Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 122

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ANTEN TÁI CẤU HÌNH THEO TẦN SỐ
SỬ DỤNG CHUYỂN MẠCH ĐIỆN TỬ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

Hà Nội – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ANTEN TÁI CẤU HÌNH THEO TẦN SỐ
SỬ DỤNG CHUYỂN MẠCH ĐIỆN TỬ

Ngành: Kỹ thuật viễn thông


Mã số: 9520208

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. VŨ VĂN YÊM

Hà Nội – 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các kết quả khoa học được trình bày trong luận án này là thành
quả nghiên cứu của bản thân tôi trong suốt thời gian là nghiên cứu sinh. Các kết quả trình bày
trong luận án là trung thực và chưa từng được các tác giả khác công bố. Các thông tin trích dẫn
trong luận án là trung thực, được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày … tháng…. năm 2018

Tác giả luận án


Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Vũ Văn Yêm Hoàng Thị Phương Thảo

i
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Vũ Văn Yêm đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết để trực tiếp hướng dẫn, định hướng, tạo động lực nghiên cứu và hỗ trợ
nghiên cứu sinh về mọi mặt để hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc Khoa Điện tử Viễn
thông, Trường Đại học Điện lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ môn Hệ thống Viễn thông, Viện Điện tử-Viễn thông, Viện
Đào tạo Sau đại học thuộc, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn giúp đỡ về mặt chuyên
môn, đo đạc thực nghiệm và hỗ trợ các thủ tục trong quá trình học tập, hoàn thành luận án.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên nhóm nghiên cứu
thuộc phòng Lab - RF, Viện Điện tử - Viễn thông, các bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm giúp
đỡ, động viên tôi trong thời gian vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi những tình cảm yêu quý nhất đến các thành viên trong gia đình,
những người luôn động viên, hỗ trợ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án này.

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i


LỜI CẢM ƠN…………. ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………………....iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ix
MỞ ĐẦU…………….. ......................................................................................................... 1
1. Giới thiệu anten tái cấu hình....................................................................................... 1
2. Những vấn đề còn tồn tại............................................................................................. 2
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài ........................................................................................ 5
5. Những đóng góp chính của luận án ............................................................................ 5
6. Cấu trúc nội dung của luận án ................................................................................... 6
TỔNG QUAN VỀ ANTEN TÁI CẤU HÌNH ........................................ 7
1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................................ 7
1.2. Ưu nhược điểm của anten tái cấu hình ................................................................... 7
1.2.1. Ưu điểm .............................................................................................................. 7
1.2.2. Nhược điểm ........................................................................................................ 9
1.3. Các tham số quan trọng của anten liên quan đến hoạt động tái cấu hình .......... 9
1.3.1. Đáp ứng tần số .................................................................................................... 9
1.3.2. Đặc tính bức xạ ................................................................................................. 10
1.4. Phân loại anten tái cấu hình................................................................................... 11
1.4.1. Anten tái cấu hình theo tần số .......................................................................... 11
1.4.2. Anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ ............................................................... 12
1.4.3. Anten tái cấu hình theo phân cực ..................................................................... 17
1.5. Anten MIMO tái cấu hình...................................................................................... 18
1.6. Ứng dụng của anten tái cấu hình ........................................................................... 18
1.7. Các phương pháp tái cấu hình anten .................................................................... 19
1.7.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 19
1.7.2. Tái cấu hình anten sử dụng phần tử chuyển mạch điện tử ............................... 20
1.7.3. Tái cấu hình anten sử dụng phần tử chuyển mạch quang ................................. 24
1.7.4. Tái cấu hình anten bằng thay đổi cấu trúc vật lý .............................................. 24
1.7.5. Tái cấu hình anten bằng thay đổi vật liệu ......................................................... 25
1.7.6. Đánh giá các phương pháp tái cấu hình anten .................................................. 25
iii
1.8. Các kỹ thuật tái cấu hình anten theo tần số ......................................................... 25
1.8.1. Tái cấu hình anten dùng kỹ thuật thay đổi chiều dài phần tử bức xạ ............... 25
1.8.2. Tái cấu hình anten dùng kỹ thuật thay đổi mạng phối hợp trở kháng .............. 26
1.8.3. Tái cấu hình anten theo phương pháp thay đổi cấu trúc anten ......................... 27
1.9. Kết luận chương 1 ................................................................................................... 27
ANTEN TÁI CẤU HÌNH THEO TẦN SỐ SỬ DỤNG KỸ THUẬT
THAY ĐỔI CHIỀU DÀI PHẦN TỬ BỨC XẠ ............................................................... 29
2.1. Giới thiệu chương ................................................................................................... 29
2.2. Các bước thiết kế anten đơn cực tái cấu hình theo tần số cấp điện đồng phẳng30
2.3. Thiết kế anten monople tái cấu hình theo tần số cấp điện đồng phẳng ............. 31
2.3.1. Cấu trúc anten ................................................................................................... 31
2.3.2. Tính toán kích thước anten ............................................................................... 31
2.4. Nguyên lý hoạt động của anten đơn cực cấp điện đồng phẳng tái cấu hình theo
tần số ............................................................................................................................... 33
2.4.1. Các cấu hình anten............................................................................................ 33
2.4.2. Phân bố dòng bề mặt ........................................................................................ 34
2. 5. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm ...................................................................... 35
2.6. Kết luận chương 2 ................................................................................................... 40
ANTEN TÁI CẤU HÌNH THEO TẦN SỐ SỬ DỤNG KỸ THUẬT
THAY ĐỔI MẠNG PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG ............................................................. 41
3.1. Giới thiệu chương ................................................................................................... 41
3.2. Anten PIFA tái cấu hình theo tần số bằng kỹ thuật dịch SP .............................. 42
3.2.1. Kỹ thuật tái cấu hình theo tần số cho anten PIFA ............................................ 43
3.2.2. Các bước thiết kế anten PIFA tái cấu hình theo phương pháp dịch SP............ 45
3.2.3. Thiết kế anten PIFA đơn có băng tần hoạt động cố định ................................. 46
3.2.4. Điều khiển tần số cộng hưởng .......................................................................... 49
3.2.5. Thiết kế anten PIFA MIMO tái cấu hình theo tần số ....................................... 50
3.2.6. Thảo luận và đánh giá....................................................................................... 61
3.3. Anten đơn cực tái cấu hình theo tần số sử dụng kỹ thuật thay đổi mạng phối
hợp trở kháng ................................................................................................................. 63
3.3.1. Các bước thiết kế anten đơn cực tái cấu hình theo tần số ................................ 64
3.3.2. Thiết kế anten ................................................................................................... 65
3.3.3. Kết quả mô phỏng và đo đạc ............................................................................ 73
3.3.4. Thảo luận và đánh giá....................................................................................... 76
3.4. Kết luận chương 3 ................................................................................................... 77

iv
THIẾT KẾ ANTEN TÁI CẤU HÌNH THEO TẦN SỐ BẰNG KỸ
THUẬT THAY ĐỔI CẤU TRÚC ANTEN ..................................................................... 78
4.1. Giới thiệu chương ................................................................................................... 78
4.2. Các bước thiết kế anten PIFA MIMO tái cấu hình theo tần số ứng dụng cho
UMTS, LTE .................................................................................................................... 78
4.3. Thiết kế anten MIMO tái cấu hình theo tần số .................................................... 79
4.3.1. Thiết kế một phần tử anten PIFA tái cấu hình theo tần số ............................... 79
4.3.2. Thiết kế anten PIFA MIMO tái cấu hình theo tần số ....................................... 84
4.4. Kết quả và thảo luận ............................................................................................... 85
4.4.1. Khảo sát ảnh hưởng của khe đến độ cách ly giữa các phần tử ......................... 85
4.4.2. Kết quả mô phỏng và đo đạc tham số của anten MIMO tái cấu hình .............. 87
4.5. Kết luận chương 4 ................................................................................................... 91
KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................................... 93
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ........................... 95
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ........................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 96

v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPW Co-planar Waveguide Ống dẫn sóng đồng phẳng

CDMA Code Division Multiple Access Đa truy cập phân chia theo mã

CR Cognitive Radio Vô tuyến nhận thức

DCS Distributed control system Hệ thống điều khiển phân tán

Electromagnetic Band-Gap
EBG Cấu trúc dải chắn điện từ
structure

FET Field Effect Transistor Transistor hiệu ứng trường

Global System for Mobile


GSM Mạng di động toàn cầu
Communications

LTE Long-Term Evolution Hệ thống thông tin dài hạn

MIMO Multi Input Multi Output Đa đầu vào đa đầu ra

Khối liên lạc trên phương tiện giao


OBU Onboard Unit
thông

PCS Personal Communication System Hệ thống thông tin cá nhân

PIFA Planar Inverted-F Antenna Anten chữ F-ngược phẳng

PIN Positive-Intrinsic-Negative Tiếp giáp P – I - N

Radio-Frequency
RF-MEMS Hệ thống vi cơ điện tử vô tuyến
Microelectromechanical systems

RSU Roadside Unit Khối trên đường

SP Shorting Pin Chân ngắn mạch

Universal Mobile
UMTS Hệ thống viễn thông di dộng toàn cầu
Telecommunications System

Worldwide Interoperability for Khả năng tương tác mạng diện rộng
WiMAX
Microwave Access bằng sóng siêu cao tần

WLAN Wireless Local Area Network Mạng cục bộ không dây


\

vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Anten tái cấu hình sử dụng Diode PIN [23] ............................................................ 11
Hình 1.2. Anten tái cấu hình theo tần số sử dụng Diode PIN [3] ............................................ 12
Hình 1.3. Cấu trúc anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ đề xuất ............................................ 13
Hình 1.4. Cấu trúc tương đương của phần tử bức xạ ở các cấu hình ....................................... 15
Hình 1.5. Kết quả mô phỏng của tham số |S11| trong ba cấu hình của anten đề xuất .............. 15
Hình 1.6. Đồ thị bức xạ 3D ở ba cấu hình ............................................................................... 16
Hình 1.7. Cấu trúc anten khe tái cấu hình theo phân cực [57] ................................................. 17
Hình 1.8. Các kỹ thuật tái cấu hình anten ................................................................................ 20
Hình 1.9. Cấu tạo của diode PIN ............................................................................................. 20
Hình 1.10. Ký hiệu diode PIN ................................................................................................. 20
Hình 1.11. Mô hình tương đương của diode PIN .................................................................... 21
Hình 1.12. Cấu trúc của anten sử dụng RF-MEMS [108] ....................................................... 22
Hình 1.13. Ký hiệu của diode biến dung ................................................................................. 23
Hình 1.14. Mô hình tương đương của diode biến dung ........................................................... 23
Hình 1.15. Mô hình phối hợp trở kháng cho đường truyền ..................................................... 26
Hình 2.1. Các bước thiết kế anten đơn cự c cấp điện đồng phẳng tái cấu hình ....................... 30
Hình 2.2. Cấu trúc ống dẫn sóng đồng phẳng .......................................................................... 31
Hình 2.3. Cấu trúc anten đơn cực tái cấu hình cấp điện kiểu đồng phẳng............................... 33
Hình 2.4. Cấu hình tương đương ở từng trạng thái của anten: ................................................ 34
Hình 2.5. Phân bố dòng bề mặt của các thanh bức xạ ở các cấu hình khác nhau: ................... 35
Hình 2.6. Mẫu anten chế tạo .................................................................................................... 35
Hình 2.7 Kết quả đo và mô phỏng của mô-đun hệ số suy hao phản hồi ở ba cấu hình ........... 36
Hình 2.8. Đồ thị bức xạ 3D và 2D của anten trên mặt phẳng XZ và YZ ............................... 38
Hình 3.1. Mô hình mạch tương đương của anten PIFA ........................................................... 43
Hình 3.2. Cấu trúc anten PIFA truyền thống trong phần mềm CST ........................................ 44
Hình 3.3. Trở kháng của anten PIFA tại tần số 2 GHz thay đổi theo D .................................. 44
Hình 3.4. Tần số cộng hưởng của anten PIFA thay đổi khi điều chỉnh D ............................... 45
Hình 3.5. Các bước thiết kế anten PIFA tái cấu hình .............................................................. 45
Hình 3.6. Cấu trúc của anten PIFA băng tần cố định .............................................................. 47
Hình 3.7. Kết quả mô phỏng của anten PIFA tần số cố định ................................................... 48
Hình 3.8. Vị trí của các SP trên phần tử bức xạ ....................................................................... 49
Hình 3.9. Kết quả mô phỏng mô-đun hệ số suy hao phản hồi khi dịch SP ............................. 50
Hình 3.10. Anten PIFA tái cấu hình theo tần số ...................................................................... 51

vii
Hình 3.11. (a) Sơ đồ tương đương, (b) Mạch cấp điện cho diode PIN .................................... 52
Hình 3.12. Phân bố dòng bề mặt của anten đơn tái cấu hình ở các trạng thái ......................... 54
Hình 3.13. Hình ảnh của mẫu anten PIFA đơn tái cấu hình .................................................... 55
Hình 3.14. Kết quả mô phỏng và đo mô-đun hệ số phản xạ của anten PIFA .......................... 55
Hình 3.15. Đồ thị bức xạ 2D (mặt phẳng XZ, YZ) ở bốn cấu hình ......................................... 56
Hình 3.16. Anten PIFA MIMO 𝟐 × 𝟏 tái cấu hình theo tần số với hai phương án sắp xếp .... 57
Hình 3.17. Kết quả đo và mô phỏng tham số S của anten MIMO tái cấu hình ....................... 59
Hình 3.18. Đồ thị bức xạ của anten MIMO tái cấu hình (mặt phẳng XZ và YZ) .................... 60
Hình 3.19. Các bước thiết kế anten tái cấu hình đơn cực ........................................................ 64
Hình 3.20. Cấu trúc anten đơn cực tái cấu hình ....................................................................... 65
Hình 3.21. Cấu trúc tương đương của anten ở các cấu hình khác nhau: ................................. 67
Hình 3.22. Trở kháng vào của anten ở trạng thái S1 ............................................................... 71
Hình 3.23. Trở kháng vào của anten ở trạng thái S3 ............................................................... 72
Hình 3.24. Mẫu anten đơn cực tái cấu hình theo tần số ........................................................... 73
Hình 3.25. Tham số |S11| mô phỏng ở bốn cấu hình ............................................................... 73
Hình 3.26. Kết quả đo và mô phỏng của |S11| ở các cấu hình .................................................. 74
Hình 3.27. Đồ thị bức xạ 3D của anten đơn cực tái cấu hình ở các trạng thái ........................ 75
Hình 3.28. Đồ thị bức xạ 2D (mặt phẳng XZ, YZ) của anten tái cấu hình .............................. 76
Hình 4.1. Các bước thiết kế anten MIMO tái cấu hình cho ứng dụng UMTS/LTE ................ 79
Hình 4.2. Cấu trúc của anten đơn tái cấu hình theo tần số cho ứng dụng UMTS/LTE ........... 80
Hình 4.3. Cấu trúc anten MIMO tái cấu hình đề xuất.............................................................. 84
Hình 4.4. Mẫu anten PIFA tái cấu hình ................................................................................... 85
Hình 4.5. Tham số S của anten MIMO tái cấu hình ở cấu hình S1 ......................................... 85
Hình 4.6. Tham số S của anten MIMO trong trường hợp không có khe ................................. 86
Hình 4.7. Phân bố dòng bề mặt của anten MIMO khi có khe ở mặt phẳng đất ...................... 87
Hình 4.8. Kết quả mô phỏng tham số S ở ba cấu hình ............................................................ 87
Hình 4.9. Kết quả mô phỏng và đo đạc tham số S ở ba cấu hình của anten MIMO ................ 89
Hình 4.10. Đồ thị bức xạ 2D của anten ở mặt phẳng XZ và YZ của anten MIMO ................ 90

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kích thước anten lưỡng cực tái cấu hình theo đồ thị bức xạ ................................... 14
Bảng 1.3. Tóm tắt tham số của anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ được đề xuất................ 17
Bảng 2.1. Kích thước chi tiết của anten đơn cực tái cấu hình theo tần số ............................... 33
Bảng 2.2 Trạng thái hoạt động của diode PIN 1 ...................................................................... 34
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả mô phỏng của anten đề xuất ....................................................... 38
Bảng 2.4. Tham số anten tái cấu hình đề xuất và một số anten đã công bố ............................ 39
Bảng 3.1. Kích thước của anten PIFA băng tần cố định .......................................................... 48
Bảng 3.2. Vị trí SP của anten PIFA tần số cố định .................................................................. 49
Bảng 3.3. Vị trí SP của anten PIFA đơn tái cấu hình .............................................................. 51
Bảng 3.4. Trạng thái của diode PIN ......................................................................................... 53
Bảng 3.5. Tóm tắt thông số của anten PIFA đơn tái cấu hình ................................................. 57
Bảng 3.6. Tóm tắt thông số của anten MIMO tái cấu hình ...................................................... 60
Bảng 3.7. So sánh một phần tử anten PIFA đề xuất với các anten PIFA tái cấu hình ............. 61
Bảng 3.8. Kích thước chi tiết của anten tái cấu hình (mm) ..................................................... 66
Bảng 3.9. Các trạng thái của diode PIN ở các trạng thái ......................................................... 66
Bảng 3.10. So sánh giá trị kích thước tính toán và mô phỏng của anten ................................. 72
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số của anten đơn cực tái cấu hình đề xuất ............................. 77
Bảng 4.1. Kích thước chi tiết của anten đơn tái cấu hình cho UMTS/LTE (mm) ................... 81
Bảng 4.2. Trạng thái của Diode PIN ở các cấu hình khác nhau .............................................. 82
Bảng 4.3. Tóm tắt kết quả mô phỏng của anten MIMO tái cấu hình....................................... 91
Bảng 4.4. So sánh kết quả mô phỏng của anten MIMO tái cấu hình đề xuất .......................... 91

ix
MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu anten tái cấu hình


Ngày nay, thông tin vô tuyến đang phát triển một cách mạnh mẽ cả về công nghệ và
thiết bị nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dùng không chỉ trong liên lạc trao đổi thông tin
mà cả các nhu cầu giải trí ở mọi lúc mọi nơi. Với đặc điểm môi trường kênh vô tuyến luôn
luôn thay đổi, các hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ mới sử dụng một trong những kỹ thuật
để đạt được dung lượng lớn và chất lượng cao đó là các thiết bị thu phát có khả năng thay đổi
các tham số nhằm thích nghi với môi trường kênh. Hơn nữa, vấn đề hạn chế phổ tần vô tuyến
cũng đang là một thách thức trong điều kiện các thiết bị và ứng dụng không dây phát triển một
cách nhanh chóng. Chính sách ấn định phổ tần số cố định sẽ làm giảm việc sử dụng phổ hiệu
quả, theo đó một phần lớn phổ được cấp phép chưa được khai thác triệt để. Việc sử dụng
không hiệu quả các nguồn tài nguyên phổ tần kêu gọi các cơ quan quản lý xem xét lại chính
sách phổ của họ và bắt đầu tìm kiếm các công nghệ truyền thông tiên tiến có thể khai thác phổ
tần không dây một cách thông minh và linh hoạt hơn. Vô tuyến thông minh nói chung và vô
tuyến nhận thức nói riêng (Cognitive Radio - CR) được đề xuất để giải quyết vấn đề hiệu quả
phổ tần và đã nhận được sự chú ý ngày càng cao trong những năm gần đây.

Vô tuyến thông minh cho phép các thiết bị thu phát phát hiện một cách thông minh
các kênh tần số nào còn trống, kênh nào đã dùng và có thể sử dụng linh hoạt bất kì phổ tần số
vô tuyến nào sẵn có [15], [61]. Trong hệ thống này, anten đóng một vai trò hết sức quan trọng
và thiết yếu. Để các thiết bị thu phát hoạt động hiệu quả trong điều kiện môi trường kênh vô
tuyến luôn thay đổi và phổ tần bị hạn chế, anten phải có các tính năng thích nghi với môi
trường và sử dụng phổ tần một cách linh hoạt, hiệu quả. Bên cạnh đó, với nhu cầu phát triển
của người dùng, một bộ thu phát cần hoạt động ở nhiều chuẩn tần số để đáp ứng các ứng dụng
khác nhau. Giải pháp hiện nay cho các thiết bị hoạt động ở nhiều chuẩn đó là tích hợp một số
lượng các anten đơn băng hoặc sử dụng anten đa băng hay băng rộng. Tuy nhiên, nhược điểm
của việc sử dụng nhiều anten đơn băng là làm tăng khoảng chiếm chỗ của anten, dẫn đến kích
thước thiết bị sẽ tăng lên và làm tăng chi phí cho thiết bị. Với anten đa băng hay băng rộng thì
chỉ cần một anten có thể đáp ứng được nhiều tần số hoạt động khác nhau, giúp tiết kiệm chi
phí và kích thước thiết bị, tuy nhiên nhược điểm của loại anten này là nhiễu giữa các băng lân
cận. Để giải quyết được vấn đề nhiễu giữa các băng lân cận thì yêu cầu về bộ lọc cho hệ thống
trở nên phức tạp [47].

1
Khái niệm anten tái cấu hình (Reconfigurable Antenna) với khả năng tự thay đổi tần
số bức xạ, đồ thị bức xạ, phân cực hoặc kết hợp các tham số trên ra đời và được giới thiệu lần
đầu tiên vào năm 1981 nhằm giải quyết các vấn đề trên [95]. Trong trường hợp anten tự cấu
hình tần số, một anten có thể chuyển mạch ở các cấu hình khác nhau để hoạt động ở nhiều dải
tần khác nhau nhằm tăng hiệu quả sử dụng phổ tần, thích nghi với sự thay đổi của môi trường
kênh đồng thời có thể ứng dụng cho nhiều dịch vụ khác nhau mà vẫn giảm được sự phức tạp
cho bộ lọc của hệ thống [33], [72], [14], [57], [68], [91], [96]. Với anten tự cấu hình về đồ thị
bức xạ, đồ thị bức xạ có thể thay đổi về hình dạng, hướng hoặc độ khuếch đại [32], [36], [37],
[41], [48], [62], [99], [114], [117], [122]. Với anten tái cấu hình phân cực, phân cực của anten
có thể chuyển đổi thành các kiểu phân cực khác nhau như phân cực ngang/thẳng, phân cực
tròn trái hay phải [8], [34], [54], [60], [66], [89], [93], [104]. Tái cấu hình anten có thể được
thực hiện thông qua sử dụng các bộ chuyển mạch điện tử hoặc quang, các tụ điện biến dung,
hoặc thay đổi cơ khí hay các vật liệu điều hướng nhằm thay đổi một cách chủ ý phân bố dòng
bề mặt hoặc trường điện từ của anten dẫn đến sự thay đổi về trở kháng hoặc đặc tính bức xạ.
Trong đó, tích hợp chuyển mạch điện là Diode PIN hoặc RF-MEMS vào anten là phương
pháp phổ biến nhất hiện nay. Với phương pháp sử dụng chuyển mạch điện là Diode PIN hoặc
RF-MEMS, người thiết kế có thể thay đổi chiều dài phần tử bức xạ, mạng phối hợp trở kháng
hay thay đổi cấu trúc để tái cấu hình anten theo tần số. Tính năng tái cấu hình có thể giúp thiết
bị trở nên thông minh, linh hoạt hơn và giúp giảm đáng kể số lượng anten được tích hợp trong
số lượng thu phát hoặc làm giảm độ phức tạp của bộ lọc, do đó có thể làm giảm kích thước và
giá thành của thiết bị so với việc sử dụng anten cố định truyền thống.

Ngoài ra, vấn đề về tăng dung lượng kênh và tốc độ dữ liệu cũng là một đòi hỏi của hệ
thống thông tin vô tuyến. Hiện nay, hệ thống đa anten hay còn gọi là anten MIMO được ứng
dụng phổ biến trong các hệ thống thông tin vô tuyến [3]. Để kết hợp các ưu điểm của anten
MIMO và anten tái cấu hình, anten MIMO tái cấu hình là một giải pháp tiềm năng trong việc
tăng cường tính năng thông minh linh hoạt, đa năng và giảm giá thành, kích thước thiết bị của
hệ thống vô tuyến kết hợp với tăng dung lượng kênh và tốc độ dữ liệu của đường truyền.

2. Những vấn đề còn tồn tại


Anten tái cấu hình lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1981. Tuy nhiên trong vòng
khoảng mười năm qua mới có nhiều công trình công bố về anten tái cấu hình và được các nhà
nghiên cứu trên thế giới quan tâm mạnh mẽ, bao gồm anten tái cấu hình theo tần số [33], anten
tái cấu hình theo đồ thị bức xạ [32], anten tái cấu hình theo phân cực [21] hay kết hợp các đặc
tính trên [76]. Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về anten, tuy nhiên chủ
yếu tập trung vào các vấn đề cải tiến các tham số của anten có dải tần hoạt động cố định như

2
hệ số tương hỗ giữa các phần tử cho anten MIMO sử dụng EBG (Electromagnetic Band-Gap
structure) [3], [2] hoặc cải thiện kích thước cho anten băng rộng [1]. Một công trình khác
nghiên cứu về anten thông minh nhưng tập trung vào vấn đề điều khiển búp sóng cho anten
mảng và cũng ở dải tần hoạt động cố định [5]. Anten tái cấu hình vẫn còn là một lĩnh vực khá
mới mẻ và nhiều hứa hẹn.

Anten tái cấu hình thường dựa trên các anten truyền thống như bow-tie [65], đơn cực
[108], [52], helical [67], patch vi dải ngăn xếp (stacked microstrip patch) [9], PIFA (Planar
Inverted-F Antenna) [105], [107] và sử dụng các kỹ thuật như điều chỉnh phần tử bức xạ [65],
[9], [105], [107], điều chỉnh mạng phối hợp trở kháng [108], [29], [64], [69], [75] hoặc thay
đổi cấu trúc anten để tái cấu hình theo tần số [9], [82], [106].

Trong đó, kỹ thuật phổ biến hiện nay là điều chỉnh phần tử bức xạ của anten để tái cấu
hình anten do kỹ thuật này cho phép dễ dàng thiết kế và điều chỉnh tần số cộng hưởng. Trong
khi đó, số lượng các công trình về anten tái cấu hình theo tần số bằng cách thay đổi cấu trúc
anten còn hạn chế do việc kết hợp các cấu trúc anten khác nhau trong cùng một thiết kế sẽ khó
khăn và phức tạp hơn.

Các anten tái cấu hình theo tần số sử dụng kỹ thuật điều chỉnh phần tử bức xạ được đề
xuất trong [65], [9] có kích thước khá lớn đối với các thiết bị, trong khi đó anten trong [37],
[38] giảm được kích thước của anten thì hệ số tăng ích bị giảm. Các anten tái cấu hình theo
tần số bằng thay đổi cấu trúc mới được nghiên cứu những năm gần đây với một số thành tựu
nhất định. Tuy nhiên, các thiết kế còn có một số điểm hạn chế như kích thước còn lớn hay độ
tăng ích thấp [84], [106]. Vì vậy, việc thiết kế một anten tái cấu hình có kích thước nhỏ gọn,
cấu trúc đơn giản mà vẫn đạt được hệ số tăng ích theo yêu cầu là một thách thức cần được
nghiên cứu, giải quyết.

Trong [108], [75] anten tái cấu hình theo tần số bằng cách điều chỉnh mạng phối hợp
trở kháng bằng diode biến dung. Nhược điểm của diode biến dung là công suất tiêu thụ lớn và
điện áp điều khiển cao, đồng thời do anten tái cấu hình được điều khiển bằng việc thay đổi giá
trị điện áp đặt vào diode biến dung nên mạch phân cực cho diode biến dung khá phức tạp, gây
ảnh hưởng đến hoạt động của anten. Mạng phối hợp trở kháng của anten trong [29] được điều
chỉnh bằng mạch tích hợp bên ngoài gồm các phần tử LC. Việc sử dụng các phần tử LC để
điều khiển mạch làm cấu trúc anten phức tạp và tăng suy hao. Các anten trong [40], [64] không
sử dụng diode biến dung, mạch LC bên ngoài mà sử dụng Diode PIN để điều chỉnh cấu trúc
mạng phối trở kháng nhằm hạn chế các nhược điểm của mạch LC và diode biến dung. Tuy
nhiên, đây là các anten tái cấu hình theo phân cực. Từ đó, yêu cầu về các cấu trúc anten tái

3
cấu hình theo tần số sử dụng Diode PIN để điều chỉnh mạng phối hợp trở kháng là một hướng
đi cho các nhà nghiên cứu theo đuổi.

Hơn nữa, do nhiều cấu hình có thể sử dụng chung một phần tử trong mỗi anten nhằm
giảm kích thước cũng như số lượng các phần tử chuyển mạch điện tử, điều này dẫn đến việc
điều chỉnh tham số của cấu hình này có thể sẽ ảnh hưởng đến các cấu hình còn lại [52], [11].
Bên cạnh đó, người thiết kế thường tích hợp các tụ điện trong mạch phân cực để ngăn dòng
một chiều giữa các phần tử anten, giúp cho việc điều khiển trạng thái các diode khác nhau
được thực hiện một cách độc lập [17], [52]. Việc tích hợp các tụ điện vào anten sẽ tăng suy
hao, làm giảm hiệu suất của anten. Vì vậy, yêu cầu về các cấu trúc anten hoặc kỹ thuật tái cấu
hình nhằm đảm bảo việc điều khiển tần số cộng hưởng và điều khiển các chuyển mạch được
thực hiện một cách độc lập, hạn chế sử dụng các phần sử thụ động mà không làm tăng số
lượng các chuyển mạch được tích hợp vào anten cũng là thách thức đối với các nhà nghiên
cứu.

Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu kể trên đều chủ yếu tập trung vào anten đơn tái cấu
hình. Anten MIMO được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng các công trình chủ yếu tập trung
vào anten MIMO có băng tần cố định. Gần đây, anten MIMO tái cấu hình mới được nghiên
cứu. Mặc dù đạt được một số thành tựu đáng kể, các anten MIMO tái cấu hình được đề xuất
trong [119], [56], [20] có kích thước vẫn còn lớn. Trong [21], [100], các anten MIMO tái cấu
hình có kích thước nhỏ gọn và nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên việc sử dụng các phần tử thụ
động như tụ điện, điện trở cho mạch phân cực làm tăng suy hao của anten. Đối với anten
MIMO nói chung và anten MIMO tái cấu hình nói riêng, yêu cầu về giảm nhỏ kích thước,
giảm sự phức tạp trong cấu trúc cũng như tăng độ cách ly giữa các phần tử trong anten MIMO
tái cấu hình vẫn đang là chủ đề nghiên cứu hiện nay.

Nhìn chung, việc thiết kế một anten tái cấu hình đơn hay anten MIMO tái cấu hình có
cấu trúc đơn giản, kích thước nhỏ gọn, giảm số lượng phần tử chuyển mạch và giảm các phần
tử thụ động trong lúc vẫn đáp ứng được yêu cầu về số lượng cấu hình hoạt động, hệ số tăng
ích đang là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu trong và ngoài nước.

3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu, đề xuất một số cấu trúc anten đơn, anten MIMO tái cấu hình theo tần số
nhằm cải thiện các tham số như: kích thước, tính đơn giản của cấu trúc anten và mạch
phân cực cho diode, hệ số tăng ích, tính độc lập theo tần số giữa các cấu hình, tương
hỗ giữa các phần tử trong anten MIMO;

4
- Nghiên cứu, đề xuất kỹ thuật, giải pháp tái cấu hình cho anten PIFA nhằm tăng tính
độc lập giữa các cấu hình cho anten.

Đối tượng nghiên cứu:

- Anten tái cấu hình theo tần số;


- Anten tái cấu hình theo tần số hoạt động đơn băng;
- Anten đơn, anten MIMO tái cấu hình theo tần số sử dụng chuyển mạch điện tử.

Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu các anten đơn, anten MIMO tái cấu hình theo tần số cho thiết bị đầu cuối
trong hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ mới;
- Dải tần dưới 10 GHz.

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài


Về lý luận:

- Góp phần phát triển các giải pháp tái cấu hình anten theo tần số, đồng thời đề xuất các
anten tái cấu hình theo tần số có cấu trúc đơn giản, kích thước nhỏ gọn và có độ linh
động cao;
- Đưa ra những công bố có giá trị khoa học, là nền tảng cho các sản phẩm thương mại
ra đời.

Về thực tiễn:

- Các cấu trúc anten tái cấu hình đề xuất có thể tích hợp trong các thiết bị đầu cuối vô
tuyến thông minh, vô tuyến nhận thức trong tương lai.

5. Những đóng góp chính của luận án


Những đóng góp khoa học của luận án gồm:
1. Đề xuất các cấu trúc anten đơn tái cấu hình theo tần số có kích thước nhỏ gọn, cấu trúc
đơn giản, gồm:
- Cấu trúc anten đơn đơn cực tái cấu hình theo tần số cấp điện đồng phẳng sử dụng kỹ
thuật thay đổi chiều dài phần tử bức xạ;
- Cấu trúc anten đơn đơn cực tái cấu hình theo tần số áp dụng cấu trúc dây chêm hở
mạch cho phần dẫn sóng của anten để điều khiển phối hợp trở kháng.
2. Đề xuất kỹ thuật tái cấu hình theo tần số cho anten PIFA bằng cách dịch shorting pin
với ưu điểm là đơn giản, có thể áp dụng cho tất cả các cấu trúc anten PIFA, dễ dàng
tăng cấu hình tần số lên một số lượng nhất định mà không làm tăng kích thước của

5
anten; đồng thời một cấu trúc anten PIFA MIMO tái cấu hình theo tần số áp dụng kỹ
thuật này cũng được đề xuất với cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo, kích thước phần tử bức
xạ nhỏ gọn.
3. Đề xuất cấu trúc anten MIMO tái cấu hình bằng cách thay đổi cấu trúc của anten.
Anten MIMO tái cấu hình đề xuất có kích thước nhỏ gọn, cấu trúc đồng phẳng, đơn
giản và giảm tương hỗ giữa các phần tử. Cấu trúc đề xuất không cần sử dụng tụ điện
cho mạch phân cực diode giúp anten giảm suy hao.

