Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HÓA 10 Chuyên đề 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM

A. LÝ THUYẾT
I. Các khái niệm cơ bản
- Nguyên tử: là những hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện.
- Nguyên tử cấu tạo gồm + Nhân gồm có proton (p) và notron (n).
+ Vỏ: các hạt electron (e).

Electron (e) Proton (p) Notron (n)

me = 9,1095.10-31Kg mp = 1,6726.10-27 Kg = 1đvC mn = 1,6748. 10-27


qe = -1,602. 10-19 C qp = +1,602 . 10-19C Kg = 1 đvC
qe = 1- qp = 1+ qn = 0
qp = qe 1

=> mp = mn = 1 đvC , => p = e


- Tổng số hạt trong nguyên tử: S = p + e + n
- Khối lượng nguyên tử: mNT = mp + mn + me
* Vì me rất nhỏ (không đáng kể) nên mNT tập trung hầu hết ở hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tố hóa học: Là tập hợp những nguyên tử cùng loại (có cùng số proton).
II. Mol
- Mol (n) là lượng chất có chứa N (6.1023) nguyên tử hoặc phân tử trong đó.
- Khối lượng mol (M) là khối lượng tính bằng gam của 1 mol chất đó.
VD: 1 mol Fe có chứa 6.1023 nguyên tử Fe; 1 mol Fe có khối lượng 56 gam (MFe = 56)
1 mol H2 có chứa 6.1023 phân tử H2; 1 mol H2 có khối lượng 2 gam (MH = 1)
- Công thức tính số mol dựa vào khối lượng (gam) hoặc thể tích (lít, ở đktc)

III. Hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng

- Cách viết công thức phân tử dựa vào hóa trị: => x.a = y.b
- Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất
tham gia phản ứng bằng khối lượng các chất tạo thành
PTPƯ: A + B → C + D
mA + m B = mC + mD
IV. Tỉ khối của chất khí A so với B
- Trong cùng điều kiện (to, p) thì: VA = VB  nA = nB

- Tỉ khối của khí A so với khí B:

- Tỉ khối của khí A so với không khí:


V. Dung dịch
- Dung dịch: Là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi
- mdung dịch = mchất tan + mdung môi
ct m
- Nồng độ phần trăm: C%= m × 100(%)
dd
n 10 × D× C%
- Nồng độ mol: C M = V ( lit) ( M ) => C M = M
- Độ tan:
m ct
S= ×100
m dm
VI. Phân loại các chất vô cơ
So sánh đơn chất và hợp chất

ĐƠN CHẤT HỢP CHẤT

VD Sắt, đồng, oxi, nitơ, than chì… Nước, muối ăn, đường…

Khái Là những chất do 1 nguyên tố hoá học cấu Là những chất do 2 hay nhiều nguyên tố
niệm tạo nên hoá học cấu tạo nên

Phân Gồm 2 loại: Kim loại và phi kim. Gồm 2 loại: hợp chất vô cơ và hợp chất
loại hữu cơ

Phân tử - Gồm 1 nguyên tử - Gồm các nguyên tử thuộc các nguyên tố


Vd: Fe, Na, Mg, S, P…. hoá học khác nhau.
- Gồm nhiều nguyên tử cùng loại; Vd: HCl, H2SO4, AgNO3, CH3COOH…
Vd: O2, O3, N2, H2, Cl2…
Oxit axit: CO2, SO2, SO3, NO2, N- 2O5, SiO2, P2O5
PHÂN LOẠI
HCVC Oxit bazơ: Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO, CuO,Fe2O3
OXIT (AxOy)
Oxit trung tính: CO, NO…

Oxit lưỡng tính: ZnO, Al2O3, Cr2O3

Axit không có oxi: HCl, HBr, H2S, HF

AXIT (HnB)
Axit có oxi: HNO3, H2SO4, H3PO4 ….
HỢP CHẤT

VÔ CƠ
Bazơ tan (Kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
BAZƠ- M(OH)n
Bazơ không tan: Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3 …

Muối axit: NaHSO4, NaHCO3, Ca(HCO3)2 …

MUỐI (MxBy)
Muối trung hoà: NaCl, KNO3, CaCO3 …

VII. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
VIII. Bảng tính tan trong nước của các axit – bazơ - muối.

Giới thiệu cho HS biết được tính tan một số AX, BZ, M quen thuộc
B. BÀI TẬP
Bài 1: Hoàn thành dãy chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có )

FeCl2 (2) Fe(OH)2 (3) Fe2O3 (4) Fe

(1)

Fe (8) (9) (10) (11)

(5)

FeCl3 (6) Fe(OH)3 (7) FeCl3

Bài 2: Đốt cháy 2,4 gam Mg với 8 gam oxi tạo thành magie oxit (MgO). Hãy cho biết chất nào
còn thừa, khối lượng là bao nhiêu?
Bài 3: Một hợp chất có thành phần gồm 2 nguyên tố là Fe và O. Trong phân tử của hợp chất,
nguyên tố sắt chiếm 70% theo khối lượng. Tỉ lệ về số nguyên tử sắt và số nguyên tử oxi trong
hợp chất là bao nhiêu? Xác định CTPT của oxit sắt trên.
Bài 4: Trong phòng thí nghiệm, một em học sinh đổ một lọ đựng 150 ml dung dịch HCl 10% (có
D=1,047 g/ml) vào lọ khác đựng 250 ml dung dịch HCl 2M. Trộn hai dung dịch axit này ta được
dung dịch A. Theo em, dung dịch A có nồng độ mol là bao nhiêu?
Bài 5: Cho hai lá sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 11,2 gam.
- Lá sắt thứ nhất cho tác dụng với khí clo dư thu được m gam muối.
- Hòa tan hết lá sắt thứ hai với V lít dung dịch HCl 1M, thu được a gam muối.
Tính m, a, V.
Bài 6: Hoà tan 5,5 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe trong 500 ml dung dịch HCl thì thu được
4,48 lít khí H2 ở đktc. Xác định thành phần % của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 7: Cho hợp kim gồm Cu, Fe, Al. Đem hoà tan 9 gam hợp kim này trong dung dịch H 2SO4
loãng, dư thì còn lại 2,79 gam kim loại không tan và thoát ra 4,536 lít H 2 (đktc). Xác định thành
phần phần trăm khối lượng các kim loại.
Bài 8: Trộn dung dịch chứa 20 gam bari clorua vào một dung dịch chứa 20 gam đồng sunfat.
a) Sau phản ứng, chất nào còn dư trong dung dịch với khối lượng là bao nhiêu?
b) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
Bài 9: Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d=1,14g/ml) với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2%.
Tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài 10: Trộn 100 ml dung dịch HCl 2M với 150 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X.
a) Dung dịch X thu được sau phản ứng có môi trường axit hay bazơ? Cho quỳ tím vào cho
biết hiện tượng em quan sát được.
b) Tính nồng độ mol/lit của các chất trong dung dịch X.
------------------- HẾT -------------------

You might also like