Bao Cao Thi Truong Heo Thang 1 2022 16453478338181529533625

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

Báo cáo

Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình Nội dung:
Cao Thị Ly Ly
sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các
Chu Phạm Hương Quỳnh
dự báo về thị trường heo hơi trong nước và thế giới.
Thiết kế:
0
Alex Chu
www.vietnambiz.vn
MỤC LỤC THÁNG 1/2022

1. Sản xuất ………………………………………………..………….……………………………………..........………………………….….…………………….….……. 04


2. Diễn biến giá ……………………………………………………………………………………………….……………..……….….………………………..……………. 07
3. Xuất khẩu ……………………………………………………………………………………….………………..……………….……………………………………………. 09
4. Nhập khẩu …………………………………………………………………………..………………..……….…………………….……………………………………..…. 10
5. Dự báo ……………………………………………………………………………………………………………………………….….……………………………………..…. 11

1. Sản xuất ………………………………………………..………….…………………………………………………………………….……...........................……… 13


2. Biến động về giá ……………………………………………………………………………………………………………….……………………….……………...…… 14
3. Tình hình tiêu thụ, nhập khẩu ……………………………………………………………………………………………………………..……………....……….. 14
4. Dự báo và triển vọng ……………………………………………………………………………………..….………………………………..…………..…………….. 15

1. Sản xuất .……………………………………………..……………………………………………………………………………..……………………..….…………….…. 17


2. Thị trường thức ăn chăn nuôi ………………………………………………………………………………………………….……………..……………..…….. 18
3. Diễn biến giá ……………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………..……. 19
4. Dự báo …………………………………………………………………………….…………………………………………………………………..…………….……………. 20

1. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp heo năm 2021 …………………..……………………..………………………………………… 21
2. Tin hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành ………………………………………………………...…………….……..……………….….. 23

1. Chính sách các nước trên thế giới .……………………………….………………………………………………………….………………..……………..…. 26


2. Chính sách của Việt Nam ………………………………………………………………………………………………………………………..…..…….….……… 26

2
TÓM TẮT THÁNG 1/2022

COVID-19 tiếp tục là thách thức đối với chuỗi cung ứng thịt heo và người tiêu dùng theo
nhiều cách, ảnh hưởng tới cả sản xuất và nhu cầu. Ngoài ra, dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả
heo châu Phi (ASF), là một bất ổn chính khác đối với sản xuất thịt heo, với tác động thay đổi
theo khu vực.

Chi phí thức ăn tiếp tục tăng cao cũng sẽ vẫn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp
chăn nuôi trên cả thế giới và Việt Nam. Kể từ sau Tết Nguyên đán, đã có ba doanh nghiệp
tại Việt Nam thông báo điều chỉnh giá tăng 200 – 300 đồng/kg.

Trong khi giá heo hơi tại Việt Nam bật tăng trở lại trong tháng 1, giá trung bình tại Trung
Quốc tiếp đà giảm.

Cụ thể, giá heo hơi trung bình của Việt Nam tăng 14,3 – 20%, dao động trong khoảng
54.000 – 59.000 đồng/kg. Giá phục hồi một phần nhờ các nhà hàng, quán ăn bắt đầu gom
thịt chế biến các món ăn truyền thống phục vụ dịp Tết như giò, chả…

Còn tại Trung Quốc, giá heo tại quốc gia châu Á giảm 16,2% trong tháng 1 xuống còn
khoảng 14,2 nhân dân tệ/kg (NDT/kg), chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2021. Giá
giảm vì kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán diễn ra vào cuối tháng, khiến nhu cầu đối với loại protein
chủ yếu tại quốc gia này suy yếu.

Năm 2022, Bộ Công Thương dự báo ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách
thức do dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Những tác động kéo dài của việc đứt
gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường sản
phẩm chăn nuôi năm 2022.

3
THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI THÁNG 1/2022

PHẦN I:

1. Sản xuất

Theo báo cáo mới nhất của Rabobank, vấn đề nhân lực vẫn là thách thức tại Bắc Mỹ và một số
quốc gia châu Âu, đặc biệt là các quốc gia vẫn đang áp dụng những hạn chế về COVID-19. Thu
nhập tăng trưởng hai con số và nhiều gói lợi ích hấp dẫn hơn đang giúp ổn định doanh số ở một số
nhà máy giết mổ nhưng khiến chi phí cao hơn tại các nhà đóng gói.

Tại Mỹ, khối lượng giết mổ hàng tuần đáng thất vọng vì thiếu nhân công và gián đoạn thời tiết
khiến giá heo hơi tăng cao vào đầu năm 2022, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung
heo hơi thắt chặt tiếp tục hỗ trợ triển vọng giá, báo cáo tồn kho tháng 12 của Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA) gợi ý lượng giết mổ trong quý I/2022 dự kiến giảm 4,8% so với năm 2021.

Trong khi sản lượng thịt heo tại Anh trong tháng 1 báo đạt 85.500 tấn, Uỷ ban Phát triển Nông
nghiệp và Trồng trọt Anh (AHDB) dẫn nguồn dữ liệu mới nhất từ Defra cho biết con số này tăng 8%
so với cùng kỳ năm ngoái và tương đương với mức sản lượng trong năm 2020, với 85.700 tấn.

Biểu đồ 1: Sản lượng thịt heo hàng tháng tại Anh (Nguồn: Defra/AHDB).

4
THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI THÁNG 1/2022

Tuy nhiên, sự tăng trưởng cho thấy các vấn đề mà ngành chăn nuôi heo nước này đang đối mặt.
Mặc dù sản lượng tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, lượng heo giết mổ trong giai đoạn này chỉ
tăng 2%. Sản lượng tăng là do trọng lượng heo nặng hơn.

Theo đó, trọng lượng heo móc hàm trong tháng 1 tăng tới 94,3kg/con, tăng khoảng 5% so với cùng
kỳ năm trước, và tăng 3,4kg/con kể từ tháng 12/2021.

