Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM TIN HỌC CƠ BẢN

1.1. Thông tin trong máy tính điện tử


1.1.1. Khái niệm chung
- Thông tin:
 Là các bản tin hay thông báo nhằm mang lại sự hiểu biết cho đối tượng nhận tin.
 Được biểu diễn dưới nhiều dạng như kí hiệu, chữ viết,… đã qua xử lý, có ý nghĩa,
tổ chức
- Dữ liệu:
 Là các số, các kí tự, hình ảnh mà việc xử lý nó được thực hiện bởi con người hoặc
máy tính
 Là dạng thông tin thô chưa được xử lý, không có ý nghĩa, tổ chức
1.1.2. Biểu diễn thông tin trong MTĐT
- Hệ đếm:
 Là tập hợp các ký hiệu và các quy tắc để biểu diễn và xác định giá trị của các số
 Đặc trưng :
+ Thể hiện một tập các số có ích ( số nguyên, số hữu tỉ)
+ Tất cả các số đều có duy nhất một cách biểu diễn
+ Phản ánh được cấu trúc toán học trong các con số
- Hệ đếm không định vị: Là hệ đếm mà các giá trị các kí hiệu được biểu diễn không phụ
thuộc vào vị trí của nó trong số đó
- Hệ đếm định vị : Là hệ đếm mà các giá trị các kí hiệu được biểu diễn phụ thuộc vào vị
trí của nó trong số đó
 Hệ đếm cơ số 10( hệ thập phân) :Là hệ đếm sử dụng 10 kí hiệu số 0, 1, 2, …..9
để biểu diễn các số bất kì
 Hệ đếm cơ số 2 ( hệ nhị phân) :Là hệ dùng hai kí hiệu 0 và 1 để biểu đạt một giá
trị số. Gía trị của số bằng tổng số các lũy thừa của 2
 Hệ đếm cơ số 8 ( hệ bát phân) : Là hệ đếm sử dụng các kí hiệu số 0,1,2,…7 để
biểu diễn một giá trị số
 Hệ đếm cơ số 16 ( hệ thập lục phân- hệ hexa): Là hệ có 16 kí hiệu: từ 0 đến 9 và
A đến F
- Chuyển đổi cơ số
 Chuyển từ hệ 10 -> hệ 2

 Chuyển từ hệ 2 -> hệ 8 và ngược lại

 Chuyển từ hệ 2 -> hệ 16
- Biểu diễn thông tin trong MTĐT
 Đơn vị đo thông tin: đơn vị cơ bản để đo thông tin là BIT ( Binary digit) tương
ứng với 1 trong 2 kí tự nhị phân
 BIT là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất

- Mã hóa thông tin sang hệ đếm 2


 Là phương pháp chuyển thông tin thành dãy các số nhị phân để có thể lưu trữ
trong MTĐT. Độ lớn của mã đúng bằng số bit sử dụng để mã hóa
VD: dùng 5 bít để mã hóa: chữ a là 0  000002
- Biểu diễn thông tin trong MTĐT
Để mã hóa/ biểu diễn các ký tự: chữ cái, con số,… Cần có 1 bộ mã quy ước
 ASCII dùng nhóm 7bit hoặc 8bit để biểu diễn tối đa 128 hoặc 256 kí tự khác nhau
và mã hóa theo ký tự liên tục theo cơ số 16
 Unicode: là bộ mã chuẩn quốc tế, sử dụng nhiều hơn 8 bit ( 16bit ) để mã hóa 216 =
65536 ký tự
1.2. Tin học
1.2.1. Khái niệm
- Phần cứng : Là toàn bộ các thiết bị vật lý, kỹ thuật của máy tính điện tử nằm bên trong
thùng máy
 Các thiết bị ngoại vi được gắn vào máy tính thông qua các cổng
 Bo mạch chủ ( motherboard): Bảng mạch điện tử lớn chứa hầu hết các thiết bị điện
tử của máy tính. Cung cấp các tuyến truyền thông giữa tất cả các thành phần và
thiết bị kết nối
- Phần mềm: Là các chương trình có chức năng điều khiển, khai thác phần cứng và thực
hiện đáp ứng mọi yêu cầu của người sử dụng
 Phần mềm hệ thống: Là các chương trình điều hành toàn bộ hoạt động của MTĐT
VD: hệ điều hành Microsoft windows, LINUX, UNIX
 Phần mềm ứng dụng: Gồm các chương trình tiện ích phục vụ nhu cầu người dùng
VD: EXCEL, PPT,…
1.2.2. Ứng dụng của Tin học
- Giải bài toán khoa học kỹ thuật
- Giải bài toán quản lý
- Soạn thảo, in ấn, lưu trữ văn bản
- Tự động hóa
- Các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
- Giáo dục đào tạo
1.3. Máy tính điện tử
1.3.1. Quy trình xử lý thông tin

