Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

BÀI 6: CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ

A. CÂU HỎI/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.


I- MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1. Đầu Công nguyên, Vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra
một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều A-sô-ca.
B. Vương triều Gúp-ta.
C. Vương triều Hác-sa.
D. Vương triều Hậu Gúp-ta.
Câu 2. Tôn giáo nào bắt nguồn từ những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ?
A. Phật giáo.
B. Hin đu giáo.
C. Hồi giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 3. Thần Brama trong Hinđu giáo được gọi là thần
A. Sáng tạo thế giới.
B. Hủy diệt.
C. Bảo hộ.
D. Sấm sét.
Câu 4. Dưới thời vua A-sô-ca, loại hình chữ viết nào ở Ấn Độ được hoàn thiện?
A. Chữ tượng hình.
B. Chữ cổ Brahmi.
C. Chữ Phạn (san-skơ-rít)
D. Chữ Khơ-me cổ.
Câu 5. Thần Shiva trong Hinđu giáo được gọi là thần
A. Sáng tạo thế giới
B. Hủy diệt
C. Bảo hộ
D. Sấm sét.
Câu 6. Thần Visnu trong Hinđu giáo được gọi là thần
A. Sáng tạo thế giới
B. Hủy diệt
C. Bảo hộ
D. Sấm sét.
Câu 7. Thần Inđra trong Hinđu giáo được gọi là thần
A. Sáng tạo thế giới
B. Hủy diệt
C. Bảo hộ
D. Sấm sét.
Câu 8. Ngôn ngữ Phạn ở Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta được dùng phổ biến
vào việc
A. viết văn bia.
B. viết các sử thi.
C. lưu lại giáo lí đạo Phật.
D. truyền bá đạo Phật ra bên ngoài.
II- MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 9. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A. thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)
B. thời kì Vương triều Gúp-ta (319-606).
C. thời kì Vương triều Hácsa (606-647).
D. thời kì Vương triều Hồi giáo Đêli (1206-1526).
Câu 10. Đạo Hinđu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ - được hình thành trên cơ sở
A. giáo lí của đạo Phật.
B. tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
C. giáo lí của đạo Hồi.
D. giáo lí của Thiên chúa giáo.
Câu 11. Đối tượng thờ phụng của đạo Hinđu là
A. các nhân thần.
B. vật tổ.
C. lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi.
D. đức chúa Trời, chúa cha và chúa con.
Câu 12. Yếu tố nào sau đây không nằm trong văn hóa truyền thống Ấn Độ?
A. Phật giáo.
B. Hinđu giáo.
C. Hồi giáo.
D. Chữ Phạn.
Câu 13. Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào là giai đoạn thống nhất và
phát triển thịnh vượng nhất?
A. Vương triều Gúp-ta.
B. Vương triều Hồi giáo Đêli.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều Hác-sa.
Câu 14. Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn
Độ?
A. Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo).
B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật.
C. Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn.
D. Lễ hội tổ chức vào mùa gặt hái.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của Vương triều Gúp-ta đối
với lịch sử Ấn Độ?
A. Thống nhất miền Bắc, làm chủ miền gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
B. Tổ chức kháng cự, không cho các tộc người ở Trung Á xâm lấn Ấn Độ.
C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
D. Du nhập văn hóa Hồi giáo, thúc đẩy sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.
Câu 16. Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu nhất được xây dựng ở Ấn Độ dưới
thời vương triều Gúp-ta là
A. chùa hang.
B. các pho tượng Phật.
C. cột chỉ dụ A-sô-ca.
D. lễ đường.
Câu 17. Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa Ấn Độ là
A. Đông Bắc Á.
B. Đông Nam Á.
C. Tây Nam Á.
D. Trung Á.
III- MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 18. Những yếu tố cấu thành văn hóa truyền thống Ấn Độ bao gồm
A. Phật giáo, Hinđu giáo, chữ Phạn.
B. Hinđu giáo, Hồi giáo, chữ Brahmi.
C. Phật giáo, Hồi giáo, chữ Phạn.
D. Phật giáo, Hinđu giáo, chữ Brahmi.
Câu 19. Thời kì Gúp-ta đã định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ vì
A. truyền bá Phật giáo trên toàn lãnh thổ Ấn Độ và ra các khu vực lân cận như
Đông Nam Á.
B. du nhập Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo vào Ấn Độ, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa
Đông- Tây.
