Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

HChemO Academy Bài tập ngày dd/mm/yyyy

Hoá chuyên cơ bản toàn diện Nội dung:Nhiệt động


Thời gian: Không giới hạn
(Đề gồm K câu và T trang)

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học!” – Ngạn ngữ Nga

Các hằng số cần thiết được cho ở bảng sau:

Tên hằng số Kí hiệu và giá trị Tên hằng số Kí hiệu và giá trị

me = 9,1094.10-31 (kg)
Điện tích nguyên tố e = 1,602.10 -19
(C) Khối lượng nghỉ electron
me = 5,4858.10-4 (u)

mp = 1,6726.10-27 (kg)
Tốc độ ánh sáng 8
c = 3.10 (m.s ) -1
Khối lượng nghỉ proton
mp = 1,0073 (u)

mn = 1,6749.10-27 (kg)
Hằng số Planck h = 6,626.10 -34
(J.s ) -1
Khối lượng nghỉ neutron
mn = 1,0087 (u)

Hằng số điện ε0 = 8,854.10-12 (C2.J-1.m-1) Hằng số Avogadro NA = 6,022.1023 (mol-1)

Hằng số khí R = 8,314 (J.K-1.mol-1) Hằng số Boltzmann k = 1,38.10-23 (J.K-1)

Hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 N.m2.kg-2 Hằng số Faraday F = 96485 C.mol-1

1 atm = 1,01325.105 Pa ; 1 eV = 1,602.10-19 J ; 1 u = 1,6605.10-27 kg = 931,5 MeV/c2

Chúc các bạn học tập thật tốt!


I. NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC TRONG ĐỜI SỐNG
Câu 1: Đèn kéo quân
Vào dịp Tết Trung thu, chúng ta thường chơi đèn kéo quân. Đèn kéo quân có
thể coi là một động cơ nhiệt. Khi ngọn nên (hiện nay người ta thường thay nến
bằng một bóng đèn điện dây tóc được thắp sáng thì “tán” đèn quay kéo theo
các “quân” treo vào tán đèn, tạo nên các hình bóng rất sinh động trên giấy bọc
đèn. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ đèn vào hộp thuỷ tinh kín thì dù bóng đèn điện
vẫn sáng, đèn cũng chỉ quay một thời gian ngắn rồi ngừng lại không quay nữa.
Hãy sử dụng các nguyên lí của nhiệt động lực học để giải thích hiện tượng trên.
Câu 2: Gió Lào
“Quê em dù có gió Lào
Vừa khô, vừa nóng vẫn vào thăm em !”
Tại sao gió lào (còn gọi là gió phơn) lại khô nóng? Hãy dùng các kiến thức về quá trình biến đổi trạng thái của
chất khí và các nguyên lí của nhiệt động lực học để trả lời câu hỏi trên. Biết rằng vào mùa hè, để gió Tây Nam
có thể thổi từ Lào sang Việt Nam thì nó phải vượt qua dãy núi Trường Sơn.
Câu 3: Tuyết nhân tạo
Tại thế vấn hội Sochi năm 2013 đã diễn ra một vấn đề thời sự thú vị. Đó là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm
nóng lên toàn cầu. Vì vậy, việc chuẩn bị cho thi đấu thể thao mùa đông hết sức phức tạp và tốn kém. Người ta
làm tuyết nhân tạo bằng cách nén hỗn hợp hơi nước và không khí đến áp suất cao rồi cho hỗn hợp đó phụt
nhanh ra khỏi bình nén vào khí quyển. Hãy dùng các kiến thức về nhiệt động lực học để giải thích quá trình.
II. CÁC QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG
Câu 1:
Tính công của sự biến đổi đẳng nhiệt, thuận nghịch và bất thuận nghịch của 42,0 g khí N2 ở 27°C khi:
1.1) Giãn nở từ 5,0 atm đến 1,0 atm. 1.2) Nén từ 1,0 atm đến 5,0 atm.
So sánh các kết quả thu được và rút ra kết luận. Khí được coi là khí lí tưởng.
Câu 2:
Cho 10 L một khí lí tưởng ở 00C và 10 atm, tính thể tích cuối và công thực hiện trong ba tập hợp điều kiện sau,
với áp suất cuối là 1 atm.
2.1) Giãn nở thuận nghịch đẳng nhiệt.
2.2) Giãn nở thuận nghịch đoạn nhiệt.
2.3) Giãn nở đoạn nhiệt bất thuận nghịch như sau: Giả sử áp suất giảm đột ngột đến 1 atm và sau đó khí giãn nở
đoạn nhiệt tại áp suất không đổi.
3
Biết nhiệt dung đẳng tích của khí lí tưởng là Cv = R , với R là hằng số khí.
2
Câu 3:
Neopentane (CH3)4C là chất khí ở điều kiện thường. Người ta thực hiện các quá trình sau đối với 7,2 g
neopentane:
- Quá trình 1: Giãn đẳng nhiệt thuận nghịch nhiệt động neopentane ở 0°C, 1,0 atm tới thể tích 10 L.
- Quá trình 2: Nén neopentane thuận nghịch nhiệt động tại 0°C từ 1,0 atm đến 5,0 atm.
- Quá trình 3: Nén neopentane bất thuận nghịch nhiệt động tại 0°C từ 1,0 atm đến 5,0 atm.
- Quá trình 4: Giãn đoạn nhiệt thuận nghịch nhiệt động neopentane ở 0°C, 1,0 atm tới thể tích 10 L.
Hãy tính công, nhiệt, biến thiên enthalpy và biến thiên nội năng của các quá trình trên. Coi neopentane là khí lí
tưởng và nhiệt dung đẳng áp của nó không đổi trong các quá trình trên và luôn bằng 30,02 J.mol-1.K-1.
Câu 4:
Xét quá trình giãn nở đoạn nhiệt bất thuận nghịch 2 mol khí lí tưởng đơn nguyên tử dưới áp suất bên ngoài
Pngoài = 1 bar. Ở trạng thái đầu, khí chiếm thể tích VA = 5 L dưới áp suất PA = 10 bar. Ở trạng thái cuối, áp suất
của khí là PC = 1 bar.
4.1) Tính nhiệt độ của hệ ở trạng thái đầu.
4.2) Tính nhiệt độ và thể tích của hệ ở trạng thái cuối.
4.3) Tính biến thiên entropy của hệ trong quá trình trên.
Câu 5:
Một mẫu N2 (khí) (coi N2 là khí lí tưởng) tại 350 K và 2,50 bar được cho tăng thể tích lên gấp ba lần trong quá
trình giãn nở đoạn nhiệt bất thuận nghịch chống lại áp suất bên ngoài không đổi, pngoài = 0,25 bar. Tổng công
giãn nở của hệ là -873 J.
5.1) Tính biến thiên entropy ∆S (J.K-1) của hệ, của môi trường xung quanh và của hệ cô lập trong quá trình trên.
5.2) Đại lượng nào trong các đại lượng trên cho biết khả năng tự diễn biến của hệ?
Câu 6:
Xét một hệ kín dưới đây ở 300 K. Hệ gồm 2 vách ngăn, phân tách nhau bởi một van có thể tích không đáng kể,
van ban đầu đóng. Các ngăn A và B có cùng áp suất P, lần lượt chứa 0,100 mol khí argon và 0,200 mol khí
nitrogen. Các thể tích của cả hai ngăn, VA và VB, được chọn sao cho các khí có tính chất của khí lí tưởng.

