lên cơ thể:
-Lm giảm ngưỡng kích thích của sợi cơ vận động.
- Giảm tính đáp ứng của thần kinh cảm giác do đó giảm đau,gây giãn mạch ở
phần cơ thê giữa 2 điện cực,
-Tăng cường khả năng dinh dưỡng của vùng có dòng điện đi qua.
*Ứng dụng của dòng điện trong điều trị:
-Điện pháp liệu pháp: +Phương pháp chữa bệnh khai thác tác dụng điện hóa của
dòng điện một chiều bằng cách đặt điện cực trực tiếp.
+Sử dụng điện cực không phân cực tiêu diệt được các khối u nhỏ ngoài da
-Ion liệu pháp:dùng dòng điện một chiều để đưa các ion cần thiết vào cơ thể
-Galvani liệu pháp:làm cho các mạch máu giãn ra do đó trao đổi chất được tăng
cường.
7. Vẽ sơ đồ tổng quát về tác dụng sinh học của tia phóng xạ. Nêu cơ chế tác
dụng trực tiếp và gián tiếp của bức xạ ion hoá lên vật chất sống.
Sơ đồ:

Cơ chế tác dụng trực tiếp:


-Đối tượng: Năng lượng bức xạ được truyền trực tiếp cho các phân tử sinh học
mà chủ yếu là các đại phân tử hưũ cơ.
-Diễn biến:
Tia phóng xạ -> td trự tiếp lên các phân tử sinh học quan trọng và cơ quan tử
của tế bào-> rối loạn chuyển hóa chức năng tế bào -> gây ra các hiệu ứng sinh
học
-Hậu quả: gây tổn thương hoặc tử vong
Cơ chế tác dụng gián tiếp:
-Đối tượng: Tác dụng bằng con đường hình thành GTD,đặc biệt là phân ly nước
-Diễn biến
tia phóng xạ -> td lên phân tử nc-> phân tử nước bị biến đổi như sau
+ Mất điện tử và tạo thành ion dương: H2O+:H2O -> H2O++ e-
+Hoặc thu thêm điện tử trở thành ion âm : H2O- :H2O + e- -> H2O-
+ H2O+ -> H+ + OH*
+ H20- -> H* + OH –
+ OH* +OH* -> H2O2
+ H* + O2 -> HO2
+ H02* + H02* -> H2O2 +O2
-Kết quả : Cơ thể sản sinh ra h202 độc, gây ra hàng loạt phản ứng phá hủy -> tử
vong
8.Trình bày khái niệm, cơ chế và tác dụng của quang động lực lên cơ thể
sinh vật?
*KN: – Quang động lực là phương pháp sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng, oxy
và ánh sáng để gây nên phản ứng quang hóa phá hủy tế bào ung thư.
- Tác dụng quang động lực là phản ứng quang sinh điển hình trong nhóm
phá hủy biến tính , được định nghĩa là một sự tổn thương không có khả năng
phục hồi một số chức năng sinh lý và cấu trúc của đối tượng sinh vật dưới tác
dụng của ánh sáng với sự có mặt của O2 và chất hoạt hóa
*Cơ chế:
Tác dụng gián tiếp. Ánh sáng chất cảm ứng trạng thái Triplet của chất cảm
ứng những biến đổi oxy hoá với sự tham gia của cơ chất (thuòng có O2)
quang sản phẩm những biến đổi có tính chất cấu trúc của những phân tử vĩ
môhiệu ứng sinh vật.
*Tác dụng lên cơ thể SV:
- Quan sát tác dụng quang động lực lên các TB và các mô nuôi cấy người ta thấy
tác dụng quang động lực làm rối loạn quá trình sống – trước hết là quá trình
quang hợp. Một số súc vật như trâu, bò, ngựa...ăn phải thực vật có chứa chất
hoạt hoá sẽ bị sạm, loét da và rụng long
- Nhiều chất hoạt hoá phản ứng quang động lực có khả năng gây ung thư. Chiếu
bức xạ nhìn thấy có cường độ mạnh vào chuột sau khi tiêm chất hoạt hoá là
Pocpirin hay Eozin ta thấy sau một thời gian chuột bị ung thư
- Đối với người già chất Pocpirin không bị phân huỷ, lượng này được tích luỹ
dưới da, do đó tỷ lệ ung thư ở người già thường cao hơn ở các lứa tuổi khác
.9. Trình bày nguyên lý phát sinh tia Laser. Nêu cấu trúc và nguyên lý hoạt
động của máy phát tia Laser.
*Nguyên lý phát sinh tia Laser:
 -Làm cho nguồn sáng chiếu vào môi trường mà hoạt chất laser không bị yếu đi
để có thể kích hoạt liên tục các phần tử vật chất cho đảm bảo số phân tử ở mức
B luôn nhiều hơn so với mức A à số photon bức xạ được phát sinh tối đa. Để
thực hiện điều này ta cần sử dụng các thiết bị đặc biệt, nguồn sáng bức xạ được
chọn lọc  & khuyếch đại quang học để phát ra một chùm sáng đơn sắc, cùng
hướng, bước sóng tương đương, độ tập trung cao. Đó chính là ánh sáng tia laser.
*Cấu trúc bộ máy phát tia laser

