Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Thảo luận và kiến nghị.

1. Mối quan hệ giữa lòng tự trắc ẩn và hình ảnh cơ thể

Mối quan hệ giữa lòng tự trắc ẩn và hình ảnh cơ thể đã được nhắc đến trong
nhiều cơ sở lý thuyết. Các nghiên cứu thực nghiệm và phi thực nghiệm từng được
thực hiện phần lớn cũng ủng hộ cho giả thuyết về mối quan hệ giữa lòng tự trắc ẩn và
hình ảnh cơ thể. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tìm ra được các số liệu
ủng hộ cho giả thuyết rằng những người càng tự trắc ẩn với bản thân họ thì càng hài
lòng và có các nhận thức tích cực về hình ảnh cơ thể.

Lòng tự trắc ẩn với yếu tố nhận thức về hình ảnh cơ thể.

Xét về tương quan giữa yếu tố nhận thức về hình ảnh cơ thể và lòng tự trắc
ẩn, lòng tự trắc ẩn trong nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ thuận tương đối
đáng kể với sự tự chấp nhận cơ thể và sức sống. Nghĩa là sự trắc ẩn của một người đối
với chính bản thân họ có tương quan với mức độ hài lòng về mức năng lượng mà họ
có để làm những việc họ muốn làm, ví dụ như họ có hài lòng về tình trạng thể lý của
họ hay không, họ có cảm thấy mình tràn đầy sức sống hay không. Ngoài ra, việc một
người chấp nhận cơ thể của họ, yêu mến cơ thể của họ cũng có tương quan với sự tự
trắc ẩn. Lòng tự trắc ẩn là việc một người dành cho bản thân mình những sự quan tâm
chăm sóc và dịu dàng cần thiết. Tính tương đồng nhân loại là việc con người hiểu
được rằng các khiếm khuyết, những điểm mà họ không hài lòng về bản thân họ là
những cảm giác chung của mọi người, ai cũng sẽ có các sự tự ti như thế. Thêm vào
đó, chánh niệm giúp con người nhìn nhận vào vấn đề của họ một cách chính xác mà
không làm quá lố nó lên, không tự phóng đại các khuyết điểm của bản thân mình. Một
người sẽ không thể trân trọng và chấp nhận cơ thể của họ khi họ chưa dám nhìn nhận
và đánh giá đúng đắn về vấn đề mà họ đang đó. Bên cạnh đó, yếu tố sự tử tế với bản
thân sẽ làm cho họ yêu thương và không chỉ trích các mặt chưa tốt của mình mà thay
vào đó là cố gắng cải thiện. Mối tương quan thuận giữa yếu tố sức sống và sự tự chấp
nhận cơ thể đã được nhấn mạnh trong nghiên cứu của chúng tối.

Bên cạnh đó, lòng tự trắc ẩn cho thấy có mối quan hệ thuận ít với hai yếu tố
sự tự đề cao bản thân, tình dục và gần như không có tương quan với yếu tố tiếp xúc cơ
thể. Mức độ một người thỏa mãn về mặt tình dục có tương quan thấp với lòng tự trắc
ẩn. Tương tự với tiểu thang đo sự tự đề cao bản thân. Việc một người có được những
niềm vui bắt nguồn từ việc khoe khoang cơ thể của họ và mong muốn thu hút sự chú ý
vào nó cũng có tương quan thấp với lòng tự trắc ẩn. Chúng tôi đặt ra một giả thuyết
rằng yếu tố văn hóa đã quyết định một phần nghiên cứu này. Việt Nam là một đất
nước Đông Nam Á với văn hóa tập thể phổ biến. Văn hóa tập thể là văn hóa mà những
người trong một tập thể đặt lợi ích của tập thể lên đầu và không đặt nặng nhu cầu của
bản thân. Cảm xúc của những thành viên trong một cộng đồng với văn hóa tập thể
thường sẽ phụ thuộc vào cả cộng đồng. Những người sống theo văn hóa tập thể sẽ ít
sự riêng tư hơn, họ quan tâm đến sự hứng thú và nhu cầu của người khác hơn bản thân
mình. Chính vì thế nên việc tự đề cao bản thân, khoe khoang cơ thể và mong muốn
thu hút sự chú ý về mình sẽ có phần không phù hợp với văn hóa của người Việt Nam.
Cũng chính vì thế mà điểm số trung bình của yếu tố sự tự đề cao bản thân trong thang
đo Dresden đạt rất thấp nhất trong tất cả các tiểu thang đo. Một khía cạnh khác cũng
đặt điểm trung bình thấp đó là khía cạnh tiếp xúc cơ thể. Nghiên cứu của chúng tôi tìm
thấy được một mối tương quan rất ít tới mức không đáng kể giữa tiếp xúc cơ thể và
lòng tự trắc ẩn. Một giả thuyết mà chúng tôi đặt ra đó là người Việt Nam không quan
trọng việc tiếp xúc thân thể với người khác, đặc biệt là với người lạ. Tuy nhiên, thang
đo Dresden được xây dựng dưa trên văn hóa phương Tây, vì thế những câu hỏi như
“Tôi chỉ cho một vài người chạm vào tôi” là một vấn đề bình thường tại Việt Nam,
nhưng lại được đánh giá là nhận thức tiêu cực trong văn hóa phương Tây. Mặt khác,
khía cạnh tình dục tuy có điểm trung bình cao nhất trong các thang đo nhưng lại có
tương quan ít với lòng tự trắc ẩn. Trong nghiên cứu này, khía cạnh tình dục là một
thang đo không bắt buộc. Chính vì thế nên đây không còn là một mẫu ngẫu nhiên nên
chúng tôi không tiến hành nhận xét sâu hơn về tiểu thang đo này vì có thể đã có nhiều
yếu tố khác gây ảnh hưởng lên kết quả này.