C. thống nhất được miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ, chống lại sự xâm lấn
của các tộc người ở Trung Á.
D. có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, văn học làm nền cho văn hóa truyền
thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu.
Câu 20. Nét đặc sắc và nổi bật nhất của Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là
A. Bắc Ấn Độ được thống nhất lại, bước vào thời kì phát triển cao.
B. Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua.
C. định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
D. Đạo Phật phát triển mạnh dưới thời Gúp-ta.
Câu 21. Lĩnh vực nào của văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá mạnh mẽ
nhất ra bên ngoài dưới thời Vương triều Gúp-ta?
A. Văn học.
B. Tôn giáo.
C. Chữ viết.
D. Kiến trúc.
IV- MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 22. Đặc điểm nào sau đây của Hinđu giáo có sự khác biệt rõ nét so với Phật
giáo?
A. Bắt nguồn từ những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ.
B. Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi.
C. Tạc nhiều pho tượng thần thánh bằng đá và bằng đồng.
D. Thờ các lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi.
Câu 23. Tộc người nào ở nước ta đã sử dụng chữ Phạn của Ấn Độ?
A. người Khơme.
B. người Chăm.
C. người Kinh.
D. người Ê-đê, Giarai.
Câu 24. Những yếu tố nào của văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa
truyền thống Ấn Độ?
A. Tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, văn học.
B. Tư tưởng, kiến trúc, điêu khắc, văn học.
C. Hồi giáo, kiến trúc, điêu khắc, tư tưởng.
D. Giáo dục, văn học, nghệ thuật sân khấu.
Câu 25.Yếu tố nào sau đây của văn hóa Việt Nam không chịu ảnh hưởng của văn
hóa truyền thống Ấn Độ?
A. Tôn giáo.
B. Kiến trúc.
C. Chữ viết.
D. Giáo dục.
Câu 26. Công trình kiến trúc nào của Việt Nam mang phong cách Hinđu giáo của
Ấn Độ?
A. Chùa Một Cột.
B. Hoàng thành Thăng Long.
C. Thánh địa Mĩ Sơn.
D. Tháp Báo Thiên.
B- CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và vai trò chính trị của Vương triều Gúp-ta.
Câu 2. Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ thời Gúp-ta.
Câu 3. Tại sao nói thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền
thống Ấn Độ?
Câu 4. Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên
ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào?
Câu 5. Đánh giá vai trò của Vương triều Gúp-ta trong sự phát triển của lịch sử Ấn
Độ.
BÀI 7: SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN
VĂN HÓA ĐA DẠNG ẤN ĐỘ
A. CÂU HỎI/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
I- MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1. Thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi
A. người Thổ
B. người Mông Cổ.
C. người Hồi giáo gốc Trung Á.
D. người Hồi giáo vùng Lưỡng Hà.
Câu 2. Một trong những chính sách thống trị của Vương triều Đêli đối với nhân
dân Ấn Độ là
A. truyền bá, áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Phật và đạo Hinđu.
B. cướp đoạt ruộng đất của nông dân lập ra các đồn điền.
C. nắm độc quyền về muối và sắt, thực hiện chính sách "chia để trị".
D. truyền bá văn hóa truyền thống Ấn Độ ra các khu vực lân cận.
Câu 3. Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ được lập ra bởi người Hồi giáo gốc
A. Thổ
B. Mông Cổ
C. Iran.
D. Lưỡng Hà.
Câu 4. Vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ là
A. Vương triều Gúp-ta.
B. Vương triều Hồi giáo Đêli.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều Hác-sa.
Câu 5. Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ được xây dựng dưới thời vua Sa
Gia-han là
A. Chùa hang A-gian-ta.
B. Lăng Ta-giơ Ma-han.
C. Lăng mộ vua A-cơ-ba.
D. Cột chỉ dụ A-sô-ca.
Câu 6. Vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn phải đối diện với âm mưu xâm lược
của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Bồ Đào Nha.
D. thực dân Hà Lan.
Câu 7. Một trong những chính sách của vua A-cơ-ba (Vương triều Mô-gôn ở Ấn
Độ) là
A. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc.
B. tăng cường quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược.
C. thi hành biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt hà khắc với dân chúng.
D. xây dựng một chính quyền mạnh, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách thống trị của Vương triều
Đêli đối với nhân dân Ấn Độ?
A. truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Phật và đạo Hinđu.
B. tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội.
C. thực thi chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước.
D. nắm độc quyền về muối và sắt, thực hiện chính sách "chia để trị".
II- MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện hoàn cảnh ra đời của Vương triều Đêli ở
Ấn Độ?
A. Người Ấn Độ có nền văn hóa truyền thống, lập ra vương triều mới để bảo vệ
bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn
Độ, đóng đô ở Đêli.
C. Người Hồi giáo đã áp đặt Hồi giáo vào những cư dân ở Ấn Độ theo Hinđu giáo.
D. Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ, đan xen tồn tại với văn hóa truyền
thống Ấn Độ.
Câu 10. Tôn giáo được ưu tiên phát triển trong thời kì Vương triều Đêli là
A. Hồi giáo.
B. Hinđu giáo.
C. Phật giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 11. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành Vương triều Mô-gôn ở Ấn
Độ?
A. Vương triều Hồi giáo Đêli bắt đầu suy yếu.
B. Người Hồi giáo dòng dõi Mông Cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ.
C. Vương triều Hồi giáo Đêli rút khỏi đất nước Ấn Độ.
D. Những ông vua đầu tiên ra sức củng cố đất nước theo hướng "Ấn Độ hóa".
Câu 12. Nguyên nhân khách quan làm cho Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ bị sụp
đổ?
A. Do sự phá sản của Gia-han-ghia và Sa-gia-han.
B. Do các hoàng đế trưng tập vào ngân khố nhiều của cải.
C. Do xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành
quyền lực gia tăng.
D. Do sự xâm lấn của thực dân Anh, làm mất Bom-bay và Ma-đrát.
Câu 13. Những chính sách của vua A-cơ-ba đã làm cho đất nước Ấn Độ
A. phát triển thịnh vượng.
B. trở thành đế quốc phong kiến.
C. bị nước ngoài xâm lược.
D. bi chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ.
Câu 14. Vương triều nào đã chấm dứt thời kì phân tán loạn lạc của đất nước Ấn
Độ (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV)?
A. Vương triều Gúp-ta.
B. Vương triều Hồi giáo Đêli.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều Hác-sa.
Câu 15. Vương triều nào sau đây của tộc người ngoại bang xâm lược và cai trị ở
Ấn Độ?
A. Vương triều Gúp-ta.
B. Vương triều Ma-ga-đa.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều Hác-sa.
Câu 16. Sau thời kì vua A-cơ-ba, đất nước Ấn Độ rơi vào tình trạng
A. suy thoái nghiêm trọng.
B. chính trị không ổn định.
C. khủng hoảng và chia rẽ.
D. kinh tế kém phát triển.
Câu 17. Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các ông vua cuối triều đại Mô-
gôn ở Ấn Độ đã
A. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc.
B. tăng cường quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược.
C. xây dựng một chính quyền mạnh dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc.
D. xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của vua A-cơ-ba (Vương
triều Mô-gôn ở Ấn Độ)?
A. Tiến hành đo đạc lại ruộng đất, thống nhất hệ thống đo lường.
B. Tăng cường quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược
C. Xây dựng một chính quyền mạnh, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc.
D. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
III- MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 19. Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người xâm chiếm là
A. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia.
B. người dân Ấn Độ phần lớn theo đạo Hồi.
C. trình độ kinh tế-quân sự của Ấn Độ kém phát triển.
D. địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài.
Câu 20. Hồi giáo không chiếm được ưu thế ở đất nước Ấn Độ vì
A. Hồi giáo là một tôn giáo ngoại bang.
B. Hồi giáo mới được du nhập vào Ấn Độ.
C. Người dân Ấn Độ gắn bó mật thiết với Hinđu giáo và Phật giáo.
D. Hồi giáo thực hiện các chính sách tôn giáo khắc nghiệt.
Câu 21. Điểm giống nhau giữa Vương triều Đêli và Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ là
A. vương triều ngoại tộc.
B. áp đặt đạo Hồi.
C. ban hành thuế ngoại đạo.
D. xây dựng khối hòa hợp dân tộc.
Câu 22. Vương triều Đêli khác với Vương triều Mô-gôn ở nội dung nào dưới đây?
A. Là vương triều ngoại tộc.
B. Có nguồn gốc Hồi giáo.
C. Phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
D. Xây dựng công trình kiến trúc Hồi giáo.
IV- MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 23. Đánh giá nào sau đây đúng với vai trò của Vương triều Đêli trong lịch sử
phong kiến Ấn Độ?
