GT thực tập DCT lớp chính quy 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƢỢC ĐÀ NẴNG

THỰC TẬP
DƢỢC HỌC CỔ
TRUYỀN

CHỦ BIÊN:TS. NGUYỄN THANH QUANG

ĐÀ NẴNG, 2019
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƢỢC ĐÀ NẴNG

THỰC TẬP
DƢỢC HỌC CỔ
TRUYỀN

(DÙNG CHO ĐÀO TẠO DƢỢC SỸ ĐẠI HỌC )

TS. NGUYỄN THANH QUANG (Chủ biên)

ĐÀ NẴNG, 2019
LỜI NÓI ĐẦU

Chƣơng trình môn học Dƣợc cổ truyền 1 gồm hai nội dung lý thuyết và thực hành.
Phần thực hành đƣợc chia thành 6 buổi.
 Mục tiêu chung của phần thực hành:
1. Nêu ra đƣợc các kỹ thuật chung để tiến hành chế biến một số vị thuốc cổ truyền,
bào chế 1 số phƣơng thuốc cổ truyền dƣới dạng đơn giản nhƣ: thuốc sắc, chè, rƣợu,
cao…
2. Chỉ ra cách kiểm định một số thành phần hóa học chính có trong vị thuốc trƣớc
và sau khi chế biến theo tiêu chuẩn DĐVN.
3. Nêu cách nhận biết và sử dụng một số vị thuốc thƣờng dùng.
 Nội dung: gồm 4 phần
1. Phần 1: Tóm tắt một số kỹ thuật chế biến, bào chế thuốc cổ truyền.
2. Phần 2: Chế biến một số vị thuốc cổ truyền.
3. Phần 3: Bào chế một số dạng thuốc cổ truyền.
4. Phần 4: Danh mục một số phƣơng thuốc đông y thƣờng sử dụng, danh mục các
vị thuốc thƣờng dùng.
Phần 3, 4 sẽ đƣợc học trong phần thực hành Dƣợc cổ truyền 2.
Tài liệu này đƣợc soạn theo sách “ thực hành chế biến, bào chế thuốc cổ
truyền (2004)” của trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội có chỉnh sửa, cập nhật các tiêu
chuẩn của DĐVN IV. Vì đây là giai đoạn đầu thực hiện giảng dạy môn Dƣợc học
cổ truyền nên bộ môn rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và
sinh viên để tài liệu đƣợc hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho mục tiêu đào tạo.

Bộ môn Thực vật, Dƣợc liệu, Dƣợc học cổ truyền


Khoa Dƣợc
PHẦN 1: TÓM TẮT MỘT SỐ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN VÀ
BÀO CHẾ THUỐC CỔ TRUYỀN
KỸ THUẬT BÀO, THÁI THUỐC

Mục tiêu:
Thực hành phân chia dược liệu thành dạng phiến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật: hình
dáng, kích thước, độ vụn nát.

 Kỹ thuật chế
 Làm mềm dƣợc liệu: Thƣờng dùng nƣớc để làm mềm dƣợc liệu. Tùy thuộc
vào dƣợc liệu cụ thể để áp dụng các phƣơng pháp khác nhau:
- Rửa: dƣợc liệu xốp, nhẹ, dễ hút nƣớc thì phải rửa nhanh: đƣơng quy…
- Ủ: sau khi rửa, ủ trong một vài giờ đến khi đƣợc dƣợc liệu mềm.
- Ngâm: ngâm dƣợc liệu trong nƣớc hoặc dịch phụ liệu đến khi mềm. Thời gian
ngâm tùy thuộc vào từng dƣợc liệu cụ thể. Dƣợc liệu cấu tạo rắn chắc thì ngâm dài,
nhƣ: dƣợc liệu nhiều tinh bột ( hoài sơn, bán hạ, bạch thƣợc, hà thủ ô đỏ, cẩu tích,
cốt toái bổ…).
- Đồ: Làm mềm dƣợc liệu bằng hơi nƣớc nóng nhƣ: Bạch thƣợc…
 Thái phiến: Thái dƣợc liệu bằng dao cầu, máy thái hoặc bào. Chọn cách thái để
phiến thuốc to, ít vụn nát.
- Kích thƣớc, hình dạng phụ thuộc vào vị thuốc. Thông thƣờng là:
Dài ~ 3-6cm; rộng ~ 1-4cm; dày ~ 1-3 mm
- Hình dạng phiến thuốc liên quan đến cắt, thái:
+ Phiến dọc: thái dọc theo chiều dài dƣợc liệu
+ Phiến ngang: thái ngang dƣợc liệu
+ Phiến chéo: thái vắt chéo
+ Sợi: thái nhỏ thành hình sợi, dài 3-6cm, dày 1-2mm.

1
KỸ THUẬT SAO THUỐC
Mục tiêu
1. Thực hành sao thuốc theo các phương pháp sao cổ truyền: sao qua, sao
vàng, sao đen, sao cháy, sao cách cát.
2. Sản phẩm sao đạt tiêu chuẩn: màu sắc, mùi vị.

 Các phƣơng pháp sao:


 Sao qua (vi sao): đun nồi sao tới khi nóng (~ 50-80oC) nếu dƣợc liệu có tinh dầu,
nhiệt độ sao ≤ 60oC, cho thuốc phiến vào, đảo đều tay, mức lửa nhỏ đến khi có mùi
thơm nhẹ, lấy ra, để nguội.
Tiêu chuẩn: Màu tƣơng đƣơng với màu dƣợc liệu sống.
 Sao vàng (hoàng sao): Đun nồi sao đến khi nóng (~ 50-60oC), cho thuốc vào đảo
đều tay, mức lửa vừa phải tới khi bề mặt vị thuốc có màu vàng (với vị thuốc màu
trắng) hoặc màu đổi rõ rệt so với dƣợc liệu sống, mùi thơm, lấy ra, để nguội. Nhiệt
độ sao vào khoảng 100-150oC.
Tiêu chuẩn: Bề mặt ngoài có màu vàng, bên trong vẫn là màu của dƣợc liệu sống.
 Sao vàng cháy cạnh: tƣơng tự nhƣ sao vàng nhƣng đảo chậm để vị thuốc có màu
đen.
Tiêu chuẩn: vị thuốc có màu vàng, cạnh vị thuốc có màu đen cháy.
 Sao vàng hạ thổ: sao vàng, sau đó đổ thuốc xuông hố đất đã đƣợc chuẩn bị trƣớc
(hố đất, trải mảnh vải xuống trƣớc), khi thuốc nguội thì lấy ra.
 Sao đen (hắc sao): Nhiệt độ sao vào khoảng 180-240oC.
Tiêu chuẩn: bề mặt thuốc có màu đen, bên trong màu vàng.
 Sao cháy (than sao): đun nồi sao đến khi nóng mạnh (khoảng 180-240oC), cho
dƣợc liệu vào, đảo chậm đều đến khi vị thuốc có màu đen, mùi thơm cháy, lấy ra để
nguội.
Tiêu chuẩn: Bề mặt vị thuốc có màu đen, bên trong màu nâu hoặc đen, mùi thơm
cháy. Chú ý không để vị thuốc cháy thành than.
 Sao cách cát: Đun cát đến khi nóng (khoảng 200-250oC), cho thuốc vào đảo đều,
đến khi đạt tiêu chuẩn riêng của vị thuốc, sàng bỏ cát, để thuốc nguội.
Chú ý: nhiệt độ sao đƣợc khống chế trong khoảng 250oC, không để nhiệt độ quá
cao gây hỏng thuốc.
 Sao cách hoạt thạch, văn cáp: tiến hành nhƣ sao cách cát.
 Sao cách cám: đun chảo nóng (khoảng 60-100oC), cho cám vào, đảo nhanh cho tới
khi cám chuyển sang màu vàng nhạt, cho thuốc vào, sao tiếp tục cho tới khi có khói
thuốc trắng bay lên, vị thuốc chuyển sang màu vàng tối, sàng bỏ cám, để thuốc
nguội.
Tiêu chuẩn: vị thuốc màu vàng tối, mùi thơm đặc trƣng của cám rang.
Chú ý: Để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn, trong quá trình sao cần lƣu ý:
- Nhiệt độ sao: chủ động điều chỉnh nhiệt độ sao bằng cách đun lửa ở nhiệt độ
khác nhau: nhỏ, vừa, to.
- Đảo thuốc: đảo ở mức độ khác nhau: nhanh, vừa, chậm.
- Quan sát khói thuốc: khói trắng, đen, vàng, nâu.
- Tiêu chuẩn sản phẩm dựa chủ yếu vào màu vị thuốc: bề mặt ngoài và bên trong
vị thuốc.

3
KỸ THUẬT CHÍCH
Chích là phƣơng pháp tẩm một hay nhiều dịch phụ liệu vào thuốc, sau đó chế biến
tiếp tục đến khi đạt tiêu chuẩn riêng.
Tiến hành:
- Phân chia dƣợc liệu thành phiến mỏng, làm khô.
- Tẩm dịch phụ liệu vào vị thuốc, ủ tới khi dịch thấm đều toàn vị thuốc.
- Chế biến tiếp: tùy thuộc yêu cầu từng vị thuốc cụ thể mà dùng phƣơng pháp chế
biến khác nhau nhƣ: nƣớng, sao qua, sao vàng, sao đen.

