Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

MỤC KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC LỤ




BÀI TIỂU LUẬN


BỘ MÔN: AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI


NGHỀ NGHIỆP, BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP MAY MẶC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY, BIỆN
PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP TRONG NGÀNH NÀY

GVHD: BÙI THỊ KIM THOA - KIỂU QUỐC HOÀN


LỚP HP: 2209TSMG1411
NHÓM: 4

1
C
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................4
1. Khái niệm:.....................................................................................................4
2. Các tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp.........6
2.1. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý. 6
2.2. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất.....................6
2.3. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến an toàn, bảo hộ lao động và điều
kiện vệ sinh kém............................................................................................6
2.4. Các biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp.......................................7
II. THỰC TRẠNG VỆ SINH LAO ĐỘNG, TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP, BỆNH
NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY MẶC Ở VIỆT NAM.........................8
1. Khái quát chung về ngành may mặc.............................................................8
1.1. Thực trạng vệ sinh lao động trong ngành may mặc:..............................8
1.2. Thực trạng về tác hại nghề nghiệp trong ngành may:..........................12
1.3. Thực trạng về bệnh nghề nghiệp trong ngành may:.............................13
2. Nhận diện các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong ngành may.......................16
3. Thực trạng phòng chống tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp trong
ngành may.......................................................................................................19
4. Nhận định (ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân)........................................20
4.1.Ưu điểm-Nhược điểm............................................................................20
4.2. Nguyên nhân.........................................................................................20
III. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỂU KIỆN LÀM VIỆC TRONG NGÀNH MAY
MẶC....................................................................................................................22
1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước..............................................................22
2. Đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam............................................23
KẾT LUẬN.........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................27

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong phát triển nền kinh tế thị trường cùng với hội nhập kinh quốc tế ngày càng
sâu rộng như hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng. Để phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động thì việc đảm bảo an
toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động là một yêu cầu tất yếu, liên quan
chặt chẽ đến sự phát triển của từng doanh nghiệp, góp phần xây dựng một nền kinh tế
bền vững cho mỗi quốc gia. Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn lao động, giảm
thiểu tai nạn lao động của nước ta đã có những chuyển biến tích cực; pháp luật về an
toàn lao động đang được hoàn thiện; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá
nhân có liên quan đến công tác an toàn lao động và quản lý nhà nước về an toàn lao
động được nâng cao. Ở đâu, khi nào có hoạt động lao động sản xuất thì ở đó, khi đó
phải tổ chức công tác bảo hộ lao động theo đúng phương châm: đảm bảo an toàn để
sản xuất - sản xuất phải đảm bảo an toàn lao động.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì tình hình tai nạn lao động vẫn còn diễn
biến khá phức tạp, đặc biệt là trong khu vực người lao động làm việc không theo hợp
đồng lao động; ý thức chấp hành pháp luật về an toàn lao động của các chủ thể trong
quan hệ lao động chưa cao; công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động chưa đạt
được kết quả như mong muốn; hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn kỷ thuật về ATLĐ của
một số ngành, lĩnh vực còn lạc hậu, không phù hợp với thực tế, cần phải điều chỉnh, bổ
sung; một số văn bản được hướng dẫn chậm nên thiếu đồng bộ; một số nội dung của
văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn trong quá trình thực
hiện.
Với đề tài “Thực trạng vệ sinh lao động và tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề
nghiệp trong ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam hiện nay, biện pháp cải thiện
điều kiện làm việc tại các doanh nghiệp trong ngành này” nhóm 4 chúng em hi vọng
có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong may mặc, chỉ rõ
những tác hại của nó và tìm ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng, đáp ứng
nhu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Nhóm 4 chúng em xin trân thành cảm ơn cô Bùi Thị Kim Thoa và thầy Kiều
Quốc Hoàn- giảng viên bộ môn An toàn vệ sinh lao động đã nhiệt tình hướng dẫn,

3
cung cấp cho chúng em đầy đủ kiến thức để chúng em có thể hoàn thành bài thảo luận
này. Rất mong nhận được những góp ý, nhận xét từ cô và thầy để bài thảo luận của
chúng em hoàn thiện hơn.

4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm:
 Vệ sinh lao động :
An toàn lao động là giải pháp phòng , chống các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm
bảo không xảy ra thương tật tử vong đối với con người trong quá trình lao động , sản
xuất. Hiểu đơn giản thì an toàn lao động là giải pháp được đề ra nhằm ngăn ngừa các
tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc , thương tích thân thể cũng như thương vong
cho người lao động . Tùy theo đặc thù sản xuất cũng như lĩnh vực sản xuất mà sẽ có
những quy định riêng của pháp luật về an toàn lao động cho các ngành nghề đó. Và
phạm trù của bảo hộ lao động không chỉ bao gồm các biện pháp bảo vệ trực tiếp cho
người lao động mà còn chính là tiền lương , phụ cấp độc hại , bảo hiểm lao động , thời
gian nghỉ ngơi , thời gian làm việc của người lao động.
 Bệnh nghề nghiệp:
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc
liên quan đến nghề nghiệp, do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động
xấu.
Từ khi có lao động, con người đã chịu ảnh hưởng tác hại của nghề nghiệp và bị
bệnh nghề nghiệp. Trước Công nguyên, Hippôcrat (Hippocrate, 460 – 377TCN) đã
phát hiện bệnh nhiễm độc chì. Thế kỉ l, Pline đã phát hiện những ảnh hưởng xấu của
bụi đến cơ thể người. Thế kỉ II, Galien đã tả những bệnh mà công nhân mỏ mắc phải.
Những thế kỉ sau đó đã phát hiện bệnh nhiễm độc thủy ngân và những bệnh nghề
nghiệp khác.
Vấn đề bệnh nghề nghiệp được pháp luật của tất cả các nước quan tâm với các
nội dung: ghi nhận danh mục bệnh và chế độ đối với người lao động bị bệnh nghề
nghiệp. Danh mục bệnh nghề nghiệp ở các nước khác nhau có thể khác nhau do trình
độ công nghệ và khả năng kinh tế xã hội của từng nước. Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) có một số công ước về bệnh nghề nghiệp, xếp bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm
với hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau và bồi thường cho người lao động bị bệnh
nghề nghiệp như Công ước số 18 (1925), Công ước số 142 (1934), Công ước số 121
(1964). 
 Tác hại nghề nghiệp:

5
Là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe và khả năng lao động của công nhân gây nên những rối loạn bệnh lý
hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc
2. Các tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp
2.1. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý
- Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, làm việc liên tục không ngừng nghỉ, làm
thông ca,…
- Cường độ lao động quá cao, không phù hợp với tình trạng sức khoẻ công nhân
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi bố trí không hợp lý
- Làm việc với tư thế gò bó, không thoải mái như cúi khom, vặn mình, ngồi, đứng
lâu,…
- Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác quan như
- Sự bất hợp lý trong việc sắp xếp lao động, sử dụng công cụ phương tiện lao động
không phù hợp với cơ thể về trọng lượng, hình dáng, kích thước …
2.2. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất
 Yếu tố vật lý và hóa học
- Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: nhiệt độ, độ ẩm cao
hoặc thấp, lưu thông khí kém, cường độ bức xạ nhiệt quá mạnh,…
- Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia
hồng ngoại, tử ngoại,…
- Các chất phóng xạ và tia phóng xạ α, β,…
-  Tiếng ồn và rung động
-  Áp suất cao (thợ lặn, thợ làm trong thùng chìm) hoặc áp suất thấp (lái máy bay.
Leo núi)
- Bụi và các chất độc hại trong sản xuất.
 Yếu tố sinh vật
- Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng
- Nấm mốc gây bệnh
- Sự tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh, hoặc bị súc vật mắc bệnh cắn,
đốt...

6
2.3. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến an toàn, bảo hộ lao động và điều kiện
vệ sinh kém
 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến an toàn, bảo hộ lao động trong may
mặc
- Toàn bộ cán bộ, công nhân viên đều phải được trang bị đầy đủ các phương tiện
bảo hộ lao động phù hợp với từng nhiệm vụ, công việc.
- Trong khi làm việc, người lao động phải sử dụng đúng, đầy đủ các phương tiện
bảo hộ được cấp phát để đảm bảo an toàn.
- Tuyệt đối tuân thủ các thao tác kỹ thuật, quy trình công nghệ, cách thức vạn
hành. Không được vận hành thiết bị nếu chưa được huấn luyện an toàn vận hành
thiết bị.
- Nghiêm cấm việc thay đổi thiết bị, thay đổi thao tác vận hành hoặc quá trình
công nghệ.
- Nghiêm cấm việc tự ý tháo dỡ các phương tiện che che chắn của các loại máy
móc, thiết bị
- Nghiêm cấm việc tự ý sử dụng, thảo gỡ, đóng mở các thiết bị điện nếu không
thuộc phạm vi trách nhiệm của mình
- Trong khi máy móc đang hoạt động, nếu phát hiện có điều bất thường cần phải
báo ngay với người quản lý để đảm bảo an toàn.
- Nếu trong quá trình làm việc mà bị ốm, bệnh, cần xin phép người quản lý để
nghỉ ngơi, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Khi lấy hàng hóa phải sử dụng thiết bị nâng, máy nâng đứng quy trình, hướng
dẫn. Thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị, chỗ làm gọn gàng
 Tác hại nghề nghiệp liên quan tới điều kiện vệ sinh kém
Ðó là trong điều kiện vệ sinh kém (độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị
vệ sinh và an toàn lao động…) tác động lên người lao động làm cho các giác quan
cũng như toàn thân nhanh chóng mệt mỏi làm giảm năng suất lao động, dễ gây các tai
nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.

7
2.4. Các biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp
Biện pháp kỹ thuật giúp làm giảm các yếu tố độc hại như thiết kế nhà xưởng đảm
bảo thông gió, trang bị hệ thống làm mát hoặc hút bụi phù hợp, tăng cường sử dụng
thiết bị máy móc hiện đại, thực hiện thay thế chất độc hại bằng chất ít độc hại hơn.
Biện pháp y tế: tổ chức khám sức khỏe ngay khi tuyển dụng và định kỳ trong quá
trình làm việc để kịp thời phát hiện những trường hợp dễ mẫn cảm hoặc có dấu hiệu
mắc bệnh nghề nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ người lao động điều trị trong trường
hợp mắc bệnh nghề nghiệp.
Biện pháp cá nhân: thực hiện nghiêm ngặt trang bị bảo hộ cá nhân, tăng cường
giáo dục để người lao động nhận thức được tác hại của các tác nhân trong môi trường
lao động gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và cộng đồng,…

II. THỰC TRẠNG VỆ SINH LAO ĐỘNG, TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP,
BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY MẶC Ở VIỆT NAM
1. Khái quát chung về ngành may mặc
1.1. Thực trạng vệ sinh lao động trong ngành may mặc:
Hiện cả nước có khoảng 8.000 doanh nghiệp dệt may với các doanh nghiệp quy
mô vừa và nhỏ chiếm đa số, trong đó có hơn 4.000 doanh nghiệp nhỏ (dưới 200 lao
động) và siêu nhỏ (dưới 10 lao động). Lực lượng lao động ngành Dệt may rất lớn, thu
hút hơn 2,5 triệu lao động, trong đó lao động trực tiếp là 1,5 triệu người, chiếm khoảng
25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp và gần 13% tổng số lực lượng lao động
toàn quốc (TCTK, 2016).
Mặc dù dệt may là ngành có lực lượng lao động lớn nhưng trên thực tế, vấn đề an
toàn lao động và phòng chống các bệnh nghề nghiệp lại chưa được quan tâm đúng
mức dẫn đến tỷ lệ công nhân ngành Dệt may bị mắc bệnh nghề nghiệp và gặp phải các
vấn đề về tai nạn lao động rất cao. Kết quả khảo sát trên 1.000 công nhân may tuổi từ
25-35 của Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh tại 3 doanh nghiệp ở
Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, có tới 93% công nhân mệt mỏi sau
lao động, trong đó 47% mệt mỏi toàn thân; 16,7% nặng đầu, nhức đầu; 15,1% kiệt sức;
hơn 80% đau mỏi cơ, xương khớp tại thắt lưng, vùng cổ và bả vai (Phương Hà, 2012;
Ngọc Tú, 2015)… Bệnh nghề nghiệp trong ngành Dệt may chủ yếu là bệnh bụi phổi

