Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

GIẢNG VIÊN: Ths. Lê Thị Thanh Hảo

Thành viên nhóm 7


STT HỌ VÀ TÊN MSV

1 Phạm Thị Quỳnh Anh 642917

2 Phạm Thị Thúy Hằng 645565

3 Lê Thị Hoàng Mai 646165

4 Bùi Thị Kiều Trang 642609

1
I. Khái niệm và phân loại trái phiếu
1. Khái niệm
- Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành
(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một
khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn
trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
2. Phân loại trái phiếu
a. Căn cứ vào đơn vị phát hành
* Trái phiếu chính phủ
- Do hính phủ, chính quyền địa phương phát hành.
- Mục đích:
+ Bù đắp thâm hụt ngân sách
+ Tài trợ cho các công trình công ích
+ Làm công cụ để điều hành chính sách tiền tệ
- Độ rủi ro thanh toán bằng 0
- Tính thanh khoản cao.
* Trái phiếu công ty
- Do các công ty phát hành để vay vốn
- Có độ rủi ro thanh toán cao hơn tái phiếu Chính Phủ
b. Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng
* TP vô danh (Bearer bond): là loại công cụ nợ được sở hữu bởi người nắm giữ,
không phải người chủ đăng ký. Tương tự với trái phiếu ghi danh, trái phiếu vô
danh cũng có ngày đáo hạn, lãi suất cụ thể và cho phép chuyển nhượng. Trên trái
phiếu không ghi tên người sở hữu, quyền sở hữu của nó là bất kỳ ai đang nắm giữ.
* TP ghi danh( Definitive Bond): được hiểu là loại trái phiếu có điền đầy đủ các
thông tin như tên, địa điểm của trái chủ (người sở hữu trái phiếu) trên chứng chỉ và
trên sổ của tổ chức phát hành. Hiểu một cách đơn giản, trái phiếu ghi danh là trái
phiếu có chứng nhận quyền sở hữu. Tên và thông tin của chủ sở hữu trái phiếu sẽ
được lưu lại trong hồ sơ của nhà phát hành trái phiếu.
2
c. Căn cứ vào phương thức trả lãi
* TP trả lãi trước (TP chiết khấu): Các trái phiếu không kèm lãi suất, không phải
thanh toán tiền lãi cho chủ sở hữu, nhưng được bán dưới mệnh, và thấp hơn nhiều
so với mệnh giá, để khi trái phiếu đáo hạn, chủ sở hữu sẽ kiếm được nhiều tiền hơn
nhiều so với số tiền phải bỏ ra.
* TP trả lãi sau ( TP triết khấu ): Là trái phiếu được bán (phát hành ) với giá thấp
hơn mệnh giá ban đầu của nó
* TP có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ
phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
* TP có lãi suất thả nổi: Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự
khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham
chiếu.
d. Căn cứ vào tính chất đảm bảo của TP
* TP tín chấp: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm
bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái
phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ
động. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền
chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định,
việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào
những thời điểm cụ thể xác định. Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu
được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp
ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó
* TP thế chấp: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể,
thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở
một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với
một tài sản cụ thể.
*TP bảo lãnh: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà
chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
* TP tín thác thế chấp: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành
thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm
tài sản bảo đảm.
e. Một số loại TP đặc thù

3
* TP tài khoản
*TP thu nhập: Trái phiếu thu nhập là thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản
thu cố định thường kỳ và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty
phát hành

II. Đặc điểm của trái phiếu


- Là giấy nợ dài hạn
- Người mua trái phiếu gọi là trái chủ (chủ nợ), không có quyền tham gia quản lý
tổ chức phát hành
- Trên tờ trái phiếu có ghi mệnh giá, lãi suất và kỳ hạn.
- Lãi suất thường cố định, lợi tức thường cố định, ít rủi ro
- Được ưu tiên trả nợ trước CĐ (CSH) khi công ty giải thể, thanh lý tài sản.
- Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu do luật quy định
III. Lợi tức và rủi ro của việc phát hành trái phiếu
1. Lợi tức
- Nhà đấu tư mua trái phiếu được hưởng lợi tức từ các nguồn sau:
a. Tiền lãi định kì
- Thường được trả 1 năm/lần hay nửa năm/lần. Số tiền lãi này được tính trên cơ sở
lãi suất cuống phiếu (coupon interest rate) được quy định trước nhân (x) với mệnh
giá trái phiếu.
C = c% x F
Ví dụ: trái phiếu mệnh giá 1 triệu đồng, lãi coupon 9% vậy hằng năm trái chủ nhận
được số tiền lãi là :
C = 9% x 1.000.000 = 90.000 đ
b. Chênh lệch giá:
- Là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua trái phiếu. Với loại trái phiếu có tính
thanh khoản cao, nhà đầu tư sẽ bán trái phiếu khi giá trái phiếu tăng và được hưởng
chênh lệch giá.

