Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Quy trình lắp đặt thang máy – từ căn bản đến chuyên sâu

Quy trình lắp đặt thang máy chuẩn

Quy trình lắp đặt cơ khí thang máy


Bước 1 – Chuẩn bị
Đọc bản vẽ lắp đặt và kiểm tra thiết bị thang máy để chuẩn bị dụng cụ,
máy móc và đồ bảo hộ lao động như (đai an toàn, mũ/nón, quần áo bảo
hộ…) cho phù hợp. Chuẩn bị kỹ càng sẽ đảm bảo quy trình lắp đặt thang
máy diễn ra suôn sẻ, an toàn và hiệu quả.
Bước 2 – Thả dọi
Tính toán giàn chì trên theo bản vẽ lắp đặt. Thả sợi chì/dọi cửa để kiểm tra
hố thang máy. Nếu hố thang bị đổ so với bản vẽ, vượt quá tiêu chuẩn cho
phép thì cần báo chủ đầu tư liên hệ đội xây dựng xử lý. Trong quy trình lắp
đặt thang máy, thì bước thả dọi đúng kỹ thuật được cho là rất quan trọng vì
việc hố thang bị xây không đúng như bản vẽ kỹ thuật thường xuyên xảy ra.
Bước 3 – Đóng giàn chì
Đóng giàn chì trên và dưới theo kích thước bản vẽ lắp đặt. Dung sai cho
phép +- 0.5mm. Thả dây cứu sinh từ phía trên phòng máy hoặc đỉnh hố
thang để đảm bảo an toàn trong công tác lắp đặt thang máy. Lắp đặt
governor (bộ giới hạn tốc độ) tạm thời hoặc chuẩn theo bản vẽ lắp đặt (với
thang có phòng máy) để đảm bảo an toàn trong công tác lắp đặt thang máy
(phòng trường hợp khung cabin bị rơi tự do).
Bước 4 – Lắp ray cơ sở
Lắp cây ray cơ sở (block ray đầu). Cần kiểm tra kỹ các kích thước đỉnh
ray, khoảng cách từ đỉnh ray cabin đến ray đối trọng (CC), khoảng cách từ
chì cửa tới đỉnh ray cabin (EE). Sau đó, lắp khung cabin và khung đối
trọng. Chú ý các bu lông kết nối phải được siết chắc chắn, kẹp ray phải ôm
sát và vuông góc với ray, các mối hàn liên kết phải đảm bảo tiêu chuẩn.
Bước 5 – Đóng giàn thao tác
Làm giàn thao tác phía trên khung cabin để phục vụ công tác thi công lắp
đặt thang máy. Đảm bảo giàn thao tác phải chắc chắn, có lan can bảo vệ
xung quanh chống té ngã cao 1m.
Bước 6 -Tiếp tục lắp ray
Lắp block ray thứ hai từ dưới lên cho đến hết hành trình (trong quá trình
thi công từ độ cao trên 2 mét tất cả các nhân viên kỹ thuật thi công trong
hố thang đều phải đeo dây an toàn). Kiểm tra kích thước đỉnh ray cabin và
đỉnh ray đối trọng và đảm bảo từng điểm định vị ray vào dầm đúng theo
bản vẽ (dung sai cho phép +-0.5 mm).
 
