Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP VÒNG LOẠI -3

Câu 1
1.  Một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc đựng 0.03M sacarozo và 0,02M glucozo đặt vào 
trong 1 cốc đựng các dung dịch khác nhau: 0,01M saccarozo; 0,01M glucozo và 0,01M fructozo.
Điều gì sẽ xảy ra?
a. Chất tan nào khuếch tán vào trong tế bào?
b. Chất tan nào khuếch tán ra ngoài tế bào?
c. Dung dịch nào là ưu trương so với dung dịch kia?
d. Nước sẽ di chuyển theo hướng nào?
e. Sau khi đặt tế bào vào cốc, tế bào nhân tạo có thay đổi kích thước không?
2. Một  tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu 1,9 atm và áp suất trương nước 0,7 atm đem ngâm vào
các dung dịch đường có astt: 0,6; 0,8; 1,0; 1,2; 1,4; 1,6; Nêu những hiện tượng vận chuyển nước đối
với tế bào trong các dung dịch nêu trên?
Câu 2
Aminoacyl-tRNA synthetase gắn các axit amin cụ thể vào các
tRNA thích hợp của chúng để chuẩn bị cho quá trình tổng hợp
protein. Synthetase gắn valine với tRNAVal phải có khả năng
phân biệt valine với threonine, hai aminoacid này chỉ khác nhau
một chút về cấu trúc: valine có nhóm methyl trong đó threonine
có nhóm hydroxyl (Hình 1). Val-tRNA synthetase thực hiện
được sự phân biệt này nhờ Hình 1. Cấu trúc valine và threonin
hai bước:
- Bước đầu tiên, sử dụng một túi liên kết (binding pocket) có vị trí hoạt động cho phép liên kết với
valine hoặc threonine vào tRNA, tuy nhiên ái lực liên kết với valine cao hơn. Vị trí này chịu trách
nhiệm liên kết aa vào tARN.
- Bước thứ hai, enzyme kiểm tra aminoacyl-tRNA mới được tạo ra (bước 1) sử dụng vị trí gắn kết thứ
hai đặc hiệu cho threonine và thủy phân nó từ tRNA.
1.Tại sao vị trí hoạt động bắt buộc thứ hai chỉ dành cho threonine, trong khi vị trí bắt buộc đầu tiên
chỉ có tính đặc hiệu vừa phải?
2.Sự tồn tại của nhiều vị trí hoạt động trong cấu trúc enzim khi chỉ cần 1 vị trí phù hợp nhất đối với
cơ chất có ý nghĩa gì?
Câu 3
Một nghiên cứu được tiến hành để so sánh hai con đường vận chuyển các phân tử ngoại bào: nhập
bào nhờ thụ thể và ẩm bào. Người ta nuôi cấy tế bào động vật trong môi trường có bổ sung protein
A hoặc protein B ở các nồng độ khác nhau. Kết quả là cả hai loại protein đều được tìm thấy trong
các túi vận chuyển nội bào (Hình 3.1 và Hình 3.2).

Hình 3.1 Hình 3.2


1.Mỗi protein A và protein B được vận chuyển vào tế bào theo cơ chế nào? Giải thích.
2.Hãy tính và so sánh tốc độ vận chuyển giữa hai con đường vận chuyển protein A và B ở
nồng độ mỗi protein trong môi trường là 40 nM.
3.Giả sử thí nghiệm với protein A từ nồng độ 0 đến 80 nM trong điều kiện tương tự cho kết
quả là một đường tuyến tính có tốc độ vận chuyển luôn đạt dưới 4 pmol/h/10 6 tế bào, hãy
cho biết màng tế bào có bất thường gì. Tại sao?
Câu 4:
1.Vì sao khi loại bỏ tinh bột khỏi lục lạp, quá trình cố định CO2 ở thực vật CAM không
xảy ra trong khi ở thực vật C4 quá trình cố định CO2 vẫn diễn ra bình thường?
2.Cây xà lách Lactuca sativa là một loài thực vật cần điều kiện có ánh sáng để nảy mầm. Hạt
cây nảy mầm rất kém, thậm chí là không nảy mầm được trong tối. Một nghiên cứu được tiến
hành về ảnh hưởng của các hormone thực vật trong tối người ta thấy gibberellin (GA), kinetin
kích thích hạt nảy mầm và acid
abscisic (ABA) ức chế hạt nảy mầm ở những nồng độ xác định. Vẽ sơ đồ và điền tên từng
loại hormone GA, kinetin, ABA và yếu tố sáng, tối vào sơ đồ Hình 4 để thể hiện tương tác
giữa các hormone và ảnh hưởng của các yếu tố đến sự nảy mầm của hạt xà lách.