Sau khi từ từ mở van khí, hệ được để cho đạt tới cân bằng. Giả thiết hai khí trộn lẫn với nhau tạo thành một hỗn
hợp khí lí tưởng. Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs của quá trình này ở 300 K.
Câu 7:
Một hỗn hợp với thành phần chính là CO và H2 được tổng hợp từ khí methane, hơi nước và oxygen theo các
phương trình phản ứng sau:
(1) CH4 + 1/2O2 → CO + H2 ∆H1 = -36 kJ.mol-1
(2) CH4 + H2O → CO + 3H2 ∆H2 = 216 kJ.mol-1
7.1) Từ các phản ứng (1) và (2), hãy viết một phản ứng tổng quát (3) để tổng hợp CO và H2 có biến thiên
enthalpy bằng không.
Methanol được tổng hợp từ CO và H2 theo hai cách sau:
- Cách 1 (theo 2 bước): Nén hỗn hợp đầu trong phản ứng (3) từ áp suất 0,1.106 Pa đến 3.106 P, sau đó nén hỗn
hợp sản phẩm của phản ứng (3) từ áp suất 3.106 Pa đến 6.106 Pa.
- Cách 2 (theo 1 bước): Nén hỗn hợp sản phẩm thu được ở phản ứng (3) từ áp suất 0,1.106 Pa đến 6.106 Pa.
Biết ở mỗi thí nghiệm trên đều thực hiện thuận nghịch nhiệt động với 100,0 mol hỗn hợp khí ban đầu. Giả sử
các phản ứng xảy ra hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi 500 K, các khí coi là khí lí tưởng.
7.2) Tính công đã thực hiện trong mỗi cách trên và so sánh kết quả đó.
Câu 8:
Một cylinder ban đầu hình trụ chỉ chứa không khí và hơi nước với áp suất hơi nước bằng 90% áp suất hơi bão
hoà. Cylinder được đậy kín bằng piston (có thể chuyển động không ma sát). Tại thời điểm đầu và ở nhiệt độ T,
áp suất tổng cộng của hệ là 125 kPa, thể tích tổng cộng của không khí và hơi nước là 4,00 L. Tiến hành nén
piston thuận nghịch đẳng nhiệt độ tại nhiệt độ T. Tại thời điểm cuối cùng, áp suất tổng cộng của hệ là 230 kPa,
thể tích tổng cộng của không khí và hơi nước là 2,05 L. Giả thiết hơi nước và không khí là khí lí tưởng.
8.1) Tính công (J) mà hỗn hợp không khí và hơi nước nhận được trong quá trình nén.
8.2) Tính nhiệt lượng (J) mà hệ (trong cylinder) đã toả ra trong quá trình trên.
Cho biết: tại p = 101325 Pa, nước sôi ở 1000C; nhiệt hoá hơi của nước, ∆Hhoá hơi = 40,5 kJ.mol-1.
Câu 9:
Một thiết bị hình hộp chữ nhật chứa khí được chia thành hai khoang A và B bằng một piston đoạn nhiệt và có
khả năng dịch chuyển không ma sát. Khoang A chứa 5,0 mol không khí ở 1,0 bar. Khoang B chứa 0,025 mol
propan và 2,0 mol khí argon ở 1,0 bar. Hai khoang ban đầu ở 298 K. Cấp nhiệt từ từ cho hỗn hợp khí trong
khoang A làm piston dịch chuyển rất chậm về phía khoang B, tới khi thể tích khoang B giảm một nửa so với
ban đầu thì dừng cấp nhiệt. Trong quá trình cấp nhiệt cho hỗn hợp khí ở khoang A, hỗn hợp khí trong khoang B
luôn được ổn định nhiệt độ bởi một thiết bị điều nhiệt.
9.1) Tính công do hỗn hợp khí trong khoang A tạo ra. Tính nhiệt độ cuối của hỗn hợp khí trong khoang A.
9.2) Tính nhiệt và biến thiên nội năng của hỗn hợp khí trong khoang B.
9.3) Tính biến thiên entropi của hệ và của môi trường xung quanh.
Cho biết:
- Mỗi chất khí và hỗn hợp khí đều xử sự như khí lí tưởng, O2 chiếm 20% thể tích không khí, còn lại là N2.
- Nhiệt dung của đẳng áp của các chất:

Chất N2 (k) O2 (k) Ar (k) C3H8 (k)

Cp (J.mol-1.K-1) 29,13 29,34 20,79 73,50


III. CÁC QUÁ TRÌNH BIẾN ĐÔI TRẠNG THÁI CỦA CHẤT NGUYÊN CHẤT
Câu 1:
Ngay từ đầu thế kỉ 19, khi Dulong và Petit đo được nhiệt dung riêng, các nhà khoa học đã nhận ra rằng tích số
của nhiệt dung riêng (Cm) của một kim loại với nguyên tử khối của nó là xấp xỉ bằng 6 cal.gam-1.oC-1 (1 cal =
4.18 J). Ở thời điểm đó, chưa có nhiều giá trị nguyên tử khối được xác định. Do vậy, có thể từ nhiệt dung riêng
để tính các giá trị nguyên tử khối và dùng những phương pháp khác để chuẩn hóa các giá trị này. Nung nóng
40.0 gam kim loại M tới 100 oC rồi đặt vào 50.0 gam nước ở 15.2 oC, nhiệt độ của hệ thu được là 17.2 oC. Tính
khối lượng mol kim loại.
Câu 2:
Tính biến thiên entropy (∆S) trong quá trình đông đặc của benzene dưới áp suất 1 atm đối với hai trường hợp
sau:
2.1) Đông đặc ở nhiệt độ +5°C
2.2) Đông đặc ở nhiệt độ -5°C
Cho nhiệt độ đông đặc của benzene là +5°C, enthalpy nóng chảy ∆Hnc = 9,916 kJ.mol-1 ; nhiệt dung Cp
(benzene lỏng) = 126,8 J.mol-1.K-1, Cp (benzene rắn) = 122,6 J.mol-1.K-1.
Trong mỗi trường hợp, hãy sử dụng biến thiên entropy (với độ chính xác 2 chữ số sau dấu phẩy) làm tiêu chuẩn
để xét chiều của quá trình và điều kiện cân bằng của hệ.
Câu 3:
Thả một viên nước đá có khối lượng 20 g ở -25°C vào 200 mL rượu Vodka – Hà Nội 39,5° (giả thiết chỉ chứa
nước và rượu) để ở nhiệt độ 25°C. Tính biến thiên entropy của quá trình thả viên nước đá và rượu trên đến khi
hệ đạt cân bằng. Coi hệ được xét là cô lập.
Cho: R = 8,314 J.mol-1.K-1 ; khối lượng riêng của nước là 1 g.mL-1 và rượu là 0,8 g.mL-1 ; nhiệt dung đẳng áp
của nước đá là 37,66 J.mol-1.K-1, của nước lỏng là 75,31 J.mol-1.K-1 và rượu là 113,00 J.mol-1.K-1. Nhiệt nóng
chảy của nước đá là 6,009 kJ.mol-1.
Câu 4
Cho một khối kim loại X nặng 2,0 kg ở 0°C vào một bình có chứa sẵn 1,0 mol hơi nước ở 100°C và 1 atm thấy
có 86% lượng hơi nước đã ngưng tụ. Giả sử trong điều kiện khảo sát, sự trao đổi nhiệt chỉ xảy ra giữa X và
nước, áp suất trong bình không đổi và quá trình ngưng tụ nước diễn ra ở 100°C.
4.1) Tính nhiệt độ cuối của hệ X-nước và nhiệt lượng mà X đã trao đổi.
4.2) Tính biến thiên entropy của X, của nước và của hệ X-nước. Biết X không chuyển pha, Cp(X) = 0,385
J.g-1.K-1 ; Cp(H2O (l)) = 75,3 J.mol-1.K-1 ; Cp(H2O (k)) = 33,6 J.mol-1.K-1 ; ∆Hhh(H2O (l), 100°C) = 40,656
kJ.mol-1.
Câu 5:
Một bệnh nhân nặng 60,0 kg bị sốt đột ngột. Trong thời gian rất ngắn, nhiệt độ của cơ thể bệnh nhân tăng từ t1 =
36,5°C lên t2 = 40,5°C. Một cách gần đúng thô, giả thiết cơ thể bệnh nhân tương đương với 60,0 kg nước tinh
khiết, không trao đổi nhiệt và chất với môi trường bên ngoài trong thời gian bị sốt. Các đại lượng ∆H°, ∆S° và
∆G° dưới đây chỉ xét riêng cho quá trình nhiệt độ của cơ thể tăng từ t1 lên t2, không xét cho các phản ứng dẫn
đến sự thay đổi nhiệt độ đó và được tính trong điều kiện đẳng áp, P = const.
5.1) Khi sốt cao, cơ thể rất nóng do nhận nhiều nhiệt từ các phản ứng sinh hoá xảy ra trong cơ thể. Tính biến
thiên enthalpy ∆H° (kJ) khi nhiệt độ cơ thể tăng từ t1 lên t2. Biết rằng nhiệt dung mol đẳng áp của nước, Cp =
75,291 J.mol-1.K-1. H a
5.2) Tính biến thiên entropy ∆S° (J.K-1) khi nhiệt độ của cơ thể tăng từ t1 lên t2.
5.3) Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs ∆G° (kJ) khi nhiệt độ của cơ thể tăng từ t1 lên t2. Biết rằng entropy
của nước tại 36,5°C, S° = 72,6 J.mol-1.K-1. ∆G° trong trường hợp này được tính theo công thức: ∆G° = ∆H° –
∆(TS°) = ∆H° – ∆T.S° – T.∆S°.
5.4) Khi sốt cao, cơ thể mất năng lượng một cách vô ích. Giả sử cũng với phần năng lượng đó, khi khoẻ, người
ta chạy được một quãng đường dài nhất là bao nhiêu km? Biết rằng năng lượng khi chạy mỗi km là 200 kJ.
IV. CHU TRÌNH NHIỆT ĐỘNG
Câu 1: Chu trình Carnot
Vào đầu thế kỉ 19, kĩ sư người Pháp Sadi Carnot đã xây dựng một chu
trình nhiệt động mang tên ông để nghiên cứu sự chuyển nhiệt thành
công. Ông đã chứng minh được rằng trong các động cơ nhiệt có cùng
nhiệt độ nguồn nóng và nguồn lạnh, động cơ nào hoạt động theo chu
trình Carnot thì sẽ cho hiệu suất tốt nhất. Chu trình gồm 4 quá trình
thuận nghịch sau :
- AB: Khí nhận nhiệt từ nguồn nóng và giãn nở đẳng nhiệt.
- BC: Khí giãn nở đoạn nhiệt.
- CD: Khí thải nhiệt cho nguồn lạnh và bị nén đẳng nhiệt.
- DA: Khí bị nén đoạn nhiệt.
T1 và T2 lần lượt là nhiệt độ của nguồn nóng và nguồn lạnh. Người ta sử dụng chu trình Carnot để tính toán hiệu
w T
suất lí thuyết cho các động cơ nhiệt và máy lạnh theo công thức sau: h = = 1 − 2 (*).
q1 T1