5 bộ phận chính là: Bộ vào, bộ ra, bộ nhớ, bộ số học và logic( bộ làm tính) và bộ điều
khiển
 Nhận diện máy tính điện tử: Máy tính để bàn, laptop, netbook, máy tính
bảng( Table, PDA ), Máy chủ( Server), Thiết bị đa phương tiện hoặc nghe nhạc,
E- reader ( Kindle)
1.3.2. Sơ đồ cấu trúc

- Bộ vào: Dùng để đưa dữ liệu và chương trình vào bộ nhớ trong của máy tính. Thiết bị
chủ yếu: Bàn phím, máy quét, micro, máy đọc mã số, mã vạch,…
- Bộ ra: Dùng để đưa thông tin từ bộ nhớ trong ra ngoài. Thiết bị chủ yếu: Màn hình, máy
in, máy vẽ,..
- Bộ nhớ: Dùng để lưu trữ thông tin là các chương trình, dữ liệu
- Bộ nhớ trong( Internal Storage ) gồm ROM và RAM
+ ROM ( Read only memory/ Bộ nhớ không bốc hơi): là bộ nhớ chỉ đọc chứ không ghi.
Dữ liệu được ghi trong ROM chủ yếu là thông số kĩ thuật của máy tính, không ghi được
thông tin vào ROM.
Khi tắt máy/ mất điện thông tin trong ROM vẫn được lưu trữ mà không bị mất
+ RAM ( Random access memory/ Bộ nhớ bốc hơi ): là bộ nhớ dùng để chứa chương
trình, dữ liệu và kết quả giải các bài toán
Người sử dụng có thể ghi thông tin vào RAM / đọc thông tin từ RAM ra
Khi tắt máy/ mất điện thông tin trong RAM sẽ mất
- Bộ số học và logic ( ALU- Arithmetic logic unit ): bao gồm các thiết bị thực hiện
+ các phép tính số học (cộng trừ nhân chia)
+ các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR)
+ các phép tính quan hệ( >, <, =,..)
- Các thanh ghi ( Registers ): Được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử làm bộ nhớ
trung gian. Mang chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin
- Bộ điều khiển ( CU- Control unit): Có chức năng điều khiển và phối hợp sự hoạt động
của các bộ phận
- Bộ xử lý trung tâm ( CPU- Central processing unit) : Đơn vị đo tốc độ xử lý là Hz
- Bộ nhớ ngoài:
 Là thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị mất khi không
có điện
 Đĩa mềm ( Floppy disk)
 Đĩa cứng ( Hard disk)
 Đĩa quang ( Compact disk )
- Các thiết bị nhập ( Bộ vào- Input) : bàn phím, chuột, máy quét hình
- Các thiết bị xuất ( bộ ra – Output) : màn hình, máy in, máy chiếu
1.4. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
- Thuật toán: Là một tập hợp hữu hạn các bước công việc được viết theo một trình tự nhất
định để giải quyết một loạt bài toán hay nhiệm vụ nào đó
CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH CHO MTĐT
2.1. Tổng quan về hệ điều hành
2.1.1. Khái niệm chung
- Hệ điều hành : là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm
vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch
vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy,
tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu
- Chức năng cơ bản:
 Giao tiếp với người sử dụng
 Quản lý hệ thống tệp tin
 Quản lý các thiết bị