So với tháng 12/2021, lượng heo giết mổ trong tháng 1/2022 đã giảm 79.500 con xuống 872.600
con.

Biểu đồ 2: Lượng heo giết mổ hàng tháng tại Anh (Nguồn: Defra/AHDB).

Việc năng suất giết mổ tại các lò mổ và cơ sở chế biến giảm là do biến thể Omicron của virus
corona gây ra - nguyên nhân lớn nhất dẫn đến các lệnh giới hạn trong hoạt động giết mổ heo.

Trong năm 2021, sản lượng thịt heo tại Anh đạt 1,02 triệu tấn. Đây là mức sản lượng cao nhất kể từ
năm 1999, bất chấp những vấn đề mà ngành đang phải đối mặt, sản lượng vẫn tăng 4% so với năm
2020.

Trong đó, 11,1 triệu con heo sạch đã được giết mổ trong năm ngoái, tăng 2% so với năm trước.
Tính riêng tháng 12 năm ngoái, 952.000 con heo sạch đã được giết mổ, bằng con số của tháng 12
năm trước. Tuy nhiên, trọng lượng heo móc hàm trung bình nặng hơn đáng kể ở mức 90,9kg, vì
nhiều con heo đã được giữ trong trang trại lâu hơn so với kế hoạch.

Còn tại Đức, một trong những nhà sản xuất thịt heo lớn của Liên minh châu Âu (EU), đàn heo tiếp
tục giảm trong suốt năm 2021, theo số liệu mới nhất của Văn phòng Thống kê Liên bang. Với 23,6
triệu con, tổng đàn heo vào đầu tháng 11 đã giảm 9% so với năm trước.

5
THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI THÁNG 1/2022

Trong đó, tổng đàn heo nái đạt 1,57 triệu con, giảm 7% so với một năm trước đó. Điều kiện thị
trường kém, chịu ảnh hưởng của sự xuất hiện của dịch ASF trên đàn heo rừng vốn hạn chế cơ hội
xuất khẩu, ảnh hưởng đến sự suy giảm. Ngoài ra còn có những lo ngại xoay quanh sự lây lan hơn
nữa của dịch bệnh này trong nước Đức và những thay đổi về quy định.

Sự bi quan về triển vọng tương lai đối với ngành chăn nuôi heo của Đức cũng có thể được nhìn thấy
ở lượng heo tồn kho. Con số này đã giảm xuống còn 18.800 trong cuộc khảo sát mới nhất, giảm 8%
so với năm 2020.

Nhìn vào số lượng heo sẵn có trong những tháng tới, số lượng heo giống đã giảm 10% xuống còn
6,92 triệu con. Số lượng heo giống giảm mạnh hơn so với heo nái, có thể thấy năng suất cũng đã
suy yếu.

Các số liệu chỉ ra rõ ràng rằng nguồn cung heo của Đức dự kiến sẽ giảm trong năm 2022, với xu
hướng này dự kiến duy trì trong cả năm. Mức độ thắt chặt nguồn cung chung của EU vẫn còn, với
sự mở rộng của Tây Ban Nha đã giảm thiểu tác động của việc đàn heo thu hẹp tại Đức.

Trong tháng 1/2022, đàn heo của Đan Mạch đã giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước xuống 13,15
triệu con, theo Cơ quan Thống kê Đan Mạch.

Về tình hình dịch ASF, Italy – nhà sản xuất thịt heo lớn thứ 7 của EU, đã ghi nhận ca nhiễm dịch
ASF đầu tiên tại khu vực Tây Bắc của Piedmont và Liguira trong tháng 1. Trong báo cáo mới nhất, 4
con heo rừng trong vực đã được phát hiện mang virus. Quốc gia này đã triển khai các biện phátp ới
để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Đầu tháng 1, các ca bùng phát dịch ASF cũng đã được phát hiện tại Tây Cape, châu Phi. Trong đó
một trường hợp tại KwaNonqaba, Mossel Bay và một ca khác tại Thembalethu, George.

Theo Reuters, Hong Kong đã báo cáo một trường hợp nhiễm ASF trên heo rừng tại khu vực phía
Bắc. Gần đây báo cáo về cái chết bất thường ở heo rừng tại khu vực Wong Yue Tan, với 6 con heo
rừng được tìm thấy đã chết.

Các mẫu được thu thập từ xác heo rừng ở trạng thái tương đối nguyên vẹn để xét nghiệm và kết
quả là dương tính với ASF. Không có trường hợp tử vong bất thường nào khác được ghi nhận ở các
khu vực khác cho đến nay, các nhà chức trách địa phương cho hay.

Báo cáo từ USDA cho biết Thái Lan đã chính thức xác nhận bùng phát dịch ASF hôm 11/1, sau khi
giá thịt heo nội địa tăng vọt lên mức cao kỷ lục. Hầu hết trang trại nhiễm dịch là quy mô nhổ, với
khoảng 93% tổng đàn heo.

6
THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI THÁNG 1/2022

2. Diễn biến giá


Theo trang Genesus, tính tới ngày 2/2, Philippines vẫn là quốc gia có giá heo hơi cao nhất thế giới,
đạt hơn 79.200 đồng/kg. Việt Nam vượt qua Trung Quốc, vươn lên vị trí thứ hai, đạt trung bình
56.500 đồng/kg. Còn giá heo hơi Trung Quốc xếp vị trí thứ ba, đạt gần 54.000 đồng/kg.

Theo sau là Mexico và Nga với giá trung bình lần lượt đạt hơn 40.315 đồng/kg và hơn 32.234
đồng/kg.

Đối với thịt heo móc hàm, giá tại Hàn Quốc vẫn đắt nhất, giao dịch gần 91.200 đồng/kg, theo sau là
Anh với giá heo đạt trên 42.700 đồng/kg.