6. Cấu trúc nội dung của luận án


Luận án này gồm có 4 chương. Chương 1 là tổng quan về anten tái cấu hình, phân loại,
ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của anten tái cấu hình trong hệ thống thông tin vô tuyến,
các kỹ thuật tái cấu hình anten cũng được trình bày trong chương 1. Trong chương 2, một thiết
kế anten tái cấu hình tần số áp dụng kỹ thuật thay đổi chiều dài phần tử bức xạ được đề xuất.
Tiếp theo, chương 3 đề xuất một thiết kế anten tái cấu hình theo tần số dựa theo kỹ thuật thay
đổi cấu trúc dẫn sóng của anten và một thiết kế anten PIFA tái cấu hình theo tần số áp dụng
kỹ thuật thay đổi trở kháng của anten. Một thiết kế anten tái cấu hình theo tần số với kỹ thuật
thay đổi cấu trúc của anten được trình bày ở trong chương 4. Phần cuối cùng của luận án là
kết luận và hướng phát triển của đề tài.

6
TỔNG QUAN VỀ ANTEN TÁI CẤU HÌNH
Chương 1 giới thiệu tổng quan về anten tái cấu hình, các ưu nhược điểm và ứng dụng.
Việc phân loại anten tái cấu hình được trình bày ở phần tiếp theo. Các phương pháp tái cấu
hình anten bao gồm sử dụng chuyển mạch điện tử như Diode PIN, RF-MEMS (Radio-
Frequency Microelectromechanical systems), diode biến dung, chuyển mạch quang, hay
biến đổi vật liệu và biến đổi cơ khí. Một số công trình đã được công bố trên thế giới cũng
được phân tích đi kèm làm ví dụ minh họa. Bên cạnh đó, một anten tái cấu hình theo đồ thị
bức xạ được đề xuất cũng được trình bày chi tiết trong chương này. Các phần tiếp theo của
chương trình bày về một số kỹ thuật để đạt được anten tái cấu hình theo tần số khi sử dụng
Diode PINs.

1.1. Giới thiệu chung


Trong thiết bị thu phát vô tuyến thì anten là một thành phần vô cùng quan trọng để bức
xạ hoặc thu sóng điện từ. Các anten cơ bản truyền thống từ trước tới nay có nhiều dạng khác
nhau, bao gồm anten lưỡng cực, anten đơn cực, PIFA, anten vòng, anten vivaldi [4]. Mỗi anten
khác nhau có những đặc tính, ưu nhược điểm riêng, vì vậy phù hợp cho các ứng dụng khác
nhau. Tuy nhiên, các anten này đều có một đặc điểm chung, đó là các thuộc tính như đồ thị
bức xạ, băng tần hoạt động hay sự phân cực đều được thiết kế cố định. Đối với anten tái cấu
hình, các thuộc tính này của anten có khả năng thay đổi được. Anten tái cấu hình được định
nghĩa là anten có khả năng thay đổi đặc tính tần số, đồ thị bức xạ, phân cực hoặc kết hợp các
tham số này [49]. Nguyên lý để đạt được tái cấu hình cho anten đó là thay đổi lại phân bố
dòng điện từ trên bề mặt, từ đó dẫn đến các thay đổi về thuộc tính của anten. Dựa vào nguyên
lý này, có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể được áp dụng để tái cấu hình như là tích hợp các
chuyển mạch vào anten, thay đổi cấu trúc anten bằng cơ học hoặc sử dụng vật liệu có khả
năng thay đổi đặc tính để thiết kế anten.

1.2. Ưu nhược điểm của anten tái cấu hình


1.2.1. Ưu điểm

Anten tái cấu hình có khá nhiều ưu điểm, bao gồm giúp giảm nhỏ thiết bị, cách ly tốt
giữa các chuẩn không dây và có độ linh hoạt cao [32], cụ thể :

- Giảm kích thước cho thiết bị: Một anten tái cấu hình theo tần số có thể hoạt động ở
nhiều dải tần khác nhau, tương ứng với nhiều chuẩn vô tuyến khác nhau. Thông thường một
thiết bị như điện thoại, máy tính hay các thiết bị số sử dụng nhiều anten đơn hoặc các anten

7
đa băng, băng rộng để hỗ trợ cho nhiều băng tần khác nhau. Việc sử dụng nhiều anten đơn sẽ
dẫn đến tăng không gian chiếm chỗ trong các thiết bị vô tuyến. Anten tái cấu hình theo tần số
với nhiều cấu hình tần số khác nhau sẽ đáp ứng được khả năng hỗ trợ cho nhiều băng tần hoạt
động. Ví dụ, một anten tái cấu hình theo tần số có thể hỗ trợ cho các chuẩn khác nhau như
cung cấp thêm các chuẩn khác như WLAN (Wireless Local Area Network), WiMAX
(Worldwide Interoperability for Microwave Access), GSM (Global System for Mobile
Communications), CDMA (Code Division Multiple Access), 4G… Có thể nói rằng, một anten
tái cấu hình theo tần số có thể thay thế cho nhiều anten đơn. Điều này sẽ làm giảm được kích
thước cho các thiết bị vô tuyến. Tương tự như vậy, một anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ
hay phân cực cũng có thể thay thế bởi một số anten đơn nhằm giảm được chi phí cũng như
kích thước cho thiết bị.

- Cách ly tốt giữa các chuẩn không dây, loại bỏ nhiễu giữa các băng tần không dùng:
Một ưu điểm nữa của anten tái cấu hình theo tần số là giảm nhiễu giữa các chuẩn không dây.
Như đã đề cập ở trên, để hỗ trợ nhiều chuẩn không dây thì các thiết bị vô tuyến cần phải tích
hợp nhiều anten đơn. Ngoài ra, các anten đa băng hay anten băng rộng có thể thay thế được
một số anten đơn. Tuy nhiên, việc sử dụng anten đa băng hoặc anten băng rộng có thể làm
tăng nhiễu giữa các băng tần lân cận. Với anten tái cấu hình theo tần số thì có thể hỗ trợ cho
nhiều chuẩn vô tuyến khác nhau trong cùng một anten. Tuy nhiên, mỗi thời điểm anten tái cấu
hình theo tần số chỉ cộng hưởng ở một hoặc chỉ một vài tần số nhằm giảm nhiễu giữa các băng
tần. Như vậy, việc sử dụng anten tái cấu hình theo tần số cũng sẽ giúp cho các yêu cầu về bộ
lọc của thiết bị vô tuyến bớt phức tạp.

- Độ linh hoạt cao giúp tiết kiệm phổ tần, tiết kiệm công suất và giảm nhiễu: Với khả
năng thay đổi các tham số của anten gồm tần số, đồ thị bức xạ hay phân cực bằng cách thay
đổi cấu hình hoạt động, anten tái cấu hình có thể thay đổi băng tần hoạt động, đồ thị bức xạ
hay phân cực một cách linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi của môi trường kênh truyền hoặc
yêu cầu của hệ thống. Một anten tái cấu hình theo tần số có thể hoạt động như một anten đơn,
anten mảng, cũng có thể cung cấp băng rộng hay băng hẹp trong cùng một anten. Ngoài ra,
tính năng linh hoạt thay đổi tần số hoạt động đối với anten tái cấu hình theo tần số là ưu điểm
đối với hệ thống vô tuyến nhận thức. Trong hệ thống vô tuyến nhận thức, các thiết bị thu phát
phát hiện một cách thông minh các kênh tần số nào còn trống và kênh nào đã dùng và có thể
sử dụng linh hoạt bất kì phổ tần số vô tuyến nào sẵn có. Tính năng nhảy tần của anten tái cấu
hình theo tần số cũng là một ưu điểm cho các hệ thống thông tin quân sự trong việc bảo mật
thông tin, tác chiến điện tử và tăng khả năng chống nhiễu. Anten tái cấu hình theo tần số sẽ
được dùng trong các trường hợp này giúp tiết kiệm phổ tần số. Đối với anten tái cấu hình theo

8
đồ thị bức xạ, đồ thị bức xạ của anten sẽ thay đổi một cách linh động theo yêu cầu, tăng khả
năng định hướng búp sóng giúp tiết kiệm công suất và giảm nhiễu.

1.2.2. Nhược điểm

Nhược điểm của anten tái cấu hình gồm cả việc thiết kế riêng cấu trúc anten và tích
hợp anten tái cấu hình vào toàn hệ thống [23]. Việc thiết kế nhiều cấu hình trong một anten sẽ
dẫn thách thức trong việc tối ưu các tham số cho từng cấu hình riêng. Hơn nữa, việc tích hợp
mạng phân cực cho các phần tử chuyển mạch được tích hợp trong anten cũng làm cho cấu trúc
anten có thể trở nên phức tạp. Mặc dù ưu điểm của anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ là
tăng khả năng định hướng búp sóng giúp tiết kiệm công suất, nhưng nếu tích hợp quá nhiều
phần tử chuyển mạch trong tất cả các loại anten tái cấu hình nói chung lại làm tăng công suất
tiêu thụ của anten hoặc làm cấu trúc anten trở nên phức tạp. Ngoài ra, việc tích hợp anten tái
cấu hình vào hệ thống có thể làm tăng chi phí của hệ thống do phải sử dụng các kỹ thuật để
hệ thống có thể tái cấu hình được.

1.3. Các tham số quan trọng của anten liên quan đến hoạt động tái
cấu hình
Có hai tham số rất quan trọng đối với hoạt động của anten, đó là trở kháng đầu vào
của anten theo tần số (gọi là đáp ứng tần số) và đặc tính bức xạ của anten. Phần này sẽ nhắc
lại các vấn đề liên quan đến hai tham số này phục vụ cho mục đích tái cấu hình anten.

1.3.1. Đáp ứng tần số

Đáp ứng tần số của anten được định nghĩa là trở kháng đầu vào của anten theo tần số
[16]. Trở kháng đầu vào là một giá trị phức Zvao = R(ω) + iX(ω) trong đó ω = 2f với f là
tần số hoạt động. Một anten cộng hưởng ở tần số 𝑓 khi trở kháng đầu vào của nó là một giá
trị thực. Trở kháng đầu vào của anten được dùng để xác định hệ số phản xạ () và các tham
số liên quan, như hệ số sóng đứng điện áp (VSWR) và suy hao phản hồi (RL), các tham số này
là một hàm theo tần số được biểu diễn theo các công thức (1.1), (1.2), (1.3):
𝑍𝑣𝑎𝑜 − 𝑍0
= (1.1)
𝑍𝑣𝑎𝑜 + 𝑍0

1 + ||
VSWR = (1.2)
1 − ||

RL = −20lg|| (dB) (1.3)

trong đó 𝑍0 là trở kháng đường dây tiếp điện. Hiện nay, hệ thống đường dây tiếp điện thường
dùng là 50Ω. Trở kháng vào thông thường được biểu diễn trên đồ thị Smith. Đồ thị Smith là

9
một công cụ rất cần thiết cho các nhà thiết kế anten bởi nó không những cho thấy được hệ số
phản xạ mà còn hiển thị đáp ứng tần số của anten. Anten đơn cực tái cấu hình đề xuất trong
chương 3 của luận án cũng sử dụng đồ thị Smith trong phần mềm CST để hỗ trợ cho việc điều
chỉnh trở kháng đầu vào của anten.

Băng tần hoạt động của anten là dải tần số mà anten có thể thu hoặc phát hầu hết năng
lượng. Băng tần hoạt động của anten được định nghĩa là dải tần số mà VSWR tại đầu vào của
anten nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị nhất định và thông thường là 2. Điều này tương đương
với suy hao phản hồi lớn hơn hoặc bằng 9,54 dB, có thể được làm tròn lên 10 dB hay |𝑆11| <
-10 dB. Trong luận án này, băng thông của anten được xác định khi |𝑆11| < -10 dB.

1.3.2. Đặc tính bức xạ

Đồ thị bức xạ hay còn gọi là giản đồ hướng biểu thị đặc tính bức xạ trường xa trong
không gian của anten và cũng cho biết anten có thể truyền/nhận tín hiệu theo hướng nào. Đồ
thị bức xạ thông thường sẽ hiển thị cường độ bức xạ, mật độ bức xạ, cường độ trường, hệ số
tăng ích hay hệ số định hướng của anten.

Phân cực của anten chính là phân cực của sóng phẳng mà anten bức xạ, được xác định
bởi sự định hướng của véc-tơ trường điện từ E tại một vài điểm trong không gian. Anten có
thể có phân cực tuyến tính theo chiều đứng hoặc ngang, phân cực tròn hoặc elip.

Ngoài phân cực, đồ thị bức xạ anten cũng có thể được mô tả bằng một số thông số mô
tả các hình dạng và đặc điểm cơ bản của anten. Đầu tiên là độ rộng búp sóng, được định nghĩa
trong một mặt phẳng xác định trong không gian bức xạ của anten. Độ rộng búp sóng nửa công
suất của anten hay còn gọi là độ rộng búp sóng 3 dB là góc lớn nhất mà cường độ bức xạ ở đó
nhỏ hơn cường độ bức xạ lớn nhất 3 dB.

Độ định hướng và hệ số tăng ích cũng là một tham số quan trọng thể hiện đặc tính bức
xạ của anten. Tham số này thường được dùng để so sánh đánh giá giữa các anten với nhau.
Độ định hướng của anten là tỉ số giữa cường độ bức xạ theo một hướng nhất định với cường
độ bức xạ trung bình trên các hướng.

Độ tăng ích của anten ở một hướng là tỉ số giữa mật độ công suất góc tại hướng đó
trên mật độ công suất góc của một anten lý tưởng (hiệu suất bằng 1), đẳng hướng, khi có cùng
công suất vào anten. Mối quan hệ giữa hệ số định hướng (D) và hệ số tăng ích theo công thức
sau thông qua tham số  là hiệu suất bức xạ của anten [13]:

𝐺 = 𝐷 (1.4)

10
Hiệu suất bức xạ của anten truyền thống liên quan đến các yếu tố như tổn hao của vật
liệu, bao gồm cả vật liệu dẫn điện và chất điện môi. Tuy nhiên trong anten tái cấu hình, các
tổn hao này có thể bị gia tăng lên bởi các yếu tố như suy hao của các phần tử chuyển mạch
như diode, RF-MEMS, chuyển mạch quang, tụ điện… tích hợp vào anten. Vì thế, các anten
tái cấu hình được trình bày trong các chương tiếp theo của luận án đều được thiết kế với mục
tiêu giảm suy hao bằng cách hạn chế số lượng chuyển mạch, hạn chế hoặc không sử dụng tụ
điện cho mạch phân cực được tích hợp trong anten trong lúc vẫn đảm bảo số lượng cấu hình
theo yêu cầu.

1.4. Phân loại anten tái cấu hình


Dựa vào sự thay đổi đổi các tham số của anten, anten tái cấu hình được phân loại như
sau [47]:
- Anten tái cấu hình theo tần số;
- Anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ;
- Anten tái cấu hình theo phân cực;
- Anten tái cấu hình kết hợp các loại trên.
1.4.1. Anten tái cấu hình theo tần số

Hình 1.1. Anten tái cấu hình sử dụng Diode PIN [26]

Anten tái cấu hình theo tần số được hiểu là tần số cộng hưởng (hay băng tần làm việc)
của anten được thay đổi tùy vào từng ứng dụng cụ thể, trong khi đồ thị bức xạ và phân cực
của anten được giữ nguyên ở tất cả các cấu hình. Chẳng hạn, một anten tái cấu hình có thể

11
ứng dụng cho nhiều dịch vụ khác nhau như GSM, WiFI, WiMAX, LTE … Ở mỗi trạng thái,
anten tái cấu hình có thể hoạt động như là một anten đơn băng, đa băng hay băng rộng. Tuy
nhiên, một anten tái cấu hình theo tần số đơn băng cũng có thể được thay thế cho một anten
đa băng hay một số lượng anten đơn băng. Anten trong [26] là một anten tái cấu hình theo tần
số đa băng sử dụng chuyển mạch Diode PIN. Bằng cách thay đổi trạng thái của 6 Diode PIN
được tích hợp vào phần tử bức xạ, anten có thể tái cấu hình cho các ứng dụng gồm WiMAX,
m-WiMAX, WLAN, băng C và các ứng dụng băng X.

Tương tự, một anten tái cấu hình đa băng khác cũng được đề xuất trong [6] sử dụng
hai chuyển mạch Diode PIN. Anten được thiết kế để mỗi cấu hình hoạt động tương ứng với
một băng tần gồm WLAN 2,4/5,8 GHz và WiMAX 3,5 GHz.

Hình 1.2. Anten tái cấu hình theo tần số sử dụng Diode PIN [6]

1.4.2. Anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ

Anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ có nghĩa là giản đồ phương hướng của anten
được điều chỉnh theo mong muốn, trong khi đó tần số làm việc và phân cực được giữ nguyên.
Luận án đề xuất một anten tái cấu hình trong hoạt động ở tần số 5,8 GHz được ứng dụng để
thu phí tự động trong hệ thống giao thông thông minh. Thu phí tự động là một kỹ thuật cho
phép các phương tiện tham gia giao thông trả phí tự động khi đi qua các trạm thu phí. Hệ
thống thu phí tự động bao gồm hai thành phần chính, đó là khối liên lạc trên phương tiện giao
thông (Onboard Unit - OBU) và các trạm thu phát di động đặt cố định trên đường (Roadside
Unit - RSU). Một bộ đọc được đặt phía trên làn đường ở một độ cao nhất định thuộc khối RSU
sẽ phát năng lượng tới thẻ tag được đặt trên phương tiện tham gia giao thông. Anten tái cấu
hình theo đồ thị bức xạ thuộc khối RSU sẽ quét theo các làn đường khác nhau hoặc quét theo
các vùng khác nhau trên một làn từ lúc phương tiện giao thông bắt đầu vào vùng liên kết với
RSU để thu phí nhằm tăng độ định hướng.

12
Cấu trúc anten đề xuất được cho ở Hình 1.3. Anten bao gồm phần tử bức xạ và phần
tử phản xạ, năm chuyển mạch Diode PIN được tích hợp vào phần tử bức xạ. Các đường nét
liền là phần tử bức xạ ở mặt trước, các đường nét đứt là phần tử bức xạ ở mặt sau của đế điện
môi. Các chuyển mạch Diode PIN được điều khiển bằng nguồn điện một chiều thông qua các
điện cảm có giá trị lớn để ngăn dòng xoay chiều.

Cổng
tiếp
y điện
z
Điện cảm
x
L: Điện cảm

Hình 1.3. Cấu trúc anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ đề xuất
Phần tử bức xạ bao gồm một mảng 5 phần tử anten lưỡng cực với mỗi phần tử được
đặt ở cả hai mặt của đế điện môi. Các phần tử lưỡng cực này được tiếp điện thông qua một
đường truyền trung tâm. Đường truyền này gồm hai đường vi dải cũng được thiết kế ở hai mặt
đối diện của đế điện môi như phần tử bức xạ. Phần phản xạ là một mặt phẳng đồng giúp cải
thiện hệ số tăng ích của anten được đặt cách đế điện môi một khoảng là Ha. Anten được thiết
kế trên nền vật liệu FR4 với hằng số điện môi εr = 4,4, hệ số tổn hao tan = 0,02 và độ dày h
= 1,6 mm. Kích thước tổng của anten bao gồm cả mặt phẳng phản xạ là
40 mm × 60 mm × 13 mm.

13
Độ rộng của đường truyền cấp điện cho anten được chọn để đảm bảo trở kháng đầu
vào ở cổng tiếp điện là 50 Ω. Do đường tiếp điện được đặt hai phía của đế điện môi, đường
truyền này tương đương với một đường cấp điện 25 Ω với độ rộng là W và độ dày của đế điện
môi là h/2. Như vậy, độ rộng W sẽ được tính toán bằng cách áp dụng công thức tính trở kháng
của đường truyền.

Chiều dài của mỗi phần tử anten lưỡng cực được tính toán theo công thức (1.5):

c
LD = (1.5)
2 fr  e
trong đó εe hằng số điện môi hiệu dụng của đường truyền, fr là tần số cần thiết kế và c là vận
tốc của ánh sáng trong không gian tự do.

Để tính toán kích thước của mỗi phần tử anten lưỡng cực, luận án sử dụng công thức
tính trở kháng đặc tính Zin của anten lưỡng cực để phối hợp với đường truyền. Để Zin = 50 Ω,
kích thước của phần tử được tính theo công thức (1.6) [24]:

 L  
Zin = 120 ln  D  − 2.25 (1.6)
  aD  
trong đó, aD là bán kính của anten lưỡng cực hình trụ, LD là độ dài của phần tử anten lưỡng
cực. Đối với anten lưỡng cực vi dải, độ rộng WD được tối ưu dựa vào giá trị khởi tạo là đường
kính của anten lưỡng cực hình trụ. Ngoài ra, khoảng cách D giữa hai phần tử bức xạ cùng
nhau trong một cấu hình được chọn để bức xạ cùng pha xấp xỉ bằng một nửa bước sóng tại
tần số cộng hưởng. Với cấu trúc anten tái cấu hình đề xuất, để đảm bảo khoảng cách này thì
khoảng cách d giữa hai phần tử cạnh nhau trong anten là d xấp xỉ bằng một phần tư bước sóng.

Mặt phẳng phản xạ cũng được đặt ở khoảng cách xấp xỉ một nửa bước sóng ở tần số
cộng hưởng giúp sóng phản xạ và bức xạ của anten đồng pha. Khoảng cách này sẽ nhỏ hơn
so của d được tính ở trên do mặt phẳng phản xạ được đặt trong môi trường không khí.

Dựa vào kích thước khởi tạo ở trên, anten được mô phỏng bằng phần mềm CST để có
kích thước tối ưu nhất. Kích thước của anten được trình bày trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Kích thước anten lưỡng cực tái cấu hình theo đồ thị bức xạ

LD WD W D d Wa La Ha

16,6 1 3 8,8 17,6 40 60 13

14
Để tái cấu hình đồ thị bức xạ của anten, các chuyển mạch diode PIN được sử dụng.
Bằng cách thay đổi trạng thái Diode PIN, anten có thể hoạt động ở tần số 5,8 GHz và đạt được
ba đồ thị bức xạ khác nhau.

Cổng Cổng
Cổng
cấp cấp
cấp
điện điện
điện
(a) Cấu hình 1 (b) Cấu hình 2 (c) Cấu hình 3
Hình 1.4. Cấu trúc tương đương của phần tử bức xạ ở các cấu hình
Hình 1.4 biểu diễn các cấu trúc tương đương của phần tử bức xạ trong anten tái cấu
hình ở các trạng thái khác nhau. Với mỗi cấu hình, các phần tử anten lưỡng cực hoạt động đều
cách nhau một khoảng xấp xỉ một nửa bước sóng ở tần số cộng hưởng trong lúc pha là khác
nhau. Độ sai pha trong cấu hình S1, S2, S3 là 0, /2, -/2, điều này dẫn đến đồ thị bức xạ trong
mỗi cấu hình thay đổi.

Cấu hình S1
Cấu hình S2
Cấu hình S3
|S11|

Tần số (GHz)
Hình 1.5. Kết quả mô phỏng của tham số |S11| trong ba cấu hình của anten đề xuất
Hình 1.5 biểu diễn kết quả mô phỏng tham số |S11| của anten tái cấu hình đề xuất. Kết quả
mô phỏng cho thấy, anten có sự phối hợp trở kháng tốt và luôn hoạt động ở tần số 5,8 GHz ở
cả ba cấu hình.

15
Cấu hình 1

Cấu hình 2

Cấu hình 3

Hình 1.6. Đồ thị bức xạ 3D ở ba cấu hình

Kết quả mô phỏng đồ thị bức xạ của anten ở ba cấu hình khác nhau được biểu diễn
trên Hình 1.6. Bằng cách thay đổi trạng thái của Diode PIN, đồ thị bức xạ của anten thay đổi
các hướng khác nhau, trục chính của hướng bức xạ lớn nhất lệch giữa mỗi cấu hình lệch nhau
600. Nhờ vào tấm phản xạ, hệ số tăng ích của anten cũng được cải thiện, đạt 6,26 dBi, 6,35
dBi và 6,21 dBi tương ứng với cấu hình S1, S2, S3. Bảng 1.2 tổng kết các tham số của anten

16
tái cấu hình theo đồ thị bức xạ được đề xuất. Kết quả mô phỏng của anten cho thấy, anten có
thể được ứng dụng cho hệ thống thu phí tự động trong giao thông thông minh.

Bảng 1.2. Tóm tắt tham số của anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ được đề xuất

Cấu Tần số Băng thông Góc quay của hướng Góc mở Hệ số


hình cộng bức xạ cực đại so với (3dB) (độ) tăng ích
(MHz)
hưởng trục Z cực đại
(GHz) (độ) (dBi)
S1 5,8 195 0 102 6,26

S2 5,8 200 60 57,7 6,35

S3 5,8 195 -60 57,7 6,21

1.4.3. Anten tái cấu hình theo phân cực

Anten tái cấu hình theo phân cực cho phép thay đổi được phân cực của anten, bao gồm
phân cực ngang/đứng, phân cực vòng trái hay phải. Trong [57], một anten khe cấp điện theo
kiểu ống dẫn sóng đồng phẳng CPW (Co-planar Waveguide) tái cấu hình theo phân cực được
đề xuất ứng dụng cho WLAN. Anten có thể chuyển mạch giữa phân cực đứng và phân cực
ngang bằng cách thay đổi trạng thái của hai Diode PIN.

Hình 1.7. Cấu trúc anten khe tái cấu hình theo phân cực [57]

17
1.5. Anten MIMO tái cấu hình
Anten MIMO là một trong những giải pháp nhằm tăng dung lượng kênh và tốc độ dữ
liệu mà không cần phải tăng công suất phát hay băng thông [121]. Anten MIMO được sử dụng
phổ biến trong các ứng dụng như WLAN, WiMAX, UMTS (Universal Mobile
Telecommunication System) và đặt biệt là LTE. Trên thế giới cũng như trong nước đã có
nhiều công trình về anten MIMO đạt được các thành tựu đáng kể như các đề xuất trong [74],
[101], [3]. Tuy nhiên, các thiết kế này hầu như tập trung vào thiết kế anten MIMO có băng
tần hoạt động cố định. Để tăng dung lượng và tốc độ dữ liệu kênh truyền đồng thời kết hợp
được với các ưu điểm do anten tái cấu hình mang lại, anten MIMO tái cấu hình theo tần số
được coi là một giải pháp tiềm năng cho hệ thống thông tin vô tuyến tương lai. Gần đây, đã
có một số công trình nghiên cứu về anten MIMO tái cấu hình với các thành tựu đáng kể [119],
[56], [20], [21], [100], tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế và vấn đề giảm nhỏ kích thước,
giảm tương hỗ giữa các phần tử trong anten MIMO tái cấu hình hay hạn chế sử dụng các phần
tử thụ động như tụ điện, điện trở vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu.

1.6. Ứng dụng của anten tái cấu hình


Anten tái cấu hình có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống như:

- Vô tuyến nhận thức;


- Thông tin vệ tinh thế hệ mới;
- Các hệ thống MIMO;
- Hệ thống thông tin di động;
- Hệ thống WLAN;
- Hệ thống giao thông thông minh;
- Hệ thống định hướng vô tuyến;
- Một số ứng dụng khác.
Ứng dụng chính của anten tái cấu hình theo tần số đó là cung cấp tính năng “N trong
một”, có nghĩa là một anten tái cấu hình có thể cung cấp cho nhiều chuẩn tần số khác nhau
thay thế cho nhiều anten đơn. Chẳng hạn, một anten tái cấu hình theo tần số có thể ứng dụng
cho nhiều dịch vụ khác nhau như GSM, DCS (Distributed Control System), PCS (Personal
Communication System), UMTS, Bluetooth và mạng LAN không dây [71]. Ứng dụng chính
thứ hai của anten tái cấu hình theo tần số đó là được sử dụng nhằm tăng hiệu quả phổ tần trong
hệ thống vô tuyến nhận thức (Cognitive Radio – CR). Với đặc điểm môi trường kênh vô tuyến
luôn luôn thay đổi, các hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ mới sử dụng một trong những kỹ
thuật để đạt được dung lượng lớn và chất lượng cao đó là các thiết bị thu phát có khả năng
thay đổi các tham số nhằm thích nghi với môi trường kênh. Bên cạnh đó, vấn đề hạn chế phổ
18
tần vô tuyến cũng đang là một thách thức trong điều kiện các thiết bị và ứng dụng không dây
phát triển một cách nhanh chóng. Chính sách ấn định phổ tần số cố định sẽ làm giảm việc sử
dụng phổ hiệu quả, theo đó một phần lớn phổ được cấp phép chưa được khai thác triệt để.
Việc sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên phổ tần kêu gọi các cơ quan quản lý xem
xét lại chính sách phổ của họ và bắt đầu tìm kiếm các công nghệ truyền thông tiên tiến có thể
khai thác phổ tần không dây một cách thông minh và linh hoạt hơn. Vô tuyến nhận thức được
đề xuất để giải quyết vấn đề hiệu quả phổ tần và đã nhận được sự chú ý ngày càng cao trong
những năm gần đây. Vô tuyến nhận thức cho phép các thiết bị thu phát phát hiện một cách
thông minh các kênh tần số nào còn trống và kênh nào đã dùng và có thể sử dụng linh hoạt
bất kì phổ tần số vô tuyến nào sẵn có [15], [39]. Muốn các thiết bị thu phát hoạt động hiệu quả
trong điều kiện môi trường kênh vô tuyến luôn thay đổi và phổ tần bị hạn chế thì anten phải
có các tính năng thích nghi với môi trường và sử dụng phổ tần một cách linh hoạt, hiệu quả.
Chính vì vậy, anten tái cấu hình theo tần số sẽ phát huy hiệu quả trong hệ thống này.
Anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ
thống gồm các hệ thống thông tin cá nhân PCS như hệ thống thu phí tự động, hệ thống vô
tuyến MIMO, MIMO quy mô lớn, hệ thống thông tin vệ tinh. Ngoài ra, nhu cầu về các ứng
dụng không gian động dẫn đến việc cần sử dụng anten tái cấu hình cho thông tin vệ tinh. Trong
các hệ thống như vậy, cần phải cấu hình đồ thị bức xạ của anten để phục vụ một vùng bao phủ
mới, hạn chế pha-đing trong các vùng mưa và duy trì tốc độ dữ liệu cao ở dải tần hoạt động
cho phép. Một ví dụ ứng dụng các anten tái cấu hình đồ thị bức xạ và phân cực trong MIMO
đó là anten tái cấu hình được sử dụng để giảm tương quan của các kênh con nhằm tăng dung
lượng hoặc chất lượng của hệ thống MIMO. Hệ thống WLAN gặp phải hiện tượng phản xạ,
nhiễu xạ (đa đường) nên dùng phân tập theo không gian để giảm pha-đing, vì vậy anten tái
cấu hình theo đồ thị bức xạ là một ứng cử viên tiềm năng để giải quyết vấn đề này.

1.7. Các phương pháp tái cấu hình anten


1.7.1. Giới thiệu

Có nhiều kỹ thuật để tái cấu hình anten. Nếu phân kỹ thuật tái cấu hình anten dựa vào
phương pháp thay đổi cấu trúc của anten thì được phân loại như Hình 1.8. Các anten có thể
được tái cấu hình sử dụng chuyển mạch cơ điện tử RF-MEMS [25], [46], [51], [77], [114],
diode PIN [6], [22], [26], [27], [76], [86], [87] và diode biến dung [12], [28], [53], [70], [80]
để thay đổi phân bố dòng bề mặt. Nhóm kỹ thuật sử dụng các phần từ này gọi là kỹ thuật tái
cấu hình sử dụng phần tử chuyển mạch điện, đây là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất
hiện nay bởi các ưu điểm của nó. Bên cạnh đó, anten còn được tái cấu hình sử dụng chuyển
mạch quang [81], [83], [109], [120], biến đổi cấu trúc vật lý [43], [110], [112] hay sử dụng

19
các vật liệu như ferit hoặc tinh thể lỏng [40], [63], [94]. Mỗi phương pháp đều có những ưu
nhược điểm riêng. Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết các phương pháp tái cấu hình cho anten.

Anten tái cấu hình

RF-MEMS Diode PIN


Diode phát quang Biến đổi cấu trúc Sắt, tinh thể lỏng
Diode biến dung,
FET

Điện tử Quang Vật lý Thay đổi vật liệu

Hình 1.8. Các kỹ thuật tái cấu hình anten

1.7.2. Tái cấu hình anten sử dụng phần tử chuyển mạch điện tử

Kỹ thuật phổ biến nhất để thay đổi hình dạng của anten chính là sử dụng các bộ chuyển
mạch điện tử nhằm làm thay đổi phân bố dòng bề mặt và làm thay đổi cấu trúc bề mặt bức xạ
hoặc cạnh bức xạ của anten [32]. Các bộ chuyển mạch điện tử bao gồm Diode PIN, bộ chuyển
mạch hệ vi cơ điện tử vô tuyến RF-MEMS, transistor trường FET hoặc là diode biến dung.
Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm cho người thiết kế anten như dễ dàng trong việc
thiết kế, điều khiển tái cấu hình, tích hợp phần tử điện tử sẽ gọn nhẹ hơn so với các kỹ thuật
khác.

1.7.2.1. Tái cấu hình anten dựa vào Diode PIN

Diode PIN là một linh kiện bán dẫn có thể hoạt động ở dải tần số siêu cao tần và rất
phổ biến cho các ứng dụng mạch vô tuyến bởi tốc độ chuyển mạch cao [7]. Cấu tạo và ký hiệu
của diode PIN được chỉ ra ở Hình 1.9 và Hình 1.10.

Hình 1.9. Cấu tạo của diode PIN

Hình 1.10. Ký hiệu diode PIN

20
Hình 1.11 là sơ đồ mạch tương đương của diode PIN. Diode PIN được điều khiển bằng
điện áp phân cực, có hai trạng thái ON và OFF. Khi cấp điện áp thuận vào hai cực anode và
cathode của diode, diode ở trạng thái ON (đóng) và tương đương với mạch gồm một điện trở
RS mắc nối tiếp với L1. Khi cấp điện áp ngược, diode ở trạng thái OFF (mở) và tương đương
với mạch điện gồm điện trở RP mắc song song với tụ CT và nối tiếp với L1. Theo lý thuyết,
giá trị của tụ CT và RS càng nhỏ, giá trị RP càng lớn thì diode càng gần với lý tưởng. Trên thực
tế, các giá trị điện trở và tụ điện này tùy thuộc vào đặc tính cụ thể của từng loại Diode PIN
khác nhau, của nhà sản xuất khác nhau và còn phụ thuộc vào dải tần hoạt động.