4
c. Lãi của lãi:
- Trong trường hợp nhà đầu tư lãnh tiền lãi định kì và tái đầu tư ngay, tiền lãi này
sẽ sinh ra lãi gọi là lãi tái đấu tư. Như vậy, sau một số năm nắm giữ trái phiếu, số
tiền lãi coupon được tái đầu tư sẽ mang lại cho trái chủ một khoản lợi tức tiềm
năng bao gồm lãi coupon và lãi tái đầu tư.
2. Rủi ro của đầu tư trái phiếu
- Trên thị trường chứng khoán, trái phiếu được đánh giá là loại hàng hóa ít rủi ro
nhất. Tuy nhiên, đầu tư vào trái phiếu vẫn có rủi ro, mặc dù mức độ rủi ro ít hơn so
với cổ phiếu. Sau đây là một số rủi ro điển hình có thể xảy ra với trái phiếu:
a. Rủi ro lãi suất
- Giá của một trái phiếu điển hình sẽ thay đổi ngược chiều với sự thay đổi của lãi
suất : khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu sẽ giảm; khi lãi suất giảm thì giá trái phiếu
sẽ tăng. Nếu người đầu tư phải bán trái phiếu trước khi nó đáo hạn trong điều kiện
lãi suất vốn tăng lên, thì người đầu tư đó sẽ bị lỗ vốn, tức là bán trái phiếu dưới giá
mua. Tất cả các loại trái phiếu, trừ trái phiếu có lãi suất thả nổi, đều phải chịu rủi ro
lãi suất.
b. Rủi ro thanh toán
- Rủi ro thanh toán còn gọi là rủi ro tín dụng, là rủi ro mà người phát hành một trái
phiếu có thể vỡ nợ, tức là mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc
của đợt phát hành. Trái phiếu Chính phủ được coi là được coi là không có rủi ro
thanh toán. Trái phiếu công ty khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau.
c. Rủi ro lạm phát
- Rủi ro lạm phát, còn gọi là rủi ro sức mua, phát sinh do sự biến đổi trong giá trị
dòng tiền mà mua một chứng khoán đem lại, do lạm phát, được đo lường bằng sức
mua.
Ví dụ : Nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất coupon là 7% nhưng tỉ lệ lạm
phát là 8% thì sức mua của dòng tiền này thực sự đã giảm sút.
- Trái phiếu có lãi suất thả nổi có rủi ro lạm phát ở mức thấp hơn, trong chừng mực
lãi suất phản ánh được tỉ lệ lạm phát dự đoán.
d. Rủi ro tỷ giá hối đoái

5
- Khi tỷ giá hối đoái thay đổi theo chiều hướng đồng tiền thanh toán trái phiếu bị
giảm giá thì nhà đâu tư nắm giữ loại trái phiếu này sẽ gặp phải rủi ro. Ví dụ như,
nếu trái phiếu được thanh toán bằng đồng Việt Nam, mà đồng Việt Nam lại giảm
giá so với đôla Mỹ, thì người đầu tư sẽ nhận được ít đôla Mỹ hơn. Đó là rủi ro tỷ
giá.
e. Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro thanh khoản tùy thuộc vào việc trái phiếu có dễ dàng được bán theo giá trị
hay gần với giá trị hay không. Thước đo chủ yếu đối với tính thanh khoản là độ lớn
khoảng cách giữa giá hỏi mua và giá chào bán trái phiếu mà nhà giao dịch yết lên.
Nếu người đầu tư định năm giữ trái phiếu cho tới khi đáo hạn thì rủi ro này không
quan trọng lắm.

IV. Các điều kiện để phát hành trái phiếu


- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi có đủ các điều kiện sau:
+ Là doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình sau: công ty cổ phần, công ty nhà
nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty
cổ phần theo quy định của Luât Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
+ Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi
vào hoạt động.
+ Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán.
+ Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi.
+ Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông
qua.

V. Thị trường trái phiếu Việt Nam


Thị trường trái phiếu Việt Nam hình thành từ những năm 1990 và bắt đầu phát
triển từ năm 2000. Trong giai đoạn từ 2011 đến nay, thị trường trái phiếu đã phát
triển mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu huy động vốn của Chính phủ, chính quyền địa

