Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

GV: CHU THỊ TOÀN NĂNG ÔN THI HỌC KỲ II – LÝ 11

TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Phát biểu nào về tính chất của đường sức từ là không đúng?
A. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
B. Đường sức từ dày ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.
C. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 2: Cho hai sợi dây đồng giống nhau, dây thứ nhất được uốn thành khung dây tròn chỉ có một vòng, dây thứ hai được uốn
thành khung dây tròn có 2 vòng. Nối hai đầu mỗi khung vào hai cực của mỗi nguồn điện để dòng điện chạy trong mỗi vòng
của hai khung là như nhau. Gọi B1 là cảm ứng từ tại tâm của khung dây thứ nhất và B2 là cảm ứng từ tại tâm của khung dây
thứ hai. Hệ thức nào sau đây đúng ?
A. B1 = 4B2 B. B2 = 2B1 C. B2 = 4B1 D. B1 = 2B2
Câu 3: Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 10A có cảm ứng từ 4 µT. Nếu cường độ dòng điện
trong dây dẫn tăng thêm 20A thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là
A. 16 µT . B. 8 µT . C. 2 µT D. 12 µT .
Câu 4: Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau một khoảng cố định 50 cm. Dây thứ nhất mang dòng điện I1 = 3 A, dây
thứ hai mang dòng điện I2 = 8A, hai dòng điện cùng chiều. Quỹ tích những điểm mà tại đó B2  4B1 là một đường thẳng
song song với I1, I2 và cùng nằm trong mặt phẳng chứa (I1, I2)
A. cách I1 20 cm và cách I2 70 cm B. cách I1 30 cm và cách I2 20 cm
C. cách I1 20 cm và cách I2 30 cm D. cách I1 70 cm và cách I2 20 cm
Câu 5: Chọn câu phát biểu sai.
A. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ.
B. Vectơ cảm ứng từ tại một điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. Xung quanh điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.
D. Đường sức của điện trường thì không kín, đường sức của từ trường là đường cong kín.
Câu 6: Một hạt proton chuyển động với vận tốc v 0 vào trong từ trường đều theo phương song song với đường sức từ thì
A. hướng chuyển động của proton không đổi
B. động năng của proton tăng
C. tốc độ của proton không đổi nhưng hướng chuyển động của proton thay đổi
D. vận tốc của proton tăng
Câu 7: Vectơ lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong một từ trường, không phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Cường độ dòng điện qua dây. B. Góc hợp bởi dây dẫn và vectơ cảm ứng từ.
C. Vectơ cảm ứng từ của từ trường. D. Bản chất của dây dẫn.
Câu 8: Cho một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện có cường độ I = 10A. Gọi A và B là hai điểm cùng nằm trên đường
thẳng vuông góc với dây dẫn và đi qua trung điểm của dây (A, B nằm cùng một bên so với dây dẫn). Biết cảm ứng từ do dòng
điện I gây ra tại điểm A và điểm B lần lượt là BA = 0,8T và BB = 0,2T. Khi đó cảm ứng từ tại điểm M là trung điểm của AB có
độ lớn là
A. BM = 0,4 T B. BM = 0,45 T C. BM = 0,5 T D. BM = 0,32 T
Câu 9: Hai hạt mang điện có khối lượng lần lượt là m1 và m2 với m2 = 4m1 và có điện tích lần lượt là q1 và q2 với q1 = - 0,5q2.
Hai hạt được định hướng bay vào vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều B và cùng một vận tốc v. Biết bán
kính quỹ đạo của hạt có điện tích q1 là R1 = 5 cm. Khi đó bán kính quỹ đạo của hạt có điện tích q2 là
A. R2 = 10 cm. B. R2 = 100cm. C. R2 = 2,5 cm. D. R2 = 40cm.
Câu 10: Cho một ống hình trụ dài l = 0,5 m và có đường kính tiết diện ngang là D = 1 cm. Một dây dẫn dài L = 5 m được
quấn quanh ống dây với các vòng sát vào nhau và cách điện với nhau. Cho dòng điện chạy qua mỗi vòng có cường độ I =
10A. Khi đó cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn là
A. 4.10-5 T B. 1,257.10-5 T C. 1,257.10-3 T D. 4.10-3 T
Câu 11: Một đoạn dây dẫn thẳng có chiều dài l, dòng điện qua dây dẫn có cường độ I. Đoạn dây được đặt trong từ trường đều
có vectơ cảm ứng từ B hợp với đoạn dây một góc α. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có giá trị lớn nhất khi α bằng:
A. 180o B. 0o C. 45o D. 90o
1
GV: CHU THỊ TOÀN NĂNG ÔN THI HỌC KỲ II – LÝ 11
Câu 12: Một đoạn dây dẫn dài l đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T hợp với đường cảm ứng từ một góc 30o.
Dòng điện qua dây có cường độ 0,5A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10-2 N. Chiều dài của đoạn dây dẫn là:
A. l = 3,2cm B. l = 32cm C. l = 16cm D. l = 1,6cm
Câu 13: Hạt α có khối lượng m = 6,67.10 kg và điện tích q = 3,2.10 C. Hạt α có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng
-27 -19