Trong đó w là công mà hệ thực hiện được và q1 là nhiệt lượng nhận được từ nguồn nóng.
1.1) Bằng kiến thức về các quá trình thuận nghịch của khí lí tưởng, hãy chứng minh công thức (*).
1.2) Một kỹ sư công bố đã ngiên cứu được một loại động cơ nhiệt như sau:
- Công suất động cơ: P = 60 HP
- Tốc độ tiêu thụ khí đốt: v = 4,5 kg/h.
- Nhiệt độ nguồn nóng và nguồn lạnh lần lượt là 1370℃ và 20℃.
- Mật độ năng lượng của khí đốt: W = 10 000 kcal/kg.
Biết: 1 HP (mã lực) = 745,7 W; 1 cal = 4,184 J. Phát minh trên có khả thi hay không ?
1.3) Máy lạnh hoạt động theo chu trình Carnot ngược (DCBA), nghĩa là máy nhận một công A để truyền nhiệt
lượng Q từ nguồn lạnh sang nguồn nóng để làm mát. Vào mùa hè oi bức, nhiệt độ ngoài trời lên đến 360C,
người ta cho máy lạnh trong phòng chạy để giữ nhiệt độ của phòng là 250C. Nếu máy chạy theo chu trình
Carnot thì khi nhận được công1 J thì máy truyền một nhiệt lượng là bao nhiêu cho môi trường bên ngoài
Câu 2: Một chu trình nhiệt động lực học
Như một nguyên tắc cơ bản của nhiệt động lực học, công thực hiện được bởi một máy định kỳ sẽ nhỏ hơn lượng
nhiệt được chuyển hóa vào công việc đó.
Chúng ta hãy quan sát một chu trình nhiệt động lực học của máy, chứa 3.0 mol. Chu trình gồm bốn bước như
sau:
A→B: giãn nở đẳng nhiệt thuận nghịch từ pA, VA (30.0 L) đến pB (1.70 bar),VB ở 800°C
B→C: làm lạnh đẳng tích xuống 235°C
C→D: nén đẳng nhiệt thuận nghịch VA
D→A: nung nóng đẳng tích
2.1) Tính hiệu suất của máy.
2.2) Tính giá trị p và V tại các điểm A, B, C, and D, và phác thảo chu trình nhiệt động này bằng cách sử dụng
giản đồ p-V (cần tính toán dạng của đường cong hyperbol). Đánh dấu phần hình học bằng cách tô đen, tương
ứng với phần làm việc của hệ thống.

