Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(1): 33-42

DOI:10.22144/ctu.jsi.2016.019
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌ NH LÊN MEN GIẤM VANG KHOAI LANG TÍM
(Ipomoea batatas L.) VÀ ỔN ĐINH
̣ ANTHOCYANIN, HOẠT TÍ NH CHỐNG OXY HOÁ
TRONG QUÁ TRÌ NH TỒN TRỮ
Nguyễn Thị Mỹ Tuyền, Lê Ngọc Vỉnh, Ngô Văn Tài và Nguyễn Minh Thủy
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ

ABSTRACT
Thông tin chung:
Ngày nhận: 05/08/2016 The study was conducted to optimize the parameters for acetic fermentation from purple
Ngày chấp nhận: 24/10/2016 sweet potato with the presence of Acetobacter aceti. Different parameters for acetic acid
production including ethanol concentration (37% v/v), sugar concentration (2575
Title: g/L) and bacterial density (104106 cell/mL) in the must were optimized using a Box-
Optimization of Behnken design. The stability of anthocyanin and antioxidant activity of wine vinegar
parameters during vinegar which was further supplemented with ascorbic acid and citric acid at the concentration
alcohol fermentation stage ranging from 0.25 to 0.75 mg/L, was evaluated during storage at ambient temperature.
and its storage stability The optimum conditions that resulted in the highest acetic acid concentration (4.275%)
were found to be ethanol concentration of 5.5% (v/v), sugar concentration of 56.5 (g/L),
Từ khóa: and bacterial density of 105 cell/mL. The vinegar fermentation was conducted under
Acetobacter aceti, giấm optimum conditions to verify the obtained model. The experimental value was in
vang, khoai lang tím, lên agreement with the predicted value, thus indicating suitability of the model to estimate
men, tố i ưu hó a the parameters for acetic fermentation from purple sweet potato wine. With the time of
storage, a decrease in anthocyanin content and antioxidant activity was observed. Citric
acid supplementation of 0.05% could improve the stability of anthocyanin content and
Keywords: antioxidant activity during storage.
Acetobacter aceti, wine
vinegar, purple sweet TÓM TẮT
potato, fermentation, Nghiên cứu được thực hiện nhằ m tố i ưu hó a cá c thông số cho quá trı̀ nh lên men acid
optimization acetic từ khoai lang tı́ m với sự hiện diện của vi khuẩn Acetobacter aceti. Các thông số
củ a quá trı̀ nh lên men bao gồ m nồng độ ethanol (3 - 7% v/v), nồng độ đường (25 - 75
g/L) và mật số vi khuẩn (104 - 106 tế bào/mL) trong di ̣ch lên men được tối ưu hóa bằng
phương phá p bố trı́ thı́ nghiệm theo mô hı̀ nh Box-Behnken. Sự ổn định của anthocyanin
và hoạt tı́ nh chống oxy hóa của giấ m vang có bổ sung acid ascorbic và acid citric (nồng
độ 0,25 - 0,75 mg/L) và được tồ n trữ ở nhiệt độ phòng được đánh giá trong thời gian tồn
trữ. Các điều kiện lên men tối ưu cho nồng độ acid acetic cao nhấ t (4,275%) được xá c
đi ̣nh với nồng độ ethanol 5,5% v/v, nồng độ đường 56,5 (g/L) và mật độ vi khuẩn 105 tế
bào/mL. Quá trı̀ nh lên men cũng đã được tiến hành trong điều kiện tối ưu nhằ m kiểm
đi ̣nh mô hình. Các giá trị thực nghiệm tương đồng với giá tri ̣ dự đoán đã cho thấ y sự
phù hợp của mô hình để dự đoá n các thông số cho quá trı̀ nh lên men acid acetic từ rượu
vang khoai lang tím. Trong thời gian tồ n trữ, hà m lượng anthocyanin và hoạt tı́ nh chố ng
oxy hó a củ a giấ m vang giả m. Việc bổ sung acid citric 0,05% đã giú p ổn định được hà m
lượng anthocyanin và hoạt tı́ nh chố ng oxy hó a trong thời gian tồ n trữ.

Trích dẫn: Nguyễn Thị Mỹ Tuyền, Lê Ngọc Vỉnh, Ngô Văn Tài và Nguyễn Minh Thủy, 2016. Tối ưu hóa
quá trı̀nh lên men giấm vang khoai lang tím (Ipomoea batatas L.) và ổ n đinh
̣ anthocyanin, hoa ̣t
tı́nh chố ng oxy hoá trong quá trı̀nh tồ n trữ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số
chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 1): 33-42.