Bảng 1: Giá heo hơi ngày 2/2/2022 tại một số quốc gia trên thế giới
(Nguồn: Genesus. Đơn vị: tuỳ theo đơn vị tiền tệ mỗi nước).

Tại EU, giá heo trung bình tương đối ổn định trong tháng 1, giảm 0,41 euro xuống 1,32 euro/kg. Duy
trì xu hướng được ghi nhận từ cuối năm 2021, giá heo cao hơn mức trung bình những năm trước,
nhưng không cao, theo AHDB.

7
THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI THÁNG 1/2022

Biểu đồ 3: Diễn biến giá heo trung bình tại EU (Nguồn: Uỷ ban EU. Đơn vị: euro/100kg).

Giá heo Tây Ban Nha giảm do khối lượng lớn, nhưng trong vài tuần qua đã ghi nhận một số hỗ trợ.
Theo các thành phần trong ngành, giá tăng nhẹ do dịch ASF bùng phát ở Italy và sự lạc quan về
khả năng chiếm lấy thị phần ở Trung Quốc của Italy, cũng theo AHDB.

Các báo cáo tiếp tục cho thấy tồn kho thịt heo trong kho đông lạnh của Tây Ban Nha và cho đến
khi một phần thịt heo đó được giải quyết, thì giá có thể tăng.

Trong khi giá tại Đức giảm nhẹ, giá heo ở Đan Mạch vẫn ổn định. Tại Ba Lan, giá đã được hỗ trợ
trong thời điểm Giáng sinh bởi nhu cầu tăng theo mùa.

Trên thị trường thế giới, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết chỉ số
giá lương thực (FAO) tăng trong tháng 1.

Trong đó chỉ số giá thịt tăng nhẹ so với tháng 12 năm ngoái lên 112,6 điểm, và tăng 17,3% so với
cùng kỳ năm trước, với giá thịt heo tăng nhẹ vì thiếu lao động và chi phí đầu vào cao làm giảm
nguồn cung toàn cầu trong khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục chậm.

8
THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI THÁNG 1/2022

3. Xuất khẩu
Theo dữ liệu mới nhất, xuất khẩu thịt heo của Brazil (gồm cả nội tạng) tăng 13% trong năm 2021,
đạt tổng cộng 1,27 triệu tấn.

Mặc dù Trung Quốc chỉ chiếm hơn một nửa tổng thị trường xuất khẩu, nhưng nhu cầu từ một loạt
nhà nhập khẩu đã đóng góp vào tăng trưởng chung. Xuất khẩu săng Philippines tăng gấp 4 lần
trong vòng 12 tháng lên 33.300 tấn. Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu sang Venezuela tăng gấp 3
lần so với năm 2020 lên 40.900 tấn.

Biểu đồ 4: Xuất khẩu thịt heo Brazil (gồm cả nội tạng) trong năm 2019 - 2021
(Nguồn: IHS Maritime & Trade – Global Trade Atlas/ AHDB).

Hoạt động thương mại tổng thể lạc quan là nhờ một số yếu tố. Đồng real giảm giá đã giúp tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm Brazil trên thị trường quốc tế. Sản lượng tăng, trong khi nhu cầu trong
nước phục hồi chậm cũng giúp tăng sản phẩm sẵn có để phục vụ xuất khẩu.

Tại Mỹ, năm 2021, khối lượng xuất khẩu giảm 2%, nhưng giá trị tăng 6%. Theo đó, các nhà sản xuất
thịt heo thu về 61 USD/con. “Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm 2%, nhưng năm 2020 trọng lượng
xuất khẩu tăng 15% nhờ Trung Quốc. Nếu chúng ta đặt các số liệu trên biểu đồ, đây là xu hướng
tốt”, ông Brett Stuart, chuyên gia kinh tế và nhà đồng sáng lập của Global Agri-Trends, cho biết.

Trong đó, tính tới tháng 11/2021, Mỹ xuất khẩu tổng cộng gần 795.000 tấn thịt heo, tăng 29% so
với cùng kỳ năm 2020. Giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này tăng vọt 51% lên 1,54. tỷ USD, vượt
mức kỷ lục xác lập vào năm 2017.

Còn tại Thái Lan, sau khi xác nhận sự xuất hiện của dịch ASF, chính phủ nước này đã cấm xuất
khẩu heo để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

9
THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI THÁNG 1/2022

4. Nhập khẩu
Báo cáo quý của Rabobank chỉ ra rằng nhập khẩu thịt heo đã tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm
2020 kể từ tháng 8/2021 lên 78.000 tấn. Khối lượng tăng chủ yếu là thịt đông lạnh, đặc biệt là từ
Tây Ban Nha, Đan Mạch và Mexico.

Một trong những nguyên nhân khiến nhập khẩu thịt heo tăng mạnh là giá thịt bò leo thang, với một
số nhà hàng và cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thịt bò bằng thịt heo trong thực đơn. Lý do khác là
nhập khẩu từ Mỹ và Canada giảm khi việc giao hàng bị chậm lại. Tình trạng thiếu container kéo dài
và thiệt hại do lũ lụt tại Canada đã ảnh hưởng tới dịch vụ hậu cần và vận chuyển.

Cụ thể, nhu cầu đối với thịt bụng và thịt lưng, chủ yếu được sử dụng cho dịch vụ thực phẩm, duy trì
ở mức cao, khiến cần bằng cung – cầu bị thắt chặt và gần như thiếu hụt.

Biểu đồ 5: Nhập khẩu thịt heo của Nhật Bản trong năm 2021 (Nguồn: Rabobank).

Tại Hàn Quốc, dù thị trường vẫn chưa hoàn toàn phục hồi từ mức trước đại dịch, dường như nhập
khẩu thịt heo của quốc gia châu Á đã có sự thay đổi trong quý III/2021, theo AHDB. Trong nửa đầu
năm 2021, nhập khẩu thịt heo và nội tạng giảm 6% so với năm 2020 xuống 224.000 tấn. Đây mà
khối lượng nhập khẩu thấp nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ năm 2014.