8
bông, bệnh dãn tĩnh mạch chân. Bên cạnh những căn bệnh này, tỷ lệ công nhân dệt
may mắc các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính
nghề nghiệp, viêm da, lãng tai, điếc nghề nghiệp… cũng rất cao. Thông tư số
07/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xếp ngành Dệt
may vào nhóm những ngành có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Năm 2015, với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong khuôn khổ
dự án “Tăng cường tuân thủ tại nơi làm việc thông qua thanh tra lao động”, Thanh tra
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện chiến dịch thanh tra lao
động trong ngành Dệt may với 152 doanh nghiệp dệt may trên địa bàn 12 tỉnh, thành
phố trong cả nước với mục tiêu nắm bắt tình hình thực hiện pháp luật lao động tại
doanh nghiệp may, qua đó nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia tích cực của
người sử dụng lao động cùng với tổ chức công đoàn vào công tác cải thiện điều kiện
làm việc và tăng cường tuân thủ pháp luật tại nơi làm việc.
Nội dung của chiến dịch tập trung vào thanh tra việc chấp hành các quy định về
thời giờ làm việc, về tiền lương, tiền công và việc thực hiện các quy định về an toàn,
vệ sinh lao động cùng với các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
động. Qua thanh tra đã phát hiện 1.786 sai phạm (trung bình 12 sai phạm/doanh
nghiệp), các đoàn thanh tra lập 19 biên bản vi phạm hành chính để xử lý 19 doanh
nghiệp với tổng số tiền xử phạt là 594 triệu đồng (BLĐTBXH, 2015).
Riêng đối với nội dung an toàn, vệ sinh lao động đã phát hiện hơn 1.000 sai
phạm ở tất cả các doanh nghiệp được thanh tra. Các sai phạm xuất hiện ở tất cả các nội
dung được thanh tra và tập trung ở các nội dung như: công tác đào tạo, huấn luyện về
an toàn vệ sinh lao động cho các đối tượng đang làm việc tại doanh nghiệp; trang bị và
sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động…
Trong số 152 doanh nghiệp được thanh tra có 90 doanh nghiệp người sử dụng lao
động không tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, 61 doanh nghiệp cán bộ
làm công tác an toàn và 68 doanh nghiệp có người làm công việc có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động không tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Theo
quy định của pháp luật lao động, các đối tượng gồm người sử dụng lao động, cán bộ
làm công tác an toàn và người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao

9
động (lao động thuộc nhóm I, II, III) phải được đào tạo, huấn luyện an toàn, vệ sinh
lao động và định kỳ 2 năm một lần phải được huấn luyện lại. Đối với lao động thuộc
nhóm IV (những lao động không thuộc nhóm I, II, III và bao gồm cả người học nghề,
tập nghề, thử việc) phải được đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động lần đầu khi
được tuyển dụng và định kỳ huấn luyện lại ít nhất mỗi năm một lần. Tuy nhiên, theo
kết quả thanh tra, có 87 doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho
người lao động thuộc nhóm IV, trong đó 59 doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện
cho người học nghề và người mới được tuyển dụng.
Hoạt động thanh tra cũng tập trung khoanh vùng rủi ro và chỉ ra những vi phạm
đối với việc trang cấp và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Nguồn gốc của những sai phạm này có cả ở người sử dụng lao động và người lao
động, trong những vi phạm do lỗi của người sử dụng lao động thì có 44% là vi phạm
trong việc cung cấp (không trang bị và trang bị không đầy đủ về số lượng phương tiện
bảo vệ cá nhân theo quy định cho người lao động), 84% lỗi vi phạm của người lao
động là không sử dụng và sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân không đúng mục đích công
việc.
Ngoài ra, còn có hơn 100 doanh nghiệp có sai phạm trong công tác lập kế hoạch
an toàn, vệ sinh lao động hàng năm như không xây dựng kế hoạch hoặc xây dựng kế
hoạch an toàn lao động nhưng không đảm bảo các nội dung theo quy định, không tham
khảo ý kiến của đại diện người lao động hay tổ chức công đoàn khi xây dựng kế
hoạch… 52 doanh nghiệp vi phạm trong công tác đo kiểm tra môi trường tại nơi làm
việc định kỳ hàng năm (37 doanh nghiệp không tổ chức đo, kiểm tra môi trường lao
động, 15 doanh nghiệp có tổ chức đo, kiểm tra nhưng không thực hiện các biện pháp
cải thiện điều kiện, môi trường làm việc)…
Những số liệu kết quả của chiến dịch thanh tra trên cho thấy các doanh nghiệp
dệt may chưa thực sự quan tâm tới công tác an toàn, vệ sinh lao động, còn để xảy ra
nhiều sai phạm ở tất cả các khâu, các nội dung của công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nguyên nhân của các vi phạm trên được nhận định là do tổng hợp của các yếu tố bao
gồm nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động, nguyên nhân từ người lao động và
nguyên nhân từ cơ chế chính sách pháp luật, quản lý của cơ quan nhà nước.

10
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Còn hạn chế trong công tác tuyên truyền,
phổ biến, hướng dẫn về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động dẫn đến tình trạng người
lao động và người sử dụng lao động không nắm được hoặc nắm bắt không đầy đủ các
quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thêm vào đó, một số nội dung của
pháp luật lao động về an toàn, vệ sinh lao động chưa có văn bản hướng dẫn đầy đủ, kịp
thời dẫn đến doanh nghiệp không biết hoặc biết nhưng khó thực hiện đúng. Các nội
dung liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có liên quan đến sự điều
chỉnh của nhiều luật khác nhau, thẩm quyền quản lý của các cơ quan quản lý khác
nhau cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện. Lực lượng thanh tra,
kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động còn ít trong khi số lượng doanh nghiệp lớn nên công
tác thanh tra không thực hiện được đầy đủ đối với tất cả các doanh nghiệp, vì vậy
nhiều doanh nghiệp vi phạm nhưng không bị xử lý dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài
và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Đối với người sử dụng lao động do nhận thức còn hạn chế, chưa quan tâm đến
quyền lợi của người lao động, chưa tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về lao động, các
quy định về công tác an toàn, vệ sinh lao động nên công tác an toàn, vệ sinh lao động
được thực hiện tại doanh nghiệp chỉ mang tính hình thức và nhằm đối phó với đoàn
kiểm tra, thanh tra. Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp dệt may cũng còn rất nhiều
khó khăn về vốn, công nghệ…, đa số các doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ chủ
yếu sản xuất cung ứng cho thị trường trong nước có tính cạnh tranh cao về giá, vì vậy
doanh nghiệp chỉ quan tâm đến những gì cần ngay trước mắt phục vụ cho sản xuất,
kinh doanh thu lợi nhuận mà chưa chú ý đến các chính sách về pháp luật an toàn, vệ
sinh lao động. Hậu quả là doanh nghiệp không nắm được các quy định của pháp luật
để thực hiện hoặc nắm được nhưng không đầy đủ dẫn đến thực hiện sai.
Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động cũng chưa tốt, doanh
nghiệp nắm được các quy định của pháp luật về lao động nhưng để tiết kiệm chi phí
nên cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về trang cấp
thiết bị bảo hộ cho người lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động,
không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, không đo kiểm môi trường lao
động tại nơi làm việc hoặc không sử dụng các biện pháp cải thiện môi trường lao động
sau khi đã có kết quả đo kiểm… Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn, vệ