33
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(1): 33-42

1 GIỚI THIỆU 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP


Khoai lang là một trong năm loại lương thực NGHIÊN CỨU
quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển và 2.1 Nguyên liệu
góp phần đảm bảo an ninh lương thực (Oke và
Giống khoai lang tím Nhật (Nhật tím HL491)
Workneh, 2013). Khoai lang tím cung cấ p nhiều
thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như tinh bột,
được làm sạch và tồn trữ trong kho mát với nhiệt
protein, các acid amin, vitamin A, B, C, E và hơn
độ khoảng 18oC. Giống nấm men: dòng nấm men
10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết khác như calci,
Saccharomyces cerevisiae phân lập từ rượu vang
kẽm, sắt, magiê, kali, natri, phosphor, ... Đă ̣c biê ̣t,
khóm (Nguyễn Văn Thành và ctv., 2013). Môi
khoai lang tím còn chứa nhiều hợp chất chống oxy
trường tăng sinh nấm men được sử dụng là môi
hóa mạnh như phenol, anthocyanin, anthocyanidin,
trường PG (Potato Glucose) có bổ sung khoáng
… giúp bảo vê ̣ các lipoprotein tỷ tro ̣ng thấ p khỏi
(khoai tây 200 g, glucose 20 g, (NH4)2SO4 2 g,
các quá trı̀nh oxy hóa, loa ̣i bỏ gố c tự do, ngăn ngừa
KH2PO4 1 g, nước cất vừa đủ 1000 mL (Lương
ung thư, cải thiện chức năng thị giác, ức chế kết tu ̣
Đức Phẩm, 2005). Giống vi khuẩn sử du ̣ng cho quá
tiểu cầu và nhiề u chức năng sinh lý khác (Kano et
trı̀nh lên men giấ m vang là vi khuẩn Acetobacter
al., 2005).
aceti (ATCC, Mỹ) và đươ ̣c tăng sinh trong môi
Việc chế biế n sản phẩ m giấ m vang từ khoai trường (Glucose–Yeast extract–Calcium
lang tım ́ nhằ m đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị carbonate).
sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào ở Đồng bằng 2.2 Phương pháp nghiên cứu
sông Cửu Long và cũng là một trong những giải
2.2.1 Chuẩn bị di ̣ch rượu vang khoai lang tı́ m
pháp nâng cao thu nhập cho người trồng khoai lang
tı́m. Bên ca ̣nh đó, giấm có tác dụng kháng khuẩn, Khoai lang tím đươ ̣c phân tı́ch chấ t lươ ̣ng ban
chống oxy hóa, trị bệnh tiểu đường, điều trị khối u, đầ u (hàm lươ ̣ng ẩ m, anthocyanin, tinh bô ̣t). Khoai
chống béo phì, phòng chống các bệnh về tim mạch, đươ ̣c hấp chín, sau đó xay nhuyễn với tỷ lệ nước
giảm huyết áp, giảm cholesterol (Budak et al., bổ sung và khoai là 2:1. Sử dụng chế phẩm enzyme
2014). Trong quá trı̀nh chế biế n sản phẩ m giấ m α-amylase (Novozyme, 132,5 U/g) cho quá trình
vang khoai lang tı́m, giai đoa ̣n lên men giấ m đóng dịch hóa với nồng độ 0,05%, nhiệt độ dịch hóa
vai trò đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng và phu ̣ thuô ̣c vào nhiề u 80oC trong 40 phút. Thực hiện quá trình đường hóa
yế u tố như hàm lươ ̣ng ethanol, hàm lươ ̣ng đường bằng enzyme glucoamylase (Novozyme,
ban đầ u và mâ ̣t số vi khuẩ n hiê ̣n diê ̣n trong dich
̣ lên Amyloglucosidase 296,5 U/g) với nồng độ 0,1%,
men, nhiê ̣t đô ̣ lên men… (Qiu et al., 2015). Đồ ng nhiệt độ kiểm soát là 60oC trong 120 phút (Huỳnh
thời, hơ ̣p chấ t anthocyanin trong sản phẩ m giấ m Văn Vũ và Nguyễn Minh Thủy, 2014). Sau đó, hỗn
vang rất dễ bị oxy hóa trong nhiều điều kiện môi hơ ̣p sau khi thủy phân đươ ̣c lọc và thu nhâ ̣n dịch
trường khác nhau như nhiê ̣t đô ̣, ánh sáng, đô ̣ pH đường. Dịch khoai lang được điều chỉnh bằng acid
của sản phẩ m (Lê Ngọc Tú và ctv., 2003), dẫn đế n citric đến pH 4,5 và sử dụng đường saccharose để
chấ t lươ ̣ng sản phẩ m giấ m vang dễ bi ̣ biế n đổ i nâng oBrix lên 22% nhằ m ta ̣o điề u kiê ̣n tố t cho
trong thời gian tồ n trữ. Mô ̣t số nghiên cứu đã đươ ̣c nấ m men hoa ̣t đô ̣ng trong giai đoa ̣n lên men rươ ̣u.
thực hiê ̣n nhằ m cải thiê ̣n đô ̣ bề n của anthocyanins Nấm men Sacchromyces cerevisiae được hoạt hóa
trên sản phẩ m từ rau quả thông qua bổ sung các và bổ sung vào dich ̣ đường ở mật số 106 tế bào/mL
phu ̣ gia khác nhau như acid, muố i, đường, chấ t nhũ (Nguyễn Văn Thành và ctv., 2013). Quá trình lên
hóa và các hơ ̣p chấ t phenol khác (Rein and men rươ ̣u kết thúc sau khoảng 10 ngày (nồng độ
Heinonen, 2004; Brenes et al., 2005). Tuy nhiên, rượu khoảng 10% v/v). Sau thời gian lên men rươ ̣u
những nghiên cứu về các tác chấ t có khả năng ổ n dich ̣ lên men đươ ̣c chiế t rút, loa ̣i bỏ că ̣n bã (tế bào
đinḥ anthocyanins trong sản phẩ m giấ m vang khoai nấ m men) và chuẩ n bi ̣ cho quá trı̀nh lên men giấ m
lang tım ́ vẫn chưa đươ ̣c thực hiê ̣n. Vı̀ vâ ̣y, nghiên tiế p theo.
cứu này đươ ̣c thực hiê ̣n nhằ m mu ̣c tiêu tố i ưu hóa 2.2.2 Bố trí thí nghiê ̣m tố i ưu hó a quá trı̀ nh
các thông số của tiến trı̀nh lên men giấ m vang lên men giấ m vang khoai lang tı́ m
khoai lang tı́m, sử du ̣ng mô hı̀nh bề mă ̣t đáp ứng,
chọn lựa tác nhân thı́ch hơ ̣p bảo vệ anthocyanin và Rượu sau khi lên men được pha loãng thành
duy trì hoạt tính sinh học sản phẩm giấm vang các nồng độ khác nhau, sau đó bổ sung vào dịch
khoai lang tím. lên men hàm lượng đường và mật số vi khuẩn như
bố trí thí nghiệm để thực hiện quá trình oxy hóa
ethanol thành acid acetic.

