Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Phanh An Toàn Trong Thang Máy

Tác dụng của phanh an toàn ( Govenor)


Chắc hẳn khi sử dụng thang máy hoặc khi bạn xem ti vi hay đọc báo sẽ hẳn một
lần được nghe nói tới tình trạng thang bị rơi tự do hay đi quá tốc độ cho phép
hay thậm chí nghĩ tới nếu cap thang máy bị đứt chuyện gì sẽ xảy ra. Đó là trước
kia nhưng hiện nay với sự ra đời của phanh an toàn hay còn gọi là phanh hãm
tốc độ thì chuyện đó sẽ hiếm hoặc gần như không thể xảy ra. Do khi thang chạy
quá tốc độ lập tức phanh an toàn sẽ hoạt động đảm bảo an toàn cho người sử
dụng

1. Cấu tạo
- Cấu tạo của phanh bao gồm:
+ Tang phanh
+ Tay đòn phanh
+ Chốt 
+ Đĩa phanh
- Hầu hết các hệ thống hãm phanh được xây dựng xung quanh đĩa phanh hình
bánh xe có đường rãnh, được đặt ở phía trên cùng giếng thang. Cáp Govenor
được quấn vòng quanh rãnh của đĩa phanh và một ròng xuống phía dưới cùng
của giếng thang tạo thành một ròng rọc cân. Cáp phanh cũng được gắn vào
cabin của thang máy, do đó nó cũng sẽ di chuyển theo khi cabin thang máy di
chuyển lên xuống và quay đồng tốc với cabin thang máy.
 

2. Nguyên lý hoạt động


Thiết bị này luôn quay đồng tốc với cabin và kèm theo bộ đếm xung luôn
kiểm soát tốc độ cabin hoạt động trong định mức giới hạn cho phép. Cáp phanh
cũng được gắn vào cabin của thang máy, do đó nó cũng sẽ di chuyển theo khi
cabin thang máy di chuyển lên xuống. Sự di chuyển của cabin tác động lên cáp
phanh làm quay đĩa phanh, khi bị một lí do nào đó, cabin thang máy di chuyển
quá tốc độ định mức, nó sẽ làm cho thiết bị đếm xung sẽ báo tín hiệu phản hồi
mất an toàn về bộ điều khiển thang máy. Tại đây, bộ điều khiển thang máy ngắt
điện khỏi máy kéo, phanh điện từ sẽ đóng, đồng thời quả phanh li tâm trên thiết
bị thắng cơ sẽ tác động. Nó khiến hệ thống phanh an toàn ở khung cabin làm
việc và ép chặt cabin thang máy vào hệ thống Rail dẫn hướng. Và như thế, cabin
thang máy dừng lại an toàn!
 
Cảm biến cửa thang máy
Cảm biến cửa thang máy (photocell) là thiết bị phát và thu tia hồng ngoại, đặt ở
2 bên khung cửa cabin để kiểm soát vật cản trước, trong và sau quá trình đóng
cửa.

Cảm biến cửa thang máy bao gồm 3 bộ phận chính:

 2 thanh thu, phát hống ngoại đặt ở 2 bên khung cửa (có thể lắp ở cánh
cửa cabin hoặc 2 đố cửa cabin).
 Bộ nguồn
 Dây
Phạm vi hoạt động: 0m – 4m

Cảm biến cửa thang máy là thiết bị an toàn thường được trang bị trong các loại
thang máy tải khách, thang máy gia đình, thang máy tải hàng cửa mở tự động…
Hư hỏng cảm biến này gây ra hiện tượng cửa thang đóng mở chập chờn, không
đóng cửa hoặc gặp vật cản không dừng lại. Điều này hết sức nguy hiểm cho
người sử dụng.