 Thi hành và quản lý các phần mềm ứng dụng
 Xử lý lỗi
 Làm việc qua mạng
 Các tiện ích hệ thống
- Phân loại
 Theo kiến trúc của hệ thống máy tính
+ Hệ điều hành chạy trên PC: MS- DOS, Windows
+ Hệ điều hành chạy trên Mac: MacOS
 Theo hình thức giao diện
+ Giao diện dòng lệnh ( CUI- Command line User Interface )
Hệ điều hành CUI: MS- DOS
+ Giao diện đồ họa ( GUI- Graphical User Interface )
Hệ điều hành GUI: Windows
 Theo khả năng thực hiện tác vụ
+ Hệ điều hành đơn nhiệm: MS -DOS
+ Hệ điều hành đa nhiệm: Windows
 Theo các chức năng quản lý mạng
+ Hệ điều hành Client ( Hệ điều hành sử dụng mạng) : Windows 9X, 2000 Professional,
XP
+ Hệ điều hành Server ( Hệ điều hành quản lý mạng) : WinNT, Windows 2000 Server
Family, Windows 2003 Server
2.1.2. Quản lý thông tin
- Tệp: Là một tập hợp các thông tin được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị
lưu trữ do hệ điều hành quản lý. Tên tệp có dạng: Phần tên. Phần mở rộng
 Phần tên
+ Đối với MS- DOS: Phần tên tệp là dãy liên tiếp không quá 8 kí tự chữ/ số/ dấu gạch
dưới, bắt đầu bằng ký tự chữ
+ Đối với Windows: Phần tên tệp là dãy liên tiếp không quá 225 ký tự cho phép cả dấu
cách nhưng không cho phép các ký tự * / \ “ : > < ? |
 Phần mở rộng : được đưa vào nhằm phân loại tệp
+ Đuôi .exe, .bat: Tệp chương trình viết bằng ngôn ngữ máy
+ Đuôi .com: Tập tin lệnh
+ Đuôi .pas, .c, .bas, asm: Tệp chương trình gốc của các ngôn ngữ Pascal, C, Basic, Hợp
ngữ
+ Đuôi .txt, .doc, .docx, .rtf: Tệp văn bản
+ Đuôi .img, .gif, .jpeg, .bmp, .png: Tệp tin chứa hình ảnh
+ Đuôi xls, xlsx: Tệp tin bảng tính Excel
+ Đuôi .mp3, .dat, .wav: Tệp tin âm thanh, video
+ Đuôi .html, .htm: Tệp tin siêu văn bản
+ Đuôi .sql, .mdb: Tệp tin chứa cơ sở dữ liệu
- Thư mục ( Director/ Folder ) :là các tệp tin được chia thành từng nhóm và được lưu trữ
trong từng ngăn riêng biệt
Mỗi đĩa có một thư mục được tạo tự động gọi là thư mục gốc
 Bản chất: Là sự phân vùng logic trên đĩa của hệ điều hành để chứa các thư mục,
chương trình và các tập tin, là phương tiện sắp xếp thông tin
 Quy tắc đặt tên thư mục: Gioogns tên file nhưng không có phần mở rộng
- Đường dẫn ( path, địa chỉ): Là một dãy các tên thư mục theo thứ tự phân cấp, được phân
cách bởi dấu “ \” để diễn tả chính xác vị trí của tệp hay một thư mục trên ổ đĩa
Cách thức biểu diễn: Tên_ổ đĩa\tên_ thư_ mục_ mẹ\ tên_ thư_ mục
2.2. Hệ điều hành Windows
- Khởi động hệ điều hành Windows 7
 Nối máy tính với nguồn điện
 Bật công tắc CPU
 Đăng nhập( login) bằng account
 Lưu ý: enter = OK; esc = Cancel
- Kết thúc làm việc với windows
 Để tắt hẳn máy: Nhấn Start -> Shutdown
 Log off: Đóng tất cả các mục đang mở, đăng xuất ra khỏi tài khoản người dùng
hiện tại và trở về màn hình đăng nhập
 Hibermate: Đặt máy tính vào chế độ không tiêu tốn nguồn điện, dùng để tắt tạm