Hình 1.11. Mô hình tương đương của diode PIN


(a) Trạng thái BẬT (b) Trạng thái NGẮT

Ưu điểm của diode PIN đó là nguồn cấp một chiều cho diode bé, chỉ từ 3 - 5 V, suy hao
thấp, độ cách ly tốt, đặc biệt là giá thành rẻ và tốc độ chuyển mạch nhanh (cỡ từ 1 - 100 ns),
nhanh nhất so với tất cả các loại chuyển mạch khác [32]. Vì vậy, diode PIN hiện nay được sử
dụng phổ biến trong các ứng dụng vô tuyến. Đây cũng là lý do mà trong tất cả các thiết kế
được trình bày trong luận án, diode PIN được sử dụng để tái cấu hình anten theo tần số và đồ
thị bức xạ. Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của diode PIN đó là cần các phần tử như
tụ điện, điện trở được tích hợp vào mạch phân cực của diode PIN làm cho anten trở nên phức
tạp hơn và công suất tiêu thụ của anten tăng lên [17], [18], [52]. Một thiết kế về anten tái cấu
hình theo tần số được trình bày trong chương 4 sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách đề xuất
một cấu trúc anten và mạch phân cực cho diode mà không cần dùng đến tụ điện nhằm giảm
bớt công suất tiêu thụ của anten. Việc sử dụng các đường cấp điện cho nguồn một chiều để
điều khiển diode khi tích hợp vào anten sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất bức xạ. Đây là nhược
điểm chung của tất cả các loại chuyển mạch điện tử. Để giảm ảnh hưởng của các đường bức
xạ này, người thiết kế anten phải lưu ý hạn chế tối đa các đường cấp điện, thiết kế mạch cấp
điện đơn giản, tối ưu nhất để không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của anten. Ngoài ra,
công suất tiêu thụ của diode PIN khá cao, từ 5-100 mW [32]. Vì vậy, khi tích hợp diode PIN

21
vào anten cần lựa chọn loại diode có công suất tiêu thụ thấp để giảm công suất tiêu thụ tổng
của anten.

Các anten được đề xuất trong luận án này được thiết kế cho dải tần dưới 6 GHz, vì thế
diode được chọn cho các thiết kế này là SMP1345. Diode này hoạt động trong dải tần từ 10
MHz đến 6 GHz với các giá trị điện trở, tụ điện và cuộn cảm là RS = 2 , L1 = 0,45 nH, CT =
0,2 pF, RP = 7 k. Diode SMP1345 có giá thành hợp lý và phù hợp với dải tần số thấp. Tuy
nhiên, suy hao của diode tương đối cao (0,4 dB). Để giảm suy hao và diode gần với lý tưởng,
anten được đề xuất trong chương 4 sử dụng MACOM-MA4AGBLP912. Diode
MA4AGBLP912 có dải tần hoạt động rộng, lên tới 40 GHz, tốc độ chuyển mạch rất nhanh,
chỉ 5 ns, đặc biệt giá trị tụ điện CT rất bé. Các thông số của diode này như sau: RS = 4 , L1 =
0,5 nH, CT = 28 fF, RP = 10 k. Tuy nhiên, giá thành của diode MA4AGBLP912 khá cao.

1.7.2.2 Tái cấu hình anten dựa vào chuyển mạch RF-MEMS

Hình 1.12. Cấu trúc của anten sử dụng RF-MEMS [111]


RF-MEMS là hệ thống điện tử được tích hợp thêm bộ phận chuyển động cơ có kích
thước micromet. Nó là sự tích hợp của các yếu tố cơ, cảm biến, bộ kích hoạt và các yếu tố
điện tử trên một nền Silicon bằng công nghệ vi chế tạo. Chuyển mạch RF-MEMS là một
chuyển mạch cơ điện tử rất đặc biệt được dùng để ngắn mạch hoặc hở mạch cho các đường
truyền cao tần. Ưu điểm của chuyển mạch RF-MEMS là công suất tiêu thụ và suy hao thấp,
độ cách ly tốt. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp sử dụng chuyển mạch MEMS để tái cấu
22
hình cho anten đó là sử dụng nguồn điện áp một chiều cao (từ 20 đến 100 V). Ngoài ra, tốc độ
chuyển mạch của MEMS chậm hơn rất nhiều so với diode PIN. Đối với các ứng dụng yêu cầu
chuyển mạch có tốc độ cao thì RF-MEMS không phải là lựa chọn số một. Tuy nhiên, RF-
MEMS vẫn được sử dụng khá phổ biến trong các ứng dụng trong viễn thông nói chung và
anten tái cấu hình nói riêng [10], [19], [113], [30], [42], [44], [45], [73], [92], [98], [111].
Anten được trình bày trong [111] là một anten khe tái cấu hình theo tần số. Việc tái cấu hình
đạt được nhờ sử dụng chuyển mạch RF-MEMS với điện dung biến thiên bằng cách thay đổi
điện áp điều khiển một chiều. Anten tái cấu hình được thử nghiệm với hai loại RF-MEMS
khác nhau, đó là loại chuyển mạch RF-MEMS với tụ cantilever và loại có tụ với đường dẫn
cố định. Với loại RF-MEMS đầu tiên, khi thay đổi điện áp điều khiển từ 0 V đến 32 V thì tần
số cộng hưởng thay đổi trong dải từ gần 9,5 GHz đến 12 GHz. Với loại thứ hai, khi thay đổi
điện áp điều khiển từ 0 V đến 17 V thì tần số cộng hưởng thay đổi trong dải 7,7 GHz đến 11,2
GHz.

1.7.2.3 Tái cấu hình anten dựa vào FET

Transistor hiệu ứng trường là một chuyển mạch điện tử có thể được sử dụng trong
anten tái cấu hình. FET có ưu điểm là tốc độ chuyển mạch nhanh (tương tự như diode PIN),
công suất tiêu thụ thấp. Tuy nhiên, nhược điểm của FET là độ cách ly thấp và suy hao lớn
[118]. Do vậy, FET không được sử dụng nhiều cho anten tái cấu hình [102].

1.7.2.4 Tái cấu hình anten dựa vào diode biến dung

Hình 1.13. Ký hiệu của diode biến dung

Hình 1.14. Mô hình tương đương của diode biến dung


23
Diode biến dung chính là một tiếp xúc PN, khi điện áp đặt vào diode thay đổi thì điện
dung của nó sẽ thay đổi. Diode biến dung có công suất tiêu thụ lớn và điện áp một chiều điều
khiển diode cao. Ngoài ra, do diode biến dung được điều khiển bằng việc thay đổi các giá trị
điện áp đặt vào diode nên mạch phân cực đặc biệt phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
anten. Hình 1.13 và Hình 1.14 là ký hiệu và sơ đồ mạch tương đương của diode biến dung.
Trong sơ đồ mạch tương đương của diode biến dung, CJ (V) là điện dung tiếp xúc biến thiên
và Rs (V) là điện trở biến thiên của tiếp xúc PN. CP và LP là tham số điện dung ký sinh cố định
và điện kháng ký sinh khi tích hợp diode vào mạch.

Mặc dù có một số nhược điểm như đã đề cập ở trên, diode biến dung có ưu điểm chính
là tốc độ chuyển mạch nhỏ hơn 100 µs, được đánh giá là khá tốt mặc dù vẫn chậm hơn so với
diode PIN, kích thước của diode biến dung nhỏ. Ngoài ra, diode biến dung có khả năng giúp
anten tái cấu hình điều chỉnh băng tần hoạt động một cách liên tục. Diode biến dung được sử
dụng rộng rãi trong các ứng dụng vô tuyến [38], [58], [78].

1.7.3. Tái cấu hình anten sử dụng phần tử chuyển mạch quang

Chuyển mạch quang cũng là một giải pháp cho anten tái cấu hình. Một chuyển mạch
quang dẫn khi ánh sáng laser chiếu vào vật liệu bán dẫn làm cho các hạt điện tử nhảy từ vùng
hóa trị sang vùng dẫn để tạo nên miền dẫn điện. Ưu điểm của chuyển mạch quang đó là độ tin
cậy cao, việc kích hoạt tắt bật chuyển mạch quang bằng ánh sáng không sinh ra hài và không
làm méo tín hiệu do nó có đặc tính tuyến tính. Ngoài ra, chuyển mạch quang còn có ưu điểm
đó là khi tích hợp vào anten tái cấu hình thì không cần mạch phân cực như các chuyển mạch
điện, vì thế sẽ không sinh nhiễu, suy hao, méo đồ thị bức xạ. Đã có một số công trình công bố
về anten tái cấu hình sử dụng chuyển mạch quang [81], [82], [109], [116], [120], tuy nhiên,
chuyển mạch quang lại có nhược điểm là suy hao lớn (từ 0,5 đến 1,5 dB trong dải 1 GHz đến
10 GHz), yêu cầu hệ thống kích hoạt phức tạp và chi phí đắt nên không được sử dụng phổ
biến.

1.7.4. Tái cấu hình anten bằng thay đổi cấu trúc vật lý

Anten tái cấu hình có thể được thực hiện bằng cách thay đổi cấu trúc vật lý của thành
phần bức xạ để thay đổi đặc tính bức xạ [43], [110], [112]. Việc thay đổi cấu trúc vật lý có thể
đạt được bằng cách thay đổi từ trường, điện trường ngoài. Ưu điểm của phương pháp này là
không cần các chuyển mạch, không có sợi quang, không có mạch cấp điện làm ảnh hưởng đến
hoạt động của anten. Tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng rộng rãi do nhược điểm
của nó là đáp ứng chậm, giá thành cao, kích thước và độ phức tạp của anten tăng do phải sử
dụng cơ cấu tái cấu hình vào anten.

24
1.7.5. Tái cấu hình anten bằng thay đổi vật liệu

Anten tái cấu hình có thể thay đổi đặc tính bức xạ bằng cách sử dụng vật liệu có khả
năng thay đổi đặc tính bằng tác động bên ngoài như tinh thể lỏng, ferit. Ví dụ đối với tinh thể
lỏng, đặc tính của vật liệu này là không tuyến tính, hằng số điện môi của tinh thể lỏng có thể
được thay đổi dưới sự thay đổi của điện áp đặt bên ngoài để điều khiển hướng của các phân
tử tinh thể lỏng. Đối với vật liệu ferit thì có thể đặt một điện trường, từ trường bên ngoài để
làm thay đổi độ từ thẩm hoặc hằng số điện môi của vật liệu. Các anten tái cấu hình bằng cách
thay đổi vật liệu có ưu điểm là kích thước giảm, tuy nhiên, hiệu suất anten cũng bị giảm theo
[40], [63], [94].

1.7.6. Đánh giá các phương pháp tái cấu hình anten

Mỗi kỹ thuật được áp dụng cho anten tái cấu hình đều có những ưu nhược điểm riêng,
không thể kết luận được một phương pháp nào là ưu điểm nhất. Việc áp dụng kỹ thuật nào
mang lại hiệu quả cao nhất là tùy vào ứng dụng và nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, anten
tái cấu hình sử dụng các chuyển mạch điện là phổ biến hơn cả bởi nó có nhiều ưu điểm kết
hợp. Trong đó, như đã trình bày ở trên, diode PIN có ưu điểm về nguồn cấp điện bé, suy hao
thấp, độ cách ly tốt, giá thành rẻ và tốc độ chuyển mạch nhanh nhất trong tất cả các chuyển
mạch. Tốc độ chuyển mạch nhanh là một yếu tố rất quan trọng cho các ứng dụng vô tuyến,
đặc biệt là ứng dụng cho hệ thống vô tuyến nhận thức. Đây chính là lý do mà diode PIN được
lựa chọn để áp dụng cho tất cả các thiết kế được trình bày trong luận án này.

1.8. Các kỹ thuật tái cấu hình anten theo tần số


Tái cấu hình anten theo tần số sử dụng chuyển mạch RF có thể được thực hiện bằng
nhiều kỹ thuật khác nhau. Kỹ thuật thứ nhất để tái cấu hình anten theo tần số sử dụng chuyển
mạch RF là thay đổi hình dạng, mà chủ yếu là chiều dài của phần tử bức xạ. Kỹ thuật thứ hai
là tái cấu hình bằng cách thay đổi mạng phối hợp trở kháng cho anten. Cuối cùng, tái cấu hình
có thể được thực bằng cách thay đổi cấu trúc của anten. Ngoài ra, các kỹ thuật trên có thể được
áp dụng kết hợp để tái cấu hình anten theo tần số khi sử dụng chuyển mạch. Các chương tiếp
theo của luận án sẽ đề xuất các cấu trúc anten tái cấu hình theo tần số khác nhau áp dụng
những kỹ thuật trên, đồng thời đề xuất một kỹ thuật tái cấu hình anten theo tần số bằng cách
thay đổi mạng phối hợp trở kháng áp dụng cho anten PIFA.

1.8.1. Tái cấu hình anten dùng kỹ thuật thay đổi chiều dài phần tử bức xạ

Tái cấu hình anten theo kỹ thuật thay đổi phần tử bức xạ là kỹ thuật phân bố lại dòng bề
mặt của anten bằng cách thay đổi hình dạng hay độ dài của phần tử bức xạ của anten trong khi
cấu trúc tiếp điện vẫn giữ nguyên. Việc thay đổi hình dạng hay độ dài của phần tử bức xạ
25
thông thường được thực hiện bằng các chuyển mạch. Phần tử bức xạ của anten bao gồm các
phần tử con nối với nhau bởi các chuyển mạch RF. Ở các cấu hình khác nhau, một số phần tử
bức xạ con cạnh nhau được kết nối với nhau tạo ra phần tử bức xạ của anten khác nhau, trong
khi anten vẫn luôn có cùng một cấu trúc, chẳng hạn luôn là anten PIFA hoặc luôn là anten đơn
cực. Nguyên lý của kỹ thuật này đó là tần số cộng hưởng của anten phụ thuộc vào chiều dài
điện của phần tử bức xạ. Một ví dụ cho nguyên lý này đó là đối với anten PIFA, anten sẽ cộng
hưởng ở tần số mà một nửa bước sóng ở tần số đó xấp xỉ chiều dài điện của phần tử bức xạ.
Như vậy, giả sử người thiết kế muốn anten cộng hưởng ở tần số thấp hơn thì chỉ cần tăng
chiều dài bức xạ của anten tương ứng bằng một nửa bước sóng ở tần số mới. Ưu điểm của kỹ
thuật này là có thể tăng số lượng cấu hình anten theo yêu cầu. Việc kết nối các phần tử bức xạ
con lại với nhau giúp dễ dàng tạo ra các cấu trúc phần tử bức xạ phong phú, từ đó dễ dàng
điều chỉnh được tần số cộng hưởng mong muốn. Vì thế, từ trước tới nay kỹ thuật này được sử
dụng khá phổ biến trong các anten tái cấu hình [65], [9], [105], [107]. Tuy nhiên, mặt trái của
sự linh hoạt khi kết nối nhiều phần tử bức xạ con là tăng số lượng chuyển mạch RF, phần tử
thụ động gây ảnh hưởng đến hoạt động của anten. Một anten tái cấu hình theo tần số áp dụng
kỹ thuật này được trình bày trong chương 2 của luận án.

1.8.2. Tái cấu hình anten dùng kỹ thuật thay đổi mạng phối hợp trở kháng

Mạng phối hợp Anten


Z0
trở kháng

Hình 1.15. Mô hình phối hợp trở kháng cho đường truyền

Tái cấu hình anten theo kỹ thuật thay đổi mạng phối hợp trở kháng chính là thay đổi
hình dạng phần tử tiếp điện cho anten hay thay đổi trở kháng anten trong khi vẫn giữ nguyên
cấu trúc bức xạ [108], [29], [64], [69], [75]. Như vậy, anten vẫn luôn giữ nguyên cấu trúc khi
tái cấu hình sang các trạng thái khác nhau. Chẳng hạn, anten có thể hoạt động ở các cấu hình
khác nhau nhưng ở cả ba cấu hình đó luôn hoạt động ở cấu trúc anten đơn cực. Cũng giống
như tái cấu hình anten bằng thay đổi chiều dài phần tử bức xạ, kỹ thuật tái cấu hình anten bằng
cách điều chỉnh mạng phối hợp trở kháng cũng được thực hiện bằng cách tích hợp các chuyển
mạch RF vào mạng phối hợp trở kháng của anten. Một trong những kỹ thuật điều chỉnh phối
hợp trở kháng cho anten chính mắc thêm một mạng phối hợp trở kháng giữa anten và đường
truyền. Nếu chia anten thành hai phần, gồm phần bức xạ và phần dẫn điện thì anten có mô
hình như Hình 1.15. Mạng phối hợp trở kháng thường được thiết kế sao cho trở kháng nhìn
vào mạng phối hợp là Z0. Mạng phối hợp trở kháng có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng

26
một thanh truyền dẫn ngắn mạch hoặc hở mạch, gọi là dây chêm (thanh chêm) nối song song
với phần dẫn sóng ở một vị trí nhất định tính từ anten [88]. Ưu điểm của kỹ thuật tái cấu hình
anten bằng cách thay đổi mạng phối hợp trở kháng là giảm được sự phức tạp trong thiết kế.
Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có một hạn chế riêng. Hoạt động của anten thay đổi chỉ thông
qua thay đổi trong phối hợp trở kháng, do vậy các đặc tính hoạt động khác của anten cũng có
thể bị thay đổi theo. Chẳng hạn, khi thay đổi độ mạng cấp điện cho anten để tái cấu hình theo
tần số, đồ thị bức xạ của anten có thể sẽ bị thay đổi theo. Kỹ thuật này được áp dụng cho anten
đơn cực tái cấu hình theo tần số được đề xuất ở chương 3 trong luận án.

1.8.3. Tái cấu hình anten theo phương pháp thay đổi cấu trúc anten

Ngoài hai kỹ thuật tái cấu hình anten theo tần số như được đề cập ở trên, một phương
pháp khác để tái cấu hình anten đó là thay đổi cấu trúc của anten [9], [84], [106], [105]. Chẳng
hạn một anten có thể hoạt động được ở các cấu trúc khác nhau như anten đơn cực, PIFA, anten
vòng hay bất kỳ một cấu trúc anten nào khác. Việc thay đổi từ cấu trúc anten này sang cấu
trúc anten khác có thể được thực hiện bằng cách chèn vào anten các chuyển mạch RF. Cơ sở
của kỹ thuật tái cấu hình anten theo tần số bằng cách thay đổi cấu trúc anten chính là: mối
quan hệ giữa tần số cộng hưởng với kích thước và các tham số khác của các cấu trúc anten
khác nhau là không giống nhau. Chẳng hạn, đối với anten PIFA thì kích thước của phần tử
bức xạ xấp xỉ một phần tư bước sóng ở tần số cộng hưởng, trong khi anten lưỡng cực cộng
hưởng ở một nửa bước sóng. Kỹ thuật này có thể cho phép giảm nhỏ kích thước của anten, số
lượng phần tử chuyển mạch hoặc các phần tử thụ động. Tuy nhiên, việc kết hợp các cấu trúc
khác nhau trong cùng một anten cũng là một thách thức cho người thiết kế. Kỹ thuật này được
áp dụng trong anten tái cấu hình theo tần số được đề xuất ở chương 4 của luận án. Trong đề
xuất này, anten có thể hoạt động ở ba cấu hình khác nhau, với mỗi cấu hình là một cấu trúc
anten khác nhau, bao gồm anten PIFA, anten đơn cực và anten dạng vòng.

1.9. Kết luận chương 1


Đặc điểm chính của anten tái cấu hình chính là có khả năng thay đổi các đặc tính của nó
như tần số cộng hưởng, đồ thị bức xạ hay phân cực. Dựa vào đó, anten tái cấu hình có thể
được phân loại bao gồm anten tái cấu hình theo tần số, anten tái cấu hình theo đồ thị bức xạ,
anten tái cấu hình theo phân cực hay là anten tái cấu hình kết hợp các loại trên. Một số anten
tái cấu hình theo tần số, đồ thị bức xạ và phân cực được công bố trên thế giới cũng được phân
tích trong chương 1. Ngoài ra, chương 1 cũng đề xuất một anten tái cấu hình theo đồ thị bức
xạ hoạt động ở tần số trung tâm 5,8 GHz, có thể ứng dụng cho hệ thống thu phí tự động.

27
Với ưu điểm là độ linh hoạt cao, tăng khả năng chống nhiễu, giúp tiết kiệm phổ tần, tiết
kiệm công suất, giảm kích thước của thiết bị, anten tái cấu hình là một giải pháp tiềm năng
cho thông tin vô tuyến nhận thức. Ngoài ra, anten tái cấu hình cũng có nhiều ưu thế khi ứng
dụng vào các hệ thống thông tin vô tuyến như hệ thống MIMO, MIMO quy mô lớn, hệ thống
thông tin di động thế hệ mới, các hệ thống thông tin di động… Tuy nhiên, thách thức hiện nay
chính là việc tích hợp vào hệ thống vô tuyến cũng như thiết kế anten tái cấu hình có cấu trúc
đơn giản, kích thước nhỏ gọn, giảm số lượng chuyển mạch RF và linh kiện thụ động hoặc
giảm sự phức tạp của cơ cấu chuyển mạch được tích hợp vào anten.

Chương 1 trình bày chi tiết về các phương pháp tái cấu hình anten, bao gồm sử dụng các
chuyển mạch RF như chuyển mạch điện tử, chuyển mạch quang, bằng thay đổi cấu trúc vật lý
hay vật liệu. Đối với phương pháp tái cấu hình anten bằng phương pháp sử dụng chuyển mạch
RF, chương 1 cũng trình bày các kỹ thuật để tái cấu hình anten theo tần số bao gồm kỹ thuật
tái cấu hình anten bằng cách điều chỉnh độ dài của phần tử bức xạ, thay đổi mạng phối hợp
trở kháng và thay đổi cấu trúc anten. Các kỹ thuật tái cấu hình anten theo tần số là cơ sở để
phân tích, thiết kế các anten tái cấu hình được trình bày trong các chương tiếp theo của luận
án.

28
ANTEN TÁI CẤU HÌNH THEO TẦN SỐ SỬ
DỤNG KỸ THUẬT THAY ĐỔI CHIỀU DÀI PHẦN TỬ BỨC XẠ
2.1. Giới thiệu chương
Chương 2 trình bày một thiết kế anten đơn cực tái cấu hình theo tần số cấp điện kiểu
đồng phẳng. Anten đề xuất sử dụng chuyển mạch diode PIN để đạt được ba cấu hình khác
nhau, tạo ra ba băng tần khác nhau với các tần số cộng hưởng là 2,1 GHz, 2,6 GHz và 3,3 GHz
cho các ứng dụng khác nhau, bao gồm UMTS, LTE, và WiMax. Ưu điểm của anten là kích
thước nhỏ gọn, cấu trúc đơn giản và dễ chế tạo. Quá trình thiết kế anten cũng như các kết quả
mô phỏng cũng được trình bày chi tiết trong chương. Anten được chế tạo trên đế điện môi
FR4 và tham số |S11| của anten được đo đạc, kiểm chứng với kết quả mô phỏng.

Như được đề cập trong mục 1.8.1 của chương 1, việc thiết kế anten tái cấu hình có thể
dựa vào các cấu trúc truyền thống như bow-tie, đơn cực, hay các loại anten khác. Các anten
này cũng có thể được cấp điện dựa vào các phương pháp khác nhau, bao gồm cấp điện bằng
cáp đồng trục, cấp điện bằng đường truyền vi dải hoặc cấp điện bằng ống dẫn sóng đồng phẳng
CPW [3]. Anten cấp điện kiểu đồng phẳng CPW rất được các nhà thiết kế ưa dùng, ví dụ trong
[103], [59], [35] bởi cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo, không cần khoan lỗ và suy hao bức xạ thấp,
ngoài ra, cấu trúc ống dẫn sóng đồng phẳng mỏng góp phần làm nhỏ gọn cấu trúc của anten
[97]. Trong [103], các tác giả đã đề xuất một anten tái cấu hình cấp điện kiểu đồng phẳng với
tần số cộng hưởng nhỏ nhất là 2,4 GHz, tuy nhiên kích thước của anten khá lớn, lên tới
36 × 45 mm2 . Một anten cấp điện đồng phẳng khác [59] sử dụng hai chuyển mạch diode PIN
để đạt được hai cấu hình tần số khác nhau, ở 4,27 GHz và 3,36 GHz. Với anten này thì mặc
dù kích thước khá bé, tuy nhiên hệ số tăng ích cực đại ở tần số 3,36 GHz lại thấp, chỉ đạt 0,2
dBi. Trong [35], một anten cấp điện đồng phẳng khác cũng sử dụng chuyển mạch diode PIN
để đạt được hai cấu hình khác nhau gồm một cấu hình băng rộng và một cấu hình băng hẹp ở
tần số cộng hưởng trung tâm là 5,8 GHz. Tuy nhiên, kích thước tổng thể của anten là
60 × 69 mm2 , so với tần số hoạt động thì khá lớn. Kết hợp với ưu điểm của anten monople
là cấu trúc đơn giản và dễ chế tạo, trong phần này của luận án sẽ trình bày một anten đơn cực
tái cấu hình cấp điện đồng phẳng sử dụng diode PIN. Bằng cách chuyển mạch bốn diode PIN,
anten đạt được ba cấu hình hoạt động khác nhau với tần số cộng hưởng là 2,1 GHz, 2,6 GHz
và 3,3 GHz, tương ứng với hệ số tăng ích cực đại lần lượt là 1,4 dBi, 1,9 dBi và 1,9 dBi. Các
dải tần đạt được bao phủ cho các ứng dụng UMTS, LTE và WiMax.

29
2.2. Các bước thiết kế anten đơn cực tái cấu hình theo tần số cấp
điện đồng phẳng
Quá trình thiết kế anten bao gồm các bước như trong

Hình 2.1.

B1: Thiết kế anten đơn cực băng tần cố định


(f = 2,1 GHz)

B2: Điều chỉnh chiều dài phần tử bức xạ


Tính toán, điều chỉnh chiều dài của phần tử bức xạ thông qua các diode
PIN để anten cộng hưởng ở các tần số trung tâm
f = 2,6 GHz và f = 3,3 GHz

B3: Mô phỏng, tối ưu các tham số của anten bằng phần


mềm CST

Hình 2.1. Các bước thiết kế anten đơn cự c cấp điện đồng phẳng tái cấu hình
- Đầu tiên, một anten đơn cực cấp điện kiểu đồng phẳng được thiết kế cộng hưởng ở tần
số 2,1 GHz với băng thông đủ để bao phủ cho ứng dụng UMTS, với hệ số tăng ích không cần
thiết phải quá cao. Anten phải có kích thước tương đối nhỏ gọn để phù hợp cho các thiết bị
cầm tay.
- Tiếp theo, dựa vào nguyên lý thay đổi chiều dài bức xạ để thay đổi tần số cộng hưởng,
chiều dài điện của các phần tử bức xạ anten đơn cực được thêm, bớt bằng cách sử dụng các
chuyển mạch diode PIN nối giữa các phần tử bức xạ, các cấu trúc khác của anten bao gồm cấu
trúc cấp điện, kích thước tổng cộng được giữ nguyên không thay đổi. Bằng cách thay đổi trạng
thái của diode nhờ vào nguồn cấp điện một chiều, anten được tính toán để cộng hưởng ở các
tần số tiếp theo là 2,6 GHz và 3,3 GHz và băng thông đủ để bao phủ cho ứng dụng LTE,
WiMax. Để ngăn dòng một chiều, các tụ điện cũng được tích hợp vào anten và sẽ được mô tả
chi tiết ở phần sau.
- Băng thông hoạt động của anten được xác định là khoảng tần số mà |S11| nhỏ hơn hoặc
bằng mức -10 dB. Với anten chỉ tái cấu hình theo tần số, đồ thị bức xạ ở các cấu hình khác

30
nhau được thiết kế càng ít thay đổi càng tốt. Hiệu suất hoạt động của anten và góc mở của búp
sóng cũng được phần mềm tính toán.
- Anten được thiết kế và chế tạo trên đế điện môi FR4, là vật liệu dễ tìm kiếm và giảm
chi phí với hằng số điện môi xấp xỉ 4,4, hệ số tổn hao 0,02 và độ dày là 1,6 mm.
- Tham số của anten |S11| được đo đạc bằng máy phân tích mạng véc tơ để kiểm nghiệm
với kết quả mô phỏng anten trên phần mềm CST ở tất cả các trạng thái khác nhau.

2.3. Thiết kế anten monople tái cấu hình theo tần số cấp điện đồng
phẳng
2.3.1. Cấu trúc anten

Cấu trúc anten đơn cực tái cấu hình theo tần số có cấu trúc đối xứng. Anten gồm phần
cấp điện là ống dẫn sóng đồng phẳng như Hình 2.2. và các thanh bức xạ được in một mặt trên
lớp đế điện môi FR4 có độ dày là 1,6 mm. Phần bức xạ gồm các thanh được bẻ cong nhằm
giảm kích thước tổng của anten. Bốn diode PIN SMP1345 được sử dụng để ngắt hoặc nối giữa
các thanh bức xạ nhằm tạo ra ba cấu hình anten khác nhau. Giới hạn tần số của các PIN là từ
10 MHz đến 6 GHz, phù hợp với yêu cầu đối với băng tần thiết kế và có đặc điểm, sơ đồ tương
đương như đã đề cập trong mục 1.7.2 chương 1. Hai tụ điện ký hiệu là C1 và C2 có giá trị
33 pF được tích hợp vào anten để ngăn thành phần một chiều giữa các trạng thái từ nguồn
điện áp cung cấp cho diode PIN hoạt động. Cấu trúc và kích thước của anten được chú thích
như trên Hình 2.3.

2.3.2. Tính toán kích thước anten

Bước 1, phần cấp điện CPW cho anten được thiết kế như Hình 2.2. với độ dày của đế
điện môi là h, độ rộng khe hở là g và độ rộng của đường tiếp điện là Wf sao cho trở kháng đặc
trưng của đường truyền là 50  và thỏa mãn công thức (2.8):

g Wf h

Hình 2.2. Cấu trúc ống dẫn sóng đồng phẳng


30 𝐾(𝑘0′ )
𝑍0 = (2.1)
√𝜖𝑒𝑓𝑓 𝐾(𝑘0 )
trong đó,

31
(𝑟1 − 1) 𝐾(𝑘1 ) 𝐾(𝑘0′ )
𝑒 = 1 + (2.2)
2 𝐾(𝑘1′ ) 𝑘(𝑘0 )
và hàm K(k0), K(k’0), K(k1), K(k’1) là hàm tích phân elip đầy đủ với r1 là hằng số điện môi
xấp xỉ 4,4.
𝑊𝑓 (2.3)
𝑘0 =
𝑊𝑓 + 2𝑔

𝑘′0 = √(1 − 𝑘02 ) (2.4)

𝜋𝑊𝑓
sinh( )
4ℎ1
𝑘1 =
[(𝑊𝑓 + 2𝑔)] (2.5)
sinh{ }
4ℎ

𝑘′1 = √(1 − 𝑘12 ) (2.6)

Sau khi tính toán kích thước của phần cấp điện, kích thước của đường truyền được
điều chỉnh bằng phương pháp xẻ khe ở đường truyền để điều chỉnh trở kháng đường truyền
nhằm tăng độ phối hợp trở kháng [97].

Ở bước tiếp theo, chiều dài của phần tử bức xạ (d) ở mỗi trạng thái được điều chỉnh và
luôn xấp xỉ bằng một phần tư bước sóng ở tần số cộng hưởng cần thiết kế theo công thức sau
đây:

′𝑟 (2.7)
𝑑=
4

trong đó, ′𝑟 là bước sóng hiệu dụng tại tần số cần thiết kế 𝑓𝑟 , 𝑒 là hằng số điện môi hiệu
dụng, c0 là vận tốc ánh sáng và ′𝑟 được tính theo công thức sau:
𝑐0
′𝑟 = (2.8)
𝑓𝑟 √𝑒
Trong phần này, đầu tiên các kích thước của thanh bức xạ được tính toán thiết kế để
hoạt động được ở tần số 2,1 GHz cho ứng dụng UMTS. Sau đó, vị trí các diode được tối ưu
để tạo ra các thanh bức xạ có độ dài điện tương ứng với một phần tư bước sóng ở các tần số
2,6 GHz và 3,3 GHz.

32
Các kích thước chính của anten được tính toán theo công thức trên, các kích thước còn
lại sẽ được chọn và sau đó được mô phỏng và tối ưu bằng phần mềm CST Microwave kết hợp
với CST Design. Kích thước tổng của anten sau khi tối ưu là 24 × 34 × 1,6 mm3 và các giá
trị sau khi tối ưu cho anten đề xuất được chỉ ra ở Bảng 2.1.

Hình 2.3. Cấu trúc anten đơn cực tái cấu hình cấp điện kiểu đồng phẳng
Bảng 2.1. Kích thước chi tiết của anten đơn cực tái cấu hình theo tần số

Tham số W L wf ws a m s

Giá trị (mm) 24 34 3 3 1 1 0,6

Tham số g L1 L2 L3 L4 Lg

Giá trị (mm) 0,3 5,4 10 8,6 16 16

2.4. Nguyên lý hoạt động của anten đơn cực cấp điện đồng phẳng
tái cấu hình theo tần số
2.4.1. Các cấu hình anten

Nguyên lý hoạt động của anten tuân theo nguyên lý thay đổi chiều dài bức xạ để thay
đổi tần số cộng hưởng. Vì thế, để tái cấu hình anten, chiều dài của các thanh bức xạ thay đổi
bằng cách thay đổi trạng thái chuyển mạch của diode. Khi cấp cho diode một điện áp thuận
33
thì diode ở trạng thái “BẬT”, khi đó hai thanh bức xạ giữa diode này được nối với nhau làm
cho chiều dài điện của thanh bức xạ tăng lên. Ngược lại, khi cấp một điện áp ngược cho diode
thì diode ở trạng thái “NGẮT”, khi đó, hai thanh bức xạ sẽ ngắt kết nối với nhau làm giảm
chiều dài điện. Bằng cách này, chiều dài của thanh bức xạ thanh đổi để đạt được ba cấu hình
anten khác nhau, gọi là S1, S2, và S3. Trạng thái của diode được mô tả như trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2 Trạng thái hoạt động của diode PIN

Cấu hình D1 D2 D3 D4

S1 NGẮT NGẮT NGẮT NGẮT

S2 BẬT BẬT BẬT BẬT

S3 BẬT NGẮT BẬT NGẮT

(a) (b) (c)


Hình 2.4. Cấu hình tương đương ở từng trạng thái của anten:
(a) Cấu hình S1, (b) Cấu hình S2, (c) Cấu hình S3

Trong trạng thái S1, khi tất cả các diode ở trạng thái “NGẮT”, tần số cộng hưởng trung
tâm của anten là 2,1 GHz cho ứng dụng UMTS. Ngược lại, ở trạng thái S2, tất cả các diode
PIN “BẬT”, anten cộng hưởng ở tần số 2,6 GHz cho ứng dụng LTE. Ở cấu hình S3, cả hai
diode D2 và D4 “NGẮT”, trong lúc diode D1 và D3 “BẬT”, anten hoạt động ở chế độ đa
băng với tần số cộng hưởng trung tâm lần lượt là 2,1 GHz và 3,3 GHz cho các ứng dụng
UMTS và WiMax. Cấu hình tương đương từng trạng thái của anten được biểu diễn ở Hình
2.4.