PHỤ LIỆU DÙNG TRONG CHẾ BIẾN THUỐC


Nguyên liệu đƣợc dùng phối hợp với vị thuốc nhằm tang hiệu lực điều trị bệnh.
Giảm tác dụng không mong muốn của vị thuốc.
 Muối: Loại đƣợc dùng trong chế biến thực phẩm, ăn.
- Đặc điểm: tinh thể không màu, vị mặn, không mùi
- Lượng dùng: 3-5g/1kg dƣợc liệu
- Chế dịch nước muối: hòa tan hoàn toàn trong nƣớc.
 Giấm: là loại dấm đƣợc chế biến bằng cách lên men tinh bột.
- Đặc điểm: dịch lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, vị chua, mùi đặc trƣng.
Hàm lƣợng acid acetic khoảng 3-5%.
- Lượng dùng: 100-150ml/1kg dƣợc liệu.
 Rƣợu
- Đặc điểm: chất lỏng không màu, vị cay, mùi đặc trƣng, độ rƣợu khoảng 40%.
 Dịch nƣớc vo gạo
- Đặc điểm: dịch lỏng màu trắng đục, mùi đặc trƣng. Để thời gian dài, dịch sẽ có
mùi chua.
- Chế nước vo gạo:
+ Dịch để ngâm thuốc: Gạo đƣợc vo lấy dịch: 1kg gạo thu 3 lít dịch.
+ Dịch để tẩm vào thuốc: 1kg gạo thu lấy 150-200ml.
 Đậu đen: hạt của cây đậu đen ( Vigna Cylindrical).
- Đặc điểm: vỏ màu tím đen, không có mốc mọt.
- Lượng dùng: 100-200g/1kg dƣợc liệu.
- Chế dịch nước đậu đen: đậu đen đƣợc nấu sôi bằng nƣớc đến khi hạt chin, dịch
màu tím đỏ, gạn lấy dịch (100g đậu đen với 1 lít nƣớc).
 Gừng tƣơi ( sinh khƣơng): Là thân rễ cây gừng (Rhizoma Gingberis).
- Đặc điểm: thu hoạch khi củ già. Vị cay, mùi đặc trƣng.
- Lượng dùng: 100-200g/1kg dƣợc liệu.
- Chế dịch nước gừng: củ gừng, rửa sạch, thái phiến mỏng, nghiền nát thành bột
nhão, them 50-100ml nƣớc (2 lần), trộn kĩ, vắt lấy dịch.
 Cam thảo: Rễ cây cam thảo bắc (Radix Glycyrrizae).
- Đặc điểm: màu vàng, vị ngọt đặc trƣng
- Lượng dùng:100-200ml/1kg dƣợc liệu
- Chế dịch nước cam thảo: thái phiến hoặc phân chia thành bột khô. Nấu với nƣớc,
sôi khoảng 1 giờ. Gạn lấy dịch.
 Bồ kết: Là quả của cây bồ kết ( Fruit Gledischiae), bỏ hạt.
- Đặc điểm: quả màu đen, mùi đặc trƣng.
- Lượng dùng: 50-100ml/1kg dƣợc liệu
- Chế dịch nước bồ kết: thái phiến hoặc phân chia thành bột thô. Nấu với nƣớc, đun
sôi khoảng 1 giờ. Gạn lấy dịch.
 Mật ong (Mel)
- Đặc điểm: thể chất đặc sánh, mùi thơm ngọt, vị ngọt.
- Lượng dùng:100-150ml/1kg dƣợc liệu
- Chế dịch nước: thêm đồng lƣợng nƣớc, khuấy tan hoàn toàn, đun sôi, để nguội.
Ghi chú:
+ Hiện nay, nhiều cơ sở thay thế mật ong bằng đƣờng mía, cách chế biến tƣơng tự.
+ Sau khi tẩm mật ong (hoặc đƣờng), phải mang phơi hoặc sấy nhẹ đến khi khô,
sao vàng.
 Hoàng thổ: Loại đất màu vàng.
- Đặc điểm: đất sét, đất đồi có màu vàng tƣơi hoặc vàng đậm, không mùi.
- Lượng dùng: 100-200ml/1kg dƣợc liệu
- Chế dịch nước hoàng thổ: đất khô, tán thành bột, hòa vào nƣớc (100g đất với
200ml nƣớc), khuấy đến khi “tan”, để lắng, gàn lấy dịch nƣớc màu vàng hoặc vàng
nhạt.
 Phèn chua: Loại đƣợc dùng trong sinh hoạt (làm trong nƣớc).
- Đặc điểm: vị chua, chát, không màu hoặc trắng ngà.
- Lượng dùng: 30-50g/1kg dƣợc liệu
- Chế dịch phèn chua: tán thành bột thô, hòa tan vào trong nƣớc.

5
PHẦN 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THUỐC CỔ TRUYỀN
Bài 1: SAO THUỐC
1.1. Chế biến Hòe hoa (Flos Sophorae)

Mục tiêu
1. Sao hòe hoa theo 3 phương pháp: sao qua, sao vàng, sao cháy.
2. Kiểm định, so sánh thành phần Flavonoid trong các mẫu sao.

 Nguyên liệu, phụ liệu, hóa chất, dụng cụ


- Nguyên liệu: hòe hoa 200g
- Hóa chất: n-butanol, ethanol, acid acetic, NH4OH, bản mỏng Silica gel.
- Dụng cụ: dụng cụ chế biến, đèn tử ngoại, dụng cụ thủy tinh khác.
 Thực hành
 Sao hòe hoa: sao theo 3 phƣơng pháp: sao qua, sao vàng, sao cháy.
 Kiểm định hóa học:
- Chiết xuất: 1g bột mẫu nghiên cứu (MNC), chiết lạnh bằng 6ml ethanol 95%. Cô
cách thủy còn 1ml (Dịch F)
- Sắc kí lớp mỏng (SKLM):
+ Mẫu phân tích: Dịch chiết F của 3 mẫu hòe hoa sao, Rutin và Quercetin đối
chiếu.
+ Chất hấp thụ: Silica gel F254
+ Dung môi: n-butanol – acid acetic – nƣớc (4:1:1) hoặc (4:1:5), (7:1:5)
+ Hiện màu: hơi NH3 và đèn tử ngoại ở λ= 366nm.
 Báo cáo kết quả:
- Nhận xét cảm quan: Màu các mẫu hòe sao?
- Kết quả phân tích Flavonoid bằng SKLM

STT Rutin Quercetin M. sống M. sao qua M. sao vàng M. sao cháy
Vết
Rf.100 màu Rf.100 màu Rf.100 màu Rf.100 màu Rf.100 màu Rf.100 màu
1
2

1.2. Chế biến Thảo quyết minh (Semen Cassiae torae)


Mục tiêu
1. Sao thảo quyết minh theo 3 phương pháp: sao qua, sao vàng, sao cháy.
2. Kiểm định, so sánh thành phần Anthranoid trong các mẫu sao.

 Nguyên liệu, phụ liệu, hóa chất, dụng cụ


- Nguyên liệu: thảo quyết minh 200g
- Hóa chất : toluene, ethyl acetat, acid formic, dd KOH 5%, chloroform, dd H 2SO4
5%, ethanol, bản mỏng Silica gel GF254.
- Dụng cụ: dụng cụ chế biến, đèn tử ngoại, dụng cụ thủy tinh khác.
 Thực hành
 Sao thảo quyết minh: sao theo 3 phƣơng pháp: sao qua, sao vàng, sao cháy.
 Kiểm định hóa học:
- Chiết xuất : 1g bột mẫu nghiên cứu (MNC), cho vào ống nghiệm thêm 5 ml dd
H2SO4 5%. Đun sôi cách thủy 10 phút, lọc vào bình lắng gạn 50ml. Thêm 5 ml
ether dầu. Lắc nhẹ, gạn lấy lớp dịch ether dầu. Cô cách thủy còn 1ml (dịch A).
Lưu ý: có thể thay ether dầu bằng chloroform hoặc dichloromethan.
- Sắc kí lớp mỏng (SKLM):
+ Mẫu phân tích: Dịch chiết A của 3 mẫu thảo quyết minh sao.
+ Chất hấp thụ: Silica gel GF254
+ Dung môi: toluen – ethylacetat – acid formic (5:2:1)
+ Hiện màu: dd KOH 5%/ethanol và đèn tử ngoại ở λ= 254nm.
 Báo cáo kết quả
- Nhận xét cảm quan: Màu các mẫu thảo quyết minh sao?
- Kết quả phân tích Anthranoid bằng SKLM
STT M. sống M. sao qua M. sao vàng M. sao cháy
Vết Rf.100 Màu Rf.100 Màu Rf.100 Màu Rf.100 Màu
1
2

Ghi chú:
Hoa hòe
Tính vị, qui kinh: Khổ, hơi hàn .Vào các kinh can, đại tràng

7
Công năng, chủ trị: Lƣơng huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng
chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt,
mắt đỏ, dễ cáu gắt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6 – 12 g, dạng thuốc sắc.
Thảo quyết minh
Tính vị, quy kinh: Hàn, bình vị hàn. Quy vào các kinh can, thận, đại tràng.
Công năng, chủ trị: Tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Chủ trị: Đau mắt đỏ,
sợ ánh sáng, mắt mờ, chảy nƣớc mắt (sao vàng), đại tiện bí kết (dùng sống), mất ngủ (sao
đen).
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 9 – 15 g, phối ngũ trong các bài thuốc.
Kiêng kỵ: Ngƣời hay bị phân lỏng không dùng
Bài 2: CHÍCH GỪNG
(Cát cánh, Đảng sâm, Sa sâm)

Mục tiêu
1. Chế biến được một số vị thuốc theo phương pháp Chích với dịch gừng đạt
tiêu chuẩn thành phẩm.
2. Định tính so sánh thành phần saponin trong vị thuốc trước và sau khi chế
bằng phản ứng trong ống nghiệm và SKLM.

 Nguyên liệu, phụ liệu, dụng cụ, hóa chất


- Nguyên liệu: mỗi thứ 1 kg.
+ Cát cánh (Radix Platicodi)
+ Đảng sâm TQ (Radix Condonopsis Pilosulae), Đảng sâm VN (Radix
Campanumoeae).
+ Sa sâm: Radix Glehniae
- Phụ liệu: Gừng tƣơi 0,3 kg
- Dụng cụ, hóa chất:
+ Dụng cụ làm định tính, SKLM, bản mỏng Silica gel GF254
+ Dung môi : ether dầu hỏa, methanol, n-butanol, ethyl acetat, acid acetic, ethanol,
chloroform.
+ Thuốc thử : Vanilin 1%/cồn, acid sulfuric đặc, HCl đặc, các thuốc thử làm định
tính saponin.
 Thực hành
 Chuẩn bị dịch chiết gừng
Gừng (300g) đƣợc rửa sạch, giã nát, vắt lấy dịch. Thêm nƣớc vào bã, vắt nhiều
lần để đƣợc 450ml dịch chiết gừng.
 Chích cát cánh
- Rửa sạch, để ráo nƣớc, thái phiến chéo dày 2-3mm, dài 3-5cm.
- Sấy ở nhiệt độ khoảng 60-70oC cho khô se.
- Trộn kỹ phiến thuốc với dịch chiết gừng (tỷ lệ 150ml dịch chiết gừng/kg dƣợc
liệu).
- Ủ 30 phút cho dƣợc liệu hút hết dịch chiết gừng.
- Sấy ở nhiệt độ khoảng 60-70oC đến khô.