6
phương, các ngân hàng chính sách và doanh nghiệp. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt
động của thị trường trái phiếu được ban hành đầy đủ, đồng bộ từ cấp Luật, Nghị
định đến Thông tư hướng dẫn.
1. Thị trường trái phiếu Chính phủ
Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) đóng vai trò then chốt trên thị trường trái
phiếu, nhằm đáp ứng 2 mục tiêu (i) là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN và
(ii) là thị trường chuẩn cho thị trường tài chính. Theo đó, thị trường TPCP Việt
Nam đã từng bước phát triển để đảm nhiệm được cả 2 mục tiêu này.
- Về mục đích phát hành: TPCP do Bộ Tài chính phát hành nhằm mục đích huy
động vốn cho NSNN.
- Về kế hoạch phát hành: Kế hoạch phát hành TPCP được Kho bạc Nhà nước công
bố hàng năm. Ngoài ra, tại thời điểm đầu quý, KBNN công bố khối lượng phát
hành dự kiến trong quý chia theo từng kỳ hạn để các nhà đầu tư chủ động bố trí
nguồn vốn tham gia vào các phiên phát hành TPCP.
- Về phương thức phát hành: TPCP được phát hành theo các phương thức (i) đấu
thầu (ii) bảo lãnh (iii) bán lẻ. Sau khi phát hành, TPCP được đăng lý, lưu ký tại
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và niêm yết, giao dịch tại Sở GDCK nhằm tăng
tính thanh khoản của trái phiếu. Hiện tại, chủ yếu TPCP được phát hành theo hình
thức đấu thầu tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
- Về nhà tạo lập thị trường: Nhà tạo lập thị trường là đối tượng duy nhất được
tham gia vào các phiên phát hành TPCP, trái phiếu chính phủ bảo lãnh theo
phương thức đấu thầu để mua trái phiếu cho chính mình hoặc mua cho khách hàng.
Hàng năm, Bộ Tài chính đánh giá, xếp hạng về mức độ tham gia của nhà tạo lập thị
trường theo các tiêu chí: (i) tình hình tài chính doanh nghiệp, (ii) sự tham gia trên
thị trường sơ cấp (iii) sự tham gia trên thị trường thứ cấp. Căn cứ vào báo cáo của
nhà tạo lập thị trường , cơ sở dữ liệu, các tiêu chí xếp hạng và tỷ trọng đánh giá của
từng tiêu chí đã công bố, Bộ Tài chính thực hiện đánh giá và xếp hạng nhà tạo lập
thị trường. Kết quả đánh giá, xếp hạng nhà tạo lập thị trường được công bố trên
trang tin điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng
khoán.
2. Thị trường trái phiếu chính phủ bảo lãnh
Thị trường trái phiếu Chính phủ bảo lãnh là kênh huy động vốn cho (i) các doanh
nghiệp (ii) ngân hàng chính sách của nhà nước và (iii) tổ chức tài chính, tín dụng

7
thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Điều 32, Điều 33
của Luật Quản lý nợ công.
- Hiện tại, đối tượng phát hành TPCPBL chủ yếu trên thị trường trong nước là
Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn từ
phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh được sử dụng để thực hiện các chương
trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước.
Về phương thức phát hành:
+ Doanh nghiệp phát hành TPCPBL theo phương thức: đấu thầu, bảo lãnh, đại lý,
bán lẻ (chỉ đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng). Việc tổ chức phát
hành TPĐCPBL của doanh nghiệp thực hiện theo quy định về phát hành trái phiếu
doanh nghiệp.
+ Các NHCS phát hành TPĐCPBL theo phương thức đấu thầu, đại lý và được áp
dụng quy trình, thủ tục về phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu, đại lý để
phát hành TPĐCPBL.
Hiện tại, các NHCS chỉ thực hiện phát hành TPĐCPBL theo phương thức đấu thầu
tại Sở GDCK Hà Nội; theo đó, chỉ có thành viên đấu thầu được tham gia vào các
phiên phát hành TPĐCPBL theo phương thức đấu thầu, thành viên đấu thầu có thể
mua cho chính mình hoặc mua cho khách hàng. TPĐCPBL sau khi phát hành được
đăng lý, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán và niêm yết, giao dịch tại Sở
GDCK.
3. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương
- Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương là kênh huy động vốn cho chính
quyền địa phương.
- Về mục đích phát hành: Trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành để
đầu tư cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
- Về phương thức phát hành: TPCQĐP được phát hành theo phương thức: đấu
thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành. Hiện tại, các địa phương thường phát hành trái
phiếu theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành. Sau khi phát hành, TPCQĐP
được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán và được niêm yết, giao
dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo yêu cầu của chủ thể phát hành.
4. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

8
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp để
phát triển sản xuất kinh doanh. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo 2
hình thức, gồm (i) phát hành ra công chúng (ii) phát hành riêng lẻ.
- Đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ:
+ Mục đích phát hành: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để (i) Đầu tư cho các
chương trình, dự án (ii) Tăng quy mô vốn hoạt động (iii) Tái cơ cấu nợ.
+ Về phương thức phát hành: trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo một
trong ba phương thức: đấu thầu, bảo lãnh; bán lẻ (chỉ đối với doanh nghiệp phát
hành là tổ chức tín dụng).
- Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, điều kiện chào bán, hồ
sơ đăng ký chào bán thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán, Nghị định
58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Chứng khoán và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và Nghị định 60/2014/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

You might also like