2.4.2. Phân bố dòng bề mặt

Để giải thích rõ hơn hoạt động của anten ở các cấu hình khác nhau, phân bố dòng bề
mặt của các thanh bức xạ được chỉ ra ở Hình 2.5.

34
(a) (b) (c)
Hình 2.5. Phân bố dòng bề mặt của các thanh bức xạ ở các cấu hình khác nhau:
(a) Cấu hình S1 (b) Cấu hình S2 (c) Cấu hình S3

Hình 2.5 (a) biểu thị phân bố dòng bề mặt của anten ở trạng thái S1 ở tần số cộng hưởng
trung tâm là 2,1 GHz. Do các diode ngắt kết nối, dòng điện từ đường cấp điện CPW không đi
qua các diode mà đến phần tử bức xạ theo đường mũi tên. Trên Hình 2.5 (a), (b), (c) chỉ vẽ
minh họa đường mũi tên một bên, tuy nhiên anten này có cấu trúc đối xứng nên thực tế là
dòng điện cũng có hai nhánh đối xứng theo cấu trúc anten. Tổng chiều dài điện của phần tử
bức xạ trong cấu hình S1 là (3 ∗ a + L1 + L2 + 2 ∗ L3), xấp xỉ với một phần tư bước sóng ở
tần số 2,1 GHz. Ở cấu hình S2, dòng bề mặt đi qua tất cả các diode được thông như mũi tên
chỉ như Hình 2.5 (b), tổng chiều dài điện của phần tử bức xạ xấp xỉ một phần tư bước sóng ở
tần số 2,6 GHz và bằng (3 ∗ a + L1 + L2 + L3). Ở cấu hình S3, dòng điện đi từ CPW và qua
các diode được bật, bao gồm D1 và D3, tuy nhiên, dòng đến điểm nối với diode D1 và D3 thì
rẽ hai nhánh, một là qua diode với tổng độ dài điện của phần tử bức xạ là (a + L1 + L2) để
tạo ra tần số cộng hưởng 3,3 GHz, phần còn dòng điện đi tiếp theo mũi tên trên Hình 2.5 (c)
với tổng độ dài điện là (3 ∗ a + L1 + L2 + 2 ∗ L3) giống như ở cấu hình S1, tạo ra tần số cộng
hưởng 2,1 GHz. Vì vậy, ở cấu hình này anten hoạt động ở chế độ đa băng, ứng dụng cho băng
tần UMTS và WiMax.

Hình 2.6. Mẫu anten chế tạo


35
2. 5. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm
Sau khi được thiết kế và mô phỏng bằng phần mềm CST, anten được chế tạo trên nền
đế điện môi FR4 với hằng số điện môi xấp xỉ 4,4, hệ số tổn hao 0,02 và độ dày là 1,6 mm.
Hình ảnh mẫu anten đề xuất được chế tạo như trong Hình 2.6.

(a) Cấu hình S1

(b) Cấu hình S2

(c) Cấu hình S3


Hình 2.7 Kết quả đo và mô phỏng của mô-đun hệ số suy hao phản hồi ở ba cấu hình

36
Hệ số |S11| được tiến hành đo đạc bằng máy phân tích mạng véc-tơ để kiểm chứng với
kết quả mô phỏng. Hình 2.7 (a) - (c) thể hiện kết quả mô phỏng và đo đạc mô-đun hệ số suy
hao phản hồi ở cả ba trạng thái của anten tái cấu hình. Ở cấu hình S1 và S2 anten làm việc ở
trạng thái đơn băng còn ở cấu hình S3 anten hoạt động ở chế độ đa băng. Các cấu hình này có
tần số cộng hưởng 2,1 GHz, 2,6 GHz, 2,1/3,3 GHz với băng tần tương ứng là 200MHz (từ
1970 MHz đến 2170 MHz), 468 MHz (từ 2313 MHz đến 2781 MHz), 154 MHz (từ
1953 MHz đến 2107 MHz)/358 MHz (từ 3140 MHz đến 3498 MHz) tính với |S11| < -10 dB.
Dải tần hoạt động này hoàn toàn phù hợp ứng dụng UMTS, LTE và WiMax. Kết quả mô phỏng
được kiểm chứng thông qua đo đạc. Kết quả đo tham số |S11| cho thấy anten có khả năng hoạt
động ở ba cấu hình tần số khác nhau. Giữa kết quả đo và kết quả mô phỏng tham số |S11| có
sự tương đồng với nhau.

(a) Cấu hình S1: 2,1 GHz

(b) Cấu hình S2: 2,6 GHz

37
(c) Cấu hình S3: 2,1 GHz

(d) Cấu hình S3: 3,3 GHz


Hình 2.8. Đồ thị bức xạ 3D và 2D của anten trên mặt phẳng XZ và YZ ở ba cấu hình khác
nhau

Hình 2.8 (a) - (d) biểu diễn đồ thị bức xạ 2D và 3D của anten đề xuất ở 3 cấu hình khác
nhau. Kết quả mô phỏng cho thấy, đồ thị bức xạ của anten ở ba trạng thái tương đương nhau.
Hệ số tăng ích cực đại đạt 1,4 dBi ở cấu hình S1, đạt 1,9 dBi ở cấu hình S2 và 1,2 dBi/1,9 dBi
ở cấu hình S3.
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả mô phỏng của anten đề xuất
Tần số cộng
Cấu Băng thông Hệ số tăng ích Hiệu suất bức xạ
hưởng trung tâm
hình (MHz) cực đại (dBi) tổng (%)
(GHz)
S1 2,1 200 1,2 86
S2 2,6 468 1,9 95
2,1 154 1,2 85
S3
3,3 358 2,0 84
38
Bảng 2.3 tổng hợp các kết quả mô phỏng của anten tái cấu hình đề xuất ở ba cấu hình
S1, S2, S3, bao gồm tần số cộng hưởng trung tâm, băng tần hoạt động, độ tăng ích cực đại,
góc mở và hiệu suất bức xạ.

Bảng 2.4. Tham số anten tái cấu hình đề xuất và một số anten đã công bố

Tần số
Số cộng Hiệu suất Hệ số tăng ích Kích thước
Băng thông
Anten cấu hưởng tổng cực đại
(%) (mm3)
hình trung tâm (%) (dBi)
(GHz)

2,1 9,5 86 1,4


Anten
3 2,6 18 95 1,9 24 x 34 x 1,6
thiết kế
2,1 & 3,3 7,3 & 10,8 85 & 86 1,2 & 1,9

12,58 2,3 100 5,79


4,39 3,8 97 3,59
[103] 4
12,84 2,7 100 5,77 36 x 45 x 1,6
2,47 15 100 3,63

4,27 (không đề (không 1,3


[59] 2 14,5 x 12,8 x 1,52
3,36 cập) đề cập) 0,2

5,8
13,7
[35] 2 Băng rộng 45 2 60 x 69 x 1,6
120
(2 - 8)

1,8 & 5,4 (không đề 92 & 77 1,7 & 2,5


[50] 3 2,4 & 5,4 cập) 89 & 76 1,77 & 2,5 40 x 33 x 1,6
3,5 90 2,17

Bảng 2.4 biểu diễn tóm tắt các tham số của anten tái cấu hình đề xuất và một số anten
tái cấu hình đã công bố với dải tần hoạt động xấp xỉ hoặc cao hơn so với dải tần hoạt động của
anten đề xuất. Các anten tái cấu hình đã công bố đều dựa trên cấu trúc anten đơn cực, áp dụng
kỹ thuật tái cấu hình bằng giải pháp thay đổi kích thước của phần tử bức xạ và giữ nguyên cấu
trúc cấp điện bằng ống dẫn sóng đồng phẳng. Anten đề xuất có kích thước nhỏ hơn so với các
anten được công bố trong Bảng 2.4 (trừ anten trong [59]), tuy nhiên bị trả giá khi hệ số tăng
ích bị giảm. Ngược lại, anten trong [59] có kích thước nhỏ hơn anten đề xuất nhưng hệ số tăng

39
ích lại quá bé, hệ số tăng ích cực đại chỉ đạt 0,2 dBi ở tần số 3,36 GHz. Vì vậy, anten đề xuất
là một lựa chọn cho các ứng dụng cần dung hòa giữa kích thước và hệ số tăng ích. Ngoài ra,
việc tính toán kích thước của phần tử bức xạ để xác định tần số cộng hưởng ở mỗi cấu hình
cũng chưa được trình bày ở các công bố này.

2.6. Kết luận chương 2


Chương 2 đã trình bày các bước thiết kế cũng như các kết quả mô phỏng, đo đạc thực
nghiệm của anten đơn cực cấp điện đồng phẳng tái cấu hình theo tần số ứng dụng cho UMTS,
LTE và WiMAX. Anten thay đổi tần số cộng hưởng bằng phương pháp thay đổi chiều dài của
phần tử bức xạ sử dụng chuyển mạch diode PIN. Bằng cách thay đổi trạng thái của diode PIN,
anten có thể tái cấu hình để hoạt động ở ba cấu hình khác nhau với các tần số cộng hưởng
trung tâm là 2,1 GHz, 2,6 GHz, 3,3 GHz trong lúc đồ thị bức xạ gần như tương đương. Anten
đề xuất có cấu trúc đơn giản, nhỏ gọn với kích thước tổng là 24 × 34 mm2 . Với cấu trúc này,
tần số cộng hưởng của anten có thể được điều chỉnh để hoạt động ở các tần số mong muốn
khác. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm cho thấy, anten phù hợp cho các thiết bị cầm tay cho
các ứng dụng UMTS, LTE và WiMax.

40
ANTEN TÁI CẤU HÌNH THEO TẦN SỐ SỬ
DỤNG KỸ THUẬT THAY ĐỔI MẠNG PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG
3.1. Giới thiệu chương
Chương này đề xuất một kỹ thuật tái cấu hình theo tần số bằng cách thay đổi vị trí
“Shorting Pin” (SP) trong anten PIFA dẫn đến thay đổi phối hợp trở kháng cho anten. SP là
một thanh kim loại nối từ phần tử bức xạ đến mặt phẳng đất trong cấu trúc anten truyền thống.
Ngoài khả năng cho phép tăng số lượng cấu hình của anten một cách dễ dàng mà không phải
tăng kích thước của anten, kỹ thuật này giúp việc tái cấu hình anten PIFA theo tần số một cách
đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng cho tất cả các loại anten có cấu trúc PIFA để tái cấu
hình cho bất kỳ tần số mong muốn nào.

Áp dụng kỹ thuật tái cấu hình này, một anten MIMO PIFA 2 x 1 tái cấu hình theo tần
số được đề xuất cho ứng dụng GSM 900/GSM 850, GPS, GSM 800/GSM 1900 và UMTS với
kích thước của mỗi phần tử bức xạ nhỏ gọn, chỉ 15,5 mm x 21 mm, phù hợp với các thiết bị
cầm tay. Anten MIMO PIFA tái cấu hình sử dụng kỹ thuật thay đổi vị trí SP được đề xuất có
bốn cấu hình với các tần số trung tâm lần lượt là 0,85 GHz, 1,575 GHz, 1,9 GHz và 2,1 GHz.
Quá trình thiết kế anten cũng như các kết quả mô phỏng cũng được trình bày chi tiết trong
chương. Anten được chế tạo trên đế điện môi FR4 và mô đun tham số S của anten được đo
đạc, kiểm chứng với kết quả mô phỏng.

Ngoài ra, một cấu trúc anten tái cấu hình theo tần số thứ hai được trình bày trong
chương này dựa trên anten đơn cực có cấu trúc đơn giản và kích thước nhỏ gọn. Việc tái cấu
hình của anten được thực hiện bằng cách áp dụng kỹ thuật thay đổi mạng phối hợp trở kháng
cho anten kết hợp với sử dụng thay đổi chiều dài phần tử bức xạ. Cụ thể, cấu trúc của phần
dẫn sóng anten được tái cấu hình. Các thanh chêm được nối hoặc ngắt với phần dẫn sóng của
anten bằng các diode PIN làm cho mạng phối hợp trở kháng của anten thay đổi. Bằng cách
chuyển mạch các diode, anten có thể hoạt động ở bốn cấu hình khác nhau với mỗi cấu hình là
một băng tần đơn có tần số cộng hưởng trung tầm lần lượt là 2,4 GHz, 3,3 GHz, 5,1 GHz và
5,6 GHz với băng thông là 470 MHz (từ 2,28 GHz đến 2,75 GHz), 420 MHz (từ 3,12 GHz
đến 3,54 GHz), 1,42 GHz (từ 4,47 GHz đến 5,89 GHz) và 1,36 GHz (từ 4,93 GHz đến 6,29
GHz). Đồ thị bức xạ ở tất cả các cấu hình là tương đương nhau và hệ số tăng ích cực đại đạt
được là 1,5 dBi ở 2,4 GHz, 1,4 dBi ở 3,3 GHz, 2,8 dBi ở 5,1 GHz và 2,2 dBi ở 5,6 GHz. Quá
trình thiết kế và tính toán kích thước thanh chêm, vị trí nối các thanh chêm vào phần dẫn sóng
cũng như các kích thước khác của anten được trình bày chi tiết ở các phần tiếp theo của
chương. Anten được thiết kế, tính toán theo lý thuyết, mô phỏng tối ưu bằng phần mềm và sau

41
đó được chế tạo trên đế điện môi FR4 với kích thước nhỏ gọn, chỉ 40 x 40 x 1,6 mm3. Các kết
quả thực nghiệm chứng tỏ thiết kế anten đề xuất khả khi và phù hợp cho ứng dụng WLAN và
WiMax.

3.2. Anten PIFA tái cấu hình theo tần số bằng kỹ thuật dịch SP
Ưu điểm của anten PIFA là cấu trúc gọn nhẹ, giảm chi phí, hệ số hấp thụ đặc trưng
SAR (Special Absolution Rate) thấp [79]. Vì vậy, anten PIFA luôn được các nhà thiết kế sử
dụng cho các thiết bị cầm tay vô tuyến. Gần đây, có nhiều công trình về anten PIFA đơn tái
cấu hình [105], [107], [55] và MIMO [119], [20] được công bố. Anten trong [105] là một sự
kết hợp giữa hai chế độ là PIFA và anten vòng. Ưu điểm của anten này có thể hoạt động được
cho bốn băng tần khác nhau (GSM/DCS/PCS/WCDMA). Tuy nhiên, nhược điểm chính của
anten này là hệ số tăng ích cực đại của anten âm ở tất cả các băng tần. Băng thông hoạt động
của anten này được tính ở -6 dB cho ứng dụng GSM chỉ đạt 80 MHz. Hơn nữa, kích thước
của tấm nền có kích thước khá lớn (100 × 50 × 1,6 mm3). Anten PIFA tái cấu hình trình
bày trong [107] cũng có nhược điểm tương tự là băng thông hẹp còn anten trong [55] thì độ
dày lớn (9 mm). Đối với các anten MIMO tái cấu hình, hiện nay các công trình về loại anten
này còn hạn chế về số lượng. Trong [119] trình bày một anten MIMO hai cấu hình cho ứng
dụng WLAN. Anten trong [20] là anten tái cấu hình đa băng cho ứng dụng LTE bao gồm 2
phần tử PIFA với kích thước mỗi phần tử đơn là 5 × 125 × 1 mm3 được gắn trên mặt phẳng
đất là 260 × 200 × 1 mm3. Kích thước của anten là khá lớn cho thiết bị cầm tay.

Ngoài ra, các công trình về anten PIFA từ trước đến nay được đề cập ở trên đều sử
dụng kỹ thuật điều khiển tần số hoạt đồng bằng cách mở rộng chiều dài điện của phần tử bức
xạ. Điều này dẫn đến kích thước của anten lớn, đồng thời làm giảm sự độc lập giữa các cấu
hình của anten khi số lượng cấu hình tăng do độ dài của phần tử bức xạ của anten ở cấu hình
này phụ thuộc vào cấu hình khác. Một số công trình công bố khác đã áp dụng kỹ thuật thay
đổi mạng phối hợp trở kháng để tái cấu hình anten, nhưng đều tập trung vào các anten có cấu
trúc cấp điện vi dải [108], [29], [64], [69], [75].

Mục này sẽ trình bày một kỹ thuật tái cấu hình cho anten PIFA bằng phương pháp thay
đổi mạng phối hợp trở kháng anten, mà cụ thể là dịch SP của anten PIFA để điều chỉnh tần số
cộng hưởng. Đồng thời, một thiết kế anten PIFA tái cấu hình theo tần số áp dụng kỹ thuật này
cũng được đề xuất. Mục tiêu đề ra là thiết kế anten tái cấu hình theo tần số cho thiết bị thu
phát cầm tay dựa trên anten PIFA sử dụng chuyển mạch diode PIN với bốn cấu hình độc lập
nhau ứng dụng cho GSM 900/GSM 850, GPS 1575, GSM 1800/GSM 1900, UMTS (Universal
Mobile Telecommunication System). Bằng cách chuyển mạch diode PIN, anten có thể đạt
được bốn cấu hình tần số khác nhau với tần số cộng hưởng trung tâm là 0,85 GHz, 1,575 GHz,
42
1,85 GHz, 2,1 GHz, tương ứng với hệ số tăng ích cực đại là -1,33 dBi, 2,63 dBi, 3,0 dBi, 3,21
dBi và băng thông lần lượt là là 13,8%, 30,4%, 35,4% và 26,5%. Ngoài ra, các cấu hình có
thể điều khiển một cách độc lập nhau về tần số và số cấu hình có thể tăng thêm mà không ảnh
hưởng nhiều đến các cấu hình sẵn có của anten. Để đạt được các mục tiêu trên, kỹ thuật tái
cấu hình bằng cách thay đổi vị trí đặt các SP được đề xuất và áp dụng cho anten PIFA. So với
các anten đã công bố trong [8-17], anten đề xuất có kích thước nhỏ gọn hơn với kích thước
của phần tử bức xạ là 15,5 × 21 mm2 và tổng kích thước mỗi phần tử là
40 × 80,5 × 1,6 mm3. Hơn nữa, cấu trúc của anten đơn giản và có thể thiết kế cho các tần
số khác theo yêu cầu. Ngoài ra, mẫu anten PIFA tái cấu hình này được phát triển thành anten
MIMO tái cấu hình theo tần số để có thể ứng dụng trong các hệ thống MIMO trong tương lại.
Anten tái cấu hình MIMO gồm có 2 anten PIFA tái cấu hình đơn được đặt cách nhau một
khoảng cách bằng nửa bước sóng ở tần số 0,85 GHz. Kết quả về băng tần hoạt động, hệ số
tăng ích, đồ thị bức xạ gần giống với anten tái cấu hình đơn. Anten MIMO đạt được độ cách
ly tốt với tham số |S21| nhỏ hơn -20 dB ở tất cả băng tần hoạt động. Anten được thiết kế, chế
tạo trên chất nền FR4, hằng số điện môi là 4,4 và hệ số tổn hao là 0,02. Các tham số S được
đo đạc và kết quả thực nghiệm tương đối phù hợp với các kết quả mô phỏng trên phần mềm
CST.

3.2.1. Kỹ thuật tái cấu hình theo tần số cho anten PIFA

Kỹ thuật tái cấu hình theo tần số cho anten PIFA bằng kỹ thuật SP được đề xuất dựa
trên nguyên lý khoảng cách giữa SP và cổng cấp điện thay đổi làm thay đổi trở kháng của
anten. Điều này được giải thích thông qua mô hình mạch tương đương của một anten PIFA
truyền thống như Hình 3.1. SP đóng vai trò như là một điện cảm jX song song với trở kháng
của anten ZA. Khi thay đổi giá trị jX thì tổng trở kháng của cả hai phần tử song song ở mạch
này sẽ thay đổi. Do vậy, trở kháng của anten có thể được điều khiển thông qua khoảng cách
giữa cổng cấp điện và SP. Như vậy, tần số cộng hưởng của anten được điều khiển thông qua
vị trí của SP.

Hình 3.1. Mô hình mạch tương đương của anten PIFA


Nguyên lý này cũng được kiểm chứng lại thông qua kết quả mô phỏng trở kháng của
anten khi điều chỉnh vị trí SP thông qua phần mềm CST. Hình 3.2 là cấu trúc một anten PIFA
truyền thống được mô phỏng bằng phần mềm CST. Gọi khoảng cách giữa SP và cổng cấp

43
điện là D. Trở kháng của anten được khảo sát tại một tần số cố định bất kỳ khi D thay đổi.
Hình 3.3 biểu diễn trở kháng của anten thay đổi khi D thay đổi. Khi khoảng cách D giữa SP
và cổng cấp điện thay đổi từ 1 mm đến 11 mm thì trở kháng của anten tại tần số f = 2 GHz
thay đổi từ (6,34 + j51,64)  đến (37,33 + j21,87) . Theo đó, trở kháng của anten thay
đổi dẫn tới tần số cộng hưởng của anten cũng thay đổi theo. Hình 3.4 biểu diễn tần số cộng
hưởng của anten thay đổi khi điều chỉnh khoảng cách D đối với một anten PIFA truyền thống.

SP

Cổng tiếp điện

Hình 3.2. Cấu trúc anten PIFA truyền thống trong phần mềm CST

Hình 3.3. Trở kháng của anten PIFA tại tần số 2 GHz thay đổi theo D (từ 1 mm đến 11 mm)

44
Hình 3.4. Tần số cộng hưởng của anten PIFA thay đổi khi điều chỉnh D từ 1 mm đến 11 mm
3.2.2. Các bước thiết kế anten PIFA tái cấu hình theo phương pháp dịch SP

B1: Thiết kế anten PIFA đơn băng tần cố định


(f = 2,1 GHz)

B2: Điều chỉnh trở kháng anten


Dịch vị trí Shorting Pin để thay đổi khoảng cách D giữa Shorting Pin và
điểm tiếp điện -> Trở kháng anten thay đổi -> Khảo sát sự thay đổi tần số
cộng hưởng
-> Xác định D tương ứng f = 0,85 GHz, 1,575 GHz, 1,9 GHz, 2,1 GHz

B3: Thiết kế anten PIFA đơn tái cấu hình


Tạo 4 Shorting Pin và SP nối với đất bằng một diode PIN để
tái cấu hình anten

B4: Thiết kế anten MIMO tái cấu hình


Từ anten PIFA đơn tái cấu hình

Hình 3.5. Các bước thiết kế anten PIFA tái cấu hình

Quá trình thiết kế anten PIFA tái cấu hình được thực hiện theo các bước như trình bày
ở Hình 3.5. Đầu tiên, một anten PIFA đơn với cấu trúc nhỏ gọn được thiết kế hoạt động ở tần
số 2,1 GHz cho ứng dụng UMTS (Universal Mobile Telecommunication System). Tiếp theo,
vị trí của đường ngắn mạch (sau đây gọi là SP) sẽ được khảo sát ở các vị trí khác nhau để làm
cơ sở cho việc thiết kế anten tái cấu hình. Anten được tích hợp các chuyển mạch diode PIN
trên mặt phẳng đế nối với các SP. Khi chuyển mạch diode PIN thay đổi trạng thái, vị trí các
SP thay đổi dẫn đến trở kháng anten thay đổi. Với mỗi vị trí SP khác nhau, anten sẽ cộng
hưởng ở các tần số khác nhau. Bằng cách đó, anten có thể hoạt động ở các tần số mong muốn
khác nhau. Anten đơn tái cấu hình theo tần số được thiết kế cho thiết bị cầm tay phục vụ cho
ứng dụng GSM 900/GSM 850, GPS 1575, GSM 1800/GSM 1900 và UMTS. Cuối cùng, anten
MIMO tái cấu hình được phát triển dựa trên phần tử anten PIFA tái cấu hình được đề xuất.

45
Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết quá trình tính toán của anten PIFA đơn cố định, anten PIFA
tái cấu hình và anten PIFA MIMO tái cấu hình theo tần số bằng phương pháp dịch SP.

3.2.3. Thiết kế anten PIFA đơn có băng tần hoạt động cố định

Đầu tiên, một anten đơn PIFA đơn có băng tần cố định cho ứng dụng UMTS được
thiết kế. z
x
z
x
Y z
x
Y

Y
Y

(a)
PhầnPhần
Đế điện
Đế điện tử tửCổng
Cổng
cấpcấp
bức
xạ xạ điệncấp
môi Đế điệnbứcPhần
môi tử điện
Cổng
Đếmôi
điện Phần tử Cổng
bức xạ điệncấp
môi bức xạ điện
Đường cấp Đất
điện
Đường cấpcấp
Đường Đất
Đất
điệncấp
Đường điện Đất
điện

l3 (b)
l3
l3
l4 l4

l3
l l
L=21mm

5
L=21mm

5
l4

ls5 s1
L=21mm

l4

l
L=21mm

5l
l1

w
s

l2
s l1

w
l2
l1

W=15.5mm
w w
W=15.5mm
l2 l2
W=15.5mm
W=15.5mm (c)
22.5 mm 58 mm
22.5 mm 58 mm

22.5 mm 58 mm
mm
40mm

22.5 mm 58 mm
Mặt
Mặt phẳng
40 mm 40

phẳng
đất
đất
Đường cấp
Đường cấp
40 mm

điện
điện Mặt phẳng
đất
Mặt phẳng
Đường cấp
đất
điện
Đường cấp
điện (d)

46
Hình 3.6. Cấu trúc của anten PIFA băng tần cố định: (a) Cấu trúc tổng thể, (b) Mặt bên
cạnh, (c) Phần tử bức xạ (mặt trên), (c) Mặt dưới

Cấu trúc anten bao gồm một đường bức xạ vi dải được in trên mặt đế điện môi và mặt
phẳng đất ở phía mặt dưới. Phần tử bức xạ và mặt phẳng đất được nối với nhau thông qua
đường xuyên lỗ qua đế điện môi, gọi là các đường SP. Theo cấu trúc anten PIFA truyền thống,
phần tử bức xạ được đặt cách mặt phẳng đất một khoảng cách nhất định bằng độ cao của
đường SP. Tuy nhiên, nhằm giảm kích thước của anten bằng cách giảm độ cao của anten, các
đường SP này được bẻ gập lại như trong Hình 3.6. Một phần của đường SP này sẽ nằm dưới
đế điện môi và được tận dụng thành đường cấp điện cho diode PIN. Hình 3.6 (c), (d) chỉ ra
kích thước chi tiết của anten. Kích thước tổng của phần tử bức xạ hình chữ nhật là W × L.
Giá trị khởi tạo ban đầu L và W được tính toán theo công thức (3.2):

0
L+W= (3.1)
4√eff

trong đó, 0 là bước sóng trong không gian tự do ở băng tần UMTS, 𝑒𝑓𝑓 là hằng số điện môi
hiệu dụng. Nhằm giảm nhỏ kích thước phần tử bức xạ của anten mà vẫn đảm bảo tổng chiều
dài điện của phần tử bức xạ xấp xỉ một phần tư bước sóng ở tần số thiết kế, các khe xẻ rãnh
được chèn vào phần tử bức xạ. Việc chèn các khe xẻ rãnh này sẽ giữ được tổng chiều dài bức
xạ của phần tử anten không đổi khi kích thước tổng của phần tử bức xạ bị giảm nhỏ. Các tham
số này sau đó được tối ưu bằng phần mềm CST đạt kết quả cuối cùng là W × L =
15,5 × 21 mm2. Kích thước của SP là w = 1. Anten được thiết kế trên đế điện môi FR4 với
kích thước là 40 × 22,5 × 1,6 mm3. Hằng số điện môi là ɛ = 4,4, độ dày h = 1,6 mm và
hệ số tổn hao là tan = 0,02. Mặt phẳng đế là một lớp kim loại với kích thước là
58 × 40 mm2. Ở phía sau của đế điện môi, một đường cấp điện với độ rộng w = 1mm được
dùng để khi phát triển thành anten tái cấu hình, nó sẽ cấp điện cho diode PIN chuyển mạch.

47
(a)

(b)
Hình 3.7. Kết quả mô phỏng của anten PIFA tần số cố định
(a) Mô-đun hệ số suy hao phản hồi
(b) Đồ thị bức xạ 2D (mặt phẳng XZ và YZ)

Kích thước chi tiết của anten sau khi được tối ưu bằng phần mềm CST được chỉ ra ở
trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kích thước của anten PIFA băng tần cố định

Tham số W L w l1 l2 l3 l4 l5 s

Giá trị (mm) 15,5 21 1 11,8 3,5 10 5,3 8,2 1

48
3.2.4. Điều khiển tần số cộng hưởng

Đối với cấu trúc anten PIFA này, kết quả mô phỏng chỉ ra rằng trở kháng của anten
PIFA thay đổi theo khoảng cách giữa vị trí tiếp điện và SP. Vì vậy, tần số cộng hưởng của
anten PIFA có thể dược điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí của SP. Sau khi anten PIFA được
thiết kế xong cho ứng dụng UMTS, các vị trí SP khác nhau được xác định để đạt được tần số
hoạt động mong muốn. Vị trí SP này được dịch tới các vị trí khác nhau trên phần tử bức xạ.
Để hoạt động ở 4 dải tần số khác nhau (tần số trung tâm là 850, 1575, 1900, và 2100 MHz),
các vị trí của SP được đặt tại các điểm tương ứng là P1(x1, y1), P2(x2, y2), P3(x3, y3), và
P4(x4, y4) như trên Hình 3.8 và vị trí tọa độ của các điểm được chỉ ra trên Bảng 3.2.

Hình 3.8. Vị trí của các SP trên phần tử bức xạ

Bảng 3.2. Vị trí SP của anten PIFA tần số cố định

Vị trí SP Giá trị (mm, mm)

P1(x1,y1) ( −7,75, 14)

P2(x2,y2) (7,75, 14)

P3(x3,y3) (7,75, 10)

49
P4(x4,y4) (7,75, 5)

Hình 3.9 chỉ ra kết quả mô phỏng mô-đun hệ số suy hao phản hồi khi SP được chuyển
tới các vị trí trên. Có thể thấy rằng, tần số cộng hưởng của anten được điều chỉnh phụ thuộc
và vị trí SP. Ở 4 vị trí này, anten có thể hoạt động ở 4 dải tần số khác nhau cho các ứng dụng
GSM 850, GPS 1575, GSM 1800/GSM 1900, và UMTS.

Hình 3.9. Kết quả mô phỏng mô-đun hệ số suy hao phản hồi khi dịch SP ở các vị trí khác
nhau
3.2.5. Thiết kế anten PIFA MIMO tái cấu hình theo tần số

3.2.5.1. Thiết kế một phần tử anten PIFA tái cấu hình

Trong mục này sẽ trình bày về một phần tử anten PIFA tái cấu hình theo tần số được
phát triển từ anten đề xuất trình bày ở trên. Anten PIFA đơn tái cấu hình theo tần số có cùng
cấu trúc như anten băng tần cố định đề xuất ở trên. Tuy nhiên, thay vì chỉ có một SP, anten
đơn tái cấu hình theo tần số có bốn SP, gọi là SP1, SP2, SP3, và SP4, được đặt ở vị trí P1(x1,
y1), P2(x2, y2), P3(x3, y3), và P4(x4, y4) như được mô tả ở mục và Bảng 3.3. Giá trị y trong
Bảng 3.3 chênh lệch so với giá trị trong Bảng 3.1 do cần phải có một khoảng cách nhất định
cho các tụ điện để ngăn dòng một chiều cấp cho diode hoạt động. Tuy nhiên sự chênh lệch
này là không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến tần số cộng theo mục tiêu ban đầu đề ra.

50
Bảng 3.3. Vị trí SP của anten PIFA đơn tái cấu hình

Vị trí SP Giá trị, mm, mm

P1(x1,y1) (−9,8, 14)

P2(x2,y2) (9,8, 14)

P3(x3,y3) (9,8, 10)

P4(x4,y4) (9,8, 5)
x2 = x3 = x4 = x1
x2 = x3 = x4 = x1
y4y4

SP4
SP4
y3y3
y2y=2 y=1y1

SP3
SP3

SP2
SP2 SP1
SP1
:Capacitor
Tụ điện

(a)
:Diode
:Diode

phẳng đất
Mặtphẳng
Mặt
Mặtđất
phẳng
D4 đất
D4

D3
D3
D1
D2 D1
D2

(b)
Hình 3.10. Anten PIFA tái cấu hình theo tần số: (a) Mặt trên, (b) Mặt dưới

Hình 3.10 (a), (b) thể hiện mặt trên và mặt dưới của anten PIFA tái cấu hình theo tần
số. Để đạt được tái cấu hình theo tần số, anten sử dụng bốn diode PIN SMP1345 được đặt ở
phía sau đế điện môi. Các diode này chú thích trên hình là D1, D2, D3 và D4. Chúng được
tích hợp giữa đường cấp điện và các SP1, SP2, SP3 và SP4. Các SP này nối hoặc ngắt với mặt
phẳng đất phụ thuộc vào trạng thái của diode PIN. Bốn tụ điện có giá trị 4,7 pF được đặt ở
giữa các SP và phần tử bức xạ ở mặt trên của đến điện môi để ngăn dòng một chiều. Nguồn

51
một chiều này có tác dụng điều khiển trạng thái đóng ngắt của các diode PIN. Sơ đồ tương
đương của diode PIN và mạch điều khiển trạng thái được trình bày ở Hình 3.11 (a), (b).
Bằng cách chuyển mạch các diode PIN, anten đạt được bốn cấu hình tần số khác nhau, gọi là
S1, S2, S3, S4. Ở mỗi cấu hình, chỉ một diode PIN ở trạng thái BẬT còn tất cả ở trạng thái
OFF. Điều này có nghĩa là, ở mỗi trạng thái chỉ có một SP nối phần tử bức xạ với mặt phẳng
đất. Hay nói cách khác, trong mỗi trạng thái thì chỉ có một SP là có tác dụng đối với anten.
Các trạng thái bật (ON) và tắt (OFF) của diode PIN tương ứng với các SP được mô tả như ở
Bảng 3.4.