9
Tiêu chuẩn thành phẩm : Vị thuốc sau khi chế là những phiến mỏng tƣơng
đối đồng đều, ít vụn nát, hơi cứng, có mùi thơm của gừng, màu vàng nhạt, vị
đắng hơi cay, đọ ẩm không quá 9%.
 Chích đảng sâm
Tiến hành tƣơng tự đối với chích cát cánh
Tiêu chuẩn thành phẩm : vị thuốc sau khi chế là những phiến mỏng tƣơng đối
đồng đều, ít vụn nát, hơi dẻo, có mùi thơm của gừng màu vàng, vị hơi ngọt, độ
ẩm không quá 15%.
 Chích sa sâm
Tiến hành tƣơng tự chích cát cánh.
Tiêu chuẩn thành phẩm : vị thuốc sau khi chế là những phiến mỏng tƣơng đối
đồng đều, ít vụn nát, hơi dẻo, có mùi thơm của gừng, màu vàng, vị hơi đắng, độ
ẩm không quá 13%.
 Kiểm định thành phẩm (đảng sâm)
 Định tính saponin trong ống nghiệm
A. Lấy 5 g bột dƣợc liệu (đƣợc rây qua rây số 355), thêm 20 ml ethanol 70%
(TT), đun cách thuỷ trong 15 phút. Lọc lấy dịch trong để làm thí nghiệm:
Cho 5 ml dịch chiết vào ống nghiệm, bịt miệng ống, lắc trong 15 giây. Cột bọt
bền ít nhất trong vòng 10 phút.
Lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm sạch, cô cạn, hoà tan cắn bằng 1 ml
cloroform (TT). Thêm 1ml anhydric acetic băng (TT), thêm từ từ theo thành
ống 1 ml acid sulfuric (TT). Phản ứng tạo thành vòng tím đậm giữa 2 lớp dung
dịch thử.
 Phương pháp sắc kí lớp mỏng
Bản mỏng: Silica gel 60 GF254
Dung môi khai triển: n-Butanol - acid acetic - nƣớc (7 : 1 : 0,5).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dƣợc liệu đã đƣợc rây qua rây số 355, chiết saponin
bằng n-butanol bão hoà nƣớc (TT) trong bình Soxhlet trong 1 giờ, cất thu hồi n-
butanol. Hoà tan cắn bằng 2 ml methanol (TT) đƣợc dịch chấm sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột Đảng sâm (mẫu chuẩn), chiết nhƣ dung dịch
thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan
sát bản mỏng dƣới ánh sáng tử ngoại bƣớc sóng 366 nm và phun thuốc thử
vanilin 1% trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở nhiệt độ 105oC trong 10
phút . Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá
trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (trên sắc ký đồ xuất
hiện 2 vết phát quang màu xanh ở bƣớc sóng 366 nm).

Ghi chú :
Đảng sâm :
Tính vị, qui kinh: Cam bình. vào kinh tỳ , phế.
Công năng chủ trị : Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hƣ nhƣợc,
thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hƣ tính, nội nhiệt, tiêu khát
(đái tháo đƣờng).
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 9 – 30 g, dạng thuốc sắc, viên hoàn hay bột.
Kiêng kỵ : Không dùng chung với Lê lô.

11
Bài 3: CHÍCH RƢỢU
(Đƣơng qui, Bạch thƣợc)

Mục tiêu
1. Chế được một số vị thuốc đương quy, bạch thược… theo phương pháp chích
rượu đạt tiêu chuẩn thành phẩm.
2. Định lượng hàm lượng tinh dầu đương quy trước và sau chế biến.
3. SKLM tinh dầu đương qui trước và sau chế biến.

 Nguyên liệu, phụ liệu – dụng cụ, hóa chất


- Nguyên liệu: mỗi thứ 2kg
+ Đƣơng qui (Radix Angelicae)
+ Bạch thƣợc (Radix Paeoniae lactiflorae).
- Phụ liệu : Rƣợu trắng (độ rƣợu 30-400), đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng 0,5l.
- Dụng cụ hóa chất:
+ Bộ dụng cụ định lƣợng tinh dầu
+ Bản mỏng silica gel
+ Dung môi : Ethyl acetat, ether dầu hỏa
+Thuốc thử : Vanilin/cồn/H2SO4 đặc.
 Thực hành
 Chế biến:
- Rửa sạch dƣợc liệu
- Để ráo nƣớc
- Thái phiến: dày khoảng 1-2mm, dài khoảng 4-6 cm
- Phơi hoặc sấy ở nhiệt độ ≤ 60oC
- Tẩm rƣợu với tỷ lệ 150 ml rƣợu/ 1kg thuốc, trộn kỹ.
- Ủ khoảng 30 phút cho phụ liệu ngấm sâu vào dƣợc liệu.
- Phơi hoặc sấy khô qua ở nhiệt độ khoảng 40-50oC
- Sao khô ở nhiệt độ khoảng 80oC đến khi độ ẩm đạt khoảng 13%.
- Đóng gói vào các túi nilon kín, để nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.
Tiêu chuẩn thành phẩm: vị thuốc sau khi chế biến phải khô, bóp không ƣớt tay,
thể chất nhuận dẻo, mùi đặc trƣng, độ ẩm không quá 13%. Sạch, không lẫn tạp
chất bẩn, không cháy khét, không quá khô cứng, tỷ lệ vụn nát nhỏ hơn 5%. Hiệu
suất đạt 85-90%.
 Kiểm định tinh dầu đương quy trước và sau chế biến.
SKLM tinh dầu đương qui: Tiến hành trên hai mẫu sống và chế.
- Chiết xuất: lấy 4g bột dƣợc liệu cho vào bình nón nút mài có dung tích 100ml,
thêm 20ml ethanol 95%. Ngâm 1h, thỉnh thoảng lắc. Lọc, đun cách thủy còn
10ml, đƣợc dung dịch thử.
- Hệ dung môi: Benzen - ethyl acetat (95:5).
- Kết quả:
+ Để bay hơi dung môi ở nhiệt độ phòng.
+ Quan sát ánh sáng tử ngoại ở bƣớc song 366nm
+ Trên sắc kí đồ của dd đƣơng quy cho 2 vết phát quang xanh sáng (chính) và 6
vết phát quang xanh lơ ( phụ).
 Báo cáo kết quả
- Hiệu suất chế (%), tỷ lệ vụn nát.
- Nhận xét sản phẩm về màu sắc thành phẩm, độ ẩm.
- Nhận xét kết quả kiểm định tinh dầu đƣơng qui bằng sắc kí lớp mỏng.
Ghi chú:
Đƣơng qui
Tính vị, quy kinh: Cam, tân, ôn. Vào các kinh can, tâm, tỳ.
Công năng, chủ trị: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Dùng
chữa các chứng huyết hƣ, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng
kinh, táo bón do huyết hƣ. Phong thấp tê đau, sƣng đau do sang chấn.
Đương quy chích rượu: Dùng điều trị bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp tê đau,
sƣng đau do sang chấn.
Toàn Quy: Hoà huyết (vừa bổ huyết vừa hoạt huyết).
Quy vĩ: Hoạt huyết hoá ứ.
Quy thân: Dƣơng huyết bổ huyết.
Quy đầu: Chỉ huyết.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 - 12 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rƣợu.
Kiêng kỵ: Tỳ vị có thấp nhiệt, đại tiện lỏng không nên dùng.

BẠCH THƢỢC (Rễ)


Radix Paeoniae lactiflorae
Rễ đã cạo bỏ lớp bần và chế biến khô của cây Thƣợc dƣợc (Paeonia lactiflora Pall.), họ
Hoàng liên (Ranunculaceae).

13
Mô tả
Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng; đều nhau hoặc một đầu
to hơn, dài 10 - 20 cm, đƣờng kính 1 - 2,0 cm. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn
hoặc đôi khi có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Đôi khi còn vỏ ngoài màu nâu thẫm.
Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gẫy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng. Mô
mềm vỏ hẹp. Không có mùi, vị hơi đắng, hơi chua.
Bột
Bột màu trắng. Soi kính hiển vi thấy: Các khối tinh bột bị hồ hóa. Tinh thể calci oxalat
đƣờng kính 11 - 35 µm xếp thành hàng hay rải rác trong tế bào mô mềm; mạch mạng có
đƣờng kính 20 - 65 µm. Sợi gỗ dài, đƣờng kính 15 - 40 µm, thành dày hơi hoá gỗ.
Định tính
Phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat - methanol - acid formic (40 : 5 : 10 : 0,2).
Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dƣợc liệu, thêm 10 ml ethanol (TT), lắc kỹ trong 5 phút, lọc.
Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 2 ml ethanol 96% (TT) đƣợc dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan chất đối chiếu paeoniflorin trong ethanol (TT) đƣợc dung
dịch có chứa 1 mg paeoniflorin trong 1 ml. Nếu không có paeoniflorin thì dùng 0,5 g bột
Bạch thƣợc (mẫu chuẩn), tiến hành chiết trong cùng điều kiện nhƣ dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ ỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Triển khai sắc ký
xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch vanilin 5% trong acid
sulfuric (TT), sấy bản mỏng đến khi xuất hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có
vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết của paeoniflorin trên sắc ký đồ của dung dịch đối
chiếu. Hoặc nếu dùng dƣợc liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ
của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của
dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 12% (Phụ lục 9.6).
Tạp chất
Không quá 0,5% (Phụ lục 12.11).
Kim loại nặng
Không quá 5 ppm chì, 0,3 ppm cadmi, 2 ppm arsen, 0,2 ppm thuỷ ngân và 20 ppm đồng.
Dùng phƣơng pháp quang phổ nguyên tử phát xạ và hấp thụ (Phụ lục 4.4).
Chế biến
Đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, cạo sạch vỏ ngoài sau đó luộc chín
hoặc luộc chín rồi bỏ vỏ, phơi khô hoặc thái lát phơi khô.
Bào chế
Lấy rễ chƣa thái lát, làm ẩm, ủ mềm, thái lát phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Khổ, toan, vi hàn. Vào các kinh tỳ, can, phế.
Công năng, chủ trị
Bổ huyết, dƣỡng âm, thƣ cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hƣ, da xanh xao, đau
sƣờn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hƣ phát sôt,chóng mặt đau đầu, chân
tay co rút, đau bụng do can khắc tỳ.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 8 -12 g, dạng thuốc sắc, hoặc thuốc hoàn. Thƣờng phối hợp với các vị thuốc
khác.
Kiêng kỵ
Đầy bụng không nên dùng. Không dùng cùng Lê lô.

