Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN KHOA HỌC

Mã dự á n:
Tên đề tà i:

Phòng ngừa quấy rối tình dục học đường bằng lời nói
cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng

Tên lĩnh vự c: Khoa học xã hội và hành vi

Đà nẵng, tháng 11 năm 2020

0
MỤC LỤC

Trang

I. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................02

1.1. Giới thiệu................................................................................................................02

1.2. Tổng quan tài liệu...................................................................................................02

II. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..............................04

2.1. Giả thuyết khoa học................................................................................................04

2.2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................04

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................04

3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu........................................................................04

3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................05

3.3. Phương pháp xử lí dữ liệu.......................................................................................05

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................05

4.1. Các dạng đối tượng (quấy rối và bị quấy rối) trong học đường..............................06

4.2. Các nhóm lời nói QRTD.........................................................................................08

4.3. Các điều kiện, bối cảnh xuất hiện lời nói quấy rối..................................................09

4.4. Phản ứng, hành động của người bị quấy rối/chứng kiến người bị quấy rối.............10

V. THẢO LUẬN..........................................................................................................10

5.1. Tóm tắt kết quả.......................................................................................................12

5.2. Đề xuất giải pháp....................................................................................................12

5.3. Kết luận..................................................................................................................13

TỔNG KẾT..................................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
I. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu

Bao vây đời sống tâm lí học đường của học sinh là rất nhiều vấn đề liên quan đến
các lĩnh vực từ việc học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè đến các hoạt động ngoại khóa
hay những buổi sinh hoạt dưới cờ. Đặc biệt, ở bất kì hoạt động nào thì học sinh cũng trải
qua những vấn đề về tâm lí do nhiều yếu tố khác nhau. Trong quá trình tìm kiếm đề tài
nghiên cứu khoa học xã hội và hành vi, chúng tôi đã phát hiện rất nhiều vấn đề liên quan
đến giới tính, nhất là tình dục của tuổi học sinh THPT. Trải qua từng giai đoạn của công
trình nghiên cứu, được đồng hành, khám phá, nhận ra những trăn trở của các bạn học sinh
và của bản thân về nhiều khía cạnh khác nhau về vấn đề QRTD bằng lời nói, chúng tôi đã
thu thập được những số liệu khách quan, đáng chú ý và tìm thấy điểm tương đồng giữa cả
hai nhóm đối tượng. Thực tế, QRTD học đường tồn tại ở nhiều hình thức: QRTD bằng
lời nói (verbal sexual harassment), phi lời nói (non-verbal sexual harassment), và QRTD
bằng hành động (physical sexual harassment). Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các
hoạt động được thông tin đại chúng đề cập đến hai hình thức sau cùng, thế nhưng việc sử
dụng lời nói để QRTD - xuất hiện với tần suất đáng báo động, tuy không gây ra những
hậu quả trực tiếp về mặt thể xác như hành động nhưng nó để lại vô số tác động nặng nề
lên tâm lí lại chưa được giáo dục phổ biến trong học sinh. Hơn thế, đôi khi những phát
ngôn mà chính bản thân người nói câu ấy lại không nhận thức được đó là một dạng của
quấy rối. Do đó, ngày nay, tình trạng quấy rối thông qua lời nói lại vô thức trở nên phổ
biến trong học đường. Hiện tượng này không những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát
triển tâm sinh lí của học sinh mà còn gây tác động tiêu cực đến truyền thống giáo dục
trong nhà trường. Cùng với nhận trải nghiệm của bản thân và những yếu tố nêu trên đã
trở thành động lực khiến chúng tôi quyết định nghiên cứu về đề tài “Phòng ngừa QRTD
học đường bằng lời nói cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