` 0.45nH
0.45nH `

2 ` 0.2pF ` 7k

ON state
BẬT OFF
NGẮTstate
(a)

Antenna Antenna
(Shorting Pin) PIN Diode
(Bias line)

470 nH 470 nH

330 
Switch

DC source
(5V)

(b)

Hình 3.11. (a) Sơ đồ tương đương, (b) Mạch cấp điện cho diode PIN

52
Bảng 3.4. Trạng thái của diode PIN

Trạng
SP được nối D1 D2 D3 D4
thái

S1 SP1 1 0 0 0

S2 SP2 0 1 0 0

S3 SP3 0 0 1 0

S4 SP4 0 0 0 1

(a)

(b)

53
(c)

(d)
Hình 3.12. Phân bố dòng bề mặt của anten đơn tái cấu hình ở các trạng thái
(a) S1: 0,85 GHz, (b) S2: 1,57 GHz,( c) S3: 1,9 GHz,( d) S4: 2,1 GHz

Để giải thích hoạt động của anten PIFA tái cấu hình, phân bố dòng bề mặt được mô
phỏng và trình bày ở Hình 3.12 (a) - (d) ở các tần số 0,85 GHz, 1,57 GHz, 1,9 GHz và 2,1 GHz.
Dễ dàng thấy rằng, dòng bề mặt phân bố mạnh nhất qua các SP nối với diode PIN ở trạng thái
BẬT ở mỗi cấu hình. Hơn nữa, chiều dài điện của phần tử bức xạ ở mỗi cấu hình là khác nhau.
Điều này có nghĩa là vị trí của các SP ảnh hưởng trực tiếp đến tần số cộng hưởng ở mỗi cấu
hình. Anten PIFA đơn tái cấu hình sau khi thiết kế được chế tạo trên nền FR4. Hình 3.13 là
mẫu anten được chế tạo với kích thước của phần tử bức xạ nhỏ, chỉ 15,5 × 21 mm2.

54
Hình 3.13. Hình ảnh của mẫu anten PIFA đơn tái cấu hình

Hình 3.14. Kết quả mô phỏng và đo mô-đun hệ số phản xạ của anten PIFA tái cấu hình theo
tần số ở các cấu hình
Kết quả mô phỏng và đo đạc mô-đun hệ số suy sao phản hồi của anten tái cấu hình
được chỉ ra ở Hình 3.14. Có thể thấy rằng mỗi cấu hình anten hoạt động ở dải đơn tần. Anten
này có thể hoạt động ở bốn cấu hình tương ứng với bốn băng tần khác nhau. Băng thông ở
mức -10 dB là 110 MHz (từ 0,742 MHz đến 0,852 MHz), 459 MHz (từ 1.279 MHz đến 1.734
MHz), 591 MHz (từ 1.375 MHz đến 1.966 MHz) và 549 MHz (từ 1.800 MHz đến 2.350
MHz). Nếu tính băng thông theo đơn vị phần trăm thì băng thông ở các cấu hình lần lượt là
13,8%, 30,4%, 35,4% và 26,5%. Độ rộng băng thông phù hợp cho các ứng dụng GSM
55
900/GSM 850, GPS 1575, GSM 1800/GSM 1900 và UMTS. Hình 3.14 cũng so sánh giữa kết
quả mô phỏng và kết quả đo của tham số |𝑆11|. Có thể thấy rằng, kết quả mô phỏng và đo tham
số |𝑆11| khá tương đồng ở cấu hình S1, S2 và S4. Tuy nhiên, ở cấu hình S3, tần số cộng hưởng
trung tâm đo đạc lệch so với mô phỏng. Nguyên nhân của sự sai lệch này có thể do dây cấp
nguồn một chiều được hàn nối thủ công để điều chỉnh trạng thái chuyển mạch cho diode. Các
dây cấp nguồn cho các cấu hình khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tần số cộng hưởng khi thực hiện
phép đo. Khi ứng dụng anten tái cấu hình vào các thiết bị thu phát, các phần tử gồm diode, tụ
điện, dây cấp nguồn một chiêu và anten phải được tích hợp vào trong một mạch để giảm sai
số.

Đồ thị bức xạ trên mặt phẳng XZ và YZ của anten với bốn cấu hình khác nhau được
thể hiện trên Hình 3.15 (a) - (d).

(a) (b)

(c) (d)

Hình 3.15. Đồ thị bức xạ 2D (mặt phẳng XZ, YZ) ở bốn cấu hình tương ứng với bốn tần số:

56
(a) 0,85 GHz, (b)1,57 GHz, (c)1,9 GHz, (d) 2,1 GHz

Bảng 3.5. Tóm tắt thông số của anten PIFA đơn tái cấu hình

Trạng thái hoạt động S1 S2 S3 S4

Tần số cộng hưởng (GHz) 0,85 1,575 1,9 2,1

13,8 35,4
30,4 26,5
Băng thông ở -10 dB (%), ứng dụng GSM 900/ GSM 1800/
GPS UMTS
GSM 850 GSM 1900

Hệ số tăng ích cực đại (dBi) (dBi) -1,33 2,63 3,00 3,21

Hiệu suất bức xạ (%) 40 95 89 89

3.2.5.2. Anten MIMO tái cấu hình theo tần số

Cổng cấp điện

Đất Đất

d = λ/2 = 70 mm
Cổng cấp điện
(a)
d = λ/2 = 70 mm

Cổng cấp Cổng cấp điện


điện

Đất Đất

(b)

Hình 3.16. Anten PIFA MIMO 2 × 1 tái cấu hình theo tần số với hai phương án sắp xếp

57
Mục này trình bày một thiết kế anten MIMO PIFA tái cấu hình theo tần số. Anten
MIMO gồm hai phần tử anten đơn tái cấu hình như đề xuất trong mục 3.2.5.1. Hai phần tử
trong anten MIMO hoạt động song song và cùng cấu hình với nhau để tạo ra một cấu hình
tương ứng. Ví dụ, phần tử thứ nhất ở cấu hình S1 thì phần tử thứ 2 cũng ở cùng cấu hình này.
Với bốn trạng thái của hai phần tử, anten MIMO cũng đạt được bốn cấu hình tương ứng bằng
cách chuyển mạch các diode PIN ở hai phần tử. Anten MIMO được đặt cách nhau một khoảng
cách giữa hai cổng tiếp điện bằng nửa bước sóng ở tần số 2,1 GHz và bằng 0,2 lần bước sóng
ở tần số 0,9 GHz theo hai cách như ở Hình 3.16 (a) hoặc (b). Tuy nhiên phương pháp đặt anten
theo Hình 3.16 (a) được sử dụng do tham số |S21| mô phỏng có kết quả tốt hơn. Ở tất cả các
cấu hình anten đều đạt được độ cách ly tốt giữa hai phần tử, với |S21| < -20 dB ở tất cả các
băng tần hoạt động. Hình 3.17 (a) – (d) biểu diễn kết quả mô phỏng và kết quả đo của tham
số |S11| và |S21|.

(a)

58
(b)

(c)

(d)
Hình 3.17. Kết quả đo và mô phỏng tham số S của anten MIMO tái cấu hình ở các trạng
thái: (a) S1, (b) S2, (c) S3, (d) S4

(a) (b)

59
(c) (d)
Hình 3.18. Đồ thị bức xạ của anten MIMO tái cấu hình (mặt phẳng XZ và YZ)
ở bốn trạng thái: (a) S1, (b) S2, (c) S3, (d) S4
Anten tái cấu hình MIMO có thể ứng dụng cho các băng tần tương ứng như anten đơn
tái cấu hình đã đề cập ở trên. Tần số cộng hưởng của các băng tương ứng là 0,85 GHz, 1,575
GHz, 1,9 GHz, 2,1 GHz. Anten được phối hợp trở kháng tốt ở cả bốn cấu hình. Kết quả đo và
mô phỏng của tham số |S11| tương đối giống nhau ở tất cả các cấu hình. Kết quả đo |S21| nhỏ
hơn -20 dB ở tất cả cấu hình cho thấy anten có hệ số tương hỗ tốt. Các cấu hình S2, S3, S4
cũng cho kết đo và mô phỏng |S21| khá tương đồng nhau. Tuy nhiên, kết quả đo tham số |S21|
ở cấu hình S1 có sự sai lệch so với kết quả mô phỏng. Nguyên nhân sai lệch có thể do phòng
đo có nhiều có nhiều thiết bị thu phát ở dải tần số này, dẫn đến ảnh hưởng lên mẫu anten đo.

Hình 3.18 (a) – (d) chỉ ra đồ thị bức xạ 2D trên mặt phẳng YZ và XZ của anten MIMO
ở bốn cấu hình khi kích hoạt một phần tử (phần tử bên trái của Hình 3.16 (a)). Có thể thấy
rằng, ở các cấu hình đồ thị bức xạ tương đối giống nhau. Hệ số tăng ích cực đại của anten
MIMO khi kích hoạt một phần tử lần lượt là -1,6 dBi, 2,8 dBi, 3,02 dBi và 3,56 dBi tương
ứng với các cấu hình S1, S2, S3 và S4. Bảng 3.6 trình bày tóm tắt các kết quả mô phỏng của
anten MIMO tái cấu hình, bao gồm tham số tần số cộng hưởng, băng thông, hệ số tăng ích và
hiệu suất.

Bảng 3.6. Tóm tắt thông số của anten MIMO tái cấu hình

Trạng thái hoạt động S1 S2 S3 S4

Tần số cộng hưởng (GHz) 0,85 1,575 1,9 2,1

Băng thông ở -10 dB (MHz) 117 475 565 547

60
(từ 750 đến (từ 1.284 (từ 1.405 đến (từ 1.790 đến
867) đến 1.759) 1.965) 2337)

Hệ số tăng ích cực đại (dBi) -1,60 2,80 3,02 3,56


Hiệu suất bức xạ (%) 41 95 90 95

3.2.6. Thảo luận và đánh giá

Bằng cách thay đổi vị trí SP dẫn đến khoảng cách giữa SP và cổng tiếp điện thay đổi,
tần số cộng hưởng của anten PIFA được điều chỉnh một cách dễ dàng. Kỹ thuật tái cấu hình
anten bằng cách thay đổi vị trí SP được đề xuất trong luận án có thể áp dụng cho tất cả các
loại anten có cấu trúc PIFA để tái cấu hình cho bất kỳ tần số mong muốn nào. Ngoài tính đơn
giản, kỹ thuật này còn cho phép tăng cấu hình lên một số lượng nhất định mà vẫn giữ nguyên
kích thước anten và không làm anten trở nên phức tạp hơn.

Áp dụng kỹ thuật tái cấu hình theo tần số cho anten PIFA được đề xuất, một anten
PIFA tái cấu hình theo tần số đã được thiết kế để hoạt động được ở bốn cấu hình khác nhau,
ứng dụng cho GSM 900/GSM 850, GPS 1575, GSM 1800/GSM 1900 và UMTS với băng
thông tương ứng là 13,8%, 30,4%, 35,4% và 26,5%. Đồ thị bức xạ của các cấu hình anten gần
như không thay đổi nhiều. Đặc điểm của anten PIFA khi ứng dụng cho các thiết bị cầm tay là
mặt phẳng đất thường được lợi dụng là vỏ thiết bị. Do đó, các nhà thiết kế anten thường quan
tâm đến giảm nhỏ kích thước cho phần tử bức xạ, mặt phẳng đất được lựa chọn phù hợp với
các thiết bị mà anten được tích hợp vào. Với anten PIFA tái cấu hình đề xuất, kích thước của
phần tử bức xạ rất nhỏ gọn, chỉ 15,5 × 21 mm2 và tổng kích thước hoàn toàn phù hợp với các
thiết bị như máy tính xách tay, máy tính bảng.

Bảng 3.7. So sánh một phần tử anten PIFA đề xuất với các anten PIFA tái cấu hình đã công bố

Tần số Hiệu Hệ số
Số Kích thước
cộng suất tăng ích
Anten cấu Băng thông %, (MHz) phần tử bức xạ Ghi chú
hưởng bức xạ cực đại
hình (mm3)
(GHz) (%) (dBi)
0,85 16,1 % (774 - 915) 40 -1,33
Băng
Anten 1,575 23,17 % (1332 - 1692) 95 2,63 thông
4 15,5 x 31 x 1,6
đề xuất tính ở
-10 dB
1,9 31,6 % (1401 - 1995) 89 3,0

61
2,1 39,23 % (1491 - 2295) 89 3,21

0,920 8,7 % (880 - 960 MHz) -3,89 đến Băng


-
1,820 21,5 % (1.620 - 2.010 MHz) -2,53 thông
[105] 2 10 x 44 x1,6
-4,84 đến tính ở -
2,100 14,3 % (1950 - 2250 MHz) - 6 dB
-2,37
7,29 % (1.850 - 1.990)
1,95; 93 2,84
12,3 % (5.150 - 5.830)
5,5 91 1,49 Băng
thông
[55] 3 1,95; 12,68 % (1.920 - 2.018) 89 2,81 12 x 15 x 9
tính ở
5,5 12,3 % (5.150 - 5.830) 91 1,49
-6 dB
1,95; 7,29 % (1.850 - 1.099) 93 2,84
3,5; 9,66 % (3.350 - 3.690) 63 1,25

0,85 8,78 % (824 - 900)


-0,89 Băng
đến 1,48 thông
[107] 2 30 x 10 x 0,6
0,97 đến tính ở
1,9 46,33 % (1.700 - 2.725) -6 dB
2,61

Bảng 3.7 so sánh một số tham số của anten PIFA đơn đề xuất với một anten PIFA tái
cấu hình theo tần số đã công bố. Các anten đã công bố đều có tần số hoạt động thấp nhất lớn
hơn tần số hoạt động thấp nhất của anten đề xuất. So với các anten PIFA trong [103], [52],
anten đề xuất có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều, hệ số tăng ích cực đại ở mỗi cấu hình có tần
số tương đương cũng cao hơn. Anten trong [107] thì có kích thước nhỏ hơn anten đề xuất, tuy
nhiên anten chỉ hoạt động ở hai cấu hình. Đặc biệt, băng thông của anten đề xuất được tính ở

mức |S11| < -10 dB nhưng vẫn cao hơn so với băng thông của các anten đã công bố trong [103],
[52] và [107] với mức |S11| < -6 dB. Có thể thấy rằng, anten đề xuất có kích thước nhỏ gọn
mà vẫn đảm bảo được số lượng cấu hình cao, băng thông được cải thiện và hệ số tăng ích chấp
nhận được. Bên cạnh những ưu điểm trên, một hạn chế của anten đề xuất là hệ số tăng ích ở
cấu hình S1 (tần số cộng hưởng trung tâm là 0,85 GHz) thấp hơn nhiều so với các cấu hình
còn lại. Nguyên nhân là do kích thước của anten nhỏ gọn và không đổi ở bốn cấu hình, do vậy
khi tần số của anten giảm xuống thì dẫn đến hệ số tăng ích sẽ giảm. Ngoài ra, vị trí của SP so
với vị trí cấp điện cũng ảnh hưởng đến hệ số tăng ích của anten. Hướng để nâng cao hệ số
tăng ích cho cấu hình S1 của anten đề xuất là thay đổi phía đặt vị trí SP cho cấu hình này so
với vị trí cấp điện và tối ưu lại ví trí đặt SP.

62
3.3. Anten đơn cực tái cấu hình theo tần số sử dụng kỹ thuật thay
đổi mạng phối hợp trở kháng
Bên cạnh anten PIFA, anten đơn cực cũng là một lựa chọn tối ưu cho hệ thống thông
tin vô tuyến bởi các ưu điểm của nó như băng thông rộng, đồ thị bức xạ đẳng hướng, cấu trúc
đơn giản nhỏ gọn và dễ dàng chế tạo [85]. Các anten đơn cực tái cấu hình đã được công bố
khá nhiều từ trước tới nay [108], [52], [115], [31]. Anten đề xuất trong [108] sử dụng kỹ thuật
thay đổi mạng phối hợp trở kháng với ưu điểm là kích thước nhỏ gọn. Tuy nhiên, chuyển
mạch điện sử dụng cho tái cấu hình là diode biến dung. Hạn chế của diode biến dung là công
suất tiêu thụ lớn, điện áp điều khiển cao, điện dung C được điều khiển bởi giá trị điện áp đặt
vào diode. Điều làm cho mạch phân cực của anten trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động
của anten. Các anten đơn cực tái cấu hình theo tần số sử dụng kỹ thuật tái cấu hình theo tần
số bằng cách thay đổi chiều dài phần tử bức xạ được đề xuất trong [52], [115]. Mặc dù có cấu
trúc đơn giản, kích thước nhỏ gọn nhưng anten vẫn phải sử dụng tụ điện trong mạch phân cực
cho diode và việc điều khiển băng tần của mỗi cấu hình không hoàn toàn độc lập với băng tần
ở các cấu hình còn lại. Thiết kế đề xuất trong [31] cũng là một anten đơn cực tái cấu hình theo
tần số, tuy nhiên anten chỉ hoạt động ở hai cấu hình ứng dụng cho WiFi và WiMAX. Ngoài
ra, với cấu hình ứng dụng cho WiMAX, kết quả mô phỏng cho thấy, mô-đun của hệ số suy
hao phản hồi |S11| < -10 dB, điều đó cho thấy anten chưa được phối hợp trở kháng tốt.

Áp dụng kỹ thuật tái cấu hình bằng cách thay đổi mạng phối hợp trở kháng kết hợp
với thay đổi chiều dài bức xạ, anten tái cấu hình theo tần số trình bày trong mục này được thiết
kế với bốn cấu hình khác nhau cho ứng dụng WiLAN, WiMax, tần số cộng hưởng lần lượt là
2,4 GHz, 3,3 GHz, 5,1 GHz và 5,6 GHz. Anten có cấu trúc nhỏ gọn, không sử dụng tụ điện
nhằm giảm tổn hao và sự phức tạp của anten, đồng thời với cấu trúc này, hoàn toàn có thể điều
khiển để tạo ra tổ hợp các tần số cộng hưởng mong muốn của các cấu hình.

63
3.3.1. Các bước thiết kế anten đơn cực tái cấu hình theo tần số

Hình 3.19. Các bước thiết kế anten tái cấu hình đơn cực
Quá trình thiết kế, tính toán anten đơn cực tái cấu hình theo tần số theo các bước như
sơ đồ ở Hình 3.19. Đầu tiên, một anten đơn cực có tần số hoạt động cố định 5,1 GHz được
thiết kế với phần cấp điện vi dải và độ dài của phần tử bức xạ của anten được tính toán ở tần
số này. Tiếp theo, phần dẫn sóng được tái cấu hình bằng cách nối các thanh chêm thông qua
các chuyển mạch diode để anten phối hợp trở kháng ở tần số 5,6 GHz. Để điều chỉnh anten
chuyển sang hoạt động ở tần số 2,4 GHz, phần bức xạ được làm dài ra theo kỹ thuật tái cấu
hình bằng cách thay đổi chiều dài phần tử bức xạ. Cấu hình cuối cùng hoạt động ở tần số 3,3
GHz được thiết kế, tính toán giống như cấu hình 5,8 GHz bằng cách thay đổi phối hợp trở
kháng cho anten. Chi tiết quá trình tính toán, thiết kế cũng như các kết quả được trình bày chi
tiết ở các phần tiếp theo trong mục này.

64
3.3.2. Thiết kế anten

3.3.2.1. Cấu trúc anten

Cấu trúc anten tái cấu hình đề xuất như ở Hình 3.20. Anten được thiết kế trên một đế
điện môi FR4 có hằng số điện môi hiệu dụng là 4,4, hệ số tổn hao 0,02 và độ dày 1,6 mm với
kích thước tổng của anten là 30 × 40 × 1,6 mm3. Mặt sau của anten là mặt phẳng đất với

kích thước là Lg x Wg = 20 x 30 mm2.


𝑦
𝑧

Phần dẫn sóng Phần bức xạ


𝑥

Điện cảm (d) Mặt cạnh Đế điện môi


Diode PIN
Đất

Thanh 2
𝑊𝑠 = 30 𝑙𝑒2 × 𝑤𝑒2
𝐷2

Thanh 1 Thanh
𝐿𝑠 = 40 𝑑
chêm 1

𝐷1 𝑥2 𝑥1
𝐷3
𝑙𝑠1 × 𝑤𝑠1
𝐿𝑔 = 20
𝑙𝑠2 × 𝑤𝑠2
Thanh Điểm
chêm 2 tiếp điện 𝑤
(a) Mặt trước (b) Mặt sau (c) Chú thích kích thước

Hình 3.20. Cấu trúc anten đơn cực tái cấu hình

Mặt trên anten có cấu tạo gồm hai phần, phần bức xạ và phần dẫn sóng (phần tiếp
điện). Phần dẫn sóng bao gồm một thanh dẫn sóng chính nối với cổng đấu nối SMA và hai
thanh chêm 1 và 2 nối với thanh dẫn sóng chính qua diode D1 và D3. Phần bức xạ gồm thanh
dọc kéo dài từ thanh dẫn sóng chính (thanh 1) nối với thanh ngang (thanh 2) bởi một chuyển
mạch diode PIN D2 tạo thành hình chữ T. Các diode này được cấp điện một chiều để chuyển
mạch giúp các thanh chêm nối hoặc ngắt với thanh dẫn sóng chính và giúp thanh bức xạ 1 nối
hoặc ngắt với thanh bức xạ 2. Để tránh ảnh hưởng của dây cấp điện nối từ nguồn một chiều
tới hoạt động của anten, diode được nối với nguồn một chiều thông qua các điện cảm. Các
diode được sử dụng trong thiết kế này là diode SMP1345 PIN có dải tần phù hợp với băng tần

65
hoạt động của anten và có đặc tính, sơ đồ tương đương cũng như mô hình điều khiển được mô
phỏng bằng phần mềm CST được trình bày chi tiết trong chương 1 của luận án. Chi tiết kích
thước của anten được thể hiện trong Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kích thước chi tiết của anten tái cấu hình (mm)

Ws Ls Lg x1 x2 d w

30 40 20 4,5 8,5 9

ws1 ls1 ws2 ls2 we2 le2


3,2
1 11,8 1 16,7 2 18

3.3.2.2 Nguyên lý hoạt động

Các cấu hình của anten đạt được bằng cách thay đổi trạng thái của các diode PIN.
Anten hoạt động ở bốn cấu hình gọi là S1, S2, S3, S4 khi các trạng thái diode D1, D2, D3 thay
đổi như trong Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Các trạng thái của diode PIN ở các trạng thái

Trạng thái D1 D2 D3 Tần số trung tâm (GHz)

S1 NGẮT NGẮT NGẮT 5,1

S2 BẬT NGẮT NGẮT 5,6

S3 NGẮT BẬT NGẮT 2,4

S4 NGẮT BẬT BẬT 3,3

Ở trạng thái S1, tất cả các diode đều ngắt. Khi đó, phần dẫn sóng và bức xạ của anten
chỉ gồm thanh 1. Cấu trúc tương đương của anten ở trạng thái này như ở Hình 3.21 (a). Ở
trạng thái S2, diode D1 bật trong khi các diode còn lại ngắt. Phần dẫn sóng của anten được
thay đổi do thanh chêm 1 nối với thanh 1 và phần bức xạ chỉ bao gồm thanh 1. Cấu trúc tương
đương của anten ở cấu hình S2 như Hình 3.21 (b). Ở trạng thái S3, chỉ diode D2 bật, các diode
còn lại ở trạng thái ngắt, thanh 1 được nối với thanh 2 thông qua diode D2 và khi đó, anten có
phần bức xạ giống hình chữ T. Phần tiếp điện chỉ bao gồm thanh 1, các thanh chêm hở mạch
có tác dụng trong việc điều chỉnh phối hợp trở kháng. Cấu trúc tương đương của anten ở cấu

66
hình S3 được biểu diễn ở Hình 3.21 (c). Cấu hình cuối cùng, diode D1 ở trạng thái ngắt trong
khi diode D2 và D3 bật, phần tử bức xạ có hình chữ T giống cấu hình S3, tuy nhiên mạng phối
hợp trở kháng được điều chỉnh dẫn đến tần số cộng hưởng thay đổi do thanh chêm 2 được nối
với thanh 1 thông qua diode D2. Cấu trúc tương đương của anten ở cấu hình này được biểu
diễn ở Hình 3.21 (d).

Thanh 1
Thanh 2

Thanh
Thanh chêm 1
chêm 2
(a) S1 (b) S2

(c) S3 (d) S4

Hình 3.21. Cấu trúc tương đương của anten ở các cấu hình khác nhau:
(a) S1, (b) S2, (c) S3, (d) S4

3.3.2.3. Tính toán kích thước anten

Bước 1, một anten đơn cực cộng hưởng ở tần số cố định cấp điện kiểu vi dải được thiết
kế. Cấu trúc này chính là cấu trúc ở cấu hình S1 như Hình 3.21 (a).

67
Mạch vi dải được tính toán theo lý thuyết đường truyền vi dải với trở kháng đường
truyền được chọn là 50  phù hợp với đấu nối SMA. Trở kháng đường truyền Z0 được tính
như sau:

60 8ℎ 4𝑤
ln ( + ) 𝑤
√𝜀𝑒 𝑤 ℎ ≤1
𝑍0 = ℎ (3.2)
120𝜋 𝑤
≥1
𝑤 𝑊𝑤 ℎ
√𝜖 [
{ 𝑒 ℎ + 1.393 + 0.667 ln ( + 1.444)]

trong đó, w là độ rộng của đường truyền vi dải, h là độ dày của đế điện môi và 𝜀𝑒 là hằng số
điện môi hiệu dụng được tính theo công thức (3.3):
1
𝜀𝑟 + 1 𝜀𝑟 − 1 12ℎ −2 (3.3)
𝜀𝑒 = + (1 + )
2 2 𝑤
với 𝜀𝑟 là hằng số điện môi của vật liệu.

Như vậy, từ các công thức trên, kích thước của đường truyền vi dải 𝑤 được xác định
theo

8𝑒 𝐴
, 𝑤/ℎ ≤ 2
𝑤 𝑒 2𝐴 − 2
= 𝐵 − 1 − ln(2𝐵 − 1) + (3.4)
ℎ 2
[𝜀𝑟 − 1 0.61 ] , 𝑤/ℎ ≥ 2
𝜋 {ln(𝐵 − 1) + 0.39 − }
{ 2𝜀𝑟 𝜀𝑟

trong đó,

𝑍0 𝜀𝑟 − 1 𝜀𝑟 − 1 0.11 (3.5)
𝐴= √ + (0.23 + )
60 2 𝜀𝑟 + 1 𝜀𝑟
377𝜋
𝐵= (3.6)
2𝑍0 √𝜀𝑟

Theo lý thuyết, độ rộng của đường truyền vi dải được tính từ công thức trên là 𝑤 =
3,1 mm.

68
Tiếp theo, kích thước phần tử bức xạ, mà cụ thể là thanh 1 của anten được tính toán để
anten cộng hưởng ở tần số 5,1 GHz. Phần tử bức xạ có chiều dài xấp xỉ một phần tư bước
sóng theo công thức (3.7):

λ′ λ
d≈ = (3.7)
4 4√εe

Anten ban đầu thiết kế ở tần số cố định 5,1 GHz cho cấu hình S1. Như vậy, ở cấu hình
này các tham số gồm độ dài của phần tử bức xạ d ở cấu hình S1 được tính toán là 8.1mm, kích
thước của đế điện môi (WS, LS) và kích thước của đất (Lg) được xác định để anten phối hợp
trở kháng tốt ở tần số này.

Bước 2, anten được thiết kế hoạt động ở cấu hình S2 cho tần số cộng hưởng trung tâm
là 5,8 GHz. Thanh chêm 1 được nối với thanh 1 có tác dụng phối hợp trở kháng để anten cộng
hưởng ở tần số này. Để tái cấu hình cho phần tiếp điện thì cần xác định được vị trí nối thanh
chêm 1 và kích thước của thanh chêm để trở kháng sau khi điều chỉnh là 50  ở tần số 5,8
GHz. Để anten cộng hưởng tốt ở tần số 5,8 GHz thì trở kháng tại vị trí nối thanh chêm nhìn
về phần bức xạ phải là 50 , tương đương với trở kháng của đường truyền của anten. Gọi trở
kháng của anten tại 𝑥1 là 𝑍𝑥1 , trở kháng của thanh chêm ZS để nối vào đường truyền ở vị trí
𝑥1 tính từ điểm cuối của đường truyền là Zs phải thỏa mãn công thức (3.8):

1 1 1
= + (3.8)
50 𝑍𝑠 (𝑓𝑑 ) 𝑍𝑥1 (𝑓𝑑 )

Với thiết kế anten được trình bày trong mục 3.4.1.1, thanh chêm là một đường truyền
hở mạch, do đó ZS chỉ có thành phần ảo là jXS. Từ công thức (3.8) trở kháng của anten tại 𝑥1
được tính theo (3.9):

50𝑗𝑋 (3.9)
𝑍𝑥1 (𝑓𝑑 ) =
𝑗𝑋 − 50

Gọi Γ1(fd), Γ2(fd) là hệ số phản xạ điện áp của anten lần lượt tại vị trí x1 và điểm tiếp
điện trước khi nối thanh chêm. Γ1(fd), Γ2(fd) được tính như sau:

𝑍𝑥1 − 50
Γ𝑥1 (𝑓𝑑 ) = (3.10)
𝑍𝑥1 + 50
𝑍𝑖𝑛 (𝑓𝑑 ) − 50
Γ2 (𝑓𝑑 ) = (3.11)
𝑍𝑖𝑛 (𝑓𝑑 ) + 50

trong đó, Zin là trở kháng vào của anten tại vị trí tiếp điện trước khi nối thanh chêm.

69
Mặt khác, theo lý thuyết đường truyền thì mối quan hệ giữa Γx1, Γfeed theo công thức (3.12):

Γ2 (𝑓𝑑 ) = Γ𝑥1 𝑒 −𝑗2(𝐿𝑔−𝑥1) (3.12)

2 𝑐0
trong đó,  = là hệ số pha, ′𝑑 = 𝑓 là bước sóng hiệu dụng tại tần số cần thiết kế, Lg là
′ 𝑑 √𝑒

chiều dài mặt phẳng đất được chú thích trên Hình 3.20. Khi đó, Γ2 (𝑓𝑑 ) được xác định theo
(3.13):

4𝜋(𝐿𝐺 −𝑥1 )√𝜀𝑒


− (3.13)
Γ2 (𝑓𝑑 ) = Γ𝑥1 𝑒 𝑐0 /𝑓𝑑

Từ các công thức (3.9), (3.10), (3.11) thay vào công thức (3.13), X và x1 được xác định
như sau:

𝑍𝑖𝑛 (𝑓𝑑 ) + 50 2
𝑋 = 25 √| | −1 (3.14)
𝑍𝑖𝑛 (𝑓𝑑 ) − 50

𝑖𝑛 𝑑 𝑍 (𝑓 ) − 50 2𝑗𝑋 − 50
′𝑑 arg (𝑍𝑖𝑛 (𝑓𝑑 ) + 50) . 50
𝑥1 = 𝐿𝐺 + { }+𝑘 (3.15)
2 2

trong đó, 𝑘 là một số nguyên ngẫu nhiên được chọn theo tiêu chí 𝑥1 nhỏ nhất. Cuối cùng, độ
dài của thanh chêm được tính theo công thức (3.16) [88] sau khi lựa chọn độ rộng của thanh
chêm là ws1:

′𝑑 𝑍0′
𝑙𝑠1 = {(𝑎𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛𝑔 (− ) + } (3.16)
2 𝑋

trong đó, 𝑍0′ là trở kháng đường truyền của thanh chêm có độ rộng 𝑤𝑠1 được tính theo công
thức (3.2). Sau khi đạt được các kết quả mô phỏng ở trạng thái S1, trở kháng vào của anten
trước khi nối thanh chêm được biểu diễn trên hình Hình 3.22. Giá trị trở kháng được xác định
bằng phần mềm là Zin (fd = 5,8 GHz) = 27 − 11j (Ω). Áp dụng quá trình tính toán như trình
bày ở bước 2, vị trí của thanh chêm được xác định với các giá trị của x1 , ls1 lần lượt là 4,0 mm
và 12,0 mm, trong đó độ lớn của thanh chêm được chọn ws1 = 1 mm.

Bước 3, các tham số của anten quyết định đến tần số cộng hưởng cho trạng thái S3
được tính toán. Cấu hình S3 có sơ đồ tương đương như ở Hình 3.21 (c). Các tham số của anten
được thiết kế để hoạt động ở tần số trung tâm fd = 2,4 GHz. Kỹ thuật tái cấu hình áp dụng cho
cấu hình này là tăng chiều dài điện của phần tử bức xạ để làm giảm tần số hoạt động của anten.
Cụ thể, phần tiếp điện cho anten giống như ở cấu hình S1, tuy nhiên phần tử bức xạ ở cấu hình
này sẽ gồm thanh bức xạ 1 nối với thanh bức xạ 2 thông qua diode được bật là D2. Để tính

70
toán độ dài le2 của thanh, áp dụng công thức (3.7) như ở bước 2, tổng độ dài điện của phần tử
bức xạ phải xấp xỉ với một phần tư bước sóng ở tần số fd = 2,4 GHz. Cụ thể:

𝑙𝑒2 𝑑
𝑑+ = (3.17)
2 4√εe
Từ công thức (3.17), độ dài của thanh bức xạ 2 được nối vào là le2= 18mm.