Hình 4
3.Một học sinh đã làm thí nghiệm nuôi cấy các đoạn cắt từ hai cơ quan khác nhau của cây đậu
tương non (ký hiệu: A và B) đều dài 10 mm trong môi trường dinh dưỡng chứa auxin (AIA)
ở các nồng độ khác nhau trong 24 giờ. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 4. Từ
kết quả bảng 4 cho biết đoạn cắt A, B được lấy từ rễ hay thân? Giải thích.
Nồng độ AIA (M)
-10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3
10 10 10 10 10 10 10 10
Chiều dài đoạn A 10,2 10,5 12,0 11,0 10,3 10,0 10,0 10,0
cắt (mm) B 10,0 10,0 10,0 10,5 11,0 13,0 14,0 11,0

Câu 5:
1. Huyết áp của người bị bỏng nặng thay đổi như thế nào, giải thích.
2. Một cậu bé 8 tuổi được đưa đến phóng khám với chướng bụng rất nặng. Gia đình thông tin
lại do cậu bé bị viêm họng nặng khoảng 1 tháng trước và bắt đầu chướng bụng từ thời gian
đó. Cậu bé có biểu hiện
phù chân, xét nghiệm nước tiểu thì thấy một lượng lớn protein trong nước tiểu. Bác sỹ chẩn
đoán cậu bé là hội chứng thận hư sau viêm cầu thận. Giải thích tại sao cậu bé bị phù?
Câu 6:
Một số sự kiện sau diễn ra trong quá trình bài tiết ở người khi thay đổi một số điều kiện cơ thể:
(1) Tăng nồng độ anđôstêron huyết tương;
(2) Giảm nồng độ ADH huyết tương;
(3) Tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa;
(4) Tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa;
(5) Giảm tái hấp thu nước ở ống góp;
(6) Tăng thể tích máu.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian bằng cách điền kí hiệu (1), (2), (3), (4),
(5) và (6) vào ô (?) tương ứng trong mỗi trường hợp dưới đây và giải thích.
6.1.Ở người đang sử dụng thuốc Furosemide có tác dụng ức chế hoạt động của prôtêin đồng
vận chuyển Na+ và Cl- đặc hiệu ở tế bào thành ống thận của nhánh lên quai Henle. (?) → (?)
→ (?) → (?)
6.2.Ở người bị tăng mức độ nhạy cảm của thụ thể tiếp nhận tín hiệu về sự giảm thể tích và
áp lực máu ở bộ máy cận tiểu cầu của thận. (?) → (?) → (?) → (?).
Câu 7: Virus nCoV là loại virus corona mới đã gây đại dịch toàn cầu. Một trong những triệu
chứng trong giai đoạn diễn tiến nặng của nhiều bệnh nhân nhiễm virus này là hội chứng suy
hô hấp cấp tiến triển ARDS (Acute Respiratory Distress Syndrome). ARDS là một nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân. Đặc điểm phế nang bệnh nhân ARDS được biểu
thị ở Hình 7. So với người khoẻ mạnh bình thường, bệnh nhân ARDS có những thay đổi về
các chỉ số sinh lí dưới đây như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.

Hình 7
1.pH máu động mạch chủ
2. Áp lực máu ở mao mạch phổi
3. Khả năng giãn nở của phổi.
Câu 8:
a. Cho 1 đoạn ADN ở khoảng giữa 1 đơn vị sao chép như hình vẽ (O là điểm khởi đầu sao chép; I, II,
III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Các đoạn mạch đơn nào của đoạn ADN trên được tổng hợp
gián đoạn ? Giải thích?
I O II
3’... ...5’
5’... ...3’
III IV
b. Giả sử, gen A ở ngô và gen B ở vi khuẩn E.coli có chiều dài bằng nhau, hãy so sánh chiều dài của
phân tử mARN do hai gen trên tổng hợp.
Câu 9:
Chu kì kinh nguyệt có sự tham gia của một số hormone. Một trong các hormone đó có những biến
động về nồng độ được thể hiện như sau:

A.Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ của loại hormone sinh dục nào (FSH, LH, progesterol,
estrogen) ? Giải thích tại sao có sự thay đổi nồng độ hormone ở 2 đỉnh của đồ thị.
B.Đỉnh thứ nhất nồng độ hormone trên có gây rụng trứng không? Vì sao?
C.Nếu hợp tử làm tổ thì nồng độ hormone này trong máu là cao hay thấp và có tác dụng gì? Giải
thích.
Câu 10.
Nghiên cứu 2 giống cây của loài cây kỳ nham (Hyoscyamus niger) là A và B , trong đó có một giống
là cây 2 năm và một giống là cây hằng năm. Tiến hành thí nghiệm được kết quả như sau:
Giống cây Xử lý Chiếu sáng 8 giờ Chiếu sáng 14 giờ
Giống A Xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Không xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Giống B Xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Không xử lý lạnh Không ra hoa Không ra hoa
a. Hãy cho biết điều kiện ra hoa của giống A và B? Trong 2 giống A và B giống nào là cây 2
năm, giống nào là cây 1 năm?
b. Tiến hành thí nghiệm với cây giống A:
- Che ngọn, để thân lá trong điều kiện ngày dài.
- Che lá, để ngọn trong điều kiện ngày dài.
Trường hợp nào cây ra hoa? Tại sao?

You might also like