2.3) Tính công của quá trình giãn nở đẳng nhiệt thuận nghịch ở 800°C và lượng nhiệt thoát ra ngoài của máy.
Giả định rằng, bắt đầu từ điểm A, máy dãn nở đoạn nhiệt thuận nghịch đến VB.
2.4) Tính nhiệt độ và áp suất cuối cùng của quá trình dãn nở đoạn nhiệt trên.
Câu 3: Động cơ nhiệt
Tất cả động cơ đốt trong hiện đại được chia làm hai loại chính:
i) Động cơ sử dụng chu trình thu nhiệt trong quá trình đẳng tích V = const (chu trình Otto).
ii) Động cơ sử dụng chu trình thu nhiệt trong quá trình đẳng áp p = const (chu trình Diesel).
Nghiên cứu động cơ piston thật là việc rất khó cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm. Do vậy ở đây ta sẽ nghiên
cứu mô hình đơn giản hóa. Ta giả thiết các quá trình xảy ra với khí trong động cơ đốt trong đều là các quá tình
thuận nghịch lí tưởng, tác nhân là khí lí tưởng có nhiệt dung là hằng số; khối lượng khí là hằng số, tác nhân
nhận nhiệt từ một nguồn bên ngoài (thay cho nhận nhiệt từ việc đốt cháy nguyên liệu), tương tựu như vậy nó
truyền nhiệt cho một số nguồn bên ngoài (thay vì thải toàn bộ khí đã sử dụng ra ngoài và nạp khí mới).
3.1) Phương trình đoạn nhiệt
Phương trình đoạn nhiệt có dạng pVk = const, trong đó k = Cp/Cv là hệ số đoạn nhiệt, Cp,Cv là nhiệt dung đắng
áp và đắng tích của khí. Hãy biểu diễn phương trình đoạn nhiệt với các cặp thông số p,T và V,T.
3.2) Chu trình Otto
Xét chu trình nhiệt động lực học lý tưởng trong động cơ đốt trong mà nhiệt nhận vào được thực hiện trong điều
kiện thể tích không đổi. Chu trình được biểu diễn trên giản đồ pV như ở hình A. Khí lý tưởng từ trạng thái ban
đầu (p1,V1,T1 ) được nén đoạn nhiệt theo đường 1-2. Trong quá trình đẳng tích 2-3 tác nhân nhận được từ nguồn
ngoài một lượng nhiệt q1. Trong quá trình đoạn nhiệt 3-4 tác nhân giãn đến thể tích ban đầu V4 = V1. Trong quá
trình đẳng tích 4-1 tác nhân tỏa ra nhiệt lượng q2 cho một nguồn nhiệt bên ngoài và trở về trạng thái ban đầu.
V p
Các đặc trưng của chu trình này là  = 1 − tỉ số nén,  = 3 − hệ số tăng áp.
V2 p2