Hình 3.22. Trở kháng vào của anten ở trạng thái S1

Bước 4, anten có cấu trúc tương đương như ở Hình 3.21 (d) để hoạt động ở cấu hình
S4. Cấu trúc phần bức xạ của anten giống như ở cấu hình S2 nhưng cấu trúc phần tiếp điện
anten lại được điều chỉnh bằng cách nối thanh chêm 2 vào thanh dẫn sóng 1 để điều chỉnh
mạng phối hợp trở kháng. Anten được thiết kế để cộng hưởng ở tần số trung tâm fd = 3,3 GHz.
Việc tính toán kích thước và vị trí để mắc thanh chêm 2 tương tự tính toán cho thanh chêm 1
như ở bước 2. Trở kháng đầu vào của anten ở trạng thái chưa mắc thanh chêm 2 cũng được
xác định từ phần mềm mô phỏng ở cấu hình S3. Theo Hình 3.23 thì trở kháng vào của anten
ở cấu hình S3 tại điểm 2 (fd = 3,3 GHz) là Zin (fd = 3,3 GHz) = 34,3 + 61,8j (Ω). Các tham số
của thanh chêm 2 được xác định với các giá trị của x2 , ls2 lần lượt là 8,6 mm và 16,2 mm,
trong đó độ lớn của thanh chêm được chọn ws2 = 1 mm.

71
Hình 3.23. Trở kháng vào của anten ở trạng thái S3
Bảng 3.10. So sánh giá trị kích thước tính toán và mô phỏng của anten

Trạng thái Tham số Giá trị tính toán Giá trị mô phỏng
d 8,1 9
S1
w 3,1 3,2
x1 4 4,5
S2 ws1 Tự chọn 1
ls1 12 11,8
we2 Tự chọn 2
S3
le2 18 18
ws2 Tự chọn 1

S4 ls2 16,2 16,7

x2 8,6 8,5

Dựa vào kết quả tính toán, các tham số kích thước của anten tiếp tục được tối ưu bằng
phần mềm CST. Bảng 3.10 so sánh kết qủa tính toán kích thước của anten theo lý thuyết và
kích thước được tối ưu theo phần mềm. Có thể thấy rằng, kết quả theo lý thuyết và tối ưu bằng
phần mềm gần như như tương đồng nhau. Anten được mô phỏng bằng phần mềm CST và

72
được chế tạo trên nền đế điện môi FR4. Hình 3.24 là mẫu anten đơn cực tái cấu hình theo tần
số gồm mặt trước và mặt sau.

Hình 3.24. Mẫu anten đơn cực tái cấu hình theo tần số
(a): mặt sau, (b): mặt trước
3.3.3. Kết quả mô phỏng và đo đạc

Phần này sẽ trình bày các kết quả mô phỏng, đo đạc của mô-đun hệ số suy hao phản
hồi |S11| và kết quả mô phỏng đồ thị bức xạ của anten ở dạng 2D và 3D.

Hình 3.25. Tham số |S11| mô phỏng ở bốn cấu hìnhHình 3.26

73
(a) Cấu hình S1 (b) Cấu hình S2

(c) Cấu hình S3 (d) Cấu hình S4


Hình 3.26. Kết quả đo và mô phỏng của |S11| ở các cấu hình

Hình 3.26 so sánh kết quả đo và kết quả mô phỏng của hệ số phản xạ của anten tái cấu
hình đề xuất ở mỗi cấu hình. Kết quả đo và mô phỏng có sự sai lệch về băng thông. Nguyên
nhân dẫn đến sai lệch này có thể do vật liệu FR4 rẻ và thông dụng nhưng có độ chính xác
không cao, phụ thuộc vào nhà sản xuất. Hệ số tổn hao cao và không chính xác cũng dẫn đến
mô hình thực tế sai lệch so với mô hình lý thuyết. Ngoài ra, hệ thống dây cấp nguồn cho diode
tương đối thủ công cũng có thể dẫn đến sự sai lệch trong quá trình thực hiện phép đo. Tuy
nhiên, mặc dù có sai lệch về băng tần hoạt động giữa kết quả đo và kết quả mô phỏng, kết quả
đo vẫn thể hiện anten có thể hoạt động ở bốn cấu hình khác nhau, mỗi cấu hình là một băng

74
tần đơn. Kết quả đo băng tần hoạt động vẫn bao phủ đủ băng tần cho các ứng dụng
WiFi/WiMax.

Đồ thị bức xạ phương hướng 3D của anten đơn cực với bốn cấu hình khác nhau tại các
tần số 5,1GHz, 5,8 GHz, 3,3 GHz và 2,4 GHz lần lượt được biểu diễn ở Hình 3.27 (a) - (d) và
đồ thị bức xạ 2D trên mặt phẳng XZ và YZ ở

Hình 3.28 (a) - (d). Kết quả mô phỏng cho thấy đồ thị bức xạ của anten đơn cực tái
cấu hình theo tần số gần như tương đương nhau ở các cấu hình. Hệ số tăng ích cực đại của
anten đạt 1,5 dBi ở tần số 2,4 GHz, 1,4 dBi ở tần số 3,3 GHz, 2,8 dBi ở tần số 5,1 GHz và 2,2
dBi ở tần số 5,6 GHz.

(a) Câu hình S1 (f = 5,1 GHz) (b) Câu hình S2 (f = 5,8 GHz)

(c) Câu hình S3 (f = 2,4 GHz) (d) Câu hình S4 (f = 3,3 GHz)
Hình 3.27. Đồ thị bức xạ 3D của anten đơn cực tái cấu hình ở các trạng thái

75
(a) Cấu hình S1 (b) Cấu hình S2

(c) Cấu hình S3 (d) Cấu hình S4


Hình 3.28. Đồ thị bức xạ 2D (mặt phẳng XZ, YZ) của anten tái cấu hình ở các trạng thái
khác nhau
3.3.4. Thảo luận và đánh giá

Áp dụng kỹ thuật điều chỉnh mạng phối hợp trở kháng, cụ thể ở đây là thay đổi thành
phần dẫn sóng của anten và kết hợp với thay đổi phần tử bức xạ, một cấu trúc anten đơn cực
tái cấu hình theo tần số đã được đề xuất. Anten có thể hoạt động ở bốn cấu hình khác nhau
với các tần số cộng hưởng lần lượt là 5,1 GHz, 5,8 GHz, 2,4 GHz và 3,3 GHz tương ứng với
băng thông đạt 28%, 25%, 20%, 13%. Hệ số tăng ích cực đại của anten ở bốn cấu hình khác
nhau lần lượt là 1,5 dBi, 1,4 dBi, 2,8 dBi và 2,2 dBi ở tần số 2,4 GHz, 3,3 GHz, 5,1 GHz và
5,6 GHz. Đồ thị bức xạ của anten ở các cấu hình khác nhau gần như tương tự nhau. Anten có
kích thước nhỏ gọn, chỉ 30 × 40 × 1,6 mm3, cấu trúc đơn giản và dễ chế tạo. Vì vậy, anten
phù hợp cho các ứng dụng phù hợp cho các ứng dụng WiFi/WiMax và hứa hẹn sẽ được ứng
dụng trong hệ thống thông tin vô tuyến nhận thức trong tương lai.

Bảng 3.11 tổng kết các kết quả của anten bao gồm tần số cộng hưởng trung tâm, băng tần hoạt
động, tăng ích ở tần số cộng hưởng và hiệu suất bức xạ ở bốn cấu hình của anten đề xuất.

76
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số của anten đơn cực tái cấu hình đề xuất

Cấu hình Tần số cộng Băng tần Hệ số tăng ích Hiệu suất bức xạ
hưởng (GHz) (%) cực đại (dBi) tổng

S1 5,1 28 2,8 78

S2 5,8 25 2,2 70

S3 2,4 20 1,5 79

S4 3,3 13 1,4 69

3.4. Kết luận chương 3


Chương 3 đã đề xuất một kỹ thuật tái cấu hình theo tần số cho anten PIFA bằng cách
thay đổi mạng phối hợp trở kháng cụ thể là thay đổi vị trí SP của anten PIFA được đề xuất.
Mỗi vị trí SP sẽ tương ứng với một tần số cộng hưởng nhất định. Bằng cách này, tần số cộng
hưởng của anten được điều chỉnh một cách dễ dàng và cấu hình anten có thể tăng mà vẫn giữ
nguyên được kích thước tổng của anten. Kỹ thuật này có thể được áp dụng cho tất cả các cấu
trúc anten PIFA đồng thời hoàn toàn có thể điều khiển tần số cộng hưởng theo mong muốn
hoặc tăng cấu hình lên một số lượng nhất định mà không làm tăng kích thước anten. Áp dụng
kỹ thuật đề xuất, một cấu trúc anten PIFA MIMO tái cấu hình theo tần số được đề xuất cho
GSM 900/GSM 850, GPS 1575, GSM 1800/GSM 1900 và UMTS. Bằng cách thay đổi vị trí
SP thông qua các chuyển mạch diode PIN, anten có thể hoạt động ở bốn cấu hình khác nhau
với tần số cộng hưởng trung tâm là 0,85 GHz, 1,575 GHz, 1,9 GHz, 2,1 GHz. Anten MIMO
gồm hai phần tử với mỗi phần tử có cấu trúc bức xạ nhỏ gọn và hệ số cách ly giữa hai phần tử
cao với tham số |S21| < -20 dB ở tất cả các cấu hình hoạt động. Đồng thời, một cấu trúc anten
đơn cực tái cấu hình theo tần số áp dụng kết hợp kỹ thuật điều chỉnh mạng phối hợp trở kháng
và kỹ thuật thay đổi chiều dài phần tử bức xạ được đề xuất cho ứng dụng WiFi/WiMax. Anten
có thể hoạt động được ở bốn cấu hình khác nhau với các tần số cộng hưởng trung tâm lần lượt
là 5,1 GHz, 5,8 GHz, 2,4 GHz và 3,3 GHz. Ưu điểm của anten là cấu trúc đơn giản, dễ chế
tạo với kích thước nhỏ gọn. Kết quả mô phỏng và đo đạc cho thấy ứng dụng tiềm năng của
anten trong hệ thống thông tin vô tuyến nhận thức trong tương lai.

77
THIẾT KẾ ANTEN TÁI CẤU HÌNH THEO TẦN
SỐ BẰNG KỸ THUẬT THAY ĐỔI CẤU TRÚC ANTEN
4.1. Giới thiệu chương
Chương 4 đề xuất một thiết kế anten MIMO tái cấu hình theo tần số bằng giải pháp
thay đổi cấu trúc anten có kích thước nhỏ gọn, cấu trúc đơn giản và độ cách ly giữa các phần
tử bức xạ cao. Anten tái cấu hình đề xuất có thể hoạt như là anten PIFA, anten dạng vòng và
anten đơn cực. Anten MIMO bao gồm hai anten đơn tái cấu hình, mỗi anten đơn sử dụng hai
diode PIN ở mặt phẳng đất. Bằng cách chuyển mạch các diode PIN, anten có thể hoạt động ở
ba cấu hình, mỗi cấu hình là một loại anten với tần số cộng hưởng trung tâm của mỗi cấu hình
là 1,9 GHz, 2,3 GHz và 2,6 GHz, hệ số tăng ích cực đại tại tần số cộng hưởng trung tâm của
mỗi cấu hình tương ứng là 1,55 dBi, 1,81 dBi, 0,87 dBi. Bên cạnh đó, để giảm tương hỗ giữa
hai phần tử trong anten MIMO tái cấu hình, một khe được xẻ rãnh ở mặt phẳng đất giúp cho
anten đạt được một hệ số tương hỗ thấp (nhỏ hơn -30 dB) ở tất cả các cấu hình hoạt động.
Anten được thiết kế và chế tạo trên đế điện môi FR4 với hằng số điện môi  = 4,4, hệ số tổn
hao tan = 0,02 và độ dày h = 0,8 mm. Ưu điểm của anten là nhỏ gọn với kích thước của
anten MIMO chỉ 51 × 53 × 0,8 mm3, cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo. Đặc biệt, mạch phân cực
cho các diode PIN đơn giản, không sử dụng tụ giúp giảm suy hao cho anten. Với cấu trúc đơn
giản và nhỏ gọn, anten MIMO tái cấu hình đề xuất có thể được ứng dụng cho các thiết bị cầm
tay phục vụ các băng tần UMTS, LTE 2,3 GHz và LTE 2,6 GHz hoặc cho các dịch vụ khác
theo yêu cầu. Các bước thiết kế anten cũng như quá trình tính toán sẽ được mô tả chi tiết ở
các phần tiếp theo.

4.2. Các bước thiết kế anten PIFA MIMO tái cấu hình theo tần số
ứng dụng cho UMTS, LTE
Hình 4.1 mô tả quá trình thiết kế anten MIMO tái cấu hình cho ứng dụng UMTS/LTE.
Ban đầu, một anten đơn PIFA được tính toán thiết kế để hoạt động ở băng tần cố định với tần
số cộng hưởng trung tâm là 1,9 GHz cho ứng dụng UMTS. Bước thứ hai, anten được chuyển
sang cấu trúc anten dạng vòng nhờ thay đổi trạng thái các diode PIN được tích hợp vào mặt
phẳng đất của anten. Ở cấu trúc này, các kích thước phần tử bức xạ của anten dạng vòng được
tính toán để hoạt động ở tần số trung tâm 2,6 GHz. Tiếp theo, khi các diode PIN được chuyển
đổi trạng thái, anten được chuyển sang cấu trúc anten đơn cực, kích thước của phần tử bức xạ
được xác định để tần số cộng hưởng ở tần số trung tâm 2,3 GHz. Cuối cùng, một anten MIMO
tái cấu hình theo tần số 2 × 1 được phát triển dựa trên anten đơn tái cấu hình đề xuất. Tương

78
hỗ giữa hai phần tử anten được giảm nhỏ nhằm giảm kích thước tổng của anten MIMO tái cấu
hình bằng cách chèn khe xẻ rãnh vào mặt phẳng đất của anten.

B1: Thiết kế anten đơn PIFA tần số cố định


Tính toán kích thước anten PIFA để hoạt động ở
cấu hình S1, f = 1,9 GHz

B2: Thay đổi anten đơn từ PIFA sang cấu trúc monopole
Thay đổi trạng thái của diode để chuyển anten
từ cấu trúc PIFA sang cấu trúc anten đơn cực
Tính toán kích thước phần tử bức xạ của anten monopole để hoạt động ở
cấu hình S2, f = 2,6 GHz

B3: Thay đổi kiểu anten đơn từ monopole sang anten dạng vòng
Thay đổi trạng thái của diode để chuyển anten
từ cấu trúc anten đơn cực sang anten dạng vòng.
Tính toán kích thước phần tử bức xạ của anten dạng vòng để hoạt
động ở cấu hình S3, f = 2,3 GHz

B4: Thiết kế anten MIMO tái cấu hình


Phát triển anten MIMO tái cấu hình từ anten đơn tái cấu hình
Giảm tương hỗ cho anten MIMO tái cấu hình

Hình 4.1. Các bước thiết kế anten MIMO tái cấu hình cho ứng dụng UMTS/LTE

4.3. Thiết kế anten MIMO tái cấu hình theo tần số


4.3.1. Thiết kế một phần tử anten PIFA tái cấu hình theo tần số

4.3.1.1. Cấu trúc anten

Cấu trúc anten đơn tái cấu hình theo tần số được để xuất bao gồm phần tử bức xạ, đế
điện môi và mặt phẳng như ở Hình 4.2. Anten đơn tái cấu hình tái cấu hình có một trong ba
cấu trúc sau: anten PIFA, anten đơn cực, anten dạng vòng tùy thuộc vào từng cấu hình hoạt
động. Cấu trúc anten bao gồm phần tử bức xạ ở mặt trên và dưới của đế điện môi, mặt phẳng

79
(a) (b)

(c)

Hình 4.2. Cấu trúc của anten đơn tái cấu hình theo tần số cho ứng dụng UMTS/LTE:
(a) cấu trúc tổng quan (màu đậm biểu thị phần tử bức xạ ở mặt trước và màu nhạt biểu thị
đất và thanh nối ở mặt sau), (b) Mặt dưới với các diode PIN được tích hợp, (c) Phần tử bức
xạ ở mặt trên

80
đất ở phía dưới của đế điện môi và được cấp điện bằng cáp đồng trục từ dưới lên trên như
trong Hình 4.2 (a). Anten được thiết kế trên đến điện môi FR4 có kích thước W × L với hằng
số điện môi  = 4,4, hệ số tổn hao tan = 0,02 và độ dày đế điện mội h = 0,8 mm. Mặt trên
của đế điện môi là phần tử bức xạ có kích thước tổng là WP× LP. Tấm bức xạ được xẻ khe để
tăng chiều dài cạnh bức xạ, hay nói cách khác là giúp giảm kích thước tổng phần tử bức xạ.
Một SP nối phần tử bức xạ ở mặt trên và xuyên sang mặt dưới của đế điện môi. Hai chuyển
mạch diode PIN D1, D2 là SMP1345 với các thông số chi tiết được trình bày trong mục 1.7.2
chương 1 của luận án được tích hợp vào mặt sau của đế điện môi ngay gần vị trí SP. Mặt dưới
của đế điện môi bao gồm mặt phẳng đất của anten, các đường vi dải nhô ra từ mặt phẳng đất
và một thanh dẫn nằm vuông góc với các đường dẫn này có tác dụng như phần tử bức xạ ở
cấu trúc anten vòng như trong Hình 4.2 (b). Đường thứ nhất ở bên trái của Hình 4.2 (b) giúp
cho việc kết nối mặt phẳng đất với diode D1, đường thứ hai có tác dụng phối hợp trở kháng
cho anten và đường bên phải ngoài cùng của hình này dùng để nối mặt phẳng đất tới vị trí
cổng tiếp điện của anten. Một nguồn một chiều dùng để điều khiển trạng thái hoạt động của
chuyển mạch được nối với các diode này thông qua ba dây dẫn mà không cần dùng thêm tụ
điện. Việc không sử dụng tụ cho mạch cấp nguồn giúp giảm bớt suy hao cho anten. Khi chuyển
mạch diode được phân cực thuận, diode ở trạng thái bật và khi được phân cực ngược thì diode
ở trạng thái ngắt. Bằng cách này, SP có thể nối hoặc ngắt với đường vi dải thứ nhất để nối với
mặt phẳng đất hoặc thanh bức xạ nằm ngang ở mặt dưới của đế điện môi thông qua diode D1,
D2 để thay đổi cấu trúc của anten là PIFA, lưỡng cực hoặc anten dạng vòng. Kích thước của
các phần tử anten được ký hiệu trên hình và các giá trị cụ thể sau khi được tính toán theo lý
thuyết thì được mô phỏng, tối ưu bằng phần mềm CST studio kết hợp với CST design. Bảng
4.1 thể hiện kích thước cuối cùng của cấu trúc anten đề xuất.

Bảng 4.1. Kích thước chi tiết của anten đơn tái cấu hình cho UMTS/LTE (mm)

L 53 W 26

LP 25 WP 13

LG 40 W1 1

L1 9 W2 1,5

L2 10 L5 22

L3 5,5 L6 16,5

L4 6 S 1

81
4.3.1.2. Nguyên lý hoạt động

Ở cấu hình S1, diode D1 bật còn diode D2 ngắt, SP nối phần tử bức xạ và xuyên qua
để điện môi để nối với mặt phẳng đất thông qua chuyển mạch diode D1. Anten lúc này có cấu
trúc của một anten PIFA và cộng hưởng ở tần số 1,9 GHz.

Ở cấu hình S2, khi cả hai diode D1 và D2 hở mạch thì SP không được nối với mặt
phẳng đất và bất kỳ phần tử nào ở mặt sau của đế điện môi. Hay nói cách khác, ở cấu hình
này, SP không có tác dụng trong việc ngắn mạch anten với mặt phẳng đất hay tạo ra cấu trúc
bức xạ dạng vòng. Do vậy, anten hoạt động theo nguyên lý anten đơn cực và cộng hưởng ở
tần số trung tâm là 2,3 GHz. Bảng 4.2 mô tả các cấu hình anten khác nhau với các trạng thái
của diode PIN.

Ở cấu hình S3, diode D1 ngắt còn D2 bật, SP được ngắt kết nối với mặt phẳng đất và
nối với một thanh bức xạ nằm ngang ở mặt dưới của đế điện môi. Khi đó, phần tử bức xạ bao
gồm các thanh bức xạ ở mặt trên và vòng xuống phía dưới của đế điện môi, bao gồm cả SP để
trở thành cấu trúc anten dạng vòng. Anten cộng hưởng ở tần số trung tâm 2,6 GHz.

Bảng 4.2. Trạng thái của Diode PIN ở các cấu hình khác nhau
Tần số cộng hưởng
Diode Diode
Cấu hình Cấu trúc anten trung tâm
D1 D2
(GHz)
Cấu hình 1 (S1) PIFA BẬT NGẮT 1,9

Cấu hình 2 (S2) Đơn cực NGẮT NGẮT 2,6

Cấu hình 3 (S3) Anten dạng vòng NGẮT BẬT 2,3

4.3.1.3 Các bước tính toán

Đầu tiên, một anten PIFA đơn hoạt động ở tần số cố định fd được thiết kế. Kích thước
tổng khởi tạo của phần tử bức xạ anten PIFA được tính toán. Việc tính toán thiết kế cho anten
PIFA tương tự như thiết kế anten PIFA như trong mục 3.4.1. Ở cấu hình S1 này, anten được
thiết kế cho ứng dụng UMTS cho tần số cộng hưởng fPIFA = 1,9 GHz. Kích thước của phần
tử bức xạ sau khi tính toán theo công thức (3.2) và được mô phỏng tối ưu là Wp x Lp =
25 x 13 mm2. Cụ thể, WP và LP phải thỏa mãn:

𝑃𝐼𝐹𝐴
𝐿𝑃 + 𝑊𝑃 − 𝑤𝑃 = (4.1)
4√𝑒𝑓𝑓

82
trong đó, eff là hệ số điện môi hiệu dụng được tính theo công thức (4.5) [90]

𝑟 + 1
𝑒𝑓𝑓 = (4.2)
2
Ở cấu hình S2, cả hai diode D1 và D2 hở mạch, các kích thước chi tiết của các đường
bức xạ ở mặt trên của đế điện môi được tính toán để anten cộng hương ở tần số 2,6 GHz cho
ứng dụng LTE. Khi đó, SP không nối với mặt phẳng đất hay bất kỳ phần tử nào của anten ở
mặt dưới của đế điện môi nên các kích thước chi tiết của anten được tính toán theo lý thuyết
anten đơn cực. Độ dài bức xạ của anten đơn cực xấp xỉ bằng bội số lần một phần tư bước sóng.
Các khe xẻ rãnh được thêm vào ở phần tử bức xạ để tạo ra các thanh bức xạ với tổng độ dài
là (2 ∗ WP +L3 + L4 + L5 + S). Nếu chọn tổng độ dài này để anten đơn cực hoạt động ở mode
cộng hưởng thứ nhất thì không đảm bảo được tần số cộng hưởng là 1,9 GHz cho anten PIFA
ở cấu hình thứ nhất. Do vậy, kích thước của phần tử bức xạ của cấu trúc đơn cực được chọn
để anten cộng hưởng ở mode thứ hai. Khi đó, tổng độ dài của phần tử bức xạ ở cấu trúc đơn
cực thỏa mãn điều kiện cộng hưởng ở tần số fmpole = 2,6 GHz:

3λ′𝑚𝑝𝑜𝑙𝑒 (4.3)
2 ∗ WP + L3 + L4 + L5 + S + h =
4
trong đó, λ′𝑚𝑝𝑜𝑙𝑒 là bước sóng ở tần số cộng hưởng của anten đơn cực được tính như sau:

λ𝑚𝑝𝑜𝑙𝑒
λ′𝑚𝑝𝑜𝑙𝑒 = (4.4)
√εeff

Việc thêm các khe xẻ rãnh vào phần tử bức xạ dẫn đến tổng chiều dài cạnh bức xạ tăng
làm cho tần số hoạt động của anten ở cấu hình PIFA giảm xuống. Do vậy, để giữ nguyên tần
số hoạt động của cấu hình thứ nhất thì kích thước WP× LP được tối ưu lại bằng phần mềm lại
theo xu hướng nhỏ hơn kích thước ban đầu. Điều này góp phần làm giảm nhỏ kích thước của
anten.

Ở cấu hình 𝑆3, diode D1 tắt và D2 bật, SP lúc này không nối với mặt phẳng đất mà
nối với thanh bức xạ ở mặt dưới của đế điện môi. Anten lúc này ở cấu trúc anten dạng vòng
với tổng chiều dài bức xạ được tăng lên so với cấu hình 𝑆2. Để thiết kế anten cho băng tần
LTE tần số trung tâm 2,3 GHz, độ dài 𝐿6 của phần tử nối thêm này phải được tính toán để thỏa
mãn điều kiện cộng hưởng của anten loop. Cụ thể, tổng chiều dài điện của phần tử bức xạ xấp
xỉ một nửa bước sóng ở tần số thiết kế floop = 2,3 GHz.

λ′𝑙𝑜𝑜𝑝 (4.5)
2 ∗ WP + L3 + L4 + L5 + S + L6 + h =
2

83
Kích thước sau khi tính toán được tối ưu lại bằng phần mềm CST cho kích thước cuối
cùng như Bảng 4.2. Kích thước tính toán theo lý thuyết và tối ưu bằng phần mềm chỉ sai số
khoảng 10%.

4.3.2. Thiết kế anten PIFA MIMO tái cấu hình theo tần số

Anten MIMO tái cấu hình theo tần số có cấu trúc đối xứng gồm hai anten đơn tái cấu
hình đề xuất ở trên được đặt cạnh nhau với khoảng cách cạnh - cạnh là d = 1 mm như trong
Hình 4.3. Kích thước tổng của anten MIMO tái cấu hình bao gồm cả mặt phẳng đất chỉ
51 × 53 × 0,8 mm3 .

Hình 4.3. Cấu trúc anten MIMO tái cấu hình đề xuất
Theo các cấu hình của anten đơn tái cấu hình, anten MIMO cũng có thể đạt được ba
cấu hình khác nhau cho ứng dụng UMTS, LTE 2,3 GHz, LTE 2,6 GHz bằng cách chuyển mạch
diode PIN được tích hợp trên mỗi phần tử anten. Hệ số tương hỗ cũng như mô-đun hệ số suy
hao phản hồi |S11| được khảo sát khi thay đổi khoảng cách giữa hai phần tử. Để giảm tương
hỗ, một khe xẻ rãnh được thêm vào mặt phẳng đất của anten MIMO. Nhờ vào khe này, anten
MIMO đạt được sự cách ly tốt với giá trị |S21| < −20 dB ở tất cả các băng tần hoạt động. Ảnh
hưởng của khe này vào việc giảm tương hỗ giữa hai phần tử trong anten cũng được khảo sát
với trường hợp có hoặc không có khe hoặc kích thước khe thay đổi với các giá trị khác nhau

84
bằng phần mềm mô phỏng CST thông qua phân bố dòng bề mặt và |𝑆11|. Mục tiếp theo sẽ
trình bày các kết quả mô phỏng với các trường hợp khác nhau của khoảng cách 𝑑 giữa hai
phần tử cũng như phân bố dòng điện trong trường hợp có hoặc không có khe. Đồng thời các
kết quả mô phỏng tham số S cũng như đồ thị bức xạ của anten MIMO cũng được trình bày ở
phần sau. Tham số S cũng được đo đạc để kiểm chứng với kết quả mô phỏng. Hình 4.4 là mẫu
anten MIMO tái cấu hình được chế tạo trên nền đế điện môi FR4.

Hình 4.4. Mẫu anten PIFA tái cấu hình

4.4. Kết quả và thảo luận


4.4.1. Khảo sát ảnh hưởng của khe đến độ cách ly giữa các phần tử

Hình 4.5. Tham số S của anten MIMO tái cấu hình ở cấu hình S1 khi khoảng cách giữa hai
phần tử anten thay đổi từ 1 mm đến 15 mm

85
Hình 4.5 biểu diễn tham số S của anten MIMO ở trạng thái S1 trong trường hợp không
có khe xẻ rãnh ở mặt phẳng đất của anten MIMO với khoảng cách d giữa hai phần tử anten
được thay đổi từ 1 mm đến 15 mm. Có thể thấy rằng, ở khoảng cách càng xa thì độ cách ly
giữa hai phần tử anten càng tốt. Ở khoảng cách 1 mm, |S21 | < −12 dB và giá trị này được
giảm khi tăng khoảng cách d giữa hai phần tử anten. |S21 | đạt yêu cầu (nhỏ hơn −20 dB) khi
khoảng cách d giữa hai phần tử là 15 mm.

Để giảm tương hỗ khi hai phần tử trong anten MIMO tái cấu hình đề xuất đặt gần nhau,
một khe xẻ rãnh được thêm vào mặt phẳng đất. Hình 4.6 biểu diễn kết quả mô phỏng của tham
số S ở khoảng cách d = 1 mm và so sánh trong trường hợp không có khe ở cấu hình S1. Có
thể thấy rằng, khe ở mặt phẳng đất ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm tương hỗ trong anten
MIMO. |S21 | < −10 dB khi không có khe trong lúc giá trị này giảm xuống đến hơn −20 dB
ở dải tần hoạt động của tất cả các cấu hình khi có khe được chèn vào mặt phẳng đất. Tuy
nhiên, việc thêm khe này cũng có ảnh hưởng đến tần số cộng hưởng của anten MIMO. Tần số
cộng hưởng của anten MIMO tái cấu hình trước và sau khi thêm khe có sai lệch, tuy nhiên sai
lệch không đáng kể.

Hình 4.6. Tham số S của anten MIMO trong trường hợp không có khe
Ảnh hưởng của khe cũng được mô tả kỹ hơn thông qua phân bố dòng bề mặt ở cấu
hình S1 khi cổng 1 kích hoạt được biểu diễn ở Hình 4.7.

86
Hình 4.7. Phân bố dòng bề mặt của anten MIMO khi có khe ở mặt phẳng đất ở cấu hình S1
Kết quả mô phỏng cho thấy, dòng bề mặt ở phần tử anten được kích hoạt được khe
ngăn không cho chảy sang phần tử bên cạnh, vì thế tương hỗ giữa hai phần tử được giảm
xuống.

4.4.2. Kết quả mô phỏng và đo đạc tham số của anten MIMO tái cấu hình

Hình 4.8. Kết quả mô phỏng tham số S ở ba cấu hình

87
Kết quả mô phỏng tham số S của anten MIMO tái cấu hình ở cả ba trạng thái được thể
hiện ở Hình 4.8 với khoảng cách giữa hai phần tử chỉ 1mm. Từ kết quả mô phỏng có thể thấy,
mỗi cấu hình chỉ hoạt động ở một băng tần đơn và trở kháng được phối hợp rất tốt tại tần số
cộng hưởng tất cả cấu hình. Anten tái cấu hình MIMO có thể chuyển mạch ở ba cấu hình khác
nhau. Các cấu hình có tần số cộng hưởng trung tâm là 1,9 GHz, 2,3 GHz, 2,6 GHz với băng tần
-10 dB lần lượt là 300 MHz (từ 1,83 Ghz đến 2,14 Ghz), 166 MHz (từ 2,24 Ghz đến
2,40 Ghz), 140 MHz (từ 2,50 GHz đến 2,64 GHz). Các băng tần này hoàn toàn phù hợp với
các ứng dụng UMTS, LTE 2,3 GHz, LTE 2,6 GHz. Hình 4.8 cũng cho thấy, anten MIMO tái
cấu hình đạt được tương hỗ thấp với |S12| < −20 dB trong tất cả các băng tần hoạt động ở cả
ba cấu hình.

Hình 4.9 so sánh giữa kết quả mô phỏng và đo đạc của tham số S ở cấu hình S1, S2, S3.
Theo quan sát ở Hình 4.9, kết quả thực nghiệm của tham số |S11| tương đối phù hợp với kết
quả mô phỏng. Với tham số |S12|, kết quả đo đạc có sai lệch so một chút so với kết quả mô
phỏng, tuy nhiên cả kết quả thực nghiệm và mô phỏng đều đạt yêu cầu về tương hỗ giữa các
phần tử trong anten với |S12| < −20dB trong tất cả các băng tần hoạt động ở cả ba cấu hình.

(a)

88
(b)

(c)
Hình 4.9. Kết quả mô phỏng và đo đạc tham số S ở ba cấu hình của anten MIMO
Hình 4.10 biểu diễn đồ thị bức xạ 2D của anten MIMO với cổng 1 được kích hoạt ở
cả ba cấu hình với tần số cộng hưởng là 1,9 GHz, 2,3 GHz, 2,6 GHz ở mặt phẳng XZ và YZ.

89
(a) (b)

(c)

Hình 4.10. Đồ thị bức xạ 2D của anten ở mặt phẳng XZ và YZ của anten MIMO tái cấu hình
Quan sát từ kết quả mô phỏng ở Hình 4.10 cho thấy, đồ thị bức xạ của anten trơn đều
ở cả ba băng tần. Ngoài ra, kết quả mô phỏng đồ thị bức xạ ở mặt phẳng YZ ở ba cấu hình
cũng gần tương đương nhau. Trong mặt phẳng YZ, đồ thị bức xạ có sự khác nhau nhẹ do mỗi
cấu hình là một kiểu anten khác nhau. Hệ số tăng ích cực đại của anten MIMO là 1,55 dBi,
1,81 dBi, 0,87 dBi tương ứng với cấu hình S1, S2, S3 tại tần số cộng hưởng trung tâm.

Bảng 4.3 tóm tắt các kết quả mô phỏng của anten ở ba trạng thái của anten MIMO tái
cấu hình bao gồm tần số cộng hưởng trung tâm, băng tần hoạt động, hiệu suất bức xạ, hệ số
tăng ích cực đại và ứng dụng của anten. Bảng 4.4 so sánh anten đề xuất với một số anten
MIMO tái cấu hình đã công bố có dải tần hoạt động tương tự. Bảng 4.4 cho thấy, anten đạt
được kích thước nhỏ gọn mà vẫn đảm bảo tốt các tham số về hệ số tăng ích, hiệu suất bức xạ
và độ cách ly gữa hai phần tử của anten.