34
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(1): 33-42

Quá trı̀nh lên men giấ m vang khoai lang tı́m từ hàm lượng đường saccharose bổ sung (X2) và mật
dich
̣ rươ ̣u đươ ̣c thực hiê ̣n ở nhiê ̣t đô ̣ phòng. Thí số vi khuẩn A.aceti (X3). Mỗi nhân tố được thực
nghiệm được thực hiện với 3 nhân tố bao gồm: hiện với 3 mức độ (Bảng 1).
hàm lượng ethanol trong dịch rượu lên men (X1),
Bảng 1: Các nhân tố và mức đô ̣ khảo sát trong thı́ nghiêṃ theo mô hın
̀ h Box-Behnken
Mức đô ̣
Ký hiêụ Nhân tố Đơn vi ̣
-1 0 1
X1 Hàm lượng ethanol % v/v 3 5 7
X2 Hàm lượng đường g/L 25 50 70
X3 Mật số vi khuẩn tế bào/mL 104 105 106
Mô hình Box-Behnken được bố trí để tìm ra 2.3 Các phương pháp phân tích
điểm tối ưu với 6 điểm trung tâm (Bảng 2). Tổng 2.3.1 Phân tích hàm lượng acid tổng số (tı́ nh
số nghiệm thức đươ ̣c thực hiê ̣n gồ m có 18 nghiê ̣m theo acid acetic)
thức (trong đó có 6 điểm trung tâm). Các thông số
Hàm lươ ̣ng acid tổ ng số đươ ̣c phân tı́ch bằ ng
của quá trı̀nh lên men giấ m vang tı́m đươ ̣c tố i ưu
phương pháp chuẩ n đô ̣ với dung dịch NaOH 0,1N.
hóa dựa trên chı̉ tiêu nồ ng đô ̣ acid acetic ta ̣o ra
Độ acid toàn phần theo phần trăm được tính theo
trong sản phẩ m giấ m vang. Sản phẩ m giấ m vang
công thức: % . . 100/ (với n là số mL
khoai lang tı́m cũng đươ ̣c phân tı́ch hàm lươ ̣ng
NaOH 0,1 N dùng chuẩn độ V mL dịch thử, V là
anthocyanins, khả năng khử gố c tự do DPPH.
thể tích mẫu thử (mL), K là hệ số tương ứng với
Bảng 2: Bố trı́ thı́ nghiêm
̣ theo mô hın
̀ h Box- từng loại acid, K của acid acetic là 0,006).
Behnken 2.3.2 Phân tích hàm lượng anthocyanin
STT X1 X2 X3 (phương pháp pH vi sai)
1 -1 0 0 Hàm lươ ̣ng acid tổ ng số đươ ̣c phân tı́ch bằ ng
2 1 0 1 phương pháp pH vi sai (Huỳnh Thị Kim Cúc và
3 1 -1 0 ctv., 2005). Mẫu được pha loãng trong hai dung
4 -1 0 -1 dịch đệm: đệm kali clorua 0,025 M (pH=1.0) và
5 0 0 0 đệm natri acetate 0,4M (pH=4.5). Mẫu đo độ hấp
6 0 0 0 thu bằng máy đo quang phổ được thực hiện ở bước
7 0 1 -1 sóng 520 nm và 700 nm.
8 0 0 0
9 1 1 0 Lươ ̣ng anthocyanin đươ ̣c tı́nh theo công
. . .
10 0 0 1 thức: (g).
.
11 0 0 0
12 -1 0 1 Trong đó: A = (A520nm.pH=1 – A700nm.pH=1) -
13 -1 1 0 (A520nm.pH= 4,5 – A700nm.pH= 4,5) (với A520nm, A700nm:
14 0 1 1 Độ hấp thụ tại bước sóng 520 và 700 nm, ở pH=1
15 0 0 0 và pH=4,5); a: lượng anthocyanin (g); M: khối
16 0 -1 -1 lượng phân tử của anthocyanin, được biểu diễn qua
17 1 0 -1 cyanidin 3- glucozide (449,2 g/mol); l: chiều dày
18 0 0 0 cuvet (1 cm); K: độ pha loãng; V: thể tích dịch
chiết (L);  : hệ số hấp thụ phân tử, (25,740 mol-1
2.2.3 Khảo sá t khả năng ổ n đi ̣nh hợp chấ t cm-1 tại λ = 520 nm).
anthocyanins và khả năng khử gố c tự do DPPH Hàm lươ ̣ng anthocyanin (%) = a × 100% / [m ×
củ a giấ m vang khoai lang tı́ m trong quá trı̀ nh tồ n (100– w) × 10-2]
trữ
Trong đó, a: lượng anthocyanin (g); m: khối
Giấm vang thu nhâ ̣n sau quá trı̀nh lên men được lượng nguyên liệu ban đầu (g); w: độ ẩm nguyên
bổ sung các tác nhân bảo quản là acid citric, acid liệu (%).
ascorbic với các liều lượng thay đổi (0,025 -
2.3.3 Phân tích hoạt tính chống oxy hóa
0,075% w/v) và mẫu đố i chứng (không bổ sung tác
DPPH
chấ t). Sau đó, giấ m vang đươ ̣c rót chai và thanh
trùng ở nhiê ̣t đô ̣ 85oC trong 1 phút (Joshi, 2016). Hoa ̣t tı́nh chố ng oxy hóa của sản phẩ m đươ ̣c
Sản phẩ m đươ ̣c bảo quản trong chai thủy tinh ở phân tıć h dựa trên khả năng loa ̣i bỏ gố c tự do
điều kiện nhiệt độ môi trường (28 - 30oC). DPPH (Chun et al., 2014). Pha 7,9 mg DPPH trong