A. truyền bá Phật giáo trên toàn lãnh thổ Ấn Độ và ra các khu vực lân cận như
Đông Nam Á.
B. truyền bá Hồi giáo vào Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, thúc đẩy sự giao lưu văn
hóa Đông- Tây.
C. thống nhất được miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ, chống lại sự xâm lấn
của các tộc người ở Trung Á.
D. có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, văn học làm nền cho văn hóa truyền
thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu.
Câu 24. Những chính sách của vua A-cơ-ba (Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ) có tác
dụng
A. làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, quân sự vững mạnh, đất nước thịnh vượng.
B. làm cho đất nước Ấn Độ phát triển thịnh vượng, mở rộng quan hệ đối ngoại với
các nước.
C. làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế-văn hóa phát triển, đất nước thịnh
vượng.
D. biến Ấn Độ thành đế quốc phong kiến hùng mạnh và ham chiến trận nhất châu
Á.
Câu 25. Hiện nay, quốc gia nào ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Hồi
được truyền bá từ Ấn Độ?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Mi-an-ma.
D. Xin-ga-po.
B- CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày những nét chính về vương triều Hồi giáo Đêli.
Câu 2. Trình bày những nét chính về vương triều Mô-gôn.
Câu 3. Trình bày những chính sách của vua A-cơ-ba và ý nghĩa của nó.
Câu 4. Hãy cho biết vị trí của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Mô-gôn
trong lịch sử Ấn Độ?
Câu 5. So sánh điểm giống và khác nhau giữa vương triều Hồi giáo Đêli và vương
triều Mô-gôn.
BÀI 8: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM
Á
A. CÂU HỎI/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
I- MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1. Tại khu vực Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con
người từ
A. thời đồ đá.
B. thời đồ đồng.
C. thời đồ sắt.
D. những năm đầu Công nguyên.
Câu 2. Sự ra đời các vương quốc cổ Đông Nam Á gắn liền với sự tác động
A. về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn Độ.
B. của làn sóng thiên di của người Thái từ phương bắc.
C. của hệ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc.
D. của tình trạng phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
Câu 3. Sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á gắn liền với sự ảnh hưởng của
A. văn hóa Trung Quốc.
B. tư tưởng Đại Hãn (Mông Cổ).
C. văn hóa Ấn Độ.
D. quá trình tập trung quyền lực.
Câu 4. Ngoài nông nghiệp trồng lúa nước, những ngành sản xuất nào ra đời ở
Đông Nam Á từ thời hậu kì đá mới?
A. Chăn nuôi gia súc lớn.
B. Thủ công nghiệp như làm gốm, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt.
C. Thương mại mậu dịch hàng hải bằng đường biển với châu Âu.
D. Buôn bán nô lệ sang Hi Lạp và Rooma.
Câu 5. Quốc gia cổ đại được hình thành ở vùng Trung Bộ (Việt Nam) là
A. Phù Nam.
B. Văn Lang.
C. Cham-pa.
D. Âu Lạc.
Câu 6. Quốc gia cổ đại được hình thành ở vùng Nam Bộ (Việt Nam) là
A. Phù Nam.
B. Văn Lang.
C. Cham-pa.
D. Âu Lạc.
Câu 7. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
A. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.
B. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.
C. Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.
D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.
Câu 8. Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc
điểm gì?
A. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.
B. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.
C. Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.
D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.
Câu 9. Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, tình hình khu vực Đông Nam Á
có đặc điểm gì?
A. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.
B. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.
C. Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.
D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.
II- MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 10. Đông Nam Á là khu vực "châu Á gió mùa" vì
A. là khu vực địa lí-lịch sử văn hóa riêng biệt.
B. có điều kiện thuận lợi, là cái nôi xuất hiện loài người.
C. có gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho nông nghiệp trồng lúa nước.
D. có khí hậu gió mùa ảnh hưởng đến cảnh quan thực vật và động vật.
Câu 11. Ngành sản xuất chính ở các nước Đông Nam Á thời cổ đại là
A. nông nghiệp.
B. thủ công nghiệp.
C. buôn bán đường biển.
D. chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 12. Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á thời cổ đại là
A. cây lúa nước.
B. lúa mạch, lúa mì.
C. cây ngô.
D. cây lúa nương.
Câu 13. Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở Đông
Nam Á?
A. Hình thành tương đối sớm (những thế kỉ đầu Công nguyên).
B. Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên những địa bàn hẹp.
C. Sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.
D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di của người Thái.
Câu 14. Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở hình thành các vương quốc cổ ở
Đông Nam Á?
A. sự phát triển của các ngành kinh tế bản địa.
B. sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ.
C. ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
D. làn sóng thiên di của các tộc người từ phương Bắc xuống.
Câu 15. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng
cây lúa nước và các loại cây ăn quả, ăn củ khác?
A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.
B. Mùa mưa tương đối nóng.
C. Gió mùa kèm theo mưa.
D. Khí hậu mát, ẩm.
Câu 16. Nghề nào sau đây không phải là ngành kinh tế của các vương quốc cổ ở
Đông Nam Á?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Luyện kim (đúc đồng, rèn sắt).
C. Làm gốm, dệt vải.
D. Buôn bán đường biển.
Câu 17. Tình trạng phân tán, riêng rẽ, tranh chấp lẫn nhau khiến cho các vương
quốc cổ ở Đông Nam Á
A. suy yếu và bị thực dân phương Tây xâm lược.
B. sụp đổ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc.
C. khủng hoảng chính trị sâu sắc, kinh tế suy yếu.
D. sụp đổ dẫn đến hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.
Câu 18. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được gọi là các "quốc gia phong
kiến dân tộc" vì
A. lấy một bộ tộc đông nhất và phát triển nhất làm nòng cốt.
B. có một bộ tộc phát triển nhất chi phối các bộ tộc khác.
C. chọn ngôn ngữ của một bộ tộc làm ngôn ngữ chính.
D. cho phép một bộ tộc đông nhất đàn áp, thống trị các bộ tộc khác.
Câu 19. Vào giữa thế kỉ XIV, vương quốc nào của người Thái được lập nên ở vùng
trung lưu sông Mê Công?
A. Vương quốc Xiêm.
B. Vương quốc Su-khô-thay.
C. Vương quốc Lan Xang.
D. Vương quốc A-út-thay-a.
Câu 20. Vương quốc của người Thái được thành lập ở lưu vực sông Mê Nam là
A. Vương quốc Xiêm.
B. Vương quốc Su-khô-thay.
C. Vương quốc Lan Xang.
D. Vương quốc A-út-thay-a.
Câu 21. Một trong những biểu hiện phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông
Nam Á từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là
A. kĩ thuật chế tác công cụ bằng đá đạt trình độ cao.
B. bắt đầu tìm thấy và sử dụng đồ sắt trong sản xuất nông nghiệp.
C. kinh tế phát triển thịnh đạt (lúa gạo, sản phẩm thủ công, hương liệu).
D. nhiều quốc gia thực hiện chính sách xâm lược, bành trướng thuộc địa.
III- MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 22. Nét chung về điều kiện khí hậu của các quốc gia Đông Nam Á là
A. khí hậu gió mùa.
B. khí hậu nhiệt đới.
C. khí hậu ôn đới.
D. khí hậu hàn đới.
Câu 23. Đặc điểm nổi bật nhất về điều kiện tự nhiên của các vương quốc chính ở
Đông Nam Á là
A. đất đai bị chia cắt bởi các dãy núi, rừng nhiệt đới và biển.
B. có nhiều con sông ngắn và dốc, chế độ nước bất ổn.
C. khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa rõ rệt.
D. có nhiều nguồn khoáng sản quý hiếm chưa được khai thác.
Câu 24. Nhân tố cuối cùng có tính quyết định dẫn đến sự sụp đổ các vương quốc
cổ ở Đông Nam Á là
A. sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
B. phong trào khởi nghĩa của nông dân.
C. sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á.
D. sự nổi dậy cát cứ của địa phương ở từng nước.
III- MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 25. Đánh giá nào sau đây đúng nhất về nền văn hóa Đông Nam Á thời phong
kiến?
A. Tiếp thu, chọn lọc văn hóa bên ngoài và xây dựng được nền văn hóa riêng với
những giá trị tinh thần độc đáo.
B. Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Trung Quốc
và Ấn Độ.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa một số nước phương Tây được du nhập
bởi những thương nhân châu Âu.
D. Mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố
văn hóa bên ngoài.
B- CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
Câu 2. Điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với
sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?
Câu 3. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-
XVIII được biểu hiện như thế nào?
Câu 4. Lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông
Nam Á đến giữa thế kỉ XIX
Câu 5. Anh (chị) có nhận xét gì về văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á thời
phong kiến?

You might also like