tốc bởi một hiệu điện thế U = 1000 kV. Sau khi được tăng tốc nó được định hướng bay vào vùng không gian có từ trường đều
B = 2 T theo hướng vuông góc với đường sức từ. Vận tốc của hạt α trong từ trường và lực lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn
là :
A. v ≈ 4,9.106 m/s và f ≈ 3,135.10-12 N B. v ≈ 4,9.106 m/s và f ≈ 6,27.10-12 N
C. v ≈ 9,8.106 m/s và f ≈ 3,135.10-12 N D. v ≈ 9,8.106 m/s và f ≈ 6,27.10-12 N
Câu 14: Cho một hạt mang điện dương chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 5.106m/s đến gặp miền không gian có từ
  
trường đều và điện trường đều. Biết v  B  E và độ lớn cảm ứng từ là B = 2.10-4T. Để quỹ đạo chuyển động của hạt là
đường thẳng thì cường độ điện trường E có giá trị là:
A. E = 1000V/m B. E = 2000V/m C. E = 2,5.1010 V/m D. E = 4.10-11 V/m
Câu 15: Gọi M, N, P là ba điểm ở bên trong lòng của một ống dây dẫn hình trụ dài. Điểm M cách thành ống 1cm, điểm N
cách thành ống 2cm và điểm P cách thành ống 3cm. Độ lớn cảm ứng từ tại 3 điểm đó lần lượt là BM, BN, BP. Hệ thức nào dưới
đây là đúng ?
1 1
A. BM = BN = BP. B. BP > BN> BM. C. BP< BN< BM. D. BM = BN = BP.
2 3
Câu 16: Một đoạn dây dẫn thẳng dài l đặt trong từ trường đều B sao cho dây dẫn vuông góc với các đường sức từ. Khi dòng
điện qua dây có cường độ I thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là F0. Khi dòng điện qua dây có cường độ là I1 = I + ΔI thì lực từ
tác dụng lên đoạn dây là F1 = F và khi dòng dòng điện qua dây có cường độ là I2 = I + 3ΔI thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là
F2 = 2F. Khi dòng điện qua dây có cường độ là I3 = I + 2ΔI thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là
F0 F0
A. F3 = B. F3 = 3F0 C. F3 = 2F0 D. F3 =
3 2
Câu 17: Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 A và I2 = 8 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10 cm trong
chân không, I1 ngược chiều I2. Cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I1 một đoạn 6 cm và cách I2 một đoạn 8
cm có độ lớn là:
A. 4.10-5 (T) B. 3,6.10-5 T C. 2 2 .10-5 T D. 2,0.10-5 T
Câu 18: Một khung dây tròn gồm 20 vòng dây, mỗi vòng có dòng điện cường độ 1A chạy qua. Theo tính toán thì cảm ứng từ
ở tâm khung dây bằng 5.10-5 T. Nhưng khi đo thì thấy cảm ứng từ tại tâm khung dây bằng 2.10-5 T. Kiểm tra lại các vòng dây
có một số vòng bị quấn nhầm, chiều dòng điện của các vòng này ngược chiều với chiều dòng điện của đa số vòng trong
khung. Số vòng bị quấn nhầm là
A. 12 B. 16 C. 8 D. 6
Câu 19: Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ I = 5 A được uốn thành một vòng tròn có đường kính d. Cảm ứng từ đo
được tại tâm của vòng tròn là 10π.10-6 T. Đường kính của vòng tròn đó bằng
A. 20 cm B. 22 cm C. 26 cm D. 10 cm
Câu 20: Phát biểu nào là không đúng khi nói về lực từ tác dụng lên dòng điện đặt trong từ trường?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện sẽ không đổi chiều khi ta đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi đường cảm ứng từ.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện sẽ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện sẽ đổi chiều khi ta tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện sẽ đổi chiều khi ta đổi chiều đường cảm ứng từ.

