Đề cương vật lí cuối kỳ II..

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề cương ôn tập vật lí cuối học kỳ II

A.Lý thuyết
I. Công cơ học
-Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật đó chuyển động
-Công cơ học là công của lực tác dụng vào vật
-Công cơ học được gọi tắt là công
-Ký hiệu: A
-Ví dụ khi có công cơ học và khi không có
+Có công cơ học: đầu máy xe lửa kéo xe lửa chạy đi một quãng đường dài, con bò đang kéo xe, người đẩy xe
đang chuyển động
+Không có công cơ học: tác dụng 1 lực F nhấc 1 vật nặng lên, tuy nhiên vật không chuyển động
+Sự khác biệt: trường hợp có công cơ học thì vật phải dịch chuyển theo phương của lực tác dụng còn không có
công cơ học thì ngược lại
- Công thức tính công: A=F.s Trong đó: A là công của lực F(Nm=J)
F là lực tác dụng vào vật(N); S là quãng đường vật dịch chuyển(m)
II. Định luật về công
-Không có một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về
đường đi và ngược lại.
-Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát, do đó công thực hiện phải để thắng ma sát và
nâng vật lên
-Ví dụ định luật về công: một người chạy bộ nếu chạy nhanh thì quãng đường chạy được ngắn, chạy chậm thì
quãng đường chạy được dài
*Mặt phẳng nghiêng
+Công cơ ích Aic=P.h; +Công toàn phần Atp=Fic-l ;Atp=Ftp.S; +Công hao phí Ahp = Atp - Aic
*Ròng rọc
Aic P A hp
Hiệu suất ròng rọc: H=
Atp
. 100%; Quãng đường kéo: Sk= 2.h; Lực kéo: Fk= ; Lực ma sát của rr: Fms=
2 l
III. Công suất
-Công suất là công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian
A
-Công thức tính công suất: P P
= t Trong đó: là công suất; A là công(J);
T là thời gian thực hiện công (s)
-Dơn vị công suất là J/s được gọi là oát, kí hiệu là W;1W= 1J/s; 1kW= 1000W ; 1MW=1000kW=1000000W
-Ví dụ công suất: tủ lạnh có công suất là 75W hoặc 120W thì trong 1 giờ sẽ tiêu thụ 75W hoặc 120W
IV. Cơ năng
-Điều kiện để có cơ năng: khi nó có khả năng thực hiện công
-Cơ năng càng lớn khi khả năng thực hiện công là lớn và ngược lại
-Đơn vị cơ năng: Jun
1.Thế năng
a, Thế năng hấp dẫn
-Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc so với vật được chọn làm mốc để tính độ cao
được gọi là thế năng hấp dẫn
-Thế năng hấp dẫn càng lớn khi vật ở vị trí càng cao và có khối lượng càng lớn
b, Thế năng đàn hồi
-Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi gọi là thế năng đàn hồi
2. Động năng
-Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
-Động năng của vật càng lớn khi vật có khối lượng càng lớn và khi vật chuyển động càng nhanh
*Ví dụ cơ năng
Ném một viên sỏi lên cao
-Càng lên cao thì thế năng của vật tăng, động năng giảm. Khi đến một độ cao nhất định thì toàn bộ phần động
năng chuyển hóa thành thế năng lúc đó viên sỏi có thế năng lớn nhất
-Khi rơi xuống thế năng giảm, động năng tăng
V. Cấu tạo các chất
-Các chất được cấu tạo từ các hoạt động riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. Nguyên tử là hạt nhỏ nhất. Còn
phân tử là 1 nhóm nguyên tử kết hợp lại
-Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía
-Tốc độ chuyển động của các nguyên tử và phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ hay chuyển động này gọi là chuyển
động nhiệt
VI. Nhiệt năng
-Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật
-Khi nhiệt độ của vật càng cao: các phân tử chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
-Khi nhiệt độ của vật càng thâp; các phân tử chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ
-Cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt
VII. Nhiệt lượng