15
Bài 4: CHÍCH GIẤM
(Nga truật, Uất kim)

Mục tiêu
1. Chế biến được một số vị thuốc Nga truật, Uất kim, theo phương pháp chích
với giấm đạt tiêu chuẩn thành phẩm.
2. Định tính hàm lượng tinh dầu, SKLM tinh dầu của vị thuốc trước và sau khi
chế.

 Nguyên liệu, phụ liệu - dụng cụ hóa chất


- Nguyên liệu: mỗi thứ 2kg
+ Nga truật ( Rhizoma Zedoariae)
+ Uất kim (Radix Curcumae longae)
- Phụ liệu: Giấm thanh (đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng) 0,5l.
- Dụng cụ hóa chất:
+ Bộ dụng cụ định lƣợng tinh dầu, SKLM.
+ Bản Silica gel tráng sẵn GF254
+ Dung môi: Ethyl acetat, ether dầu hỏa
+ Thuốc thử: Vanilin/cồn/ H2SO4
 Tiến hành
 Chích giấm
- Dƣợc liệu đƣợc rửa sạch, để ráo nƣớc, phơi hoặc sấy qua (70oC) cho vỏ hơi se.
Thái phiến có kích thƣớc dày 2-3 mm.
- Trộn phiến thuốc với lƣợng giấm khoảng 15% so với dƣợc liệu
- Ủ 30 phút cho giấm hút hết vào trong dƣợc liệu.
- Phơi hoặc sấy khô ở 70oC.
Tiêu chuẩn thành phẩm: Dƣợc liệu chế phải có mùi đặc trƣng của nghệ, vị đắng
nhẹ, hơi chua, độ ẩm không vƣợt quá 13%.
 Kiểm định thành phẩm:
- Định lượng tinh dầu trước và sau khi chế.
- Sắc kí lớp mỏng tinh dầu trước và sau chế.
+ Cất tinh dầu: 50g bột dƣợc liệu + 400 ml nƣớc, cất trong 3h. Tiến hành với 2 mẫu
sống và chế.
+ Tinh dầu đƣợc hòa loãng đồng lƣợng bằng chloroform. Chấm so sánh giữa mẫu
sống và mẫu chế.
+ Dung môi: Ether dầu hỏa – Ethyl acetat (9:1).
+ Dung dịch hiện màu: Vanilin/cồn/ H2SO4.
+ Sấy bản mỏng ở 100- 105oC/ 5 phút để màu xuất hiện.
 Báo cáo kết quả
- Hiệu suất chế (%), tỷ lệ vụn nát.
- Hàm lƣợng tinh dầu trƣớc và sau khi chế.
- Nhận xét kết quả sắc kí lớp mỏng về màu sắc, số vết, Rf của các tinh dầu trong
dƣợc liệu trƣớc và sau khi chế.
Ghi chú
Uất kim (nghệ vàng, khƣơng hoàng)
Tính vị, qui kinh: Tân, khổ, ôn. Vào các kinh can tỳ.
Công năng, chủ trị: Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt
không đều, bế kinh, đau tức sƣờn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu
không sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết do sang chấn; viêm loét dạ dày; vết thƣơng lâu liền
miệng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dựng 6 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
Dùng ngoài dƣới dạng dịch tƣơi bôi vào vết thƣơng để chóng lên da non.
Kiêng kỵ: Cơ thể suy nhƣợc, không có ứ trệ, không nên dùng.

17
Bài 5: CHÍCH MẬT ONG
(Tang bạch bì, Hoàng kỳ, Cam thảo)

Mục tiêu
1. Chế biến được một số vị thuốc theo phương pháp Chích với mật ong đạt tiêu
chuẩn thành phẩm.
2. Định tính so sánh thành phần Flavonoid trong vị thuốc trước và sau khi chế
bằng phản ứng trong ống nghiệm và SKLM.

 Nguyên liệu, phụ liệu, dụng cụ, hóa chất


- Nguyên liệu: mỗi thứ 1kg
+ Tang bạch bì ( Cortex Mori radices)
+ Hoàng kỳ ( Radix Astragali)
+ Cam thảo ( Radix Glycyrrizae)
- Phụ liệu: Mật ong (hoặc siro đơn đƣờng đỏ, dịch mật mía) - 0,6l.
- Dụng cụ hóa chất
+ Dụng cụ làm phản ứng định tính, SKLM.
+ Bản Silica gel tráng sẵn
+ Dung môi: Ether dầu hỏa, ethanol, chloroform, ethyl acetat.
+ Thuốc thử: FeCl3 5%, NaOH 5%, Pb(CH3COO)2/ NaOH, bột Mg, HCl đặc, NH3
đặc, dung dịch AlCl3 10%.
 Thực hành
 Chuẩn bị dịch đem chích
Có thể dùng mật ong hoặc siro đơn đƣờng đỏ hay dịch mật mía (hòa tan nóng
theo tỷ lệ 165g đƣờng đỏ hoặc mật mía với 100ml nƣớc. Trƣớc khi tẩm với
dƣợc liệu pha loãng mật ong hoặc các siro này với nƣớc theo tỷ lệ 200 ml mật
ong (siro)+ 50ml nƣớc cho 1kg dƣợc liệu.
 Chích tang bạch bì
- Cạo sạch lớp bần màu đỏ, rửa sạch để ráo nƣớc, cắt thành đoạn dài khoảng 3-5
cm.
- Sấy ở nhiệt độ khoảng 60-70 oC cho khô se.
- Trộn kỹ dƣợc liệu với dịch mật ong hoặc siro ở trên (tỷ lệ 250ml dịch mật ong,
siro/kg dƣợc liệu).
- Ủ, thỉnh thoảng đảo đều trong 30 phút cho dƣợc liệu hút hết dịch tẩm.
- Sấy ở nhiệt độ khoảng 60-70oC đến khô.
Tiêu chuẩn thành phẩm: vị thuốc sau khi chế là đoạn rễ cứng, khô, sờ không
dính tay, có mùi thơm của đƣờng, màu vàng nâu, vị ngọt, độ ẩm không quá 10%.
 Kiểm định thành phẩm (tang bạch bì)
 Định tính flavonoid bằng phản ứng trong ống nghiệm
- Chiết xuất:
Lấy 10g bột Tang bạch bì (mẫu sống và chế) cho vào bình nón dung tích
250ml, thêm 100ml ethanol 60o , chiết hồi lƣu cách thủy trong 1 giờ. Để nguội, lọc
lấy dịch chiết, cất thu hồi cồn. Thêm 30ml nƣớc cất, lắc đều thấy xuất hiện tủa. Bốc
hơi cách thủy dịch nƣớc đến còn khoảng 30ml. Đem dịch nƣớc này lắc với ether
dầu hỏa (3 lần, mỗi lần 15ml), gạn bỏ lớp ether. Lắc dịch nƣớc với ethyl acetat (3
lần mỗi lần 15ml), gạn lấy lớp ethyl acetat thu đƣợc dịch chiết flavonoid toàn phần
trong ethyl acetat để định tính và sắc kí lớp mỏng.
- Định tính trong ống nghiệm:
+ Lấy 2ml dịch chiết ethyl acetat nói trên, thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5% (thuốc
thử), quan sát màu tạo thành.
+ Lấy 2ml dịch chiết ethyl acetat, thêm vài giọt dung dịch NaOH 5%, quan sát màu
tạo thành và sự biến đổi màu sau đó của dung dịch.
+ Lấy 2ml dịch chiết ethyl acetat, thêm 1ml dd Pb(CH3COO)2/ NaOH, quan sát
hiện tƣợng tạo thành.
+ Phản ứng cyaniding: Lấy 2ml dịch chiết ethyl acetat, thêm ít bột Mg, từ từ nhỏ
HCl đậm đặc, quan sát hiện tƣợng.
 Định tính flavonoid bằng sắc kí lớp mỏng
Triển khai sắc kí dịch chiết ethyl acetat trên bản mỏng silica gel GF254 với
các hệ dung môi:
(I): Toluen – Ethyl acetat – Acid formic (5:6:1)
(II): n-Butanol – Acid acetic – Nƣớc (4:1:5)
Để khô bản mỏng, soi đèn tử ngoại, hiện màu bằng hơi NH3 đặc. Ghi lại Rf
và màu sắc các vết xuất hiện.
 Báo cáo kết quả
- Hiệu suất chế (%), tính chất cảm quan
- So sánh kết quả định tính của dƣợc liệu và sản phẩm sau chế.

19
Dƣợc liệu sống Vị thuốc sau khi chế
Vết Nhận xét
Rf.100 Màu Rf.100 Màu
1
2
3

Ghi chú:
Tang bạch bì
Tính vị, quy kinh: Cam, hàn. Vào kinh phế.
Công năng chủ trị: Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt
ho suyễn, thuỷ thũng đầy trƣớng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 - 12 g. Dạng thuốc sắc.
Bài 6: CHẾ BIẾN BÁN HẠ
(Rhizoma Typhonii trilobati)
Mục tiêu
1. Thực hành chế biến bán hạ theo phương pháp ghi trong DĐVN IV đạt
tiêu chuẩn: vị ngứa nhẹ hoặc không ngứa.
2. Kiểm định so sánh thành phần acid amin mẫu sống với mẫu chế.

