Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

MÔN: TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN.

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: LỤC THỊ THIỆN NHƯ.

LỚP: D01.

HỢP ĐỒNG REPO TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn 4.000 năm, nhưng có thể nói rằng hệ thống tài chính
Việt Nam - hệ thống tài chính do các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo bắt đầu hình thành
rõ nét từ năm 1858, các hệ thống tài chính, các phương tiện thanh toán (tiền tệ) luôn là
những công cụ không thể thiếu trong bất kỳ một nền kinh tế nào, đã tồn tại từ khi hình
thành ra nước Việt Nam. Để thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài
chính Việt Nam, nhóm của ông Cải Cách đã chia ra làm ba loại hình là: ngân hàng, chứng
khoán và bảo hiểm. Riêng về thị trường chứng khoán, quá trình phát triển được hình
thành như sau:
- Thành lập ban nghiên cứu và phát triển thị trường vốn (1993): Một trong những
bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng thị trường chứng khoán (TTCK)
ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc
Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện
để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp.
- Thành lập uỷ ban chứng khoán nhà nước (1996): Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan
thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị
trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị
trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt
Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm.
- Khai trương trung tâm giao dịch chứng khoán (2000): Do quá trình chuẩn bị các
điều kiện cần thiết bị kéo dài và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực
năm 1997, mặc dù được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày
11/07/1998, nhưng sau 4 năm, ngày 28/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.
Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào hoạt động với hai Công ty niêm yết đầu tiên và
Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) và Công ty vật liệu Viễn thông (SACOM).
- Đưa Uỷ ban chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính (2004): Qua hơn 5
năm hoạt động, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã thực thi chức năng, nhiệm vụ đạt được
nhiều kết quả, thể hiện vai trò là người tổ chức và vận hành Thị trường chứng khoán Việt
Nam. Ngày 19 tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP
chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính.
2. Sự hình thành và phát triển của hợp đồng Repo trên thị trường tài chính
a. Nguyên nhân:
- Rủi ro trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng là không
thể tránh khỏi – rủi ro mang tính cố hữu của thị trường. Chính vì vậy, đi đôi với sự phát
triển của thị trường là sự hình thành nhiều nghiệp vụ thị trường phái sinh nhằm hạn chế
những rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận trong các giao dịch tài chính. Trong đó công cụ phái
sinh nổi bật là hợp đồng Repo.
b. Hợp đồng Repo:
Hợp đồng Repo đây là hợp đồng giữa các bên về hoạt động mua bán chứng khoán
với cam kết của người bán sẽ mua lại chứng khoán đó từ người mua với một mức giá cụ
thể vào một ngày cụ thể trong tương lai. Cả giá bán và giá mua đều được xác định trong
hợp đồng. Các hợp đồng mua lại dài hạn hơn thường được kí kết theo các kì hạn tiêu
chuẩn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần hay 1, 2, 3 tháng hay 6 tháng. Thời hạn hợp đồng Repo
có thể được thỏa thuận theo nguyên tắc “mở”, tùy thuộc vào nhu cầu vốn của bên đi vay
và khả năng đáp ứng nguồn vốn của bên cho vay, hợp đồng có thể tiếp tục như hàng loạt
các hợp đồng repo qua đêm. Chúng có thể được gia hạn mỗi ngày với mức giá (lãi suất)
thay đổi theo điều kiện thị trường.
Ví dụ, trong trường hợp giá thị trường của các chứng khoán làm tài sản đảm bảo
giảm xuống, bên cho vay sẽ yêu cầu bên đi vay mua lại chứng khoán trước hạn hoặc đóng
thêm tiền, hoặc bổ sung thêm chứng khoán cho hợp đồng Repo.
c. Bản chất của Repo chứng khoán:
Tại Việt Nam, có nhiều công ty chứng khoán đã thực hiện loại hình giao dịch repo với
nhà đầu tư. Về bản chất, đây là giao dịch cho vay tiền thông qua hợp đồng mua bán kỳ
hạn cổ phiếu với những điểm chung như sau:
- Hai bên hợp đồng là nhà đầu tư và công ty chứng khoán. Nhà đầu tư ký hợp đồng
mua bán có kỳ hạn với một công ty chứng khoán với điều khoản bán cổ phiếu cho
công ty chứng khoán theo giá thỏa thuận, thông thường từ 30-65% so với giá thị
trường của cổ phiếu.
- Khi đến hạn, nhà đầu tư mua lại số cổ phiếu này với bằng với giá đã bán cộng với
một khoản phí gọi là “lãi suất repo” tính trên tổng giá trị khoản mua bán và thông
thường tương đương với lãi suất cho vay của ngân hàng (có công ty tính với một
cách khác là giá mua lại với giá cao hơn giá bán ban đầu; và chênh lệch giữa hai
giá này được coi là lãi suất repo).
- Trường hợp giá cổ phiếu giảm quá đến một tỷ lệ nào đó (thông lệ 20%), công ty
chứng khoán có quyền nắm giữ và bán cổ phiếu (thanh lý) để thu hồi vốn. Nếu giá