Trong quý IV/2021, khối lượng nhập khẩu phục hồi lên 122.000 tấn, tăng 25% so với năm trước đó.
Tính đến cuối năm 2021, tổng khối lượng nhập khẩu đạt 465.000 tấn, tăng 3% so với năm 2020.

10
THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI THÁNG 1/2022

Biểu đồ 6: Nhập khẩu thịt heo (gồm cả nội tạng) của Hàn Quốc
(Nguồn: IHS Maritime and Trade – Global Trade Altas).

Ba xu hướng đáng chú ý nhất kể từ đầu năm 2020 là việc các nhà xuất khẩu Đức không thể tiếp
cận thị trường, vì Hàn Quốc cấm các sản phẩm có nguồn gốc từ Đức sau khi nước này bùng phát
dịch ASF.

Giá giảm trên khắp khu liên minh làm tăng tính cạnh tranh, theo đó tăng xuất khẩu từ các quốc gia
EU. Các nhà xuất khẩu Anh cũng tăng khối lượng đơng hàng sang Hàn Quốc, từ 1.000 tấn trong
năm 2020 lên gấp 4 lần trong năm 2021. Nhưng con số này chỉ chiếm khoảng 1% tổng nhập khẩu.

5. Dự báo
Theo Rabobank, xuất khẩu và nhập khẩu thịt heo toàn cầu có thể sẽ giảm so với năm 2021, chủ yếu
do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu khi sản xuất trong nước phục hồi. Mặc dù các nước
nhập khẩu truyền thống - chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc, cộng với một số nước nhập khẩu mới -
có khả năng sẽ tăng nhập khẩu, nhưng các nhà xuất khẩu lớn sẽ cần tìm sự cân bằng mới giữa
cung và cầu.

"Bất chấp sự lan rộng của dịch ASF, chúng tôi kỳ vọng sản xuất ở một số nước châu Á sẽ tiếp tục
phục hồi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu toàn cầu có thể sẽ giảm vào năm 2022, chúng tôi kỳ vọng
11
THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI THÁNG 1/2022

giá thịt heo sẽ tiếp tục phục hồi do chi phí sản xuất cao”, bà Chenjun Pan, chuyên gia phân tích cấp
cao về protein động vật của Rabobank cho hay.

Trong khi USDA dự báo nhu cầu từ Hàn Quốc sẽ phục hồi trong năm 2022, mặc dù ở thời điểm hiện
tại quốc gia này vẫn chịu tác động của làn sóng Omicron, với lệnh giãn cách xã hội được tiển khai.
Sản lượng thịt heo trong nước được dự báo ổn định hoặc giảm trong năm nay. Điều đó đồng nghĩa
với nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng.

Còn tại Brazil, tăng trưởng xuất khẩu thịt heo được dự báo sẽ duy trì, với một số thành phần trên thị
trường dự đoán nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng trở lại vào cuối năm, dù vẫn tồn tại
nhiều bất ổn. Theo USDA, xuất khẩu thịt heo của Brazil sẽ tăng 7% trong năm nay, nhờ sản lượng
tăng 3%.

12
THỊ TRƯỜNG HEO TRUNG QUỐC THÁNG 1/2022

PHẦN II:

1. Sản xuất
Bloomberg báo cáo rằng đàn heo của Trung Quốc đã phục hồi lên mức cao nhất trong 6 năm khi
ngành công nghiệp chăn nuôi heo của nước này có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch ASF bùng
phát từ ba năm trước.

Trung Quốc hiện có 449 triệu con heo, lớn hơn đàn heo của Mỹ và Brazil cộng lại. Mặc dù sự tăng
trưởng về số lượng heo đã đẩy giá nguồn cung cấp protein phổ biến nhất của Trung Quốc xuống
thấp, nhưng giá được dự báo sẽ phục hồi vào cuối năm nay, điều này sẽ làm tăng thêm áp lực lạm
phát trong nền kinh tế.

Biểu đồ 7: Đàn heo của Trung Quốc đã phục hồi lên mức cao nhất kể từ năm 2015 sau khi dịch ASF bùng phát
(Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc/Bloomberg).

Việc tái đàn heo đã chậm lại vì giá thấp. Tuy nhiên, cấu trúc đàn heo đã có sự điều chỉnh,
Rabobank cho biết. Mặc dù tổng đàn heo nái đã sụt giảm, tổng năng suất được cho là đang cải
thiện.

13
THỊ TRƯỜNG HEO TRUNG QUỐC THÁNG 1/2022

2. Biến động về giá


Giá heo hơi trung bình tại Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 1, vì kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán
diễn ra vào cuối tháng, khiến nhu cầu đối với loại protein phổ biến tại quốc gia này suy yếu. Cụ
thể, giá heo tại quốc gia châu Á giảm 16,2% trong tháng 1 xuống còn khoảng 14,2 nhân dân tệ/kg
(NDT/kg), chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2021.

Biểu đồ 8: Biến động giá heo hơi tại Trung Quốc trong tháng 1/2022
(Nguồn: zhuwang.cc. Đơn vị: NDT/kg).

Theo báo cáo từ Rabobank, giá heo hơi tại nhà tiêu thụ thịt heo hàng đầu thế giới đã cải thiện trong
tháng 11 và tháng 12/2021, sau khi giảm trong quý III/2021. Tuy nhiên, giá vẫn biến động quanh
điểm hoà vốn. Thông thường đây là thời kỳ cao điểm tiêu thụ thịt heo, vì sắp bước vào Tết Nguyên
đán, mức giá hiện tại phán ánh nhu cầu yếu – điều sẽ tiếp tục diễn ra trong những tháng tới.