thời máy tính
- Làm việc với Windows
 Màn hình làm việc: Các biểu tượng, con trỏ chuột, màn hình nền, nút Start, Thanh
tác vụ, Khay hệ thống
+ Kích hoạt nút Start: Nhấp chuột vào nút Start/ CTRL + ESC
+ khi mới cài đặt theo mặc định thì Desktop chỉ có Recycle Bin, ta thiết lập biểu tượng
Computer, Network như sau:
Desktop -> Personalize -> Change desktop icons -> Computer, Network -> OK
+ Để xem các tài nguyên có trong máy tính đang dùng, quản lý các tệp và các thư mục, ta
có thể sử dụng công cụ Windows Explorer bằng cách:
Cách 1: Start -> Open Windows Explorer
Cách 2: Start -> All programs -> Accessories -> Windows Explorer
- Biểu tượng đường tắt ( Shortcut) : Là một hình ảnh đồ họa thu nhỏ( biểu tượng, nút)
cung cấp truy cấp truy cập nhanh đến tập tin, thư mục
 Bản chất: Là một tập tin chứa đường dẫn file/ chương trình gốc, có tác dụng gọi
đường dẫn đến file gốc mỗi khi cần
 Tạo biểu tượng shortcut ( đường tắt )
Cách 1: Chọn đối tượng-> nhấp chuột phải-> Send to-> Desktop( create shortcut)
Cách 2: Nhấp chuột phải -> New -> Shortcut -> Browse -> Mở thư mục chứa đối tượng
tạo đường tắt -> Nhập đường dẫn tới đối tượng -> Next và đặt tên -> Finish
Cách 3: Chuột phải vào đối tượng và kéo( rê ) đi 1 đoạn -> chọn Creat shortcut here
 Đổi biểu tượng một đường tắt
Kích chuột phải lên đường tắt -> Properties -> Shortcut -> Change icons -> gõ tên tệp
chứa biểu tượng -> chọn biểu tượng -> ok
 Tạo phím gõ tắt cho đường tắt
Kích chuột phải lên đường tắt -> Properties -> Shortcut -> Đặt chuột vào mục Shortcut
Key -> Ctrl + Alt + phím tắt -> Apply -> ok
 Di chuyển đường tắt: Kích chuột lên đường tắt và kéo Shortcut đến vị trí mới
 Xóa đường tắt : Chọn File -> Cut
 Sắp xếp đường tắt
Kích chuột phải lên màn hình -> Sort by -> Chọn một trong những lựa chọn: Name, Size,
Item type, Data modified
 Tạo bản sao một biểu tượng đường tắt: Kích chuột phải lên Shortcut-> Create
Shortcut
2.2.3. Thao tác với tệp và thư mục
- Mở thư mục/ tệp:
Cách 1: Kích đúp vào biểu tượng Computer -> mở ổ đĩa: kích đúp vào biểu tượng ổ đĩa -
> Kích đúp vào thư mục/ tệp cần mở/ -> File -> Open ( hoặc kích phải vào thư mục, tệp
cần mở -> Open )
Cách 2: Kích chuột phải vào nút Start -> Open windows Explorer -> Mở ổ đĩa: kích đúp
vào biểu tượng ổ đĩa -> Kích đúp vào thư mục hoặc tệp cần mở ( hoặc chọn thư mục, tệp
cần mở -> File -> Open hoặc kích phải vào thư mục, tệp cần mở -> open )
Cách 3: Start -> All programs -> Accessories -> Windows Explorer -> Mở ổ đĩa: Kích
đúp vào biểu tượng ổ đĩa -> kích đúp vào thư mục/ tệp cần mở ( hoặc chọn thư mục, tệp
cần mở -> file -> Open hoặc kích phải vào thư mục, tệp cần mở -> Open )

CHƯƠNG 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN

You might also like