11
sinh lao động tại các doanh nghiệp dệt may hầu hết là kiêm nhiệm, không phải là
chuyên ngành kỹ thuật nên dẫn đến tình trạng một số vi phạm trong công tác an toàn
tại hiện trường sản xuất như vi phạm an toàn điện, vi phạm an toàn thiết bị nâng, thiết
bị áp lực…
Người lao động ngành Dệt may còn hạn chế về nhận thức các quy định của pháp
luật an toàn, vệ sinh lao động. Họ không biết hoặc không nắm được đầy đủ các quy
định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nên không thể đề xuất, kiến nghị với
người sử dụng lao động để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của
pháp luật, hoặc người lao động biết các quy định của pháp luật nhưng đồng ý thoả
thuận với người sử dụng lao động không thực hiện để được làm việc tại doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với các công nhân may, do trình độ văn hóa còn thấp nên phần lớn công
nhân không biết được những quyền lợi mà pháp luật lao động quy định. Một số người
lao động không sử dụng phương tiện bảo hộ đã được cung cấp vì họ cho rằng chúng
gây vướng víu trong các thao tác hoặc gây nóng bức, khó chịu…
Việc người sử dụng lao động chưa quan tâm, thiếu giải pháp, người lao động
thiếu kiến thức, hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động dẫn đến việc không lường trước
được các mối nguy hại tiềm ẩn như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi
trường… có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà hậu quả là rất lớn, gây thiệt hại không chỉ về
con người, kinh tế mà còn vi phạm pháp luật…
1.2. Thực trạng về tác hại nghề nghiệp trong ngành may:
Ghế ngồi cho công nhân may chưa phù hợp với các nguyên tắc của Ecgonomi :
ghế bằng gỗ cứng, không có tựa lưng, không điều chỉnh được chiều cao. Tạo ra nguy
cơ cao đau thắt lưng cho công nhân khi phải ngồi liên tục, kéo dài.
Cường độ lao động rất cao và thời gian lao động kéo dài, không có các khoảng
thời gian nghỉ ngắn trong suốt ca lao động tạo nguy cơ căng thẳng, mệt mỏi và rối loạn
cơ xương cho người lao động.
Môi trường lao động tại các phân xưởng may vào các thời điểm khảo sát tồn tại
chủ yếu là gánh nặng nhiệt (vi khí hậu nóng) nhất là vào buổi chiều và mùa khô. Dễ
gây “stress nhiệt” cho người lao động.
Bất kỳ bụi nào phát sinh trong quá trình xử lý và chế biến bông thông qua quá
trình dệt hoặc đan vải, bụi trong các hoạt động sản xuất sử dụng bông thô hoặc bông

12
phế thải, các sản phẩm phụ từ sợi bông, từ các nhà máy dệt cũng được coi là bụi bông.
Việc người lao động tiếp xúc với môi trường đầy bụi bông thường xuyên sẽ gặp phải
chứng rối loại hô hấp như ho, khó thở, tức ngực, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng đường
huyết hay các bệnh về da liễu như dị ứng, viêm loét da, móng,...
Do hàng ngày phải làm việc trong môi trường tiếng ồn từ máy móc, với mức độ
âm thanh vượt quá tiêu chuẩn nên thính lực cũng bị ảnh hưởng dẫn đến người lao động
dễ mắc bệnh điếc.
1.3. Thực trạng về bệnh nghề nghiệp trong ngành may:
Nhận xét chung: Có sự tăng rõ rệt của tần số nhịp tim, tăng huyết áp tối đa và tối
thiểu, tăng thời gian thực hiện và số lỗi mắc khi thực hiện nghiệm pháp Platonop vào
thời điểm sau lao động so với trước lao động. Tất cả những thay đổi này có ý nghĩa
thống kê (p <0,05). Tỷ lệ stress nghề nghiệp là khá cao với tỉ lệ chung của công nhân
may là 71% và có mối liên quan giữa độ tuổi, và thâm niên công tác với tình trạng
stress nghề nghiệp. (p < 0,001). Tỷ lệ rối loạn cơ xương nghề nghiệp chung của cả ba
công ty là 83%. Trong đó tỉ lệ RLCX ở nhóm công nhân lao động trực tiếp trong các
dây chuyền may công nghiệp là 86% chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm lao động gián tiếp với
tỉ lệ 73%. Có mối liên quan giữa thâm niên công tác và rối loạn cơ xương nghề nghiệp
(p<0.05). Tỷ lệ stress nghề nghiệp là khá cao với tỉ lệ chung của công nhân may là
71% và có mối liên quan giữa độ tuổi, và thâm niên công tác với tình trạng stress nghề
nghiệp. (p < 0,001). Tỷ lệ rối loạn cơ xương nghề nghiệp chung của cả ba công ty là
83%. Trong đó tỉ lệ ở nhóm công nhân lao động trực tiếp trong các dây chuyền may
công nghiệp là 86% chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm lao động gián tiếp với tỉ lệ 73%. Có mối
liên quan giữa thâm niên công tác và rối loạn cơ xương nghề nghiệp (p < 0,05).

Tần số nhịp tim


Đối tượng khảo sát
Trước lao động Sau lao động p
Trung ĐLC Trung ĐLC
bình bình
Công nhân may 74.5 0.58 85.9 0.70 < 0.05
Gián tiếp 75.6 0.48 80,6 0.40 < 0.05

13
Bảng 1: Biến đổi tần số nhịp tim của các đối tượng nghiên cứu trước và sau
lao động ( n=180 )
Khảo sát sự thay đổi của tần số nhịp tim và HA của công nhân may và nhân viên
văn phòng cho thấy tại thời điểm sau lao động có tần số nhịp tim và HA tăng nhưng
không nhiều so với chỉ số bình thường. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy có sự tăng rõ rệt
của tần số nhịp tim và HA vào thời điểm sau lao động so với trước lao động. (p <0.05).
Điều này thể hiện ngành may mặc là một ngành không đòi hỏi gắng sức nhiều tới mức
làm tăng cao chỉ số HA và mạch ở người lao động.