3. Tình hình tiêu thụ, nhập khẩu


Nhu cầu thịt heo của Trung Quốc có thể duy trì ở mức yếu trong quý I/2022 vì lệnh phong toả từng
khu vực lan rộng và các biện pháp giãn cách. Chính quyền các địa phương đã yêu cầu người dân
không di chuyển trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới dịch vụ thực
phẩm, nhưng lại hỗ trợ ngành mua bán và giao thức ăn, báo cáo từ Rabobank cho biết thêm.

Vì thịt heo là nguyên liệu chính cho các món ăn phục vụ trong dịp lễ, vì vậy tiêu thụ vẫn được hỗ trợ,
nhưng thấp hơn so với những năm bình thường.

14
THỊ TRƯỜNG HEO TRUNG QUỐC THÁNG 1/2022

Về nhập khẩu, khối lượng thu mua từ các nhà cung cấp nước ngoài của Trung Quốc trong 11 tháng
đầu năm ngoái đã giảm 9,5% so với năm trước đó. Tính cả năm 2021, Rabobank ước tính nhập
khẩu của Trung Quốc giảm hơn 10% so vơi cùng kỳ năm trước đó xuống 4,8 – 4,9 triệu tấn (gồm cả
thịt bắp và các loại thịt khác).

Biểu đồ 9: Nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc giảm trong năm 2021
và xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2022 (Nguồn: Rabobank).

Tây Ban Nha vẫn là nhà cung cấp hàng đầu thịt bắp, với thị phần tăng từ 21% trong năm 2020 lên
30% trong năm 2021. Trong khi xếp hạng của các nhà cung cấp khác đã có sự thay đổi, với Brazil
từ vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ 6 trong năm 2020 vươn lên vị trí thứ hai, theo sau là Mỹ, Canada và
hà Lan.

Trong khi đó, Mỹ tiếp tục là nhà cung cấp lớn nhất các loại thịt heo cho Trung Quốc, chiếm 28%
tổng nhập khẩu trong năm ngoái.

4. Dự báo và triển vọng


Sản lượng thịt heo của Trung Quốc trong năm 2022 được dự báo tăng 13% so với dự báo trước đó
lên 49,5 triệu tấn, tương đương tăng 1% so với năm ngoái, USDA cho hay. Đàn heo nái của Trung
Quốc được báo cáo đạt đỉnh vào giữa năm 2021 và chịu áp lực kể từ đó. Tuy nhiên tồn kho đàn

15
THỊ TRƯỜNG HEO TRUNG QUỐC THÁNG 1/2022

heo nái đầu năm 2022 dự kiến vượt mức trung bình những năm trước. Năng suất cũng tăng vì
những con heo nái kém chất lượng đã bị tiêu huỷ và điều này được cho là sẽ hỗ trợ sự sẵn có của
thị trường heo hơi, đặc biệt là trong nửa đầu năm.

16
THỊ TRƯỜNG HEO VIỆT NAM THÁNG 1/2022

PHẦN III:

1. Sản xuất
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tháng 1, tổng số heo ước tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước
đó. Tính đến ngày 23/1, cả nước không còn dịch heo tai xanh và dịch lở mồm long móng; dịch ASF
còn ở 35 địa phương.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, cho biết tổng số heo của cả nước trong năm 2021 tăng
khoảng 3,0% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng ước đạt 4,18 triệu tấn,
tăng 3,6% so với năm 2020, và tăng 13,9% so với kế hoạch.

Sau Tết Nguyên đán, các trang trại, hộ chăn nuôi ở Hà Nội rục rịch tái đàn để duy trì quy mô chăn
nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường, theo báo Hà Nội Mới. Ông Nguyễn Hưng
Thỉnh ở xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ), cho biết trong dịp Tết, trang trại của gia đình ông đã bán ra
thị trường hơn 10 tấn thịt heo, chiếm 50% tổng đàn.

Từ nay đến tháng 3, trang trại tập trung thực hiện tái đàn chăn nuôi, dự kiến tăng tổng đàn heo lên
hơn 200 con. Trước khi tái đàn, trang trại đã tổng vệ sinh, sát trùng toàn bộ chuồng trại và dụng cụ
chăn nuôi để phòng, chống dịch bệnh vào thời điểm giao mùa.

Tính đến hết tháng 1, tổng đàn heo của Hà Nội đạt hơn 1,5 triệu con, cơ bản bảo đảm nguồn cung
thịt heo cho Thủ đô, và nhìn chung, công việc khá thuận lợi do tình hình dịch bệnh cơ bản được
kiểm soát. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp liên tục khuyến cáo các địa phương hướng dẫn hộ chăn
nuôi tái đàn bảo đảm an toàn dịch bệnh, đặc biệt trong thời điểm giao mùa, nguy cơ bùng phát dịch
bệnh gia súc rất cao.

Về tình hình dịch ASF, theo Cục Thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh dịch ASF đã xảy ra tại 321
xã của 36 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 19.628 con heo. Năm 2021, dịch ASF đã xảy ra tại 3.154 xã
của 60 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 288.668 con heo, cao gấp hơn 3,2 lần so với năm 2020.

17
THỊ TRƯỜNG HEO VIỆT NAM THÁNG 1/2022

2. Thị trường thức ăn chăn nuôi


Báo cáo từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu hơn 351,8 triệu
USD giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm 3,4% so với cùng kì năm 2021.

Về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN), khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 1 tăng nhẹ
2,05% so với năm ngoái lên 335.335 tấn, với giá trị nhập khẩu tăng 37,7% lên hơn 115,6 triệu USD.

Tương tự, nhập khẩu đậu nành tăng 29,1% về khối lượng lên 185.562 tấn, và tăng 53,3% về giá trị
lên hơn 112,9 triệu USD. Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu ngô giảm 7,1% xuống hơn 1,06 triệu
tấn, nhưng giá trị nhập khẩu tăng 44,1% lên 340,17 triệu USD.