Lòng tự trắc ẩn cho thấy một mối tương quan thuận tương đối đáng kể với yếu
tố nhận thức về hình ảnh cơ thể trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, phương pháp nghiên
cứu thực nghiệm nên được thực hiện để kiểm chứng việc tăng lòng tự trắc ẩn có giúp
làm tăng sự hài lòng và sự tích cực về hình ảnh cơ thể hay không. Tương tự với mô
hình sự linh hoạt của hình ảnh cơ thể (body-image flexibility) mà chúng tôi đã từng đề
cập để trong phần cơ sở lý luận, các nghiên cứu trong tương lai có thể tiến hành cho
các nghiệm thể thực hiện chánh niệm hoặc luyện tập lòng tự trắc ẩn. Từ đó chúng ta
có thể kiểm tra được rằng liệu việc tiến hành giúp nâng cao lòng tự trắc ẩn của mỗi
người có thể làm giảm thiểu được các tác động tiêu cực từ hình ảnh cơ thể hay không.

Lòng tự trắc ẩn với yếu tố tình cảm về hình ảnh cơ thể.

Kết quả phân tích cho thấy lòng tự trắc ẩn và sự hài lòng về hình ảnh cơ thể
có mối tương quan tương đối đáng kể. Lòng tự trắc ẩn có tương quan thuận với sự hài
lòng với các đặc điểm trên cơ thể có liên quan đến cân nặng, tương quan thuận với các
yếu tố liên quan đến cân nặng và cả sự hài lòng về các chức năng của cơ thể. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nhiều nghiên cứu đi trước về vấn đề này.
Việc một người dành cho bản thân họ càng nhiều sự tự trắc ẩn, họ sẽ càng hài lòng với
những gì mình có. Không giống như sự tự tin (self-esteem), một người muốn cảm thấy
hài lòng với bản thân họ, họ sẽ cần cảm thấy rằng họ tốt hơn người khác. Nhưng đôi
với lòng tự trắc ẩn, sự hài lòng về cơ thể họ đến từ việc họ không nhìn nhận những
phần chưa đẹp, những chức năng trên cơ thể còn chưa tốt là việc đáng hổ thẹn, mà vì
họ là con người. Tinh thần chánh niệm và sự tử tế với bản thân giúp con người không
bị thuyết phục bởi những tiêu chuẩn vẻ đẹp “vô thực” được tạo nên bởi mạng xã hội
mà chỉ trích cơ thể của mình.

2. Sự khác biệt giới tính về Hình ảnh cơ thể.

Sự khác biệt nam nữ về Hình ảnh cơ thể cũng được tìm thấy trong nghiên cứu
này. Không giống như nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, nghiên cứu của
chúng tôi không thấy rằng nam giới hài lòng hay thoải mãn hơn về cơ thể của họ so
với nữ giới. Tuy nhiên, nam giới cho thấy họ hài lòng hơn đáng kể so với nữ giới ở
hai tiểu thang đo tiếp xúc cơ thể và tình dục.

