Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

Câu hỏi ôn tập học phần Tác phong làm việc chuyên nghiệp

1. Khi có những quyết định có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng
hoặc tài sản thì người kỹ sư phải làm gì? Cho ví dụ minh họa.
Khi có những quyết định có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc tài sản
thì người kỹ sư không được tự ý quyết định mà phải thông báo cho cấp cao hơn
hoặc cho khách hàng và những người có thẩm quyền.
Khi phát hiện có sự vi phạm các điều lệ trong bộ luật này, người kỹ sư có trách
nhiệm báo cáo sai phạm này đến cơ quan chức năng. Đồng thời người kỹ sư phải
tích cực hỗ trợ khi nhận được yêu cầu hợp tác điều tra của cơ quan pháp luật.
2. Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp? Vì sao phải đăng ký kiểu dáng
công nghiệp?
● Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
● Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của
chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền
và trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao.
Như vậy mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi
nhuận từ việc khai thác thành quả của mình.
● Doanh nghiệp cần phải tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ KDCN trước khi
đưa sản phẩm ra thị trường. Vì nếu đưa sản phẩm ra thị trường mà chưa tiến
hành đăng ký bảo hộ thì rất dễ bị người khác bắt chước. Nếu người bắt
chước đó làm thủ tục bảo hộ KDCN trước thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều
khó khăn.
● Gia tăng khả năng phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác
● Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN đã
đăng ký
● Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo rất
nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác
● Kiểu dáng công nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh của
mình trên thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng
và thực hành thương mại trung thực.
3. Trình bày về ứng xử của người kỹ sư với tiền hoa hồng, phần trăm
lợi nhuận, hoặc phí môi giới để đổi lấy bí mật cho công việc?

● Người kỹ sư không được tiết lộ các thông tin, quy trình kỹ thuật bí mật của
đối tác hay tổ chức mà họ đã và đang phục vụ khi không có sự đồng ý của
các bên liên quan
● Khi không có sự đồng ý của các bên liên quan, người kỹ sư không thúc đẩy
hoặc sắp xếp một công việc mới hoặc kết nối với một dự án dựa vào kiến
thức chuyên môn.
● Khi không có sự đồng ý của tất cả các bên liên quan, người kỹ sư không
tham gia hay đại diện cho đối phương để kết nối dự án hoặc tiến hành dự án
dựa vào kiến thức chuyên môn, hay đại diện cho cựu khách hàng hay công ty
cũ.
4.Khi có những quyết định có khả năng gây nguy hiểm cho tính
mạng hoặc tài sản thì người kỹ sư phải làm gì? Cho ví dụ minh họa. (giống
câu 1)

5. Trước khi nhận thêm công việc bên ngoài, người kỹ sư phải
làm gì? Cho ví dụ minh họa.

● Trước khi nhận thêm công việc bên ngoài, người kỹ sư phải báo với tổ chức
mình hiện đang phục vụ và phải đảm bảo việc này không ảnh hưởng đến công
việc chính đang làm.
● Không nhận thêm công việc bên ngoài khi điều này gây thiệt hại đến công việc
thường ngày
● Đảm bảo sắp xếp, bố trí được thời gian giữa công việc chính và công việc nhận
thêm bên ngoài
6. Khi thực hiện các công việc chuyên môn người kỹ sư
cần có những trách nhiệm đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và phúc
lợi cho đối tượng nào. Vì sao?
● Khi thực hiện các công việc chuyên môn người kỹ sư cần có những trách nhiệm
đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho cộng đồng
● người kỹ sư không được tự ý quyết định mà phải thông báo cho cấp cao hơn
hoặc cho khách hàng và những người có thẩm quyền.
● Chỉ ký duyệt những tài liệu kỹ thuật đúng tiêu chuẩn đề ra.
● Không được tự ý tiết lộ các thông tin, dữ liệu mà không có sự cho phép của
người chủ lao động hoặc không có yêu cầu của các cơ quan luật pháp.
● Không tham gia hoặc sử dụng danh nghĩa của mình tham gia, hợp tác vào bất cứ
dự án nào với những người hoặc những tổ chức gian lận, thiếu trung thực.
● Không hỗ trợ hoặc tiếp tay cho những hành động phi pháp của một cá nhân hay
của cả doanh nghiệp.
● Khi phát hiện có sự vi phạm các điều lệ trong bộ luật này, người kỹ sư có trách
nhiệm báo cáo sai phạm này đến cơ quan chức năng. Đồng thời người kỹ sư
phải tích cực hỗ trợ khi nhận được yêu cầu hợp tác điều tra của cơ quan pháp
luật.
7. Người kỹ sư chỉ ký duyệt những tài liệu như thế nào?
● Chỉ ký duyệt những tài liệu kỹ thuật đúng tiêu chuẩn đề ra.
● Không ký duyệt các kế hoạch hoặc các tài liệu với hình thức đối phó khi không
đủ năng lực, cũng như không ký duyệt các kế hoạch hoặc tài liệu không được
chuẩn bị dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của mình.
● Các kỹ sư chỉ kí duyệt những công việc trong các lĩnh vực mà họ đã có kinh
nghiệm hoặc đã được đào tạo trước đó.
● Chỉ kí khi có những quyết định không có khả năng gây nguy hiểm cho tính
mạng hoặc tài sản
● Người kỹ sư không ký duyệt các kế hoạch hoặc các tài liệu khi không đủ năng
lực để kiểm soát. Người kỹ sư cần kiểm tra và theo dõi các tài liệu kỹ lưỡng rồi
mới đưa ra quyết định.