1.2. Tổng quan tài liệu:

Khi thực hiện nghiên cứu dự án này, nhóm tác giả đã tìm kiếm “Researchment
Verbal Sexual Harassment at School” trên Interernet và mất (0,31 giây) để đưa ra
17.100.000 kết quả. Tuy nhiên trong thực tế, đa số phần lớn những công trình nghiên cứu
2
được đề xuất đều có nội dung quấy rối tình dục bằng hành vi hoặc xâm hại tình dục ở
công ti, gia đình, ngoài xã hội như công trình nghiên cứu của David Finkelhoi (2009),
The Prevention of Childhood Sexual Abuse, The Future of Children 19: 169-194, khác
với nội dung cần tìm kiếm. Rõ ràng, những tư liệu, công trình nghiên cứu về quấy rối tình
dục bằng lời nói trong học đường vẫn còn rất hạn chế, thiếu hụt và chưa nhận được sự
quan tâm sâu sắc từ xã hội. Trong khi đó hiện trạng quấy rối tình dục bằng lời nói đang
dần phổ biến và trở nên nguy hiểm ở học đường, công trình nghiên cứu “Sexual
harassment in schools Prevalence, structure and perceptions” - Eva Witkowska đã nhấn
mạnh mức độ phổ biến của hiện trạng này “In terms of the actual potentially offensive
behaviors, the most common belonged in the category verbal behaviors, which had been
experienced by over half the boys during the last school year”. Cả hai công trình nghiên
cứu đều đã cung cấp đầy đủ những định nghĩa, tuy nhiên đều chưa đề cập đến giải pháp
cụ thể để hành động, biến đổi tích cực hiện trạng này. Trong các công trình nghiên cứu về
QRTD ở Việt Nam, chỉ hiện nay các công trình nghiên cứu về QRTD đa số tập trung vào
tình hình quấy rối tại nơi làm việc, trong các trường đại học và đã đưa ra một số giải pháp
căn bản và hữu ích như “Bộ quy tắc ứng xử về QRTD nơi làm việc’ (Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam, Bộ Lao động thương binh và xã hội và phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam phối hợp thực hiện) và một số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp
hoặc bài nghiên cứu còn nhỏ lẻ hoặc chỉ gắn với QRTD nói chung trong nhà trường. Còn
sự chú ý cho vấn đề này ở nạn nhân là các trẻ em gái, bạn nữ vị thành niên chưa đúng
mức hoặc thu hẹp trong một cơ sở, đơn vị trường học. Đặc biệt là QRTD bằng lời nói
chưa được chú ý. Vì vậy, có thể xem dự án khoa học của chúng tôi là những bước đi thực
tế để tìm hiểu về tình trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa nạn QRTD học
đường bằng lời nói cho học sinh THPT.

c. Cơ sở lí luận: Dựa vào một số tài liệu tìm đọc, chúng tôi đưa ra một số cơ sở lí luận
như sau:

- Một số khái niệm: QRTD là một dạng hành vi có tính phân biệt ứng xử về giới, xảy ra ở
nhiều môi trường, từ công cộng đến riêng tư. QRTD được hiểu là là hành vi có tính chất
tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không

3
được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận,
và tạo ra môi trường bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu. Cả nạn nhân và kẻ quấy rối
đều có thể là phụ nữ hoặc nam giới, nạn nhân và kẻ quấy rối có thể là đồng giới. Mặc dù
luật không cấm những hành động trêu chọc đơn giản, bình luận phiến diện hoặc những sự
cố riêng lẻ không quá nghiêm trọng, nhưng hành vi quấy rối là bất hợp pháp khi nó xảy
ra thường xuyên hoặc nghiêm trọng đến mức tạo ra một môi trường làm việc thù địch
hoặc xúc phạm.“Hình thức tồi tệ nhất của hành vi quấy rối tình dục là những hành vi tấn
công có tính chất tình dục hoặc hiếp dâm được quy định trong pháp luật xử lý vi phạm
hành chính hoặc pháp luật hình sự” [4;07]

- Các hình thức QRTD:

QRTD nhiều hình thức, trong đó có thể quy vào ba hình thức sau:

+ QRTD bằng hành vi mang tính thể chất như đụng chạm một cách cố ý ở bất cứ đâu trên
cơ thể; cố tình sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm hôn, và có thể dẫn đến tấn công tình dục.

+ QRTD bằng lời nói là những hành vi nói trong nhiều ngữ cảnh cụ thể, gồm các lời nhận
xét, bình luận thô lỗ về giới tính, hình thể hay cố tình kể những câu chuyện khiếm nhã,
gợi tình; hình thức này còn có thể là những lời gạ gẫm, mời mọc gặp gỡ riêng tư hoặc
quan hệ tình dục…

+ QRTD bằng hành vi phi lời nói là những cử chỉ bằng ngôn ngữ cơ thể nhằm khơi gợi
khiêu khích suy nghĩ không đứng đắn.

II. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

2.1. Giả thuyết khoa học

- QRTD bằng lời nói trong môi trường học đường hiện đang tồn tại ở nhiều hình thức,
nhiều dạng lời nói.

- Nhận thức về hành vi QRTD học đường bằng lời nói chưa cao.

- Có thể đưa ra những nhóm lời nói có tính chất QRTD trong học đường để từ đó đề xuất
các giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi nói mang tính
QRTD.

4
2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, những đối tượng nào thường bị QRTD và thực hiện hành vi QRTD bằng lời
nói trong nhà trường?

Thứ hai, các dạng lời nói nào thuộc QRTD và tồn tại trong các bối cảnh nào?

Thứ ba, phản ứng và hậu quả khi bị QRTD bằng lời nói?

Thứ tư, làm thế nào để phòng ngừa QRTD bằng lời nói trong học đường cho học sinh
THPT?

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Nhóm đối tượng nghiên cứu chung: học sinh THPT ở các trường Phan Châu Trinh, Lê
Quý Đôn, Trần Phú, Thái Phiên.

- Nhóm đối tượng tiềm năng: giáo viên, cựu học sinh, học sinh THPT Phan Châu Trinh
từng là nạn nhân của QRTD.

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nhóm tác giả thu thập lí thuyết thông qua các công
trình nghiên cứu đã được công bố về QRTD và phòng chống QRTD; các tài liệu giáo dục
kĩ năng cho học sinh.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp trưng cầu ý kiến (Anket); Phương
pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp quan sát

5.2. Phương pháp xử lí dữ liệu: Với kết quả phỏng vấn và các dữ liệu lí thuyết thu
thập được, nhóm tác giả xem xét kĩ lưỡng và phân tích, tập hợp theo từng chủ đề căn cứ
theo nội dung nghiên cứu; sau đó sử dụng các chức năng của phần mềm Word để thống
kê số liệu thu thập được. Nhằm kết nối các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, đề tài sử dụng
phương pháp phân tích và phép tư duy biện chứng để đưa ra những đánh giá, nhận định
có cơ sở. 

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5
Dựa trên các câu hỏi, trên cơ sở khảo sát 121 học sinh đến từ các trường THPT
chuyên Lê Quý Đôn, THPT Phan Châu Trinh, THPT Trần Phú và THPT Thái Phiên,
nhóm nghiên cứu đưa ra một số nhận xét và xác định các số liệu như sau:

4.1. Các dạng đối tượng (quấy rối và bị quấy rối) trong học đường

a. Đối tượng bị quấy rối bằng lời nói

chưa Bảng 1. Tỉ lệ học sinh từng nghe những lời nói có tính QRTD
từng
1% Một số liệu đáng lo ngại là đến 99% học sinh đã từng nghe
một số lời nói nằm trong 13 dạng lời nói đã đưa ra. Điều
này đồng nghĩa với việc tình trạng QRTD học đường bằng
lời nói đã và đang là một vấn đề bức xúc trong học sinh.
đã từng
99%
b. Đối tượng thực hiện hành vi quấy rối bằng lời nói

Một số dạng lời nói các bạn học sinh đã từng nghe (được sắp xếp ngẫu nhiên để tránh
trường hợp chọn không có chủ ý), đây là những câu nói nhóm khảo sát dựa vào một số
công trình nghiên cứu và dựa vào thực tiễn khảo sát để đưa ra, từ đó tìm hiểu về đối
tượng thực hiện hành vi QRTD bằng lời nói, và số liệu như sau:

Đối
Học Phụ Thầy Cô
Lời nói tượng
sinh huynh giáo giáo
khác
Đưa ra nhận xét về giới tính 68 26 12 15 13
Lời bình phẩm về cơ thể theo chiều hướng
84 8 1 2 16
QRTD
Hỏi những câu về số đo 3 vòng 75 6 2 0 17
Nói một cách trực tiếp hoặc gián tiếp về
68 7 6 7 14
các bộ phận sinh dục của nam và nữ
Khơi gợi hoặc bắt buộc phải nghe những
70 5 4 2 25
câu chuyện thô lỗ, gợi ý về tình dục
Tiếng huýt sáo khơi gợi tình dục hay tiếng
50 13 1 3 36
rên mang tính dâm dục từ người khác
Hỏi những câu về nội y 64 7 0 2 17
Kể về những bộ phim đen hoặc các tình 66 4 2 1 13
6
huống, chi tiết trong bộ phim
Tung tin đồn về đời sống tình dục 63 1 3 2 12
Khoe khoang về khả năng tình dục 56 2 1 3 16
Yêu cầu ủng hộ, chấp thuận cho việc
46 5 2 0 22
QRTD bằng lời nói
Mời gọi, rủ rê những hành vi tình dục 47 7 0 2 17
Gạ gẫm về việc đụng chạm, sờ soạng
49 9 0 0 34
hoặc quan hệ tình dục
806 106 38 45 252
Tổng cộng 3.61
64.6% 8.5% 3.05% 20.2%
%
Bảng 2. Số liệu về những lời nói quấy rối

Số liệu trên cho thấy học sinh là đối tượng chủ yếu gây ra QRTD bằng lời nói, tiếp
đến là những người khác (20.2%) có thể là người lạ vào trường. Thầy giáo, cô giáo hay
phụ huynh của các bạn QRTD các bạn qua lời nói ít hơn nhưng đây là vấn đề rất đáng lưu
tâm, khi mà chính người thầy, người cô vì chủ ý hay không có chủ ý đã có những phát
ngôn sai lệch, không đảm bảo chuẩn mực về lời nói trong môi trường học đường.

4.2. Các nhóm lời nói QRTD: Dựa trên những lời nói đã khảo sát, nhóm nghiên cứu đã
nhóm các dạng lời nói vào các nhóm như sau:

Nhóm 1: Lời nói nhận xét về các bộ phận trên cơ thể (giới tính, số đo 3 vòng, bộ phận
sinh dục, bộ phận khác)

Nhóm 2: Lời nói khơi gợi về tình dục (câu chuyện thô lỗ, phim sex, tạo âm thanh, nội y)

Nhóm 3: Lời nói tung tin (về khả năng quan hệ tình dục, về đời sống tình dục)

Nhóm 4: Lời nói rủ rê, gạ gẫm (về việc đụng chạm, quan hệ)

Tỉ lệ xuất hiện của các nhóm này t như sau:

7
7%
11% Rất thường xuyên
39% Thường xuyên
17%
Thỉnh thoảng

25% Hiếm khi


Chưa bao giờ

Bảng 3. Mức độ xuất hiện của những lời nói QRTD

Bảng 3 cho thấy có 61.13% lời nói QRTD đã từng thốt ra ở học đường. Có 7.42%
rất thường xuyên và 11.26% thường xuyên. Trong bảng số liệu nhóm 1 được diễn ra
nhiều nhất trong khi nhóm 4 ít phổ biến trong quấy rối. Nhìn tổng quan thì câu nói nhận
xét về giới tính hay lời bình phẩm về cơ thể theo chiều hướng QRTD xuất hiện nhiều
nhất.

Mức độ xuất hiện của các nhóm lời nói QRTD

Nhóm 4

Nhóm 3

Nhóm 2

Nhóm 1

0 20 40 60 80 100 120

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Bảng 4. Mức độ xuất hiện của các nhóm lời nói QRTD

Trong các nhóm lời nói QRTD, có thể thấy nhóm 1 có mức độ xuất hiện nhiều nhất
trong môi trường học đường với tỉ lệ xuất hiện Rất thường xuyên lên đến 10.3%, thường
xuyên là 20,5%, thỉnh thoảng là 23%.

4.3. Các điều kiện, bối cảnh xuất hiện lời nói quấy rối

8
Chưa từng nghe/chứng kiến người 0.28
khác phải nghe
Khác (ghi rõ) Nhà vệ sinh 1.42
Khuôn viên bên ngoài trường 15.3
Cổng ra vào 11.05
Nơi để xe 8.5
Ở căn tin 10.76
Khi đi giữa sân trường, hành lang… 18.13
Trong các giờ ngoại khoá 8.21
Trong giờ học thể dục, quốc phòng 7.37
Trên lớp 18.98
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Các điều kiện, bối cảnh xuất hiện lời nói quấy rối

Bảng 5. Bối cảnh xuất hiện của lời nói QRTD

QRTD thường xảy ra trong lớp học (18.98%) và ở sân trường, hành lang (18.13%)-
địa điểm tập trung chủ yếu là học sinh. Một phần nhỏ các bạn bị QRTD ở nhà vệ sinh
(1.42%), nơi ít ai nghĩ tới. Và may mắn có 0.28% bạn chưa từng bị quấy rối.