Giá trị nhập khẩu dầu mỡ động thực vật tăng 26,3% so với cùng kì năm 2021 lên hơn 135,3 triệu
USD.

Bảng 2: Tình hình nhập khẩu một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (Nguồn: Tổng cục Hải quan).

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, ngay sau kì nghỉ Tết Nhâm Dần, nhiều công ty thức ăn chăn nuôi
đã công bố giá bán mới với mức điều chỉnh tăng 200 - 300 đồng/kg.

Cụ thể, CTCP MNS Feed (hệ thống nhà máy Proconco và Anco) vừa có thư thông báo gửi khách
hàng về việc điều chỉnh giá bán thức ăn chăn nuôi thương mại. Theo đó, kể từ ngày 16/2, giá bán
các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của MNS Feed được điều chỉnh tăng 200 - 300 đồng/kg.

Công ty TNHH De Heus cũng vừa thông báo điều chỉnh giá bán thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia
cầm, bò, dê và thỏ. Cụ thể, kể từ ngày 16/2, giá các loại thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn thủy
sản) của De Heus được điều chỉnh tăng 200 - 300 đồng/kg.

Và từ ngày 18/2, Công ty TNHH Ciji Vina Agri cũng sẽ điều chỉnh giá bán tất cả sản phẩm thức ăn
chăn nuôi, với mức tăng 300 đồng/kg. Lý giải về việc tăng giá bán thức ăn chăn nuôi, các công ty
đều cho biết là do giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động, tăng cao trong
thời gian qua.
18
THỊ TRƯỜNG HEO VIỆT NAM THÁNG 1/2022

3. Diễn biến giá


Tháng 1, giá heo hơi trung bình cả nước tăng mạnh trở lại, với biên độ tăng là 14,3 – 20%, dao động
trong khoảng 54.000 – 59.000 đồng/kg. Giá phục hồi một phần nhờ các nhà hàng, quán ăn bắt
đầu gom thịt chế biến các món ăn truyền thống phục vụ dịp Tết như giò, chả…, Cục Xuất nhập
khẩu, Bộ Công Thương cho biết.

Biểu đồ 10: Biến động giá heo hơi trong nước tháng 1/2022 (Nguồn: Tổng hợp thị trường. Đơn vị: đồng/kg).

Ghi nhận trong ngày 25/1, tại miền Bắc, giá heo hơi được thu mua ở 56.000 – 59.000 đồng/kg, đây
cũng là mức giá cao nhất trên cả nước. Trong đó giá thu mua phổ biến là 57.000 – 59.000
đồng/kg. Trong khi Lào Cai là nơi báo giá thấp nhất khu vực, đạt 56.000 đồng/kg, Hà Nội là nơi có
giá bán cao nhất, 59.000 đồng/kg.

Tại miền Trung – Tây Nguyên, heo hơi ghi nhận trong khoảng 54.000 – 57.000 đồng/kg, với Nghệ
An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Thành Hoá, Huế, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận có giá dao
động ở 56.000 – 57.000 đồng/kg. Các địa phương khác giá báo đạt 54.000 – 55.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, heo hơi được trả với giá 54.000 – 57.000 đồng/kg, với giá thu mua phổ biến là
54.000 – 55.000 đồng/kg. Trong khi Bình Phường, Đồng Nai, TP HCM, Vũng Tàu có giá cao hơn,
56.000 – 57.000 đồng.

19
THỊ TRƯỜNG HEO VIỆT NAM THÁNG 1/2022

4. Dự báo
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tiêu thụ thịt heo trong dịp Tết Nguyên đán năm nay
có thể tăng 10 - 12% so với các tháng, nhưng dự kiến không cao như mọi năm do thu nhập của
người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Năm 2022, Bộ Công Thương dự báo chăn nuôi vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức do dịch
COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2021 tác
động kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi năm 2022.

Chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao. Dịch
bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra ở một số địa phương, tuy đã được khống chế nhưng vẫn
tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.

Ngoài ra, vấn đề toàn cầu hóa về thị trường, việc hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới trong
bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương với các nước, khối, khu
vực trên thế giới, nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA, hoạt động sản xuất và sản phẩm chăn nuôi
mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với thế giới đồng thời phải đối mặt với việc ngày càng gia tăng áp lực về
thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Cạnh tranh ngày càng lớn về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm trước bối cảnh sản phẩm chăn
nuôi của

Năm 2022, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân tăng 4-
5%; sản lượng thịt các loại đạt khoảng 6,44 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2021. Trong đó,
thịt heo đạt khoảng 3,95 triệu tấn, tăng 3,6% so với năm 2021.

20
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 1/2022

PHẦN IV:

1. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp heo năm 2021
Năm 2021 có thể nói là năm khó khăn của ngành chăn nuôi nói chung và các doanh nghiệp nói
riêng khi giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã, hoạt động vận chuyển bị gián đoạn, nguồn cung cao
nhưng giá giảm mạnh.

Hoạt động kinh doanh của loạt ông lớn trong ngành niêm yết trên sàn chứng khoán như Dabaco,
Masan MEATLife đều ghi nhận đi lùi trong năm vừa qua.

Năm 2022, Ban lãnh đạo Tập đoàn Dabaco dự báo tiếp tục là một năm đầy khó khăn khi dịch
COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể mới, đi kèm theo đó là sự đứt
gãy chuỗi cung ứng - sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Bên cạnh đó, các ổ dịch cúm gia cầm và dịch
ASF có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức
nuôi tái đàn.

Nông nghiệp BAF lãi kỷ lục trong năm đầu lên sàn

Dù định hướng theo mảng chăn nuôi song hầu hết tổng doanh thu của CTCP Nông
nghiệp BaF Việt Nam (Mã: BAF) đến từ mảng bán nông sản (bán lúa mì, ngô hạt, ...) với tỷ trọng
trên 97% giai đoạn 2018 - 2020. Đến năm 2021, tỷ trọng mảng nông sản giảm xuống 92,3%, còn
mảng chăn nuôi đóng góp 7%.