Bước 7 – Lắp cửa
Lắp cửa cho các tầng từ tầng trên cùng xuống. Các khung bao cửa phải
thẳng đứng, sill cửa tầng đúng theo bản vẽ, khe hở giữa cánh cửa, sill cửa
và khung bao là 5mm (dung sai cho phép +- 0.5mm) để đảm bảo độ phẳng
giữa 2 cánh cửa, khe cửa đều đẹp, đạt thẩm mỹ, thang máy sẽ hoạt động
êm theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Bước 8 – Lắp máy kéo
Lắp đặt máy kéo tải thang máy. Đặt đúng theo bản vẽ đã cung cấp, các bu
lông kết nối phải được siết và định vị chắc chắn tránh cho đà I và bệ máy
không bị xê dịch. Kéo cabin lên tầng trên cùng và phải lưu ý tính thêm
khoảng giãn cáp theo tiêu chuẩn hãng. Sau đó, thả cáp tải (trong quá trình
thả cáp tải hết sức chú ý tránh trường hợp cáp bị xoắn, đan chéo vào nhau
dẫn đến nhầm rãnh trên puly máy kéo vào puly dẫn hướng).
Bước 9 – Chạy UD
Quay tay trên máy kéo (hoặc chạy UD đối với thang cao tầng) cho khung
cabin xuống tầng dưới (trong quá trình cho khung cabin xuống các nhân
viên kỹ thuật cần kiểm tra lại tất cả các điểm nối ray đảm bảo không bị âm
dương, lồi lõm và xử lý bavia bằng dụng cụ chuyên dụng cho lắp đặt thang
máy như bào, mài, dũa…). Cân chỉnh lại khung cabin đảm bảo độ vuông
phẳng so với bề mặt trái đất (sử dụng các dụng cụ như nivo, tyo nước…).
Siết chặt các bulong liên kết dóng và dầm trên, dầm dưới khung cabin. Lắp
sàn cabin, căn chỉnh sàn cabin theo đúng kích thước khoảng cách trong bản
vẽ lắp đặt. Lắp vách cabin và lắp đặt căn chỉnh bộ truyền động của cabin
(lưu ý phải lắp theo đúng bản vẽ và tiêu chuẩn nhà sản xuất).
Bước 10 – Căn chỉnh
Lắp đặt căn chỉnh lại governor và buffer giảm chấn hố pit theo tiêu chuẩn
nhà sản xuất. Hoàn thiện phòng máy, bịt tôn lỗ thi công. Căn chỉnh mặc dù
không phải là bước cốt lõi trong quy trình lắp đặt thang máy nhưng cũng
không thể thiếu để đảm bảo mọi bộ phận thang máy đã được lắp đặt chuẩn
và ăn khớp với nhau.
Bước 11 – Vệ sinh
Vệ sinh hệ thống thang từ trên xuống dưới, sơn chống gỉ sét các mối hàn.

Quy trình lắp đặt điện cho thang máy (Test/Vận hành thử)
Bước 1 – Chuẩn bị
Chuẩn bị các vật tư máy móc thiết bị bảo hộ an toàn (quần áo giầy mũ bảo
hộ dây an toàn) và dụng cụ thi công điện (cờ lê, tô vít, kìm, búa, đồng hồ
đo điện, máy khoan, máy cắt, máy bắn vít…).
Bước 2 – Kiểm tra điện
Kiểm tra các hạng mục nguồn điện thi công, phải đảm bảo điện áp và dây
cấp nguồn đúng tiêu chuẩn, máng điện và tủ điện đặt đúng vị trí.
Bước 3 – Lên phương án thi công
Đánh giá việc lắp đặt cơ khí tổng quan để lên phương án lắp đặt điện cho
thang máy. Nếu việc lắp đặt cơ khí vẫn còn sai sót, yêu cầu đội lắp đặt xử
lý triệt để trước khi tiến hành test nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bước 4 – Chạy UD
Đấu vận hành chạy bằng tay (chạy UD), hoàn thành việc đấu nối tại vị trí
đặt máy để phục vụ thi công lắp đặt các thiết bị điện.

Bước 5 – Đấu nối


Đấu nối các đường an toàn, đường cửa kết nối dây traveling, dây dọc hố
lắp đặt các giới hạn hành trình, cờ dừng tầng …, và hoàn thiện, đấu nối
phần thiết bị trong hố thang và trong cabin thang máy theo đúng tiêu chuẩn
của nhà sản xuất.
 
Bước 6 – Kiểm tra đấu nối
Sau khi đấu nối xong, kiểm tra lại toàn bộ việc kết nối các công tắc an
toàn, công tắc hành trình bằng đồng hồ đo điện tại vị trí tủ điện. Nếu có
xảy ra sai sót phải sử dụng bản vẽ của nhà máy đã cấp cho các đại lí chính
hãng để kiểm tra. Nếu xảy ra sai sót đấu nối nghiêm trọng so với bản vẽ, có
thể phải quay ngược lại bước 5 trong quy trình lắp đặt điện thang máy ở
trên.
Bước 7 – Chạy thử
Thả auto thang máy cho vận hành chạy thử. Nếu vẫn xảy ra lỗi, phải liên hệ trực
tiếp với đội ngũ xử lý lỗi online của hãng để xin hỗ trợ và dùng thiết bị và phần
mềm kiểm tra do hãng cung cấp để xác định và xử lí lỗi nhằm đảm bảo chất
lượng và an toàn thang.
Bước 8 –  Cân tải
Cân tải: chất đủ bo đối trọng và cho thang máy chạy theo đúng tiêu chuẩn nhà
máy.
Bước 9 – Hoàn thiện
Hoàn thiện các mặt bảng gọi tầng, điện thoại, công tắc báo cháy và vận hành
chạy auto tổng thể.
Bước 10 – Kiểm định
Kiểm định an toàn cho thang máy trước khi đưa vào sử dụng. Nếu thang máy
đáp ứng mọi tiêu chuẩn kiểm định, chứng tỏ quy trình lắp đặt đã được tuân thủ
một cách chặt chẽ và hiệu quả.
Bước 11 – Vệ sinh tổng thể
Vệ sinh tổng thể: bóc băng keo lau chùi lại thang máy và hướng dẫn khách hàng
sử dụng thang máy.
Bước 12 – Bàn giao thang máy
Các kỹ sư phòng Test của Việt Chào luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình test
thang máy này để đảm bảo an toàn khi thi công và chất lượng sản phẩm.

