ĐỀ ÔN TẬP 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ ÔN TẬP 2

Câu 1. Chọn phát biểu sai khi nói về động lượng.


A. Biểu thức động lượng .
B. Động lượng có đơn vị là kg.m/s.
C. Vectơ động lượng luôn cùng hướng với vectơ vận tốc.
D. Động lượng cũng giống như động năng có đơn vị jun.
Câu 2. Hệ cô lập có hai vật chuyển động cùng chiều, độ lớn
động lượng của hệ có thể tính bằng biểu thức:
A. m1.v1 + m2.v2.
B. m1.v1 – m2.v2.
C. m2.v2 – m1.v1.
D. m1.v2 + m2.v1.
Câu 3. Vật chuyển động nào sau đây không dựa trên nguyên tắc
chuyển động bằng phản lực.
A. Chuyển động của tên lửa đất đối không.
B. Chuyển động của tên lửa đất đối đất.
C. Người bị ngã ra phía sau khi xe tăng tốc.
D. Súng giật lùi khi bắn đạn về phía trước.
Câu 4. Một quả bóng 0,4kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu
thủ đá bóng với lực 300N. Thời gian chân tác dụng vào quả
bóng là 0,015s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng bằng
A. 120 kg.m/s.
B. 26,6 kg.m/s.
C. 4,5 kg.m/s.
D. 1,8 kg.m/s.
Câu 5. Hai viên bi có khối lượng bằng nhau, một viên bi chuyển
động với vận tốc v đến va chạm mềm với viên bi còn lại đang
đứng yên. Sau va chạm, hai viên vi có cùng vận tốc 2 m/s. Coi
hệ kín, giá trị của v bằng:
A. 8 m/s.
B. 6 m/s.
C. 4 m/s.
D. 10 m/s.
Câu 6. Công suất không được tính bằng công thức nào?
A. P = A.t/s.
B. P = A/t.
C. P = F.s/t.
D. P = F.v.
Câu 7. Chọn phát biểu sai.
A. Công suất có đơn vị là Oát (W).
B. Động lượng có đơn vị là Jun (J)
C. Công có đơn vị là Jun (J).
D. Động năng có đơn vị là Jun (J).
Câu 8. Một lực 50 N tạo với phương ngang một góc α, kéo một
vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang.
Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng
6 m là 260 J. Gia trị α gần bằng
A. 150.
B. 450.
C. 300.
D. 200.
Câu 9. Cần một công suất bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có
trọng lượng 50 N lên độ cao 8 m trong thời gian 2 s?
A. 200 W.
B. 2,0 W.
C. 20 W.
D. 2,0 kW.
Câu 10. Để động năng của vật tăng lên 4 lần thì
A. Vận tốc tăng 4 lần.
B. Khối lượng của vật tăng 4 lần.
C. Vận tốc giảm 2 lần.
D. Vận tốc và khối lượng đều tăng gấp đôi.
Câu 11. Một vận động viên có khối lượng 65 kg, khi chạy với
tốc độ v, vận động viên có động năng 520 J. Tốc độ của vận
động viên bằng
A. 2 m/s.
B. 4 m/s.
C. 6 m/s.
D. 8 m/s.
Câu 12. Một vật có khối lượng bao nhiêu khi đặt tại nơi có độ
cao 4 m so với mốc thế năng để có thế năng bằng 2 kJ? Cho biết
g = 10m/s2.