Chính vì vậy, khi có những hiện tượng trên chúng ta cần thay thế để thang máy
tiếp tục hoạt động an toàn.
Công tắc hành trình thang máy/Cảm biến giới hạn:thường đóng(chân U) và
thường mở(chân V)

Tác dụng của công tắc hành trình


Công tắc hành trình là bộ phận được lắp đặt tại 2 đầu, ở trên và ở dưới cabin
thang máy. Công tắc hành trình được bố trí lắp tại tầng thấp nhất và cao nhất của
thang tại công trình. Mỗi vị trí gắn công tắc điểm tầng sẽ có khoảng 2-3 công tắc
được sử dụng với chức năng như nhau.

Công tắc hành trình có tác dụng giới hạn, cắt chiều để đảm bảo thang máy
không vượt quá hành trình, gây nguy hiểm cho người sử dụng hay gây hư hỏng
hàng hóa, đồng thời giữ an toàn khi bảo trì, bảo dưỡng. Như vậy, bộ phận này
đảm nhiệm một phần vai trò đảm bảo an toàn của thang trong quá trình hoạt
động, kiểm soát quá trình vận hành được trơn tru, đúng điểm đến, từ đó nâng
cao tính hiệu quả và chính xác của thang máy.

Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình

Công tắc hành trình dùng để đóng cắt mạch điện ở lưới điện hạ áp. Nó có tác
động tương tự như nút ấn, chỉ khác ở chỗ động tác ấn bằng tay sẽ được thay thế
bằng việc tiếp xúc các bộ phận cơ khí, từ đó quá trình chuyển đổi cơ khí thành
tín hiệu điện.
Các bộ phận cơ bản bao gồm: cần tác động, chân COM, chân thường đóng
(NC), chân thường hở (NO). Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình: ở điều
kiện bình thường, tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ được đấu với nhau.
Khi có lực tác động lên cần tác động thì tiếp điểm giữa chân COM +
chân NC sẽ hở và chuyển qua chân COM + chân NO. Như vậy, khi đấu điện
chúng ta cần xác định chính xác 3 chân này hoặc có thể kiểm tra bằng cách sử
dụng VOM đo ngắn mạch để xác định.

Phân loại công tắc hành trình


Trên thị trường hiện nay, công tắc hành trình có nhiều loại khác nhau, tương ứng
với những ứng dụng nhất định. Dựa vào hình dạng, công tắc hành trình có thể
phân loại theo dạng gạt, dạng kéo, dạng treo,... Phân loại thẻo cách tác động thì
một vài loại có thể kể đến như: cần tác động tăng đưa, cần tác động lò xo, cần
tác động kéo

Công tắc hành trình, công tắc giới hạn kiểu bánh xe có dạng thân nhựa, có
kiểu tác động một chiều. Khả năng làm việc với điện áp 500VAC, dòng điện
định mức lên đến 10A. Tiếp điểm gồm có NO, NC. Loại này thường sử dụng ốc
siết cáp với nhiệt độ làm việc 70 độ C, tiêu chuẩn chống sốc điện cấp 2, tích hợp
bảo vệ ngắn mạch 10A

Công tắc hành trình, công tắc giới hạn kiểu kéo được sử dụng nhiều trong các
loại cửa kéo. Mang tính năng như một loại bánh xe có vỏ kim loại chống va đập
tốt.

Cảm biến dừng tầng chính xác/Móng ngựa thang máy


Móng ngựa, cảm biến dừng tầng chính xác được sử dụng trong thang máy tải
khách, thang máy gia đình, thang máy tải hàng,...là thiết bị quan trọng xác định
vị trí dừng thang chính xác, để cửa cabin thang máy ăn khớp với vị trí cửa tầng.
 Thông số cơ bản:
- Điện áp sử dụng: 10 – 36V DC
- Tín hiệu phản hồi về tủ điều khiển: Kích âm (0VDC)
- Vị trí lắp đặt: Phía trên nóc cabin thang máy
- Tác dụng: Đưa tín hiệu về tủ chính, giúp thang máy dừng tầng chính xác
+Biến Tần

Làm list điện

You might also like