8. Người kỹ sư được bầy tỏ các ý kiến kỹ thuật như thế nào? Dựa
trên yếu tố nào?
● Các kỹ sư phải khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm trong các phát
biểu, các chứng nhận, các báo cáo chuyên môn của mình.
● Các kỹ sư có quyền bày tỏ công khai các ý kiến kỹ thuật dựa trên kiến thức
và thẩm quyền của mình trong các vấn đề chuyên môn.
● Các kỹ sư không phát biểu, phê bình hay tranh cãi về các vấn đề kỹ thuật do
bị người khác xúi giục hoặc do các bên liên quan thuê mướn, trừ khi họ mở
đầu ý kiến của mình bằng cách xác định rõ các bên liên quan mà họ đang đại
diện và trình bày các mối quan tâm mà các kỹ sư khác có thể có trong vấn đề
này.
9. Sáng chế là gì? Điều kiện được bảo hộ dưới hình thức
Bằng độc quyền sáng chế?
● Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

● Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng
các điều kiện là có tính mới; có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công
nghiệp.
● Tính mới: Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới
hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong
nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày
ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên
● Tính sáng tạo: Sáng chế được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các giải
pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn
bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước
ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường
hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
● Khả năng áp dụng công nghiệp: Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công
nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm
hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết
quả ổn định.

10. Kiểu dáng công nghiệp là gì? Kiểu dáng công nghiệp như
thế nào thì được bảo hộ?
● -Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện
bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó (khoản
13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009).
● - Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau
đây:
● + Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng
công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ
công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức
nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày
ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
● + Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn
cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử
dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở
nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu
dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng
công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu
biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
● + Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả
năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản
phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp
công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
11. Thế nào là tác phẩm? Trình bày các phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
● Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học
thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào

● “Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

● 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

● a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác
được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

● b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

● c) Tác phẩm báo chí;

● d) Tác phẩm âm nhạc;

● đ) Tác phẩm sân khấu;

● e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau
đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

● g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

● h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

● i) Tác phẩm kiến trúc;

● k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công
trình khoa học;

● l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

● m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.


● 2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu
không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác
phẩm phái sinh.

● 3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác
giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác
phẩm của người khác.

● 4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1
Điều này.”

12. Trình bày khái niệm về sở hữu trí tuệ? Ảnh hưởng của
sở hữu trí tuệ tới kết quả nghiên cứu mới?

● Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao
gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

13. Những quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo?
● Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác
phẩm do mình sáng tạo.
Quyền nhân thân
✔ Đặt tên cho tác phẩm
✔ đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm
✔ nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố,
phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo
vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
✔ không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm
dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác
giả
Quyền tài sản
✔ được hưởng nhuận bút
✔ được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng biểu diễn công chúng
✔ được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới
các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, truyển lãm, biểu diễn, phát
thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên,
chuyển thể, cho thuê; được nhận giải thuởng đối với tác phẩm mà mình là
tác giả.
14. Ai là người có quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích?
● Tác giả là người tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích bằng công sức và chi phí của
mình;
● Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, dưới hình
thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường
hợp Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật thì quyền
đăng ký thuộc về tổ chức, cơ quan được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ này
sẽ có trách nhiệm đại diện cho nhà nước để đăng ký.
● Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra
sáng chế, giải pháp hữu ích thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và
quyền đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều
đồng ý.
● Trường hợp nhà nước góp một phần kinh phí – điều kiện kỹ thuật thì một phần
đăng ký tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về nhà nước.
● Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu giữa cơ quan
nhà nước với tổ chức cá nhân khác, nếu trong hợp đồng hợp tác không có quy
định nào khác, thì phần quyền đăng ký tương ứng với tỷ lệ đóng góp của nhà
nước trong việc hợp tác nghiên cứu.
●  Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thì có quyền chuyển giao quyền đăng ký đó
cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, có quyền để
thừa kế quyền nộp đơn, hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả trong
trường hợp đã nộp đơn đăng ký (Điều 86 Luật SHTT, Điều 9 nghị định
103/2006/NĐ-CP).

15. Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?


● Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sở
hữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở
hữu trí tuệ cấp (Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp).
● Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của
chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và
trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Như vậy
mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ
việc khai thác thành quả của mình.
● Doanh nghiệp cần phải tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ KDCN trước khi đưa
sản phẩm ra thị trường. Vì nếu đưa sản phẩm ra thị trường mà chưa tiến hành
đăng ký bảo hộ thì rất dễ bị người khác bắt chước. Nếu người bắt chước đó làm
thủ tục bảo hộ KDCN trước thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
● Cục Sở hữu trí tuệ chỉ cấp bằng độc quyền KDCN duy nhất cho người nộp đơn
sớm nhất trong số những người cùng nộp đơn và đối tượng đáp ứng các tiêu
chuẩn bảo hộ (nguyên tắc nộp đơn đầu tiên).

16. Ai là người có quyền đăng ký cấp văn bằng bảo hộ thiết kế


bố trí mạch tích hợp?
● Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký thiết kế bố trí:
⮚ Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
⮚ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới
hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
● Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết
kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó
chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
● Người có quyền đăng ký thiết kế bố trí có quyền chuyển giao quyền đăng ký
cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế
hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

17.Trình bày điều kiện nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ.
● Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều màu sắc. Điều kiện này được hiểu là nhãn hiệu đó phải được nhận
thức, cảm nhận bằng thị giác của con người, từ đó để phân biệt hàng hóa dịch
vụ chứa nhãn hiệu này với hàng hóa dịch vụ khác.
● -Thứ hai, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở
hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có
khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết,
dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi
nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt

18. Sếp giao cho bạn một tập giấy và tình cờ trong đó có một số tài
liệu mật. Bạn sẽ làm gì? Tại sao?
● Em sẽ đưa lại cho sếp
● Vì đó là đạo đức nghề nghiệp của một nhân viên
● Nhân viên không được tiết lộ thông tin bảo mật của công tí người khác biết
● Chẳng may tài liệu đó lọt vào tay của công ti đối thủ thì sẽ gây hậu qủa nghiêm
trọng, tổn thất cho công ti
● Điều đó có thể còn vi phạm pháp luật bạn sẽ bị công ti kiện
19. Bạn sẽ bắt đầu làm việc tại một công ty mới sau một
tháng nữa.Tuy nhiên, ngày hôm sau, sếp hiện tại thông báo rằng bạn
sẽ giữ vai trò chủ chốt trong dự án mới. Bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Tại sao?
● Em sẽ trao đổi với sếp như sau: nếu dự án mới có thể hoàn thành trong 1 tháng
trước khi em rời công ty thì em sẽ nhận lời sếp thực hiện dự án này, nếu dự án
kéo dài hơn 1 tháng thì em sẽ từ chối nhận vị trí chủ chốt trong dự án mới mà
thay vào đó em sẽ hỗ trợ sếp trong dự án mới một cách tích cực nhất trước khi
em rời khỏi công ty.
● Lý do em đưa ra lựa chọn trên vì: sau một tháng nữa là em sẽ bắt đầu làm việc
tại một công ty mới nên không thể vì sếp hiện tại thông báo em sẽ giữ vai trò
chủ chốt trong dự án mới mà thất hứa với công ty mới.

20. Bạn là cây văn nghệ nổi tiếng của Trường. Nhân dịp kỷ
niệm ngày Truyền thống của Trường, bạn được Đoàn Thanh Niên mời
tham dự và trình bày một ca khúc nổi tiếng do một bạn sinh viên trong
lớp bạn sáng tác. Tuy nhiên, do mâu thuẫn cá nhân mà tác giả bài hát
không đồng ý cho bạn hát bài hát này tại lễ kỷ niệm. Bạn sẽ làm gì? Tại
sao?