 Nguyên phụ liệu, hóa chất, dụng cụ


- Nguyên liệu: Bán hạ sống 600g
- Hóa chất: n-butanol, acid acetic, nƣớc, TT ninhydrin 0,5%/aceton. Bản mỏng
Silica gel GF254.
- Dụng cụ: dụng cụ chế biến, dụng cụ thủy tinh.
 Thực hành:
 Chế biến (phương pháp DĐVN IV)
- Công thức
Bán hạ sống 500g
Gừng tƣơi 100g
Phèn chua 75mg
Nƣớc vo gạo vừa đủ
- Chế biến: 1 kg gạo, vo lấy 3 lít dịch nƣớc. Ngâm phiến bán hạ trong 2 ngày, mỗi
ngày thay nƣớc một lần. Gạn bỏ dịch ngâm, rửa nhẹ bằng nƣớc sạch đến khi hết nƣớc đục
trắng.
Hoà tan phèn chua trong 3 lit nƣớc sạch. Ngâm bán hạ tiếp trong 2 ngày đêm đến
khi không còn „‟nhân trắng đục‟‟. Vớt ra, rửa sạch, phơi khô.
Gừng tƣơi, giã nát, thêm 100 ml nƣớc sạch, nghiền kỹ, ép lấy dịch. Làm 2 lần nhƣ
vậy. Trộn đều dịch gừng. Tẩm vào bán hạ ở trên. ủ 2 – 3 giờ. Thỉnh thoảng đảo cho dịch
nƣớc gừng thấm đều.
Sao đến khi phiến bán hạ chuyển sang màu vàng đậm.
 Kiểm định hóa học
- Chiết xuất: 2g bột mẫu nghiên cứu (MNC), đƣợc ngâm trong 10ml ethanol
trong 12h. Gạn lọc lấy dịch. Cô cách thủy còn 1 ml (dịch A).
- SKLM:
21
+ Mẫu phân tích: dịch chiết A của mẫu bán hạ sống và chế.
+ Chất hấp phụ: Silica gel GF254.
+ Dung môi: n-butanol – acid acetic – nƣớc (4:1:5).
+ Hiện màu: dd Ninhydrin 0,5%/aceton.
(Phun thuốc thử, sấy ở nhiệt độ 105oC trong vòng 5 phút).
 Báo cáo kết quả:
- Nhận xét cảm quan: màu, mùi, vị của 2 mẫu bán hạ
- Kết quả phân tích acid amin bằng SKLM

STT Dƣợc liệu sống Vị thuốc sau khi chế


Nhận xét
Vết
Rf.100 Màu Rf.100 Màu

Ghi chú:
Bán hạ
Tính, vị, quy kinh: vị cay, tính ôn; vào kinh tỳ, vị, phế.
Công năng, chủ trị: Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ
trị: Nôn, buồn nôn, đầy trƣớng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở ngƣời béo bệu.
Cách dùng, liều dùng: Dạng thuốc sắc phối hợp với vị thuốc khác. Ngày dùng 4 -
12 g. Dùng cho phụ nữ có thai phải phối hợp với hoàng cầm, bạch truật.
Kiêng kỵ: Phản Ô đầu. Không phối hợp với Phụ tử.
Không nên dùng cho nguời âm hƣ, ho khan, khạc máu. Thận trọng khi dùng cho
ngƣời mang thai.
Bài 7: CHẾ BIẾN HÀ THỦ Ô ĐỎ
(Radix Fallopiae multiflorae)
Là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multifara Haraldson), họ
Rau răm Polygonaceae

Mục tiêu
1. Chế được Hà thủ ô đỏ theo tiêu chuẩn Dược điển VN IV đạt tiêu chuẩn quy định.
2. Giải thích được sự ảnh hưởng của môi trường, điều kiện và phụ liệu trong quá
trình chế biến đến sự thay đổi thành phần hóa học và tác dụng sinh học của hà thủ ô
đỏ sau khi chế biến liên quan tới công năng bổ huyết.
3. Kiểm định được sản phẩm chế về: hàm lượng anthranoid và thành phần của chúng
trên sắc kí lớp mỏng, định tính bằng các phản ứng trong ống nghiệm so sánh với
dạng sống.

 Nguyên phụ liệu, hóa chất


- Nguyên phụ liệu:
Hả thủ ô đỏ 2,5kg
Đậu đen loại tốt 250g
Nƣớc vo gạo 5 lít
- Hóa chất: NaOH 10%, HCl 10%, ether ethylic, amoniac, cồn 95o, Chloroform,
methanol, iod, FeCl3, acid acetic băng, benzen, ethylacetat, cồn tuyệt đối, KOH, chất chuẩn
acid chrysophanic, stiben, tanin, cobalt clorid tinh khiết.
 Thực hành
Chế biến Hà thủ ô đỏ theo DĐVN IV
Rửa sạch củ, ngâm nƣớc vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nƣớc đậu đen cho
ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nƣớc, nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu
đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái
hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nƣớc đậu đen thì tẩm phơi cho hết.Nếu đồ, phơi 9
lần (cửu chƣng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dƣợc liệu.
Đóng gói: Sau lần tẩm cuối cùng, phơi sấy kĩ đạt độ thủy phần 10-12% và đóng gói
vào túi PE 1-2kg/túi cho nhãn vào và hàn kín.
Kiểm định sản phẩm chế

23
A. Lấy 2 g bột dƣợc liệu cho vào ống nghiệm, ngâm với 10 ml nƣớc trong 30 phút,
gạn lấy 5 ml, thêm 3 - 4 giọt dung dịch natri hydroxyd (TT) sẽ có màu đỏ sẫm.
B. Lấy 0,1 g bột, thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) đun cách thủy
trong 5 phút, để nguội, lọc, dịch lọc đƣợc acid hóa bằng dung dịch acid hydrocloric 10%
(TT) đến môi trƣờng acid (thử bằng giấy quỳ), sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT), lớp
ether ethylic có màu vàng cam, gạn lấy 5 ml ether, thêm 5 ml dung dịch amoniac đậm đặc
(TT), lớp amoniac sẽ có màu đỏ.
C. Lấy 0,2 g bột dƣợc liệu đun cách thủy với 10 ml ethanol 96% (TT) trong 5 phút,
để nguội, lọc, lấy 5 ml dịch lọc để bay hơi đến khô, thêm 2 ml dung dịch antimoni clorid
(TT) sẽ có màu đỏ hay tím đỏ.
D. Quan sát dƣới ánh sáng tử ngọai lát cắt có màu vàng xám.
E. Phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 110 oC trong 1 giờ
Dung môi khai triển: Ethylacetat - methanol - nƣớc (100 : 17 : 13)
Dung dịch thử: Lấy 0,25 g bột dƣợc liệu đun cách thủy với 20 ml ethanol 96% (TT)
trong 30 phút, để nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Cắn thêm vào 10 ml nƣớc và 1 ml
dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó lắc với 20 ml
ether ethylic (TT) 2 lần, dịch ether đƣợc bay hơi con khoảng 1 ml dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch emodin 0,1 % trong ethanol 96% (TT). Nếu
không có các chất đối chiếu, dùng 0,25 g bột Hà thủ ô đỏ (mẫu chuẩn), chiết nhƣ dung dịch
thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏ ịch thử và dung dịch đối
chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí ở nhiệt độ phòng, phát hiện các
vết dƣới ánh sáng tử ngoại ở bƣớc sóng 365 nm và hơi amoniac. Trên sắc ký đồ của dung
dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung
dịch đối chiếu.
 Báo cáo kết quả:
-Phản ứng: Nhận xét màu sắc các phản ứng giữa mẫu sống và mẫu chế. Phản ứng
có thể phân biệt mẫu sống với mẫu chế.
Bảng 7.1. Kết quả sắc kí lớp mỏng

STT Dƣợc liệu sống Vị thuốc sau khi chế


Nhận xét
Vết
Rf.100 Màu Rf.100 Màu

Bảng 7.2. Hiệu suất chế

Mẫu Kl sống(g) KL chế (g) Hiệu suất (%)

Hà thủ ô chế

Ghi chú:
Tính vị, quy kinh
Khổ, cam, sáp, ôn. Vào các kinh can, thận.
Công năng, chủ trị
Dƣỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hƣ
thiếu máu, da xanh, gầy, đau lƣng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Cách dùng, liều lƣợng
Ngày dùng 6 - 12 g Hà thủ ô đã chế, dạng thuốc sắc hoặc rƣợu thuốc.

