11 - Lê Thị Điệp - BTLTTDT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

---o0o---

BÀI TẬP CÁ NHÂN


MÔN: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

NHÓM 02
GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN THÙY DUNG

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: LÊ THỊ ĐIỆP


MÃ SINH VIÊN: B18DCTM012
Câu hỏi: Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giải quyết vấn đề tắc nghẽn
giao thông, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phát động chương trình “Tháng
không khói xe”. Căn cứ vào
chương trình này, công ty sản xuất xe đạp A đã cung cấp Dịch vụ cho thuê xe đạp
trực tuyến. Công ty A triển khai dịch vụ này tới 30 điểm cho thuê trong nội thành
Hà Nội, khách hàng có nhu cầu thuê xe đạp sẽ lên website để xem kiểu dáng sản
phẩm, điểm thuê nào phù hợp nhất với lộ trình, điều kiện thuê và chi phí, các điều
kiện và điều khoản trong hợp đồng ký kết…sau đó sẽ kê khai thông tin chi tiết
và ký hợp đồng thuê xe
Các hình thức thanh toán trực tuyến nào có thể được công ty A sử dụng để chấp
nhận thanh toán từ phía khách hàng và thực hiện hợp đồng?
Hãy trình bày về các hình thức này! Những rủi ro nào có thể có trong thanh toán và
phương án đối phó là gì?
Các em trình bày rõ hiểu biết về các hình thức thanh toán sẽ đề xuất (ít nhất 3 hình
thức thanh toán)
Công ty A có thể thuê cổng thanh toán nào? Tại sao?
Những quy định pháp lý nào công ty cần quan tâm về thanh toán điện tử? Cụ thể là
gì?
Bài làm

Để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, bạn nên thỏa thuận với người mua về
phương thức thanh toán. Trong trường hợp người mua không chấp nhận thanh toán
toàn bộ tiền hàng trước khi vận chuyển, để giảm bớt rủi ro, bạn có thể cân nhắc đến
phương thức trả ngay từng phần. Để giảm thiểu rủi ro, trong hợp đồng ngoại
thương có thể quy định như sau: “người mua phải trả cho người bán 30% tiền hàng
sau khi hợp đồng được ký kết; phần còn lại sẽ được thanh toán khi người mua nhận
được bản copy bộ chứng từ gửi hàng” hoặc “người mua phải trả cho người bán
30% tổng giá trị hợp đồng sau khi hai bên ký kết hợp đồng; phần còn lại sẽ được
thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận”.
Các hình thức thanh toán trực tuyến nào có thể được công ty A sử dụng để
chấp nhận thanh toán từ phía khách hàng và thực hiện hợp đồng là:
1. Thanh toán thẻ trực tuyến
Điều kiện để thanh toán online bằng thẻ, Bạn cần phải đăng ký dịch vụ
internet banking với ngân hàng và SMS biến động số dư.
Hình thức thanh toán khá đơn giản: Khi bạn lựa chọn dịch vụ thanh toán qua
thẻ nội địa được tích hợp trên website kinh doanh trực tuyến. Sau đó lựa chọn ngân
hàng và nhập thông tin mã thẻ của bạn. Sau khi thanh toán xong, SMS số dư trong
tài khoản của bạn sẽ được gửi về điện thoại.
- Bao gồm: thẻ tín dụng (credit card), thẻ ghi nợ (debit card), thẻ tính phí
(charge card), thẻ thông minh (smart card)
- Rủi ro có thể gặp:
+ Kẻ gian muốn lấy cắp thông tin của người sở hữu thẻ như tạo băng từ
giả (skimming) hay xâm nhập vào máy tính để lấy cắp dữ liệu của chủ
thẻ.
+ Mất trộm các thông tin của thẻ: Các trường hợp hacker đột nhập vào
máy tính của doanh nghiệp nơi chứa các dữ liệu về thông tin thẻ tín
dụng. Hoặc xâm nhập vào kết nối không dây của hình thức mua hàng
trực tuyến để đọc và tải xuống dữ liệu thẻ tín dụng và sử dụng dữ liệu
đó để giao dịch như mua hàng, rút tiền....
+ Doanh nghiệp bị hạn chế trong công tác xác thực khách hàng: không
kiểm tra được thẻ vật lý, hóa đơn không có chữ ký của người mua.
+ Rủi ro mất mát liên quan đến gian lận
+ Gian lận trong thanh toán có thể đặt ra nhiều loại chi phí trực tiếp cho
doanh nghiệp, từ hàng hóa bị thất lạc đến tiền phạt và phí phát sinh từ
khoản bồi hoàn.
+ Trọng tâm của gian lận thẻ tín dụng là vấn đề danh tính — đảm bảo
rằng người xuất trình thanh toán là người sử dụng hợp pháp và được
ủy quyền của thẻ của họ. Những kẻ gian lận tìm cách xuyên tạc bản
thân là chủ tài khoản hợp pháp để lấy hàng hóa và dịch vụ một cách
gian lận. Câu đố về danh tính đó càng trở nên khó khăn hơn đối với
việc mua hàng trực tuyến.
- Giải pháp: Khi giao dịch thẻ để thanh toán trên Internet:
+ Chỉ sử dụng thông tin thẻ để thanh toán tại các website uy tín, không
nên sử dụng máy tính công cộng khi thực hiện các giao dịch thanh
toán online.
+ Đọc kỹ các chính sách của đơn vị trước khi đồng ý thanh toán.
+ Luôn nhớ Thoát/Đăng xuất khỏi website sau khi kết thúc giao dịch.