Bảng mã lỗi thang máy, những lỗi thường gặp về điện trên
thang máy
1. Lỗi F: Lỗi mất pha, mất an toàn chính, mất phanh động cơ (với Tủ
PLC)
2. Hiện chữ E: Thang máy đang chuyển qua chế độ chạy UD (với Tủ
PLC)
3. Lỗi E2 – Hở mạch toàn cửa – Cửa thang máy bị hở mạch toàn cửa do
tiếp điểm cửa hoặc dây điện bị đứt.
4. Lỗi E3, E4 – Thang máy chạy lên, xuống bị quá hành trình
5. Lỗi E5, E6 – Khoá cửa thang máy không mở hoặc không đóng Gặp
phải khi cửa không ở vị trí mở sau 15s nhận được tín hiệu.
6. Lỗi E8 – Lỗi truyền thông do nhiễu tín hiệu
7. Lỗi E10, E11, E12 – swith buộc giảm tốc dưới và trên không đúng vị
trí
8. E19, E37 – Lỗi cửa, do kẹt cửa, mở lâu không đóng, gặp vật cản hoặc
tiếp điểm cửa không ăn.
9. Lỗi E20 – Lỗi bảo vệ trượt khi thang máy
10. Lỗi E21 – Quá nhiệt động cơ
11. Lỗi E22 – Lỗi đảo động cơ do động cơ sảy ra hiện tượng trượt liên
tục trong 0.5s
12. Lỗi E23, E24 – Lỗi tốc độ thang máy
13. Lỗi E27, E28 – Lỗi cảm biến bằng tầng
14. Lỗi E30 – Lỗi vị trí bằng tầng
15. Lỗi E32 – Mạch an toàn bị hở lúc thang hoạt động
16. Lỗi E35, E36 – Lỗi contactor
17. E45 – lỗi relay mở cửa trước
18. Lỗi E49 – Lỗi truyền thông không do lỗi tín hiệu
19. Lỗi 60 – Tiếp điểm contator bị ngặt kết nối
20. Lỗi E61 – Lỗi tín hiệu khởi động
21. E74 lỗi bộ hãm
22. Lỗi E 75 – Đứt cầu trì
23. E77 – Lỗi lệch tốc độ, thời gian tăng tốc quá ngắn, quá tải
24. Lỗi E82 – Lỗi Ecodor
25. Lỗi đen màn hình – do đảo pha hoặc cháy móng ngựa
26. Khi thang máy chạy từ dưới lên: swith giới hạn trên tự động ngắt
hoặc thang chạy vượt quá mức đỉnh giới hạn trên. ( F212-0)
27. Khi thang máy chạy từ trên xuống: Swith giới hạn dưới tự động ngắt
hoặc thang chạy quá mốc giới hạn dưới. ( F212-0)
28. Lỗi cảm biến bằng tầng trên và dưới – Do cảm biến không được kích
hoạt hoặc do cảm khoảng cách bảo vệ tối đa của pad

Một số điểm nhận biết thang được điều chỉnh thông số chuẩn:

 Tốc độ đóng cửa không quá nhanh cũng không quá chậm, đóng cửa
không bị tiếng kêu khi cửa tiếp xúc.
 Tốc độ chạy của thang máy ổn định, không bất ngờ tăng tốc hoặc
dừng lại. Dừng tầng êm ái, không giật cục.
Một số các lỗi không nghiêm trọng trong thang máy
Lỗi đèn thang máy, đèn cabin bị cháy
Lỗi này gặp rất nhiều do tuổi thọ của đèn led khi hoạt động không được
cao, thường từ 1 đến 2 năm sẽ bị cháy.