35
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(1): 33-42

200 mL methanol 80% trong bóng tối. Cho 50 µL làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm. Đặc biệt,
dịch chiết vào 2,95 mL dung dịch DPPH, lắc đều anthocyanin có khả năng chống oxy hóa cao hơn cả
rồi để yên trong 30 phút. Độ hấp thu quang học vitamin C và vitamin E (Bagchi et al., 1998) nên
được đo ở bước sóng 517 nm. Khả năng khử gốc tự lượng anthocyanin này có tác động tích cực đến giá
do DPPH được xác định theo công thức: %DPPH = trị dinh dưỡng của sản phẩm.
1
. 100. Trong đó: Acontrol là độ hấp thu Bảng 3: Thành phầ n hóa ho ̣c (%) của khoai
lang tı́m Nhâ ̣t thu hoạch tại huyện Bình
quang học của mẫu trắng không chứa dịch chiết và
Tân, tỉnh Vĩnh Long
A1 là độ hấp thu quang học của mẫu có chứa dịch
chiết. Thành phầ n Hàm lươ ̣ng
2.4 Phương pháp xử lý số liệu Độ ẩm (%) 68,69±0,02*
Tinh bột (%) 20,75±0,63
Các dữ liệu thu thâ ̣p đã được tính toán, phân Đường khử (%) 7,25±0,69
tích thống kê và sử du ̣ng phương pháp mô hı̀nh bề Anthocyanin (mg/100g) 63±10
mặt đáp ứng, trên cơ sở xây dựng mô hình toán học
Ghi chú: * Độ lệch chuẩn (STD) của giá trị trung bình
bậc hai phù hợp được đề xuất bằng phần mềm
STATGRAPHIC Centurion XV.I. Tương quan Rươ ̣u vang khoai lang tım ́ có hàm lươ ̣ng
giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, phương ethanol và đường tương ứng là 10,17% v/v và 11,2
trı̀nh hồi quy đa thức được áp dụng. Mô hình toán g/L sau thời gian lên men rươ ̣u 10 ngày, đây là
học bậc hai trong phương trình 1 được đề xuất: nguồ n cơ chấ t cho quá trı̀nh lên men acid acetic
tiế p theo (Bảng 4). Đồ ng thời, hàm lươ ̣ng
k k k anthocyanin trong rươ ̣u cũng tồ n ta ̣i khá cao (23
Y bo   bi X i   bii X i2   bij X i X j  e (1)
i 1 i 1 i 1 mg/100 mL), cho thấ y nguồ n nguyên liê ̣u cho quá
trı̀nh sản xuấ t giấ m mang cả giá tri ̣ về chấ t lươ ̣ng
Trong đó: Y là biến phụ thuộc (Brix, hàm và cảm quan.
lượng đường khử), bo là hệ số chặn, bi (i = 1, 2,…,
k) là hệ số phương trình bậc 1, bijlà hệ số tương tác, Bảng 4: Thành phầ n hóa ho ̣c của rươ ̣u khoai
biilà hệ số phương trình bậc 2 của biến Xi và e là sai lang tı́m Nhâ ̣t sau 10 ngày lên men
số ngẫu nhiên. Thành phầ n Giá tri ̣
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN Hàm lươ ̣ng ethanol (%v/v) 10,17±0,72*
Hàm lươ ̣ng đường (g/L) 11,2±0,6
3.1 Thành phầ n hóa ho ̣c của khoai lang tı́m Hàm lươ ̣ng anthocyanin
và rươ ̣u khoai lang tı́m (mg/100mL) 23±1
Chất lượng nguồn nguyên liệu ban đầu có ảnh Ghi chú: *Độ lệch chuẩn (STD) của giá trị trung bình
hưởng rất lớn đến chấ t lươ ̣ng sản phẩm giấm vang
khoai lang tím. Thành phầ n hóa ho ̣c của khoai lang 3.2 Tối ưu hóa quy trình chế biến giấm
tı́m đươ ̣c trı̀nh bày ở Bảng 3. vang khoai lang tím

Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng ẩm Các nhân tố hàm lượng ethanol (X1), hàm
trong khoai lang tím khá cao (68,69%). Hàm lượng lượng đường bổ sung (X2) và mật số vi khuẩn A.
tinh bột trong phần thịt củ là 20,75% (7,25% là aceti (X3) đề u có ảnh hưởng đến hàm lượng acid
hàm lượng đường khử). Với hàm lượng tinh bột acetic sinh ra trong quá trình lên men giấm. Kết
này, một hàm lượng đường lớn có thể tạo ra nhờ quả phân tích thố ng kê thể hiện ở Bảng 5 cho thấy
vào quá trình thủy phân tinh bột bằng hệ enzyme ảnh hưởng của từng biến đô ̣c lâ ̣p riêng lẽ (X1, X2,
amylase. Hàm lượng anthocyanin trong khoai lang X3), giá trị bậc hai (X12, X22, X32) và hay tương tác
tím cao chiếm đến 0,06%, là sắc tố tự nhiên rất tốt, (X2X3) đề u thể hiện có ý nghĩa (p<0,05) khi tham
gia vào mô hình.
Bảng 5: Kết quả phân tích thống kê ANOVA mức độ ý nghĩa của các hệ số hồi quy cho hàm lượng
acid acetic
Nguồn Tổng bình phương Bậc tự do Bình phương trung bình Tỷ số F Giá trị P
X1 18,037 1 18,037 260,930 0,000
X2 3,002 1 3,002 43,430 0,000
X3 3,208 1 3,208 46,400 0,000
X12 53,710 1 53,710 776,980 0,000
X22 14.922 1 14,922 215,860 0,000
X2X3 3,101 1 3,101 44,860 0,000
X32 17,235 1 17,235 249,320 0,000