4.4. Phản ứng, hành động của người bị quấy rối/chứng kiến người bị quấy rối

Để có thể có căn cứ đưa ra một số giải pháp phòng ngừa QRTD học đường bằng lời
nói, nhóm nghiên cứu đã khảo sát về thái độ, ứng xử của những học sinh đã từng bị hoặc
từng chứng kiến người khác bị QRTD. Phần này chia làm hai phản ứng:

- Phản ứng cảm xúc: Phần lớn cảm giác của các bạn sau khi bị QRTD là cảm thấy bị
xúc phạm (22.27%) và buồn bực (15.55%), đây là phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên, có tới
15.12% các bạn cảm thấy bình thường và 16.39% nghĩ rằng đó là trò đùa. Điều này cho
thấy các bạn một phần không có sự nhận thức hay hiểu biết đầy đủ về QRTD bằng lời
nói. Có thể điều này đã trở thành xảy ra hằng ngày, trở thành thói quen của kẻ quấy rối
khiến cho các bạn ngộ nhận đó chỉ là đùa giỡn. Đặc biệt số liệu này lại cao hơn rất nhiều
với đối tượng là các bạn nam sinh, có đến 56% các bạn cho rằng đó chỉ là lời nói đùa,
trong khi con số này ở các bạn nữ là 8.2%.

9
Cảm thấy bị xúc phạm
16%
0.4 Buồn bực
22%
Ám ảnh
15%
Lo sợ
16% Thích thú
5% Bình thường
13% 13% Nghĩ là trò đùa
Chưa từng bị

Bảng 6. Phản ứng cảm xúc của những học sinh bị QRTD bằng lời nói và chứng kiến QRTD bằng lời nói

- Phản ứng hành động: Đa số phản ứng của các bạn khi nghe lời nói QRTD là nhắc nhở
người thực hiện hành vi (31.29%), một phần các bạn đã có một chút kiến thức để phân
biệt đâu là lời nói QRTD. Tuy nhiên, ở đây lại có tới 15.64% học sinh chịu đựng và bỏ
qua cho kẻ quấy rối. Các bạn không biết mình nên làm gì trong trường hợp nay hay có
thể các bạn sợ không dám phản kháng, chứng tỏ QRTD qua lời nói một phần nào đó rất
đáng sợ. Tiếp theo, 22.35% các bạn không làm gì- một số liệu đáng lưu ý. Các bạn không
biết phản ứng ra sao hay có thể không biết đâu là QRTD nên mặc kệ, không đáng để tâm,
khiến cho những kẻ quấy rối ngày càng lấn tới khiến tần suất xảy ra ngày càng cao.

4%
La ré, dùng bạo lực
22% 11% Nói lại tương tự
8% Kêu cứu
7% Nhắc nhở
Chịu đựng
16% 31% Khác
Không làm gì

Bảng 7. Phản ứng hành động của những học sinh bị QRTD bằng lời nói và chứng kiến QRTD bằng lời nói

Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của nạn nhân sau khi bị QRTD bằng lời nói được khảo sát
đã cho số liệu như sau:

10
Chưa từng bị 0.43
Không làm gì 12.34
Khác ( không quan tâm) 2.55
Làm lại với người khác 2.55
Học hành sa sút 1.7
Muốn người khác giống mình 1.7
Có suy nghĩ tiêu cực 5.53
Trải dòng lên các fanpage tâm lí 9.79
Tìm lời khuyên từ tổ tư vấn tâm lí nhà trường 10.21
Kể cho bạn bè 20
Kể cho thầy cô, bạn bè 8.94
Kể cho gia đình 17.45
Mặc cảm, tránh xa mọi người 6.81