Câu 21: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng chiều dài l có dòng điện cường độ I chạy qua đặt trong từ trường đều B có

A. phương vuông góc với mặt phẳng xác định bởi B và dây dẫn, chiều xác định bằng quy tắc bàn tay phải.

B. phương vuông góc với mặt phẳng xác định bởi B và dây dẫn, chiều xác định bằng quy tắc bàn tay trái.
C. phương vuông góc với dây dẫn, chiều xác định bằng quy tắc bàn tay phải

D. phương vuông góc với B , chiều xác định bằng quy tắc bàn tay trái.

2
GV: CHU THỊ TOÀN NĂNG ÔN THI HỌC KỲ II – LÝ 11
Câu 22 : Có trường hợp nào một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường nhưng nó không chịu tác dụng của
lực từ không ?
A. Dây đặt vuông góc với đường cảm ứng từ
B. Dây đặt song song với đường cảm ứng từ
C. Dây đặt tại vị trí hợp với đường cảm ứng từ một góc 45o
D. Không có trường hợp nào.
Câu 23 : Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện chạy qua. Tập hợp những điểm có cảm ứng từ bằng nhau
A. là vòng tròn có tâm nằm trên dây dẫn. B. là mặt trụ có trục là dây dẫn.
C. là đường thẳng song song với dây dẫn. D. là vòng tròn.
Câu 24 : Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường có phương
A. song song với dây dẫn và vuông góc với các đường cảm ứng từ.
B. vuông góc với dây dẫn và song song với các đường cảm ứng từ.
C. song song với dây dẫn và các đường cảm ứng từ.
D. vuông góc với dây dẫn và vuông góc với các đường cảm ứng từ.
Câu 25 : Một đoạn dây dẫn l có dòng điện I chạy qua vuông góc với cảm ứng từ B của từ trường đều thì lực tác dụng của từ
trường vào dây là 0,2N. Nếu đặt đoạn dây trên lệch một góc 30o so với cảm ứng từ thì lực tác dụng vào đoạn dây sẽ là
A. 0,1N B. 1N C. 5N D. 0,5N
Câu 26 : Véc tơ cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có phương.
A. song song với các đường cảm ứng từ. B. trùng với đường cảm ứng từ.
C. tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ tại điểm đó. D. tất cả đều đúng.
Câu 27 : Lực tương tác giữa hai dây dẫn song song mang dòng điện có phương
A. vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây dẫn.
B. vuông góc với dây dẫn và mặt phẳng chứa hai dây.
C. vuông góc với hai dây dẫn và nằm trong mặt phẳng chứa hai dây.
D. song song với hai dây dẫn.
Câu 28 : Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện chạy qua. Những điểm cách dây một đoạn r có
A. véc tơ cảm ứng từ giống nhau. B. véc tơ cảm ứng từ song song nhau.
C. cảm ứng từ bằng nhau. D. cảm ứng từ khác nhau.
Câu 29 : Đối với dòng điện chạy trong dây dẫn tròn, đường cảm ứng từ đi qua tâm vòng dây là
A. đường thẳng nằm trên mặt phẳng vòng dây . B. đường thẳng vuông góc với vòng dây.
C. đường cong vuông góc với mặt phẳng vòng dây. D. đường thẳng song song với vòng dây.
Câu 30: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện chạy qua. Trong mặt phẳng vuông gócvới dây, trên cùng đường thẳng vuông
góc trục dây, có ba điểm M, N, D( D là trung điểm của đoạn MN). Từ trường của dòng điện gây ra tại M có cảm ứng từ BM =
6.10 -4(T), gây ra tại N là BN = 3.10 -4(T). Hỏi cảm ứng từ tại D bằng bao nhiêu ?
A. 4. 10 -4(T) B. 9. 10 -4(T) C. 4,5. 10 -4(T) D. 1,5. 10 -4(T
Câu 31 : Hai dây dẫn thẳng dài song song, có dòng điện chạy qua. Tập hợp những điểm có cảm ứng từ bằng không là
A. đường thẳng. B. đường thẳng, song song với mặt phẳng chứa hai dây.
C. đường thẳng, vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây. D. đường thẳng nằm trong mặt phẳng chứa hai dây.
Câu 32: Từ trường giữa hai cực của nam châm hình chữ U có
A. các đường cảm ứng từ song song nhau. B. các đường cảm ứng từ là những đường cong nhưng không cắt
nhau.
C. các đường cảm ứng từ cắt nhau. D. các đường cảm ứng từ vuông góc nhau.
Câu 33 : Một sợi dây dẫn dài 40cm được quấn lại thành một vòng tròn, cho dòng điện có cường độ I = 0,5 A chạy qua dây
dẫn. Tính cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn.
A. 5.10-8 T B. 5.10-6 T C. 0,79.10-6 T D. 0,79.10-8 T
Câu 34 : Một ống dây dài 25cm có 500 vòng dây và dòng điện cường độ I = 0,318 = 1/π (A). Cảm ứng từ tại một điểm bên
trong ống dây có giá trị :
A. 8.10-5 T B. 4.10-5 T C. 8.10-4 T D. 4.10-4 T