Huyết áp tối đa
Đối tượng khảo sát
Trước lao động Sau lao động p
Trung ĐLC Trung ĐLC
bình bình
Công nhân may 103,8 1,11 110,1 1.31 < 0.05
Gián tiếp 107,5 1.27 112,4 1.38 < 0.05
Huyết áp tối thiểu
Công nhân may 68,6 0,98 73,6 0.86 < 0.05
Gián tiếp 69,2 0,98 73,6 0,89 < 0.05

Bảng 2: Biến đổi HA của các đối tượng nghiên cứu (n=180)
Ở cả 2 nhóm công nhân may và nhân viên văn phòng ở thời điểm sau lao động
đều tăng khá nhiều so với thời điểm khảo sát trước lao động. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0.001 và p < 0.05. Những sự khác biệt về thời gian thực hiện vào thời
điểm sau lao động này có thể được hiểu là do mức độ căng thẳng của nhóm công nhân
may có phần nào cao hơn so với nhóm nhân viên văn phòng.

14
Thời gian thực hiện Thời
Đối tượng khảo sát
gian
Trước lao động Sau lao động p
thử
Trung ĐLC Trung ĐLC
nghiệm
bình bình
tăng
(%)
Công nhân may 135,3 3,61 175,5 4,92 < 29,7
0.001
Gián tiếp 150,8 3,31 161,8 3,44 < 0.05 7,3

Bảng 3: Biến đổi thời gian thực hiện thử nghiệm chú ý Platonop trước và
sau lao động (n=180)

Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ stress nghề nghiệp ở công nhân ngành may công
nghiệp của 3 công ty may là khá cao 71%. Trong đó, riêng Công ty HW. (công ty có
vốn đầu tư của nước ngoài) có tỉ lệ stress cao nhất là 86%. Có thể là áp lực ở công ty
nước ngoài có cao hơn là công ty trong nước. Những nghiên cứu về stress ở công nhân
ngành may công nghiệp cho thấy cũng rất phù hợp với các nghiên cứu đánh giá của
nhiều nhà khoa học khác

Công ty Stress nghề nghiệp Cộng


Stress Không stress
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)
Công ty may ĐN 277 67 136 33 413 100
Công ty may PP 225 66 116 34 341 100
Công ty may HW 219 86 36 14 255 100
Cộng 721 71 288 29 1009 100

Bảng 4: Stress nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu (n=1009)
Kết quả khảo sát tìm mối liên quan giữa rối loạn cơ xương nghề nghiệp với đặc
tính mẫu cho thấy : có mối liên quan giữa thâm niên công tác và rối loạn cơ xương
nghề nghiệp. Theo đó công nhân có thâm niên từ 6-10 năm có xu hướng bị rối loạn cơ
15
xương nghề nghiệp nhiều hơn công nhân có thâm niên dưới 5 năm 2,67 lần (p<0,001;
OR=2,67; KTC 95% = 1,61- 4,42); công nhân có thâm niên từ 11-15 năm có xu hướng
bị rối loạn cơ xương nghề nghiệp nhiều hơn công nhân có thâm niên dưới 5 năm 2.34
lần (p< 0.001, OR = 2.34), công nhân có thâm niên trên 15 năm có xu hướng bị rối
loạn cơ xương nghề nghiệp nhiều hơn công nhân có thâm niên dưới 5 năm 3.39 lần
(p< 0.001; OR = 3.39).
2. Nhận diện các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong ngành may
 Yếu tố liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý
Cường độ lao động: Để phù hợp với cơ chế cạnh tranh thị trường do vậy tại hầu
hết các doanh nghiệp may vào những thời vụ chính để đảm bảo đúng thời gian giao
hàng, phần lớn công nhân làm việc với các hình thức tăng ca, giãn ca. Thời gian lao
động có thể kéo dài 10 - 12h/ ca, thậm chí kéo dài hơn. Cường độ lao động, độ tập
trung quan sát rất cao và thời gian lao động kéo dài, các thao tác rất nhanh, lặp đi lặp
lại liên tục mới có thể theo kịp tốc độ dây chuyền may công nghiệp.
Tư thế lao động: Tư thế lao động của người công nhân trong quá trình sản xuất
có một vai trò quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động và tình trạng sức
khoẻ chung của cơ thể. Đối với một tư thế được gọi là bình thường nhưng nếu kéo dài
quá lâu cũng trở nên nguy hại, không phù hợp cho quá trình lao động. Trong thời gian
lao động, thời gian ngồi chiếm > 80% thời gian ca, còn lại là di chuyển sản phẩm và
thời gian ăn trưa. Trên thực tế hầu hết không có khoảng thời gian nghỉ ngắn giữa ca
lao động, người công nhân gần như phải ngồi lao động gò bó suốt ca lao động (hoặc ở
tư thế đứng suốt ca ở bộ phận hoàn chỉnh sản phẩm). Với những điều kiện lao động
như trên, nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động nói chung là điều khó
tránh khỏi. Nhiều người cho rằng công việc của công nhân may khá nhẹ nhàng so với
các ngành công nghiệp khác, nhưng thực tế lại không như vậy, ở các xưởng may hầu
như có rất ít công nhân có thể ngồi làm việc trực tiếp trên các máy may công nghiệp
khi họ có tuổi ngoài 40 do không đủ sức khỏe để đáp ứng với công việc này mà họ
thường phải chuyển sang làm các công việc khác, nhiều nữ công nhân may công
nghiệp có biểu hiện giảm sút sức khỏe khá nhanh. Các vị trí xuất hiện đau mỏi nhiều
nhất trong quá trình lao động là vùng lưng, vùng vai, vùng gáy, vùng thắt lưng.