21. Bạn là nhân viên marketing cho một đại lý của một hãng
xe tầm trung tại Việt Nam. Gần đây, bạn được một người bạn mới
quen, hiện đang làm nhân viên bán hang cho một hãng xe cao cấp từ
Đức, một đề xuất mà bạn cho là khá đơn giản: Bạn gửi danh sách liên
hệ của khách hàng của mới cho anh ta, và anh ta sẽ cảm ơn bạn số
tiền 100.000 VNĐ/1 khách hàng. Trên cơ sở mục tiêu, vai trò và trách
nhiệm của bạn với công ty và với xã hội, hãy: Trình bày lựa chọn của
bạn và giải thích.
● Em sẽ lựa chọn là không gửi danh sách khách hàng cho anh ta
● Trên cơ sở mục tiêu của nhân viên marketing:
⮚ Đối với công ty:
✔ Nhân viên phải  trung thành với doanh nghiệp, qua đó thu phục
thêm khách hàng mới
✔ giúp doanh nghiệp đối phó tốt các thách thức cạnh tranh, bảo đảm
vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường.
⮚ đối với xã hội:
✔  Các nỗ lực Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm
cho họ hài lòng
● Vai trò của nhân viên marketing:
● Đối với công ty
⮚ Vai trò của marketing là thu hút khách hàng, tạo dựng và duy trì danh
tiếng công ty và xây dựng mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Để
hoàn thành mục tiêu đó trước hết phải tôn trọng khách hàng bằng việc
không tiết lộ thông tin cá nhân của khách hàng
⮚ Khi tiết lộ thông tin khách hàng cho công ty khác có thể dẫn đến trường
hợp bị cướp khách hàng gây tổn hại đến công ty
⮚ Việc làm lộ thông tin khách hàng nếu bị phát hiện làm hình ảnh công ty
xấu đi
⮚ Việc tiết lộ thông tin là điều cấm của công ty vì thế khi tiết lộ có thể dẫ
tói việc bị kỉ luật hay nặng hơn bị sa thải
● Đối với xã hội
⮚ khi bị lộ thông tin có thể dẫn tới việc bị đánh cắp tài sản
⮚ Khi tiết lộ thông tin gây ảnh hưởng tới danh dự của mình

● Trách nhiệm của nhân viên


⮚ Đối với công ti
✔ Đẩy doanh số của công ti
✔ Giới thiệu các chiến lược phù hợp để giúp công ti phát triển lâu dài
✔ Tìm thị trường mới
✔ Phát triển thương hiệu

✔ Công bố các sản phẩm / dịch vụ


⮚ Đối với xã hội
✔ Bảo mật tuyệt đối với thông tin khách hàng
✔ Không lừa dối khách hàng
✔ Minh bạch với khách hàng
✔ Đảm bảo các lợi ích cho khách hàng

23. Bạn đang làm quản lý tại một nhà mạng viễn thông lớn tại Việt
Nam, có quyền truy cập vào lịch sử cuộc gọi của khách hàng. Bạn
nhận được đề nghị của một người bạn rất thân về việc tìm kiếm
địa chỉ của một số thuê bao điện thoại trả sau, vì một khoản nợ
khá lớn chưa đòi được, và gần đây anh ta tắt máy. Bạn sẽ làm gì?
Tại sao?(dựa vào mục tiêu, vai trò, trách nhiệm )
● Mặc dù là một người bạn rất thân nhưng em cũng không thể cho bạn biết thông
tin khách hàng được
● Mục tiêu đối với công ti: là không được lộ thông tin khách hàng
● Mục tiêu đối với xã hội: ngăn ngừa việc mua bán, trao đổi thông tin khách hàng
● Vai trò với công ti: giúp cho công ti uy tín hơn, tạo niềm tin với khách hàng, từ
đó thu hút nhiều khách hàng mới, tăng doanh số
● Vai trò với xã hội: giúp ngăn ngừa nhiều hành vi lợi dụng thông tin cá nhân thực
hiện việc lừa đảo, bán thông tin cá nhân khách hàng cho các đối tượng xấu
● Trách nhiệm với công ti: có trách nhiệm bảo vệ thông tin khách hàng
● Trách nhiệm với xã hôi: có trách nhiệm làm giảm hành vi mua bán thông tin cá
nhân
24.Ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc “ Vườn nghệ
thuật Việt Nam” tác phẩm được gửi chọn tham dự triển lãm quốc tế
tại Trung Quốc và đoạt huy chương vàng cùng tiền thưởng. Sau khi
trở về nước , tác phẩm trên đã được công ty B thi công tại khu vui
chơi V với sự đồng ý của ông A. Sau khi khu vui chơi đi vào hoạt
động, công ty B cũng bỏ ra nhiều chi phí để quảng cáo cho khu vườn
trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của du khách thành phố Hà
Nội. Ông A yêu cầu công ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho ông
là 15% doanh số bán vé. Công ty B từ chối, vì cho rằng hai bên chưa
có thỏa thuận về tiền thù lao. Giải quyết vướng mắc trên như thế
nào?
1. Ông A được pháp luật bảo hộ quyền tác giả:
1.1 Ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc Vườn nghệ thuật Việt Nam bởi
ông đã đạt giải thưởng lớn với tác phẩm này.
1.2 Tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam thuộc loại hình tác phẩm được bảo
hộ quyền tác giả vì Tác phẩm này thuộc diện tác phẩm kiến trúc được thể hiện
dưới dạng vật chất (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ) và có thời hạn
bảo hộ suốt cuộc đời ông A và 50 năm sau khi ông A mất (Đ27 luật SHTT)

