Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI VĂN NLXH ĐẠT GIẢI NHÌ TRONG KÌ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NĂM HỌC 2009 - 2010LTS:


Câu 1 : (8 điểm)Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller:"Tôi đã
khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.
"HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 : (8 điểm)Yêu cầu về kỹ năng và kiến thức:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, đáp ứng các yêu cầu về văn phong.
- Bố cục chặc chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ rõ, bài sạch.
- Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách. Sau đây là một số định hướng cơ bản:
1. Giải thích:"đã khóc": Sự buồn bã, đau xót và tuyệt vọng, buông xuôi;
- "không có giày để đi": Hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn (về vật chất);
- "không có chân để đi giày": Hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã (của số phận);
- "đã... cho đến khi": Sự nhận thức, "ngộ" ra một vấn đề cuộc sống.
* Ý nghĩa của lời tâm sự:Sự thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì nếu so sánh với những xót
đau, bất hạnh của nhiều người khác quanh ta.
2. Bình luận - Rút ra bài học:
- Cuộc sống của mỗi người vốn luôn có thể gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trước những điều đó, con
người - nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực và nhận thức - dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi.
- Tuy nhiên, nếu bước ra cuộc đời, hoặc nhìn lại xung quanh, ta sẽ thấy có những con người phải chịu
những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều.
- Nhận thức về điều đó, một mặt, ta phải tự vươn lên hoàn cảnh của chính mình - bởi thực ra, nó chưa
thực sự đáng sợ như ta nghĩ; mặt khác, phải hiểu rằng: chính hoàn cảnh khó khăn ấy là sự thử thách, tôi
luyện để ta ngày càng trưởng thành, hoàn thiện.
- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không
ngừng. Hơn thế nữa, ta còn phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ; từ đó mà thêm động
lực, thêm tin yêu để sống, làm việc và cống hiến.
BÀI LÀM
Câu 1: Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất
và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những
người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông
thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu
người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một
ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự "Tôi đã khóc vì không có giày để
đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày". Lời tâm sự chân thành đó đã đánh
thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người.
Không đề cập trực tiếp đến vấn đề hay nêu ra bài học, chỉ bằng một câu kể rất thực nhưng chứa
đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Hellen Keller đã khiến mọi người phải suy ngẫm, phải nhìn nhận lại những
gì mình đang có để trân trọng, để giữ gìn.
"Tôi đã khóc vì không có giày để đi" đó là một lời thú nhận rất chân thành, trung thực bởi lẽ đối với
những người sống trong đủ đầy, quen có đủ mọi thứ thì sẽ cảm thấy buồn, thấy chán nản khi không có
"giày" hay có thể nói là những phụ kiện vật chất cần thiết để làm đẹp cho mình, làm mình tự tin. Tôi đã
thấy nhiều cô bé, cậu bé, nhiều bạn học sinh-những người sinh ra được nhận tình yêu thương của bố mẹ,
được sống hạnh phúc, ấm no... trở nên bướng bĩnh, giận dỗi hay khóc vì bố mẹ không đáp ứng những
nhu cầu của mình, thậm chí có những người nông nổi vì giận bố mẹ mà bỏ nhà đi hay làm bất cứ việc gì
để được thứ mình muốn. Thế nhưng, họ đâu biết rằng ở ngoài xã hội, ở xung quanh chúng ta hay thậm

1
chí ngay cạnh nhà bạn lại có những cảnh đời bất hạnh, tồn tại biết bao con người "không có chân để đi
giày". Hình ảnh rất thực ấy nói về những người khuyết tật hay nói rộng ra là những người thiếu may
mắn, những người sinh ra đã không được cuộc sống, được tạo hóa thương yêu để ban tặng những thứ
cần thiết cho mỗi con người. Hai vế câu đối lập trong lời tâm sự của nhà văn Mĩ được kết nối với nhau
bởi cụm từ "cho đến khi tôi nhìn thấy" giống như một sự nhận thức, một lời thức tỉnh đối với biết bao
người. Sống trên đời đâu phải chỉ có riêng mình gặp khó khăn hay thiếu thốn. Hãy tự nhìn bên ngoài kia
còn biết bao người kém may mắn hơn, họ không chỉ thiếu thốn vật chất, không chỉ thiếu thốn tình
thương mà có người còn không thể tự chăm sóc mình, phải sống nhờ vào người khác hay phải nhận
những ánh nhìn tội nghiệp của người xung quanh. Những người như vậy mới thực sự là kém may mắn,
đáng để "khóc" hơn chúng ta.