Gồm 3 bộ phận chính


+Môi trường Hoạt chất: môi trường vật chất (rắn,lỏng,khí,plasma) àkhuếch đại
ánh sáng đi qua
+Nguồn nuôi kích thích: tạo đảo lộn độ cư trú (quang,điện,phản ứng hóa học,
…)àcung cấp năng lượng
+Buồng cộng hưởng: khuếch đại bức xạ do hoạt chất phát ra, lọc lựa sóng(thẳng,
vòng)
*Nguyên lý hoạt động của máy phát tia laser
Các tia Laser đầu tiên sinh ra trong môi trường Laser phản xạ đi lại trong môi
trường, kích thích môi trường làm phát ra các tia khác.
Khi đạt trạng thái ổn định các tia Laser đi qua gương phản xạ một phần đi ra
ngoài tạo thành lối ra của chùm Laser. Chùm Laser có thể phát liên tục hoặc
phát thành xung.
10.Vẽ sơ đồ và nêu nguyên tắc tạo ảnh trong kính hiển vi quang học trường
sáng. Trình bày về năng suất phân ly của kính hiển vi.
Sơ đồ:
*Nguyên tắc tạo ảnh của kính hiển vi quang học trường sáng các điều kiện sau
đây bắt buộc phải được thỏa mãn
Vật quan sát AB được nằm ngoài khoảng tiêu cự của vật kính L1
A1B1 là ảnh thật của vật AB qua vật kính
A2B2 là ảnh ảo của vật A1B1 qua thị kính
+Để có thể quan sát được AB qua kính hiển vi: A1B1 phải nằm trong tiêu cự
của thị kính
+Để cho không bị mỏi mắt khi quan sát ta phải điều chỉnh vật AB có khoảng
cách thích hợp (ngoài,gần,f1) và A1B1 phải nằm ở tiêu điểm F2 của thị kính.
Năng suất phân ly của kính hiển vi : kích thước nhỏ nhất mà mắt quan sát
được qua kính hiển vi được xác định qua công thức:
Hmin =
Trong đó: λ:bước sóng chiếu sáng
n:hệ số chiết quang(chiết suất) của mt giữa tiêu bản của vật kính
Ɵ:góc mở của vật kính.
-Qua kính hiển vi ta quan sát được các vật lớn hơn hơ n 0,515µm,với những chi
tiết nhỏ dù độ phóng đại của kính hiển vi lớn nhưng ta quan sát ko rõ nét,để
khắc phục nhược điểm đó người ta dùng các biện pháp:
-Tăng Ɵ: tăng góc mở (70-85˚) làm cho chùm tia tới trải rộng
-Tăng n: sử dụng vật kính dầu (n=1,51)
-Dùng các nguồn sáng khác nhau (λ)nhỏ: kính hiển vi tử ngoại quan sát được vật
có Hmin=0,1 µm

You might also like