A. 25 kg.
B. 100 kg.
C. 75 kg.
D. 50 kg.
Câu 13. Một lò xo có độ cứng k, bị nén ngắn lại 8 cm so với
chiều dài tự nhiên ban đầu. Chọn mốc thế năng tại vị trí ban
đầu. Thế năng đàn hồi của lò xo là 0,16 J. Giá trị của k bằng
A. 20 N/m.
B. 40 N/m.
C. 50 N/m.
D. 120 N/m.
Câu 14. Vật có khối lượng m ở độ cao 10m so với mốc thế năng
và đang có vận tốc 10 m/s hướng xuống. Cho g = 10 m/s 2. Cơ
năng của vật bằng 375 J. Giá trị m bằng
A. 1,5 kg.
B. 2,5 kg.
C. 3,5 kg.
D. 4,5 kg.
Câu 15. Từ độ cao Z so với mốc thế năng, ném một vật theo
phương thẳng đứng hướng xuống với vận tốc 10m/s. Cho g = 10
m/s2. Khi chạm mốc thế năng vật có vận tốc 40 m/s. Độ cao Z
bằng
A. 80 m.
B. 60 m.
C. 75 m.
D. 65 m.
Câu 16. Trong hệ tọa độ (p, T), đường đẳng tích có dạng
A. Đường thẳng xuất phát từ gốc tọa độ.
B. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
C. Đường thẳng không xuất phát từ gốc tọa độ.
D. Đường hyperbol.
Câu 17. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất
định, nếu áp suất giảm 6 lần thì thể tích sẽ
A. giảm 6 lần.
B. giảm hơn 6 lần
C. tăng 6 lần.
D. tăng hơn 6 lần.
Câu 18. Đẳng tích một lượng khí để áp suất tăng 2 lần thì nhiệt
độ khối khí phải tăng từ 270C đến
A. 3270C.
B. 6000C.
C. 327 K.
D. 540C
Câu 19. Ở nhiệt độ 20oC, khối lương riêng của hơi nước bão
hòa là 17,3 g/m3. Biết độ ẩm tương đối cảu không khí là 90%.
Độ ẩm tuyệt đối của không khí khi đó là?
A. 86,50 g/m3.
B. 52,02 g/m3.
C. 15,57 g/m3.
D. 17,55 g/m3.
Câu 20. Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20oC và 30oC
lần lượt là 17 g/m3 và 30 g/m3. Gọi a1, f1 là độ ẩm tuyệt đối, độ
ẩm tương đối của không khí ở 20oC; a2, f2 là độ ẩm tuyệt đối, độ
ẩm tương đối của không khí ở 30oC . Biết 3a1 = 2a2. Tỉ số f2/f1
bằng
A. 20:17.
B. 17:20.
C. 30:17.
D. 17:30.
Câu 21. Không khí ẩm là không khí?
A. Có độ ẩm cực đại lớn.
B. Có độ ẩm tuyệt đói lớn.
C. Có độ ẩm tỉ đối lớn.
D. Áp suất riêng của hơi nước lớn.
Câu 22. Chọn phát biểu sai.
A. Không khí càng ẩm thì độ ẩm tương đối càng cao.
B. Đơn vị đo độ độ ẩm cực đại là g/m3.
C. Độ ẩm tỉ đối càng cao càng có lợi cho mạch điện tử.
D. Độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ.
Câu 23. Ở 20oC, áp suất của hơi nước bão hòa là 17,5 mmHg.
Không khí ẩm có độ ẩm tỉ đối là 80%, áp suất riêng phần của
hơi nước có trong không khí ẩm này là?
A. 15 mmHg.
B. 14 mmHg.
C. 16 mmHg.
D. 17 mmHg.
Câu 24. Ban ngày, nhiệt độ không khí là 30oC, độ ẩm của
không khí đo được là 76%. Vào ban đêm nhiệt độ của không khí
bằng bao nhiêu thì sẽ có sương mù? Cho biết khối lượng riêng
của hơi nước bão hòa theo nhiệt độ là?
to C 20 23 25 27 28 30
ρ(g/m3) 17,30 20,60 23,00 25,81 27,20 30,29
A. 25oC.
B. 20oC.
C. 23oC.
D. 28oC.
Câu 25. Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn
thì:
A. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên
trong chất lỏng.
B. nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
C. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề
mặt chất lỏng.
D. nhiệt độ của chất lỏng tăng.
Câu 26. Một chất hơi đạt trạng thái “hơi bão hòa” thì:
A. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi là như nhau với mọi
chất.