2. Ví điện tử (e-wallet)
Ví điện tử một tài khoản điện tử được kết nối với hệ thống thanh toán trực
tuyến và hệ thống tài khoản ngân hàng, được sử dụng trong thanh toán trực tuyến.
Ví điện tử là một hình thức thanh toán điện tử vô cùng phổ biến với giới trẻ.
Khi sử dụng hình thức này, khách hàng sẽ cài đặt và sở hữu ví điện tử như Airpay,
Momo, Zalo Pay,… để thanh toán trực tuyến trên các website chấp nhận ví điện tử
này. Ví điện tử sẽ gắn với tài khoản ngân hàng để người sử dụng có thể nạp tiền
vào ví hoặc rút về tài khoản của mình khi cần. Ngoài ra, người dùng có thể thanh
toán các hóa đơn, hay một vài ví cho phép chuyển tiền cho nhau. Chi phí trả cho
hình thức này rất thấp, thường là miễn phí.
- Rủi ro và giải pháp:
Khi bạn thêm thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ vào ví điện tử của mình, số thẻ
được lưu trữ an toàn thông qua mã hóa được tạo bởi thuật toán. Ngoài ra, các nhà
cung cấp ví di động lớn sử dụng mã thông báo thanh toán được tạo ngẫu nhiên để
đảm bảo thông tin thẻ của bạn không bị các thương nhân hoặc thậm chí các nhà
cung cấp ví nhìn thấy khi bạn mua hàng.
Nguy cơ tội phạm mạng có thể đánh cắp số tài khoản của bạn là rất nhỏ,
nhưng nó sẽ tăng lên nếu bạn thêm thẻ vào ví di động của mình trong khi sử dụng
mạng Wifi công cộng không bảo mật. Các tin tặc ẩn trong các mạng như vậy có thể
tạo lại hoặc giả mạo, một hệ thống đăng ký ví điện thoại di động, mà bạn yêu cầu
phải nhập dữ liệu Thẻ của bạn.
3. Chuyển khoản điện tử:
Chuyển khoản điện tử là nghiệp vụ chuyển tiền từ tài khoản này sang tài
khoản khác trong cùng một hệ thống hoặc giữa các hệ thống với nhau thông qua
mạng máy tính và các phương tiện điện tử khác.
+ Rủi ro:
- Thông tin cá nhân của bạn có thể bị rò rỉ.
- Tội phạm mạng sử dụng phần mềm độc hại để điều khiển máy tính từ xa,
điện thoại thông minh và các thiết bị khác hoặc đánh cắp người dùng mật
khẩu và thông tin cá nhân khác. Nhiễm phần mềm độc hại thường là kết quả
của việc người dùng vô tình nhấp vào quảng cáo hoặc liên kết giả mạo được
gửi bởi bên các thứ ba.
=> Ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ có thể sử dụng các tính năng bảo mật
trên ứng dụng thanh toán hoặc ngân hàng của riêng mình, đồng thời kiểm soát các
tính năng bảo mật của trình duyệt bên thứ ba nơi nhiều khách hàng quản lý tài
khoản trực tuyến công của họ.