36
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(1): 33-42

Mô hình tương quan xây dựng từ thí nghiệm đã định tương quan R2=0,972 (Hình 1). Đồ thi ̣ bề mă ̣t
thỏa điều kiện với thông số R2 cao (R2=97,27%) và đáp ứng thể hiện tác động của hàm lượng ethanol,
giá trị Adjusted (Adj.) R2 đạt 96,85%. Trong đó, mật số vi khuẩn đối với hàm lượng acid acetic sinh
khoảng 2,7% tổng số biến không được giải thích ra khi hàm lượng đường saccharose bổ sung là 50
bằng mô hình này. Mặt khác, giá trị hệ số xác định g/L (Hình 2). Hàm lượng ethanol trong dịch lên
tương quan R2 của mô hình còn thể hiện sự tương men từ 5 - 6% v/v sẽ cho hàm lượng acid acetic ta ̣o
thích cao giữa các giá trị thực nghiệm và các giá trị thành cao. Trong môi trường đủ ethanol (5 – 13%)
dự đoán. Mô hình tương quan đươ ̣c đánh giá tốt thì sản phẩm chủ yếu là acid acetic và nồng độ quá
khi hệ số xác định tương quan R2 lớn hơn 0,8 cao hoặc quá thấp đều không có lợi (Lương Đức
(Guan và Yao, 2008). Như vậy, mô hình hồi quy đa Phẩm, 2010). Nồng độ rượu thấp sẽ kích thích sự
chiều mô tả mối quan hệ giữa hàm lươ ̣ng acid sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn acetic, nồng
acetic sinh ra và các biến độc lập đươ ̣c thiết lập độ ethanol cao sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn
(phương trı̀nh 2). acetic và một phần rượu không được oxy hóa thành
giấm. Nghiên cứu của Du Toit và Pretorius (2002)
Hàm lượng acid acetic (%) = -39,2939 + đã chỉ ra rằng, vi khuẩn Acetobacter aceti có khả
4,9245 X1 + 0,0659 X2 + 10,8231 X3 - 0,4491 X12 - năng sống sót tốt trong môi trường có hàm lượng
0,0015 X22 + 0,0203X2 X3 - 1,1474X32 (2) ethanol lên đế n khoảng 10 - 14% v/v. Tuy nhiên,
Trong đó: X1 là hàm lượng ethanol (% v/v), X2 còn nhiều yếu tố phụ thuộc khác như nhiệt độ, pH
là hàm lượng đường bổ sung (g/L) và X3 là số bậc và hàm lượng oxy. Một nghiên cứu khác của Gullo
lũy thừa của mật số vi khuẩn A. aceti (tế bào/mL). et al. (2006) cũng cho thấy, phần lớn các chủng vi
khuẩn acetic được phân lập có khả năng sinh
Mức độ tương thích giữa hàm lượng acid acetic trưởng trong môi trường có hàm lượng ethanol là
thực nghiệm và dự đoán theo trình hồi quy 1 đã 5% v/v, một số ít có thể phát triển trong môi trường
được tìm thấy: y = 0,978x + 0,049 với hệ số xác có hàm lượng ethanol là 10% v/v.
5
Hàm lượng acid acetic

4
dự đoán (%)

y = 0,978x + 0,049
R² = 0,972
3

0
0 1 2 3 4

Hàm lượng acid acetic thực nghiệm (%)

Hình 1: Tương quan giữa hàm lượng acid acetic thực nghiệm và dự đoán theo phương trình 2

37
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(1): 33-42

Hình 2: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng ethanol và mật số vi khuẩn đến hàm lượng acid sinh ra
(hàm lượng đường bổ sung 50 g/L)

Bên ca ̣nh đó, mâ ̣t số vi khuẩ n ít hoặc nhiều hơn Mă ̣t khác, đường là nguồn carbon tuyệt vời cho
lượng vi khuẩn cần thiết đều có khuynh hướng cản vi khuẩn acid acetic nhưng lại là rào cản đối với sự
trở quá trình lên men. Do đó, khi bổ sung mật số vi phát triển của chúng khi nồng độ quá cao (Gullo et
khuẩn trong khoảng 105 (tế bào/mL) sẽ cho hiệu al., 2006). Với hàm lượng đường bổ sung từ 50 -
quả lên men tốt hơn hai mức độ bố trí còn lại. 60 g/L, hàm lượng acid acetic sinh ra sẽ đa ̣t mức
cao và giảm dầ n về hai biên của bề mă ̣t đáp ứng
(Hình 3).