B. Khi thể tích giảm, áp suất hơi tăng.
C. Áp suất hơi không phụ thuộc vào nhiệt độ hơi.
D. Tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi.
Câu 27. Chọn câu sai
A. Áp suất hơi bão hòa tuân theo định luật Bôilơ - Mariôt.
B. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của
hơi.
C. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc nhiệt độ.
D. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
Câu 28. Đơn vị của động lượng là
A. N.m.
B. N/s.
C. N.s.
D. N.m/s.
Câu 29. Véc-tơ động lượng có
A. cùng phương, cùng chiều với véc-tơ vận tốc.
B. cùng phương, ngược chiều với véc-tơ vận tốc.
C. vuông góc với véc-tơ vận tốc.
D. hợp với vec-tơ vận tốc một góc nhọn.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Động lượng của một vật là một đại lượng véc-tơ.
B. Độ lớn của động lượng tỉ lệ với bình phương của vận tốc.
C. Vật có khối lượng càng lớn thì động lượng càng lớn.
D. Trong một hệ kín, động lượng được bảo toàn.
Câu 31. Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
A. Viên đạn đang bay xuyên vào nằm trong bao cát.
B. Quả bóng bàn đập xuống bàn.
C. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.
D. Hai ô tô va chạm và bắn ra.
Câu 32. Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường
hợp
A. hệ cô lập.
B. va chạm đàn hồi.
C. va chạm mềm.
D. hệ không có ma sát.
Câu 33. Khối lượng của súng là 4 kg và của đạn là 50 g. Lúc
thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi
của súng là
A. 16 m/s.
B. 6 m/s.
C. 8 m/s.
D. 10 m/s.
Câu 34. Trong quá trình rơi tự do của một vật thì
A. động năng giảm, thế năng tăng.
B. động năng và thế năng đều giảm.
C. động năng tăng, thế năng giảm.
D. động năng và thế năng đều tăng.
Câu 35. Từ mặt đất một vật được ném lên thẳng đứng với vận
tốc ban đầu 10 m/s. Bỏ qua sức cản không khí, cho g= 10 m/s 2.
Vị trí cao nhất mà vật đạt được cách mặt đất một khoảng là
A. 15 m.
B. 10 m.
C. 5 m.
D. 20 m.
Câu 36. Thả một miếng thép 5 kg đang ở nhiệt độ 345 0C vào
một bình đựng 3 lít nước. Nhiệt độ sau khi cân bằng là 30 0C.
Cho nhiệt dung riêng của thép và nước lần lượt là 460 J/kg.K và
4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là
A. 140C.
B. 70C.
C. 250C.
D. 170C.
Câu 37. Theo nguyên lí I nhiệt động lực học, độ biến thiên nội
năng của một khối khí bằng
A. công mà khối khí nhận được.
B. tổng đại số công và nhiệt lượng mà khối khí nhận được.
C. hiệu công và nhiệt lượng mà khối khí nhận được.
D. nhiệt lượng mà khối khí nhận được.
Câu 38. Hệ thức U = A + Q với A > 0 và Q < 0 diễn tả cho
quá trình nào sau đây?
A. Nhận nhiệt và sinh công.
B. Nhận công và tỏa nhiệt.
C. Sinh công và nội năng giảm.
D. Tỏa nhiệt và nội năng giảm.
Câu 39. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và nhận công
thì A và Q trong biểu thức Δ U =A + Q  phải có giá trị
A. A < 0, Q < 0.
B. A > 0, Q > 0.
C. A > 0, Q < 0.
D. A < 0, Q > 0.
Câu 40. Khi thực hiện công 40 J lên một khối khí đựng trong
xi-lanh thấy nội năng của khối khí tăng thêm 20 J. Khối khí này
A. nhận nhiệt 60 J.
B. tỏa nhiệt 20 J.
C. tỏa nhiệt 60 J.
D. nhận nhiệt 20 J.
Hết

You might also like