2. Ông A có quyền được hưởng thù lao quyền tác giả từ công ty B:
2.1 Theo khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ thì khi công ty B khai thác, sử
dụng tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam của ông A, quảng cáo, thu lợi
nhuận, phải xin phép và trả thù lao quyền tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm đó.
Mặt khác, việc công ty B sử dụng, khai thác tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt
Nam không nằm trong các trường hợp “sử dụng sản phẩm đã được công bố
không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” (quy định tại
Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ) và nhằm mục đích thương mại nên công ty B phải
trả thù lao quyền tác giả cho ông A.
Công ty B nêu lý do chưa có thỏa thuận nào về tiền thù lao vì thế mà không trả
thù lao cho ông A thì công ty B đã xâm phạm quyền tác giả và buộc phải trả
một khoản thù lao cho tác giả của tác phẩm kiến trúc đó
 Hướng giải quyết: do vi phạm -> người vi phạm cần hợp tác xử lý trên
tinh thần cầu tiến, sẵn sàng khắc phục hậu quả; đàm phán trả tiền bản
quyền để tiếp tục xử dụng ….
 Nếu không thỏa thuận được thì sẽ đưa ra cơ quan chức năng.

25.Bạn đang là GĐ bộ phận chăm sóc khách hàng của hệ


thống Anh Ngữ lớn, với hơn 100 văn phòng tại các thành phố lớn tại
Việt Nam, với số lượng học sinh đang theo học Tiếng Anh khoảng
20.000. Bạn nhận được đề nghị mua lại danh sách học sinh kèm số
điện thoại liên hệ của phụ huynh học sinh từ một công ty dịch vụ y tế,
vốn không phải đối thủ cạnh tranh của công ty bạn với số tiền rất
lớn. Trên cơ sở mục tiêu, vai trò và trách nhiệm của bạn với công ty và
với xã hội, hãy: Trình bày và giải thích lựa chọn của bạn.
● Lựa chọn của em là không bán thông tin khách hàng cho công ty y tế
● Mục tiêu đối với công ti: là không được lộ thông tin khách hàng, bảo mật
thông tin khách hàng tuyệt đối
● Mục tiêu đối với xã hội: ngân ngừa việc mua bán, trao đổi thông tin khách
hàng một cách bất hợp pháp
● Vai trò với công ti: giúp cho công ti uy tín hơn, tạo niềm tin với khách hàng,
từ đó thu hút nhiều khách hàng mới, tăng doanh số
● Vai trò với xã hội: giúp ngăn ngừa nhiều hành vi lợi dụng thông tin cá nhân
thực hiện việc lừa đảo, bán thông tin cá nhân khách hàng cho các đối tượng
xấu,
● Trách nhiệm với công ti: có trách nhiệm bảo vệ thông tin khách hàng , có thể
công ty y tế không phải đối thủ của công ti ta nhưng không thể đảm bảo công
ty y tế bán danh sách khách hàng với giá rất cao cho công ti đối thủ của ta
nhằm lật đổ công ti ta.
● Trách nhiệm với xã hôi: có trách nhiệm làm giảm hành vi mua bán thông tin
cá nhân