bán thấp hơn giá đã mua thì nhà đầu tư phải nộp bù cho công ty chứng khoán;
ngược lại, nếu giá bán cao hơn giá của công ty đã mua của nhà đầu tư theo hợp
đồng trước đó thì khoản chênh lệch này được trả lại cho nhà đầu tư.
- Mọi quyền lợi liên quan đến cổ phiếu trong thời hạn hợp đồng vẫn thuộc về nhà
đầu tư (cổ tức nếu nhận được sẽ được Công ty chứng khoán khấu trừ khi nhà đầu
tư thực hiện mua lại).
Như vậy, giao dịch “repo” ở Việt Nam gần với hình thức giao dịch Bán/Mua lại cổ phiếu
và đa số “repo” ở Việt Nam không có sự khác nhau giữa giá bán ban đầu và giá mua lại
cổ phiếu. Xét về mặt lãi suất trong loại giao dịch “repo” này, nhà đầu tư chỉ có thể vay
tiền với mức lãi suất tương đương lãi suất ngân hàng; đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu
vốn mà không cần phải bán đi chứng khoán. Một điểm lưu ý khác nữa là so với thông lệ
quốc tế, công cụ chứng khoán cơ sở ở đây là cổ phiếu, khác với trái phiếu trong một giao
dịch repo điển hình ở các nước khác.
d. Lợi ích của hợp đồng Repo:
 Đối với nhà đầu tư:
- Repo cổ phiếu cho phép họ không phải bán cổ phiếu với giá thấp khi cần tiền, vẫn
có quyền sở hữu đối với số cổ phiếu đã repo, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ việc có
thêm một khoản tiền do repo cổ phiếu.
- Trong hợp đồng repo, mặc dù đã chuyển quyền sở hữu chứng khoán sang cho
người mua, nhưng người bán vẫn tiếp tục được hưởng cổ tức và một số quyền lợi
khác phát sinh (trước đó) từ số cổ phiếu mà họ đã chuyển nhượng cho công ty
chứng khoán (như quyền tham dự đại hội đồng cổ đông, quyền bỏ phiếu v.v..)
- Người bán chứng khoán (người đi vay) có quyền thay thế tài sản cầm cố nhưng
phải đảm bảo thực hiện các điều khoản gắn liền với thị trường.
- Kỳ hạn hợp đồng ngắn và được điều chỉnh để đáp ứng một cách chính xác các nhu
cầu đầu tư đa dạng.
 Đối với các công ty chứng khoán:
- Trong hợp đồng Repo, công ty chứng khoán (cho vay) được sử dụng cổ phiếu để
kinh doanh kiếm lời trong thời hạn hợp đồng.
- Với nghiệp vụ repo, một cách gián tiếp, công ty chứng khoán đã trở thành một chủ
thể cho vay hợp pháp, điều mà trước đây chỉ có ngân hàng và các quỹ tín dụng có
được.
 Về phía thị trường tiền tệ:
Nghiệp vụ repo làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tư tiếp cận vốn vay từ các công ty chứng khoán nhờ việc cạnh tranh giữa các
công ty này trong nghiệp vụ repo.
 Về góc độ riêng của bên mua và bên bán cũng như góc độ chung của thị
trường tiền tệ:
Thực hiện nghiệp vụ repo cổ phiếu cho phép cả “ba bên” đều có lợi. Điều này lý giải cho
tình hình sôi động của loại hợp đồng này trong thời gian qua.
e. Hạn chế của hợp đồng Repo:
 Trên thế giới, các giao dịch repo được thực hiện bởi các nhà đầu tư có tổ chức, các
nhà buôn chứng khoán, đặc biệt các quỹ đầu tư tham gia nhiều vào thị trường này. Tuy
nhiên, trên thị trường Việt Nam, các quỹ đầu tư chưa tham gia vào hoạt động repo chứng
khoán.
 Thị trường Việt Nam chưa công nhận các nhà môi giới chứng khoán độc lập, quy
mô thị trường còn nhỏ so với các nước trên khu vực nên vẫn chưa có các nhà môi giới
riêng độc lập cho hoạt động repo chứng khoán.
 Giao dịch repo chứng khoán có sự tham gia của bên thứ ba không thực hiện được
vì thiếu các tổ chức chuyên môn để đại diện cho cả hai bên đi vay và cho vay trong giao
dịch repo như các chuyên gia, các tổ chức quản lý tài sản bảo đảm.
 Hạn chế về mặt pháp lý: Trên thực tế, dù trong thời gian qua, hợp đồng repo chứng
khoán đã được nhiều công ty chứng khoán triển khai mạnh, nhưng một quy chế pháp lý
cho loại giao dịch này vẫn chưa được thiết lập rõ ràng. Bởi vậy, việc ký kết các hợp đồng
repo trên thị trường chứng khoán hiện đang ở trong tình trạng mạnh ai nấy làm, không
theo một “quy chuẩn” pháp lý nào. Chính vì chưa có bất cứ một hướng dẫn nào từ cơ
quan có thẩm quyền, nên các công ty chứng khoán đã tự soạn sẵn những hợp đồng repo
với tính chất như một hợp đồng mẫu, trong đó thiết kế những điều khoản có lợi cho mình
để các nhà đầu tư ký. Hệ quả là khi xảy ra tranh chấp, nhà đầu tư (trong đó có không ít
nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít vốn, ít kinh nghiệm, thiếu thông tin) sẽ là người bị thua thiệt.
 Ảnh hưởng bởi tốc độ xuống dốc của thị trường: mặc dù hoạt động repo chứng
khoán được diễn ra khá sôi động tuy nhiên, trên thực tế, những rủi ro của việc repo chứng
khoán trong những năm trở lại đây là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô diễn
biến phức tạp đã khiến kết quả sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng,
nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ khiến giá các loại chứng khoán giảm mạnh. Từ
đó, nhiều hợp đồng repo đã không tất toán được như cam kết, gây rủi ro cho nhà đầu tư
lẫn các công ty chứng khoán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://cryptoviet.com/hop-dong-repo-la-gi
2. https://maybank-kimeng.com.vn/kimengportal/news/printNewToPdf.do?
id=181600
3. Fullright (2013), HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM, <

You might also like