90
Bảng 4.3. Tóm tắt kết quả mô phỏng của anten MIMO tái cấu hình

Hệ số
Tần số cộng tăng ích Hiệu suất
Băng thông -10 dB,
Cấu hình hưởng trung cực đại, bức xạ, Ứng dụng
MHz
tâm, GHz dBi %

300
Cấu hình S1 1,9 1,55 87 UMTS
(từ 1.830 đến 2.140)

166
Cấu hình S2 2,3 1,81 78 LTE 2,3 GHz
(từ 2.024 đến 2.400)

140
Cấu hình S3 2,6 0,87 69 LTE 2,6 GHz
(từ 2.500 đến 2.640)

Bảng 4.4. So sánh kết quả mô phỏng của anten MIMO tái cấu hình đề xuất với một số anten
đã công bố

Độ cách ly
Tần số Hiệu Hệ số
Băng (dB) Kích thước
Số cấu cộng suất tăng ích
Anten thông tổng
hình hưởng tổng cực đại
%, (mm2)
(GHz) (%) (dBi)

Anten > 20
> 1,9 > 5,4
đề 3 > 69 > 0,87 51 × 53 × 0,8
xuất
> 20
[119] 2 > 2,4 >4 > 58,8 > 1,87 80 × 40 × -

[56] 2 > 2,4 >4 > 45 - > 21 55 × 170 × -


[100] 2 > 2,4 > 3,7 > 55 > -0,5 > 14 46 × 20 × 1,6

4.5. Kết luận chương 4


Chương này đã đề xuất một anten MIMO 2x1 tái cấu hình theo tần số sử dụng hai
diode PIN cho mỗi phần tử để đạt được 3 cấu hình hoạt động khác nhau với mỗi cấu hình là
một cấu trúc anten gồm anten PIFA, anten đơn cực anten dạng vòng. Anten có cấu trúc đơn
giản, kích thước chỉ 51 × 53 × 0,8 mm3 bao gồm cả mặt phẳng đất. Bằng cách chuyển mạch
các diode PIN, anten có thể hoạt động ở ba cấu hình với tần số trung tâm lần lượt là 1,9 GHz,
2,3 GHz, 2,6 GHz và độ tăng ích đạt 1,55 dBi, 1,81 dBi, 0,87 dBi ở các tần số cộng hưởng.
Hiệu suất bức xạ của anten 87%, 78%, 69% tương ứng với cấu hình S1, S2, và S3. Bên cạnh
91
đó, ưu điểm của cấu trúc anten đề xuất là không sử dụng tụ cho mạch phân cực mà vẫn điều
khiển độc lập được các diode PIN. Hệ số tương hỗ của anten được giảm nhỏ nhờ cấu trúc xẻ
rãnh ở mặt phẳng đất, với tham số |S21| < -20 dB trong cả ba cấu hình. Quá trình thiết kế, tính
toán cũng được trình bày chi tiết trong chương. Các kết quả thực nghiệm về tham số S cho
thấy, anten có thể là một ứng cử viên cho thiết bị cầm tay phục vụ các ứng dụng UMTS, LTE
2,3 GHz, LTE 2,6 GHz.

92
KẾT LUẬN CHUNG
Luận án đã trình bày tổng quan về anten tái cấu hình trong chương 1. Đặc điểm của
anten tái cấu hình là độ linh hoạt cao, có khả năng thay đổi đặc tính tần số, đồ thị bức xạ, phân
cực hoặc kết hợp các tham số này. Anten tái cấu hình mang lại nhiều ưu thế so với anten
truyền thống có các đặc tính cố định, giúp giảm kích thước cho thiết bị, cách ly tốt giữa các
chuẩn không dây, loại bỏ nhiễu giữa các băng tần lân cận và giúp tiết kiệm phổ tần, tiết kiệm
công suất. Với những tính năng đó, anten tái cấu hình là một ứng cử viên tiềm năng cho các
hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ mới, đặc biệt là hệ thống thông tin vô tuyến nhận thức.
Anten tái cấu hình gồm các loại sau: anten tái cấu hình theo tần số, anten tái cấu hình theo đồ
thị bức xạ, anten tái cấu hình theo phân cực và anten tái cấu hình kết hợp các đặc tính này.
Một kỹ thuật tái cấu hình theo tần số cho anten PIFA bằng cách thay đổi mạng phối
hợp trở kháng, cụ thể là thay đổi vị trí SP của anten đã được đề xuất trong luận án. Kỹ thuật
này có thể áp dụng cho tất cả các cấu trúc anten PIFA và có thể điều chỉnh tần số mong muốn
một cách dễ dàng. Ngoài ra, giải pháp tái cấu hình bằng cách dịch SP của anten PIFA cho
phép tăng số lượng cấu hình lên mà không làm tăng kích thước của anten. Áp dụng kỹ thuật
tái cấu hình anten bằng cách dịch SP, một cấu trúc anten PIFA MIMO tái cấu hình theo tần số
được đề xuất với kích thước phần tử bức xạ nhỏ gọn. Bằng cách chuyển mạch diode PIN được
kết nối với các SP, anten PIFA MIMO có thể hoạt động ở bốn cấu hình với các tần số trung
tâm lần lượt là 0,85 GHz, 1,575 GHz, 1,9 GHz và 2,1 GHz cho ứng dụng GSM 900/GSM 850,
GPS, GSM 800/GSM 1900 và UMTS. Anten được chế tạo trên đế điện môi FR4 với hằng số
điện môi  = 4,4, hệ số tổn hao tan = 0,02 và độ dày h = 1,6 mm.
Một cấu trúc anten tái cấu hình khác sử dụng phương pháp thay đổi mạng phối hợp trở
kháng kết hợp với thay đổi phần tử bức xạ được đề xuất trong luận án. Anten đề xuất có cấu
trúc đơn giản, kích thước nhỏ gọn. Tần số cộng hưởng được điều chỉnh thông qua kích thước
và độ dài của thanh chêm cũng như thanh bức xạ nối vào anten, do vậy việc điều chỉnh tần số
cộng hưởng mong muốn hoàn toàn có thể thực hiện được.
Luận án cũng đã đề xuất cấu trúc anten đơn cực cấp điện đồng phẳng tái cấu hình theo
tần số. Bằng cách thay đổi trạng thái của các chuyển mạch diode PIN được tích hợp giữa các
phần tử bức xạ con, chiều dài phần tử bức xạ được tính toán thay đổi để điều chỉnh tần số cộng
hưởng của anten theo mong muốn. Anten có thể hoạt động ở ba cấu hình với tần số cộng
hưởng trung tầm lần lượt là 2,1 GHz, 2,6 GHz và 3,3 GHz cho UMTS, LTE và WiMax. Anten
có kích thước nhỏ gọn (24×34mm2 ) với hệ số tăng ích cực đại đạt 1,4 dBi, 1,9 dBi, 2,0 dBi

93
ở các tần số cộng hưởng. Với các tham số này, anten có thể được ứng dụng cho các thiết bị
cầm tay trong hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ mới.
Ngoài ra, một cấu trúc anten MIMO tái cấu hình theo tần số khác được đề xuất bằng
cách thay đổi cấu trúc anten. Với ba cấu hình là ba cấu trúc anten khác nhau, bao gồm anten
PIFA, anten đơn cực và anten dạng vòng, tần số cộng hưởng được thay đổi lần lượt là 1,9 GHz,
2,3 GHz, 2,6 GHz. Anten MIMO tái cấu hình theo tần số có độ cách ly cao, với |S21| < -20 dB
ở cả ba cấu hình hoạt động trong khi khoảng cách cạnh - cạnh giữa các phần tử rất gần nhau,
chỉ 1mm. Với băng tần hoạt động cho ứng dụng UMTS, LTE, tương hỗ thấp và kích thước
tổng của anten MIMO tái cấu hình khá nhỏ, chỉ 51 × 53 × 0,8 mm3, anten hoàn toàn phù hợp
cho các thiết bị cầm tay, đặc biệt là điện thoại.

Như vậy, luận án đã xuất kỹ thuật tái cấu hình anten theo tần số và một số cấu trúc
anten tái cấu hình bao gồm cấu trúc anten tái cấu hình theo tần số bằng cách thay đổi mạng
phối hợp trở kháng, thay đổi chiều dài phần tử bức xạ và thay đổi cấu trúc anten. Các đề xuất
góp phần làm phong phú kỹ thuật tái cấu hình theo tần số cho anten PIFA, đồng thời có thể
tạo ra các anten đơn, anten MIMO tái cấu hình có cấu trúc đơn giản, nhỏ gọn cho mọi ứng
dụng mong muốn.

Hướng phát triển của luận án

Các hướng phát triển tiếp theo của luận án bao gồm:

- Áp dụng nguyên lý siêu vật liệu để giảm nhỏ kích thước cho anten đơn tái cấu hình
hoặc giảm tương hỗ cho anten MIMO tái cấu hình;

- Nghiên cứu đề xuất các cấu trúc anten tái cấu hình kết hợp theo tần số, đồ thị bức xạ,
phân cực.

94
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA LUẬN ÁN
1. Hoang Thi Phuong Thao, Vu Thanh Luan, Nguyen Canh Minh, Bernard Journet, Vu
Van Yem (2017) A company frequency reconfigurable MIMO antenna with low
mutual coupling for UMTS and LTE applications. Advanced Technologies for
Communications (ATC) 2017 International Conference on, pp. 174-179, ISSN 2162-
1039, DOI: 10.1109/ATC.2017.8167612

2. Hoàng Thị Phương Thảo, Vũ Văn Yêm (2017) A design of frequency reconfigurable
CPW-fed antenna using PIN diode for wireless applications. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 12 (109), pp. 34–38, ISSN 1859-1531.

3. Hoàng Thị Phương Thảo, Vũ Văn Yêm (2017) Design of a novel radiation pattern
reconfigurable antenna for electronic toll collection in intelligent transport system.
Tạp Chí khoa học và Công nghệ, ĐH Điện lực, số 12, 6/2017, pp. 59-66, ISSN 1859 -
4557.

4. Hoang Thi Phuong Thao, Vu Thanh Luan, Vu Van Yem (2016) Design of compact
frequency reconfigurable planar invert-F antenna for green wireless communications.
IET Communications, pp.2567-2574, ISSN 1751-8636, DOI: 10.1049/ iet-com.2016.
0267 (SCI - Q3).

5. Hoang Thi Phuong Thao, Trinh Van Son, Nguyen Van Doai, Nguyen Trong Duc,
Vu Van Yem (2015) A Novel Frequency Reconfigurable Monopole Antenna Using
PIN diode for WLAN/WiMax Applications. International Conference on Computing,
Management & Telecommunications, pp.2567-2574, DOI:
10.1109/ComManTel.2015.7394281.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN


1. Hoàng Thị Phương Thảo, Dương Thị Thanh Tú, Vũ Thành Luân, Trương Ngọc Tân,
Vũ Văn Yêm (2014) Nghiên cứu cải thiện băng thông ăngten PIFA tái cấu hình theo
tần số, Hội thảo Quốc gia về Điện tử, truyền thông và công nghệ thông tin ECIT.

95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

[1] Hà Quốc Anh (2017) Nghiên cứu thiết kế ăng ten kích thước nhỏ cho các thiết bị đầu
cuối di động băng rộng. Luận án Tiến sỹ, Học Viện kỹ thuật Quân sự,.
[2] Nguyễn Huỳnh Bảo Phương (2014) Nghiên cứu phát triển cấu trúc EBG ứng dụng cho
các hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ mới. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,.
[3] Nguyễn Khắc Kiểm (2016) Nghiên cứu và phát triển anten mimo cho các thiết bị đầu
cuối di động thế hệ mới. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[4] Phan Anh (2007) Lý thuyết và kỹ thuật anten. Hà Nội, Việt Nam: NXB Khoa học và
Kỹ thuật.
[5] Tống Văn Luyên (2017) Nghiên cứu và phát triển các bộ định dạng và điều khiển búp
sóng thích nghi để chống nhiễu trong các anten thông minh. Luận án Tiến sỹ, Đại học
Quốc gia Hà nội, trường Đại học Công nghệ.
TIẾNG ANH

[6] Abdulraheem, Y. I. et al. (2017) Design of frequency reconfigurable multiband


compact antenna using two PIN diodes for WLAN/WiMAX applications. IET
Microwaves, Antennas Propag., vol. 11, no. 8, pp. 1098–1105.
[7] Abutarboush, H. F. (2011) Fixed and Reconfigurable Multiband Antennas. Electronic
and Computer Engineering, School of Engineering and Design, Brunel University,
London, United Kingdom.
[8] Aïssat, H., L. Cirio, M. Grzeskowiak, J. M. Laheurte, and O. Picon (2006)
Reconfigurable circularly polarized antenna for short-range communication systems.
IEEE Trans. Microw. Theory Tech., vol. 54, no. 6, pp. 2856–2863.
[9] Ali, M., A. T. M. Sayem, and V. K. Kunda (Mar. 2007) A Reconfigurable Stacked
Microstrip Patch Antenna for Satellite and Terrestrial Links. IEEE Trans. Veh.
Technol., vol. 56, no. 2, pp. 426–435.
[10] Anagnostou, D. E. et al. (2004) Silicon-etched re-configurable self-similar antenna
with RF-MEMS switches. IEEE Antennas and Propagation Society Symposium, 2004.,
p. 1804–1807 Vol.2.
[11] Assadallah, F. A., J. Costantine, Y. Tawk, F. Ayoub, and C. G. Christodoulou (2016)
A multiband and reconfigurable PIFA for mobile devices. 2016 IEEE Antennas Propag.
Soc. Int. Symp. APSURSI 2016 - Proc., pp. 2179–2180.
[12] Atallah, H. A., A. B. Abdel-Rahman, K. Yoshitomi, and R. K.Pokharel (2016) Design
of Miniature Reconfigurable Slot Antennna Using Varactor Diodes for Cognitive Radio
Systems. 2016 Fourth Int. Japan-Egypt Conf. Electron. Commun. Comput., pp. 63–66.
[13] Balanis, C. A. (2005) Antenna theory Third. A John Wiley & Sons, Inc., Publication.
[14] Ban, Y.-L., S.-C. Sun, P.-P. Li, J. L.-W. Li, and K. Kang (Jan. 2014) Compact Eight-
Band Frequency Reconfigurable Antenna for LTE/WWAN Tablet Computer
Applications. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 62, no. 1, pp. 471–475.
[15] Beibei Wang and K. J. R. Liu (Feb. 2011) Advances in cognitive radio networks: A
96
survey. IEEE J. Sel. Top. Signal Process., vol. 5, no. 1, pp. 5–23.
[16] Bernhard, J. T. (2007) Reconfigurable Antennas. the Morgan & Claypool Publishers.
[17] Boudaghi, H., M. Azarmanesh, and M. Mehranpour (2012) A Frequency
Reconfigurable Monopole Antenna Using Switchable Slotted Ground Structure. IEEE
Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 22, pp. 655–658.
[18] Boudaghi, H., U. Universit, and J. Pourahmadazar (2013) Compact UWB Monopole
Antenna with Reconfigurable Band Notches Using PIN Diode Switches. Wirel. Microw.
Technol. Conf. (WAMICON), 2013 IEEE 14th Annu., pp. 1758–1759.
[19] Broze, A. V. X. R. B. X. (2010) A frequency switchable antenna based on MEMS
technology. Antennas Propag. (EuCAP), 2010 Proc. Fourth Eur. Conf.,.
[20] Byeonggwi Mun, Changwon Jung, Myun-Joo Park, and Byungje Lee (2014) A
Compact Frequency-Reconfigurable Multiband LTE MIMO Antenna for Laptop
Applications. IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 13, pp. 1389–1392.
[21] Cao, Y., S. W. Cheung, and T. I. Yuk (Sep. 2016) Frequency-reconfigurable multiple-
input–multiple-output monopole antenna with wide-continuous tuning range. IET
Microwaves, Antennas Propag., vol. 10, no. 12, pp. 1322–1331.
[22] Cao, Y., S. W. Cheung, and T. I. Yuk (2016) Frequency-reconfigurable multiple-input–
multiple-output monopole antenna with wide-continuous tuning range. IET
Microwaves, Antennas Propag., vol. 10, no. 12, pp. 1322–1331.
[23] Caporal Del Barrio, S., M. Pelosi, G. F. Pedersen, and A. Morris (2012) Challenges for
Frequency-Reconfigurable Antennas in Small Terminals. 2012 IEEE Vehicular
Technology Conference (VTC Fall), pp. 1–5.
[24] Carrel, R. The design of log-periodic dipole antennas. IRE International Convention
Record, vol. 9, pp. 61–75.
[25] Cetiner, B. A., G. Roqueta Crusats, L. Jofre, and N. Biyikli (2010) RF MEMS
integrated frequency reconfigurable annular slot antenna. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 58, no. 3, pp. 626–632.
[26] Chaouche, Y. B., F. Bouttout, I. Messaoudene, L. Pichon, M. Belazzoug, and F.
Chetouah (2017) Design of reconfigurable fractal antenna using pin diode switch for
wireless applications. Mediterr. Microw. Symp., pp. 31–34.
[27] Chen, S. H., J. S. Row, and K. L. Wong (2007) Reconfigurable square-ring patch
antenna with pattern diversity. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 55, no. 2, pp. 472–
475.
[28] Cheng, S. P. and K. H. Lin (2015) A reconfigurable monopole MIMO antenna with
wideband sensing capability for cognitive radio using varactor diodes. IEEE Antennas
Propag. Soc. AP-S Int. Symp., vol. 2015–Octob, pp. 2233–2234.
[29] Chin-Lung Yang (2009) Novel high selective band-tunable antennas over ultra-wide
ranges using reconfigurable matching network. 2009 IEEE Antennas and Propagation
Society International Symposium, pp. 1–4.
[30] Chiu, C.-Y., J. Li, S. Song, and R. D. Murch (Oct. 2012) Frequency-Reconfigurable
Pixel Slot Antenna. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 60, no. 10, pp. 4921–4924.
[31] Chou, R., C. Wu, and S. Yeh Switchable Printed Monopole Antenna with Frequency
97
Diversity for WiFi / 2 . 6 GHz WiMAX / 3 . 5 GHz WiMAX Applications. TENCON
2007 - 2007 IEEE Reg. 10 Conf., pp. 5–7.
[32] Christodoulou, C. G., Y. Tawk, S. A. Lane, and S. R. Erwin (2012) Reconfigurable
antennas for wireless and space applications. Proc. IEEE, vol. 100, no. 7, pp. 2250–
2261.
[33] Costantine, J. (2009) Design, Optimization and Analysis of Reconfigurable Antennas.
[34] D.-H. Hyun, J.-W. Baik, S. H. L. and Y.-S. K. and A (2008) A high-gain boost converter
using voltage-stacking cell. Trans. Korean Inst. Electr. Eng., vol. 57, no. 6, pp. 982–
984.
[35] Dahalan, F. D. et al. (2013) Frequency-Reconfigurable Archimedean Spiral Antenna.
IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 12, pp. 1504–1507.
[36] Daheshpour, K. et al. (2010) Pattern reconfigurable antenna based on moving V-
shaped parasitic elements actuated by dielectric elastomer. Electron. Lett., vol. 46, no.
13, pp. 886–888.
[37] Deluccia, C. S., D. H. Werner, P. L. Werner, M. F. Pantoja, and others (2004) A novel
frequency agile beam scanning reconfigurable antenna. Antennas Propag. Soc. Int.
Symp. 2004. IEEE, vol. 2, pp. 1839–1842.
[38] Deo, A. P., A. Sonker, and R. Kumar (2017) Design of reconfigurable slot antenna
using varactor diode. 2017 International Conference on Computer, Communications
and Electronics (Comptelix), pp. 511–515.
[39] Diego Langoni, Mark H. Weatherspoon, Erastus Ogunti, and S. Y. F. (2009) An
Overview of Reconfigurable Antennas_ Design, Simulation, and Optimization. Wirel.
Microw. Technol. Conf. 2009. WAMICON’09. IEEE 10th Annu., pp. 1–5.
[40] Dixit, L. and P. K. S. Pourush (2000) Radiation characteristics of switchable ferrite
microstrip array antenna. IEE Proc. - Microwaves, Antennas Propag., vol. 147, no. 2,
pp. 151–155.
[41] Dong, J., A. Wang, and H. Lan (2009) A simple radiation pattern reconfigurable
printed dipole antenna. Microwave, Antenna, Propag. EMC Technol. Wirel. Commun.
2009 3rd IEEE Int. Symp. on. IEEE, pp. 619–622.
[42] Erdil, E., K. Topalli, O. A. Civi, and T. Akin (2005) Reconfigurable CPW-fed dual-
frequency rectangular slot antenna using RF MEMS technology. 2005 IEEE Antennas
and Propagation Society International Symposium, vol. 2A, pp. 392–395.
[43] Flaum, N., C. G. Christodoulou, J. Costantine, J. Woodland, and Y. Tawk (Aug. 2014)
Reconfigurable antenna system with a movable ground plane for cognitive radio. IET
Microwaves, Antennas Propag., vol. 8, no. 11, pp. 858–863.
[44] G. Chaabane; C. Guines (2015) Reconfigurable PIFA antenna using RF MEMS
switches. Antennas and Propagation (EuCAP), 2015 9th European Conference on,.
[45] Grau, A., J. Romeu, Ming-Jer Lee, S. Blanch, L. Jofre, and F. De Flaviis (Jan. 2010) A
Dual-Linearly-Polarized MEMS-Reconfigurable Antenna for Narrowband MIMO
Communication Systems. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 58, no. 1, pp. 4–17.
[46] Grau, A., J. Romeu, M. J. Lee, S. Blanch, L. Jofre, and F. De Flaviis (2010) A Dual-
Linearly-polarized MEMS-reconfigurable antenna for narrowband MIMO

98
communication systems. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 58, no. 1, pp. 4–17.
[47] Haider, N., D. Caratelli, and A. G. Yarovoy (2013) Recent Developments in
Reconfigurable and Multiband Antenna Technology. Int. J. Antennas Propag. 2013,
vol. 2013,.
[48] Han, T. and C. Huang (2010) Reconfigurable monopolar patch antenna. Electron. Lett.,
vol. 46, no. 3, pp. 199–200.
[49] Haupt, R. L. and M. Lanagan (2013) Reconfigurable Antennas. IEEE Antennas Propag.
Mag., vol. 55, no. 1, pp. 49–61.
[50] Hayat, S., I. A. Shah, I. Khan, I. Alam, S. Ullah, and A. Basir (2016) Design of tetra-
band frequency reconfigurable antenna for portable wireless applications. 2016 Int.
Conf. Intell. Syst. Eng. ICISE 2016, pp. 10–13.
[51] Huff, G. H. and J. T. Bernhard (2006) Integration of packaged RF MEMS switches with
radiation pattern reconfigurable square spiral microstrip antennas. IEEE Trans.
Antennas Propag., vol. 54, no. 2, pp. 464–469.
[52] Iddi, H. U., M. R. Kamarudin, T. a Rahman, and R. Dewan (2013) Reconfigurable
monopole antenna for wlan / wimax applications. Prog. Electromagn. Res. Symp.
Proc., pp. 1048–1051.
[53] Jiang, H., M. Patterson, C. Zhang, and G. Subramanyam (2009) Frequency tunable
microstrip patch antenna using ferroelectric thin film varactor. Natl. Aerosp. Electron.
Conf. Proc. IEEE, pp. 248–250.
[54] Jin, N., F. Yang, and Y. Rahmat-Samii (2006) A novel patch antenna with switchable
slot (PASS): Dual-frequency operation with reversed circular polarizations. IEEE
Trans. Antennas Propag., vol. 54, no. 3, pp. 1031–1034.
[55] Jong-Hyuk Lim, Gyu-Tae Back, Young-Il Ko, Chang-Wook Song, and Tae-Yeoul Yun
(Jul. 2010) A Reconfigurable PIFA Using a Switchable PIN-Diode and a Fine-Tuning
Varactor for USPCS/WCDMA/m-WiMAX/WLAN. IEEE Trans. Antennas Propag., vol.
58, no. 7, pp. 2404–2411.
[56] Joodaki, H., H. Valiee, and M. Bayat (2013) Reconfigurable dual frequency microstrip
MIMO patch antenna using RF MEMS switches for WLAN application. 2013 25th
Chinese Control Decis. Conf. CCDC 2013, pp. 3254–3258.
[57] Karthik K S and Sreelakshmi K (2016) Triple band frequency reconfigurable antenna
for wireless application. 2016 2nd International Conference on Advances in Electrical,
Electronics, Information, Communication and Bio-Informatics (AEEICB), pp. 483–
487.
[58] Kehn, M. N. M., O. Quevedo-Teruel, and E. Rajo-Iglesias (2011) Reconfigurable
Loaded Planar Inverted-F Antenna Using Varactor Diodes. IEEE Antennas Wirel.
Propag. Lett., vol. 10, pp. 466–468.
[59] Khan, M. S., A.-D. Capobianco, A. Iftikhar, S. Asif, B. Ijaz, and B. D. Braaten (2015)
An electrically small CPW fed frequency reconfigurable antenna. 2015 IEEE
International Symposium on Antennas and Propagation & USNC/URSI National Radio
Science Meeting, pp. 2391–2392.
[60] Kim, B., B. Pan, S. Nikolaou, Y. S. Kim, J. Papapolymerou, and M. M. Tentzeris (2008)

99
A novel single-feed circular microstrip antenna with reconfigurable polarization
capability. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 56, no. 3, pp. 630–638.
[61] Langoni, D., M. H. Weatherspoon, E. Ogunti, and S. Y. Foo (2009) An Overview of
Reconfigurable Antennas : Design , Simulation , and Optimization. Wirel. Microw.
Technol. Conf. 2009. WAMICON’09. IEEE 10th Annu. IEEE, pp. 1–5.
[62] Lee, C. M. and C. W. Jung (2014) Radiation Pattern Reconfigurable Antenna using
Monopole-Loop for Fitbit Flex Wristband. IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett. 14, pp.
269–272.
[63] Lee, J. Y. and S. N. Hwang (2008) A high-gain boost converter using voltage-stacking
cell. Trans. Korean Inst. Electr. Eng., vol. 57, no. 6, pp. 982–984.
[64] Li, H.-Y., C.-T. Yeh, J.-J. Huang, C.-W. Chang, C.-T. Yu, and J.-S. Fu (2015) CPW-
Fed Frequency-Reconfigurable Slot-Loop Antenna With a Tunable Matching Network
Based on Ferroelectric Varactors. IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 14, pp.
614–617.
[65] Li, T., H. Zhai, X. Wang, L. Li, and C. Liang (2015) Frequency-Reconfigurable Bow-
Tie Antenna for Bluetooth, WiMAX, and WLAN Applications. IEEE Antennas Wirel.
Propag. Lett., vol. 14, pp. 171–174.
[66] Li, Y., Z. Zhang, W. Chen, and Z. Feng (2010) Polarization reconfigurable slot
antenna with a novel compact CPW-to-slotline transition for WLAN application. IEEE
Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 9, pp. 252–255.
[67] Liu, X., S. Yao, B. S. Cook, M. M. Tentzeris, and S. V. Georgakopoulos (Dec. 2015)
An Origami Reconfigurable Axial-Mode Bifilar Helical Antenna. IEEE Trans.
Antennas Propag., vol. 63, no. 12, pp. 5897–5903.
[68] Liu, Y.-C. and K. Chang (2009) Multiband frequency reconfigurable antenna by
changing the microstrip connecting element position. 2009 IEEE Antennas and
Propagation Society International Symposium, pp. 1–4.
[69] Lu, P., X. S. Yang, J. L. Li, and B. Z. Wang (2016) Polarization Reconfigurable
Broadband Rectenna With Tunable Matching Network for Microwave Power
Transmission. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 64, no. 3, pp. 1136–1141.
[70] Mahlaoui, Z., E. Antonino-daviu, M. Ferrando-bataller, and B. Hamza (2017)
Frequency Reconfigurable Patch Antenna with Defected Ground Structure Using
Varactor Diodes. 2017 11th Eur. Conf. Antennas Propag. Freq., vol. 11, pp. 2217–
2220.
[71] Mak, A. C. K., C. R. Rowell, R. D. Murch, and C.-L. Mak (Jul. 2007) Reconfigurable
Multiband Antenna Designs for Wireless Communication Devices. IEEE Trans.
Antennas Propag., vol. 55, no. 7, pp. 1919–1928.
[72] Mansoul, A., F. Ghanem, M. R. Hamid, and M. Trabelsi (2014) A Selective Frequency-
Reconfigurable Antenna for Cognitive Radio Applications. IEEE Antennas Wirel.
Propag. Lett., vol. 13, pp. 515–518.
[73] Masotti, D., F. Mastri, V. Rizzoli, and A. Costanzo (2011) Power-handling capabilities
optimization of MEMS-reconfigurable antennas. 2011 Workshop on Integrated
Nonlinear Microwave and Millimetre-Wave Circuits, pp. 1–4.

100
[74] Mun, B., C. Jung, M. J. Park, and B. Lee (2014) A compact frequency-reconfigurable
multiband LTE MIMO antenna for laptop applications. IEEE Antennas Wirel. Propag.
Lett., vol. 13, pp. 1389–1392.
[75] Murtaza, N. and M. A. Hein (2011) Reconfigurable Decoupling and Matching Network
for a Cognitive Antenna. Microw. Conf. (EuMC), 2011 41st Eur., pp. 874–877.
[76] Nikolaou, S. et al. (2006) Pattern and frequency reconfigurable annular slot antenna
using pin diodes. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 54, no. 2, pp. 439–448.
[77] Nikolaou, S., N. D. Kingsley, G. E. Ponchak, J. Papapolymerou, and M. M. Tentzeris
(2009) UWB elliptical monopoles with a reconfigurable band notch using MEMS
switches actuated without bias lines. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 57, no. 8, pp.
2242–2251.
[78] Nishamol, M. S., C. K. Aanandan, P. Mohanan, and K. Vasudevan (2011) Dual
frequency reconfigurable microstrip antenna using varactor diodes. 2011 XXXth
URSI General Assembly and Scientific Symposium, pp. 1–4.
[79] Ogawa, K., T. Uwano, and M. Takahashi (2000) A shoulder-mounted planar antenna
for mobile radio applications. IEEE Trans. Veh. Technol., vol. 49, no. 3, pp. 1041–
1044.
[80] Oh, S. S., Y. B. Jung, Y. R. Ju, and H. D. Park (2010) Frequency-tunable open-ring
microstrip antenna using varactor. Electromagn. Adv. Appl. (ICEAA), 2010 Int. Conf.
on. IEEE, pp. 624–626.
[81] Panagamuwa, C. J. (2003) Optically reconfigurable balanced dipole antenna. Twelfth
Int. Conf. Antennas Propag. (ICAP 2003), vol. 2003, pp. 237–240.
[82] Panagamuwa, C. J., A. Chauraya, and J. C. Vardaxoglou (2006) Frequency and beam
reconfigurable antenna using photoconducting switches. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 54, no. 2, pp. 449–454.
[83] Panagamuwa, C. J., A. Chauraya, and J. C. Vardaxoglou (2006) Frequency and beam
reconfigurable antenna using photoconducting switches. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 54, no. 2, pp. 449–454.
[84] Park, Y. K. and Y. Sung (2012) A Reconfigurable Antenna for Quad-Band Mobile
Handset. J. Korean Inst. Electromagn. Eng. Sci., vol. 60, no. 6, pp. 3003–3006.
[85] Patil, R. R. and B. Singh (2015) Printed monopole antenna teachology for wideband
applications. Int. J. Students Res. Technol. Manag., vol. 3, no. 05, pp. 377–381.
[86] Peroulis, D., K. Sarabandi, and L. P. B. Katehi (2005) Design of reconfigurable slot
antennas. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 53, no. 2, pp. 645–654.
[87] Perruisseau-Carrier, J., P. Pardo-Carrera, and P. Miskovsky (2010) Modeling, design
and characterization of a very wideband slot antenna with reconfigurable band
rejection. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 58, no. 7, pp. 2218–2226.
[88] Pozar, D. M. (1998) Microwave Engineering. John Wiley & Sons, Inc.
[89] Qin, P. Y., A. R. Weily, Y. J. Guo, and C. H. Liang (2010) Polarization reconfigurable
U-slot patch antenna. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 58, no. 10, pp. 3383–3388.
[90] R. Garg et al. Microstrip Antenna andbook, Artech House, 2001. Inc., Norwood, MA,.