Bảng 8. Cảm xúc, hành vi sau khi bị QRTD bằng lời nói

Phần lớn các bạn tin tưởng bạn bè, gia đình và chia sẻ chuyện mình nghe được lời
nói QRTD (20%), (17.45%). Theo sau là tìm lời khuyên từ tổ tư vấn tâm lí của trường/ y
tá trường (10.21%) hay là trải lòng lên các fanpage tâm lí (9.79%). Đây là những cách
tích cực để vượt qua vấn nạn này. Nhưng trong đó, 5.53% các bạn có suy nghĩ tiêu cực,
1.7% bạn bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực là học hành sa sút và 1.7% muốn người khác
giống mình. Chúng ta nên quan tâm đến các bạn này nhiều hơn. Đáng báo động hơn cả là
có 12.34% số học sinh không làm gì. Đây lại là dấu hiệu của việc phân biệt không rõ rang
đâu là quấy rối hoặc nghĩ nó không ảnh hưởng lắm đến mình vì họ đã quá quen rồi.

Bên cạnh các số liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu cũng đặt một câu hỏi tự luận
với nội dung: liệt kê một câu nói có tính QRTD mà bạn từng nghe, từng nói hoặc từng
biết. Số câu nói thu thập được khiến nhóm nghiên cứu rất lo lắng, bởi đó là những lời nói
rất thô tục, nhiều loại từ ngữ có tính ám ảnh, có thể liệt kê ra như sau: Nhìn em ấy ngon
quá ; Em múp míp thật ; Em đúng là dậy thì thành công ; Ngực mi lép quá ; Nhìn mông
con bé đó kìa ; C* mi mấy cm ; Đi với anh không em ; Em chắc không biết hentai là gì
nhỉ ; Nhìn anh ấy ngon quá ; Mi có nghĩ anh ấy đã quan hệ tình dục chưa mi ; Lại đây
cho ta nắn miếng nào ; Mi mặc đồ lót màu gì thế.

V. THẢO LUẬN

11
5.1. Tóm tắt kết quả

a. Về đối tượng và nhận thức:

- Đối tượng bị QRTD bằng lời nói: cả nam sinh lẫn nữ sinh đều đã từng là nạn nhân của
những lời nói QRTD.

- Đối tượng quấy rối: đa số lời nói quấy rối đến từ học sinh, nhưng vẫn có đối tượng là
phụ huynh học sinh, thầy giáo, cô giáo.

- Nhận thức về lời nói QRTD: đa số những học sinh là nạn nhân hay từng chứng kiến
việc QRTD bằng lời nói đều nhận ra được những lời nói có tính trực tiếp liên quan đến
vấn đề tình dục. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn cho rằng những lời nói trên có tính đùa cợt,
không có dụng ý gì.

b. Về các nhóm lời nói QRTD: Có các nhóm lời nói sau đây:

Nhóm 1: Lời nói nhận xét về các bộ phận trên cơ thể (giới tính, số đo 3 vòng, bộ phận
sinh dục, bộ phận khác).

Nhóm 2: Lời nói khơi gợi về tình dục (câu chuyện thô lỗ, phim sex, tạo âm thanh, hỏi về
nội y).

Nhóm 3: Lời nói tung tin (về khả năng quan hệ tình dục, về đời sống tình dục).

Nhóm 4: Lời nói rủ rê, gạ gẫm (về việc đụng chạm, quan hệ).

c. Về bối cảnh nảy sinh những lời nói QRTD: Đa số lời nói QRTD xuất hiện trong các
giờ học, các buổi sinh hoạt tập thể, và phần nhiều xuất hiện trong khuôn viên trường hoặc
xung quanh trường.

d. Về phản ứng của nạn nhân và người chứng kiến QRTD bằng lời nói: Đa số nạn
nhân có phản ứng thụ động, chỉ một phần nghĩ đến việc đấu tranh (bằng hành động hoặc
lời nói nhắc nhở, tố giác). Đáng lo ngại là một số các bạn lựa chọn cách thức im lặng chịu
đựng.

5.3. Đề xuất giải pháp

a. Giải pháp chung:

12
Thứ nhất, đối với các cơ quan chức năng: cần phối hợp với các nhà trường đẩy
mạnh công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về QRTD bằng lời nói, đạo đức cho
học sinh.

Thứ hai, đối với các bộ phận, tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Ban giám hiệu,
Công đoàn, Đoàn thanh niên, y tế, tổ tư vấn tâm lí, các CLB, Đội, Hội, Nhóm): tăng
cường công tác tuyên truyền giáo dục, theo dõi, quan tâm sâu sát và có hình thức xử lí
phù hợp khi có hiện tượng xảy ra.