16
Hiện nay ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, do vậy ở các xưởng
may công nghiệp chủ yếu là nhập trang thiết bị, dây chuyền, máy móc của nước ngoài
do đó việc thiết kế về ghế ngồi và bàn làm việc chưa phù hợp với đại đa số công nhân
Việt Nam. Và trên thực tế hầu hết ghế ngồi đều không có tựa lưng và mặt ghế làm
bằng gỗ cứng tạo ra nguy cơ cao rối loạn cơ xương, đau thắt lưng cho công nhân khi
phải ngồi liên tục, kéo dài. Sự không phù hợp giữa các loại máy được thiết kế cho
người nước ngoài cũng là nguyên nhân làm tăng tư thế lao động bất hợp lý và gây
ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
Quy trình thao tác của công nhân may công nghiệp là khá đơn điệu: Người công
nhân may công nghiệp mặc dù ngồi tĩnh tại một chỗ gần như suốt ca nhưng lại luôn
phải cử động các vùng đầu – cổ - vai, lưng, 2 tay, 2 chân liên tục để thực hiện các thao
tác may các chi tiết quần áo. Quy trình thao tác của công nhân may là rất đơn điệu chỉ
từ 3 – 7 động tác/thao tác và thời gian lặp lại các thao tác chỉ từ 6 – 40 giây. Sự đơn
điệu trong lao động có tác động tiêu cực tới khả năng lao động. Nói chung, công việc
đơn điệu dễ làm mất sự hứng thú, làm xuất hiện trạng thái ức chế và nhàm chán, làm
người lao động có cảm giác thời gian lao động bị kéo dài hơn bình thường, dễ xuất
hiện tâm lý mong chờ hết thời gian làm việc. Nếu công việc cứ tiếp tục duy trì đều đều
như vậy, người lao động rất dễ bị rơi vào trạng thái tâm lý không tốt và dễ bị ức chế
thần kinh và buồn ngủ sẽ xuất hiện. Vì vậy dấu hiệu mệt mỏi và buồn chán cũng sẽ
sớm xuất hiện. Đó có thể còn là nguyên nhân gây ra tình trạng năng suất lao động
thấp, chất lượng sản phẩm kém, tỉ lệ công nhân bỏ việc cao, và thậm chí có thể dẫn tới
stress nghề nghiệp hay tai nạn lao động.
 Yếu tố liên quan đến quy trình sản xuất
Sau khi Nhà nước áp dụng những chính sách khuyến khích, phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần thì ngành công nghiệp Dệt - May được các nhà đầu tư trong nước rất
quan tâm. Các xí nghiệp nhỏ, các hộ tư nhân phát triển nhanh chóng về số lượng. Qua
khảo sát thực tế, hầu hết các thiết bị công nghệ sản xuất của các hộ này đều đã lạc hậu
và không đáp ứng được những biện pháp bảo vệ môi trường cộng đồng và cho chính
bản thân họ.

17
Nồng độ khí CO2 đo tại nhiều các vị trí làm việc tại các máy may, khu vực ủi, ép
keo ở các xưởng may có nồng độ khá cao, vượt tiêu chuẩn, do tập trung đông người.
Dễ gây cảm giác mệt mỏi, căng thẳng cho người lao động.
Nhìn chung so với ngành dệt sợi và nhiều ngành sản xuất công nghiệp khác, môi
trường lao động của công nghiệp may là tương đối thuận lợi vào mùa đông hoặc
những ngày mát trời. Tuy nhiên vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ không khí và tốc
độ vận chuyển không khí tại phần lớn các vị trí sản xuất chưa đảm bảo. Tại một số
xưởng may, vào những thời điểm nóng người lao động phải chịu gánh nặng nhiệt
tương đối lớn (trừ một số xưởng may có hệ thống điều hoà). Tại các vị trí là hơi và khu
vực ép keo có nhiệt độ cao hơn các khu vực vị trí và khu vực khác từ 1-2 oC.
Về tiếng ồn: Công nhân may là phải tiếp xúc với môi trường tiếng ồn vượt quá
quy chuẩn cho phép trong thời gian dài và liên tục. Tiếng ồn gây ra từ sự vận hành của
máy móc như máy may, máy dệt, máy dập khuy… là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn
bệnh điếc.
Cường độ chiếu sáng tại các công ty cho thấy, phần lớn có cường độ ánh sáng
phù hợp với tính chất công việc. Tuy vậy, một vài vị trí ở khu vực cắt, kiểm có cường
độ chiếu sáng còn thấp chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Công nhân may phải tiếp xúc, hít nhiều loại sợi đay, gai, bông…; lại không mang
khẩu trang trong quá trình sản xuất nên nguy cơ mắc bệnh bụi phổi bông rất lớn. Nguy
cơ bụi ở công nhân may cao hơn nguy cơ bụi ở công nhân khác 1.07 lần. Bệnh bụi
bông phổi phụ thuộc rất nhiều vào quá trình công nghệ trong đó có máy móc thiết bị
(do công nghệ rất cũ) và nguyên liệu. Đây là căn bệnh rất dễ mắc và khó chữa. Một số
bệnh bụi phổi công nhân thường mắc phải hiện nay là: bệnh bụi phổi silic; bệnh bụi
phổi ami-ăng; bệnh bụi phổi bông… Biểu hiện lâm sàng của bệnh bụi phổi bông là do
hít phải sợi đay, gai, bông… là tức ngực, khó thở, ho.
Ngoài ra môi trường làm việc như bụi vải; bụi từ máy móc; hóa chất từ các chất
nhuộm công nghiệp cũng gây ra một số bệnh về da liễu như bệnh sạm da, bệnh viêm
da chàm tiếp xúc, bệnh dị ứng, bệnh viêm loét da, viêm móng…
 Yếu tố liên quan đến an toàn lao động, bảo hộ và điều kiện vệ sinh kém
Phương tiện bảo hộ lao động cá nhân không đảm bảo yêu cầu an toàn.

18
Nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn khi mà khu vực nhà xưởng sản xuất may mặc luôn
chứa nhiều nguyên liệu và hàng hoá dễ gây ra cháy nổ như vải, giấy, cao su, chỉ...
Các thiết bị, máy móc khi vận hành không được kiểm tra, bảo trì thường xuyên
hoặc không được lắp đặt các thiết bị an toàn nên dễ gây ra sự cố. Công tác quản lý,
giám sát an toàn lao động chưa được quan tâm, thực hiện không nghiêm túc.
Điều kiện làm việc kém: thiếu ánh sáng, hệ thông gió không tốt, nơi làm việc
nhiều bụi, hơi khí độc, độ ồn – rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép, độ thông thoáng
của không gian làm việc thấp, nhiều người lao động trong một không gian kín và bí
bách.
Mặt bằng khu vực làm việc lộn xộn, lối di chuyển có vật cản. sắp xếp các nguyên
vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm liệu thiếu gọn gàng, không ngăn nắp. Vị trí
lắp đặt, khai thác sử dụng máy không phù hợp, chưa tính toán hoặc không đảm bảo
những yếu tố an toàn lao động trong may mặc.
3. Thực trạng phòng chống tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp trong ngành
may
Việc ngăn ngừa các yếu tố có hại như bụi, tiếng ồn; nhiệt độ; tích cực đầu tư, đổi
mới dây chuyền, công nghệ sản xuất để giảm gánh nặng thể lực, thay thế công nhân
lao động tại những vị trí nguy hiểm, có hại là giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu
nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp trong ngành Dệt May.
Thực tế, thời gian qua, một số doanh nghiệp lớn trong ngành Dệt May đang thực
hiện rất tốt công tác cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như: Tổng Công
ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ; Tổng Công ty May Hưng Yên; Công ty CP Dệt May
Huế; Công ty CP Quốc tế Phong Phú… Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn, doanh nghiệp sản xuất nhỏ
chưa thực sự quan tâm đến công tác cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động;
để người lao động làm việc trong môi trường tồn tại nhiều yếu tố có hại. Đặc biệt, khi
phát hiện ra các yếu tố có hại thông qua đo kiểm tra môi trường định kỳ nhưng vẫn
không có giải pháp xử lý như kết quả thanh tra đã nêu ở trên.
Thông tin từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết: để cải thiện điều kiện làm
việc tại các nhà máy, đồng thời tăng tính cạnh tranh của ngành may mặc, từ năm 2009,
ILO và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã triển khai Chương trình Better Work (Việc