Cổng thanh toán trực tuyến là “đơn vị trung gian” thanh toán giữa người mua,
người bán và ngân hàng. Khi phát sinh đơn hàng, cổng sẽ hỗ trợ việc thanh toán
hóa đơn cho cả người mua và người bán.
Cổng thanh toán online sẽ thực hiện những những nhiệm vụ
● Nhận thông tin giao dịch trên website thương mại điện tử;
● Xử lý thông tin giao dịch trên cổng;
● Trừ tiền ở tài khoản ngân hàng của người mua;
● Thông báo lại kết quả giao dịch.
Doanh nghiệp nên sử dụng Cổng thanh toán nào?
– Cổng thanh toán VNPAY-QR do Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt
Nam (VNPAY) xây dựng và vận hành, Ra đời từ năm 2011
– Cổng thanh toán VNPAY-QR cung cấp các công cụ thanh toán trực tuyến
* Ứng dụng Mobile Banking (ngân hàng trên điện thoại di động)
* Thẻ ATM/Tài khoản nội địa
* Thẻ quốc tế Visa, Master, JCB, UnionPay
– Đơn giản hóa quy trình, đảm bảo cho việc tích hợp kênh thanh toán trên website
một cách nhanh nhất và đơn giản nhất
– Cổng thanh toán duy nhất tích hợp giải pháp thanh toán bằng VNPAY-QR trên
ứng dụng Mobile Banking
-Không cần nhập thông tin thẻ/tài khoản, giao dịch thực hiện chỉ trong vài giây
bằng thao tác dùng ứng dụng Mobile Banking quét VNPAY-QR.
Giải pháp vượt trội
Cổng thanh toán VNPAY-QR cung cấp giải pháp tăng doanh thu cho doanh
nghiệp bằng việc phát triển các công cụ thanh toán trực tuyến đơn giản, thuận tiện
cho khách hàng và doanh nghiệp ở mọi quy mô và hình thức kinh doanh:
Ứng dụng Mobile Banking (ngân hàng trên điện thoại di động) của các ngân
hàng (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank, ABBANK, VPBank, NCB ,
SCB, SHB, Maritime, MyVIB, IVB, Viet Capital, TP Bank, Eximbank, BAC A
Bank, MSB, Nam A Bank, Woori Bank, VietBank,.…) bằng tính năng quét mã
VNPAY-QR.
Thẻ ATM/Tài khoản nội địa
Thẻ quốc tế Visa, Master, JCB, UnionPay
Lợi ích tối đa
Với khách hàng: Thoản mãn khách hàng bằng các phương thức thanh toán
đơn giản, tiện lợi; thay đổi thói quen mua sắm tiêu dùng bằng tiền mặt truyền
thống.
Với doanh nghiệp: Thêm phương thức thanh toán mới, tăng lượng khách hàng và
doanh thu bán hàng, tiếp cận thêm hơn 8 triệu khách hàng sử dụng Mobile
Banking, được hỗ trợ truyền thông và thúc đẩy kinh doanh trên các kênh của ngân
hàng.
Liên kết đa dạng, Ra đời từ năm 2011, cổng thanh toán VNPAY-QR cung
cấp dịch vụ tới hơn 40 ngân hàng, các tổ chức thanh toán tại Việt Nam & quốc tế
(UnionPay, Master, Visa, Paypal) và hàng ngàn doanh nghiệp với đa dạng về quy
mô và loại hình doanh nghiệp. Tại Việt Nam, VNPAY là đối tác cung cấp giải
pháp thanh toán uy tín và tin cậy cho các đơn vị, tập đoàn lớn như Tổng Công ty
Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Vietjet Air, tập đoàn Red Sun (King
BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Hotpot Story, Sushi
Kei, Bukbuk, Khaolao, Dolpansam), Tập đoàn bán lẻ AEON, FPT, các tổng công
ty viễn thông VinaPhone, MobiFone, Viettel cùng 30,000 doanh nghiệp, đưa ra
nhiều giải pháp thanh toán hiện đại, đa dạng, đối tác thanh toán mới, nhằm đem lại
lợi ích tối đa cho khách hàng.

Những quy định pháp lý nào công ty cần quan tâm về thanh toán điện tử? Cụ
thể là gì?
Câu 1 (3 điểm):
Trình bày tính ưu việt của thanh toán điện tử so với thanh toán truyền thống. Lấy
ví dụ để chứng minh.
Câu 2 (3 điểm):
Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Trường hợp nào sử
dụng các loại thẻ này, hãy lấy ví dụ để minh họa.
Câu 3 (4 điểm):
Trình bày hiểu biết của anh/chị về sự phát triển ví điện tử hiện nay tại Việt Nam.
Phân tích chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của một ví điện tử cụ thể.

You might also like