Thứ ba, đối với giáo viên và cha mẹ học sinh: Cần nhận thức đúng đắn về lời nói
QRTD, có lời nói chuẩn mực (theo Phụ lục Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường); quan
tâm giáo dục lời nói cho học sinh và con em.

Thứ tư, đối với học sinh: cần tăng cường nhận thức về hành vi QRTD bằng lời nói
để phòng ngừa việc trở thành kẻ quấy rối hay bị quấy rối tình dục bằng lời nói.

b. Giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, về kế hoạch giáo dục: Cần đưa vấn đề giáo dục nhận thức và hành vi
phòng ngừa QRTD học đường bằng lời nói vào Kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà
trường.

Thứ hai, về chương trình giáo dục: Cụ thể hoá kế hoạch giáo dục bằng nhiều hình
thức như: Chương trình ngoại khoá trong các buổi sinh hoạt tập thể, với các hình thức
phong phú, sinh động và lôi cuốn; lồng ghép bài giảng về phòng ngừa QRTD bằng lời
nói cho học sinh THPT trong các tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; lồng ghép
trong các tiết dạy bộ môn khao học xã hội về “Lời nói chuẩn mực” để nâng cao hiểu biết
và việc sử dụng lời nói phù hợp của học sinh.

Thứ ba, về bộ quy tắc ứng xử: Hiện nay trường THPT Phan Châu Trinh có ban hành
“Bộ quy tắc ứng xử của học sinh trường THPT Phan Châu Trinh (Ban hành kèm theo QĐ
số 348/QĐ-THPTPCT ngày 12/10/2019 của trường THPT Phan Châu Trinh), nhóm tác
giả bổ sung Phụ lục đính kèm quy tắc ứng xử phòng tránh QRTD bằng lời nói trong học
đường để cụ thể hơn yêu cầu về ngôn ngữ giao tiếp. Bộ quy tắc này có thể phổ biến cho
các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó là các hình thức tuyên
13
truyền bằng tờ nhằm nâng cao nhận thức của các bạn học sinh, giáo viên, phụ huynh,... về
hiện trạng QRTD bằng lời nói trong học đường.

Thứ tư, về mảng truyền thông, nhóm tác giả đã thành lập một trang mạng “Podcast
Anti-Sexual Harassment” trên Facebook để các bạn học sinh có thể thoải mái chia sẻ ẩn
danh những câu chuyện liên quan đến hành vi QRTD. Những câu chuyện đó sau khi
được sự cho phép của các bạn sẽ được nhóm tác giả chia sẻ lên YouTube của kênh
“PASH 2020” thông qua hình thức Podcast, nhằm tăng thêm kinh nghiệm, hiểu biết cho
các bạn học sinh và cho xã hội về hiện trạng QRTD bằng lời nói trong học đường.

5.3. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đó:

So với các công trình nghiên cứu trước đó, dự án của chúng tôi đã đưa ra kết quả
nghiên cứu cụ thể tình trạng QRTD bằng lời nói trong học đường, điều mà trước đó chưa
có công trình nghiên cứu nào chú ý đào sâu. Vì vậy có thể nói dự án nghiên cứu của
chúng tôi đã đóng góp mới vào việc nhận thức hiện trạng QRTD trong học đường, từ đó
đóng góp vào hiệu quả giáo dục trong nhà trường, hỗ trợ tâm lí cho học sinh kịp thời, Từ
đó tạo ra một môi trường học đường lành mạnh, trong sáng và có tính giáo dục cao.
5.4. Kết luận:

Hiện trạng QRTD bằng lời nói trong học đường là rất báo động, bởi số liệu nhóm
nghiên cứu thu thập được có đến 99% học sinh từng là nạn nhân của lời nói QRTD. Đặc
biệt là nhận thức của học sinh về vấn đề này còn chưa cao. Đáng lo ngại hơn là những lời
nói có tính quấy rối xuất phát từ phụ huynh học sinh hay giáo viên đứng lớp. Có lẽ do
nhận thức về các dạng lời nói này chưa cao, cho rằng đó chỉ là lời nói đùa vô hại. Tuy
nhiên những lời nói này lại có tác động không nhỏ đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của
người bị hại. Bên cạnh đó là trong môi trường học đường, những lời nói quấy rối đã làm
mất đi sự trong sáng, lành mạnh của môi trường giáo dục, khi chính nó xuất hiện trong
các tiết học văn hoá, học thể dục, quốc phòng hay ngoại khoá. Vì vậy cần thiết phải thực
hiện các giải pháp giáo dục phù hợp và kịp thời để thay đổi nhận thức và hành vi của học
sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, từ đó có thể phòng ngừa
QRTD học đường bằng lời nói cho học sinh một cách hiệu quả, thiết thực.

TỔNG KẾT
14
QRTD học đường đang diễn ra với nhiều hình thức, trong đó hình thức lời nói có tần
suất xuất hiện khá cao, và hầu như tất cả các bạn học sinh đã và đang phải trải qua vấn
nạn này. Ở đây chúng ta cần lưu ý là lời nói mang tính QRTD khác với lời nói đùa ở dụng
ý. Quấy rối tình dục qua lời nói có dụng ý quấy rối người nghe. Vì vậy, tất cả những lời
nói đùa mang hàm ý này đều là lời nói QRTD. Hầu như sau khi bị quấy rối, các bạn đều
cảm thấy bị xúc phạm hay buồn bực trong người, chứng tỏ họ đã có phần nào đó ý thức
được đâu là hành vi QRTD qua lời nói. Tuy nhiên, vẫn có ít các bạn cảm thấy đó là điều
bình thường hay là trò đùa. Đây là tình trạng đáng báo động về nhận thức và về thói quen
sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Khi là nạn nhân hay chứng kiến hiện tượng QRTD bằng
lời nói, đa số bạn quyết định nhắc nhở người thực hiện hành vi này nhưng lại có một số
bạn không làm gì và chịu đựng, bỏ qua. Nguyên nhân là họ có thể chưa nhận thức đúng
đắn hay đầy đủ về QRTD qua lời nói hay chỉ nghĩ đó là điều quá đỗi bình thường, là đùa
giỡn, có số ít các bạn không quan tâm, không muốn chống đối lại hành vi này. Về đối
tượng quấy rối, đáng lo ngại là phần lớn xuất phát từ học sinh và giáo viên. Những lời nói
chủ ý hay không có chủ ý QRTD đã thốt ra và gây áp lực tâm lí rất lớn cho học sinh.
Trong môi trường giáo dục, nhưng nơi xảy ra hiện trạng QRTD bằng lời nói lại là lớp
học, sân trường hành lang nơi học sinh tập trung đông đúc trong các buổi sinh hoạt tập
thể. Đây là những kết luận dựa trên cơ sở thực chứng bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn
sâu, và cũng là kết quả đáng lo ngại cho vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục kĩ năng sống
và giáo dục văn hoá lời nói trong nhà trường THPT.
Kết quả của dự án nghiên cứu có được là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của bản thân nhóm
tác giả; sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn; sự tạo điều kiện của BGH Trường
THPT Phan Châu Trinh, sự hợp tác của các bạn học sinh ở các trường THPT chuyên Lê
Quý Đôn, Trần Phú, Thái Phiên. Tuy vậy, do có những giới hạn nhất định về điều kiện
nghiên cứu lí luận và khả năng tiếp cận thực tiễn nên báo cáo kết quả nghiên cứu của dự
án vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Với kết quả nghiên cứu,
nhóm tác giả định hình khả năng phát triển của đề tài nằm ở quy mô, phạm vi và phát
triển về lí luận hơn. Nhóm nghiên cứu mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
chuyên gia thẩm định, của các thầy cô giáo và các bạn học sinh để dự án tiếp tục được
hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1998), Giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học
sinh, Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nguyễn Thị Đào (2014), Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và vai trò của công tác
xã hội.

3. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng
Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (25/5/2015), Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình
dục tại nơi làm việc ở Việt Nam.

4. Browne, A., & Finkelhor, D. (1986), Impact of child sexual abuse: A review of the
research, Psychological Bulletin, 99(1), 66-77.

5. David Finkelhoi (2009), The Prevention of Childhood Sexual Abuse, The Future of
Children 19: 169-194.

16

You might also like