-Nhiệt nặng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
-Kí hiệu: Q -Đơn vị của nhiệt lường là Jun(J); 1kJ = 1000J
VIII. Các cách thức truyền nhiệt
1.Dẫn nhiệt
-Là hình thức truyền nhiệt từ vật này sang vật khác, từ phần này sang phần khác của cùng 1 vật
-Chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất lỏng và chất khí
2.Đối lưu
-Là hình thức truyền nhiệt bằng cách tạo thành dòng chất lỏng và chất khí
-Đối lưu chỉ xảy ra với chất lỏng và chất khí và không xảy ra ở chất rắn và môi trường chân không
3.Bức xạ nhiệt
-Là hình thức truyền nhiệt bằng cách tạo thành những tia nhiệt đi thẳng
-Bức xạ nhiệt xảy ra với chất lỏng, chất rắn, chất khí và môi trường chân không
-Vật càng tối màu thì hấp thụ nhiệt nhiều nhưng bức xạ nhiệt ít và vật sáng màu ngược lại
B. Vận dụng
Bài 1: Tính công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 20 tấn lên cao 120cm
Ta có: m= 20 tấn=20000kg; h=120cm=1,2m
Lực nâng của một búa máy bằng trọng lượng của vật: F=P=10.m= 10.20000=200000 N
Công của lực nâng một búa máy là: A=F.h=200000.1,2=240000J
Bài 2: Một đầu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15ph với vận tốc 30km/h. Tại ga B đoàn tàu
được mắc thêm toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến ga C với vận tốc nhỏ hơn trước 10km/h. Thời gian đi từ
ga B đến ga C là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 40000N
1
Quãng đường đi từ ga A tới ga B là: s1= v1.t1= 30. = 7,5km
4
1
Quãng đường đi từ ga B tới ga C là: s2=v2.t2=20. =10km
2
Quãng đường đi từ A tới ga C là: S= s1+s2= 7,5+10=17,5(km)= 17500m
Công của đầu tàu đã sinh ra là: A=F.s=40000.17500=700000000J
Bài 3: Hai công nhân, hàng ngày phải chất các thùng sơn, mỗi thùng nặng 500 N lên xe tải, mỗi xe chở được 5
tấn, sàn xe cách mặt đất 0,8m. Một người chủ trương khiêng thẳng thùng sơn lên xe, một người chủ trương dùng
ván nghiêng, rồi đẩy cho thùng sơn lăn lên.
a, Trong 2 cách làm này, cách nào lợi hơn về công? Cách thứ nhất có lợi về mặt nào? Cách thứ 2 có lợi về mặt nào?
b, Tính công mà mỗi công nhân phải sản ra để chất đầy một xe
a)Trong cả hai cách công thực hiện là như nhau. Cách thứ nhất cho lợi về hướng đi. Cách thứ hai cho lợi về lực
b)Khi chất đầy một xe thì mỗi công nhân phải thực hiện công để đưa trọng lượng của 5 tấn (5000kg) sơn
(P=10.m=10.5000=50000N) lên cao 0,8m
Vậy công mà mỗi công nhân phải sản ra để chất đầy một xe hàng là: A=P.h=50000.0,8=40000J
Bài 4: Một tòa nhà cao 10 tầng, môi tầng cao 3,4m, có một thang máy chở tối đa được 20 người, mỗi người có
khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên tầng 10, nếu không dừng ở các tầng khác, mất một phút
a, Công suất tối thiểu của động cơ thang máy phải là bao nhiêu?
b, Để đảm bảo an toàn, người tâ dùng một động cơ có công suất lớn gấp đôi mức tối thiểu trên. Biết rằng, giá 1
kWh điện là 800 đồng. Hỏi chi phí mỗi lần lên thang máy là bao nhiêu? (1kWh=3600000J)
a)Để lên tầng thứ 10, thang máy phải vượt 9 tầng. Như vậy, phải lên cao mật độ cao: h=9.h1=9.3,4=30,6m
Khối lượng của 20 người là: m=50.m1=50.20=1000kg
Trọng lượng của 20 người là: P= 10.m=10.1000=10000N
Vậy công phải tiêu tốn cho mỗi lần thang lên tối thiểu là: A=P.h=10000.30,6=306000J
A 306000
Công suất tối thiểu của động cơ thang máy phải là: P= = =5100W
t 60
b)Người ta dùng một động cơ có công suất lớn gấp đôi mức tối thiểu trên nên công của động cơ sinh ra là
A’= P’.t= 2.P.t= 2.A= 2.306000=612000J=0,17kWh
Số tiền chi phí cho mỗi lần thang máy đi lên là: T= 0,17.800=136 đồng

You might also like