Đọc lời tâm sự của Hellen, tôi chợt nhớ đến người thầy giáo đáng kính Nguyễn Ngọc Ký - người bị
tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết. Đã nhiều lần, những khó khăn, vất vả,
những lần bị chuột rút đến quặp cả bàn chân, đau đớn đến vã mồ hôi nhưng sức mạnh của niềm tin, sức
mạnh được nhân lên cả với sự mặc cảm đối với cuộc sống đã giúp thầy "đứng vững", dũng cảm bước
tiếp và trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay những cậu học sinh bị mất đôi chân, những người mù hoặc
không thể nói nhưng bằng trí óc, bằng những gì mà họ còn lại vẫn dũng cảm vượt qua khó khăn để sống
tốt đẹp. Tôi tin chắc rằng không ít lần họ rơi nước mắt, không ít lần muốn bỏ cuộc nhưng họ vẫn can
đảm, chính những gì họ đang thiếu hay không có đã thúc đẩy họ, đem đến sức mạnh giúp họ thành công.
Vậy thì mỗi chúng ta, những người có đầy đủ chân tay, những người có thể lao động để nuôi sống mình
tại sao phải buồn khi ta thiếu đi một đôi giày hay chiếc áo, chiếc quần? Hãy nhìn những tấm gương đó,
hãy soi mình vào đó để tự hỏi và tự biết chúng ta hơn họ những gì nhưng lại thua họ những thứ căn bản
này. Có một triết gia nổi tiếng đã nói rằng: "Tôi hạnh phúc vì có đủ cả tay lẫn chân". Được sinh ra trọn
vẹn là một con người, được có thể bằng đôi tay và đôi chân để tự lao động, tự nuôi sống bản thân, kiếm
được 2 đồng tiền chính nghĩa đã là một hạnh phúc lớn nhất cả đời người! Đừng vì những thứ nhỏ nhất,
những vật phòng thân bên ngoài mà tự cho mình là khổ, mà đánh mất sức mạnh của mình.
Chỉ là một lời tâm sự, cảm nhận rút ra từ cuộc sống, từ thực tế mình quan sát nhưng Hellen Keller
đã thức tỉnh, đã đánh lên một hồi chuông báo động cho những người chỉ chăm chăm nghĩ đến mình, ích
kỉ hay tự ti. Lời tâm sự đó đã trở thành một bài học ý nghĩa một chiêm nghiệm sâu sắc không chỉ dành
riêng cho một cá nhân nào mà là cho tất cả mọi người về một cuộc sống, một cách sống tích cực trong
xã hội: Phải biết ơn cuộc sống ban cho ta những điều đáng quý, hãy trân trọng những gì mình đang có
và cố gắng hết sức mình để giành lấy những gì mình mong muốn. Đừng bao giờ buông xuôi bởi "không
có gì là không thể"! Hãy sống dũng cảm và kiên cường như cô bé Aya trải qua năm tháng bệnh tật, đã
qua đời trong nước mắt thương tiếc của mọi người và những đóa hồng đỏ thắm bao quanh.
Người chiến thắng cuối cùng chưa hẳn là người mạnh nhất mà là người có đủ niềm tin, dũng cảm và
nghị lực nhất.
Cuộc sống không lấy hết của ai điều gì và con đường đi đến thành công không phải bao giờ cũng trải
đầy hoa hồng. Chính vì thế hãy sống tích cực để đến "khi chúng ta qua đời, mọi người khóc còn chúng
ta cười". Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller thực sự đã tìm ra một chân lí cuộc sống, một cách sống đẹp, sống
tốt và quan trọng hơn hết là để lại một bài học đáng quý cho tất cả chúng ta.
Nguyễn Tam GiangLớp 12 Chuyên Văn - Quốc Học, Huế
……………………………………………………………………………………………………………
………….

