Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC

HỌC KỲ 1 – LỚP 4

Câu 1:  Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì?


A. Ăn quá nhiều
B. Hoạt động quá ít.
C. Mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2:  Để bảo vệ nguồn nước chúng ta cần làm gì?
A. Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.
B. Không đục phá ống nước, làm chất bẩn thấm vào nguồn nước.
C. Xây dựng nhà tiêu tự hoại để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
D. Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào
hệ thống thoát nước chung.
E. Tất cả những việc trên.
Câu 3:  Trước khi bơi, cần phải làm gì?
A. Vận động tay, chân cho ra mồ hôi
B. Chuẩn bị quần áo
C. Tập các bài thể dục khởi động
Câu 4: Để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh, hiện tượng gì sẽ xảy ra? 
A. đá chảy ra thành nước ở thể lỏng
B. đá đông cứng
C. đá dính lại với nhau
Câu 5: Tính chất nào dưới đây mà không khí và nước đều không có:
A. Chiếm chỗ trong không gian.
B. Có hình dạng xác định.
C. Không màu, không mùi, không vị.
Câu 6: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là:
A. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước
B. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước.
C. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra
lặp đi lặp lại.

ĐẶNG THỊ VÂN ANH


Câu 7: Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể nào?
A. Lỏng
B. Khí
C. Rắn
D. Cả ba thể
Câu 8: Nước bị ô nhiễm vì:
A. Phân, rác, nước thải không được xử lí đúng.
B. Sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
C. Khói, bụi và khí thải nhà máy, xe cộ.
D. Vỡ ống nước, vỡ ống dẫn dầu.
E. Tất cả những ý trên.
Câu 9: Hoàn thành sơ đồ: Sự chuyển thể của nước (Điền từ vào chỗ chấm cho thích
hợp)

ĐẶNG THỊ VÂN ANH


Câu 10: Nước có thể tồn tại ở những thể nào? ơ

A. Thể lỏng B.Thể rắn


C. Thể khí D. Thể lỏng, thể khí, thể rắn
Câu 11: Các hiện tượng liên quan tới sự hình thành mây là?
A. Nóng chảy và đông đặc. B. Bay hơi và đông đặc.
C. Bay hơi và ngưng tụ. D. Nóng chảy và bay hơi.
Câu 12: Để tránh bệnh béo phì hàng ngày trẻ em cần:
A.Trẻ em được ăn những loại chứa nhiều chất dinh dưỡng 
B. Béo phì ở trẻ em không phải là bệnh nên cứ để các em ăn uống thoải mái. 
C. Muốn tránh béo phì cần ăn uống hợp lí, điều độ, năng rèn luyện, vận động. 
D. Khi bị béo phì cần uống nhiều nước cho giảm cân. 
Câu 13: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước:

A. Nên chơi đùa gần hồ ao, sông suối, tập bơi ở nơi có người lớn. nên chấp hành tốt các
quy định về an toàn giao thông đường thủy, tập bơi ở nơi có người lớn và có phương tiện
cứu hộ.

B. Không nên chơi đùa gần hồ ao, sông suối, lội qua sông suối khi trời mưa lũ, giông bão.
Nên chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông đường thủy, tập bơi ở nơi có người
lớn và có phương tiện cứu hộ.

C. Không nên chơi đùa gần hồ ao, sông suối, tập bơi ở nơi có người lớn.
Câu 14: Nước có những tính chất gì?

a. Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng
nhất định.

b. Nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa
tan một số chất.

c. Cả hai ý trên.

ĐẶNG THỊ VÂN ANH


Câu 15: Không khí và nước có tính chất gì giống nhau:
A. Hòa tan một số chất. B. Không màu, không mùi.
C. Chảy từ cao xuống thấp D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Để phòng tránh tai nạn đuối nước trẻ nên tập bơi ở đâu?
A. Chỉ tập bơi ở nơi vắng người qua lại.
B. Chỉ tập bơi ở nơi ao, hồ, sông , suối có mực nước sâu.
C. Chỉ tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
D. Tất cả ý trên
Câu 17: Để phòng tránh tai nạn đuối chúng nước ta cần:
A. Chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối
B. Không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
C. Tập bơi, hoặc bơi ở bất cứ ở đâu chỉ cần có phương tiện cứu hộ.
D. Không cần đậy nắp các chum, vại, bể chứa nước
Câu 18: Tính chất nào sau đây là tính chất của nước:
A. Là chất khí, không màu, không mùi, không vị
B. Là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị
C. Là chất rắn trong suốt, không màu, không mùi, không vị
D. Là chất lỏng. có màu trắng đục, không mùi, không vị
Câu 19: Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành nước đá là hiện tượng gì?
A. Đông đặc
B. Ngưng tụ
C. Nóng chảy
D. Bay hơi
Câu 20: Hãy điền các từ sau đây vào chỗ (......) trong các câu dưới đây cho phù hợp.
Từ: Ngưng tụ, bay hơi, giọt nước, hơi nước, các đám mây
a) Nước ở sông, hồ, suối, biển thường xuyên bay hơi vào không khí.
b) Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên đám mây
c) Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.