19
làm tốt hơn) cho các doanh nghiệp dệt may tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, ghi nhận từ 2009 đến nay, mới chỉ có hơn 500 nhà máy và gần 700.000 lao
động trong ngành may mặc của Việt Nam tham gia vào chương trình này. Điều này
phản ánh sự thiếu quan tâm của nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đến công
tác cải thiện môi trường, chăm lo sức khỏe cho người lao động.
Theo Bác sỹ Vũ Xuân Trung, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp (Viện
khoa học An toàn vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam): bên cạnh
việc tích cực cải thiện điều kiện làm việc để có môi trường lao động an toàn, xanh -
sạch - đẹp cho công nhân lao động, thì việc thực hiện nghiêm túc công tác khám sức
khỏe định kỳ là giải pháp quan trọng để chăm lo sức khỏe cho người lao động. Thông
qua việc khám sức khỏe định kỳ cũng có thể giúp người lao động sớm phát hiện bệnh
nghề nghiệp; từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bác sỹ Vũ Xuân Trung cho biết thêm: Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp chưa
mặn mà với việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Hoặc khám để đối phó
với cơ quan chức năng, điều đó thể hiện ở việc chọn cơ sở y tế không có chuyên môn,
không đạt chất lượng; chọn gói rẻ tiền nên dẫn đến việc thăm, khám sơ sài… vì thế
chưa thực sự giúp người lao động biết rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Trước thực trạng này, Bác sỹ Vũ Xuân Trung cho rằng: các công đoàn cơ sở
trong ngàng Dệt May cần phát huy cao hơn nữa vai trò, tiếng nói của tổ chức Công
đoàn trong việc chăm lo sức khỏe đối với người lao động. Nên đưa nội dung khám,
phát hiện bệnh nghề nghiệp vào thỏa ước lao động tập thể hằng năm để làm cơ sở pháp
lý buộc chủ doanh nghiệp phải thực hiện.
4. Nhận định (ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân)
4.1.Ưu điểm-Nhược điểm
 Ưu điểm
Công tác bảo hộ lao động nhằm mục đích để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có
hại phát sinh trong quá trình sản xuất; cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện
an toàn trong lao động; phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp,
hạn chế ốm đau bảo vệ sức khỏe, an toàn về tính mạng cho người lao động; phòng
tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở vật chất. Góp phần bảo vệ và phát triển
lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

20
 Nhược điểm
Còn lộ ra nhiều thiếu sót, lỗ hổng của các doanh nghiệp dệt may trong công tác
an toàn, vệ sinh lao động, còn để xảy ra nhiều sai phạm ở tất cả các khâu, các nội dung
của công tác an toàn, vệ sinh lao động. 
4.2. Nguyên nhân
 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
Còn hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về pháp luật an
toàn, vệ sinh lao động dẫn đến tình trạng người lao động và người sử dụng lao động
không nắm được hoặc nắm bắt không đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động; thêm vào đó, một số nội dung của pháp luật lao động về an toàn, vệ sinh
lao động chưa có văn bản hướng dẫn đầy đủ, kịp thời dẫn đến doanh nghiệp không biết
hoặc biết nhưng khó thực hiện đúng. Các nội dung liên quan đến an toàn, vệ sinh lao
động tại doanh nghiệp có liên quan đến sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau, thẩm
quyền quản lý của các cơ quan quản lý khác nhau cũng gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong việc thực hiện. Lực lượng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
còn ít trong khi số lượng doanh nghiệp lớn nên công tác thanh tra không thực hiện
được đầy đủ đối với tất cả các doanh nghiệp, vì vậy nhiều doanh nghiệp vi phạm
nhưng không bị xử lý dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài và ảnh hưởng đến quyền lợi
của người lao động.
 Đối với người sử dụng lao động
Do nhận thức còn hạn chế, chưa quan tâm đến quyền lợi của người lao động,
chưa tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về lao động, các quy định về công tác an toàn, vệ
sinh lao động nên công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện tại doanh nghiệp
chỉ mang tính hình thức và nhằm đối phó với đoàn kiểm tra, thanh tra. Mặt khác, hiện
nay các doanh nghiệp dệt may cũng còn rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ…, đa
số các doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ chủ yếu sản xuất cung ứng cho thị trường
trong nước có tính cạnh tranh cao về giá, vì vậy doanh nghiệp chỉ quan tâm đến những
gì cần ngay trước mắt phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận mà chưa chú ý
đến các chính sách về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động. Hậu quả là doanh nghiệp
không nắm được các quy định của pháp luật để thực hiện hoặc nắm được nhưng không
đầy đủ dẫn đến thực hiện sai.