Nguyễn Đào Phương Thúy - học sinh lớp 12Chuyên Văn trường PTTH Chuyên Quốc Học đã
đạt giải Nhất (khối chuyên).BBT xin giới thiệu bài làm
Câu 1: Anh/chị hãy trình bày những suy ngẫm của mình sau khi đọc câu chuyện sau:NHỮNG
DẤU CHẤM CÂU
2
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm
những câuđơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản.Sau đó, không may, anh ta
lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khé, đều đều, không ngữ điệu.Anh không cảm thán,
không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữacả. Đằng sau đó là sự
thiếu quan tâm với mọi điều.Một thời gian sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt
kê được, không còn giải thíchđược hành vi của mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác.
Thế là anh ta hoàn toàn quyênmất cách tư duy.Cứ như vậy, anh ta đến dấu chấm hết.Thiếu những dấu
chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa.Nhưng mất
những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mấy ýnghĩa như
vậy.Mong bạn giữ gìn cẩn thận những dấu chấm câu của mình, bạn nhé! (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB
Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010)
BÀI LÀM
Câu I: Cuộc sống là kết nối, vũ trụ bao la, vô tận là sự góp nhặt, là sự tổng hợp từ những điều bé
nhỏ nhất. Chínhnhững lẽ đơn giản ấy làm nên một cuộc sống có ý nghĩa, hay như nhà văn Cleck đã nói,
đại ý rằng: Ai trongchúng ta cũng mong muốn làm những điều lớn lao nhưng không biết rằng cuộc sống
làm nên từ những điềuthật nhỏ bé. Cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi ta biết nâng niu, trân trọng và gìn giữ
những điều vi mô ấy. Những dòng văn tự sự trong mạch suy ngẫm, tự nhận thức của câu chuyện
"Những dấu chấm câu" đã đem đếncho tôi thật nhiều xúc cảm, thật nhiều suy nghĩ về cuộc sóng, về
những hạt giống tâm hồn bé nhỏ đang ươm lên trong tâm hồn ta đợi ngày kết trái, đơm hoa.
Câu chuyện "Những dấu chấm câu" gợi cho ta trường suy nghĩ về cuộc đời. Ngay khi đọc tiêu đề
câuchuyện, ta đã không khỏi bất ngờ và đề câu chuyện, ta đã không khỏi bất ngờ và tự hỏi: Tại sao lại
là"những dấu chấm câu"? Nó thì có liên quan gì đến ta? Trong ngôn ngữ, mỗi dấu chấm câu có chức
năngriêng của mình, tuy nhỏ nhưng "thiếu những dấu chấm câu trong bài văn" thì "bài văn của bạn mất
ý nghĩa".Bởi lẽ, những dấu chấm câu có nhiệm vụ chia tách thành phần câu, hay làm rõ, các thành phần
phụ chú,hoặc chỉ đơn giản là biểu hiện ngữ điệu câu. Từ nghĩa tường minh của "những dấu chấm câu" ta
có thểnhận ra rằng chính nhờ những dấu câu mà bài văn rõ ràng, mạch lạc, hợp logich và quan trọng hơn
cả dấuchấm câu chia tách ý nghĩa các câu văn. Thiếu dấu chấm câu cũng đồng nghĩa với việc bài văn
mất đi sự mạch lạc trong bố cục và sự tường minh trong ý nghĩa. Vậy nên chính những dấu câu là nền
tảng sự thành công của một bài văn. Câu chuyện là dòng nhận thức khi con người mất dần từ dấu phẩy,
rồi dấu chấmthan, chấm hỏi, tiếp đó là hai chấm, cuối cùng dẫn đến anh ta đi đến dấu chấm hết nghĩa là
anh ta mất tất cả. Bởi anh ta đã mất dần đi sự suy nghĩ, sự tư duy của chính bản thân mình. Ý nghĩa câu
chuyện chính là đánh mất giá trị của bản thân.