Đối với thang đo body cathexis, chúng tôi tìm thấy rằng nam và nữ sẽ hài lòng
và bất mãn với một số bộ phận và chức năng khác nhau trên cơ thể. Cụ thể, nam giới
sẽ hài lòng hơn nữ giới ở những đặc điểm sau trên cơ thể họ: bàn tay, đầu gối, góc
nghiêng mặt, chân, lưng và mức năng lượng. Nữ giới sẽ hài lòng hơn nam giới ở
những đặc điểm: giọng nói, tổng thể ngoại hình và giấc ngủ. Chúng tôi không tìm thấy
các sự khác biệt giới tính trong nhóm câu hỏi có liên quan đến cân nặng. Nhóm
nghiên cứu cho rằng việc tiêu chuẩn vẻ đẹp ngày nay đã ảnh hưởng nhiều đến sự khác
biệt này. Việc nữ giới bất mãn với các đặc điểm bàn tay, đầu gối, góc nghiêng mặt,
chân và lưng chúng tôi giả thuyết cho rằng chúng được ảnh hưởng từ mạng xã hội và
truyền thông đại chúng hiện nay. Truyền thông đại chúng hiện nay nhấn mạnh vẻ đẹp
và sự thon thả của người con gái thông quá các chi tiết như lưng gầy, bàn tay gầy,
ngón tay dài, chân dài thon thả, ... . Ngược lại đối với nam giới, việc có một giọng nói
trầm, nam tính đang là một xu hướng trên mạng xã hội. Một hướng nghiên cứu mở
rộng có thể được tiến hành nghiên cứu sau này là xem xét vấn đề nam và nữ thường
xuyên bất mãn về đặt điểm gì trên cơ thể họ và tìm hiểu về các yếu tố gây ra sự bất
mãn ấy.

3. Ưu điểm và nhược điểm

Sau khi thực hiện nghiên cứu và xem xét lại quá trình đã thực hiện, nhóm
nghiên cứu nhận thấy rằng nghiên cứu có những ưu và nhược điểm riêng. Xét riêng về
ưu điểm trong quy trình, nghiên cứu đã chọn được test phù hợp để sử dụng, bao trùm
được các khía cạnh cần nghiên cứu của hình ảnh cơ thể. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng thu thập được dữ liệu dựa trên số lượng khá lớn về nghiệm thể: 459 mẫu dữ liệu.
Về kết quả thu được, nghiên cứu đã thu thập được những đặc điểm về lòng tự trắc ẩn
và hình ảnh cơ thể của đối tượng nghiên cứu tại Việt Nam, so sánh được mối quan hệ
giữa nam và nữ, đặc biệt là xem xét mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và lòng tự trắc
ẩn, trả lời 2 câu hỏi được đặt ra từ đầu, nhóm nghiên cứu hi vọng dữ liệu đã có thể
đóng góp vào số lượng hạn chế những tài liệu tại Việt Nam trong chủ đề này, dữ liệu
mong muốn có thể giúp các nhà chuyên môn phát triển nhiều hơn cách gia tăng mối
quan tâm tích cực về hình ảnh cơ thể và giảm sự tiêu cực trong hình ảnh cơ thể thông
qua mô hình lòng tự trắc ẩn.

Về mặt nhược điểm, nghiên cứu có khó khăn trong việc lựa chọn thang đo bởi
các thang đo được sử dụng đều chưa được chính thức chuẩn hóa tại Việt Nam. Để
khắc phục lỗi dịch thuật, nhóm nghiên cứu thực hiện 2 lần dịch thuật từ tiếng Anh
sang tiếng Việt và dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh nhằm mục đích xem xét
liệu bản dịch tiếng Việt có gây hiểu lầm không đáng có hay không, sau đó nhóm
nghiên cứu cùng xem xét và kiểm duyệt kỹ càng nội dung được dịch với mục đích
giảm thiểu lỗi dịch thuật tối đa. Cũng vì lí do chưa được chuẩn hóa, những yếu tố khác
biệt về văn hóa cũng có thể gây ảnh hưởng lên dữ liệu thu được, đặc biệt thang đo phụ
khía cạnh tình cảm của cơ thể. Ngoài ra, do tình hình dịch ở thành phố Hồ Chí Minh
còn diễn biến phức tạp khi thực hiện nghiên cứu, đề tài đã được thực hiện trực tuyến
thông qua bảng hỏi trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Chính vì vậy, đề tài không
tránh khỏi dữ liệu bị nhiễu do nghiệm thể thiếu tập trung, nhóm nghiên cứu đã yêu cầu
nghiệm thể lựa chọn nơi yên tĩnh, tập trung trong khoảng thời gian thực hiện 3 thang
đo để tăng tính tin cậy của dữ liệu.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy được những bất cập, những điểm
chưa làm tốt của đề tài nghiên cứu này. Chúng tôi đề xuất rằng những đề tài nghiên
cứu sau cùng chủ đề có những hướng đi mới khắc phục những nhược điểm của đề tài
nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu nhận thấy có những thiếu sót này sau khi thu thập
dữ liệu và xem xét kết quả, do vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất là thu
thập thêm các biến nhân khẩu có khả năng ảnh hưởng đến hình ảnh cơ thể như: bản
dạng giới, xu hướng tính dục, vùng miền (nông thôn, thành thị,...) để làm rõ hơn
những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hình ảnh cơ thể của một người.

You might also like