21
 Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động
Doanh nghiệp nắm được các quy định của pháp luật về lao động nhưng để tiết
kiệm chi phí nên cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về
trang cấp thiết bị bảo hộ cho người lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao
động, không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, không đo kiểm môi trường
lao động tại nơi làm việc hoặc không sử dụng các biện pháp cải thiện môi trường lao
động sau khi đã có kết quả đo kiểm… Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác an
toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp dệt may hầu hết là kiêm nhiệm, không phải
là chuyên ngành kỹ thuật nên dẫn đến tình trạng một số vi phạm trong công tác an toàn
tại hiện trường sản xuất như vi phạm an toàn điện, vi phạm an toàn thiết bị nâng, thiết
bị áp lực…
 Việc người sử dụng lao động
Chưa quan tâm, thiếu giải pháp, người lao động thiếu kiến thức, hiểu biết về an
toàn, vệ sinh lao động dẫn đến việc không lường trước được các mối nguy hại tiềm ẩn
như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường… có thể xảy ra bất cứ lúc
nào mà hậu quả là rất lớn, gây thiệt hại không chỉ về con người, kinh tế mà còn vi
phạm pháp luật…
 Người lao động
Ngành Dệt may còn hạn chế về nhận thức các quy định của pháp luật an toàn, vệ
sinh lao động. Họ không biết hoặc không nắm được đầy đủ các quy định của pháp luật
về an toàn, vệ sinh lao động nên không thể đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao
động để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật, hoặc người
lao động biết các quy định của pháp luật nhưng đồng ý thoả thuận với người sử dụng
lao động không thực hiện để được làm việc tại doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các
công nhân may, do trình độ văn hóa còn thấp nên phần lớn công nhân không biết được
những quyền lợi mà pháp luật lao động quy định. Một số người lao động không sử
dụng phương tiện bảo hộ đã được cung cấp vì họ cho rằng chúng gây vướng víu trong
các thao tác hoặc gây nóng bức, khó chịu…

22
III. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỂU KIỆN LÀM VIỆC TRONG NGÀNH
MAY MẶC
1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định
của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để doanh nghiệp và người lao động nắm
được và thực hiện.
Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm
của doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao
động và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Thứ ba, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn, vệ sinh
lao động đảm bảo đầy đủ và phù hợp với thực tế.
2. Đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Thứ nhất, tăng cường nhận thức của doanh nghiệp dệt may về CSR (trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp). Để thực hiện tốt, trước hết các doanh nghiệp cần có nhận
thức sâu sắc về vấn đề này, làm sao để việc thực hiện CSR trở thành động cơ bên trong
của các doanh nghiệp, được xem là hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ
đạo đức từ những người đứng đầu doanh nghiệp.
Thứ hai, các giải pháp về sản xuất sạch hơn gồm: Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong
quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi; Ðảm bảo các điều
kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên
và lượng chất thải tạo ra; Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng
các nguyên liệu thay thế khác; Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất; Lắp đặt
thiết bị sản xuất có hiệu quả, và thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài
nguyên tiêu thụ.
Thứ ba, chú trọng tới vai trò và quyền lợi của người lao động: Để làm được điều
này, các công ty cần có chế độ lương bổng, phúc lợi thỏa đáng, đáp ứng nhu cầu của
cuộc sống và tạo động lực để người lao động hứng thú với công việc; Xây dựng môi
trường làm việc an toàn, vệ sinh; Giờ làm việc và nghỉ ngơi đảm bảo đúng quy định;
Đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đầy đủ. Khi người lao động được đáp ứng về
thu nhập, môi trường làm việc thì họ sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

23
Thứ tư, bảo đảm an toàn lao động cho người lao động: Doanh nghiệp dệt may
cần trang bị và yêu cầu sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho 100% lao
động dệt may như: mũ, khẩu trang, bịt nút tai...; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, có
chế độ bồi dưỡng cho người lao động làm việc tại các vị trí nguy hiểm, độc hại, trang
bị tủ đồ, tủ thuốc tại các khu vực sản xuất…; Tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về
phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.
Thứ năm, tăng cường đối thoại xã hội và nâng cao chất lượng đối thoại xã hội đối
với người lao động. Các doanh nghiệp dệt may cần: Xây dựng và thực hiện đối thoại
xã hội xuất phát từ ý chí, mong muốn thực sự của lãnh đạo doanh nghiệp; Đối thoại xã
hội phải được đưa vào tầm nhìn dài hạn, có các kế hoạch và con người thực hiện và
vận hành cụ thể, thậm chí với chi phí cụ thể; doanh nghiệp cần hiện thực hóa các thỏa
ước, tránh tình trạng chậm về tiến độ và thiếu về số lượng cũng như chất lượng các
thỏa ước đã nêu.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện tốt
các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, chấp hành nghiêm chỉnh các
quy chuẩn, tiêu chuẩn, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện, xử lý kịp thời
những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất. Tăng cường công tác tự kiểm
tra đánh giá tại cơ sở nhằm phát hiện kịp thời và chấn chỉnh những sai phạm trong an
toàn, vệ sinh lao động.
Thứ bảy, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động hàng
quý, hàng năm với các nội dung: Phân tích các kết quả, các thiếu sót, tồn tại và các bài
học kinh nghiệm; Tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác
an toàn, vệ sinh lao động, phát động phong trào thi đua đảm bảo an toàn, vệ sinh lao
động.

24
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển và hiện đại như hiện nay, việc hội nhập
kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Từ đó, dẫn đến
việc số lượng công nhân ngày càng nhiều và thời gian làm việc của người lao động

25
cũng gia tăng theo. Vấn đề tai nạn lao động lại một lần nữa trở thành tiêu điểm của xã
hội và mối lo của rất nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc
nâng cao nhận thức về ý nghĩa an toàn lao động và các biện pháp bảo hộ trong công ty,
xưởng sản xuất là rất đáng quan tâm. An toàn lao động đóng một vai trò và ý nghĩa vô
cùng quan trọng không những đối với người lao động, doanh nghiệp nói riêng mà còn
ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế và xã hội.
Nói tóm lại, chúng ta cần tăng cường tham gia, phối hợp với người sử dụng lao
động hoặc đơn vị sử dụng lao động để triển khai tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp
luật về an toàn vệ sinh lao động, thực hiện và đảm bảo tốt công tác an toàn vệ sinh lao
động để có một môi trường làm việc, điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động
an tâm khi làm việc, góp phần nâng cao nâng suất, hiệu quả trong lao động trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Những tài liệu thống kê và phân tích được trình bày trong bài nghiên cứu trên đã
cho ta thấy rõ những ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp từ đó có những bài học đưa ra những biện pháp khắc
phục và cải thiện một cách rõ ràng và cụ thể. Với kiến thức còn hạn hẹp, bài nghiên
cứu có thể còn nhiều thiếu sót, nhóm chúng em mong nhận những sự góp ý, đóng góp
ý kiến của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động ( Trường Đại học Thương Mại )
2. (http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/cong-tac-an-toan-ve-sinh-lao-dong-
doi-voi-cac-doanh-nghiep-det-may-48228.htm)
3. (https://123docz.net//document/3590482-mot-so-yeu-to-nguy-co-va-tac-hai-
nghe-nghiep-o-cong-nhan-nganh-may-cong-nghiep-tai-mot-so-tinh-phia-
nam.htm)

27

You might also like