Hãy xác định:


a) Các thông số trạng thái (p,V,T) tại các điểm 2,3,4 theo các thông số p1,V1, T1 và ε, λ, k.
b) Hiệu suất của chu trình biểu diễn qua các thông số ε, λ, k.
3.3) Chu trình Diesel
Trong các động cơ sử dụng chu trình này, nguyên liệu cháy từ từ, ngoài ra nén khí và nén nguyên liệu được
thực hiện riêng biêt. Không khí được nén trong xy lanh, còn nguyên lỏng được phun vào ở dạng sương nhờ một
máy nén. Do đó ở đây tỷ số nén có thể đạt được giá trị cao hơn. Không khí bị nén ở áp suất cao sẽ có nhiệt độ
cao đủ để làm bén lửa nguyên liệu phun vào xy lanh mà không cần thiết bị hỗ trợ nào. Nén riêng biệt cho phép
đưa tỉ số nén đến ε = 20 mà không sợ nguyên liệu cháy sớm. Áp suất được giữ không đổi trong quá trình cháy
nhờ một bộ phận điều chỉnh phun. Chính Diesel là người đầu tiên chế tạo ta đầu phun như vậy..
Xét một chu trình của khí lí tưởng mà trong đó nhiệt nhận vào khi khí thực hiệ giãn đẳng áp. Trên giản đồ p-V
(hình B), chu trình này bao gồm: Tác nhân khí từ trạng thái ban đầu (p1,V1, T1) nén đoạn nhiệt theo đường 1-2,
trong quá trình đẳng áp 2-3 tác nhân nhận nhiệt lượng q1, quá trình giãn đoạn nhệt 3-4 đưa khí trở về thể tích
ban đầu, trong quá trình đẳng tích 4-1 khí quay trở lại trạng thái ban đầu và tỏa ra nhiệt lượng q2. Các đặc trưng
V V
của chu trình này là  = 1 − tỉ số nén,  = 3 − tỉ số giãn sơ cấp.
V2 V2

Hãy xác định:


a) Các thông số trạng thái (p,V,T) tại các điểm 2,3,4 theo các thông số p1,V1, T1 và ε, k, ρ.
b) Hiệu suất của chu trình, biểu diễn qua các thông số ε, k, ρ.
3.4) So sánh các chu trình Otto và Diesel.
Hãy so sánh các chu trình Otto và Diesel có cùng giá trị của áp suất cực đại, cực tiểu, nhiệt độ cao nhất và thấp
nhất, cùng thể tích toàn phần của xy lanh V1 . Hãy thực hiện so sánh với một động cơ cụ thể. Thể tích xy lanh
V1 = 30V0, áp suất cực tiểu pmin = p0, áp suất cực đại pmax = 30p0, trong đó V0, p0 là các thể tích và áp suất được
chọn làm đơn vị đo. Chỉ số đoạn nhiệt k = 1.67. Tỷ số nén của chu trình Otto εv = 5.
Hãy tính hiệu suất của các chu trình trên.

You might also like