3
GV: CHU THỊ TOÀN NĂNG ÔN THI HỌC KỲ II – LÝ 11
Câu 35 : Có trường hợp nào một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường nhưng nó không chịu tác dụng của
lực từ không ?
A. Dây đặt vuông góc với đường cảm ứng từ B. Dây đặt song song với đường cảm ứng từ
C. Dây đặt tại vị trí hợp với đường cảm ứng từ một góc 45o D. Không có trường hợp nào.

Phần Quang hình ôn tập theo nội dung cô giáo mới gửi cho lớp nhé.
TỰ LUẬN.
Bài 1 :Hai dòng điện cường độ I1 = 3A; I2 = 2A chạy cùng chiều trong hai dây dẫn song song và cách nhau 50cm.
a. Xác định vectơ cảm ứng từ tại điểm M cách dòng I1 30cm; dòng I2 80cm
b. Xác định vectơ cảm ứng từ tạiđiểm N cách dòng I1 30cm; dòng I2 40cm
c. Hãy xác định những điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng không.Tại những điểm đó có từ trường hay không?
ĐS:a. BM= T ,b. B=2,24.10-6T, c.r1=30cm,r2=20cm
Bài 2: Tính cảm ứng từ tại tâm của 2 vòng dây dẫn đồng tâm, có bán kính là R và 2R. Trong mỗi vòng tròn có dòng điện I =
10A chạy qua. Biết R = 8cm. Xét các trường hợp sau :
a. Hai vòng tròn nằm trong cùng một mặt phẳng, hai dòng điện chạy cùng chiều.
b. Hai vòng tròn nằm trong cùng một mặt phẳng, hai dòng điện chạy ngược chiều.
c. Hai vòng tròn nằm trong hai mặt phẳng vuông góc nhau.
ĐS: a. 1,18.10-4T b. 3,92.10-5T c. 8,77.10-4T
Bài 3. Người ta dùng 1884 m dây đồng để quấn một ống dây đường kính 10 cm dài 3 cm. Cho một dòng điệncường độ I = 1 A
chạy qua.
a. Tìm cảm ứng từ tại tâm O của ống dây.
b. Người ta đặt tại O một ống dây nhỏ có 1000 vòng, tiết diện 10 cm2. Tìm suất điện đồng cảm ứng trong
ống dây nhỏ khi ta cho dòng điện trong ống dây lớn biến thiên từ 0 đến 1 A trong 1/100 s.
Cho biết trục hai ốngdây trùng nhau. ĐS: a. 0,2512 T; b. 25,12 V
Bài 4. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f =10 cm, cho ảnh thật lớn hơn vật và cách
vật 45 cm
a) Xác định vị trí của vật, ảnh. Vẽ hình
b) Vật cố định. Thấu kính dịch chuyển ra xa vật hơn nữa. Hỏi ảnh dịch chuyển theo chiều nào?
Bài 5: Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính, cách
thấu kính 30 cm. Hãy xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh và số phóng đại ảnh. Vẽ hình đúng tỷ lệ
ĐS: d / = 15 cm ; k = ─ ½.

You might also like