Hình 3: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng ethanol và hàm lượng đường bổ sung đến hàm lượng acid
sinh ra (mật số vi khuẩn 105 tế bào/mL)

Từ mô hı̀nh được xây dựng, các thông số tố i ưu tı́nh theo phương trı̀nh 2. Sản phẩm giấm vang
của quá trı̀nh lên men giấ m để hàm lượng acid khoai lang tím có hàm lượng acid acetic khoảng
acetic sinh ra đạt được giá tri ̣ cực đa ̣i đã đươ ̣c tı́nh 4,275%, thỏa mãn tiêu chuẩ n của sản phẩm giấm
toán và thể hiê ̣n ở Bảng 6. Đồ ng thời, các thông số của FAO (hàm lượng acid acetic > 4%). Kế t quả
tố i ưu đươ ̣c ứng du ̣ng vào quá trın ̀ h thực nghiê ̣m kiểm định T-test cho thấy không có sự khác biệt về
cho kế t quả lên men tố t. Hàm lươ ̣ng acid acetic mặt ý nghĩa giữa hàm lượng acid tối ưu và thực
sinh ra (thực nghiê ̣m) tương đồ ng với giá tri ̣ ước nghiệm.
Bảng 6: Giá trị dự đoán và thực nghiệm của các nhân tố trong giấm vang khoai lang tím
Nhân tố Giá trị tối ưu Giá trị thí nghiệm
Hàm lượng ethanol (%v/v) 5,5 5,5
Hàm lượng đường bổ sung (g/L) 56,5 56,5
Mật số vi khuẩn (tế bào/mL) 105 105
Hàm lượng acid acetic sinh ra (%) 4,275 4,250

38
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(1): 33-42

3.3 Ảnh hưởng của các tác nhân bổ sung tan trong nước. Do tham gia một loạt các phản ứng
đế n sự ổ n đinh
̣ hàm lươ ̣ng anthocyanin và hoa ̣t trên nên các hợp chất polyphenol giảm xuống
tı́nh chố ng oxy hóa của giấm vang khoai lang nhanh chóng kéo theo giảm một lượng đáng kể
tı́m thành phẩm hàm lượng anthocyanin trong sản phẩm (Lê Ngọc
3.3.1 Vitamin C Tú và ctv., 2003).

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vitamin C Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C
đến khả năng duy trì màu sắc giấm vang khoai lang đóng vai trò khác nhau đến sự ổn định màu cho
tím được thể hiện ở Hình 4. thực phẩm (Özkan et al., 2002). Một số nghiên cứu
cho rằng viatmain C có đóng vai trò bảo vệ
Hàm lượng anthocyanin giảm trong thời gian anthocyanins. Sự hiện diện của vitamin C và
tồ n trữ 34 ngày đã đươ ̣c ghi nhâ ̣n, từ 1850 mg/L flavonol có tác dụng ổn định anthocyanins
giảm xuố ng còn khoảng 300 - 600 mg/L đố i với (Shrikhande và Francis, 1974) do vitamin C cạnh
các mẫu bổ sung vitamin C ở các nồ ng đô ̣ khác tranh với anthocynins để tham gia các phản ứng
nhau. Nồng độ vitamin C sử dụng càng cao thì hàm ngưng tụ và kết quả cho thấy sự ổn định của
lượng anthocyanin trong sản phẩm còn lại càng ít acylated anthocyanins tăng với sự hiện diện của
và thấ p hơn so với mẫu đối chứng (khoảng 1192 vitamin C (Del Pozo-Insfran et al., 2004). Ngoài
mg/L). Đồ ng thời chúng ta có thể quan sát thấ y ra, vitamin C còn được biết là đóng vai trò ức chế
màu tự nhiên ban đầu của giấm bi ̣ biế n đổ i chuyển sự phân hủy anthocynins do enzyme (Talcott et al.,
thành màu vàng nhe ̣ hơi nâu. Như vậy vitamin C 2003). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy
không thực sự hỗ trơ ̣ sự ổ n định màu anthocyanin rằng acid ascorbic làm giảm tính ổn định của sắc tố
hiện diện trong sản phẩm. Sự suy giảm nhanh hàm anthocyanins (Poei-Langston và Wrolstad, 1981;
lượng anthocyanin trong thời gian bảo quản có thể Duangmal et al., 2004) hoặc tốc độ phân hủy
là do vitamin C làm thoái hóa màu anthocyanin anthocyanins tăng khi có sự hiện diện của vitamin
(Marti et al., 2002). Hợp chất anthocyanin có bản C (Marti et al., 2002). Hơn thế nữa, sự tương tác
chấ t là polyphenol, khi bị oxy hóa tạo ra các chất giữa acid ascorbic và anthocyanins có thể dẫn đến
o-quinone tương ứng, đây là các chất hoạt động sự hình thành các sản phẩm ngưng tụ và đồng thời
chúng có thể gây ra hàng loạt các phản ứng quan làm giảm màu sắc của sản phẩm (Sadilova et al.,
trọng, hoặc tự ngưng tụ với nhau để tạo thành các 2009).
sản phẩm có màu hoặc không màu, tan hoặc không
2000
Hàm lượng anthocyanin (mg/L)

1500

1000

500

0
0 3 8 12 16 34
Thời gian bảo quản (ngày)

Đối chứng Vit C 0,025% Vit C 0,05% Vit C 0,075%

Hình 4: Ảnh hưởng của vitmin C (Vit C) đến khả năng duy trì hàm lươ ̣ng anthocyanin trong sản
phẩm giấ m vang khoai lang tı́m (HL: hàm lươ ̣ng)

Cùng với sự suy giảm hàm lượng anthocyanin trọng quyết định khả năng quét gốc tự do của sản
trong sản phẩm thì khả năng quét gốc tự do cũng phẩm. Vì vậy, bổ sung vitamin C với các nồng độ
suy giảm theo thời gian bảo quản (Hı̀nh 5). Sau 34 như trên không thể ngăn chặn được sự suy giảm
ngày tồ n trữ, hoa ̣t tı́nh chố ng oxy hóa giảm gầ n 4 khả năng chống oxy hóa của sản phẩm theo thời
lầ n so với ngày đầ u tiên (75,7%). Kết quả cũng cho gian tồn trữ.
thấy hợp chất màu anthocyanin đóng vai trò quan