26.Anh A là chủ sở hữu  quyền tác giả đối với tác phẩm X


không may bị tai nạn qua đời, vì tác phẩm được rất nhiều độc giả yêu
thích nên B đã viết tiếp theo cốt truyện của anh A. Những người thừa
kế quyền tác giả của anh A không đồng ý vì cho rằng như thế là vi
phạm quyền tác giả. Còn B cho rằng mình có quyền tác giả đối với
phần viết mới này, phần này độc lập với phần của anh A và được độc
giả cũng rất yêu thích. Tranh chấp xảy ra. Theo anh (chị) anh B có vi
phạm quyền tác giả của anh Anh A không. Tranh chấp này được giải
quyết thế nào, vì sao?
-Về luật điều chỉnh
Anh B là cá nhân VN, đáp ứng các điều kiện về năng lực theo LDS. anh A cũng là
cá nhân VN, là tác giả tác phẩm X và cũng thỏa dk về năng lực. Đối tượng tranh
chấp là quyền tác giả đối với tác phẩm X. Do đó tranh chấp này thuộc điều chỉnh
của Luật Sở hữu trí tuệ (Đ1, Đ2).
-Về tính độc lập của tác phẩm
Tác phẩm của A và B, có thể có sự liên quan về nội dung; nhưng bản chất, đây là
vẫn là 2 tác phẩm hoàn toàn riêng biệt, nếu bỏ đi phần này thì phần kia vẫn có giá
trị nghệ thuật và giữ được bản chất sử dụng của nó, giữa hai phần này không hề có
sự phụ thuộc về nội dung và giá trị sử dụng. Ngoài ra, tác phẩm của B không phải
là tác phẩm dịch hay phóng tác, cải biên… từ tác phẩm của A nên cũng không phải
là tác phẩm phải sinh. B là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm một cách độc lập và
là tác giả của tác phẩm phần sau.
Do đó có thể nói rằng đây là 2 tác phẩm độc lập và B có quyền tác giả đối với tấc
phẩm của minh .(Điều13-Luật SHTT)
-Về việc B có vi phạm quyền tác giả không?
Thứ nhất, cần xác định xem B có sử dụng tác phẩm của A hay không? Việc sử dụng
là việc khai thác 1 trong các quyền TS của tác phẩm như sao chếp, biểu diễn,
truyền đạt… Tuy nhiên, như đã phân tích, tác phẩm B được tạo ra độc lập, không
hề có sự làm tác phẩm phái sinh hay sao chép gì ở đây cả, do đó B không hề sử
dụng tác phẩm của A. (Đ20 – Luật SHTT)
Thứ hai, cần xác định hành vi của B có xâm phạm quyền tác giả của A k? các hành
vi xâm phạm quyền tác giả được quy định trong luật như chiếm đoạt, sử dụng, công
bố, làm tác phẩm phái sinh… tuy nhiên, việc làm tác phẩm của B hoàn toàn độc lập
và không thuộc bất kỳ điểm nào trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả.
(Đ28 Luật SHTT)
Do đó có thể kết luận rằng, hành vi của B lầ không hề vi phạm quyền tác giả của A.

27.Đài truyền hình Việt Nam (VTV) là chủ sở hữu tại Việt
Nam của những nhãn hiệu dịch vụ “ Đường lên đỉnh Olympia” (
nhóm 41- dịch vụ giải trí). Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi
Olympic Mac-LeNin. VTV yêu cầu Bộ giáo dục và Đào tạo phải đổi
tên cuộc thi để tránh nhầm lẫn với nhãn hiệu “Olympia” của mình.
Bộ GD&ĐT cho rằng tên gọi hai cuộc thi là khác nhau, vả lại
Olympic là tên gọi phổ biến nên không thể được bảo hộ dưới dạng
NHHH. Anh ( chị) đồng ý với ý kiến của ai?
Em đồng ý với ý kiến của Bộ GDĐT vì:
-Hai tên gọi hai cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” và “ Olympic Mac-
Lenin” là khác nhau và không dễ gây nhầm lẫn.
-Olympic là tên gọi phổ biến:
+Theo tiết b khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ: Nhãn hiệu bị coi là không có khả
năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa,
dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều
người biết đến;”. như vậy tên Olympic do quá thông dụng nên được coi là nhãn
hiệu không có khả năng phân biệt
+Mặt khác, theo khoản 2 điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, những dấu hiệu không được
bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với tên viết tắt, tên đầy đủ của tổ chức quốc tế nếu không được tổ chức đó
cho phép. Từ Olympic trùng với tên Ủy ban quốc tế về thể thao nên sẽ không được
bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.
Như vậy việc VTV yêu cầu bộ GD&ĐT đổi tên cuộc thi để tránh nhầm lẫn với
nhãn hiệu Olympia của mình là không hợp lý và không được pháp luật chấp nhận.