Từ trong câu chuyện "Những dấu chấm câu" ta đã thấy được quá trình đánh mất chính bản thân
mình, đi đến dấu chấm hết của nhân vật "anh". Ban đầu, anh ta "chẳng may đánh mất dấu phẩy" và trở
nên "sợnhững câu phức tạp", "chỉ tìm những câu đơn giản". Cuộc sống của anh không có sự tìm hiểu,
suy xét màchỉ đơn giản sống một cách bằng phẳng, nhợt nhạt - một lỗi "sống mòn". Rồi anh ta mất dấu
chấm than,anh "không cảm thán , xuýt xoa, không gì làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa
cả". Anh tathờ ơ với mọi điều tức là anh ta đã bước một chân vào hỗ sâu của sự vô cảm và đến khi anh
ta đánh mấtdấu chấm hỏi, nghĩa là anh không còn khả năng học hỏi, không còn quan tâm mọi điều. Anh
ta đã rơi vàohỗ sâu của bóng tối, đứng ngoài cuộc đời - vô cảm, lãnh đạm với tất cả. Một thời gian sau,
anh ta "mất dấuhai chấm", đồng nghĩa với việc không thể liệt kê, giải thích hành vi của mình" và chỉ
biết "trích dẫn lời người1 khác" tức là anh ta chỉ là cái bóng, chỉ có thể sống trông theo cách nghĩ của
người khác, "không được là tôitrọn vẹn". Cuối cùng, anh mất tất cả. Anh đã không còn là anh, cuộc đời
cũng mất ý nghĩa. Những dấuchấm câu tuy chỉ bé nhỏ, đơn giản nhưng nó cũng chính là điều vĩ mô. Lời
nhận xét cuối câu chuyện cũnglà lời nhận thức, lời đánh giá nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc: Mất những
dấu chấm câu trong bài viết củamình bạn có thể bị điểm thấp vì bài văn mất ý nghĩa "nhưng mất dấu
chấm câu trong cuộc đời, tuy không aichấm điểm nhưng cuộc đời của bạn cũng mất ý nghĩa như vậy".
3
Lời tác phẩm cũng như một lời khuyên nhẹ nhàng "mong bạn giữ gìn, những dấu chấm câu của mình",
mong bạn hãy giữ gìn những điều nhỏ bé làmnên cuộc sống của mình và đừng bao giờ đánh mất bản
thân mình. Từ trong câu chuyện nhân vật anh đãrơi rớt, đã đánh mất dần những thứ nhỏ bé nhất, những
dấu chấm câu ngỡ nhỏ nhoi ấy, nhưng khi mất đicũng có nghĩa là anh ta đã mất đi những điều lớn lao,
những giá trị của cuộc sống. Bạn có biết vì sao lá câycó màu xanh không? Bởi lá được cấu tạo từ chất
diệp lục - những chất diệp lục ngỡ như nhỏ bé ấy đã làmnên sự sống của lá, mất dần đi chất diệp lục, lá
xanh sẽ thành lá vàng rồi sẽ rơi, sẽ "chết". Bạn có biết đểxây một ngôi trường người ta cần những hạt cát
bé nhỏ, những viên gạch, viên đá. Bạn thấy không, tất cảnhững gì quanh ta đều được cấu thành từ những
điều bé nhỏ. Vậy tại sao trong cuộc sống hiện nay chúngta lại đánh mất những điều nhỏ bé? Biểu hiện rõ
ràng nhất của sự đánh mất bản thân là khi ta không còn làta 'bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo", ta
sống bằng những thứ của chính mình. Từ một con người giản dị ta có thể ào theo cơn lốc thời trang, cơn
lốc thần tượng, khoác lên mình những vỏ bọc không phùhợp với bản thân mình. Ta không còn ăn những
bát cơm mẹ nấu bên gia đình mà đến với những quán bar,quán cà phê xập xình tiếng nhạc. Chúng ta mất
dần sự liên kết với phần hồn trinh bạch ban đầu và đi đếnsự đánh mất bản thân khi ta rơi mất những điều
thật nhỏ bé.
Nguyên nhân của lối sống ấy chính là do ngày nay chúng ta sống quá vội – lối sống "mì ăn liền".
Chính vì lỗisống không biết nghĩ đến tương lai giữ gìn giá trị bản thân đã dẫn đến sự đánh mất chính
mình. Thế giới không ngừng thay đổi, bố mẹ lao vào guồng quay bạc tiền, con cái cũng rời xa sự chăm
lo gia đình êm ấm,và chỉ mải mê học hoặc mải mê ăn chơi chạy theo những giá trị vật chất tầm thường
bên ngoài.