ĐẶNG THỊ VÂN ANH


Câu 21: Tính chất nào sau đây không phải là của nước
A. trong suốt
B. có hình dạng nhất định
C. không mùi
D. hòa tan được một số chất
Câu 22: Để tránh tai nạn đuối nước, không nên:
A. Chơi đùa gần ao, hồ sông suối.
B. Chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông đường thủy.
C. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời giông bão.
D. Chỉ bơi và tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
Câu 23: Muốn phòng bệnh béo phì cần:
A. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
B. Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
C. Cả hai ý trên.
Câu 24: Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của ai?
A. Những người làm ở nhà máy nước.
B. Các bác sĩ.
C. Những người lớn.
D. Tất cả mọi người.
Câu 25: Nên làm gì để bảo vệ nguồn nước?
A. Uống ít nước đi.
B. Hạn chế tắm giặt.
C. Đổ rác đúng nơi quy định.
D. Chôn rác ở gần nguồn nước.

ĐẶNG THỊ VÂN ANH


Câu 26: Đâu không phải là tác hại của bệnh béo phì?
A. Có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
B. Có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
C. Có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao
D. Có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ
Câu 27: Thế nào là nước bị ô nhiễm?
A. Là nước không màu, có mùi, có vị chua
B. Là nước có màu, có mùi hôi, có chứa vi sinh vật gây bệnh hoặc các chất hòa tan có hại
cho sức khỏe
C. Cả hai đáp án trên
Câu 28: Ô nhiễm nguồn nước có thể gây nên những bệnh gì?
A. Bệnh viêm gan
B. Bệnh tả, lị, thương hàn
C. Bệnh tiêu chảy
D. Tất cả các loại bệnh trên
Câu 29: Nước bay hơi kém trong điều kiện nào?
A. Không khí ẩm
B. Nhiệt độ cao
C. Không khí khô
D. Thoáng gió
Câu 30: Tại sao chỉ nên đi bơi hoặc tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ?
A. Vì người lớn sẽ tạo cảm giác an toàn
B. Vì khi gặp sự cố tai nạn đuối nước sẽ nhận được sự giúp đỡ của người lớn và phương tiện
cứu hộ.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
Câu 31: Không nên bơi khi nào?
A. Khi chưa vận động cơ thể
B. Khi vừa ăn no hoặc khi quá đói
C. Cả hai đáp án trên

ĐẶNG THỊ VÂN ANH


Câu 32: Khi cho cát vào cốc nước và khuấy đều, ta thấy:
A. Cát không tan trong nước
B. Cát tan trong nước
C. Cát chỉ tan một phần trong nước
Câu 33: Ứng dụng nào trong thực tế liên quan đến tính chất “Nước chảy từ cao xuống
thấp”
A. Mặc áo mưa khi trời mưa
B. Sử dụng khăn để lau người sau khi tắm
C. Các mái nhà thường được làm nghiêng để nhanh thoát nước khi mưa
Câu 34: Nước thấm qua vật nào sau đây?
A. Áo mưa
B. Cái cốc nhựa
C. Cái khăn bông
Câu 35: Tại sao chúng ta phải bảo vệ nguồn nước?
A. Vì nước có vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất
B. Con người phải có nước mới sống được
C. Phải đảm bảo nguồn nước để phục vụ sinh hoạt hàng ngày
D. Tất cả đáp án đều đúng
Câu 36: Cho đường vào pha nước chanh là ưng dụng liên quan đến tính chất gì của
nước?
A. Nước có thể thấm qua một số vật
B. Nước có thể hòa tan một số chất
C. Nước chảy từ cao xuống thấp
Câu 37: Tại các khu vực có nhiều khói bụi và khí thải trong không khí, nước mưa có bị
nhiễm bẩn hay không?
A. Có
B. Không

ĐẶNG THỊ VÂN ANH

You might also like