28.Bạn là Giám đốc showroom Ô tô AutoCare. Gần đây, bạn


có xa thải một nhân viên Nguyễn Văn B vì anh ta đánh khách hàng
khi xảy ra cãi cọ. Hôm nay bạn nhận được email từ một chủ Gara mà
bạn rất không thích, về quá trình làm việc và thái độ làm việc của
Nguyễn Văn B, vì anh ta đang nộp hồ sơ xin việc vào Gara đó. Trên
cơ sở mục tiêu, vai trò và trách nhiệm của bạn với công ty và với xã hội,
hãy:Trình bày lựa chọn của bạn và giải thích.
● Trên cương vị là một giám đốc, mình phải là người công tư phân minh. Ta
không thể vì thù oán cá nhân mà có đánh giá, nhận xét sai.
● Vì
⮚ Mục tiêu đối với công ti:
✔ Tạo uy tín tốt cho công ti
✔ Trung thực trong công việc với công ti
⮚ Mục tiêu đối với xã hội
✔ Hành vi của anh Nguyên Văn B cho thấy anh B là người khá
nóng nảy trong công việc, việc đó không tốt cho các khách hàng
khác trong xã hội
⮚ Vai trò đối với công ty
✔ Tạo niềm tin với ông chủ Gara
✔ Giúp cho mối quan hệ giữa mình với gara trở lên tốt hơn
✔ Có thể giúp cho 2 công ti hợp tác với nhau trong công việc
⮚ Vai trò đối với xã hội
✔ Minh bạch với Gara
✔ Đảm bảo các lợi ích cho khách hàng
⮚ Trách nhiệm với công ti
✔ Là người giám đốc gương mẫu, giúp cho nhân viên loi theo
⮚ Trách nhiệm với xã hội
✔ Không phải vì mâu thuẫn với gara mà nhận xét, đánh giá tốt cho
Nguyễn Văn B
✔ Để cho B tiếp tục có những hành vi sai trái khi làm việc cho
Gara
✔ ảnh hưởng đến trải nghiệm dịch vụ của khách hàng

32.Anh A là  nhân viên Công ty X (công ty này chuyên sản


xuất các mặt hàng công nghiệp) và là tác giả của phương pháp xử lý
nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, giữanh Anh A và
Công ty X xảy ra bất đồng trong việc xác định tác giả của phương
pháp này. Theo anh/chị:
a. Tác giả của phương pháp này là anh A hay Công ty X?
b. anh A/Công ty X nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo
mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh?
a. Điểm b khoản 1 Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ
sung năm 2009) quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế nếu:Tổ
chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao
việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không
trái với quy định tại ”. Như vậy, trường hợp trên Công ty X là bên có quyền đăng
ký sang chế đối với phương pháp này. Vì:
Trong tình huống trên, Công ty X là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng công
nghiệp và anh A là nhân viên của Công ty X. Như vậy, công việc của anh A là công
việc dựa trên nhiệm vụ được phân công hoặc theo hợp đồng. Anh A chế tạo ra
phương pháp xử lý nước thải đó trong thời gian làm việc ở công ty X và bằng chi
phí vật chất của Công ty X và Công ty X là chủ quản của anh A, trả tiền lương cho
anh A nên ta một lần nữa khẳng định là Công ty X có quyền đăng ký sang chế đối
với phương pháp xử lý nước thải này.
b. *Đăng kí bảo hộ sáng chế:
Công ty X nên lựa chọn đăng kí bảo hộ sáng chế vì nếu lựa chọn hình thức bảo hộ
như một bí mật kinh doanh thì Công ty X tuy sẽ không phải giải trình công khai các
thông tin bí mật, các doanh nghiệp khác sẽ không biết được các thông tin đó. Tuy
nhiên việc bảo hộ bí mật kinh doanh rất tốn kém và phần lớn phải dưạ vào các cơ
quan pháp luật.
Còn đăng kí bảo hộ sáng chế thì việc sử dụng độc quyền sở hữu sáng chế của Công
ty X dù chỉ trong một thời hạn nhất định là 20 năm nhưng trong thời bảo hộ sáng
chế, chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế của mình. Bất kỳ bên thứ ba nào khai thác sáng chế mà
không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ
bị xử lý theo pháp luật. Bằng việc khai thác và sử dụng độc quyền sáng chế, chủ
sáng chế có thể được bù đắp các đầu tư về vật chất và trí tuệ và được hưởng lợi
nhuận từ việc khai thác thành qủa sáng tạo của mình. Chủ sở hữu sáng chế có
quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm sáng
chế đã được bảo hộ của mình.
(Mặt khác sử dụng hình thức bảo hộ sáng chế còn có lợi ích công cộng khác: nếu
cứ giữ bí mật mãi những sáng chế đó thì những sáng chế không được công bố này
sẽ bị mai một đi)

