Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1: Em hiểu câu “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”

như thế
nào?

- Tác giả sử dụng phép so sánh “Ngọc đã mài” và “người có học”

+ Ngọc không mài thì ngọc chỉ là miếng đá mà thôi. Qua quá trình mài dũa của người thợ miếng ngọc trở
thành tác phẩm nghệ thuật quý giá

+ Cũng giống như con người cha mẹ sinh ra ai cũng như ai. Người có học thức sẽ hiểu biết nhiều, thành người
có đạo đức, còn người không có học sẽ trở thành kẻ phàm phu

Câu 2: Trình bày nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài “Nước Đại Việt ta”

- Nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân trừ bạo

+ Yên dân là làm cho dân được bình yên, ấm no hạnh phúc, an hưởng thái bình

+ Trừ bạo là diệt trừ bọn hung ác ( ý nói giặc Minh ) để dân được yên

 Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với yêu nước thương dân chống

thù xâm lược. Đây cũng là sự tiến bộ của Nguyễn Trãi so với Nho giáo

Câu 3: Chân lí về nền độc lập dân tộc của Nguyễn Trãi đã dựa trên cơ sở nào?

- Nền văn hiến lâu đời

- Biên giới lãnh thổ

- Phong tục tập quán

- Chế độ chính trị riêng

- Lịch sử riêng

 Tất cả đã tạo nên sức mạnh của dân tộc

Câu 4: Vì sao xem Bình Ngô Đại Cáo là bản tuyên ngôn độc lập lần 2?

- Bởi “ Bình Ngô đại cáo” đã đưa ra được nguyên lí nhân nghĩa

- Chân lí về sự tồn tại của nền độc lập dân tộc cụ thể hơn rõ ràng hơn so với thời Lý

Câu 5: Trình bày quan điểm của phương pháp học đúng đắn

- Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở thêm trường

- Học phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản, có tính nền tảng

+ Tuần tự tiến lên từ thấp đến cao

+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu. Học đi đôi với hành

Câu 6: Trình bày lợi thế về thành Đại La


- Về vị trí địa lí: nơi trung tâm trời đất, mở ra 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, có núi, có sông, đất rộng mà bằng,
cao mà thoáng, thành ít lụt lội

- Về chính trị văn hoá: là đầu mối giao lưu “ chốn hội tụ 4 phương muôn đời, là mảnh đất hưng thịnh”

Câu 7: Tại sao nói chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của
Đại Việt ?

- Dời đô từ Hoa Lư về đồng bằng chứng tỏ nhà Lý đủ mạnh

- Định đô ở Thăng Long thực hiện nguyện vọng của nhân dân: Giang sơn về 1 mối; xây dựng đất nước độc
lập, tự cường

Câu 8: Tại sao cuối bài chiếu tác giả không ra lệnh mà lại đặt câu hỏi “Các khanh nghĩ thế nào?”

Câu hỏi tu từ thể hiện sự tôn trọng của nhà vua với các quan đại thần. Vì vậy mà bài chiếu có sự thuyết phục
khi kết hợp giữa lí và tình

Câu 9: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau của hịch, chiếu, cáo, tấu

* Giống nhau:

- Đều là thể văn học cổ

- Có sử dụng thể văn biền ngẫu

* Khác nhau:

- Hịch cáo chiếu: do vua chúa hoặc thủ lĩnh viết

- Tấu: do bề tôi viết dâng vua

- Hịch và cáo:

+ Thời gian sáng tác: Hịch viết trước kháng chiến

Cáo viết sau kháng chiến

+Mục đích:

+ Hịch kêu gọi, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ

+ Cáo tuyên bố rộng khắp cuộc chiến đã hoàn thành thắng lợi, mở ra 1 thời kì mới xây dựng nền thái bình của
dân tộc

+ Bình Ngô đại cáo: do Nguyễn Trãi thay mặt vua Lê Lợi viết

Câu 10: Phân tích lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua đoạn trích “ Huống chi ta
cùng... ta cũng vui lòng” (trong vở)

Câu 11: Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại?

 Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
 Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã,
nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém
“chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà
tan”.

You might also like