101
[91] Rahim, M. K. A., M. R. Hamid, N. A. Samsuri, N. A. Murad, M. F. M. Yusoff, and H.
A. Majid (2016) Frequency reconfigurable antenna for future wireless communication
system. 2016 46th European Microwave Conference (EuMC), pp. 965–970.
[92] Rodrigo, D., Y. Damgaci, M. Unlu, L. Jofre, and B. A. Cetiner (2010) Small pixelled
antenna with MEMS-Reconfigurable radiation pattern. 2010 IEEE Antennas and
Propagation Society International Symposium, pp. 1–4.
[93] Row, J. S. and M. C. Chan (2010) Reconfigurable circularly-polarized patch antenna
with conical beam. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 58, no. 8, pp. 2753–2757.
[94] Rui-Xin Wu, Li-Rong Tan, W. Lou (2015) Reconfigurable Ferrite-Loaded SIW
antenna. 2015 Asia-Pacific Microw. Conf., vol. 2, pp. 1–3.
[95] Schaubert, D. H., F. G. Farrar, A. Sindoris, and S. T. Hayes (1981) Microstrip Antennas
with Frequency Agility and Polarization Diversity. IEEE Trans. Antennas Propag., vol.
29, no. 1, pp. 118–123.
[96] Sharma, N., M. Yadav, and A. Kumar (2017) Design of quad-band microstrip-fed
stubs-loaded frequency reconfigurable antenna for multiband operation. 2017 4th
International Conference on Signal Processing and Integrated Networks (SPIN), pp.
275–279.
[97] Simons, R. N. (2001) Coplanar Waveguide Circuits, Components, and Systems. A John
Wiley & Sons.
[98] Singh, H. and J. Malhotra (2015) Quad-band reconfigurable MEMS antenna on silicon
substrate for Ku-band applications. 2015 International Conference on Signal
Processing, Computing and Control (ISPCC), pp. 168–172.
[99] Sodre, J. R. B. A. C. (2010) Tridimensional Yagi antenna : shaping radiation pattern
with a non-planar array. no. April, pp. 1434–1441.
[100] Soltani, S., P. Lotfi, and R. D. Murch (Apr. 2016) A Port and Frequency
Reconfigurable MIMO Slot Antenna for WLAN Applications. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 64, no. 4, pp. 1209–1217.
[101] Soltani, S., P. Lotfi, and R. D. Murch (2017) A Dual-Band Multiport MIMO Slot
Antenna for WLAN Applications. IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 16, no. c,
pp. 529–532.
[102] Son, T. (2005) Feeding point determination for PIFA type mobile phone handset
internal antenna. IEEE Antennas Propag. Soc. AP-S Int. Symp., vol. 1 A, pp. 475–478.
[103] Sulakshana, C. and J. Pokhar (2011) A CPW fed H-shaped reconfigurable patch
antenna. Antenna Week (IAW), 2011 Indian, pp. 1–4.
[104] Sung, Y. (2010) A novel reconfigurable microstrip antenna with polarization diversity.
Microw. Opt. Technol. Lett., vol. 52, no. 9, pp. 2053–2056.
[105] Sung, Y. (Aug. 2012) Compact quad-band reconfigurable antenna for mobile phone
applications. Electron. Lett., vol. 48, no. 16, pp. 977–979.
[106] Sung, Y. D.-A. L. (2014) Reconfigurable FIFA/Loop antenna for Mobile handset
application. Microw. Opt. Technol. Lett., vol. 56, no. 9, pp. 2034–2037.
[107] Sung, Y. and S. Lee (Jan. 2015) Reconfigurable PIFA with a parasitic strip line for a
hepta-band WWAN/LTE mobile handset. IET Microwaves, Antennas Propag., vol. 9,
102
no. 2, pp. 108–117.
[108] Tariq, A. and H. Ghafouri-Shiraz (Jan. 2012) Frequency-Reconfigurable Monopole
Antennas. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 60, no. 1, pp. 44–50.
[109] Tawk, Y., A. R. Albrecht, S. Hemmady, G. Balakrishnan, and C. G. Christodoulou
(2010) Optically pumped frequency reconfigurable antenna design. IEEE Antennas
Wirel. Propag. Lett., vol. 9, pp. 280–283.
[110] Tawk, Y., J. Costantine, and C. G. Christodoulou (2010) A frequency reconfigurable
rotatable microstrip antenna design. 2010 IEEE Antennas and Propagation Society
International Symposium, pp. 1–4.
[111] Topalli, K., E. Erdil, O. A. Civi, S. Demir, S. Koc, and T. Akin (Dec. 2009) Tunable
dual-frequency RF MEMS rectangular slot ring antenna. Sensors Actuators A Phys.,
vol. 156, no. 2, pp. 373–380.
[112] Trueman, C. W., A.-R. Sebak, T. A. Denidni, S. V. Hoa, A. Mehdipour, and I. D. Rosca
(Oct. 2013) Mechanically reconfigurable antennas using an anisotropic carbon-fibre
composite ground. IET Microwaves, Antennas Propag., vol. 7, no. 13, pp. 1055–1063.
[113] Weedon, W. H., W. J. Payne, and G. M. Rebeiz (2001) MEMS-switched reconfigurable
antennas. IEEE Antennas and Propagation Society International Symposium. 2001
Digest. Held in conjunction with: USNC/URSI National Radio Science Meeting (Cat.
No.01CH37229), vol. 3, pp. 654–657.
[114] won Jung, C., M. J. Lee, G. P. Li, and F. De Flaviis (2006) Reconfigurable scan-beam
single-arm spiral antenna integrated with RF-MEMS switches. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 54, no. 2, pp. 455–463.
[115] Yadav, A. M., C. J. Panagamuwa, and R. D. Seager (2012) A miniature reconfigurable
printed monopole antenna for WLAN/WiMAX and LTE communication bands. LAPC
2012 - 2012 Loughbrgh. Antennas Propag. Conf., no. November, pp. 6–9.
[116] Yadav, A. M., C. J. Panagamuwa, and R. D. Seager (2011) Investigation of a plug hole
shaped frequency and pattern reconfigurable antenna using photo-conductive
microwave switches. 2011 41st European Microwave Conference, pp. 878–881.
[117] Yang, S. S., S. Member, and K. Luk (2006) Design of a Wide-Band L-Probe Patch
Antenna for Pattern Reconfiguration or Diversity Applications. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 54, no. 2, pp. 433–438.
[118] YevHen Yashchyshyn (2010) Reconfigurable Antennas: the State of the Art. Intl J.
Electron. Telecommun., vol. 56, no. 3, pp. 319–326.
[119] Yun, Z.-J. J. J.-H. L. T.-Y. (2012) Frequency reconfigurable multiple-input multiple-
output antenna with high isolation. IET Microw. Anteennas Propag., vol. 6, Iss.10, pp.
1095–1101.
[120] Zhao, D., L. Lan, Y. Han, F. Liang, Q. Zhang, and B. Z. Wang (2014) Optically
controlled reconfigurable band-notched UWB antenna for cognitive radio
applications. IEEE Photonics Technol. Lett., vol. 26, no. 21, pp. 2173–2176.
[121] Zheng, L. and D. N. C. Tse (2003) Diversity and multiplexing: A fundamental tradeoff
in multiple-antenna channels. IEEE Trans. Inf. Theory, vol. 49, no. 5, pp. 1073–1096.
[122] Zhu, H. L., S. W. Cheung, and T. I. Yuk (2015) Mechanically pattern reconfigurable

103
antenna using metasurface. IET Microwaves, Antennas Propag., vol. 9, no. 12, pp.
1331–1336.
[1] 1. Hà Quốc Anh (2017) Nghiên cứu thiết kế ăng ten kích thước nhỏ cho các thiết bị đầu
cuối di động băng rộng. Luận án Tiến sỹ, Học Viện kỹ thuật Quân sự,.
[2] 2. Nguyễn Huỳnh Bảo Phương (2014) Nghiên cứu phát triển cấu trúc EBG ứng dụng
cho các hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ mới. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,.
[3] 3. Nguyễn Khắc Kiểm (2016) Nghiên cứu và phát triển anten mimo cho các thiết bị
đầu cuối di động thế hệ mới. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[4] 4.Phan Anh (2007) Lý thuyết và kỹ thuật anten. Hà Nội, Việt Nam: NXB Khoa học và
Kỹ thuật.
[5] 5. Tống Văn Luyên (2017) Nghiên cứu và phát triển các bộ định dạng và điều khiển
búp sóng thích nghi để chống nhiễu trong các anten thông minh. Đại học Quốc gia Hà
nội, trường Đại học Công nghệ.
[6] Abdulraheem, Y. I. et al. (2017) Design of frequency reconfigurable multiband
compact antenna using two PIN diodes for WLAN/WiMAX applications. IET
Microwaves, Antennas Propag., vol. 11, no. 8, pp. 1098–1105.
[7] Abutarboush, H. F. (2011) Fixed and Reconfigurable Multiband Antennas. Electronic
and Computer Engineering, School of Engineering and Design, Brunel University,
London, United Kingdom.
[8] Aïssat, H., L. Cirio, M. Grzeskowiak, J. M. Laheurte, and O. Picon (2006)
Reconfigurable circularly polarized antenna for short-range communication systems.
IEEE Trans. Microw. Theory Tech., vol. 54, no. 6, pp. 2856–2863.
[9] Ali, M., A. T. M. Sayem, and V. K. Kunda (Mar. 2007) A Reconfigurable Stacked
Microstrip Patch Antenna for Satellite and Terrestrial Links. IEEE Trans. Veh.
Technol., vol. 56, no. 2, pp. 426–435.
[10] Anagnostou, D. E. et al. (2004) Silicon-etched re-configurable self-similar antenna
with RF-MEMS switches. IEEE Antennas and Propagation Society Symposium, 2004.,
p. 1804–1807 Vol.2.
[11] Assadallah, F. A., J. Costantine, Y. Tawk, F. Ayoub, and C. G. Christodoulou (2016)
A multiband and reconfigurable PIFA for mobile devices. 2016 IEEE Antennas Propag.
Soc. Int. Symp. APSURSI 2016 - Proc., pp. 2179–2180.
[12] Atallah, H. A., A. B. Abdel-Rahman, K. Yoshitomi, and R. K.Pokharel (2016) Design
of Miniature Reconfigurable Slot Antennna Using Varactor Diodes for Cognitive Radio
Systems. 2016 Fourth Int. Japan-Egypt Conf. Electron. Commun. Comput., pp. 63–66.
[13] Balanis, C. A. (2005) Antenna theory Third. A John Wiley & Sons, Inc., Publication.
[14] Ban, Y.-L., S.-C. Sun, P.-P. Li, J. L.-W. Li, and K. Kang (Jan. 2014) Compact Eight-
Band Frequency Reconfigurable Antenna for LTE/WWAN Tablet Computer
Applications. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 62, no. 1, pp. 471–475.
[15] Beibei Wang and K. J. R. Liu (Feb. 2011) Advances in cognitive radio networks: A
survey. IEEE J. Sel. Top. Signal Process., vol. 5, no. 1, pp. 5–23.
[16] Bernhard, J. T. (2007) Reconfigurable Antennas. the Morgan & Claypool Publishers.

104
[17] Boudaghi, H., M. Azarmanesh, and M. Mehranpour (2012) A Frequency
Reconfigurable Monopole Antenna Using Switchable Slotted Ground Structure. IEEE
Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 22, pp. 655–658.
[18] Boudaghi, H., U. Universit, and J. Pourahmadazar (2013) Compact UWB Monopole
Antenna with Reconfigurable Band Notches Using PIN Diode Switches. Wirel. Microw.
Technol. Conf. (WAMICON), 2013 IEEE 14th Annu., pp. 1758–1759.
[19] Broze, A. V. X. R. B. X. (2010) A frequency switchable antenna based on MEMS
technology. Antennas Propag. (EuCAP), 2010 Proc. Fourth Eur. Conf.,.
[20] Byeonggwi Mun, Changwon Jung, Myun-Joo Park, and Byungje Lee (2014) A
Compact Frequency-Reconfigurable Multiband LTE MIMO Antenna for Laptop
Applications. IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 13, pp. 1389–1392.
[21] Cao, Y., S. W. Cheung, and T. I. Yuk (Sep. 2016) Frequency-reconfigurable multiple-
input–multiple-output monopole antenna with wide-continuous tuning range. IET
Microwaves, Antennas Propag., vol. 10, no. 12, pp. 1322–1331.
[22] Cao, Y., S. W. Cheung, and T. I. Yuk (2016) Frequency-reconfigurable multiple-input–
multiple-output monopole antenna with wide-continuous tuning range. IET
Microwaves, Antennas Propag., vol. 10, no. 12, pp. 1322–1331.
[23] Caporal Del Barrio, S., M. Pelosi, G. F. Pedersen, and A. Morris (2012) Challenges for
Frequency-Reconfigurable Antennas in Small Terminals. 2012 IEEE Vehicular
Technology Conference (VTC Fall), pp. 1–5.
[24] Carrel, R. The design of log-periodic dipole antennas. IRE International Convention
Record, vol. 9, pp. 61–75.
[25] Cetiner, B. A., G. Roqueta Crusats, L. Jofre, and N. Biyikli (2010) RF MEMS
integrated frequency reconfigurable annular slot antenna. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 58, no. 3, pp. 626–632.
[26] Chaouche, Y. B., F. Bouttout, I. Messaoudene, L. Pichon, M. Belazzoug, and F.
Chetouah (2017) Design of reconfigurable fractal antenna using pin diode switch for
wireless applications. Mediterr. Microw. Symp., pp. 31–34.
[27] Chen, S. H., J. S. Row, and K. L. Wong (2007) Reconfigurable square-ring patch
antenna with pattern diversity. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 55, no. 2, pp. 472–
475.
[28] Cheng, S. P. and K. H. Lin (2015) A reconfigurable monopole MIMO antenna with
wideband sensing capability for cognitive radio using varactor diodes. IEEE Antennas
Propag. Soc. AP-S Int. Symp., vol. 2015–Octob, pp. 2233–2234.
[29] Chin-Lung Yang (2009) Novel high selective band-tunable antennas over ultra-wide
ranges using reconfigurable matching network. 2009 IEEE Antennas and Propagation
Society International Symposium, pp. 1–4.
[30] Chiu, C.-Y., J. Li, S. Song, and R. D. Murch (Oct. 2012) Frequency-Reconfigurable
Pixel Slot Antenna. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 60, no. 10, pp. 4921–4924.
[31] Chou, R., C. Wu, and S. Yeh Switchable Printed Monopole Antenna with Frequency
Diversity for WiFi / 2 . 6 GHz WiMAX / 3 . 5 GHz WiMAX Applications. TENCON
2007 - 2007 IEEE Reg. 10 Conf., pp. 5–7.

105
[32] Christodoulou, C. G., Y. Tawk, S. A. Lane, and S. R. Erwin (2012) Reconfigurable
antennas for wireless and space applications. Proc. IEEE, vol. 100, no. 7, pp. 2250–
2261.
[33] Costantine, J. (2009) Design, Optimization and Analysis of Reconfigurable Antennas.
[34] D.-H. Hyun, J.-W. Baik, S. H. L. and Y.-S. K. and A (2008) A high-gain boost converter
using voltage-stacking cell. Trans. Korean Inst. Electr. Eng., vol. 57, no. 6, pp. 982–
984.
[35] Dahalan, F. D. et al. (2013) Frequency-Reconfigurable Archimedean Spiral Antenna.
IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 12, pp. 1504–1507.
[36] Daheshpour, K. et al. (2010) Pattern reconfigurable antenna based on moving V-
shaped parasitic elements actuated by dielectric elastomer. Electron. Lett., vol. 46, no.
13, pp. 886–888.
[37] Deluccia, C. S., D. H. Werner, P. L. Werner, M. F. Pantoja, and others (2004) A novel
frequency agile beam scanning reconfigurable antenna. Antennas Propag. Soc. Int.
Symp. 2004. IEEE, vol. 2, pp. 1839–1842.
[38] Deo, A. P., A. Sonker, and R. Kumar (2017) Design of reconfigurable slot antenna
using varactor diode. 2017 International Conference on Computer, Communications
and Electronics (Comptelix), pp. 511–515.
[39] Diego Langoni, Mark H. Weatherspoon, Erastus Ogunti, and S. Y. F. (2009) An
Overview of Reconfigurable Antennas_ Design, Simulation, and Optimization. Wirel.
Microw. Technol. Conf. 2009. WAMICON’09. IEEE 10th Annu., pp. 1–5.
[40] Dixit, L. and P. K. S. Pourush (2000) Radiation characteristics of switchable ferrite
microstrip array antenna. IEE Proc. - Microwaves, Antennas Propag., vol. 147, no. 2,
pp. 151–155.
[41] Dong, J., A. Wang, and H. Lan (2009) A simple radiation pattern reconfigurable
printed dipole antenna. Microwave, Antenna, Propag. EMC Technol. Wirel. Commun.
2009 3rd IEEE Int. Symp. on. IEEE, pp. 619–622.
[42] Erdil, E., K. Topalli, O. A. Civi, and T. Akin (2005) Reconfigurable CPW-fed dual-
frequency rectangular slot antenna using RF MEMS technology. 2005 IEEE Antennas
and Propagation Society International Symposium, vol. 2A, pp. 392–395.
[43] Flaum, N., C. G. Christodoulou, J. Costantine, J. Woodland, and Y. Tawk (Aug. 2014)
Reconfigurable antenna system with a movable ground plane for cognitive radio. IET
Microwaves, Antennas Propag., vol. 8, no. 11, pp. 858–863.
[44] G. Chaabane; C. Guines (2015) Reconfigurable PIFA antenna using RF MEMS
switches. Antennas and Propagation (EuCAP), 2015 9th European Conference on,.
[45] Grau, A., J. Romeu, Ming-Jer Lee, S. Blanch, L. Jofre, and F. De Flaviis (Jan. 2010) A
Dual-Linearly-Polarized MEMS-Reconfigurable Antenna for Narrowband MIMO
Communication Systems. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 58, no. 1, pp. 4–17.
[46] Grau, A., J. Romeu, M. J. Lee, S. Blanch, L. Jofre, and F. De Flaviis (2010) A Dual-
Linearly-polarized MEMS-reconfigurable antenna for narrowband MIMO
communication systems. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 58, no. 1, pp. 4–17.
[47] Haider, N., D. Caratelli, and A. G. Yarovoy (2013) Recent Developments in

106
Reconfigurable and Multiband Antenna Technology. Int. J. Antennas Propag. 2013,
vol. 2013,.
[48] Han, T. and C. Huang (2010) Reconfigurable monopolar patch antenna. Electron. Lett.,
vol. 46, no. 3, pp. 199–200.
[49] Haupt, R. L. and M. Lanagan (2013) Reconfigurable Antennas. IEEE Antennas Propag.
Mag., vol. 55, no. 1, pp. 49–61.
[50] Hayat, S., I. A. Shah, I. Khan, I. Alam, S. Ullah, and A. Basir (2016) Design of tetra-
band frequency reconfigurable antenna for portable wireless applications. 2016 Int.
Conf. Intell. Syst. Eng. ICISE 2016, pp. 10–13.
[51] Huff, G. H. and J. T. Bernhard (2006) Integration of packaged RF MEMS switches with
radiation pattern reconfigurable square spiral microstrip antennas. IEEE Trans.
Antennas Propag., vol. 54, no. 2, pp. 464–469.
[52] Iddi, H. U., M. R. Kamarudin, T. a Rahman, and R. Dewan (2013) Reconfigurable
monopole antenna for wlan / wimax applications. Prog. Electromagn. Res. Symp.
Proc., pp. 1048–1051.
[53] Jiang, H., M. Patterson, C. Zhang, and G. Subramanyam (2009) Frequency tunable
microstrip patch antenna using ferroelectric thin film varactor. Natl. Aerosp. Electron.
Conf. Proc. IEEE, pp. 248–250.
[54] Jin, N., F. Yang, and Y. Rahmat-Samii (2006) A novel patch antenna with switchable
slot (PASS): Dual-frequency operation with reversed circular polarizations. IEEE
Trans. Antennas Propag., vol. 54, no. 3, pp. 1031–1034.
[55] Jong-Hyuk Lim, Gyu-Tae Back, Young-Il Ko, Chang-Wook Song, and Tae-Yeoul Yun
(Jul. 2010) A Reconfigurable PIFA Using a Switchable PIN-Diode and a Fine-Tuning
Varactor for USPCS/WCDMA/m-WiMAX/WLAN. IEEE Trans. Antennas Propag., vol.
58, no. 7, pp. 2404–2411.
[56] Joodaki, H., H. Valiee, and M. Bayat (2013) Reconfigurable dual frequency microstrip
MIMO patch antenna using RF MEMS switches for WLAN application. 2013 25th
Chinese Control Decis. Conf. CCDC 2013, pp. 3254–3258.
[57] Karthik K S and Sreelakshmi K (2016) Triple band frequency reconfigurable antenna
for wireless application. 2016 2nd International Conference on Advances in Electrical,
Electronics, Information, Communication and Bio-Informatics (AEEICB), pp. 483–
487.
[58] Kehn, M. N. M., O. Quevedo-Teruel, and E. Rajo-Iglesias (2011) Reconfigurable
Loaded Planar Inverted-F Antenna Using Varactor Diodes. IEEE Antennas Wirel.
Propag. Lett., vol. 10, pp. 466–468.
[59] Khan, M. S., A.-D. Capobianco, A. Iftikhar, S. Asif, B. Ijaz, and B. D. Braaten (2015)
An electrically small CPW fed frequency reconfigurable antenna. 2015 IEEE
International Symposium on Antennas and Propagation & USNC/URSI National Radio
Science Meeting, pp. 2391–2392.
[60] Kim, B., B. Pan, S. Nikolaou, Y. S. Kim, J. Papapolymerou, and M. M. Tentzeris (2008)
A novel single-feed circular microstrip antenna with reconfigurable polarization
capability. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 56, no. 3, pp. 630–638.

107
[61] Langoni, D., M. H. Weatherspoon, E. Ogunti, and S. Y. Foo (2009) An Overview of
Reconfigurable Antennas : Design , Simulation , and Optimization. Wirel. Microw.
Technol. Conf. 2009. WAMICON’09. IEEE 10th Annu. IEEE, pp. 1–5.
[62] Lee, C. M. and C. W. Jung (2014) Radiation Pattern Reconfigurable Antenna using
Monopole-Loop for Fitbit Flex Wristband. IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett. 14, pp.
269–272.
[63] Lee, J. Y. and S. N. Hwang (2008) A high-gain boost converter using voltage-stacking
cell. Trans. Korean Inst. Electr. Eng., vol. 57, no. 6, pp. 982–984.
[64] Li, H.-Y., C.-T. Yeh, J.-J. Huang, C.-W. Chang, C.-T. Yu, and J.-S. Fu (2015) CPW-
Fed Frequency-Reconfigurable Slot-Loop Antenna With a Tunable Matching Network
Based on Ferroelectric Varactors. IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 14, pp.
614–617.
[65] Li, T., H. Zhai, X. Wang, L. Li, and C. Liang (2015) Frequency-Reconfigurable Bow-
Tie Antenna for Bluetooth, WiMAX, and WLAN Applications. IEEE Antennas Wirel.
Propag. Lett., vol. 14, pp. 171–174.
[66] Li, Y., Z. Zhang, W. Chen, and Z. Feng (2010) Polarization reconfigurable slot
antenna with a novel compact CPW-to-slotline transition for WLAN application. IEEE
Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 9, pp. 252–255.
[67] Liu, X., S. Yao, B. S. Cook, M. M. Tentzeris, and S. V. Georgakopoulos (Dec. 2015)
An Origami Reconfigurable Axial-Mode Bifilar Helical Antenna. IEEE Trans.
Antennas Propag., vol. 63, no. 12, pp. 5897–5903.
[68] Liu, Y.-C. and K. Chang (2009) Multiband frequency reconfigurable antenna by
changing the microstrip connecting element position. 2009 IEEE Antennas and
Propagation Society International Symposium, pp. 1–4.
[69] Lu, P., X. S. Yang, J. L. Li, and B. Z. Wang (2016) Polarization Reconfigurable
Broadband Rectenna With Tunable Matching Network for Microwave Power
Transmission. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 64, no. 3, pp. 1136–1141.
[70] Mahlaoui, Z., E. Antonino-daviu, M. Ferrando-bataller, and B. Hamza (2017)
Frequency Reconfigurable Patch Antenna with Defected Ground Structure Using
Varactor Diodes. 2017 11th Eur. Conf. Antennas Propag. Freq., vol. 11, pp. 2217–
2220.
[71] Mak, A. C. K., C. R. Rowell, R. D. Murch, and C.-L. Mak (Jul. 2007) Reconfigurable
Multiband Antenna Designs for Wireless Communication Devices. IEEE Trans.
Antennas Propag., vol. 55, no. 7, pp. 1919–1928.
[72] Mansoul, A., F. Ghanem, M. R. Hamid, and M. Trabelsi (2014) A Selective Frequency-
Reconfigurable Antenna for Cognitive Radio Applications. IEEE Antennas Wirel.
Propag. Lett., vol. 13, pp. 515–518.
[73] Masotti, D., F. Mastri, V. Rizzoli, and A. Costanzo (2011) Power-handling capabilities
optimization of MEMS-reconfigurable antennas. 2011 Workshop on Integrated
Nonlinear Microwave and Millimetre-Wave Circuits, pp. 1–4.
[74] Mun, B., C. Jung, M. J. Park, and B. Lee (2014) A compact frequency-reconfigurable
multiband LTE MIMO antenna for laptop applications. IEEE Antennas Wirel. Propag.
Lett., vol. 13, pp. 1389–1392.

108
[75] Murtaza, N. and M. A. Hein (2011) Reconfigurable Decoupling and Matching Network
for a Cognitive Antenna. Microw. Conf. (EuMC), 2011 41st Eur., pp. 874–877.
[76] Nikolaou, S. et al. (2006) Pattern and frequency reconfigurable annular slot antenna
using pin diodes. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 54, no. 2, pp. 439–448.
[77] Nikolaou, S., N. D. Kingsley, G. E. Ponchak, J. Papapolymerou, and M. M. Tentzeris
(2009) UWB elliptical monopoles with a reconfigurable band notch using MEMS
switches actuated without bias lines. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 57, no. 8, pp.
2242–2251.
[78] Nishamol, M. S., C. K. Aanandan, P. Mohanan, and K. Vasudevan (2011) Dual
frequency reconfigurable microstrip antenna using varactor diodes. 2011 XXXth
URSI General Assembly and Scientific Symposium, pp. 1–4.
[79] Ogawa, K., T. Uwano, and M. Takahashi (2000) A shoulder-mounted planar antenna
for mobile radio applications. IEEE Trans. Veh. Technol., vol. 49, no. 3, pp. 1041–
1044.
[80] Oh, S. S., Y. B. Jung, Y. R. Ju, and H. D. Park (2010) Frequency-tunable open-ring
microstrip antenna using varactor. Electromagn. Adv. Appl. (ICEAA), 2010 Int. Conf.
on. IEEE, pp. 624–626.
[81] Panagamuwa, C. J. (2003) Optically reconfigurable balanced dipole antenna. Twelfth
Int. Conf. Antennas Propag. (ICAP 2003), vol. 2003, pp. 237–240.
[82] Panagamuwa, C. J., A. Chauraya, and J. C. Vardaxoglou (2006) Frequency and beam
reconfigurable antenna using photoconducting switches. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 54, no. 2, pp. 449–454.
[83] Panagamuwa, C. J., A. Chauraya, and J. C. Vardaxoglou (2006) Frequency and beam
reconfigurable antenna using photoconducting switches. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 54, no. 2, pp. 449–454.
[84] Park, Y. K. and Y. Sung (2012) A Reconfigurable Antenna for Quad-Band Mobile
Handset. J. Korean Inst. Electromagn. Eng. Sci., vol. 60, no. 6, pp. 3003–3006.
[85] Patil, R. R. and B. Singh (2015) Printed monopole antenna teachology for wideband
applications. Int. J. Students Res. Technol. Manag., vol. 3, no. 05, pp. 377–381.
[86] Peroulis, D., K. Sarabandi, and L. P. B. Katehi (2005) Design of reconfigurable slot
antennas. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 53, no. 2, pp. 645–654.
[87] Perruisseau-Carrier, J., P. Pardo-Carrera, and P. Miskovsky (2010) Modeling, design
and characterization of a very wideband slot antenna with reconfigurable band
rejection. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 58, no. 7, pp. 2218–2226.
[88] Pozar, D. M. (1998) Microwave Engineering. John Wiley & Sons, Inc.
[89] Qin, P. Y., A. R. Weily, Y. J. Guo, and C. H. Liang (2010) Polarization reconfigurable
U-slot patch antenna. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 58, no. 10, pp. 3383–3388.
[90] R. Garg et al. Microstrip Antenna andbook, Artech House, 2001. Inc., Norwood, MA,.
[91] Rahim, M. K. A., M. R. Hamid, N. A. Samsuri, N. A. Murad, M. F. M. Yusoff, and H.
A. Majid (2016) Frequency reconfigurable antenna for future wireless communication
system. 2016 46th European Microwave Conference (EuMC), pp. 965–970.

109
[92] Rodrigo, D., Y. Damgaci, M. Unlu, L. Jofre, and B. A. Cetiner (2010) Small pixelled
antenna with MEMS-Reconfigurable radiation pattern. 2010 IEEE Antennas and
Propagation Society International Symposium, pp. 1–4.
[93] Row, J. S. and M. C. Chan (2010) Reconfigurable circularly-polarized patch antenna
with conical beam. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 58, no. 8, pp. 2753–2757.
[94] Rui-Xin Wu, Li-Rong Tan, W. Lou (2015) Reconfigurable Ferrite-Loaded SIW
antenna. 2015 Asia-Pacific Microw. Conf., vol. 2, pp. 1–3.
[95] Schaubert, D. H., F. G. Farrar, A. Sindoris, and S. T. Hayes (1981) Microstrip Antennas
with Frequency Agility and Polarization Diversity. IEEE Trans. Antennas Propag., vol.
29, no. 1, pp. 118–123.
[96] Sharma, N., M. Yadav, and A. Kumar (2017) Design of quad-band microstrip-fed
stubs-loaded frequency reconfigurable antenna for multiband operation. 2017 4th
International Conference on Signal Processing and Integrated Networks (SPIN), pp.
275–279.
[97] Simons, R. N. (2001) Coplanar Waveguide Circuits, Components, and Systems. A John
Wiley & Sons.
[98] Singh, H. and J. Malhotra (2015) Quad-band reconfigurable MEMS antenna on silicon
substrate for Ku-band applications. 2015 International Conference on Signal
Processing, Computing and Control (ISPCC), pp. 168–172.
[99] Sodre, J. R. B. A. C. (2010) Tridimensional Yagi antenna : shaping radiation pattern
with a non-planar array. no. April, pp. 1434–1441.
[100] Soltani, S., P. Lotfi, and R. D. Murch (Apr. 2016) A Port and Frequency
Reconfigurable MIMO Slot Antenna for WLAN Applications. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 64, no. 4, pp. 1209–1217.
[101] Soltani, S., P. Lotfi, and R. D. Murch (2017) A Dual-Band Multiport MIMO Slot
Antenna for WLAN Applications. IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett., vol. 16, no. c,
pp. 529–532.
[102] Son, T. (2005) Feeding point determination for PIFA type mobile phone handset
internal antenna. IEEE Antennas Propag. Soc. AP-S Int. Symp., vol. 1 A, pp. 475–478.
[103] Sulakshana, C. and J. Pokhar (2011) A CPW fed H-shaped reconfigurable patch
antenna. Antenna Week (IAW), 2011 Indian, pp. 1–4.
[104] Sung, Y. (2010) A novel reconfigurable microstrip antenna with polarization diversity.
Microw. Opt. Technol. Lett., vol. 52, no. 9, pp. 2053–2056.
[105] Sung, Y. (Aug. 2012) Compact quad-band reconfigurable antenna for mobile phone
applications. Electron. Lett., vol. 48, no. 16, pp. 977–979.
[106] Sung, Y. D.-A. L. (2014) Reconfigurable FIFA/Loop antenna for Mobile handset
application. Microw. Opt. Technol. Lett., vol. 56, no. 9, pp. 2034–2037.
[107] Sung, Y. and S. Lee (Jan. 2015) Reconfigurable PIFA with a parasitic strip line for a
hepta-band WWAN/LTE mobile handset. IET Microwaves, Antennas Propag., vol. 9,
no. 2, pp. 108–117.
[108] Tariq, A. and H. Ghafouri-Shiraz (Jan. 2012) Frequency-Reconfigurable Monopole
Antennas. IEEE Trans. Antennas Propag., vol. 60, no. 1, pp. 44–50.
110
[109] Tawk, Y., A. R. Albrecht, S. Hemmady, G. Balakrishnan, and C. G. Christodoulou
(2010) Optically pumped frequency reconfigurable antenna design. IEEE Antennas
Wirel. Propag. Lett., vol. 9, pp. 280–283.
[110] Tawk, Y., J. Costantine, and C. G. Christodoulou (2010) A frequency reconfigurable
rotatable microstrip antenna design. 2010 IEEE Antennas and Propagation Society
International Symposium, pp. 1–4.
[111] Topalli, K., E. Erdil, O. A. Civi, S. Demir, S. Koc, and T. Akin (Dec. 2009) Tunable
dual-frequency RF MEMS rectangular slot ring antenna. Sensors Actuators A Phys.,
vol. 156, no. 2, pp. 373–380.
[112] Trueman, C. W., A.-R. Sebak, T. A. Denidni, S. V. Hoa, A. Mehdipour, and I. D. Rosca
(Oct. 2013) Mechanically reconfigurable antennas using an anisotropic carbon-fibre
composite ground. IET Microwaves, Antennas Propag., vol. 7, no. 13, pp. 1055–1063.
[113] Weedon, W. H., W. J. Payne, and G. M. Rebeiz (2001) MEMS-switched reconfigurable
antennas. IEEE Antennas and Propagation Society International Symposium. 2001
Digest. Held in conjunction with: USNC/URSI National Radio Science Meeting (Cat.
No.01CH37229), vol. 3, pp. 654–657.
[114] won Jung, C., M. J. Lee, G. P. Li, and F. De Flaviis (2006) Reconfigurable scan-beam
single-arm spiral antenna integrated with RF-MEMS switches. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 54, no. 2, pp. 455–463.
[115] Yadav, A. M., C. J. Panagamuwa, and R. D. Seager (2012) A miniature reconfigurable
printed monopole antenna for WLAN/WiMAX and LTE communication bands. LAPC
2012 - 2012 Loughbrgh. Antennas Propag. Conf., no. November, pp. 6–9.
[116] Yadav, A. M., C. J. Panagamuwa, and R. D. Seager (2011) Investigation of a plug hole
shaped frequency and pattern reconfigurable antenna using photo-conductive
microwave switches. 2011 41st European Microwave Conference, pp. 878–881.
[117] Yang, S. S., S. Member, and K. Luk (2006) Design of a Wide-Band L-Probe Patch
Antenna for Pattern Reconfiguration or Diversity Applications. IEEE Trans. Antennas
Propag., vol. 54, no. 2, pp. 433–438.
[118] YevHen Yashchyshyn (2010) Reconfigurable Antennas: the State of the Art. Intl J.
Electron. Telecommun., vol. 56, no. 3, pp. 319–326.
[119] Yun, Z.-J. J. J.-H. L. T.-Y. (2012) Frequency reconfigurable multiple-input multiple-
output antenna with high isolation. IET Microw. Anteennas Propag., vol. 6, Iss.10, pp.
1095–1101.
[120] Zhao, D., L. Lan, Y. Han, F. Liang, Q. Zhang, and B. Z. Wang (2014) Optically
controlled reconfigurable band-notched UWB antenna for cognitive radio
applications. IEEE Photonics Technol. Lett., vol. 26, no. 21, pp. 2173–2176.
[121] Zheng, L. and D. N. C. Tse (2003) Diversity and multiplexing: A fundamental tradeoff
in multiple-antenna channels. IEEE Trans. Inf. Theory, vol. 49, no. 5, pp. 1073–1096.
[122] Zhu, H. L., S. W. Cheung, and T. I. Yuk (2015) Mechanically pattern reconfigurable
antenna using metasurface. IET Microwaves, Antennas Propag., vol. 9, no. 12, pp.
1331–1336.

111

You might also like