34. Phân tích mục tiêu nào đó theo phương pháp SMART
/cụ thể (specific), tính toán được (measurable), có khả năng thực hiện
(achievable), phù hợp (relevant), và kiểm soát thời gian (time-bound)
● Cụ thể: Tôi nhận được điểm thấp về khả năng sử dụng PowerPoint
trong lần đánh giá hiệu suất cuối cùng của bản thân. Cải thiện kỹ
năng của tôi yêu cầu tôi học cách sử dụng PowerPoint hiệu quả và
thực hành tận dụng nó bằng cách tạo các bản thuyết trình khác nhau.
Tôi muốn thành thạo hơn khi tận dụng PowerPoint kịp thời cho bài
đánh giá tiếp theo của tôi trong sáu tháng.
● Đo lường được: Vào thời điểm đánh giá tiếp theo, tôi sẽ rất có thể tạo
các bài thuyết trình kết hợp biểu đồ, hình ảnh và phương tiện khác
trong vài giờ. Tôi cũng rất có thể dùng và tạo các mẫu trong
PowerPoint một cách hiệu quả mà đồng nghiệp của tôi cũng hoàn toàn
có thể tận dụng.
● Tính khả thi: Cải thiện các khả năng PowerPoint của tôi là công cụ để
tiến lên trong cơ nghiêp và nhận được đánh giá hiệu suất tốt hơn.
Tôi có thể dành khung thời gian sang một bên mỗi tuần để xem hướng
dẫn PowerPoint và không những mà còn đăng ký vào một lớp học trực
tuyến rất có thể dạy cho tôi các kỹ năng mới. Tôi cũng rất có thể hỏi
đồng nghiệp và người quản trị của bản thân mình về các mẹo
PowerPoint.
● Tính thực tế: làm việc với PowerPoint hiện là 25% công việc của tôi.
Khi tôi chuyển lên doanh nghiệp, tôi sẽ cần dành 1/2 thời gian để tạo
các bài truyền tải PowerPoint. Tôi thích sự nghiệp của bản thân
mình và muốn tiếp tục tăng trưởng trong công ty này.
● Hạn chế thời gian: Trong sáu tháng, tôi nên thành thạo PowerPoint
để chắc rằng nó chỉ chiếm 25% khối lượng nghề của tôi thay vì gần
40% giờ giấc hiện tại.
35. Áp dụng phương pháp 5W1H (What – When – Where – Why – Who – How) để
lập kế hoạch thực hiện mục tiêu nào đó.
1. Xác định mục tiêu, yêu cầu ( Why ).
Tại sao phải tự học và nâng cao trình độ Tiếng Anh:
● Bởi hiện nay, Tiếng Anh đã trở thành thứ ngôn ngữ toàn cầu, việc sử dụng tốt
ngôn ngữ này giúp đem đến cho bản thân nhiều cơ hội trong học tập, công việc
và cuộc sống
● Bởi nếu không tự trau dồi vốn ngoại ngữ thì sẽ rất khó để có thể nhanh chóng
thành thạo và nắm vững cách sử dụng của ngôn ngữ này.
● Nếu không tự học tập, bản thân có thể gặp vấn đề trong việc học tập tại trường
và xa hơn là tự hạn chế những cơ hội công việc của bản thân.
2. Xác định nội dung công việc ( What ).
Các bước để có thể nâng cao trình độ tiếng Anh.
● B1 : Học lại các lý thuyết về cấu trúc và ngữ pháp thông dụng thường sử dụng
của tiếng Anh
● B2 : Thực hành lại các kiến thức trên qua các bài tập
● B3 : Sau khi đã nắm vững những kiến thức ngữ pháp cơ bản, tiếp tục luyện tập
để rèn luyện khả năng ngôn ngữ qua 4 kĩ năng nghe, nói, đọ, viết.
3. Xác định 3W
Trong đó :
⮚ Where: Có thể tự học tiếng Anh ở đâu:
● Có thể tự học tiếng Anh tại bất kì đâu, ở nhà, ở trường, trong thư viện,
trong quán café,… miễn đó là nơi bạn có thể tập trung cho việc học của
mình
⮚ When: Việc học diễn ra lúc nào:
● Cần phải sắp xếp thời gian học hợp lý, không ảnh hưởng đến việc học các
môn chuyên ngành trên trường cũng như không ảnh hưởng đến thời gian
làm việc.
● Sẽ học vào các buổi tối trong tuần, sau khi hoàn thành việc học trên lớp
⮚ Who :Ai, bao gồm các khía cạnh:
● Người thực hiện việc học : bản thân
● Người kiểm tra : Một người bạn có khả năng cùng học để cả 2 có thể kiểm
tra nhau
● Người hỗ trợ : Bạn học cùng
4. Xác định 1:
Việc học này có thể được thực hiện theo những cách nào khác:
● Có thể học theo nhóm
● Tham gia các câu lạc bộ hỗ trợ học tập
● Học cùng bạn bè

You might also like