Năm 2021 cũng là năm đặc biệt đánh dấu mốc niêm yết trên sàn HOSE của BAF. Đồng thời, kết
quả lợi nhuận cũng tăng trưởng đột biến. Doanh nghiệp giải trình do giá thịt heo có xu hướng phục
hồi dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao. Bên cạnh đó còn nhờ việc chuyển dần từ mảng nông sản thuần
túy có tỷ suất lợi nhuận thấp sang mảng chăn nuôi có biên lãi cao.

Cụ thể, doanh thu năm 2021 đạt 10.413 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 321 tỷ đồng, giảm 18,9% về
doanh thu nhưng gấp 7 lần về lợi nhuận so với năm 2020. Trong đó, biên lãi gộp cải thiện từ 1,5%
lên 4,6%.

21
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 1/2022

Biểu đồ 11: Kết quả kinh doanh của Nông nghiệp BAF (Đơn vị: tỷ đồng).

HAGL lãi gần 200 tỷ đồng nhờ nuôi heo

Năm 2021, HAGL đạt 2.108 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 34% so với năm
2020. Lãi sau thuế 127 tỷ tức lãi ròng 184 tỷ đồng trong khi năm ngái công ty lỗ ròng
2.351 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, trong năm 2021, mảng trái cây mang về cho HAGL 1.000 tỷ đồng doanh
thu thuần, giảm 56% so với năm 2020. Mảng heo thu về 557 tỷ so với mức 121 tỷ của năm 2020 do
nguồn thu từ heo mới xuất hiện từ quý IV/2021. Còn lại là doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và
cung cấp dịch vụ hơn 550 tỷ.

Sau khi trừ đi giá vốn, mảng heo mang về cho tập đoàn khoản lợi nhuận gộp 193 tỷ cả năm 2021,
tương ứng với biên lợi nhuận là 34,6%.

Năm 2021, công ty của bầu Đức đặt mục tiêu doanh thu thuần 2.055 tỷ đồng, 104 tỷ đồng lợi
nhuận sau thuế. Như vậy, tập đoàn đã vượt 2,6% chỉ tiêu doanh thu và vượt 22% mục tiêu doanh
thu năm.

Mảng heo gặp khó, Masan MeatLife vẫn báo lãi kỷ lục nhờ khoản thu tài
chính đột biến

CTCP Masan MeatLife (Mã: MML) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu
thuần ghi nhân 3.726 tỷ đồng, giảm 20,8% so với cùng kỳ năm trước.

22
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 1/2022

Doanh nghiệp lý giải doanh thu trong kỳ giảm mạnh so với quý IV/2020 chủ yếu do giảm doanh thu
từ mảng thức ăn chăn nuôi và giá thịt heo giảm, đây cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận
gộp giảm sút.

Tuy nhiên công ty vẫn báo lãi sau thuế gần 883 tỷ đồng, tăng 344% so với cùng kỳ năm trước nhờ
khoản thu tài chính đột biến.

Cụ thể, doanh thu tài chính quý IV đạt 1.418 tỷ đồng, tăng 1.384 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong đó có
1.343 tỷ đồng doanh thu tài chính ghi nhận lãi từ việc ngừng hợp nhất các công ty con do giao dịch
hoán đổi cổ phần MSN Feed bằng trái phiếu đã phát hành. Chi phí tài chính tăng gần 42% lên 186
tỷ đồng chủ yếu do tăng chi phí lãi vay.

Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần của Masan MeatLife đạt 18.891 tỷ đồng, tăng gần 17,2% so
với năm 2020. Nhờ khoản thu tài chính 1.520 tỷ đồng trong năm, nên lợi nhuận sau thuế đánh dấu
mốc kỷ lục gần 1.254 tỷ đồng, gấp gần 2,6 lần kết quả thực hiện năm 2020.

2. Tin hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành


TSC và Dabaco liên doanh hợp tác phát triển đàn heo triệu con tại phía Nam

Ngày 20/1 vừa qua, Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (Mã: TSC) và
Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco – Mã: DBC) đã ký kết hợp tác
trong việc phát triển chăn nuôi heo với mục tiêu đạt 1 triệu con đến năm 2028 tại các tỉnh phía
Nam từ Đà Nẵng trở vào.

Theo thỏa thuận hợp tác, Dabaco chịu trách nhiệm cung cấp giống; thức ăn; thuốc thú y; kỹ thuật
còn TSC chịu trách nhiệm tìm địa điểm; xây dựng hệ thống chuồng trại và trang thiết chăn nuôi.
Tổng vốn đầu tư của liên doanh lên đến 3.000 tỷ đồng, TSC đóng góp 55% và Dabaco đóng góp
45% giá trị.

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết việc
hợp tác phát triển đàn heo phía nam với TSC sẽ giúp cho kế hoạch phát triển tổng đàn lên đến 2,5
triệu con heo, tương đương với việc cung cấp ra thị trường trên 10% sản lượng thịt sẽ đạt được vào
năm 2028.

Không những thế, việc Dabaco đã tìm và làm việc với nhiều địa phương và đã có những khu đất để
triển khai dự án tại một số địa phương như Bình Phước, Bình Dương... giờ hợp tác với TSC thì chỉ
việc cùng nhau tập trung để có nguồn lực để thúc đẩy nhanh dự án nhằm rút gọn thời gian.

Song song với việc triển khai các dự án hiện có, liên doanh sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương
để tất cả địa phương từ Đà Nẵng trở vào đều có cơ sở chăn nuôi để giảm được khâu vận chuyển
khi cung cấp ra thị trường. Đầu ra của liên doanh dự kiến không chỉ phục vụ thị trường trong nước

23
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 1/2022

mà hướng đến xuất khẩu thông qua các sản phẩm chế biến sâu hơn từ thịt heo để mang về giá trị
cao hơn.