Bóng đèn cabin thang máy bị cháy là lỗi thường gặp nên bạn không cần
quá lo lắng, có thể bạn sẽ hơi khó chịu khi đi thang máy, nhưng hãy bình
tĩnh, Bên thang máy sẽ thay cho bạn và thang sẽ hoạt động bình thường.

Lỗi cửa thang máy đóng có tiếng kêu


Khi cửa thang máy mở ra đóng vào có tiếng kêu xoẹt xoẹt bạn hãy bạn
đừng quá lo lắng vì lỗi này không ảnh hưởng đến an toàn khi thang chạy.
Bạn hãy qua sát xem đường ray dẫn cửa có bị mặt gì không, có thể do rác
bị rơi vào.

Thử đóng mở cửa vài lần nếu thấy thang vẫn có tiếng kêu thì hãy gọi bên
thang máy đến kiểm tra nhé.

Lỗi nút ở button cabin và button tầng không nhạy


Khi nút bấm gọi tầng hoặc số tầng hoạt động không ổn định là do thang
máy đã sử dụng quá lâu, bụi bẩn sẽ bám vào kẽ tiếp xúc nút bấm gây ra
hiện tượng này.

Khi bên thang máy đến bảo trì bạn chỉ cần bảo họ tháo ra vệ sinh và cắm
lại rắc cắm là nút bấm sẽ nhạy trở lại.

Khi hoạt động thang phát ra tiêng động (thang máy kêu hoặc tiếng ồn
lạ)
Lỗi này có thể do nhiều nguyên nhận nhưng thường là do thang máy không
được bảo trì thường xuyên. có thể do hộp dầu ray bị hết.

Thang dừng tầng không chính xác:

Do hiện tượng xung nhiễu từ. Bạn có thể báo bộ phận bảo trì hiện tượng
này sẽ hết

Thang không hoạt động sau khi mất điện, không cứu hộ khi mất điện
Hiện tượng này thường xảy ra do lỗi đảo pha thang máy hoặc lỗi Ắc quy
thang máy bị hỏng. Bên kỹ thuật sẽ xử lý vấn đề này rất đơn giản, bạn
không cần quá lo lắng.

Một số lỗi nghiêm trọng bạn cần lưu ý trong khi dùng thang máy
Bảng điều khiểm bị đen, không hiển thị. Trường hợp này rất có thể do
công trùng hoặc đứt mạch, bạn nên dừng thang và gọi kỹ thuật thang máy
do có thể xảy ra chập cháy.

Thang bị nhiễm điện: Do ngồn điện bị rò rỉ điện hoặc do sấm sét, mưa bão.
Bạn hãy dừng ngay thang máy và kiểm tra do nguyên nhân, khắc phục
xong thì mới sử dụng tiếp.

Hố pít bị ngập nước: Có thể do chống thấm kém hoặc do mưa lụt nước tràn
vào từ cửa. Bạn hãy ngặt điện và khắc phục để hố pít được khô ráo.

Thang máy phát ra tiếng kêu to, lạ hoặc đang chạy thì bị rung lắc không
chạy ổn định. Hãy gọi bên tahng máy ngay cho trường hợp hày, đừng chần
chừ.

Cách sử lý khi thang máy bị hỏng, bị lỗi ( Lời khuyên)


Bạn nên sử lý theo những bước sau:
 Việc đầu tiên cần làm là xác định thang máy bị lỗi do nguyên nhân
nào.
 Gọi bên thang máy đến kiểm tra, xử lý
 Trong quá trình sử dụng nên giữ gìn, vệ sinh đúng cách và bảo trì bảo
dưỡng thường xuyên. Bạn có thể tham khảo quy trình bảo trì thang
máy để hiểu hơn.
 Tuyệt đối không sử dụng khi phát hiện thang máy có vấn đề.
Cách reset thang máy:
Thang báo đang bị khoá hoặc dừng không chạy do báo lỗi. Xác định cần
được reset bạn sẽ mở tủ điện ra, tắt atomat và bật lại. Chở thang khởi động
lại sau đó gọi thang, bấm thử tầng xem thang hoạt động bình thường
không. Nếu thang vẫn không hoạt động bạn nên gọi kỹ thuật thang máy
đến khắc phục.

You might also like