39
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(1): 33-42

Khả năng trung hòa gốc tự do


100

80
DPPH (%) 60

40

20

0
0 3 8 12 16 34
Thời gian tồn trữ (ngày)
Đối chứng Vitamin C 0,025%
Vitamin C 0,05% Vitamin C 0,075%

Hình 5: Ảnh hưởng của vitamin C đến khả năng duy trì hoạt tính chống oxy hóa của sản phẩm
3.3.2 Acid citric khác cũng cho thấy hơ ̣p chấ t anthocyanin sẽ ổn
định khi pH của sản phẩm thấp (Lee et al., 1996;
Hàm lượng anthocyanin của sản phẩm giấm
Zhao and Li 2015 và Park et al., 2004). Do sản
vang khoai lang tím giảm theo thời gian bảo quản
phẩm giấm vang khoai lang tím có pH trong
và có sự khác biệt ở các mẫu có sử dụng hóa chất
khoảng 2,96±0,02, mà pH tối thích của enzyme
citric so với mẫu đối chứng (Hı̀nh 6). Hàm lượng
phenolase nằm trong khoảng 6 - 7, do vậy khi hạ
anthocyanins còn lại cao nhất khi mẫu sử dụng
thấp pH của sản phẩm xuống pH=3 thì hầu như
nồng độ acid citric là 0,05%. Nghiên cứu của Lee
enzyme không còn hoạt động (Nguyễn Minh Thủy,
et al. (1996) cũng cho thấy acid citric có khả năng
2010), hàm lượng anthocyanin trong sản phẩm bấy
ổn định màu anthocyanin chỉ sau acid malic,
giờ tương đối ổn định. Ngoài ra, acid citric còn có
tartaric và acid succinic. Nồng độ acid citric sử
khả năng kết hợp với ion Cu2+ (tại vị trí trung tâm
dụng tốt nhất là 0,05%, vừa đảm bảo được tính ổn
hoạt của enzyme polyphenol oxidase) làm vô hoạt
định của anthocyanin vừa tạo được cảm quan và cả
enzyme và bảo vệ anthocyanin (Martinez and
giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Nhiề u nghiên cứu
Whitaker, 1995).
2500
Hàm lượng anthocyanin (mg/L)

2000

1500

1000

500

0
0 3 8 12 16 34
Thời gian bảo quản (Ngày)

Đối chứng Citric 0,025% Citric 0,05% Citric 0,075%

Hình 6: Ảnh hưởng của acid citric đến việc duy trì màu sắc của sản phẩm

40
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(1): 33-42

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của acid citric (khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê) và cao
đến hoạt tính chống oxy hóa của sản phẩm giấm hơn so với mẫu đối chứng (39,75%). Trong khi đó,
vang khoai lang tím được thể hiện ở Hình 7. Sau kết quả nghiên cứu sự ổn định màu sắc của sản
34 ngày bảo quản, khả năng trung hòa gốc tự do phẩm giấm vang khoai lang tím cũng cho thấy, ở
của sản phẩm khi sử dụng acid citric ở các nồng độ nồng độ acid citric sử dụng là 0,05% thì sẽ có khả
0,05 và 0,075% tương ứng là 60,46 và 51,78 % năng mang lại lợi ích tốt cho quá trình bảo quản.
90
Khả năng trung hòa gốc tự do (%)

80
70
60
50
40
30
20
10
0
0 3 8 12 16 34
Thời gian bảo quản (ngày)

Đối chứng Citric 0,025% Citric 0,05% Citric 0,075%

Hình 7: Ảnh hưởng của acid citric đến khả năng trung hòa gốc tự do của sản phẩm
4 KẾT LUẬN Brenes, C.H., Pozo-Insfran, D.D. and Talcott, S.T.,
2005. Stability of copigmented anthocyanins and
Tối ưu hóa quy trình chế biến giấm vang khoai ascorbic acid in a grape juice model system.
lang tím được thiết kế theo mô hình Box-Behnken Journal of Agricultural and Food Chemistry,
đã được áp dụng thành công. Hàm lượng acid 53(1): 49-56.
acetic sinh ra đạt cao nhất là 4,275% khi hàm Chun, J.E., Baik, M.Y. and Kim, B.Y., 2014.
lượng ethanol của dịch lên men ban đầu 5,5% v/v, Manufacture and quality evaluation of purple
hàm lượng đường bổ sung 56,5 g/L và mật số vi sweet potato makgeolli vinegar using a 2-stage
khuẩn A. aceti được sử dụng là 105 (tế bào/mL). Hệ fermentation. Food ScienceBiotechnol, 23(4):
số xác định tương quan R2= 0,97 thể hiện mức độ 1145-1149.
tập trung các biến được giải thích bằng mô hình. Del Pozo-Insfran, D., Brenes, C.H. and Talcott, S.T.,
Các điều kiện tối ưu đã được kiểm định cho thấy 2004. Phytochemical composition and pigment
hàm lượng acid acid tối ưu dự đoán và thực stability of Acai (Euterpe oleracea
nghiệm gần như tương đương nhau. Sản phẩm Mart.). Journal of Agricultural and Food
Chemistry, 52(6), pp.1539-1545.
giấm vang được bảo quản bằng acid citric với nồng
độ 0,05% cho hiệu quả tốt hơn các nồng độ khác. Du Toit, W.J. and Pretorius, I.S., 2002. The
occurrence, control and esoteric effectof acetic
TÀI LIỆU THAM KHẢO acid bacteria in winemaking. Annals of
Microbiology, 52: 155-179.
Bagchi, D., Garg, A., Krohn, R. L., Bagchi, M.,
Bagchi, D. J., Balmoori, J., and Stohs, S. J., Duangmal, K., Wongsiri, S. and Sueeprasan, S.,
1998. Protective effects of grape seed 2004. Colour appearance of fruit juice affected
proanthocyanidins and selected antioxidants by vitamin C. AIC 2004 Color and Paints, p.121.
against TPA-induced hepatic and brain lipid Guan X. and Yao H., 2008. Optimization of
peroxidation and DNA fragmentation, and viscozyme L assisted extraction of oat bran
peritoneal macrophage activation in protein using response surface methodology.
mice. General Pharmacology: The Vascular Food Chemistry, 106: 345-351.
System, 30(5): 771-776. Gullo, M., Caggia, C., De Vero, L., Giudici, P.,
Budak, N.H., Aykin, E., Seydim, A.C., Greene, 2006. Characterization of acetic acid bacteria in
A.K., and Guzel-Seydim, Z.B., 2014. Functional “traditional balsamic vinegar”. International
properties of vinegar. Journal of Food Science, Journal Food Microbiology, 106: 209-212.
79(5): 757-764. Huỳnh Văn Vũ và Nguyễn Minh Thủy, 2014. Ảnh
hưởng của tỷ lệ nước bổ sung và enzyme a-