Một trong nhiều điều đáng lo ngại là lối sống ấy hiện nay đang lan ra rất nhiều, rất nhanh, rất mạnh
mẽ, nhưmột 'khối u" băng hoại nhân cách con người. Dù lối sống đánh mất giá trị con người ấy chỉ tồn
tại trong mộtnhóm ít giới trẻ những ai dám chắc rằng: "khối u" ấy không di căn? Đất nước ta đang ngày
càng phát triểnvà những giá trị truyền thống của dân tộc như: "tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong" như
phẩm chất, vẻ đẹp lỗi sống "lối sống dùng dằng con sông không chảy/sông chảy vào dòng nên Huế rất
sâu". Cũng dễ dàng bịmất đi. Tôi đã chứng kiến rất nhiều người để tuột khỏi tay mình "những dấu chấm
câu" rồi đi đến "dấu chấmhết" trong đời. Trong truyền thống Á Đông, con người Việt Nam luôn hiền
hòa, biết yêu thương con ngườivà người phụ nữ luôn là những người hiền hòa, biết yêu thương con
người hiền lành, nhỏ nhẹ. Nhưng một câu hỏi lớn đang đặt ra: Nạn bạo hành trong xã hội của lớp trẻ
ngày nay liệu có phải là sự mất dần bảnthân? ngay trong văn hóa ứng xử đi đường - văn hóa giao thông
tôi cũng đã thấy người ta dần mất đi chínhbản thân mình, người ta chen lẫn xô đẩy nhau. Đâu rồi những
con người hiền hậu? trong tiếng còi xe, tôicũng nghe thấy lời de dọa: tránh ra không tôi sẽ cho anh biết
tay! Những clip học sinh đánh nhau, lột áo,lăng mạ nhau được phát tán rộng rãi trên mạng chứng tỏ giới
trẻ đang thiếu trầm trọng văn hóa ứng xử, kýnăng sống cũng như cách tháo gỡ mâu thuẫn.
"Những dấu chấm câu" cấu thành nên những cuộc đời đang dần bị ta đánh mất nhưng trong tôi vẫn
ánh lênnhững niềm tin về con người Việt - nhân cách Việt. Những làng nghề được xây dựng để bảo vệ,
gìn giữ, vàai trong chúng ta cũng biết đến vẻ đẹp nhân cách Việt tỏa sáng cùng trí thức hoa hậu Nguyễn
Thị Huyền,Mai Phương Thúy...
Cuộc sống bộn bề kia, cuộc sống công nghiệp đang giành lấy, cướp đi nhiều thứ nhưng ta phải biết
gìn giữ,nâng niu, coi trọng những điều bé nhỏ nhất, "yêu cái cây trồng ở trước nhà yêu con đường đổ ra
phố nhỏ"và hơn hết là yêu chính bản thân mình như lẽ sống mà nhân vật "Trương ba" trong tác phẩm
"Hồn TrươngBa - Da Hàng Thịt" (Lưu Quang Vũ) đã gửi gắm: "không thể sống bên trong một đằng bên
ngoài một nẻo được, tôi muốn đưa được là tôi trọn vẹn".
Ta hãy yêu hơn chính mình, yêu hình hài, dáng vóc cái tên mà cha mẹ đã cho ta để ta sống là chính
mình."Một ngày là quá ngắn ngủi so với đời người. Nhưng đời người lại được làm nên từ những ngày
thật ngắnngủi ấy". Từ cách sống trân trọng những gì nhỏ nhất, chúng ta sẽ làm nên thành công lớn của
mình. Bởibản chất của thành công chính là sự nâng niu, gìn giữ những giá trị sống bé nhỏ của cuộc đời.
4
Thông điệp trao gửi từ câu chuyện "những dấu chấm câu" cũng đã dóng lên hồi chuông cảnh báo về
lỗi sống vội vàng không ai coi trọng giá tri bản thân bởi hạnh phúc của một cuộc đời không phải là ở
nhữngtrang phục thời thượng bạn khoác lên hay phong cách sống bạn theo đuổi mà là ở việc, ở lẽ sống
là chính mình.------
……………………………………………………………………………………………………………
…………

You might also like