25
Bài 8 HƢƠNG PHỤ TỨ CHẾ
(Rhizoma Cyperi)
Hƣơng phụ là thân rễ đã sơ chế của cây Hƣơng phụ vƣờn (Cyperus rotundus L.)
hoặc cây Hƣơng phụ biển ( Cyperus stoloniferus Retz), họ Cói Cyperaceae
 Mục tiêu
- Chế đƣợc hƣơng phụ theo phƣơng pháp tứ chế với rƣợu, giấm, gừng, muối đạt tiêu chuẩn
quy định
- Kiểm định sản phẩm chế về: hàm lƣợng tinh dầu và thành phần của chúng trên sắc kí lớp
mỏng so sánh với mẫu sống.
 Nguyên phụ liệu, dụng cụ, hóa chất
- Nguyên phụ liệu:
Hƣơng phụ 3kg
Gừng tƣơi 100g
Giấm thanh có độ acid acetic 5% 200ml
Rƣợu trắng 35-40% 200ml
Muối ăn 10g
- Dụng cụ: Chảo rang, cối chày, máy xay, dần, sàng, cối chày, dao cầu…
- Hóa chất: Benzen, chloroform, vanilin, toluen, acid sulfuric đặc, bản mỏng silica gel
tráng sẵn.
 Thực hành
 Chế biến:
- Xay hoặc tán dập hƣơng phụ thành miếng nhỏ 4x4 mm.
- Dùng sàng loại bỏ vỏ, lông tơ, bột bẩn và loại củ to ra xay 2-3 lần
- Chia đều thành 4 phần bằng nhau, mỗi phần tẩm một phụ liệu.
+ Phần 1: Tẩm dd muối 5% (200ml/kg thuốc)
+ Phần 2: Tẩm giấm (200ml/kg thuốc)
+ Phần 3: Tẩm dịch nƣớc gừng (200ml/kg thuốc)
+Phần 4: Tẩm rƣợu trắng (200ml/kg thuốc)
- Ủ: Mỗi phần sau khi tẩm xong, đảo đều, ủ riêng 1h để cho phụ liệu thấm đều vào hƣơng
phụ, nếu trong khi ủ, hƣơng phụ khô cần phải thêm phụ liệu đủ thấm ƣớt đều hƣơng phụ.
- Sấy hoặc phơi khô qua: Sấy hoặc phơi riêng từng thành phần cho khô qua.
- Sao khô thơm: Sao riêng từng thành phần cho khô thơm, sờ không dính tay (rƣợu thì sao
qua).
- Trộn đều 4 phần với nhau đƣợc hƣơng phụ tứ chế.
- Đóng gói bảo quản: cho vào lọ, hộp kín hoặc túi PE, bảo quản nơi thoáng mát, tránh mốc
mọt.
 Tiêu chuẩn thành phẩm:
- Sạch không còn lông tơ, vỏ bụi bẩn.
- Khô thơm, không có mùi lạ, có màu nâu đậm
- Các miếng đều nhau, không còn củ to, không cháy khét, mốc mọt, hiệu suất 60-65%.
 Kiểm nghiệm sản phẩm:
 Định lượng tinh dầu: theo phƣơng pháp cất kéo hơi nƣớc.
Lấy 100g bột thô cho vào dụng cụ cất tinh dầu nhẹ hơn nƣớc, thêm 400ml nƣớc, cất
trong 4h, để nguội và đọc kết quả. Làm 3 mẫu: sống, tứ chế và chế với giấm. Hàm lƣợng
tinh dầu tính theo dƣợc liệu khô tuyệt đối.
 Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc kí lớp mỏng
Tinh dầu đƣợc hòa loãng đồng lƣợng bằng chloroform, chấm và so sánh 2 mẫu
sống và chế. Triển khai trên hệ dung môi Benzen- Chloroform (1:1). Hiện màu bằng dd
Vanilin 1%/dd acid sulfuric 5%.
Nhận xét sự khác nhau giữa mẫu sống và mẫu chế
 Định tính alcaloid trong ống nghiệm
Lấy 3g bột dƣợc liệu, làm ẩm bằng amoniac, để khô, chiết bằng 20ml chloroform,
gạn lấy lớp chloroform, bốc hơi cách thủy, hòa cặn vào 15ml dd HCl 1% , lọc, chia đều
dịch lọc vào 3 ống nghiệm:
Ống 1: Thêm 1-2 giọt thuốc thử Mayer xuất hiện tủa trắng đục lờ
Ống 2: Thêm 1-2 giọt thuốc thử Bouchardat xuất hiện tủa đỏ nâu
Ống 3: Thêm 1-2 giọt thuốc thử Dragendorff xuất hiện tủa vàng cam
Làm 3 mẫu chứng so sánh mức độ phản ứng
 Báo cáo kết quả
Hàm lượng tinh dầu
Mẫu Khối lƣợng DL (g) Độ ẩm (%) Hàm lƣợng TD (%)
Sống
Tứ chế

Kết quả SKLM


27
Mẫu sống Mẫu tứ chế Mẫu chế giấm
STT vết
hRf màu hRf màu hRf màu
1

Hiệu suất chế
Mẫu KL sống (g) KL chế (g) Hiệu suất (%)
Hƣơng phụ tứ chế
PHẦN 3: THỰC HÀNH BÀO CHẾ THUỐC CỔ TRUYỀN
Bài 1: THUỐC BỘT (THUỐC TÁN)
(Bình vị tán, Hoắc hƣơng chính khí tán)
Mục tiêu
1. Bào chế được một số phương thuốc dưới dạng bột đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt
Nam
2. Kiểm định được chế phẩm theo một số tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam

 Nguyên liệu, phụ liệu, dụng cụ, hóa chất


 Nguyên liệu
Bình vị tán
Thƣơng truật (Rhizoma Atractyloidis) 80 g
Hậu phác (Cortex Magnolia officinalis) 50 g
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae) 50 g
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 30 g
Hoắc hương chính khí tán
Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 120 g
Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis) chế gừng 80 g
Bán hạ chế (Rhizoma Pinelliae Praeparata) 80 g
Hoắc hƣơng (Folium Pogostemi) 120 g
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 40 g
Bạch linh (Poria) 120 g
Cát cánh (Radix Platycodi) 80 g
Thƣơng truật (Rhizoma Atractylodis) 80 g
Đại phúc bì (Pericarpium Arecae) 120 g
Tía tô (Folium Perillae) 120 g
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae prenne) 80 g
Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae) 65 g
Can khƣơng (Rhizoma Zingiberis) 65 g
 Phụ liệu: Gừng tƣơi 100g
 Dụng cụ, hóa chất:

29
Dụng cụ chế biến: tủ sấy, dao cầu, khay sấy...Máy xay, rây 0.315mm...Bao bì, nhãn... đạt
tiêu chuẩn
 Tiến hành
 Chế biến:
− Thƣơng truật chích nƣớc vo gạo (thái phiến, tẩm nƣớc vo gạo đặc vừa đủ ẩm, sấy
khô) để giảm tính khô rao
− Bán hạ, hậu phát chế với gừng
− Các dƣợc liệu khác dƣợc rửa sạch, thái phiến dày khoảng 2-5mm, sấy khô ở nhiệt độ
50-70oC (cam thảo, hậu phát cạo bỏ lớp bần, đại táo bỏ hạt)
 Bào chế
Các vị thuốc sau khi chế biến đƣợc xay (hoặc tán) thành bột mịn, rây qua rây có kích
thƣớc mắt rây 0.315. Trộn đều các bột dƣợc liệu theo nguyên tắc trộn bột kép: đồng lƣợng,
trộn từ loại bột có khối lƣợng ít đến loại có khối lƣợng nhiều. Sấy khô ở nhiệt độ 70 oC đến
độ ẩm quy định (không quá 9%)
Phân thành các liều 6g theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng bằng mắt: cân một liều mẫu,
dựa vào liều mẫu ƣớc lƣợng các liều khác có thể tích tƣơng đƣơng liều mẫu, mỗi lần chia
không quá 20liều, sau khi chia xong cân kiểm tra lại một vài liều. Đóng gói trong 2 lần túi
polyethylen kèm nhãn đúng quy chế, bảo quản nơi khô mát
* Tiêu chuẩn thành phẩm
− Bình vị tán: bột mịn đồng nhất, màu vàng, mùi thơm nhẹ, vị đắng hơi ngọt
− Hoắc hƣơng chính khí tán: bột mịn đồng nhất, màu xám hơi vàng, mùi thơm, vị cay
hơi đắng
 Kiểm nghiệm một số tiêu chuẩn
− Độ ẩm: sấy 1g bột thành phẩm ở 105oC đến khối lƣợng không đổi, yêu cầu độ ẩm
không quá 9%
− Độ mịn: lấy 20g chế phẩm, rây qua rây có kích thƣớc mắt rây 0.315mm, phần còn lại
trên rây không đƣợc quá 5%
− Độ đồng nhất: lấy 20g chế phẩm, cho vào một khay giấy, dùng một thìa nhẵn ấn nhẹ
lên mặt bột tạo thành vệt lõm, quan sát thấy màu của chế phẩm phải đồng nhất,
không đƣợc có màu lốm đốm
− Độ đồng đều khối lƣợng: lấy ngẫu nhiên 20 gói thành phẩm, bỏ bao bì, cân kiểm tra
độ đồng đều khối lƣợng. Yêu cầu độ chênh lệch khối lƣợng so với khối lƣợng lghi
trên nhãn (6g) không đƣợc quá 5%
 Công năng, chủ trị, liều dùng, cách dùng, lưu ý:
Bình vị tán:
− Công năng: ôn hóa đàm thấp
− Chủ trị: đàm thấp ứ trệ ở tỳ vị gây đầy chƣớng, ăn uống khó tiêu, nôn mửa, ỉa chảy
− Liều dùng, cách dùng: 6g/lần, 2lần/ngày. Chiêu với nƣớc hoặc hòa với nƣớc để uống
− Chú ý: ngƣời gầy yếu, tân dịch khô hóa không nên dùng dài ngày
Hoắc hương chính khí tán:
− Công năng: phát tán phong hàn, hành khí hóa thấp
− Chủ trị: cảm mạo phong hàn kèm thấp dẫn đến sốt, đau bụng lạnh, nôn mửa, ỉa chảy
− Liều dùng, cách dùng: 3-6g/lần, 2 lần/ngày. Chiêu với nƣớc hoặc hòa với nƣớc để
uống
− Chú ý: kiêng ăn đồ sống lạnh, ngƣời âm hƣ, tân dịch khô ráo nên thận trọng khi sử
dụng
 Báo cáo kết quả
Kết quả bào chế và kiểm nghiệm thành phẩm:
Chỉ tiêu đánh giá Bình vị tán Hoắc hương chính khí tán
Số lƣợng (gói)
Hiệu suất (tổng khối lƣợng thành
phẩm/khối lƣợng nguyên liệu
Độ ẩm
Độ mịn
Độ đồng nhất
Độ đồng đều khối lƣợng