41
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(1): 33-42

amylase trong thủy phân tinh bột khoai lang tím Özkan, M., 2002. Degradation of anthocyanins in
Nhật. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần sour cherry and pomegranate juices by hydrogen
Thơ, Chuyên đề Nông nghiệp, tập 1, trang 28-34. peroxide in the presence of added ascorbic
Joshi, V.K. ed., 2016. Indigenous Fermented Foods acid. Food Chemistry, 78(4), pp.499-504.
of South Asia (Vol. 7). CRC Press. Poei‐Langston, M.S. and Wrolstad, R.E., 1981.
Kano, M., Takayanagi, T., Harada K., Makino K., Color degradation in an ascorbic acid‐
and Ishikawa F., 2005. Antioxidative activity of anthocyanin‐flavanol model system. Journal of
anthocyanins from purple sweet potato, Food Science, 46(4), pp.1218-1236.
Ipomoera batatas cultivar Park, H.J., Jeon, T.W., Lee, S.H., and Chang, K.S.,
Ayamurasaki. Bioscience, biotechnology, and 2004. Studies on characteristics and stability of
biochemistry, 69(5): 979-988. anthocyanin pigment extracted from Korean
Lê Ngọc Tú, Bùi Đức Lợi, Lưu Duẩn, Ngô Hữu purple - fleshed potatoes. Journal of the Korenan
Hợp, Đặng Thị Thu và Nguyễn Trọng Cẩn, 2003. Society of Food Science and Nutrition,
Hoá học thực phẩm. Nhà xuất bản Khoa học và 33(9):1544-1551.
Kỹ thuật, Hà Nội. Qiu S., Wang Y., Zhou R., Yin A., and Zhou T.,
Lee, L.S., Rhim, J.W., Kim, S.J., and Chung, B.C., 2015. Optimization of cultural conditions for
1996. Study on the stability of anthocyanin pigment vinegar of litchi (Litchi chinensis Sonn.) in liquid
extracted from purple sweet potato. Korean Journal state fermentation. Journal of Food and Nutrition
of Food Science Technology, 28: 352-359. Research, 3(10): 641-647.
Lương Đức Phẩm, 2005. Nấm men công nghiệp. Rein M.J. and Heinonen M., 2004. Stability and
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội. enhancement of berry juice color. Journal of
331 trang. Agricultural and Food Chemistry, 52: 3106-3114.
Lương Đức Phẩm, 2010. Giáo trình Công nghệ lên Shrikhande, A.J. and Francis, F.J., 1974. Effect of
men. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 251 trang. flavonols on ascorbic acid and anthocyanin
stability in model systems. Journal of Food
Martinez, M.V. and Whitaker, J.R., 1995. The
Science, 39(5), pp.904-906.
biochemistry and control of enzymatic
browning. Trends in Food Science & Sadilova, E., Stintzing, F.C., Kammerer, D.R. and
Technology, 6(6), pp.195-200. Carle, R., 2009. Matrix dependent impact of
sugar and ascorbic acid addition on color and
Marti, N., Perez-Vicente, A., and Garcia-Viguera, C.,
anthocyanin stability of black carrot, elderberry
2002. Influence of storage temperature and
and strawberry single strength and from
ascorbic acid addition on pomegranate juice.
concentrate juices upon thermal treatment. Food
Journal of the Science of Food and Agriculture
Research International, 42(8), pp.1023-1033.
82: 217–221.
Talcott, S.T., Brenes, C.H., Pires, D.M. and Del Pozo-
Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Minh Thủy, Trần Thị
Insfran, D., 2003. Phytochemical stability and
Quế và Nguyễn Thị Mỹ Tuyền. 2013. Phân lập,
color retention of copigmented and processed
tuyển chọn và định danh nấm men trong lên men
muscadine grape juice. Journal of agricultural and
rượu vang khóm. Tạp chí khoa học Trường Đại
food chemistry, 51(4), pp.957-963.
học Cần Thơ, tập 25, trang 27-35.
Zhao, Z. and Li, T., 2015. Extraction and purification
Nguyễn Minh Thủy, 2010. Kỹ thuật sau thu hoạch
of pigment from purple sweet potato wine
rau quả. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 160 trang.
vinasse. Advance Journal of Food Science and
Oke, M. O., and Workneh, T.S., 2013. A review on Technology. 298- 301.
sweet potato postharvest processing and
preservation technology. African Journal of
Agricultural Research, 8(40): 4990-5003.

42

You might also like