Cũng tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Sang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FIT, Công ty mẹ của TSC cho
rằng việc hợp tác giữa TSC và Dabaco có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm rất nhiều chi phí công sức
và đặc biệt là giảm thiểu rất nhiều rủi ro về công nghệ, con giống và kỹ thuật chăn nuôi cho TSC
cho lĩnh vực mới là lĩnh vực chăn nuôi. Việc hợp tác này cũng giúp TSC phát triển thành công ty tỷ
đô trong tương lai.

Ông Nguyễn Văn Sang và Nguyễn Như So tại Lễ ký kết (Ảnh: Dabaco).

Nông nghiệp BaF rót trăm tỷ vào công ty chế biến thịt

CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (Mã: BAF) vừa công bố nghị quyết góp 120 tỷ
đồng thành lập Công ty TNHH MTV BaF Meat Bình Phước. Công ty mới có trụ sở tại Lô B1 Khu
công nghiệp Minh Hưng - Sikico, xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

Công ty mới này sẽ hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
và kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

24
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 1/2022

BAF ủy quyền cho bà Bùi Hương Giang, Tổng giám đốc BAF là người đại diện và quản lý toàn bộ
phần vốn góp của Công ty tại BaF Meat Bình Phước. Thời gian thực hiện góp vốn dự kiến bắt đầu
từ ngày 10/2.

25
CHÍNH SÁCH THÁNG 1/2022

PHẦN V:

1. Chính sách các nước trên thế giới


Theo Reuters, dịch ASF được phát hiện tại Italy đã khiến bộ Nông nghiệp Trung Quốc dừng nhập
khẩu thịt heo từ nguồn cung này. Ngoài ra, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc
(NDRC) đã thông báo khởi động chiến dịch dự trữ thịt heo trong nỗ lực thúc đẩy giá thịt heo vì đang
giảm mạnh.

Theo cơ quan giám sát của NDRC, tỷ lệ giá giữa thịt heo và ngũ cốc ở mức 5,57:1 trong tuần bắt
đầu từ ngày 24/1. Tỷ lệ này đã nằm trong khoảng từ 5:1 đến 6:1 trong ba tuần liên tục, đó là cảnh
báo phạm vi đánh dấu sự sụt giảm quá mức của mặt bằng giá thịt heo do các cơ quan quản lý thị
trường đặt ra.

NDRC có kế hoạch khởi động chiến dịch tích trữ trên toàn quốc và triển khai hướng dẫn liên quan
đến các chính quyền địa phương khác nhau.

Các nhà phân tích cho rằng để ổn định nguồn cung và giá thịt heo, các cơ quan chức năng cần
tăng cường dự trữ thịt heo để điều tiết cung cầu thị trường, cũng như cung cấp thông tin thị trường
làm tài liệu tham khảo cho các bên tham gia thị trường.

2. Chính sách của Việt Nam


Tại hội nghị trực tuyến Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022 do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 11/2, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, dự kiến cuối quý I, đầu quý II sẽ công bố vắc xin phòng
dịch ASF.

Ông Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương (Navetco) cho
biết, việc nghiên cứu vắc xin phòng bệnh dịch ASF của doanh nghiệp đến nay đã được Cục Thú y
khảo nghiệm xong, được hội đồng chuyên ngành của Cục Thú y thông qua.

Công ty đang gấp rút hoàn chỉnh để nộp hồ sơ cho Cục Thú y để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.

26
CHÍNH SÁCH THÁNG 1/2022

Theo ông Hạnh, vắc xin cơ bản có đánh giá về bảo hộ tốt. Việc sớm có vắc xin phòng bệnh ASF sẽ
góp phần phát triển chăn nuôi heo bền vững, đặc biệt là những hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ, rất khó
khăn trong việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học.

Công ty đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, quy trình để khi được cấp phép, doanh nghiệp có thể
sản xuất ngay. Sau khi được cấp phép, dưới sự chỉ đạo của Cục Thú y, doanh nghiệp sẽ phối hợp
với các Chi cục Thú y vùng hướng dẫn kỹ thuật sử dụng vắc xin, đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất.

27
PHỤ LỤC THÁNG 1/2022

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ Nông nghiệp Mỹ


Cục Xuất nhập khẩu Trang web zhuwang.cc
Tổng cục Thống kê Tổ chức Thú y Thế giới
Tổng cục Hải quan Trang web Genesus
Reuters AHDB
Báo Nông nghiệp Việt Nam Bloomberg
Báo Hà Nội Mới

Báo cáo “Thị trường heo hơi tháng 1/2022” được biên tập viên mục Hàng hóa của VietnamBiz tổng hợp và trình bày.
Các số liệu, thông tin và những phân tích được tổng hợp trong báo cáo này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và
không được sử dụng như lời khuyên cho việc tư vấn kinh doanh, tài chính và những lĩnh vực chuyên nghiệp khác.

VietnamBiz sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với bất kì chi phí, tổn thất hoặc thiệt hại nào cho dù trực tiếp
hay gián tiếp, có liên quan tới hoặc là hậu quả của việc sử dụng báo cáo, hoặc liên quan tới những thiếu sót, sai sót.

Thông tin và tài liệu trong báo cáo được nỗ lực tổng hợp dưới dạng sẵn có một cách chính xác nhất có thể. Tuy
nhiên, tác giả không đảm bảo tính chính xác, sự thích hợp hay đầy đủ của các thông tin và số liệu, đồng thời tuyên bố
miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm đối với các lỗi hoặc thiếu sót trong các thông tin và số liệu này.

28
PHỤ LỤC THÁNG 1/2022

Trịnh Huyền Trang

Thư ký toà soạn phụ trách mục Hàng hóa – trang TTĐTTH VietnamBiz
Hotline: 099 522 2999
Email: info@vietnambiz.vn

29
CHÍNH SÁCH THÁNG 10/2019

30

You might also like