31
Bài 2: SIRO THUỐC
(Nhị trần thang)

 Mục tiêu:
− Chế đƣợc siro thuốc Nhị trần thang theo phƣơng pháp hòa tan đƣờng vào dịch chiết
dƣợc liệu
− Kiểm nghiệm đƣợc một số chỉ tiêu lý hóa của thành phẩm theo tiêu chuẩn
 Nguyên liệu, phụ liệu, dụng cụ, hóa chất:
 Công thức:
Bán hạ nam 16g Trần bì 12g
Bạch linh 8g Cam thảo 8g
Đƣờng trắng 64g Nipagin 0.02g
Cồn 90o vđ Nƣớc cất vđ
 Dụng cụ hóa chất:
− Ấm sắc thuốc
− Thuốc thử định tính saponin, flavonoid
 Tiến hành
 Bào chế:
− Cân dƣợc liệu với khối lƣợng nhất định cho mỗi mẻ chế theo tỷ lệ của công thức.
Cho vào dụng cụ sắc, đổ nƣớc sạch ngập dƣợc liệu. Sắc 3 lần, mỗi lần, mỗi lần 1 giờ, sau
mỗi lần chắt lấy nƣớc, lọc nóng. Gộp các dịch sắc, cô đặc đến cao 2:1
− Thêm đồng lƣợng cồn 90o vào cao lỏng 1:1, khấy trộn đều, để lắng qua đêm. Gạn,
lọc. Dịch lọc đem cô đến khi bay hết hơi cồn, thu đƣợc dung dịch dƣợc chất
− Cân 0.02g nipagin, hòa tan trong khoảng 2ml cồn 90o
− Cân đƣờng trắng theo tỷ lệ công thức, hòa tan trong dung dịch dƣợc chất (đun nóng
trên nồi cách thủy). Thêm dung dịch nipagin, khuấy đều, lọc qua gạc. Thêm nƣớc cất vừa
đủ 100ml. Đóng lọ, đậy nắp, tiệt khuẩn bằng cách luộc sôi ở 100 oC trong 1giờ. Để nguôi,
dán nhãn đúng quy chế.
 Kiểm nghiệm thành phẩm
− Tính chất: chất lỏng, sánh, trong, màu nâu đen, có mùi thơm dƣợc liệu, vị ngọt, đắng
− Tỷ trọng ở 20oC: 1.28 - 1.32
− Thể tích: 100 ml (±10ml)
− Định tính: chiết xuất flavonoid và saponin trong chết phẩm, tiến hành các phản ứng
định tính. Các phản ứng phải dƣơng tính
 Báo cáo kết quả
Bào chế siro thuốc
Kết quả kiểm nghiệm một số chỉ tiêu lý hóa của chế phẩm

33
Bài 3: CHÈ THUỐC
(Tang cúc ẩm)

 Mục tiêu
Bào chế đƣợc chè thuốc đạt tiêu chuẩn dƣợc điển Việt Nam
Kiểm định đƣợc chế phẩm theo một số tiêu chuẩn của Dƣợc điển Việt Nam

 Nguyên liệu, phụ liệu, dụng cụ, hóa chất


 Nguyên liệu
Tang diệp 10g Cúc hoa 4g
Liên kiều 6g Bạc hà 3g
Cam thảo 3g Cát cánh 8g
Lô căn 8g Hạnh nhân 8g
 Dụng cụ hóa chất
Dụng cụ chế biến: tủ sấy, dao cầu, thuyền tán, khay sấy...
Bao bì, nhãn... đạt tiêu chuẩn

 Tiến hành
 Chế biến
Các dƣợc liệu đƣợc rửa sạch, làm nhỏ (cắt ngắn), sấy khô ở nhiệt độ 50-70oC
Tang diệp rửa sạch, thái nhỏ, sấy khô
Cúc hoa sấy nhẹ đến khô
Liên kiều loại bỏ tạp chất và cành, sát cho nứt quả, sàng bỏ hạt, sấy khô, tán dập
Bạc hà rửa sạch, thái nhỏ, sấy nhẹ (40-50oC) đến khô
Cam thảo rửa qua, thái nhỏ, sấy khô
Hạnh nhân sao vàng, đập dập
Cát cánh thái nhỏ sấy khô
Lô căn thái nhỏ, sấy khô
 Bào chế
Các vị thuốc sau khi chế biến đƣợc trộn đều theo tỷ lệ đã cho. Sấy khô ở nhiệt độ 70 oC đến
độ ẩm qui định (không quá 9%)
Đóng gói trong 2 lần túi polyethylen kèm nhãn đúng quy chế, bảo quản nơi khô mát
* Tiêu chuẩn thành phẩm:
Khô, các vị thuốc sạch, không vụn nát, không mốc mọt, mùi thơm
 Kiểm nghiệm một số tiêu chuẩn
Độ ẩm: sấy 1g thành phẩm ở 105 oC đến khối lƣợng không đổi, yêu cầu độ ẩm không quá
10%
Tạp chất: không đƣợc có
 Công năng, chủ trị, liều dùng, cách dùng, chú ý:
Công năng: thanh giải biểu nhiệt, chỉ ho
Chủ trị: cảm mạo phong nhiệt có ho, sốt nhẹ, háo khát
Cách dùng: hãm với nƣớc sôi, ngày 1 gói

 Báo cáo kết quả


Kết quả bào chế và kiểm nghiệm thành phẩm:
Chỉ tiêu đánh giá Bình vị tán Hoắc hương chính khí tán
Số lƣợng (gói)
Hiệu suất (tổng khối lƣợng thành
phẩm/khối lƣợng nguyên liệu
Độ ẩm
Độ mịn

35
Bài 4: THUỐC RƢỢU
(Rƣợu bổ huyết trừ phong)

 Mục tiêu
- Bào chế đƣợc rƣợu thuốc đạt tiêu chuẩn Dƣợc điển Việt Nam.
- Kiểm định đƣợc chế phẩm theo một số tiêu chuẩn của Dƣợc điển Việt Nam.
 Nguyên liệu, dụng cụ
 Nguyên liệu
Rượu bổ huyết trừ phong
Cẩu tích (Rhizoma Cibotii) 20g
Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis) 10g
Tang chi (Ramulus Mori) 30g
Ngƣu tất (Radix Achyranthis bidentatae) 10g
Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) 40g
Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae) 30g
Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati) 20g
Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis glabrae) 10g
Huyết giác (Lignum Dracaenae) 10g
Tục đoạn (Radix Dipsaci) 20g
Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae) 30g
Đƣờng trắng (Saccharum) 130g
Kê huyết đằng (Caulis Spatholobi) 40g
Ethanol 28% (Ethanolum) 1300ml
 Dụng cụ
- Dụng cụ chế biến: tủ sấy, dao cầu, khay sấy,…
- Máy xay, rây 0,315mm.
- Bình ngâm, chai, lọ, nhãn … đạt tiêu chuẩn.
 Tiến hành
 Chế biến
- Các dƣợc liệu đƣợc rửa sạch, phân chia đến kích thƣớc phù hợp, sấy khô ở nhiệt độ 50 –
70⁰C.
- Đƣờng trắng đƣợc đem nấu thành siro đơn (hòa tan nóng 130g đƣờng trắng trong 80ml
nƣớc).
 Bào chế
- Các dƣợc liệu đƣợc xay thành bột thô qua rây có kích thƣớc mắt rây 10nm, ngâm với
1300ml ethnol 28% chia 2 lần, mỗi lần 8 ngày, hàng ngày khuấy kỹ. Để lắng, gạn, ép và
lọc.
- Thêm siro vào dịch lọc, khuấy kỹ, để lắng trong 48 giờ, lọc trong, thêm nƣớc vừa đủ
1000ml.
- Đóng chai 500ml, dán nhãn đúng quy định.
* Tiêu chuẩn thành phẩm: Chất lỏng trong, màu đỏ nâu, mùi đặc trƣng, vị cay ngọt.
 Kiểm nghiệm một số tiêu chuẩn
- Độ trong và độ đồng nhất: rƣợu thuốc phải trong, đồng nhất, không có cặn bã dƣợc liệu
hoặc vật lạ.
Hút 5ml rƣợu thuốc ở vị trí cách đáy lọ hoặc đáy chai khoảng 2cm, cho vào ống nghiệm
thủy tinh không màu, dung tích 10 – 20ml, quan sát dƣới ánh sáng tự nhiên bằng cách nhìn
ngang. Thuốc phải trong và đồng nhất.
- Hàm lƣợng ethanol: đối với rƣợu bổ huyết trừ phong, độ cồn phải đạt 20% (-1%;+3%).
- Tiêu chuẩn khác: Rƣợu thuốc trong chai sau 48 giờ không đƣợc có lớp cặn dày quá
0,5cm.
 Công năng, chủ trị, liều dùng, cách dùng, chú ý
- Công năng: Bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, chỉ thống.
- Chủ trị: các trƣờng hợp đau lƣng, đau nhức xƣơng khớp, gân cơ.
- Liều dùng, cách dùng: ngày dùng 30ml trƣớc bữa ăn hoặc trƣớc khi đi ngủ.
- Chú ý: phụ nữ có thai, trẻ em dƣới 15 tuổi không nên dùng. Thận trọng với ngƣời không
dung nạp đƣợc rƣợu, ngƣời suy giảm chức năng gan, ngƣời làm việc cần độ tập trung cao
(lái xe, vận hành máy móc phức tạp…).
 Báo cáo kết quả
* Kết quả bào chế và kiểm nghiệm thành phẩm:

Chỉ tiêu đánh giá


Số lƣợng (lọ, chai)
Độ trong và đồng nhất
Định tính
Độ lắng cặn

37
Bài 5: CAO THUỐC

CAO BỔ PHẾ
 Công thức
Bách bộ (Radix Stemonae) 50g
Mạch môn (Radix Ophiopogonis) 50g
Cát cánh (Radix Platycodi) 12g
Thạch xƣơng bồ (Rhizoma Acodi graminei) 20g
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 11g
Trần bì (Pericarrpium Citri recticulatae perenne) 17g
Menthol (Metholum) 0,02g
Natri benzoate (Natri benzoas) 0,4g
Ethanol (Ethanolum) 90⁰ 10ml
Siro đơn (Sipurus simplex) 40ml
Nƣớc (Aqua) vđ 200ml
 Mục tiêu
- Trình bày đƣợc các giai đoạn điều chế cao.
- Phân tích đƣợc đặc điểm của các vị thuốc trong đơn thuốc để trọn phƣơng pháp xử lý và
chiết xuất thích hợp.
- Điều chế 20ml cao thuốc đúng kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn DĐVN.
- Đóng gói, dán nhãn đúng quy chế.
- Kiểm tra chất lƣợng theo tiêu chuẩn của chuyên luận cao thuốc.
 Kỹ thuật điều chế
- Xử lý dƣợc liệu
+ Mạch môn rửa sạch bỏ lõi
+ Các dƣợc liệu khác rửa sạch cắt nhỏ
- Cho dƣợc liệu đã xử lý vào nồi, đổ ngập nƣớc, đun sôi nhỏ lửa 1 giờ, dịch chiết 1 để
riêng.
- Cho tiếp nƣớc nhƣ trên, đun sôi nhỏ lửa 1 giờ gạn dịch chiết 2.
- Gộp 2 dịch chiết cô còn 150ml để lạnh qua đêm.
- Gạn lọc dịch chiết qua vải loại tạp.
- Cho Natri benzoat vào hòa tan, cho siro đơn trộn đều, cho menthol, tinh dầu bạc hà vào
10ml ethanol 90⁰ và cho vào dịch cô.
- Cao thuốc thu đƣợc đóng vào lọ 100ml, dán nhãn thành phẩm thuốc uống bảng thƣờng.
 Tiêu chuẩn chất lƣợng
- Theo tiêu chuẩn DĐVN Cao bổ phế là chất lỏng màu nâu cánh gián, thơm mùi bạc hà, vị
ngọt, thêm cùng thể tích nƣớc không đƣợc đục.
- Tỷ trọng 1,31 – 1,32 trong và đồng nhất không đƣợc có vật lạ.
- Định tính bằng thuốc thử dragendorff.
 Công dụng, cách dùng, bảo quản
- Công năng: Bổ phế, chỉ ho.
- Chủ trị: Các chứng ho gió lâu ngày, đờm đặc, rát cổ ráo phổi.
- Bảo quản trong chai lọ nút kín để nơi khô mát.
CAO ÍCH MẪU
 Công thức
Hƣơng phụ (Rhizoma Cyperi) chế 250g
Acid benzoic (Acidum benzoicum) 2g
Ích mẫu (Herba Leonuri) 800g
Ethanol (Ethanolum) 90% 180ml
Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris) 200g
Nƣớc (Aqua) vđ 1000ml
Đƣờng trắng (Saccharum) 600g
 Mục tiêu
- Trình bày đƣợc các giai đoạn điều chế Cao ích mẫu.
- Thực hành điều chế Cao ích mẫu đúng kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn DĐVN III.
- Đóng gói, dán nhãn đúng quy chế dƣợc.
- Kiểm tra đƣợc chất lƣợng sản phẩm cao ích mẫu.
 Kỹ thuật điều chế
- Chế hƣơng phụ theo phƣơng pháp tứ chế, xay thành bột thô.
- Ích mẫu, ngải cứu: loại tạp, rửa sạch, cắt đoạn 5 – 7cm.
- Chiết xuất bằng phƣơng pháp sắc 2 lần.
- Để lắng, gạn, lọc trong, cô còn 800ml, thêm đƣờng, lọc lại, thêm ethanol, điều chỉnh thể
tích đến 1250ml.
- Dán nhãn đúng quy chế.
 Tiêu chuẩn chất lƣợng
- Chất lỏng màu nâu đen, mùi thơm dƣợc liệu, vị ngọt, hơi đắng, đồng nhất. Tỷ trọng 1,2 –
1,23.
- Định tính bằng sắc ký lớp mỏng có đối chiếu với ích mẫu.

39
 Công dụng, cách dùng, bảo quản
- Công năng chủ trị: Hành khí, hoạt huyết, điều kinh. Chữa kinh nguyệt không đều, có kinh
đau bụng, khí hƣ bạch đới, làm tử cung mau hồi phục sau đẻ.
- Bảo quản trong chai nút kín để nơi thoáng mát.
Bài 6: THUỐC HOÀN

HOÀN BÁT TRÂN


Công thức
Đảng sâm (Radix Codonopsis) 100 g
Đƣơng quy (Radix Angelicae sinensis) (Chế rƣợu) 100 g
Bạch truật sao (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 100 g
Bạch thƣợc (Radix Paeoniae alba) 100 g
Bạch linh (Poria) 100 g
Xuyên khung (Rhizoma et Radix Ligustici wallichii) 100 g
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhiae) 50 g
Thục địa (Radix Rehmaniae praeparata) 100 g
Mật ong vừa đủ (Mel q.s)

Bào chế
Đƣơng qui (chế rƣợu), Bạch truật (sao) chế theo chuyên luận riêng. Sấy khô và nghiền 8 vị
thuốc trên thành bột mịn, trộn đều thành bột kép, rây qua rây số 180. Nếu làm hoàn cứng,
lấy 100 g bột kép, thêm 40 - 50 g mật luyện hoà loãng trong lƣợng nƣớc sôi thích hợp, gây
nhân, làm hoàn cứng và sấy khô. Nếu làm hoàn mềm, cứ 100 g bột kép, thêm 110 – 140 g
mật ong luyện nóng, trộn mền nhuyễn, chia viên hoàn 9 g.
Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và
các yêu cầu sau:
Tính chất
Hoàn cứng màu đen hơi nâu.
Hoàn mềm màu đen hay nâu hơi đen, mềm, nhuyễn, có vị ngọt và hơi đắng.
Định tính
A. Bạch linh, Cam thảo: Soi bột chế phẩm dƣới kính hiển vi với độ phóng đại thích hợp, so
sánh với bột Bạch linh và Cam thảo (mẫu chuẩn), chế phẩm phải có các khối phân nhánh
không đều, không màu, hòa tan trong dung dịch cloral hydrat (TT), sợi nấm không màu
hay nâu nhạt, hơi cong và phân nhánh của Bạch linh; các bó sợi mang tinh thể calci oxalat
hình lăng trụ của Cam thảo.
B. Định tính Đƣơng quy
Phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254, hoạt hoá ở 110 0C trong 1 giờ.

41
Dung môi khai triển: n-hexan - ethylacetat (9 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 10 g chế phẩm, tán thành bột thô hoặc cắt nhỏ, thêm 30 ml ether
ethylic (TT), lắc trên máy lắc 30 phút, lọc lấy dịch chiết. Chiết nhƣ trên thêm một lần nữa.
Gộp các dịch chiết ether, để bay hơi tự nhiên đến khô. Hoà cắn trong 1 ml ethanol (TT).
Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 0,5 g bột Đƣơng qui (mẫu chuẩn), thêm 15 ml ether
ethylic (TT) rồi tiến hành chiết nhƣ dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 l mỗi dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi đƣợc khoảng 12 - 13 cm, lấy bản mỏng
ra, để khô ở nhiệt độ phòng, soi dƣới đèn tử ngoại ở bƣớc sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của
dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị R f với các vết trên sắc ký đồ của
dung dịch đối chiếu.
C. Định tính Đảng sâm:
Phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254, hoạt hoá ở 110 0C trong 1 giờ.
Dung môi khai triển: n - Hexan - ethyl acetat (2 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 10 g hoàn, nghiền nhỏ, nếu là hoàn mềm thì cắt nhỏ, thêm 50 ml
methanol 96% (TT), đun sôi trên cách thủy 30 phút, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách
thủy đến cạn. Khuấy kỹ cắn với n - butanol (TT) 3 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết
butanol, cô trên cách thủy đến cạn. Thêm vào cắn 30 ml dung dịch acid sulfuric 20% (TT),
đun sôi hồi lƣu trong 2 giờ, để nguội, lọc lấy tủa, rửa bằng nƣớc cất cho hết phản ứng acid,
sấy khô ở 70 0C. Thêm vào tủa 20 ml cloroform (TT), đun trên cách thủy nóng, lọc, Cô
dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1 ml ethanol (TT).
Lấy 12 g Đảng sâm (mẫu chuẩn) đã tán nhỏ, thêm 30 ml n - butanol (TT) và tiến hành chiết
nhƣ đối với dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi đƣợc khoảng 12 - 13 cm, lấy bản mỏng
ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT), sấy ở 110
o
C cho đến khi các vết xuất hiện. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng
màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Bảo quản
Trong bao bì kín, tránh ẩm.
Công năng, chủ trị
Bổ khí, dƣỡng huyết. Chủ trị: Khí huyết lƣỡng hƣ có biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, lƣời nói,
khí đoản, sắc mặt bệch, chóng mặt hoa mắt, tim đập hồi hộp.
Cách dùng, liều lƣợng
Mỗi lần 6 g hoàn cứng, hoặc 1 viên hoàn mềm, ngày uống 2 lần.

43
MỤC LỤC
Lời nói đầu ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
PHẦN 1: TÓM TẮT MỘT SỐ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN VÀ ................................................ 1
KỸ THUẬT BÀO, THÁI THUỐC .................................................................................... 1
KỸ THUẬT SAO THUỐC ................................................................................................ 2
KỸ THUẬT CHÍCH .......................................................................................................... 4
PHỤ LIỆU DÙNG TRONG CHẾ BIẾN THUỐC .............................................................. 4
PHẦN 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THUỐC CỔ TRUYỀN ................................................ 6
Bài 1: SAO THUỐC .......................................................................................................... 6
Bài 2: CHÍCH GỪNG ........................................................................................................ 9
Bài 3: CHÍCH RƢỢU ...................................................................................................... 12
Bài 4: CHÍCH GIẤM ....................................................................................................... 16
Bài 5: CHÍCH MẬT ONG ............................................................................................... 18
Bài 6: CHẾ BIẾN BÁN HẠ ............................................................................................. 21
Bài 7: CHẾ BIẾN HÀ THỦ Ô ĐỎ ................................................................................... 23
Bài 8 HƢƠNG PHỤ TỨ CHẾ ........................................................................................ 26
PHẦN 3: THỰC HÀNH BÀO CHẾ THUỐC CỔ TRUYỀN ............................................... 29
Bài 1: THUỐC BỘT (THUỐC TÁN) .............................................................................. 29
Bài 2: SIRO THUỐC ....................................................................................................... 32
Bài 3: CHÈ THUỐC ........................................................................................................ 34
Bài 4: THUỐC RƢỢU ..................................................................................................... 36
Bài 5: CAO THUỐC ........................................................................................................ 38
Bài 6: THUỐC HOÀN ..................................................................................................... 41

You might also like